Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa [29+ Mẫu Siêu Hay]

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa ❤️️ 29+ Mẫu ✅ Giới Thiệu Những Bài Nghị Luận Văn Học Dân Gian Đặc Sắc Được SCR.VN Tuyển Tập.

Dàn Ý Nghị Luận Ca Dao Than Thân

Trước khi làm bài các em học sinh cần lập dàn ý cho bài văn nghị luận về ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa để nắm được bố cục cơ bản. Tham khảo dàn ý nghị luận ca dao than thân chi tiết như sau:

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”

Ví dụ: Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” có thể coi như những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa của ông cha ta từ xa xưa và của những người bình dân trong thời xã hội phong kiến cũ.

II. Thân bài:

a. Giới thiệu về ca dao, dân ca:

  • Đặc trưng thể loại ca dao: Là thể loại trữ tình diễn tả tâm trạng, cảm xúc của con người, gắn với các hình thức sinh hoạt.
  • Giới thiệu về chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa: Là bộ phận phong phú nhất trong kho tàng ca dao trữ tình Việt Nam. Nó phản ánh những cung bậc khác nhau trong đời sống tình cảm của người Việt xưa với những đặc trưng nghệ thuật đặc thù

b. Giá trị nội dung:

  • Bộc lộ niềm chua xót, đắng cay trước số phận đáng thương
  • Bộc lộ tình cảm, tình yêu thương chung thủy, son sắt
  • Tô đậm vẻ đẹp tâm hồn người lao động
  • Lên án chế độ và xã hội

c. Giá trị nghệ thuật:

  • Biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
  • Hình ảnh gần gũi, giản dị
  • Giọng điệu ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày

III. Kết bài: Khẳng định giá trị của “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”

Ví dụ: Chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa” thực sự là một tài sản tinh thần quý giá, không thể đong đếm được, cũng có thể coi đó chính là một phần của nét tinh hoa trong kho tàng ca dao nói riêng và trong văn hóa – văn học Việt Nam nói chung.

SCR.VN tặng bạn 💧 Soạn Văn Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa 💧 Trọn Bộ Đầy Đủ Nhất

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa – Mẫu 1

Khi làm bài nghị luận ca dao than thân yêu thương tình nghĩa , các em học sinh sẽ cần đến những tư liệu hay để tham khảo. Đón đọc dưới đây là bài văn đặc sắc:

Có thể khẳng định rằng lịch sử văn học của một dân tộc là lịch sử tâm hồn của dân tộc đó. Những câu ca điệu hát từ thời xa xưa đã giúp những người lao động bình dân gửi gắm biết bao nỗi niềm tâm tư sâu kín. Và trong thế giới tâm hồn đầy sắc màu đó, lắng sâu hơn cả vẫn là những vần thơ về hình ảnh người phụ nữ. Họ được đề cập đến ở nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau nhưng có thể thấy rằng xuất hiện với tần suất khá cao là những câu ca dao than thân, đặc biệt là những câu ca ngắn gọn mở đầu bằng hai chữ “Thân em”:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.
Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu.

Hai tiếng “thân em” cất lên thật ngậm ngùi, xót xa gợi lên những thân phận nhỏ bé, hẩm hiu của những người phụ nữ ngày xưa dưới thời phong kiến. Chế độ xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng trăm năm với những quan niệm bất công, khắt khe với người phụ nữ: “Tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” – một thân phận hoàn toàn bị phụ thuộc. Họ còn bị xem thường, xem như không tồn tại: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô; nam tôn nữ ty….tất cả đã trói buộc cuộc đời họ.

Nhưng nỗi khổ, nỗi lo lắng băn khoăn nhất là nỗi lo về thân phận mong manh, nổi nênh bị phụ thuộc:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Câu hỏi vang lên đầy lo lắng, băn khoăn day dứt. Quãng đời thanh xuân của người thiếu nữ là quãng đời đẹp nhất, ngọt ngào nhất như tấm lụa đào vậy mà họ lại phải cất lên lời than đầy xót xa, ngậm ngùi “biết vào tay ai ? “. Dẫu rằng, họ cũng ý thức được giá trị của bản thân mình – một tấm lụa đào mềm mại, óng ả duyên dáng đẹp từ trong ra ngoài vậy mà lại “phất phơ giữa chợ”.

Ở chợ, tấm lụa đào trở thành đối tượng để mọi người khen chê, mặc cả và sẽ trở thành sở hữu của bất kì ai muốn mua, những người có tiền dù họ tốt hay xấu. Nó không có quyền lựa chọn hay định đoạt số phận của mình. Câu hỏi cất lên khiến chúng ta mỗi khi đọc lại cũng không khỏi xót xa ngậm ngùi. Cuộc sống thân phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng: nếu là “giếng giữa đàng” thì “người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.”, là “miếng cau khô” thì “kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày”….

Trong cái xã hội bất công ấy có biết bao nỗi khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, từ nỗi khổ về vật chất, tinh thần, về sự áp bức. Họ chưa bao giờ được tự chủ, tự quyết định bất cứ việc gì kể cả hạnh phúc của bản thân:

Mẹ em thấy của thời tham
Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con
Nói ra thẹn với nước non
Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày.

