Nghị Luận Xã Hội Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn [22+ Dẫn Chứng Tiêu Biểu Nhất]

Nghị Luận Xã Hội Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn ❤️️ 22+ Dẫn Chứng ✅ Văn Mẫu Hay Nhất Nghị Luận Xã Hội Về Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn.

Vùng An Toàn Là Gì

Hiểu về “Vùng an toàn là gì” để có thể viết bài văn nghị luận xã hội bước ra khỏi vùng an toàn hay và chính xác nhất!

Vùng an toàn là một trạng thái tâm lý của con người. Tóm lại, trong mỗi chúng ta đều có một giới hạn tâm lý. Miễn là chúng ta hành động trong phạm vi giới hạn đó, nói cách khác là ở bên trong vùng đó, chúng ta sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái và kiểm soát được mọi việc. Khi vượt ra ngoài giới hạn này, chúng ta sẽ cảm thấy lo sợ thất bại và tự ti hơn nhiều.

Tại Sao Phải Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn

Chỉ khi bạn thoát ra được khỏi vùng an toàn, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách thì mới có được cơ hội phát triển. Việc sợ thất bại, sợ khó khăn sẽ là bức tường vô hình ngăn cản bạn vươn tới sự thành công.

1. Giúp bản thân tự tin hơn

  • Điều mà ai cũng sẽ đạt được khi thoát ra khỏi vùng an toan đó chính là khơi nguồn được sự tự tin trong chính con người mình. Khi thoát ra khỏi vùng an toàn thì bạn có thể bước qua được giới hạn bản thân. Nếu như bạn dám làm điều này thì bạn sẽ dám đương đầu với thất bại, những rủi ro. Từ đó, bản thân sẽ trở nên mạnh mẽ và tự tin giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống.

2. Hiểu được bản thân muốn gì

  • Dám đương đầu với những khó khăn thử thách và chấp nhận rủi ro sẽ giúp bạn hoàn thiện được bản thân mình hơn. Đặc biệt, qua đó, bạn có thể hiểu được những sở thích, đam mê, điểm mạnh và điểm yếu trong chính con người bạn. Bạn còn có thể đạt được điều gì đó mà bấy lâu nay bạn nghĩ rằng bạn không thể đạt được. Nếu như làm được điều này thì bạn đã hiểu được bản thân thêm một chút.

3. Tạo dựng được thêm nhiều mối quan hệ

  • Nếu bạn cứ ở lì trong vùng an toàn, không bứt phá bản thân để khám phá những điều mới thì bạn sẽ không thể có thêm những mối quan hệ mới. Chỉ khi bạn thoát khỏi vùng an toàn, gặp gỡ nhiều hơn thì mới có thêm những người bạn mới, đồng nghiệp mới trong tương lai.
  • Dù những người bạn gặp sau này có như thế nào đi chăng nữa thì họ cũng sẽ dạy cho bạn được cách để hoàn thiện bản thân với nhiều kỹ năng mới. Thậm chí, đôi khi việc trải qua một mối quan hệ mới dù không được vui vẻ thì bạn cũng sẽ học thêm được nhiều bài học kinh nghiệm từ những câu chuyện trải qua.

4. Khiến cho cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa

  • Hành trình bước ra khỏi vùng an toàn có thể sẽ khá khó khăn, nhiều thử thách nhưng cũng sẽ mang lại cho bạn nhiều điều mới. Bước trên con đường này thì bạn sẽ phải chấp nhận được những rủi ro, thất bại. Tuy nhiên, nếu như cố gắng thì bạn sẽ có thể gặt hái được rất nhiều thành quả đáng tự hào từ chặng đường thoát khỏi vùng an toàn này.
  • Đặc biệt, thay vì lặp đi lặp lại một quá trình hàng ngày thì bạn sẽ bắt đầu ngày mới với những điều mới mẻ và thú vị. Bên cạnh đó, nếu như dám đối mặt với chông gai, thử thách sẽ rèn dũa cho bạn được sự can đảm và mạnh dạn hơn. Từ đó, cuộc sống của bạn sẽ trở nên ý nghĩa và tươi đẹp hơn.

Đọc thêm 🌸 Dẫn Chứng Về Thái Độ Sống Tích Cực 🌸 ý nghĩa!

Cần Làm Gì Để Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn

Tham khảo các bước dưới đây để giúp bạn có thể thoát khỏi được vùng an toàn:

1. Xác định được vùng ưu tiên

  • Mặc dù việc sống trong môi vùng an toàn chưa hẳn là có hại. Mặt khác, việc bước ra khỏi vùng an toàn cũng phải tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống. Do đó, điều đầu tiên mà bạn cần làm để thoát khỏi vùng ưu tiên đó chính là tự nhìn nhận để xác định được những điều cần được ưu tiên để cải thiện bản thân mình.
  • Điều ưu tiên có thể là công việc, lĩnh vực mà bạn làm quá lâu và nó gây hại đến cảm xúc bạn nhiều hơn. Việc xác định được điều cần thay đổi sẽ giúp cho bạn tìm ra được mục tiêu cần phấn đấu, cần đối mặt của bản thân.

2. Bắt đầu từ việc thay đổi thể chất

  • Có đôi lúc, việc bước ra khỏi vùng ưu tiên là cả một bước ngoặt lớn. Vì thế, bạn sẽ phải chuẩn bị cho mình một trạng thái sức khỏe vững vàng. Do đó, điều mà bạn cần làm đó chính là thay đổi về thể chất bằng những bài tập thể dục, thể hình hằng ngày, thay đổi hay điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho khoa học nhất.
  • Việc chăm lo tốt cho sức khỏe sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, thể hình đẹp và đây cũng chính là động lực cho sức khỏe tinh thần. Nhờ đó, bạn sẽ có thể đương đầu với những khó khăn thử thách với một trạng thái dồi dào năng lượng.

3. Học thêm những kỹ năng mới

  • Một cách để giúp bạn thoát ra khỏi vùng an toàn một cách tự tin nhất đó chính là tăng cường học tập thêm các kỹ năng mới cho bản thân. Bởi vì những kỹ năng mới sẽ giúp bạn có thể hành trang vững chắc để bước vào đời. Bên cạnh đó, việc là người có hiểu biết sâu rộng, có nhiều kỹ năng sẽ khơi dậy sự sáng tạo và sự tự tin bên trong con người bạn.
  • Những kỹ năng mới mà bạn có thể học thêm đó chính là kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng đàm phán, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp,… Những skills này khá cần thiết trong công việc sau này và đòi hỏi bạn cần có sự đầu tư về thời gian cũng như công sức thì mới đạt được kết quả cao.

