Nghị Luận Ô Nhiễm Không Khí [26+ Bài Văn Ngắn Hay Nhất]

Nghị Luận Ô Nhiễm Không Khí ❤️️ 26+ Bài Văn Ngắn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Văn Nghị Luận Xã Hội Với Những Dẫn Chứng Xác Đáng Và Lập Luận Chặt Chẽ.

Dàn Ý Nghị Luận Ô Nhiễm Không Khí

Với dàn ý nghị luận ô nhiễm không khí chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng triển khai nội dung bài viết theo bố cục và hệ thống luận điểm cụ thể, chi tiết.

I. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận – ô nhiễm không khí.

II. Thân bài:

a. Giải thích khái niệm, nêu biểu hiện, thực trạng ô nhiễm không khí:

-Ô nhiễm không khí là gì: Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng không khí tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường không khí bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

-Biểu hiện của ô nhiễm không khí:

  • Trái đất ngày càng nóng lên
  • Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn
  • Nồng độ chì đã và đang tăng lên
  • Ô nhiễm từ các loại xe cộ
  • Các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng
  • Hiện tượng hiệu ứng nhà kính

-Thực trạng: ô nhiễm không khí đang ở mức nghiêm trọng và báo động.

b. Tác hại của ô nhiễm không khí:

  • Khi trực tiếp phơi nhiễm ô nhiễm không khí, sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là một trong những tác nhân gây ra những hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

c. Nguyên nhân gây ra thực trạng ô nhiễm không khí:

  • Sự xuất hiện của vô số chất độc hại như Cacbon, Nitơ, Sunphua và các hợp chất kim loại khác.
  • Khí thải từ một số nhiên liệu như xăng, dầu từ các phương tiện tham gia giao thông cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Ý thức của con người.

d. Đề xuất giải pháp để hạn chế ô nhiễm không khí:

  • Cần sử dụng những trang thiết bị công nghệ hiện đại thay thế các loại thiết bị máy móc cũ kỹ.
  • Hạn chế sử dụng những nhiên liệu độc hại như xăng, dầu, than đá để giảm thiểu lượng khí thải độc hại.
  • Cần đẩy mạnh phát triển và đầu tư các phương pháp xử lý khí lọc không khí bằng biện pháp sinh học, trồng nhiều cây xanh để hạn chế khói bụi ô nhiễm,….

III. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động. Liên hệ bản thân.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Cách Làm Bài Nghị Luận Về Một Sự Việc Hiện Tượng Đời Sống 🌼 Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Ô Nhiễm Không Khí – Mẫu 1

Luyện tập viết đoạn văn nghị luận ô nhiễm không khí sẽ giúp các em học sinh nắm được cách diễn đạt ý văn với những lập luận chặt chẽ và mạch lạc.

Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm. Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động và ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người.

Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ước tính mới đây năm 2018 cho thấy rằng 9/10 người dân phải hít thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao. Ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu; chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ngoài ô nhiễm không khí bên ngoài, ô nhiễm không khí do khói thải từ các hộ gia đình là nguy cơ sức khỏe rất lớn đối với 3 tỷ người, những người nấu ăn và sưởi ấm gia đình bằng nhiên liệu sinh khối và than đá. Khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm có thể quy cho nguyên nhân ô nhiễm không khí tại hộ gia đình trong năm 2016. Hầu hết các gánh nặng bệnh tật này đặt vào các nước đang phát triển. Ô nhiễm không khí tại hộ gia đình cũng là một nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí bên ngoài ở cả khu vực đô thị và nông thôn.

Ở cả khu vực thành phố và nông thôn được ước tính gây ra 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu mỗi năm trong năm 2016; tỷ lệ tử vong này là do phơi nhiễm đối với các hạt rắn mịn với đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 2,5 micro-mét, gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư. Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ngày càng ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người trên nhiều phương diện. Do đó, cần phải đưa ra các giải pháp tối ưu để bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta trước khi quá muộn.

Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có các biện pháp mạnh để cải thiện ý thức người dân, cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải bởi bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Nghị Luận Về Ô Nhiễm Môi Trường 🔥 15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Nghị Luận Ô Nhiễm Không Khí – Mẫu 2

Tham khảo bài văn nghị luận ô nhiễm không khí hoàn chỉnh dưới đây giúp các em học sinh nắm được phương pháp làm bài.

Thế giới càng ngày càng phát triển, kéo theo những ngành công nghiệp phát triển không ngừng. Môi trường sống của con người ngày càng trở lên ô nhiễm, trong đó nghiêm trọng nhất phải nói tới ô nhiễm môi trường không khí.

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí. Mà nguyên nhân chủ yếu do khói bụi trong sản xuất công nghiệp, trong sinh hoạt, giao thông vận tải. Những chất độc hại ấy được thải vào không khí, làm cho nguồn không khí của thế giới ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Trong đó ngành công nghiệp là ngành làm cho mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất. Nguồn gây ô nhiễm cố định từ các nhà máy sản xuất công nghiệp, do khói thải trong quá trình sản xuất gây ra, hay có thể là do những lò hơi đốt tạo thành. Cũng có thể là do quá trình lắng đọng những chất thải chôn trong lòng đất, sau đó bốc hơi lên gây ảnh hưởng tới môi trường. Cũng là do tài nguyên quân sự, do chiến tranh, ảnh hưởng của hạt nhân. Nói chung, công nghiệp là ngành gây ảnh hưởng lớn nhất tới việc ô nhiễm không khí trong cuộc sống của con người.

Không chỉ có việc sản xuất công nghiệp, đó còn là do việc giao thông vận tải. Thế giới càng phát triển, hệ thống đường xá càng mở rộng, xe cộ lưu thông ngày càng nhiều. Mà việc thiêu đốt nguyên liệu từ những chiếc xe ấy lại thải trực tiếp ra không khí, từ đó hình thành lên sự ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng ở những nơi tập trung nhiều xe cộ. Hay là do việc sinh hoạt hàng ngày, cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng tới không khí. Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu do hoạt động đun nấu của con người để sinh hoạt hàng ngày.