Bị ép duyên, không hạnh phúc dường như là mẫu số chung của những cô gái thời xưa, thế nên vẫn còn đó lời ca buồn:

Bướm vàng đậu dọt mù u
Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn.

Thân phận người phụ nữ xưa là thế: mỏng manh, phụ thuộc, không biết trôi về đâu giữa dòng đời trong đục. Chính vì thế, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã tiếp nối mạch cảm xúc của văn học dân gian để khắc họa rõ nét hơn qua một tiếng thơ đầy bản sắc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù cuộc đời có nổi trôi, có bảy nổi ba chìm họ cũng không hoàn toàn tự đánh mất mình, buông xuôi theo số phận. Họ vẫn giữ một “tấm lòng son” đầy kiêu hãnh, giữ được vẻ đẹp rực rỡ của tâm hồn, phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam.

Những điệu khúc ca dao của những người lao động bình dân đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về họ và những bài học quý giá về cuộc sống, về con người để biết quý trọng những giá trị của ngày hôm nay.Văn học nghệ thuật ngày nay vẫn tiếp tục lưu giữ những vẻ đẹp của người phụ nữ trong một phương diện mới, khía cạnh mới. Và xã hội ngày nay đã tạo mọi điều kiện để phụ nữ thể hiện mình và hơn hết họ còn được xã hội tôn vinh qua các ngày lễ dành riêng cho phái nữ.

Chúng ta hãy dần loại bỏ những quan niệm lạc hậu để những lời ca dao than thân xưa được thay thế bằng những khúc ca vui ngợi ca về người phụ nữ. Xin mượn lời nhà thơ Xuân Quỳnh để thêm một lần nữa khẳng định giá trị và vai trò của người phụ nữ trong xã hội:

Một buổi sớm mai trớm bước chân mình trên cát
Người mẹ cho ra đời những Phù đổng thiên vương
Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng
Là bác học hay là ai đi nữa
Cũng là con của một người phụ nữ
Người đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Ca Dao Than Thân 🔥 Chia Sẻ 10 Bài Hay Nhất

Nghị Luận Văn Học Ca Dao Than Thân Hay Nhất – Mẫu 2

Bài văn nghị luận văn học ca dao than thân hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn đặc sắc.

Ca dao dân ca luôn thể hiện những cảm xúc dạt dào về cuộc đời và số phận con người. Bằng những lời thơ chân tình mà sâu sắc, những câu hát than thân không chỉ nói lên số phận lênh đênh chìm nổi của những kiếp người nghèo khổ, sống phụ thuộc trong xã hội xưa mà còn là tiếng nói thương cảm là khát khao hạnh phúc, tự do với cuộc đời của họ. Những người phụ nữ xưa hiện lên qua từng câu hát nghe sao quá đỗi đắng cay chua xót:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hai từ “thân em” nghe sao mà ngậm ngùi xót xa, dường như trái tim những người con gái ấy vẫn luôn xót xa, đắng cay cho thân phận nhiều tủi nhục của mình. Em vốn là tấm lụa đào đẹp đẽ, tấm lụa ấy là ẩn dụ cho vẻ đẹp sắc sảo, mềm mại và duyên dáng của người con gái đang tuổi xuân thì.

Nhưng số phận vốn trêu người “hồng nhan bạc mệnh”, em giờ đây như một món hàng “phất phơ” giữa chợ, mặc người mua kẻ bán, nếu may mắn gặp đúng người biết yêu thương, trân trọng thì phận đỡ trái ngang còn không phải chịu kiếp khổ cực, bi thương. Họ thật đớn đau khi ngay chính mình chẳng thể làm chủ cuộc đời mình giữa đầy rẫy những bất công, đành chấp nhận phó mặc cho số phận.

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Người con gái ấy ví mình “như trái bần” trôi nổi giữa dòng sông, chịu bao đoạ đày “gió dập sóng dồi”, bao biến cố làm cho thân kia héo mòn, rời rã, trôi vô định chẳng biết đâu là bến đỗ của cuộc đời. Câu ca dao cất lên nghe như tiếng khóc ai oán, thương đau giữa cuộc đời chìm nổi, hạnh phúc mỏng manh chẳng thể níu giữ, phận hẩm hiu lênh đênh một kiếp tàn lụi chẳng tia hy vọng. Họ ao ước biết bao quyền được sống là chính mình, được tự do, được vun vén hạnh phúc gia đình:

“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

Nhưng lại bị bao kẻ khốn nạn chà đạp lên những ước muốn giản dị mà thiêng liêng ấy.

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”

Những người phụ nữ xưa hơn ai hết họ ý thức được chính mình, họ có phẩm cách và đức hạnh tốt đẹp. Trong nghèo nàn họ làm lụng vất vả kiếm sống, trong khổ đau họ vẫn gắng gượng vượt qua, sống giữa những nhơ nhớp, bon chen của cuộc đời họ vẫn giữ phẩm cách trong sạch. Họ ví mình như củ ấu gai, một sự khiêm tốn về ngoại hình như vẫn luôn có một trái tim đẹp, một tấm lòng thủy chung son sắt.