4. Học cách dũng cảm hơn

  • Một điều mà bạn muốn thoát khỏi vùng an toàn phải có được đó chính là sự dũng cảm và can đảm. Nếu bạn luôn luôn trong trạng thái e dè, sợ hãi và sợ đối mặt với khó khăn thì bạn sẽ chẳng thể nào thoát ra khỏi vùng ưu tiên. Vì vậy, bạn phải dũng cảm đối mặt với khó khăn, những cái lâu nay bạn nghĩ bạn không thể làm được thì hãy cố gắng làm bằng được.
  • Khi bạn học cách dũng cảm thì bạn sẽ nhận thấy được nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Bạn sẽ thoát ra khỏi sự sợ hãi một cách từ từ. Đôi lúc vẫn có thể gặp những vấn đề khiến bạn lo lắng nhưng chắc chắn bạn sẽ biết cách để vượt qua được điều này.

5. Thực hiện từng bước nhỏ

  • Bạn hãy coi quá trình thoát ra khỏi vùng an toàn giống như một chuyến phiêu lưu, thám hiểm. Đừng quá gây áp lực cho bản thân quá mà hãy từ từ bước qua nó. Nên nhớ rằng, việc bước ra khỏi vùng an toàn không có nghĩa là bỏ qua sự thận trọng. Mỗi bước đi sẽ giúp bạn có thể tiến bộ hơn. Bạn hãy thẩn trọng từ bước đánh giá khả năng cũng như xác định đúng ranh giới bản thân.
  • Hãy luôn luôn bình tĩnh thực hiện từng bước nhỏ để thay đổi bản thân. Việc chia ra từng bước nhỏ để thực hiện sẽ không khiến bạn cảm thấy quá áp lực. Dần dần, khi đã quen thì bạn có thể đặt ra mục tiêu lớn hơn để thực hiện.

6. Nâng cao dần mức tiêu chuẩn bản thân

  • Một cách hiệu quả để thoát ra được vùng an toàn của bản thân chính là nâng cao dần mức tiêu chuẩn của bản thân. Vậy làm điều này bằng cách nào? Bạn hãy tập thói quen đặt ra mục tiêu hàng ngày, hàng tuần cho bản thân và dần dần nâng cao mức tiêu chuẩn lên. Ví dụ khi làm một công việc thì bạn hãy tạo deadline hoàn thành nó trong vòng một thời gian 1 tiếng, 1 ngày,… Sau khi hoàn thành mục tiêu đó thì hãy cải thiện bằng cách rút ngắn thời gian hoàn thành lại.
  • Nếu bạn thường xuyên nâng cao tiêu chuẩn bản thân thì dần dần bạn sẽ bước ra được khỏi vùng an toàn. Hãy coi sự thay đổi giống như mục tiêu tất yếu giúp bạn có thể đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

Nghị luận về 🌸 Chiến Thắng Bản Thân Là Chiến Thắng Hiển Hách Nhất 🌸 hay nhất!

Các Câu Chuyện Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn

Một số câu chuyện có thật về việc bước ra khỏi vùng an toàn để trải nghiệm cuộc sống mới và phát triển bản thân sau đây sẽ là dẫn chứng hay để bạn viết bài văn nghị luận xã hội thú vị!

1. Câu chuyện về SEA Games 31

Vượt qua rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã tổ chức thành công SEA Games 31. Bên cạnh thành tích dẫn đầu bảng xếp hạng toàn đoàn cùng cú đúp chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam và đội tuyển bóng đá nữ, SEA Games 31 tại Việt Nam còn xuất hiện rất nhiều hình ảnh đẹp thể hiện cho tinh thần thể thao cao thượng, cho sự mến khách, thân thiện của người dân Việt Nam.

Đó là hình ảnh những khán đài đầy ắp khán giả, cổ vũ cuồng nhiệt cho các vận động viên, ngay cả khi không có vận động viên Việt Nam thi đấu. Đó là những món quà dễ thương mà các tình nguyện viên và người dân dành tặng cho vận động viên duy nhất giành huy chương của đoàn thể thao Timor Leste.

Việc tổ chức thành công SEA Games 31 trong bối cảnh bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh COVID-19 cũng thể hiện nỗ lực khắc phục khó khăn, thích ứng linh hoạt, an toàn trong tình hình mới của Việt Nam. Sự kiện cũng truyền đi thông điệp về sự hồi sinh mạnh mẽ sau đại dịch của đất nước chúng ta.

2. Câu chuyện Quang Hải ra nước ngoài thi đấu và bài học về việc bước ra khỏi vùng an toàn

Nguyễn Quang Hải – cái tên đã gắn liền với những bàn thắng đẹp mắt của đội tuyển bóng đá Việt Nam. Gần đây, anh quyết định gia nhập vào câu lạc bộ Pau FC (Pháp), một bước ngoặt cho sự nghiệp của chàng tiền vệ quê Đông Anh (Hà Nội). Tất nhiên, phía trước vẫn còn nhiều thử thách nhưng như Quang Hải chia sẻ, anh sẽ nỗ lực và quyết tâm để có thể chinh phục những cột mốc mới trong chặng đường sắp tới.

Nhiều người cho rằng Quang Hải đang mạo hiểm với lựa chọn ra nước ngoài thi đấu. Nhưng đáp lại, Quang Hải cảm thấy hạnh phúc và tự hào với quyết định của mình. “Chiến đấu thôi!”, đó là điều anh nhắn nhủ đến bản thân và những người theo dõi mình. Có thể thấy, Quang Hải đã có sự lựa chọn dũng cảm, chấp nhận đẩy bản thân khỏi vùng an toàn để tìm kiếm những cơ hội mới. Bước ra khỏi vùng an toàn, chấp nhận những thử thách cũng là một cách làm mới bản thân và đương nhiên, tạo cơ hội cho bản thân trưởng thành hơn.

3. Câu chuyện của Nguyễn Thị Ngọc Châu – “Trong 5 năm tới, bạn sẽ là ai?”

Nguyễn Thị Ngọc Châu – cô gái đã xuất sắc vượt qua tất cả thí sinh khác để chạm tay vào ngôi vị cao nhất của cuộc thi “Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022”. Trong đêm chung kết, ở phần thi ứng xử dành cho Top 3, ban giám khảo đã đặt ra câu hỏi: “Trong 5 năm tới, bạn sẽ là ai?”.

Câu hỏi gợi ra những trăn trở về tương lai của mỗi người, và những tưởng Ngọc Châu sẽ trả lời bằng một danh xưng như “hoa hậu” hay một nghề nghiệp như “bác sĩ”, “kĩ sư”. Thế nhưng, cô nàng đã có câu trả lời đầy ngờ “Trong 5 năm tới, Ngọc Châu vẫn sẽ là Ngọc Châu, vẫn tiếp nối hành trình chia sẻ với một trái tim nồng nhiệt và một đôi tay sẵn sàng hành động để theo đuổi chính giấc mơ của mình là mang đến những điều kiện đầy đủ về y tế, giáo dục, tình cảm cho trẻ em…”.