Những hậu quả của việc ô nhiễm không khí thì vô cùng rõ ràng. Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp, hay các bệnh liên quan tới cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Những bệnh như nhiễm khuẩn hô hấp, suy tim, ung thư phổi là những bệnh dễ nhận biết nhất của việc ô nhiễm môi trường gây ra.

Không chỉ dừng lại ở bệnh, ô nhiễm không khí có khi còn dẫn đến tử vong ở rất nhiều người. Do sống gần những nơi có nguồn không khí độc hại. Con người sống trong đó luôn phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của việc ô nhiễm môi trường. những trường hợp tử vong do nhiễm độc không khí là vô cùng lớn, những căn bệnh liên quan cũng ngày một gia tăng và không hề có dấu hiệu giảm bớt.

Không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của con người mà ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của trái đất. Hậu quả là sự nóng lên không ngừng của trái đất. Làm cho băng ở hai cực tan chảy ra mỗi năm không ngừng. Hay gây ra hiệu ứng nhà kính, phá hỏng tầng ozon làm bức xạ của mặt trời ảnh hưởng tới con người cũng như hệ động thực vật sinh sống trên trái đất. Ô nhiễm không khí còn làm cho thiên tai biến đổi không ngừng, những cơn bão ngày càng có tính chất mạnh và phức tạp hơn trước.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết cần có sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới. Đặc biệt là cần tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng khói bụi công nghiệp tràn lan ra môi trường. Cần có biện pháp xử lý trước khi thải khí độc hại ra không khí, cũng như có biện pháp xử lý triệt để tình trạng trên.

Những sáng kiến về những nguồn năng lượng xanh cũng là những giải pháp tốt để khắc phục tình trạng ô nhiễm này. Hơn hết cần có sự ý thức của mỗi cá nhân sống trong xã hội. Mỗi cá nhân, nếu tự biết ý thức về bản thân, ý thức bảo vệ môi trường mà mình sinh sống, tình trạng ô nhiễm không khí sẽ được giảm thiểu.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Về Bảo Vệ Môi Trường 💧 15 Bài Văn Ngắn Hay

Nghị Luận Ô Nhiễm Môi Trường Khí Hay Nhất – Mẫu 3

Đón đọc bài văn mẫu nghị luận ô nhiễm môi trường khí hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây:

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên có thể gây ra ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí trong nhà và chất lượng không khí đô thị kém được liệt kê là hai trong số các vấn đề ô nhiễm độc hại tồi tệ nhất trên thế giới theo báo cáo của Viện Công nghiệp Blacksmith Institute vào năm 2008. Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển.

Theo đài Fox News 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước nghèo. WHO cho biết mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng. Điều này dẫn đến nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư phổi cùng hàng loạt vấn đề về đường hô hấp.

Một chất gây ô nhiễm không khí là một chất trong không khí có thể gây hại cho con người và hệ sinh thái. Chất này có thể là các hạt rắn, giọt chất lỏng, hoặc khí. Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Chất gây ô nhiễm được phân loại sơ cấp và thứ cấp. Các chất gây ô nhiễm sơ cấp thường được phát thải từ quá trình chẳng hạn như tro từ phun trào núi lửa, từ các hoạt động sản xuất.

Các ví dụ khác bao gồm khí carbon monoxide từ khí thải động cơ, hoặc sulfur dioxide thải ra từ các nhà máy. Các chất gây ô nhiễm thứ cấp không phát ra trực tiếp. Thay vào đó, chúng hình thành trong không khí khi các chất ô nhiễm sơ cấp phản ứng hoặc tương tác với các thành phần môi trường. Ozon tầng mặt đất là một ví dụ nổi bật của một chất gây ô nhiễm thứ cấp. Một số chất ô nhiễm có thể là cả sơ cấp và thứ cấp: chúng được thải trực tiếp và tạo thành từ các chất ô nhiễm chính khác.

Công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

Giao thông vận tải không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, CH4 Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường sá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.

Ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với một số bệnh liên quan đến ô nhiễm và tình trạng sức khoẻ bao gồm nhiễm trùng hô hấp, bệnh tim, COPD, đột quỵ và ung thư phổi. Các ảnh hưởng sức khoẻ do ô nhiễm không khí có thể bao gồm khó khăn trong việc thở, khò khè, ho, hen suyễn và tình trạng trầm trọng của hô hấp và tim mạch. Những ảnh hưởng này có thể làm tăng việc sử dụng thuốc, tăng khám bác sĩ hoặc phòng cấp cứu, nhập viện nhiều hơn và tử vong sớm.

Tác động của sức khoẻ con người đến chất lượng không khí nghèo nàn là rất lớn, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và hệ thống tim mạch. Các phản ứng cá nhân đối với chất gây ô nhiễm không khí tùy thuộc vào loại chất gây ô nhiễm mà người đó tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, tình trạng sức khoẻ và di truyền của cá nhân.

Các nguồn phổ biến nhất của ô nhiễm không khí bao gồm các hạt, ozon, nitơ dioxide, và dioxide lưu huỳnh. Trẻ em dưới 5 tuổi sống ở các nước đang phát triển là những người dễ bị tổn thương nhất về số tử vong do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.

Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí do giao thông vận tải gây ra, cần sớm triển khai các biện pháp ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, trước mắt cần tăng cường giám sát phát thải qua đăng kiểm, giới hạn thời gian lưu hành xe máy, có chế đô thu hồi xe cũ gây ô nhiễm, tăng cường sử dụng phương tiện công cộng, khuyến khích sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường…

Việt Nam nói chung cần tăng cường phát triển hệ thống tàu điện ngầm, tàu trên cao thành một mạng lưới giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Khuyến khích sử dụng xe điện, trợ giá xe điện, có chế độ hỗ trợ người sử dụng xe điện. Môi trường có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy hãy bảo vệ môi trường vì tương lai, vì một Trái Đất xanh-sạch-đẹp.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận Ô Nhiễm Môi Trường Biển 🍀 15 Bài Văn Hay

Nghị Luận Ô Nhiễm Không Khí Ngắn Gọn – Mẫu 4

Gợi ý làm bài nghị luận ô nhiễm không khí ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị và hoàn thành tốt bài viết trên lớp.

Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên.

Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.

Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường.

Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai… là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.

Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội.

Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm không khí hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Nghị Luận Về Ô Nhiễm Không Khí Ở Hà Nội – Mẫu 5

Với đề văn nghị luận về ô nhiễm không khí ở Hà Nội sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những thông tin cần thiết trong quá trình làm bài.

Dù sinh tồn trong giai đoạn lịch sử nào thì cuộc sống của con người cũng luôn chứa đựng vô vàn hiểm họa khác nhau. Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay, một trong những bài toán mang tính thời sự được đặt ra là vấn đề ô nhiễm. Thực trạng môi trường bị ô nhiễm nói chung và vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng là minh chứng nóng hổi thể hiện rõ điều này.

Ô nhiễm là sự thay đổi về cấu tạo, thành phần khiến cho sự vật, hiện tượng không còn nguyên vẹn với cấu tạo ban đầu mà chuyển biến theo hướng xấu đi và mang tính chất tiêu cực. Như vậy, ô nhiễm không khí là cụm từ để miêu tả sự thay đổi và biến chuyển về cấu tạo trong thành phần của không khí, thể hiện qua việc xuất hiện và gia tăng một số thành phần độc hại.

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm trên toàn cầu nói chung và ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng đang ở mức báo động qua ô nhiễm bụi khói trong không khí và nồng độ bụi mịn tăng cao,… Khi bước chân ra đường, chúng ta dễ dàng nhận thấy thực trạng phổ biến xuất hiện trong không khí luôn là những làn khói đen sì và ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự quan sát.

Thậm chí, Hà Nội được xướng tên trong danh sách những thành phố có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới. Theo Tổ chức Thông tin về chất lượng không khí toàn cầu, vào năm 2018, trong số 62 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới thì Hà Nội đứng ở vị trí số 12.

Cũng giống như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước,… ô nhiễm không khí gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Khi trực tiếp phơi nhiễm ô nhiễm không khí, con người dễ dàng mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, làm suy giảm chức năng hoạt động của phổi và dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm về tim mạch,…. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là một trong những tác nhân gây ra những hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

Vậy nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí là gì? Như chúng ta đã biết, bên cạnh những điểm tích cực như góp phần cải thiện cuộc sống của con người thì sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm. Song song với các khu công nghiệp tiên tiến, hiện đại mọc lên là sự xuất hiện của vô số chất độc hại như Cacbon, Nitơ, Sunphua và các hợp chất kim loại khác.

Ngoài ra, khí thải từ một số nhiên liệu như xăng, dầu từ các phương tiện tham gia giao thông cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này, con người cần phải đề ra những biện pháp mang tính bền vững và lâu dài. Bởi thực tế đã chứng minh, việc sử dụng khẩu trang không phải là giải pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe khi bụi mịn siêu nhỏ vẫn có thể tấn công sức khỏe của con người.

Như vậy, để bảo vệ không khí nhưng vẫn đảm bảo tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra, chúng ta cần sử dụng những trang thiết bị công nghệ hiện đại thay thế các loại thiết bị máy móc cũ kĩ; hạn chế sử dụng những nhiên liệu độc hại như xăng, dầu, than đá để giảm lượng khí thải độc hại. Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển và đầu tư các phương pháp xử lí khí lọc không khí bằng biện pháp sinh học, trồng nhiều cây xanh để hạn chế khói bụi ô nhiễm,…

Môi trường nói chung và không khí nói riêng đang bị ô nhiễm. Bởi vậy, chúng ta – những công dân Việt Nam đang được sống trong bầu trời của tự do, hòa bình cần ra sức và chung tay hạn chế tình trạng ô nhiễm và bảo vệ, gìn giữ những yếu tố có ảnh hưởng mật thiết đến cuộc sống của con người như đất đai, nguồn nước, không khí,…

Mời bạn khám phá thêm 💕 Nghị Luận Rác Thải Nhựa Gây Ô Nhiễm Môi Trường 💕 15 Bài Hay Nhất

Nghị Luận Hiện Tượng Ô Nhiễm Không Khí Học Sinh Giỏi – Mẫu 6

Tài liệu văn nghị luận hiện tượng ô nhiễm không khí học sinh giỏi sẽ là những góc nhìn đa chiều và lập luận chặt chẽ để các em học sinh nâng cao kỹ năng viết.

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân số hiện đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm. Điều đó đã có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Môi trường không khí là tập hợp tất cả các khí bao quanh chúng ta. Không khí có nhiệm vụ cung cấp sự sống cho tất cả các sinh vật trên trái đất, trong đó có con người. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của tất cả các sinh vật trên trái đất. Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cũng như động thực vật trên trái đất.

Theo Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (The Environmental Performance Index – EPI) do tổ chức Môi trường Mỹ thực hiện, Việt Nam chúng ta là một trong 10 nước ô nhiễm môi trường không khí hàng đầu Châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5). Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ô nhiễm không khí nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

Tính đến tháng 2/2020, Việt Nam có gần 3,6 triệu xe ô tô và hơn 45 triệu xe máy. Các phương tiện này là nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí tại nước ta. Từ năm 2010 – 2017, nồng độ bụi PM2.5 luôn có xu hướng tăng mạnh. Từ năm 2019 đến nay, tình trạng cao điểm ô nhiễm khí xảy ra rất thường xuyên tại các thành phố lớn cả nước. Điển hình là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày (Air Quality Index – AQI) tại các thành phố này dao động trong mức 150 – 200, đây là mức báo động rất nguy hiểm.

