Nhận Định Về Đất Nước ❤️34+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Tổng Hợp Các Đánh Giá, Nhận Định Về Bài Thơ Đất Nước Hay.
Vài Nét Về Bài Thơ Đất Nước
SCR.VN đã biên soạn những thông tin hữu ích về bài thơ “Đất nước”, trích trong “Mặt đường khát vọng”c ủa Nguyễn Khoa Điềm, xem ngay bên dưới nhé!
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- “Mặt đường khát vọng” là tập trường ca hùng tráng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị – Thiên năm 1971.
- Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các vùng đô thị, vùng tạm chiếm miền Nam. Họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, về đất nước; ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
- Đoạn trích “Đất Nước” thuộc chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Đây là đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm. Với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng, lối thơ trữ tình chính luận, tác giả đã thể hiện hình ảnh đất nước tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam.
2. Bố cục:
- Phần 1: Đất Nước được cảm nhận từ phương diện lịch sử, văn hóa, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian (42 câu thơ đầu)
- 9 câu thơ đầu: Lý giải nguồn gốc của Đất Nước/ Đất Nước có từ bao giờ?
- 33 câu thơ tiếp theo: Định nghĩa về Đất Nước. Đất Nước là sự thống nhất giữa cái riêng và nét chung, trộn lẫn dung hòa; Đất Nước chính là “máu xương của mình”, mỗi người phải có trách nhiệm với Đất Nước.
- Phần 2: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân – Nhân dân đã hóa thân để làm nên Đất Nước (Còn lại)
- Nhân dân làm ra không gian địa lý của Đất Nước
- Đóng góp của nhân dân trên bình diện lịch sử
- Nhân dân góp phần làm nên giá trị văn hóa, vật chất tinh thần
- Nhân dân làm nên chiều sâu tư tưởng
3. Đánh giá
- Về nội dung:
- Đất Nước được cảm nhận ở nhiều phương diện, từ địa lý, lịch sử, văn hóa của đất nước. Đồng thời tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ với nước nhà.
- Cái nhìn mới mẻ về đất nước với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân dân. Đất Nước là sự hội tụ, kết tinh của vẻ đẹp tâm hồn, với bao công sức và cả khát vọng của nhân dân. Đồng thời nhà thơ khẳng định nhân dân chính là người làm nên Đất Nước.
- Về nghệ thuật:
- Thể thơ tự do phóng khoáng vừa độc đáo vừa tự nhiên, giúp mạch cảm xúc được thể hiện một cách trôi chảy nhất.
- Vận dụng chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục, tập quán, ca dao, thần thoại, cổ tích,…Không lặp lại hoàn toàn mà chỉ chọn một vài từ để đưa người đọc về với văn hóa dân gian.
- Giọng thơ trữ tình – chính luận, là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước và nhân dân.
4. Chất trữ tình – chính luận trong “Đất nước”
- Chất chính luận:
- Thức tỉnh tinh thần dân tộc của thế hệ trẻ miền Nam, dứt khoát lựa chọn đứng về phía nhân dân và Cách mạng.
- Trong kết cấu: trường ca được xây dựng theo cách lập luận để trả lời cho câu hỏi: Đất Nước có từ bao giờ? Đất Nước là gì? Ai là người làm nên Đất Nước.
- Chất trữ tình
- Những câu thơ không chỉ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của chủ thể mà còn thấm sâu vào trong cái nhìn, trong thái độ trân trọng, yêu quý với mỗi hình ảnh, chi tiết về Đất Nước gắn liền với nhân dân.
- Suy tưởng cũng là một ưu thế, suy tưởng là suy nghĩ, phát hiện không chỉ nói lên bằng những lời khô khan mà qua hình ảnh thơ và cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Tham khảo 🌸 Nhận Định Về Nguyễn Khoa Điềm 🌸 mà bạn nên biết!
Những Nhận Định Về Bài Thơ Đất Nước Hay Nhất
Những nhận định văn học của các nhà phê bình nổi tiếng về bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hay nhất!
Lí Luận Văn Học Về Đất Nước Của Vũ Quần Phương
Đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự đồng hiện những gì gần gũi nhất, thân thương nhất của mỗi con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai; trong thời gian và không gian, trong lịch sử và truyền thống văn hoá…
Ở Nguyễn Khoa Điềm lòng yêu nước là yêu nhân dân, yêu những con người đã viết nên lịch sử, đã sản sinh ra văn hóa, đã phát kiến địa lý mà mở rộng biên cương bảo vệ lãnh thổ.
Từ đó nhà thơ đã đi đến đúc kết thành một chân lý vững vàng: “Đất nước của nhân dân”, tư tưởng này đã chi phối hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm.