Dù tương lai Ngọc Châu có đang ở đâu, đang làm gì, thì cô vẫn là chính mình – một bản thể duy nhất. Và Ngọc Châu hiểu rõ sứ mệnh của mình, điều mà cô sẽ không bao giờ từ bỏ ngay cả lúc khó khăn, đó là cống hiến và lan tỏa những giá trị tích cực cho cộng đồng. Chính sự hiểu rõ giá trị và lý tưởng của bản thân đã giúp câu trả lời của Ngọc Châu thuyết phục ban giám khảo trao cho cô vương miện và trở thành “Tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022”.

Những Câu Nói Hay Về Thoát Khỏi Vùng An Toàn

Dưới đây là một số câu nói hay về việc bước ra khỏi vùng an toàn để bạn thêm vào bài văn nghị luận xã hội:

  • “Tôi muốn thoát ra khỏi vùng an toàn, để biết được mình là ai và mình có thể làm gì” – Thái Minh Châu
  • “Vùng an toàn là nơi tuyệt đẹp của mỗi cá nhân, nhưng chẳng có gì phát triển hay thành công được ở đó cả” – Diễn giả Canfield
  • “Mỗi ngày hãy thử 1 thứ gì đó mà bạn từng sợ hãi” – Eleanor Roosevelt
  • “Về mặt lý thuyết thì tất cả những gì bạn cần chỉ là 1 bước đi đầu tiên. Ngày đầu tiên ở phòng tập thể hình có thể rất tệ hại. Những dòng đầu tiên trong câu chuyện bạn viết có thể mất nhiều thời gian nhất. Thế nhưng khi bạn đã có 1 lực đẩy, tiến về phía trước sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều” – Deepak Mehta.
  • “Hãy bắt đầu với 1 vài thay đổi nhỏ mà ít khả năng gây ra rủi ro, ví dụ như ăn ở 1 nhà hàng khác tại 1 nơi khác trong thành phố hay tham dự 1 triển lãm nghệ thuật. Ý tưởng ở đây là đưa bản thân vào 1 môi trường mới – nơi bạn phải tự kiểm soát những mối tương tác với xung quanh” – Barbara Carleton.
  • “Mỗi khi đưa ra 1 lựa chọn nào trong đó 1 lựa chọn là an toàn và lựa chọn còn lại có nhiều rủi ro, thì lựa chọn thứ 2 sẽ mang lại cho bạn nhiều điều, giúp bạn phát triển và đó là quyết định mà bạn nên lựa chọn “- Karen X. Cheng.
  • “Nếu lái xe hoặc đi bộ về nhà trên 1 lộ trình khác, bạn sẽ thấy những điều khác biệt, mở rộng nhãn quan của bạn về thế giới. Đó là cách rất đơn giản để bắt đầu thay đổi. Sau đó, bạn có thể thực hiện những thay đổi lớn hơn. Cuối cùng thì bạn cũng sẽ cảm thấy thoải mái khi tư duy vượt giới hạn, bước ra ngoài chiếc hộp của mình” – Sue Murphy.
  • “Hãy nói “đồng ý” ngay cả khi bạn không thấy mình sẵn sàng. Nếu làm việc tại công sở, hãy cứ nói “đồng ý” với dự án mới, nhiệm vụ mới, vai trò mới – thậm chí ngay cả khi bạn chưa bao giờ làm điều đó. Điều đó sẽ mở ra những cơ hội lớn cho sự nghiệp của bạn. Ai mà biết được, có thể bạn sẽ thấy mình thích thú với những điều trước đây chưa có cơ hội khám phá” – Corrine Lin.
  • “Điều này khiến mình sợ hãi? Vậy thì mình càng phải làm. Đó là cách chúng ta chinh phục nỗi sợ hãi. Nỗi sợ không bao giờ biến mất mà chúng ta chỉ học cách kiểm soát nó mà thôi ” – Zach Davidson.
  • “Luôn nhớ rằng ngày mai là một ngày mới mẻ. Điều này sẽ giúp bạn nhớ rằng những gì không giết được bạn thường sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn – bạn có thể chống chọi được, sẽ hồi phục và học được điều gì đó, bạn cũng sẽ có cơ hội vượt qua khó khăn mà không hề hấn gì vào lần tới” – Nate Waddoups.

Xem ngay 🌸 Giá Trị Bản Thân Là Gì 🌸 và dẫn chứng!

10+ Mẫu Nghị Luận Xã Hội Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn

Văn mẫu nghị luận xã hội bước ra khỏi vùng an toàn sau đây sẽ giúp các bạn học sinh trau dồi thêm kỹ năng viết văn hay!

Ví Dụ Về Vùng An Toàn

Anna Ratala- cô gái trẻ thành công với nền tảng kết nối những doanh nghiệp khởi nghiệp là ví dụ điển hình của sự cố gắng “vượt qua vùng an toàn” để kiến tạo thành công cho mình và nhiều người khác.

Dẫn Chứng Về Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn

Nhà văn “phù thủy” J.K. Rowling. Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội. Với 7 tập Harry Potter, Rowling nổi tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách. Thế nhưng nếu chỉ nói như vậy thì chúng ta đâu thể biết được con người ấy đã dũng cảm can đảm thế nào trước cuộc đời thì mới có thể đến được với thành công.

J.K. Rowling từng chia sẻ với sinh viên đại học Harvard rằng :” tôi từng gặp những người hoảng loạn, tự trói mình trong chiếc áo vô hình bởi họ sợ thất bại và chẳng dám làm gì cả. Cảm giác rơi xuống đáy xã hội chẳng vui vẻ gì nhưng tôi vẫn phải cố gắng và thử sức bởi xét cho cùng, tôi có còn gì để mất đâu cơ chứ.

Qua lời chia sẻ đó chúng ta cũng thấu hiểu phần nào nỗi khó khăn mà nhà văn phải trải qua đồng thời cũng thấy bà phải dũng cảm như thế nào để đối mặt với những thách thức của cuộc đời. Đó chắc hẳn là con người không bao giờ sợ thất bại mà luôn biết vươn lên, dám bước ra khỏi vùng an toàn, dũng cảm đối mặt với khó khăn và thành công nhờ tài năng và nghị lực phi thường của mình.

Thử hỏi nếu chỉ an phận không dám vươn lên, sợ hãi thất bại thì liệu có J.K.Rowling như bây giờ không? Đây quả là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta học tập và noi theo!