Qúy 1 và 2 năm 2021, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn của nước ta là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã có sự cải thiện khá rõ rệt. Cụ thể, kết quả tính toán AQI của cả hai thành phố đều duy trì ở mức thấp và trung bình. Nguyên nhân chính là do sự bùng phát của dịch COVID-19. Trong thời gian dịch bệnh, do thực hiện cách ly xã hội nên lượng lưu thông của các phương tiện đã giảm đi đáng kể.

Theo Báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 do Viện Ảnh hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới rất đáng báo động. Tình trạng này không phải chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ trước, tuy nhiên con người vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí.

WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà 92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của WHO. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí đến từ rất nhiều nguồn, cơ bản có hai nguyên nhân chính là từ nhân tạo và tự nhiên.

Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Núi lửa phun trào mang theo một lượng lớn chất dinh dưỡng cho đất. Tuy nhiên, lượng lớn khí Metan, Clo, Lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa lại là nguyên nhân khiến không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những đám cháy sẽ sản sinh ra một lượng Nito Oxit khổng lồ. Hơn thế, cháy rừng còn giải phóng một lượng khói bụi và tàn tro lớn vào không khí.

Con người là nạn nhân của việc ô nhiễm môi trường, tuy nhiên con người cũng chính là những tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường không khí. Đây là nguyên nhân chính, gây nhức nhối cho cộng đồng và nhà nước, không riêng gì Việt Nam mà rất nhiều các nước đang phát triển điều vướng phải tình trạng này.

Khói bụi từ các ống xả của nhà máy, xí nghiệp trong những khu công nghiệp làm đen ngòm một khoảng trời. Chúng thải ra các khí CO2, CO, SO2, NOx cùng một số chất hữu cơ khác, với nồng độ cực cao.

Những khu công nghiệp này không chỉ làm ô nhiễm môi trường không khí mà còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cho các “làng ung thư” được hình thành. Mưa Axit cũng chính là hậu quả của những hoạt động sản xuất công nghiệp không xử lý thải đúng cách gây nên. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hay các hoạt động đốt rơm, rạ, đốt rừng làm rẫy cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường không khí.

Giao thông vận tải là nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm không khí hiện nay. Với một số lượng các phương tiện giao thông khổng lồ và di chuyển liên tục, lượng khí thải từ các phương tiện này cũng vô cùng khủng khiếp. Đặc biệt, đối với những xe đã cũ, hệ thống máy móc hoạt động kém thì lượng khí thải càng lớn.

Các phương tiện giao thông thải vào không khí các chất độc hại như: CO, VOC, NO2, SO2,… với nồng độ cực cao và liên tục. Nguyên nhân này chỉ đứng sau hoạt động công nghiệp, khi mà lượng khí thải từ các phương tiện giao thông xả ra môi trường rất lớn. Theo báo cáo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) giao thông vận tải đóng góp 24,34% lượng Carbon mỗi năm.

Ô nhiễm môi trường không khí gây ra rất nhiều hậu quả cho động, thực vật và con người. Chúng là tác nhân gây nên cái chết cho hàng triệu người mỗi năm. Các hợp chất nguy hiểm như: SO2, NO2, CO… có trong không khí ô nhiễm làm tắc nghẽn khí quản và giảm hệ miễn dịch của động vật.

Ngoài ra, hợp chất HF còn làm các cây ăn trái rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính. Khói bụi từ khu công nghiệp còn gây nên hiện tượng mưa Axit, những cơn mưa Axit làm chết cây cối, ô nhiễm nguồn nước, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất. Làm cho việc nuôi trồng bị ảnh hưởng, giảm sản lượng, mất mùa…

Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí đối với con người là rất nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường không khí chính là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư…. ngày càng tăng. Theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca. Chúng không những cướp đi sinh mạng của hàng triệu người mà còn gây thiệt hại kinh tế gần 5 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Chúng còn khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: Tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh. Theo đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 chính là thủ phạm gây ra nhiều ca tử vong nhất.Vì chúng có kích thước rất nhỏ, nên dễ đi vào các nang trong phổi gây nên các bệnh về hô hấp.

Bụi mịn (PM 2.5) kết hợp với CO, SO2, NO2 có trong không khí gây kích ứng niêm mạc, cản trở Hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu Oxy. Dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim. Cũng theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí là một trong nhiều thủ phạm gây nên các bệnh tim mạch, đột quỵ não lên tới 25%. Trên đây chỉ là những con số nhỏ về hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí, thực tế chúng gây ra rất nhiều bệnh tật cũng như là cái chết thầm lặng cho hàng triệu người trên thế giới.

Trước tình hình ô nhiễm môi trường không khí ngày càng trầm trọng đang diễn ra, mỗi chúng ta cần phải hành động để bảo vệ sức khỏe cũng như hành tinh của chúng ta. Một trong những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí, hiệu quả nhất chính là cải thiện thói quen sinh hoạt. Việc này có thể được thực hiên bằng cách xử lý rác thải đúng cách, không đốt rác hoặc những nhân tố dư thừa bừa bãi. Điều này giúp hạn chế lượng khí thải độc hại và bụi bẩn bị đẩy ra môi trường.

Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ô nhiễm không khí. Tắt các thiết bị điện không cần thiết. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông. Để có thể khắc phục ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử lý và đưa chất thải ra môi trường.

Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, hạn chế gây ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. Biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí hiệu quả và an toàn nhất hiện nay là dùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch không khí. Không khí sau khi được lọc sạch chất thải sẽ được thải ra môi trường. Điều này góp phần giảm sự ô nhiễm không khí rõ rệt.