Những người phụ nữ ấy xứng đáng được hạnh phúc, được chở che biết bao. Nhưng thực tại quá phũ phàng, khi mà xã hội phong kiến với quan niệm “trọng nam khinh nữ” ngày càng lớn, họ bị xem nhẹ, rẻ rúng, khinh thường. Những kẻ tai to mặt lớn “năm thê bảy thiếp” khiến bao người phải chịu kiếp chồng chung, làm lẽ chẳng được yêu thương coi trọng.

” Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng cày”

Chao ôi, còn gì tội nghiệp hơn thế cho những số kiếp đáng thương kia. Những hạt mưa, những hạt mưa mang màu nước mắt của số phận. Người may mắn vào giếng nước có thể được nâng niu, kẻ hẩm hiu phải chịu kiếp lưng trần giữa ruộng đồng.

” Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”

Càng nghĩ càng tủi cực, đớn đau. Càng buồn càng thổn thức, xót xa, ngậm ngùi. Những người phụ nữ vốn đã yếu đuối lại chịu nhiều những vất vả, họ cũng cần được yêu thương được trân trọng từ mọi người, đặc biệt là người đầu ấp tay gối với mình. Vậy mà thứ hạnh phúc nhỏ nhoi ấy cũng phải chia năm sẻ bảy cho người. Hồ Xuân Hương cũng từng thốt lên tiếng thơ đã diết mà phẫn uất cho số phận đó:

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”

Suốt một đời chăm sóc cung phụng cho chồng, cho con, vậy mà nào có được chút yêu thương tử tế:

“Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

Họ vẫn phải một nắng hai sương dầm mưa dãi nắng, vẫn quần quật như con trâu cày ruộng suốt năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác. Chút san sẻ từ chồng cũng chẳng có, đành ngậm ngùi chấp nhận dẫu đêm về rơi nước mắt đau thương.

Những người phụ nữ xưa có thân phận nhỏ bé đến tội nghiệp, họ có sắc đẹp, có tài năng và phẩm giá vậy mà vẫn chẳng thể sống được trọn vẹn hạnh phúc. Ta vẫn đau đáu trước bao số kiếp trong thơ ca cũng chính là hiện hữu cho những kiếp người trong xã hội cũ.

Đó là phận nàng Kiều tài hoa bạc mệnh, là Vũ Nương thủy chung son sắt vẫn phải chịu cái chết oan khiên, là Hoạn Thư- nạn nhân của cuộc sống vợ chồng không tình yêu,…và đầy rẫy những số kiếp đau thương khác. Thật đớn đau đến nghẹn lòng cho bao thân phận đắng cay, bị những bất công ngang trái hủy hoại đến tận cùng.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển con người cũng ngày càng được tự do và bình đẳng hơn. Những người phụ nữ ngày càng tự lập và tài năng, khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của mình. Họ trở thành những doanh nhân thành đạt, những nhà giáo ưu tú, những người lãnh đạo tài ba. Họ xây dựng gia đình hạnh phúc, cùng chồng con xây đắp cuộc sống vui vẻ, đầm ấm, an nhiên. Điều đó thật đáng quý và đáng mừng biết bao.

Tuy nhiên, đâu đó,vẫn còn tồn tại những kẻ giữ quan niệm xưa mà làm nên bao điều tội lỗi. Là những kẻ sẵn sàng bỏ đi đứa con mình của mình vì dòng máu ấy không phải là đứa con trai nối dõi, vẫn còn những kẻ đang tay đánh đập vợ con tàn nhẫn mà không chút bận tấm. Và đâu đó, vẫn còn bao người chồng tệ bạc, ngoại tình phụ bạc người con gái mình yêu khiến họ phải chịu nhiều tổn thương, tủi nhục và thậm chí tìm đến cái chết để giải thoát. Những điều ấy thật đáng phê bình và lên án.

Đọc những câu hát than thân về người phụ nữ trong xã hội xưa mới thấy được bao nỗi lòng của họ. Những tiếng lòng thổn thức, đau đến xé lòng, mỗi câu thơ cất lên mang cả những phẫn uất, đau thương và cả những khát khao hạnh phúc. Văn học Việt Nam đã trở nên quý giá biết bao khi có được sự đóng góp những vần thơ dân gian đẹp đẽ và chứa chan tinh thần nhân văn cao đẹp ấy.

Mời bạn đón đọc 🌜 Giáo Án Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa 🌜 Đầy Đủ Nhất

Nghị Luận Văn Học Về Ca Dao Than Thân Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo bài nghị luận văn học về ca dao than thân ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng hơn cho bài viết trên lớp.

Những câu ca dao là khúc hát ân tình, du dương, trầm bổng của nhân dân ta từ ngàn đời nay. Trong những câu ca nhẹ nhàng, bình dị ấy chất chứa biết bao tình cảm, bao nỗi niềm của nhân dân. Và trong những câu ca ấy, đặc biệt là qua những bài ca dao than thân chúng ta dễ dàng nhận thấy và đồng cảm với thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Trước hết, qua những bài ca dao than thân, người phụ nữ trong xã hội xưa hiện lên với thân phận bé nhỏ, hẩm hiu, nổi trôi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu. Chắc hẳn, khi nhắc đến đây, chúng ta sẽ không thể nào quên hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua những câu ca, bài ca bắt đầu từ cụm từ “thân em”.