Vì vậy tiếng thơ Nguyễn Khoa Điềm không chỉ nói lên những suy nghĩ cảm nhận của tuổi trẻ trong chiến tranh, mà còn là lời kêu gọi thiết tha: hãy yêu đất nước – vì “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình”.
Nhận Xét Về Bài Thơ Đất Nước Của Thúy Nga
“Nói những điều lớn lao một cách nhỏ nhẹ, nói về đất nước một cách dịu dàng, ngay cả những cuộc hò hẹn lứa đôi trong thơ ông những ngày chiến tranh ấy cũng mang tầm vóc của một dân tộc…” – (Thúy Nga, “Thơ Nguyễn Khoa Điềm” – Báo Tuổi trẻ online”)
Nhận Xét Về Bài Thơ Đất Nước Của Trần Đăng Xuyền
“Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ trong những năm chống Mĩ”. – (trích “Giảng văn Văn học Việt Nam” năm 1998, Trần Đăng Xuyền)
Nhận Xét Về Bài Thơ Đất Nước Của Lê Văn Huân
“Nguyễn Khoa Điềm viết những câu thơ này bằng tất cả kinh nghiệm của một người lăn lộn trong phong trào đấu tranh của thanh niên thành thị miền Nam. Nhà thơ đã thay mặt thế hệ của mình nói lên những suy nghĩ của mình với tinh thần công dân, với nhiệt huyết tuổi trẻ. Nó cũng là câu trả lời cho câu hỏi chính trị về sự trường tồn của đất nước. Đất nước trường tồn là nhờ tinh thần của những con người sẵn sàng cống hiến xương máu của tuổi trẻ, biết sống có trách nhiệm với thời đại và đầy khát vọng vì tương lai lâu dài của Đất nước.”
Những bài văn 🌸 Liên Hệ Đất Nước 🌸 hay nhất!
Lời Bình Về Bài Thơ Đất Nước Của Nguyễn Trọng Hoàn
“Trường ca Mặt đường khát vọng hội tụ không chỉ độ chín của tư tưởng, nhận thức mà còn thể hiện một phong cách thơ có chất giọng riêng”. – (trích “Cảm nhận thơ Nguyễn Khoa Điềm” năm 1999, Nguyễn Trọng Hoàn)
Lời Bình Về Bài Thơ Đất Nước Của Trần Đình Sử
“… Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ. ..”. – Trần Đình Sử, in trong Đọc văn học văn
Nhận Định Về Bài Thơ Đất Nước Của Nguyễn Quang Trung
“… Những sợi ngang dọc dệt nên hình tượng thơ Nguyễn Khoa Điềm đều óng ánh một màu sắc đặc biệt của chất liệu văn hóa dân gian- đó là một lực hút nữa của đoạn thơ Đất Nước… để rồi người đọc lặng đi xúc động trước một cách định nghĩa thật bất ngờ của Nguyễn Khoa Điềm…”
Nhận Định Về Bài Thơ Đất Nước Trong Báo Giáo Dục Thời Báo
“Nguyễn Khoa Điềm đặc biệt thành công trong việc sử dụng chất liệu văn hóa và văn học dân gian. Chỉ chín câu thơ nhưng dày đặc những hình ảnh, hình tượng thơ được dân gian khơi dậy và bồi đắp. Cảm hứng thơ đã ăn sâu vào cội nguồn văn hóa dân tộc, để đất nước trở nên thân thuộc, gần gũi với mỗi người, câu thơ gợi nhiều liên tưởng.”
Nguyễn Khoa Điềm Nhận Định Về Bài Thơ Đất Nước
“Chương V – chương Đất nước là một chương lớn. Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời kỳ máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52 dội bom liên tục, làm cho mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một trận bom làm cho bản thảo bay lung tung, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp.
Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt, giờ chỉ việc tuôn chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn bè đang tranh đấu ở trong thành phố, nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là lời đằm thắm của một người con trai với một người con gái.
Chúng tôi, mỗi người có một số phận khác nhau, nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số phận Đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân.
Đất nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng; đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này sang đời khác. Cho nên “khi ta lớn lên đất nước đã có rồi!”.
Đất nước vừa là một ý niệm thiêng liêng vừa là một hiện hữu, cụ thể, rõ ràng, thân thuộc. Tôi cố gắng thể hiện một hình ảnh Đất nước giản dị gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người, mà không lặp lại người khác, vì trước tôi cũng như bấy giờ, có rất nhiều người đã viết rất hay về Đất nước.
Tôi nghĩ mỗi cá nhân sinh ra, ý niệm về Đất nước đã được thấm đẫm qua môi trường gia đình, qua thế giới tinh thần và cả vật chất mà người đó sống” (Nguyễn Khoa Điềm trong cuốn – Nhà văn và Tác phẩm)
Bài văn mẫu 🌸 Cảm Nhận Về Bài Thơ Đất Nước 🌸 dành cho bạn!