Ngoài những biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí nêu trên, trồng và phát triển những khu rừng nhân tạo cũng là một biện pháp cực kỳ hữu ích. Cây xanh góp phần lọc không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên. Trồng cây xanh tại các công viên và vỉa hè ở các đô thị lớn để giảm tình trạng khí thải, khói bụi và góp phần làm hạ nhiệt độ cũng như tăng sự trong lành không khí.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Nghị Luận Về Covid 🌹 15 Bài Văn Hay

Văn Nghị Luận Xã Hội Về Ô Nhiễm Không Khí Đặc Sắc – Mẫu 7

Bài văn nghị luận xã hội về ô nhiễm không khí đặc sắc dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Ngày nay sức khỏe của con người đang bị đe dọa bởi nhiều yếu tố xung quanh cuộc sống của họ. Từ vấn đề thực phẩm, bệnh tật hay nghiêm trọng hơn là vấn đề ô nhiễm môi trường. Chúng ta sẽ cùng nhau bàn về một khía cạnh của ô nhiễm môi trường đó chính là ô nhiễm môi trường không khí.

Ô nhiễm môi trường là sự tác động của những tác nhân xấu xung quanh môi trường làm thay đổi tính chất của môi trường và vi phạm tiêu chuẩn môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Không khí là một dạng của vật chất trong tự nhiên mà thiếu nó thì con người sẽ không thể tồn tại được. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm thì tính mạng con người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp vì khi đó phổi của chúng ta sẽ hít phải những luồng khí cực độc và ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người.

Môi trường không khí là một phạm trù khá rộng, xung quanh ta đâu đâu cũng tồn tại không khí vậy sẽ như thế nào nếu chúng ta phải hứng chịu những luồng khí ô nhiễm như vậy và nguyên nhân vì sao nguồn không khí lại bị ô nhiễm, để giải đáp cho những câu hỏi trên chúng ta hãy tìm hiểu những nguyên nhân và biểu hiện của ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm môi trường không khí là những sự thay đổi các thành phần trong không khí do sự xuất hiện của một số chất độc lạ, chúng làm cho không khí biến đổi, trở nên không sạch, có mùi hôi thối, ô nhiễm không khí còn làm khuất đi tầm nhìn. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của con người.

Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí có thể nói đến đầu tiên đó chính là con người. Những nhà máy mọc lên ngày càng nhiều, bao nhiêu là khí độc khí thải để sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp sẽ đi đâu khi ở cuối cùng của công đoạn sản xuất? Những luồng khí độc ấy sẽ trực tiếp làm ô nhiễm bầu không khí, thậm chí nghiêm trọng hơn là làm thủng tầng ôzôn, khi đó con người lại chính là nạn nhân hứng chịu tất cả.

Bên cạnh đó là một phần nguyên nhân bắt nguồn từ những yếu tố nhân tạo, có thể kể đến là núi lửa, cháy rừng, bão bụi hay là hiện tượng nước biển bốc hơi. Chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết để hiểu rõ hơn về những tác nhân này.

Đầu tiên có thể kể đến là hiện tượng núi lửa phun trào, mỗi khi phun trào núi lửa thường kèm theo các thành phần hóa học độc hại ra môi trường bên ngoài với một phạm vi rất rộng. Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân nữa là do xác của động thực vật trong quá trình phân hủy tự nhiên cũng có thể dẫn đến làm ô nhiễm môi trường không khí.

Những tác nhân tự nhiên cũng như nhân tạo đó đều có ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến môi trường không khí, chung quy lại môi trường không khí đang ngày càng trở nên ô nhiễm và bị đe dọa, cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu như hằng ngày phải hít phải những thứ khói bụi độc hại như vậy. Nó sẽ mang đến những hậu quả gì cho con người cũng như vạn vật?

Đầu tiên phải nói đến đó là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, khi hít phải những luồng khí độc hại phổi của chúng ta sẽ bị tổn thương. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp, bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác của cơ thể, bệnh về tim mạch và thậm chí là gây ung thư cho con người.

Bên cạnh đó thì nó cũng ảnh hưởng đến động thực vật và toàn cầu, gây nên những hiện tượng nguy hiểm như mưa axit, hiệu ứng nhà kính hay là suy giảm tầng ôzôn. Tất cả những hiện tượng trên đều mang lại tác hại cho con người cũng như động thực vật trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Vậy, đứng trước những tác hại nguy hiểm đó thì con người phải làm gì và làm như thế nào? đó là một câu hỏi lớn mà tôi cũng như bạn cần phải có trách nhiệm để giải quyết nó.

Đối với các nhà máy hiện nay đã và đang sản xuất thì cần phải có biện pháp xả thải thích hợp và cần thay thế các loại máy móc tiên tiến và hiện đại hơn, giảm xả thải và sử dụng nhiên, nguyên liệu tự nhiên. Con người cũng cần tự ý thức về hành vi của mình,hạn chế đốt rác phế liệu bừa bãi, cần xử lý đúng cách và hợp lý nhất, tích cực sử dụng các phương tiện công cộng để giảm ách tắc và khói bụi từ các phương tiện xe máy mô tô.

Cộng đồng chung tay trồng cây xanh để thêm phần mĩ quan cũng như là góp phần cải thiện môi trường không khí trong lành hơn. Mỗi người phải tự bảo vệ sức khỏe của chính mình, đeo khẩu trang cũng như các vật dụng cần thiết để bảo vệ cho sức khỏe của chính mình.

Mỗi chúng ta hãy là những tấm gương sáng để mọi người và cả cộng đồng cùng chung tay ủng hộ, bảo vệ một môi trường xanh sạch đẹp, không khí trong lành và cuộc sống thoải mái nhất. Sức khỏe và tính mạng của bạn đều nằm trong tay và sự lựa chọn của chính bạn, bạn hiểu rồi chứ!

Gợi ý cho bạn 🌟 Nghị Luận Về An Toàn Thực Phẩm 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất

Văn Nghị Luận Về Vấn Đề Ô Nhiễm Không Khí Chọn Lọc – Mẫu 8

Tham khảo bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm không khí chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những ý văn phong phú hơn.

Ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người. Phơi nhiễm với hàm lượng các hạt rắn cao trong không khí, đặc biệt các hạt bụi mịn có kích thước 2.5 micrô-mét hoặc nhỏ hơn (PM2.5) làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí, bao gồm nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới, đột quỵ, đau tim, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính và ung thư phổi.