Dẫn Chứng Nghị Luận Xã Hội Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn

Jeff Bezos – một tấm gương điển hình chứng minh cho sự cần thiết của việc “thoát ra khỏi vùng an toàn”. Ông đã từ bỏ sự nghiệp rực rỡ trong ngành khoa học máy tính để khởi nghiệp ở ngành thương mại điện tử ở tuổi 31. Ông đã dám thay đổi công việc ổn định của mình và thành lập Amazon – trang mạng mua sắm trực truyến phát triển nhất hiện nay, dám “thoát khỏi vùng an toàn” để không phải hối tiếc. Jeff Bezos đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc bước ra khỏi vùng an toàn do chính mình tạo ra. 

Nghị Luận Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn Đặc Sắc

Hầu hết những người trẻ tuổi luôn muốn sống một cách nhàn nhã mà không phải gồng mình để đương đầu với những thách thức của cuộc sống. Nhưng có khi nào bạn cảm thấy cuộc sống ấy thật nhàm chán, vô nghĩa? Đó là lúc bạn nên suy nghĩ về câu nói “có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tạo ra”. Vậy câu nói có nghĩa là gì?

“Vùng an toàn” là môi trường thân thuộc mà chúng ta không phải đề phòng, có thể thoải mái thể hiện bản thân mà không phải đối mặt với khó khăn, thử thách; “thoát ra khỏi vùng an toàn” là vượt qua ranh giới của những “lá chắn” vững chắc để đối mặt với thế giới rộng lớn đầy rẫy những thử thách cam go. “Thoát ra khỏi vùng an toàn” chính là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Tại sao vậy? Bởi thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng, nó khiến cho những hiểu biết của chúng ta trở nên nhỏ bé, lỗi thời và lạc hậu.

Bước ra khỏi “vùng an toàn” sẽ giúp mỗi người có cơ hội để khám phá, dấn thân và chinh phục ước mơ, để không bị thụt lùi trước sự phát triển của nhân loại. Khi ấy bạn sẽ được chứng kiến những điều mới lạ, gặp gỡ và giao lưu với nhiều người khiến bạn tự tin hơn và thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Đồng thời, nó cũng là cơ hội để chúng ta nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, tự do trải nghiệm, nâng cao hiểu biết để thắp sáng niềm tin cho những ước mơ.

“Thoát ra khỏi vùng an toàn” cũng giúp con người hiểu được tầm quan trọng của việc đón lấy những nỗi bất an, khó chịu để sống không hối tiếc. Điều này khiến tôi nhớ tới Jeff Bezos – một tấm gương điển hình chứng minh cho sự cần thiết của việc “thoát ra khỏi vùng an toàn”. Ông đã từ bỏ sự nghiệp rực rỡ trong ngành khoa học máy tính để khởi nghiệp ở ngành thương mại điện tử ở tuổi 31. Ông đã dám thay đổi công việc ổn định của mình và thành lập Amazon – trang mạng mua sắm trực truyến phát triển nhất hiện nay, dám “thoát khỏi vùng an toàn” để không phải hối tiếc.

Jeff Bezos đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc bước ra khỏi vùng an toàn do chính mình tạo ra. Tuy nhiên, chúng ta không nên vội vàng nhảy ra khỏi vùng an toàn mà cần suy nghĩ thấu đáo về việc đổi mới bản thân, cũng không nên liều lĩnh, bất chấp khi gặp thử thách. Vì thế, những người trẻ cần “có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra” để mơ ước lớn hơn, trải nghiệm và sống trọn vẹn hơn.

Là một học sinh, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu để phấn đấu, không ngại khó ngại khổ mà sẵn sàng dấn thân vào những khó khăn để tôi luyện bản thân.

Chia sẻ đến bạn 🌸 Dẫn Chứng Về Thay Đổi Bản Thân 🌸 thú vị!

Nghị Luận Xã Hội Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn Xuất Sắc

Cuộc sống là một vòng tuần hoàn luôn thay đổi, nếu chúng ta cứ sống gò bó trong khuôn mẫu, trong vỏ bọc do bản thân tạo ra, ta sẽ không thể thay đổi và phát triển hơn nữa. Vì vậy, những người trẻ chúng ta nên “thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra”.

Vùng an toàn là giới hạn, ranh giới mà con người tự đặt ra cho mình, ở đó họ sống thoải mái, bình yên mà không có bất kỳ sự thay đổi hay đột phá nào; là môi trường sống quen thuộc, không có những áp lực nặng nề hay mang tính mạo hiểm và con người có thể kiểm soát được vấn đề xảy ra.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phần lớn những người sống trong vùng an toàn của mình mà không dám thoát ra là các thế hệ trẻ. Đây là một điều rất đáng lo ngại. Tuổi trẻ là khoảng thời gian tươi đẹp nhất, chúng ta có năng lượng, chúng ta có thời gian và hơn hết chúng ta có thừa khả năng học tập những điều mới, vậy cớ sao lại chôn vùi chúng trong vỏ bọc vô hình của bản thân? Con đường đời của mỗi người chưa bao giờ là bằng phẳng, vậy nên chúng ta hãy chấp nhận nó và mở rộng vùng an toàn của bản thân.

Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, chúng ta sẽ tích lũy được nguồn kiến thức khổng lồ, những bài học kinh nghiệm đầy giá trị để làm nền tảng cho sự bức phá của bản thân trong những lĩnh vực mới, trong những hướng đi mới. Bước ra khỏi ranh giới của bản thân nghĩa là ta đã hoàn toàn sống độc lập, có khả năng xử lý và giải quyết những tình huống khó khăn, những sóng gió bất ngờ ập đến trên con đường đến đỉnh vinh quang.

Khi đập vỡ đi bức tường an toàn ấy, chắc chắn sẽ có những lúc bản thân ta yếu lòng, mệt mỏi hay choáng ngợp vì những thay đổi lớn nhưng đó sẽ là cơ sở để chúng ta rèn luyện tính nhẫn nại, kiên trì bền bỉ, không vì chút khó khăn mà nản lòng hay từ bỏ giữa chừng.

Câu chuyện của nữ doanh nhân Hồ Ngọc Trâm khi dám từ bỏ vị trí quản lý nhân sự cấp cao của một công ty nước ngoài để bắt đầu công việc yêu thích của mình là xây dựng nông trại cung cấp nông sản sạch- một công việc hoàn toàn xa lạ với chuyên ngành của chị chính là minh chứng tiêu biểu của việc thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân và thực hiện những điều mới. Quá trình ấy không hề dễ dàng nhưng hiển nhiên chị đã rất thành công.

Trái với những tấm gương tiêu biểu ấy, ta vẫn thường bắt gặp trong cuộc sống nhiều thanh niên trẻ vì ngại bị từ chối mà không dám nộp hồ sơ vào các công ty lớn hay sống một cuộc sống lặp đi lặp lại theo quy củ, không có gì đột phá, không có gì thay đổi. Đó là những người suốt cuộc đời chỉ có thể dậm chân tại chỗ và chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt, thậm chí là không thể thành công.