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hay:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”

Bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “thân em” gợi lên biết bao nỗi niềm của người phụ nữ. Cụm từ ấy vừa thể hiện sự khiêm nhường của người phụ nữ nhưng có lẽ hơn hết đó chính là sự tự ý thức, sự nhận thức rõ ràng của họ về sự nhỏ nhoi, thấp kém của mình trong xã hội lúc bấy giờ.

Thêm vào đó, “thân em” lại được so sánh với những vật nhỏ bé, mỏng manh, là “tấm lụa đào”, “hạt mưa sa”. Đồng thời, hình ảnh của tấm lụa đào và giọt mưa sa lại đi liền cùng các động từ “phất phơ”, “vào” – “ra” càng nhấn mạnh sự lệ thuộc, long đong, lận đận, trôi nổi, vô định, những người phụ nữ ấy rồi không biết sẽ đi về đâu của người phụ nữ.

Cùng với đó, sự lệ thuộc, số phận nổi trôi của người phụ nữ còn được thể hiện rõ nét qua bài ca dao:

“Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi”

Ở bài ca dao này, hình ảnh người phụ nữ được so sánh với “chổi đầu hè” – một loại chổi không chỉ xấu về hình thức mà nó còn được dùng để quét dọn ngoài đường. So sánh người phụ nữ với “chổi đầu hè” đã gợi lên sự rẻ rúng của họ nhưng tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở đó, nhân dân ta đã cho thấy người phụ nữ bị những người đàn ông chà đạp, khinh thường và rồi số phận họ lại không biết trôi dạt về nơi đâu. Điều đó đã được thể hiện chân thực và rõ nét qua hàng loạt các hình ảnh “chùi chân”, “vứt ra sân”,…

Không chỉ có số phận lênh đênh, rẻ rúng, sống phụ thuộc vào người khác mà người phụ nữ xưa còn phải gánh chịu bi kịch của tình yêu khi họ không được làm chủ, không được quyền quyết định tình yêu, hạnh phúc của chính mình.

“Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.
Em đã bảo mẹ rằng đừng
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.”

Có thể dễ dàng nhận thấy, người phụ nữ trong bài ca dao trên cũng như số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa đó chính là họ bị ép cưới theo quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Những người phụ nữ ấy không có quyền lên tiếng, không có quyền quyết định cho tình yêu của bạn thân mình, họ buộc phải nghe theo sự sắp xếp của gia đình và để rồi đến cuối cùng chịu biết bao đau đớn, tủi nhục, bao nỗi cô đơn.

Đồng thời, bi kịch tình yêu, hôn nhân của những người phụ nữ còn thể hiện ở nỗi cô đơn, niềm nhớ nhà và nhiều khi đó còn là sự căm phẫn, đau đớn vì bị phản bội, vì cảnh lấy chồng chung.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

“Thân em đi lấy chồng chung
Khác nào như cái bung xung chui đầu”

Tóm lại, qua những bài ca dao nói chung, ca dao than thân nói riêng đã thêm một lần nữa giúp chúng ta nhận thấy và cảm nhận sâu sắc hơn về thân phận, tình cảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Nghị Luận Về Ca Dao Than Thân Học Sinh Giỏi – Mẫu 4

Tài liệu văn nghị luận về ca dao than thân học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài và hoàn thành tốt bài văn nghị luận ca dao than thân của mình.

Ca dao là tiếng hát cất lên từ cõi lòng những người bình dân. Trong đó, có không ít những câu ca thể hiện nỗi lòng của những người phụ nữ. Họ là những người bị coi thường trong chế độ xã hội phụ quyền với tư tưởng”trọng nam khinh nữ”. Qua những bài ca dao than thân về thân phận những người phụ nữ trong xã hội cũ, phần nào tôi hiểu được nỗi đau khổ mà họ phải chịu đựng.

Trong xã hội ấy, họ bị tước đi những quyền lợi cơ bản của con người. Họ bị biến thành nô lệ cho những luật lệ, những ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo phong kiến và những quan niệm cổ hủ lạc hậu. Họ không có quyền quyết định số phận mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác bởi quy định “tam tòng” quá nghiêm khắc của Nho giáo “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (ở nhà theo bố mẹ, lấy chồng nghe lời chồng, chồng chết phụ thuộc con).

Điều ràng buộc ấy dẫn theo bao nhiêu bất hạnh của người phụ nữ, vì thế họ cất lên tiếng hát thân thở về thân phận bị động của mình:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào giếng ngọc, hạt ra ruộng cày
Thân em như giếng giữa đàng
Người không rửa mặt, người phàm rửa chân

Họ so sánh “Thân em…” với rất nhiều thứ, thể hiện nhiều bình diện khác nhau song vẫn có một điểm chung là: khẳng định giá trị của bản thân và than về số phận phụ thuộc của mình. Dù là “tấm lụa đào” quý giá hay “giếng giữa đàng” mát trong thì họ vẫn không biết tương lai như thế nào.