Quá nhiều khí Ô-zôn trong không khí có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra các vấn đề về hô hấp, khơi mào bệnh hen suyễn, suy giảm chức năng của phổi và dẫn đến các bệnh về phổi. Phơi nhiễm với khí NO2 sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em đang mắc bệnh hen suyễn. Khí SO2 có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp và các chức năng của phổi và gây ngứa rát, khó chịu cho mắt.

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về chất lượng không khí được xây dựng trên cơ sở đánh giá của các chuyên gia về các bằng chứng khoa học hiện có và được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Thật không may là 91% dân số toàn cầu hiện đang sống ở những nơi mà chất lượng không khí chưa đáp ứng với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng ô nhiễm không khí bên ngoài và ô nhiễm không khí trong nhà gây ra 7 triệu tử vong sớm mỗi năm trên toàn cầu.

Ở Việt Nam, hơn 60.000 người chết vì bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính trong năm 2016 đều do ô nhiễm không khí gây ra. Ô nhiễm không khí được coi là một kẻ giết người vô hình, thầm lặng. Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong không khí thay đổi tùy theo địa điểm, theo giờ, theo ngày và theo mùa vì chịu sự ảnh hưởng của sự chuyển động của các chất gây ô nhiễm, của gió và thời tiết v.v. Ví dụ, chất lượng không khí ở Hà Nội kém hơn vào mùa đông so với mùa hè.

Vì chất lượng không khí ở các thành phố lớn của Việt Nam đang trở nên xấu đi trong những năm qua, bây giờ chính là lúc cần phải triển khai thực hiện kế hoạch trên đây và phải hành động quyết liệt. Chính phủ, ở cấp trung ương và các cấp địa phương, cần phải cân nhắc các hành động sau đây hướng đến không khí sạch và cải thiện sức khỏe của người dân.

Trước tiên, chính phủ cần tăng cường năng lực hệ thống theo dõi, giám sát chất lượng không khí và chia sẻ thông tin, số liệu với công chúng. Hiện nay, số lượng các trạm quan trắc chất lượng không khí vẫn còn hạn chế. Cần đặt nhiều trạm quan trắc hơn nữa và đưa các trạm này vào hoạt động. Do các trạm quan trắc chính thống có chi phí cao, cần cân nhắc thay thế bằng các thiết bị theo dõi, quan trắc cảm biến có giá thành thấp hơn.

Số liệu về chất lượng không khí của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cần được đo ở chế độ thời gian thực. Mặc dù thông tin về chất lượng không khí của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã có trên trang web, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể biết được về kênh thông tin này và thậm chí còn nhiều người chưa có khả năng truy cập được nguồn thông tin này.

Mặt khác, nhiều người hiện nay đang sử dụng các ứng dụng của điện thoại thông minh để theo dõi chất lượng không khí. Như vậy, chính phủ có thể cân nhắc việc phổ biến thông tin theo dõi chất lượng không khí thông qua ứng dụng dành cho điện thoại thông minh.

Thứ hai, để bảo vệ sức khỏe người dân, chính phủ cần tăng cường các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu phát thải khí trong giai đoạn ô nhiễm không khí vượt quá mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Chỉ số Chất lượng không khí có thể là một hướng dẫn hữu ích để kích hoạt các hành động khẩn cấp của chính phủ để kiểm soát phát thải ô nhiễm. Các hành động này có thể nhắm tới các cơ sở công nghiệp, các nhà máy phát điện, ngành giao thông vận tải, các cơ sở quản lý chất thải và hoạt động đốt rơm rạ.

Thứ ba – các nguồn ô nhiễm không khí cần được xác định thấu đáo và cần xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch dài hạn nhằm đảm bảo không khí sạch. Hầu hết các nguồn ô nhiễm không khí ngoài trời nằm ngoài khả năng kiểm soát của các cá nhân người dân và do vậy, cần phải có sự phối hợp của các nhà hoạch định chính sách từ cấp địa phương, đến cấp trung ương và quốc tế.

Điều này có nghĩa là, ngay cả trong giai đoạn ô nhiễm không khí thấp, các cơ quan chức năng trong ngành giao thông vận tải, năng lượng và quản lý chất thải, quy hoạch đô thị và nông nghiệp cũng vẫn cần phối hợp cùng nhau để đảm bảo không khí sạch. Có rất nhiều ví dụ về các chính sách thành công giúp giảm ô nhiễm không khí:

Đối với các ngành công nghiệp nên phát triển các công nghệ sạch nhằm giảm phát thải khí công nghiệp; cải thiện công tác quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp, bao gồm thu hồi khí mê-tan thoát ra từ bãi thải để thay thế phương án đốt rác thải (sử dụng khí sinh học); Đối với ngành năng lượng: đảm bảo tiếp cận các giải pháp năng lượng sạch tại hộ gia đình và có thể chi trả được để đun nấu, sưởi ấm và chiếu sáng.

Đối với ngành giao thông cần ưu tiên phương tiện vận chuyển đô thị tốc độ cao, các mạng lưới đi bộ và đi xe đạp trong thành phố, cũng như vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường sắt giữa các đô thị; chuyển đổi sang các phương tiện chạy dầu đie-zen sạch hơn và các phương tiện ít phát thải và nhiên liệu sạch hơn, bao gồm nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.

Đối với quy hoạch đô thị cần cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà và làm cho thành phố xanh hơn, kết cấu chặt chẽ hơn, dẫn đến hiệu quả sử dụng năng lượng lớn hơn. Đối với ngành điện cần tăng việc sử dụng các nhiên liệu ít phát thải và các nguồn năng lượng không đốt, có thể tái tạo được (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và thủy điện); kết hợp sản xuất nhiệt và điện; và phát điện phân phối (ví dụ, điện lưới nhỏ và phát điện mặt trời trên mái nhà).