Cuộc sống muôn hình vạn trạng, không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra, vậy nên tuổi trẻ chúng ta hãy tập cho mình lối sống hòa nhập với những điều mới, hãy bước khỏi vùng an toàn của bản thân để thành một người bản lĩnh, kiên cường, tràn đầy kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết.

Nghị Luận Xã Hội Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn Hay Nhất

Nhiều người cho rằng cuộc sống là do số phận an bài, sung sướng hay khổ đau là do ông trời quyết định. Chính điều này đã khiến cho nhiều người chấp nhận số phận, mãi sống trong vùng an toàn của bản thân và không bao giờ có dự định thoát khỏi vùng an toàn. Vậy thoát khỏi vùng an toàn sẽ mang đến cho con người những gì?

Vùng an toàn có thể gọi là lãnh địa của mỗi cá nhân. Ở đó cá nhân sẽ luôn cảm thấy an toàn, thoải mái, có thể kiểm soát mọi thứ, duy trì được mức hiệu suất ổn định. Tuy vậy nếu như bạn ở trong vùng an toàn tức là bạn đang giậm chân tại chỗ, không thể hiểu và không bao giờ hiểu được mình muốn gì và mình cần gì. Như vậy sẽ không bao giờ bạn có được thành tựu mới, tư duy mới.

Chắc hẳn nhiều người trong mỗi chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta đã ở đỉnh cao tuyệt vời nhất và không cần chinh phục những đỉnh cao khác. Hoặc hiểu biết của mình đã đầy đủ, không cần học tập thêm nữa. Cũng có nhiều người nghĩ rằng công việc đã ổn định, cuộc sống đã viên mãn, không cần phải thay đổi… Nếu như bạn nghĩ vậy thì tức là bạn đang sống trong vùng an toàn- bạn cảm thấy thoải mái, không phải đối mặt với sự lo âu, phiền muộn.

Nhưng bạn có biết không vùng an toàn rất dễ thui chột đi khả năng khám phá tiềm ẩn bên trong con người bạn. Tâm thái bằng lòng với những thứ mình đã có, thoả mãn với thực tại sẽ rất dễ huỷ hoại đi khả năng của một con người. Sống mãi trong vùng an toàn có thể khiến bạn đánh mất đi cơ hội tốt đẹp nhất cho bản thân, lỡ mất cơ hội bứt phá để thay đổi cuộc đời mình.

Bởi vậy bản thân mỗi người cần mạnh dạn thoát khỏi vùng an toàn của bản thân. Thực tế đã chứng tỏ những người dám thoát khỏi vùng an toàn là những người có cơ hội phát triển tốt hơn. Bước ra khỏi giới hạn của bản thân, điều đầu tiên bạn cảm nhận được chính là thế giới muôn màu sắc, tràn đầy năng lượng để đón nhận những điều mới mẻ xung quanh. Nhờ có động lực mới mỗi người có thể nắm bắt cơ hội phát triển của bản thân, gặt hái được nhiều thành tựu trong cuộc sống.

Thoát khỏi vùng an toàn còn giúp mỗi người luôn cảm thấy tự tin hơn. Khi con người dám đương đầu với những thứ có nguy cơ thất bại và rủi ro thì chính bạn sẽ trở nên mạnh mẽ, tự tin giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, khám phá ra những điểm mạnh của bản thân, những định hướng tốt đẹp cho tương lai. Khi bạn ở lì trong vùng an toàn, bạn sẽ có những mối quan hệ cũ kỹ và dần thu hẹp lại.

Vì thế khi thoát ra khỏi vùng an toàn bạn cũng được gặp gỡ, kết bạn nhiều hơn, xây dựng thêm nhiều mối quan hệ hơn, có thêm nhiều người bạn mới, nhiều đồng nghiệp mới trong tương lai. Điều đó giúp bạn có thể nhìn thế giới xung quanh một cách đa chiều và hoàn thiện hơn kinh nghiệm sống của bản thân…

Có thể thấy thoát khỏi vùng an toàn mang đến cho bản thân mỗi người rất nhiều những lợi ích to lớn cho công việc, cuộc sống. Nhưng để thoát khỏi vùng an toàn luôn mang đến nhiều lợi ích, hạn chế những rủi ro thì cũng cần phải có chiến lược cụ thể.

Điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định những ưu tiên mà bạn đặt ra, những việc nào cần thực hiện trước. Bạn cần tăng cường sức khỏe, thể lực, học thêm nhiều kỹ năng, kiến thức sâu rộng để có thể truyền cảm hứng cho sự sáng tạo và sự tự tin bên trong bạn. Thực hiện từng bước, từng bước một, có thể thất bại nhưng phải biết cách chấp nhận, tuyệt đối không được buông bỏ, dũng cảm đứng lên sẽ là cách tốt nhất để bạn thoát khỏi vùng an toàn một cách thuận lợi.

Nhưng có phải lúc nào cũng nên thoát khỏi vùng an toàn hay không? Bạn cần phân biệt rõ đâu là vùng an toàn đâu là mạo hiểm. Khi chưa chuẩn bị những kỹ năng tốt nhất cho bản thân, chưa sẵn sàng với mọi thứ thì đừng quá mạo hiểm để thoát khỏi vùng an toàn. Cần thực hiện từng bước, từng bước một để tránh gặp phải mạo hiểm, để bạn chinh phục mọi thứ được thuận lợi và dễ dàng.

Chúng ta cũng nên phê phán những người cố chấp, nhút nhát, sợ sệt, dù kỹ năng, nền tảng tốt nhưng ngại không dám đương đầu với thử thách, không dám thoát ra khỏi vùng an toàn. Điều này sẽ khiến cuộc sống của họ mãi dậm chân tại chỗ, không thể chinh phục được những nấc thang mới của cuộc đời.

Mỗi người nên là chính mình với phiên bản tốt nhất, hoàn hảo nhất. Và muốn bản thân hoàn hảo nhất thì không có cách nào khác là bước ra khỏi vùng an toàn. Bởi lẽ, “xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì” (Nguyễn Bá Học).

Văn mẫu 🌸 Nghị Luận Về Thay Đổi Bản Thân 🌸 đặc sắc!

Nghị Luận Xã Hội Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn Ngắn Gọn

Cuộc sống không ngừng thay đổi, thế giới không ngừng biến động, và một quy luật tất yếu là bản thân mỗi con người cũng cần thay đổi để thích ứng với môi trường đó. Mỗi chúng ta đều tự đặt ra cho mình những ranh giới và vùng an toàn cho bản thân, nhưng để thành công, chúng ta cần phải bước ra khỏi vùng an toàn đó.