Những hình ảnh so sánh ấy làm nổi bật thân phận bơ vơ, bất trắc của họ. Họ không thể tự quyết định số phận của mình. May mắn thì được chỗ yên lành hạnh phúc, bất hạnh thì bị rơi vào chốn lao đao và dù trong hoàn cảnh nào họ cũng phải chấp nhận bởi thân “các chậu chim lồng”:

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra

Vì phụ thuộc nên học phải lấy chồng khi còn ít tuổi, người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của nạn tảo hôn:

Bướm vàng đậu đọt mù u
Lấy chồng càng sớm, lời ru càng buồn

Đọt mù u non nớt đã bị bướm vàng đến đậu và quấy phá. Cũng như người phụ nữ, càng làm vợ sớm thì càng khổ nhiều. Họ gửi nỗi buồn vào lời ru bởi không thể tâm sự cùng ai. Những cô gái bị ép gả khi còn tuổi niên thiếu đã dẫn đến những bi kịch số phận, đã có những câu ca dao tự trào đầy cay đắng xót xa:

Lấy chồng từ thủa mười ba
Đến nay mười tám thiếp đà năm con

Hay:

Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng

Vì nạn tảo hôn, vì những hủ tục lạc hậu ấy mà người con gái trong xã hội xuă không được hưởng tuổi thanh xuân. Chưa kịp lớn, chưa kịp hiểu cuộc đời thì họ đã phải gắn cuộc đời mình với con thơ, phải chịu cảnh làm dâu trăm chiều cay đắng. Bao nhiêu gánh nặng cuộc đời đè nặng lên đôi vai gầy guộc của người phụ nữ.

Quá nhiều bất trắc đón đợi người phụ nữ trên con đường đời, vì thế họ luôn mang trong mình những nỗi lo âu, khắc khoải. Số phận bấp bênh, hạnh phúc mong manh quá đỗi. Có được người yêu thương chân thành đã khó, giữ được người ấy và được sống chung lại càng khó hơn bởi họ đâu có quyền tự lựa chọn hạnh phúc cho mình. Quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đã tước đi của người con gái quyền được tự lựa chọn hạnh phúc cho mình. Bao nhiêu bất trắc, âu lo về số phận được gửi trong những câu ca dao đầy tâm sự:

Hòn đá đóng rong vì hòn nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em thương anh không dám nói ra
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời
Em với anh cũng muốn kết đôi
Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan

Bao nhiêu giàng buộc, bao nhiêu bất trắc trút lên vai cô gái để cô phải mang trong lòng mình những nỗi lo âu. Thân phận yếu đuối của người phụ nữ trong xã hội xưa đã được thể hiện trong rất nhiều câu ca dao ca dao như thế. Thân phận con cò, con vạc lầm lũi, gầy guộc, vất vả kiếm sống, số phận lênh đênh đã trở thành một biểu tượng quen thuộc trong dân ca ca dao để chỉ người phụ nữ. Điều đó cho ta thấy, trong xã hội cũ, khi con người chưa có sự bình đẳng giới thì người phụ nữ phải chịu thiệt thòi như thế nào.

Ngày nay, xã hội đã tiến bộ, nam nữ đã bình quyền, người phụ nữ đã được sống hạnh phúc hơn. Mặc dù không thể có sự bình đẳng tuyệt đối, nhưng người phụ nữ ngày nay đã được xã hội quan tâm đúng mực. Họ đã được phát huy hết khả năng của mình, được chủ động quyết định số phận của mình.

Tuy đây đó còn nhiều bất công, người phụ nữ còn chịu thiệt thòi, song so với người phụ nữ thời xưa thì xã hội đã tiến một bước rất dài. Chúng ta sẽ loại bỏ dần những quan niệm lạc hậu, không phù hợp để người phụ nữ được quyền sống hạnh phúc, để những lời ca dao than thân được thay thế bằng những khúc ca vui.

Giới thiệu tuyển tập 🌠 Ca Dao Yêu Thương Tình Nghĩa 🌠 Tuyển Tập Hay Nhất

Văn Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Đặc Sắc – Mẫu 5

Bài văn nghị luận ca dao than thân yêu thương tình nghĩa đặc sắc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh và bạn đọc.

Nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao được ra đời trong xã hội cũ, đại diện cho đời sống tinh thần và tư tưởng cũng như tình cảm của nhân dân lao động trong các mối quan hệ. Các tác giả dân gian đã thông qua chùm “Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa” cho chúng ta cảm nhận được niềm chua xót, đắng cay, tình cảm son sắt, bền chặt của lớp người trong xã hội, đặc biệt là số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến xưa cũ.

Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay luôn được biết đến với những vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và mang trong mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Tuy nhiên, trong văn học nói chung và trong ca dao nói riêng, số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị coi thường, rẻ rúng, trở thành nạn nhân của tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”.

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”

Câu ca dao cho thấy người phụ nữ hoàn toàn nhận thức được vẻ đẹp và giá trị của mình, “tấm lụa đào” tượng trưng cho tấm thân người phụ nữ với vẻ đẹp về nhan sắc. Chỉ tiếc thay, người phụ nữ tự ý thức được vẻ đẹp và giá trị bản thân nhưng xã hội lại không. Số phận người phụ nữ trở nên rẻ rúng, bị đem ra trao đổi mua bán ngoài chợ và trở thành một món hàng không hơn không kém, để cho người ta tha hồ lựa chọn, chỉ không biết liệu có gặp được người quân tử hay lại rơi vào tay kẻ tiểu nhân.