Đối với quản lý chất thải đô thị và chất thải nông nghiệp cần có các chiến lược giảm chất thải, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý chất thải, cũng như các phương pháp cải thiện quản lý chất thải sinh học như phân hủy yếm khí chất thải để sản xuất khí sinh học, là những giải pháp thay thế khả thi với chi phí thấp thay cho thiêu đốt ngoài trời chất thải rắn; ở những nơi mà việc thiêu đốt rác là không thể tránh được thì các công nghệ đốt có kiểm soát khí thải chặt chẽ là hết sức cần thiết.

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng nhất ở các thành phố lớn của các nước đang phát triển. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới tất cả chúng ta, và chính phủ cần thực hiện vai trò lãnh đạo của mình trong việc kiểm soát phát thải khí một cách quyết liệt, đặc biệt trong giai đoạn có ô nhiễm nghiêm trọng.

Chính phủ, xã hội dân sự và các cơ quan đối tác quốc tế cần phối hợp với nhau để tìm ra các giải pháp trung hạn và dài hạn để phòng ngừa ô nhiễm không khí ngay từ nguồn. Bây giờ chính là lúc cần hành động quyết liệt vì không khí sạch và vì sức khỏe cộng đồng.

Tiếp theo đón đọc 🌹 Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Thương 🌹 16 Bài Hay

Bài Văn Nghị Luận Ô Nhiễm Không Khí Ngắn Hay – Mẫu 9

Bài văn nghị luận ô nhiễm không khí ngắn hay sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích, ngắn gọn mà giàu ý nghĩa biểu đạt.

Cuối năm 2015, Bắc Kinh đã hơn một lần phát đi báo động đỏ về tình trạng ô nhiễm không khí. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt quá 200 trong nhiều ngày, nghĩa là một nửa số phương tiện giao thông không được phép ra đường, các trường học được khuyến khích đóng cửa và khu vực xây dựng ngoài trời bị cấm thi công.

Ô nhiễm không khí đã trở thành vấn nạn chung của toàn nhân loại. Ở Việt Nam, tại chính thủ đô Hà Nội, người dân chưa bao giờ hoang mang, lo lắng về tình trạng không khí hơn thế khi mới đây, không khí mà họ đang hít thở mỗi ngày được ví với “Khí quyển ngày tận thế” trong phóng sự của hãng thông tấn Singapore Channel News Asia.

Khi câu chuyện nước bạn đang có nguy cơ tái diễn tại chính mảnh đất quê hương mình, ta phải nhận thức rõ ràng hơn nữa về vấn nạn ô nhiễm không khí. “Khí quyển ngày tận thế” là lối chơi chữ, đồng thời là cách CNA đặt tiêu đề cho bài báo về tình trạng không khí tại Hà Nội trong phóng sự mới đây của họ. Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.

Như vậy, chất lượng không khí ở Hà Nội thời điểm này đang ở mức độ ô nhiễm, độc hại đáng báo động. Không khí ở Hà Nội đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Từ hiện trạng sinh hoạt, giao thông của người dân cho tới những nghiên cứu, phân tích của giới chuyên gia đều thể hiện một Hà Nội “thiếu vắng bầu trời trong xanh”, Hà Nội của khói bụi, ô nhiễm đang tăng lên nhanh chóng.

Năm 2012, một công ty phân tích ô nhiễm của Pháp là ARIA Technologies đã xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á và là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Châu Á về chất lượng không khí. Đặc biệt, số liệu của đài quan trắc đã cho thấy hàm lượng thủy ngân đạt ngưỡng nguy hiểm trong không khí Hà Nội.

Tuy rằng đây chỉ là trường hợp cá biệt và chưa xảy ra ở nhiều nơi nhưng thông tin này đã gây ra không ít hoang mang cho người dân thủ đô. Tác nhân gây ra 70% lượng không khí bị ô nhiễm ở Hà Nội là phương tiện giao thông. Số liệu chính thức cho thấy hiện Hà Nội có 5.3 triệu xe máy và 560.000 ô tô và con số này dự tính sẽ tăng 11% mỗi năm đối với xe máy và 17% đối với ô tô.

Tính tới năm 2020, sẽ có gần 1 triệu ô tô và 7 triệu xe máy chen chúc nhau trên đường phố Hà Nội. Sự tăng mạnh về số lượng phương tiện giao thông cá nhân được lý giải bởi sự khan hiếm của loại hình giao thông công cộng, người dân không có thói quen đi bộ, một bộ phận có tâm lý mua xe để thể hiện đẳng cấp.

Tắc đường ở mức độ báo động càng làm mức độ ô nhiễm môi trường trở nên khó kiểm soát. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã cố gắng mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng vấn không thể đáp ứng được số lượng phương tiện tăng đột biến, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng. Bên cạnh đó, đặc trưng thành phố với nhiều ngõ ngách nhỏ, ô tô không thể di chuyển cũng góp phần làm vấn đề trầm trọng thêm. Sức khỏe con người bị đe dọa là nguy cơ trông thấy từ vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Trước mắt, cần tăng cường việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe điện an toàn, thân thiện với môi trường. Việc đi bộ cũng nên được khuyến khích do giá trị sức khỏe mà nó đem lại. Về dài hạn, chính phủ cũng cần thiết phải đưa ra một số kế hoạch khác để cải thiện chất lượng không khí, bao gồm việc ban hành quy định khắt khe hơn về mức khí thải đối với cả ô tô và xe máy cũng như tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch hơn.

Chia sẻ 🌼 Nghị Luận Cảm Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy Ta Có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương 🌼 12 Bài Hay

Văn Mẫu Nghị Luận Ô Nhiễm Không Khí Đơn Giản – Mẫu 10

Bài văn mẫu nghị luận ô nhiễm không khí đơn giản sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả với những ý văn ngắn gọn và các luận điểm rõ ràng.

Ô nhiễm không khí chính là mối đe dọa lớn nhất về môi trường đối với sức khỏe con người và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh tật trên toàn cầu mà có thể phòng tránh được.

Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, khu vực có ô nhiễm không khí do bụi mịn PM2,5 cao nhất không chỉ tại Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã chỉ ra tác động sức khỏe của ô nhiễm không khí từ bụi PM2,5 có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam.

Trong đó, báo cáo về gánh nặng bệnh tật toàn cầu cho thấy, ở Việt Nam, ô nhiễm không khí là một trong năm yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm, chỉ xếp sau cao huyết áp, hút thuốc, đái tháo đường và nguy cơ liên quan đến yếu tố dinh dưỡng. Để giảm ô nhiễm không khí hiệu quả, cần xác định rõ các nguồn thải.

Tại Hà Nội, các nghiên cứu gần đây nhất đều chỉ ra các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí là hoạt động công nghiệp, giao thông, đốt rơm rạ, đun nấu (dân sinh và thương mại), đốt rác thải, bụi đường. Trong đó, ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 tại Hà Nội bị ảnh hưởng rất lớn từ nguồn bên ngoài, cụ thể chỉ có 1/3 lượng bụi mịn PM2,5 sinh ra trực tiếp từ các nguồn thải tại địa bàn thành phố, và 2/3 lượng bụi còn lại đến từ các tỉnh lân cận, khu vực đồng bằng sông Hồng, lan truyền từ xa và các nguồn tự nhiên.

Các nghiên cứu trên thế giới ban đầu cho thấy người dân sinh sống ở các khu vực ô nhiễm không khí có xu hướng mắc và tử vong do Covid-19 cao hơn. Việc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, dẫn đến tăng tính nhạy cảm với vi rút và gây nhiễm virus nghiêm trọng hơn. Do đó, giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng là một cách giảm gánh nặng bệnh tật của đại dịch Covid-19.

Bức tranh ô nhiễm không khí do bụi PM2,5 đã rõ ràng hơn, nhưng Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành phố bị ô nhiễm không khí ở Việt Nam còn thiếu rất nhiều nghiên cứu và dữ liệu quan trọng để có một bức tranh cụ thể về nguyên nhân và giải pháp cho tình hình hiện tại. Với thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay, cần sự đầu tư lâu dài và quyết liệt của cơ quản quản lý cấp trung ương và chính quyền địa phương cho việc nghiên cứu về ô nhiễm không khí để kiểm soát ô nhiễm từ nguồn thải.

Theo Ngân hàng Thế giới, nồng độ PM2,5 tại Hà Nội được dự báo vẫn sẽ tiếp tục tăng từ nay cho đến năm 2030 với các chính sách về quản lý chất lượng không khí như hiện nay. Để cải thiện chất lượng không khí, đòi hỏi sự chung tay của nhiều cấp (trung ương và địa phương), nhiều lĩnh vực (môi trường – sức khỏe – các ngành nghề sản xuất) và nhiều bên tham gia (nhà nước – doanh nghiệp – cộng đồng và các tổ chức xã hội).

Kết nối các bên trong việc bảo vệ môi trường không khí, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã bổ sung quy định về Kế hoạch Quản lý chất lượng không khí và Trách nhiệm của các cơ quan quản lý liên quan; đồng thời Bộ Tài nguyê và Môi trường đã ban hành hướng dẫn xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng không khí cấp tỉnh.

Tại địa phương như Hà Nội, một loạt các chỉ thị kiểm soát ô nhiễm không khí đã ra đời và đang là công cụ quản lý để triển khai các giải pháp cụ thể, như Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 30/10/2019 về loại bỏ than tổ ong, Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 18/9/2020 về kiểm soát đốt rơm rạ và chất thải.

Kết quả cho thấy, tính đến đầu quý II/2021, Hà Nội còn khoảng 2.166 bếp than tổ ong tại 27/30 quận huyện trên địa bàn thành phố, giảm 96% so với khảo sát năm 2017 và 91% so với khảo sát đầu năm 2019. Tính đến thời điểm tháng 4/2021, số lượng bếp than tổ ong 10 Quận nội thành đã giảm 56.1% so với khảo sát tháng 12/2020. Trong đó, nhóm 5 Quận nội thành có tỷ lệ giảm cao nhất bao gồm Hoàn Kiếm (78%), Ba Đình (76%), Cầu Giấy (70%), Hai Bà Trưng (56%) và Tây Hồ (53%).

Đối với việc đốt rơm rạ, rác thải, trong năm 2020 – 2021, tại Hà Nội, các huyện Sóc Sơn, Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mỹ, Đông Anh,…đã lập kế hoạch thúc đẩy các giải pháp truyền thông, xử lý và kiểm soát đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng. Để giảm ô nhiễm do phương tiện giao thông, các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng Nẵng đều định hướng tổ chức thực hiện đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

Tại TP Hồ Chí Minh, kết quả đo kiểm khí thải cho 10.628 xe mô tô, xe gắn máy cho thấy hơn 50% các xe sử dụng từ 5 năm trở lên không đạt tiêu chuẩn khí thải (TCVN 6438-2018 mức 1 và mức 2). Trong đó, đối với xe mô tô xe gắn máy 5 năm trở lên không đạt tiêu chuẩn khí thải, có 40% xe được cải thiện và đạt tiêu chuẩn sau khi bảo dưỡng xong.

Tại Hà Nội và Đà Nẵng, ở mỗi thành phố, số lượng được đo kiểm dự kiến khoảng 3.000 – 5.000 xe mô tô, xe gắn máy. Người dân được kiểm tra khí thải xe máy miễn phí khi chủ động mang xe đến các trạm kiểm định và được các chuyên gia của các hãng tư vấn về tình trạng xe và các giải pháp khác nhằm bảo đảm an toàn giao thông và hạn chế phát thải gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe.

Các giải pháp trên cùng với việc truyền thông về giáo dục, khoa học công dân với bảo vệ môi trường đã vận động nhiều người trong cộng đồng cùng đưa ra những giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí, cải thiện bầu không khí hít thở của chúng ta mỗi ngày.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống 🌹 15 Bài Hay Nhất

Viết một bình luận