Vùng an toàn là một giới hạn tâm lý của con người. Ở đó chúng ta sẽ có cảm giác thoải mái, an toàn và kiểm soát được mọi thứ. Ngược lại, nếu vượt ra khỏi giới hạn này, bạn có thể thấy chênh vênh, không có định hướng rõ ràng, đôi khi là cảm giác tự ti hay không hy vọng vào tương lai. Đối với những người khép kín, ranh giới trong vùng an toàn là một nơi thực sự tuyệt vời để họ có thể tận hưởng cuộc sống bình yên của mình.

Tuy nhiên, vùng an toàn có thực sự an toàn như bạn tưởng tượng? Khi cuộc sống ngày càng thay đổi, con người cũng ngày càng bứt phá những giới hạn cũ để đạt những mục tiêu mới. Trong khi cả xã hội đang chuyển mình, một người nếu cứ đứng mãi trong chiếc vòng an toàn của mình chắc chắn sẽ bị bỏ lại phía sau. Khi đó, vùng an toàn của bạn sẽ không còn an toàn nữa, và tương lai của bạn sẽ bị đe dọa do bạn sợ hãi và không dám bước qua ranh giới của bản thân.

Bạn muốn nói trước đám đông, nhưng đôi chân của bạn lại run rẩy khi bước lên sân khấu. Bạn muốn mở rộng các mối quan hệ của mình, nhưng khi gặp người lạ thì bạn lại cảm thấy e dè, ngại ngùng. Đưa ra ý kiến phát biểu là một cách để bạn có thể thể hiện bản thân, nhưng bạn lại sợ lỡ mình nói gì sai thì sao. Bạn muốn mở rộng việc kinh doanh của mình, nhưng lại sợ thất bại,…Trong những cơ hội quan trọng trong cuộc đời của bạn, lúc nào bạn cũng sợ hãi và tránh né. Đâu phải bạn mong muốn cảm giác sợ hãi đó đúng không, nhưng nó cứ ám ảnh bạn khiến bạn không thể đạt được đến những mục tiêu của mình.

Vùng an toàn chỉ giới hạn cho bạn cảm giác thoải mái nhưng đó không phải là ranh giới cuối cùng cho khả năng của con người. Tiềm năng sáng tạo của con người là không giới hạn, và nếu bạn không thử sức, bạn sẽ không biết được khả năng của mình có thể đến đâu. Càng ở trong vùng an toàn lâu, bạn càng có ít cơ hội để phát triển. Bạn có thể lên cho mình rất nhiều kế hoạch hấp dẫn, nhưng bạn lại không có đủ can đảm để bắt tay vào hành động, và kế hoạch đó mãi mãi nằm trên giấy mà thôi.

Trưởng thành là khi trở thành một phiên bản tốt hơn của chính bản thân bạn, và cách duy nhất để làm được điều đó chính là trải nghiệm những gì nằm ngoài tầm hiểu biết và cuộc sống hiện tại của bạn. Điều này đòi hỏi bạn cần bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

Để bước ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ phải làm những việc mà ban đầu bạn cảm thấy không thoải mái một chút nào. Hãy lên danh sách những việc cần làm và ép bản thân thực hiện những việc đó, cho đến khi bạn nhận ra rằng những việc đó thực chất không hề đáng sợ chút nào.

Hãy bắt đầu từ những bước đi nhỏ và cơ bản nhất. Bạn không nên vội vàng quá nôn nóng, mà hãy tiến từng bước từ từ. Bằng cách này, bạn sẽ trải nghiệm được nhiều hơn, tích lỹ thêm nhiều kinh nghiệm hơn, và quan trọng nhất là hạn chế được các sai sót trong quá trình tự phát triển bản thân.

Sai sót là một phần không thể tránh khỏi, cho dù bạn có cố gắng đến đâu. Nhưng chớ thấy có sai sót mà nản nỏng, vì đó là một phần quan trọng trong quá trình học hỏi của bản thân bạn. Nếu bạn cảm thấy lo sợ trong các tình huống nằm ngoài vùng an toàn của bản thân, thì ít nhất bạn cũng đã mạnh mẽ và dám vượt qua ranh giới để hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Hãy thành thật với bản thân mình, điều chỉnh hành vi và can đảm để vượt qua. Đây là cơ hội giúp bạn phấn đấu, học hỏi và khai phá tiềm năng trong chính con người bạn.

Có một câu nói mà tôi vẫn thường tự nhủ mỗi khi cảm thấy lo lắng, sợ hãi là “Hãy giả vờ cho đến khi thành sự thật”. Khi làm một việc gì đó, hãy cố tỏ ra rằng bạn không sợ hãi, và hãy làm như bạn đã bỏ hết mọi sự lo lắng của mình sang một bên để hoàn thành việc đó. Dần dần, nỗi lo lắng đó sẽ thực sự biến mất mà bạn không hề hay biết. Đó chính là lúc bạn nhận ra rằng mình đã thành công khi bước ra khỏi vùng an toàn và vượt qua nỗi sợ của chính bạn.

Những bài văn 🌸 Nghị Luận Về Bản Thân 🌸 xuất sắc!

Nghị Luận Thoát Khỏi Vùng An Toàn Của Mình Là Bước Đầu Tiên Trong Quá Trình Trải Nghiệm Ý Nghĩa

Trong truyện ngụ ngôn “Ngày xưa có một con bò”, nhân vật người thầy uyên bác muốn dạy dỗ học trò của mình nên đã cùng học trò tìm đến ngôi nhà nghèo nhất trong vùng nọ và xin ở lại. Gia đình nghèo này có tám người, tài sản duy nhất của họ là con bò sữa, cả gia đình sống nhờ vào việc chăm bò và bán sữa hằng ngày. Sáng hôm sau, hai thầy trò khởi hành sớm và người thầy giết đi con bò ấy trong sự ngạc nhiên của anh học trò.

Một năm sau, theo lời người thầy, họ quyết định tìm lại ngôi nhà năm trước mà họ xin ở lại để xem cuộc sống hiện tại của gia đình này như thế nào. Thật bất ngờ, ngôi nhà nhỏ xíu, rách nát năm trước đã được thay bằng ngôi nhà mới xây khang trang. Cuộc sống của những người trong căn nhà đó cũng sung túc hơn rất nhiều.

Thì ra, con bò chính là sợi xích vô hình đã trói họ trong nghèo khổ. Bởi thỏa mãn với những gì mà con bò mang lại, những người trong căn lều đó đã tự mình làm thui chột khả năng phấn đấu. Đến khi con bò bị giết, họ buộc phải tìm cách khác để sinh tồn. Chính những khám phá mới mẻ ngoài vùng an toàn (vùng thoải mái, vùng không phải đối mặt rủi ro) trước đây đã mang lại cho họ cuộc đời khác.

Câu chuyện để lại cho mỗi người nhiều suy ngẫm về vùng an toàn của bản thân và hậu quả của việc chúng ta không dám bước ra khỏi vùng an toàn ấy.