Người phụ nữ trong xã hội cũ hoàn toàn không có quyền quyết định cuộc sống và số phận của mình, cũng không có khả năng phản kháng. Hôn nhân được sắp đặt và định đoạt bởi cha mẹ, cuộc đời trôi nổi bất định, hạnh phúc như một ván cờ đỏ đen, may rủi.

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.”

Hình ảnh so sánh rất mộc mạc và gần gũi, giản dị nói về những người phụ nữ không có lợi thế về ngoại hình và nhan sắc nhưng lại có vẻ đẹp tâm hồn. Câu ca dao nhấn mạnh đến vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất bên trong của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp trong sáng, hiền dịu, tấm lòng chung thủy son sắt và đức hi sinh cao cả.

Trong xã hội cũ, người ta đề cao vẻ đẹp hình thức và thường đánh giá số phận người phụ nữ qua nhan sắc của họ. Một người phụ nữ có nhan sắc sẽ được coi trọng và được nhiều người để ý đến, còn nếu kém về nhan sắc sẽ chịu nhiều thiệt thòi và bị coi thường, chà đạp không thương tiếc. Tuy nhiên, vẻ đẹp tâm hồn đâu dễ để người đời có thể nhìn nhận thấy được, chỉ có thể cảm nhận bằng sự chân thành, chính vì vậy người phụ nữ phải mời mọc chỉ mong sao tìm được người có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn trong con người mình.

“Ai ơi, nếm thử mà xem !
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”

Đó là lời mời mọc đầy tha thiết và có phần táo bạo nhưng lại ẩn chứa nỗi đắng cay, tủi nhục, lời than thân trách phận đầy chua xót. Những câu ca dao than thân đã nói lên tiếng than của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời xưa, họ có chung một số phận phải chịu những bất công, vùi dập và bị tước đi quyền được sống, quyền được hạnh phúc.

Tuy nhiên nỗi đau xót và tủi nhục của mỗi người lại mang những sắc thái riêng mà các tác giả dân gian đã rất khéo léo diễn tả các sắc thái khác nhau đó bắng những hình ảnh ẩn dụ và so sánh đặc trưng.

Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.

Bài ca dao trên nói về tình yêu đôi lứa, đặc biệt là về tình cảm của người con gái khi yêu. Hai câu đầu cho thấy được nỗi lòng đau đớn, xót xa và nỗi buồn da diết của người con gái khi lỡ dở duyên tình. Những hình ảnh mặt trăng, mặt trời biểu tượng cho sự vĩnh cửu, tương xứng trong tình yêu, nhưng đó cũng là sự xa cách nghìn trùng.

Tình duyên đã lỡ dở nhưng người con gái vẫn kiên định một lòng chờ đợi như “sao Vượt chờ trăng”, những hình ảnh đẹp cho thấy tình cảm son sắt, sâu đậm mà người con gái dành cho người mình yêu. Nỗi nhớ và sự trông ngóng trong vô vọng đã khẳng định tình yêu son sắt, chung thủy mặc cho duyên không thành.

Bài ca dao trên nói về cô gái trong một tình yêu lỡ dở, còn bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” lại diễn tả nỗi nhớ thương da diết của một cô gái đang yêu. Tác giả dân gian đã dùng hình ảnh chiếc khăn để gửi gắm tâm tư của nhân vật trữ tình. Những trạng thái vận động của chiếc khăn kia chính là tâm trạng tương tư sầu muộn, trạng thái bồn chồn, đứng ngồi không yên của người con gái khi nhớ về người yêu.

“Đèn thương nhớ ai”, hình ảnh đèn lại biểu tượng cho thời gian, cho thấy sự chờ đợi triền miên theo thời gian và luôn thường trực đến khi cô gái mỏi mắt “Mắt thương nhớ ai – Mắt ngủ không yên”. Cô gái đã không còn giấu giếm tâm tư của mình nữa mà đã bộ bạch ra chân thật và tự nhiên. Đến hai câu cuối, ta đã thấu hiểu nỗi nhớ thương thấp thỏm của cô gái:

“Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Đó là nỗi lo về duyên phận của cô gái trong xã hội xưa, ngoài những nhớ thương cô còn lo cho tình yêu của mình, thấp thỏm trước những biến chuyển trong xã hội và trong lòng người. Cô gái nhận thức được thân phận của mình và không khỏi lo lắng cho số phận và tình yêu của mình.

“Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”

Câu ca dao thể hiện ước muốn tha thiết và tế nhị thường tình của người con gái với chàng trai của mình. Hình ảnh chiếc “cầu dải yếm” thật độc đáo, tượng trưng cho sự gợi cảm và mềm mại trong vẻ đẹp của người con gái. Ước nguyện của cô gái thật hồn nhiên nhưng đầy ngẫu hứng, cho thấy sự thổ lộ mãnh liệt của cô gái trong tình yêu. Người phụ nữ trong tình yêu là vậy, còn trong tình nghĩa vợ chồng, dân gian đã có bài ca dao về tình nghĩa như:

“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

Gừng và muối là hai biểu tượng quen thuộc khi nói về tình nghĩa, đó vừa là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn gia đình lại vừa thể hiện cho những đắng cay, sóng gió trong cuộc đời. Vị mặn và vị cay của gừng trường tồn theo năm tháng và tình nghĩa của đôi ta cũng như vậy, dù đắng cay ngọt bùi vẫn luôn có nhau. Câu nói về thời gian không chỉ có tác dụng hiệp vần mà còn ý nói đến độ dài thời gian hàng trăm năm, hơn thế, tình nghĩa không chỉ tính theo năm mà còn tính theo từng ngày, chỉ khi đến chết mới cách xa tình nghĩa của đôi ta.

Như vậy, qua chùm “Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa”, người đọc không chỉ cảm nhận được những lời than thân trách phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến mà bên cạnh đó còn được thấu hiểu biết bao tâm trạng, khát vọng cũng như tình nghĩa của người phụ nữ thời xưa. Số phận của người phụ nữ đã được phản ánh thật phong phú, sâu rộng và đa dạng trong mọi hoàn cảnh, điều đó chính nhờ sự sáng tạo tài tình của các tác giả dân gian qua hệ thống ngôn từ, hình ảnh đầy hấp dẫn và độc đáo.

Đón đọc văn mẫu ☀️ Nghị Luận Bài Ca Ngất Ngưởng ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Bài Văn Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Chọn Lọc – Mẫu 6

Đón đọc bài văn nghị luận ca dao than thân yêu thương tình nghĩa chọn lọc dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn hay.

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, những bài ca dao không chỉ mang ý nghĩa ca ngợi, bộc lộ tâm tư tình cảm mà còn là những lời than thân trách phận của những số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Người phụ nữ hiện lên trong các bài ca dao là đại diện cho người phụ nữ Việt Nam với bao phẩm chất giá trị tốt đẹp nhưng số phận lại đầy cay đắng khi sống dưới chế độ phong kiến cũ.

Có một điều chắc chắn và không thể phủ nhận được đó chính là người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn không được tôn trọng, ngược lại còn bị coi thường một cách rẻ rúng, những người phụ nữ này trở nên nhỏ bé, mỏng manh giữa cuộc đời. Điển hình như một số bài ca dao đã ví những người phụ nữ với những thứ tầm thường, nhỏ bé:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”,

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Dù là hạt mưa sa hay tấm lụa đào cũng chỉ một ý nghĩa tầm thường, nhỏ bé và rẻ mạt. Bắt đầu bằng cụm từ “thân em” dường như là muốn nhấn mạnh lời thở than, thân mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý nhưng lại phải chịu số phận hẩm hiu, bất hạnh.

Hình ảnh hạt mưa sa gợi lên sự nhỏ bé, dường như vô nghĩa giữa cuộc đời, có biết bao hạt mưa rơi, hạt nào cũng giống nhau nhưng vị trí rơi xuống lại khác nhau, có hạt được vào đài các, có hạt lại ra ruộng cày, cũng giống như số phận người phụ nữ, ai cũng tốt nhưng không phải ai cũng có số phận may mắn. Số phận trở thành trò chơi may rủi, bấp bênh, không thể lường trước và cũng không có sự lựa chọn, chỉ đành cam chịu chấp nhận.

Hình ảnh “tấm lụa đào” là tượng trưng cho vẻ đẹp nhan sắc, phẩm chất của phụ nữ nhưng họ chỉ như một món hàng được đem ra cân đo đong đếm ngoài chợ, là đồ rẻ rúng người ta nâng lên đặt xuống, may mắn thì gặp được người quân tử, bằng không rơi vào tay kẻ tiểu nhân. Số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh, cuộc đời như bể dâu trôi nổi không biết sẽ đi về đâu và cũng không thể lựa chọn được bến đỗ của đời mình.

Từ khi sinh ra, mang phận con gái đã thiệt thòi, sống trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ lại càng bất mãn hơn, cha mẹ và xã hội là người quyết định hoàn toàn cuộc đời của họ, cha mẹ gả bán, miễn cưỡng hôn nhân, người phụ nữ không được làm chủ cuộc đời mình, hoàn toàn phải sống theo sự sắp đặt của người khác.

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem !
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”

Người phụ nữ trong xã hội cũ tuy phải chịu nhiều vất vả, gian khổ và lam lũ nhưng tâm hồn và phẩm chất bên trong – những điều không ai biết luôn rạng ngời. Người ta chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài mà không tìm hiểu sâu về bên trong, người phụ nữ phải tự khẳng định phẩm chất và vẻ đẹp của mình, phải mời mọc mọi người nhìn nhận, công nhận vẻ đẹp của mình.

Người phụ nữ muốn được xã hội công nhận giá trị của mình, tuy nhiên, sống trong xã hội phong kiến hà khắc họ chịu sự đè nén của tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng đó đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm của người phụ nữ. Họ mất đi quyền sống, quyền được yêu thương, đàn ông có thể năm thê bảy thiếp, nắm quyền hành trong xã hội nhưng phụ nữ chỉ là cái bóng mờ nhạt, cả một đời cung phụng, hầu hạ cho chồng cho con.