Có bao giờ bạn nghĩ rằng, thành công của bạn đã là đỉnh cao tuyệt vời nhất mà không cần chinh phục những đỉnh cao khác? Có bao giờ bạn nghĩ rằng, hiểu biết của bạn đã đủ đầy không cần học tập thêm nữa? Có bao giờ bạn nghĩ rằng, công việc của bạn đã ổn định, không cần phấn đấu thêm nữa? Có bao giờ bạn nghĩ rằng cuộc sống của bạn đã viên mãn, không cần phải xây đắp thêm nữa?

Nếu như, bạn có những suy nghĩ như vậy, là đã có những con bò đang ẩn náu trong bạn rồi đấy! Những con bò đó đang găm chân bạn trong vùng an toàn của bản thân – nơi mà bạn cảm thấy thoải mái, không phải đối mặt với sự cạnh tranh, lo âu, phiền muộn. Nhưng bạn biết không, vùng an toàn rất dễ thui chột khả năng khám phá tiềm ẩn trong con người. Tâm thái bằng lòng, thỏa mãn rất dễ hủy hoại một con người. Hủy hoại như thế nào?

Thứ nhất, vùng an toàn khiến bạn phải đối diện với thất bại!

Bạn có thể thấy rất nhiều những tấm gương trải qua thất bại rồi từng bước chinh phục thành công. Nhưng bạn có biết rằng, không ít người lại đi theo chiều ngược lại: Thành công rực rỡ để rồi thất bại ê chề. Căn nguyên trước hết phải kể đến là họ đã say sưa quá lâu trong ánh hào quang chiến thắng, trong vùng an toàn của bản thân, mà quên đi rằng, cần phải không ngừng học hỏi, đổi mới, ngay cả khi đã có được thành công

Bởi thế giới vận động theo quy luật của sự biến đổi không ngừng, vậy tại sao khi đã chạm đích, bạn lại dừng lại? Còn rất nhiều những cái đích khác, còn rất nhiều những đối thủ đang cạnh tranh với bạn. Bạn hay, còn nhiều người hay hơn bạn, bạn giỏi, còn nhiều người giỏi hơn bạn. Dừng lại, thỏa mãn, tất sẽ lạc hậu và bị đào thải, đánh mất những gì mà bản thân cố gắng gây dựng.

Trong rất nhiều năm, Nokia được coi là biểu tượng của ngành công nghiệp di động, với thành quả chi phối đến 40% thị phần ở thời kì đỉnh cao. Nhưng những mầm mống của sự sụp đổ đã hình thành ở chính thời kì đỉnh cao ấy. Nokia đã không chịu thừa nhận sự lạc hậu để vạch ra kế hoạch đổi mới, lại thêm nhiều định hướng sai lầm trong chiến lược, không chặt chẽ trong quản lí nội bộ.. đã khiến hãng điện thoại thành công sớm nhất trong lĩnh vực này tự làm yếu mình và đi đến sụp đổ.

Báo chí gần đây đang lan truyền chóng mặt thông tin về nữ diễn viên nổi tiếng màn ảnh Hoa ngữ: Trịnh Sảng – một trong những ví dụ về đỉnh cao thành công trong sự nghiệp diễn xuất. Nhưng rồi, trên đỉnh vinh quang ấy, chị đã làm gì để đi đến tình cảnh các công ty quảng cáo công khai hoặc âm thầm gỡ bỏ các hình ảnh của chị, các chương trình truyền hình chấm dứt các hợp đồng với chị?

Lẽ ra, khi đã là con người của quần chúng, chị phải lưu tâm đến những chuẩn mực cộng đồng, phải ngày càng hoàn thiện hơn về hình ảnh trên màn ảnh, cũng như trong đời thực. Vậy nhưng chị dường như đã vi phạm cả pháp lí lẫn đạo lí, và có nguy cơ đối diện với hình thức xử lí của pháp luật.

Theo tôi, thử thách thực sự của con người, không phải là những khó khăn ta gặp trên đường đến thành công, mà chính là khi ta đang đứng trên đỉnh thành công.

Thứ hai, vùng an toàn khiến cuộc sống của bạn trở nên nghèo nàn, trì trệ, nhàm chán.

Có người nói, sống nỗ lực khổ nửa đời, sống không nỗ lực khổ cả đời. Thi nhân Bắc Tống Lâm Bô cũng nói: “Trẻ không vất vả, già càng gian nan”. Đúng vậy, dám xông pha, dám mạo hiểm, chỉ khổ nhất thời. Cái khổ của hiện tại, sẽ là cái phúc của tương lai. Ngược lại, tâm thái thích ổn định, không muốn mạo hiểm, tương lai ắt nghèo nàn, trì trệ.

Vậy mà xung quanh chúng ta, có không ít những người đang sống với suy nghĩ “bằng lòng với những gì mình có”, thậm chí đem cái suy nghĩ ấy định hướng cuộc sống của người khác qua những lời khuyên. Nhận thức bị đóng đinh khiến cho vận mệnh của họ ngày càng bị giới hạn, tương lai ngày càng trở nên chật hẹp. Họ sẽ không bao giờ biết được khả năng cực đại của mình đến đâu, không biết mình có thể làm được những thứ lớn lao hơn hiện tại.

Khi không có nhu cầu đạt đến những thứ chưa đạt được, thì những gì con người có được sẽ ngày càng ít đi. Bởi phần thưởng của cuộc sống tỉ lệ thuận với đóng góp bạn bỏ ra – đó là một triết lí thể hiện quy luật nhân quả. Con tàu mạo hiểm ngoài khơi xa sẽ thu được mẻ cá bội thu hơn con tàu chỉ đánh bắt ven bờ. Người biết chấp nhận thử thách, rủi ro để khám phá năng lực bản thân, tựa như có cả đại dương rộng lớn vẫy vùng, cuộc sống của họ dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ nhưng vô cùng thú vị, giàu có.

Người mặc định bản thân an toàn với những gì mình đạt được mà không chịu phấn đấu thêm nữa, tựa như chỉ quẫy đạp trong ao tù chật chội, cuộc sống của họ dù bình yên phẳng lặng, nhưng chẳng phải nghèo nàn, nhàm chán, đáng thương lắm sao?

Bạn bằng lòng với số tiền lương đủ ăn, bạn có thể thoải mái đi du lịch, mua những thứ mình thích, lo cho cuộc sống của bố mẹ già, bỏ ra số tiền lớn mua khóa học tiếng Anh cho con, hay chi trả cho giường bệnh khi chẳng may tai họa ập đến không? Bạn bằng lòng với chức vụ hiện tại và không chịu tiến bộ, đến khi có người giỏi giang hơn xuất hiện, bạn có chắc là bạn không bị đào thải không? Bạn bằng lòng với vốn ngoại ngữ hiện có, đến khi gặp người nước ngoài, bạn có tự tin giao tiếp không? Nhìn chung, người có tâm thái thích an nhàn, ngại mạo hiểm sẽ không có được thành quả lớn lao, không có được cuộc sống với những trải nghiệm giàu có, thú vị.

Thứ ba, vùng an toàn có thể khiến bạn trở nên tự cao, tự đại.

Khi bằng lòng với chính mình, không ít người nảy sinh tâm lí kiêu căng, tự mãn. Họ luôn tỏ ra vẻ ta đây, cho rằng cái gì mình cũng biết, cũng giỏi hơn người khác, không cần học hỏi thêm, thành công của mình là vĩ đại khiến ai nấy phải ngưỡng mộ, ước ao, không cần phấn đấu thêm. Tâm lí ấy, chính là kẻ thù số một của tiến bộ.

Có một câu chuyện kể về nhà bác học khi đi thuyền qua sông, đã hỏi người chèo thuyền rằng: “Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy!”. Khi người chèo thuyền trả lời, anh suốt ngày chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học, thì nhà bác học kia nói: “Như vậy là anh đã lãng phí mất một nửa cuộc đời rồi“, đoạn quay mặt đi, không thèm nói chuyện với người chèo thuyền nữa.

Nào ngờ, sau đó, trời nổi giông bão, con thuyền bị lật, cả hai rơi xuống nước. Người chèo thuyền hét lớn hỏi nhà bác học có biết bơi không, nhà bác học ngoi ngóp trả lời: “Không biết”. Người chèo thuyền thở dài bất lực: “Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi!” .

Câu chuyện trên khiến ta thấm thía sâu sắc tác hại của thói tự cao, tự đại. Nó không chỉ làm con người không chịu học hỏi để tiến bộ, mà nhiều khi còn khiến con người phải trả giá đắt, thậm chí trả giá bằng cả tính mạng của mình như nhà bác học kia. Ông ấy dù có kiến thức sách vở uyên thâm nhưng kiến thức đó lại không thể cứu ông trong một số tình huống thực tế.

Sinh thời, Hồ Chí Minh cũng từng nói: “Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước đã tràn đầy, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn”. Và Bác khẳng định rằng, tự kiêu, tự đại chính là “khờ dại”, là “thoái bộ”, bởi nó để lại hậu quả khó lường. Cứ tự huyễn hoặc vào khả năng của bản thân mà không học hỏi, trau dồi thêm, thì làm sao có thể tiến bộ?

Sông càng thấp càng nhận nhiều nước, lúa càng trĩu hạt càng cúi đầu. Vậy nên, đừng cho rằng, vùng an toàn của mình đã đủ an toàn, hãy khiêm tốn để học hỏi nhiều hơn, hoàn thiện bản thân hơn, vươn tới những điều lớn lao, tốt đẹp hơn.

Mỗi người nên là phiên bản tốt nhất của mình, không nên “là chính mình” khi bản thân còn kém cỏi, thiếu sót. Và muốn bản thân trở thành con người “tốt nhất”, không còn cách nào khác là phải mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn, “phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục, mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở”. Bởi lẽ, “xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì” (Nguyễn Bá Học).

Dẫu biết rằng, khi nhận diện và loại bỏ những “con bò” trong tâm trí để thoát khỏi giới hạn của chính mình là điều không dễ dàng, thậm chí là nguy hiểm, nhiều rủi ro, nhưng chỉ có như vậy chúng ta mới có thể nâng cao năng lực bản thân, mới có thể tiến bộ, cuộc sống mới sinh động sắc màu, đủ đầy ý nghĩa. Nếu vì không thể chịu khổ mà từ chối vươn lên, con người ắt sẽ bị xã hội đào thải, sống một cuộc đời “thừa”, bởi “mất ý chí vươn lên là mất tất cả” như lời doanh nhân Chung Ju Yung – nhà sáng lập Hyundai từng chiêm nghiệm.

Dẫn chứng hay về 🌸 Thay Đổi Bản Thân Là Gì, Ý Nghĩa 🌸 cho bạn tham khảo!

Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội Bước Ra Khỏi Vùng An Toàn Của Bản Thân Súc Tích

Chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình những hành trang vững chắc để đối diện với mọi khó khăn, thử thách. Một trong những cách để giúp bản thân mình mạnh mẽ hơn chính là thoát ra khỏi vùng an toàn mà mình tự tạo. Lúc nào cũng ở im trong một vỏ bọc hoàn hảo chưa hẳn đã là tốt.

Khi con người không dám trải nghiệm, cuộc sống này chẳng có nghĩa lí gì. Chỉ khi ta dám phá bỏ vỏ kén của mình, ta mới có thêm nhiều bài học, ta cũng sẽ mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn và trưởng thành hơn. Có như vậy, ta mới có thể thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình.

Cậu sinh viên Mông đầu tiên của đại học Fulbright – Khang A Tủa đã chọn bước ra ngoài thế giới bao la để có thể thay đổi cuộc sống của mình. Với những chàng trai Mông ở quê Tủa, vùng an toàn chính là ở nhà, lập gia đình, làm nương rẫy. Tủa đã chọn một con đường khác – con đường học vấn để thử thách bản thân và có thể giúp gia đình, giúp quê hương thoát đói nghèo.

Vậy nên, các bạn trẻ ơi, hãy cứ mạnh mẽ dấn thân và làm nên những điều kì diệu!

Viết Đoạn Văn Bày Tỏ Suy Nghĩ Về Điều Bản Thân Cần Làm Để Thoát Khỏi Vùng An Toàn Trong Cuộc Sống Sáng Tạo

Ai cũng có vùng an toàn của bản thân, là sự thoải mái,quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Khi trong vùng an toàn của chính bản thân sự không chắc chắn, rủi ro hay những cảm xúc tiêu cực được giảm thiểu đến mức tối đa. Nhưng nếu ở trong vùng an toàn quá lâu khi lớn lên,ra ngoài xã hội phải tự lập, tự đối mặt với thử thách và khó khăn thì chúng ta sẽ bỡ ngỡ và dễ vấp ngã.

Khi đã ra khỏi vùng an toàn ban đầu, dần quen với khó khăn và vấp ngã thì bạn sẽ biến nó làm vùng an toàn mới, rộng hơn. Lúc đó bạn sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn,dũng cảm đối mặt với thử thách và bạn sẽ thành công rất nhiều trong cuộc sống. Ra khỏi vùng an toàn thì bạn sẽ khám phá nhiều tiềm năng mới của bản thân mình.

Thoát khỏi vùng an toàn giúp chúng ta phát triển bản thân, tạo dựng nhiều mối quan hệ tốt trong xã hội, làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa hơn. Vì vậy có những lúc cần phải thoát khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra bạn nhé.!

Xem thêm văn 🌸 Nghị Luận Về Sách, Đọc Sách Là Gì 🌸 điểm cao!

Viết một bình luận