Số phận người phụ nữ phong kiến sau khi lấy chồng còn chịu trăm đường tủi cực, ngậm đắng nuốt cay, bởi quan niệm ngày xưa “Xuất giá tòng phu” buộc người phụ nữ nhất nhất chăm lo và phụ thuộc vào nhà chồng, buồn thay nỗi khôn nguôi khi nhớ về quê mẹ mà không thể trở về:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

Những bài ca dao trên không chỉ là tiếng nói, lời than thở ai oán, lời trách móc số phận của người phụ nữ mà thấp thoáng ở đó chính là nỗi lòng xót thương, cảm thông cho số phận của họ. Không chỉ mang ý nghĩa phê phán hiện thực đầy khắc nghiệt của xã hội cũ, qua đó, tác giả dân gian còn khẳng định và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Tiếp tục đón đọc 🌳 Nghị Luận Cảnh Ngày Hè 🌳 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Đạt Điểm Cao – Mẫu 7

Để làm bài văn nghị luận ca dao than thân yêu thương tình nghĩa đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo những gợi ý làm bài đặc sắc dưới đây:

Trong kho tàng ca dao truyền thống của ta, bộ phận nói về chủ đề than thân của người phụ nữ chiếm một tỉ lệ rất lớn và trong đó, đáng chú ý nhất là loại bài ngắn (hai câu lục bát hoặc bốn câu). Đó là một trong những mảng ca dao hay nhất, giàu ý nghĩa xã hội và cũng giàu chất ca dao nhất. Chúng thường được mớ đầu bằng những mô típ truyền thống quen thuộc: “Em như…” hoặc “Thân em…”.

Đọc qua hoặc nghe qua thì thấy chúng có dáng dấp bề ngoài hao hao giống nhau, nhưng đi sâu vào từng bài cụ thể thì sẽ thấy mỗi câu, mỗi bài đều có những nét riêng không lặp lại về nội dung cũng như về nghệ thuật:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

Đây là niềm băn khoăn của cô con gái mới lớn, bước vào tuổi lấy chồng. Hình ảnh tấm lụa đào lộng lẫy tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái đến tuổi dậy thì, chứng tỏ người con gái ý thức được rất rõ giá trị của mình. Nhưng đây không phải là tấm lụa đào cất trong rương, vắt trong nhà mà đem bán giữa chợ: phất phơ giữa chợ.

Cô gái thấy mình đến tuổi gả bán. Trong điều kiện chưa có hôn nhân tự do, mà do mai mối đưa đường, người con gái cảm thấy như là đang ở giữa chợ. “Biết vào tay ai” là một băn khoăn, không phải sợ ế, sợ rẻ, mà chỉ sợ người chủ tương lai của đời mình sẽ thế nào. Đó cũng là câu hỏi của mọi cô gái đến tuổi lấy chồng, một băn khoăn rất thật, rất người.

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”.

Người con gái trong bài này lại có tâm trạng lo lắng khác. Cô tự biết phẩm chất của mình thơm thảo, ngọt ngào, nhưng hình như cô có bề ngoài không lấy làm hấp dẫn cho lắm, cô phải tự giới thiệu, chào mời và hứa hẹn về phẩm chất của mình.

“Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
Mình ơi có nhớ ta chăng?
Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời”.

Người con gái trong bài này đã có người yêu, hai người đã khá tương xứng, đẹp đôi như mặt trăng sánh với mặt trời, sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng. Nhưng anh chàng hình như có gì trục trặc, giống như thay lòng đổi dạ. Nhưng người con gái thì kiên định chờ đợi một lòng.

Ca dao than thân, tình nghĩa là bách khoa thư về hàng nghìn, hàng vạn tâm trạng, số phận con người. Bài Khăn thương nhớ ai nói nỗi lòng tương tư nhớ thương bạn tình qua hình ảnh chiếc khăn, ngọn đèn, con mắt đã làm xúc động bao người.

Hoài Thanh có lần nói, nếu chì hai câu sau: Mắt thương nhớ ai mà mắt không yên thì ta đã thấy hay rồi, nhưng là loại hay có thể hiểu được. Còn như hai câu đầu thì hay đẽn mức cơ hồ không hiểu được, không rõ hẳn là nói gì mà vẫn thấy hay. Tôi xem là một trong những câu ca dao hay nhất Việt Nam.

Ca dao tương tư rất nhiều và cũng rất đa dạng. Chữ thương, chữ nhớ nói đi nói lại mãi vẫn cứ là mới và không lặp lại. Đây là bài ca dao rất độc đáo, nội dung và nghệ thuật của nó không trùng với bất kì bài ca dao nào khác. Ở đây hai từ thương, nhớ được dùng liền nhau, gắn với từ ai tạo thành một cụm từ điệp và điệp đến năm lần mà mỗi lần nghe đều thấy hay, không biết chán.

Bởi vì cụm từ “thương nhớ ai” được gắn với một chủ thể riêng. Các chủ thể Khăn, đèn, mắt tuy khác nhau ahưng đều là một, cáu hỏi thay đổi nhưng câu trả lời thì vẫn giữ nguyên. Khi người ta yêu, mọi vật xung quanh như đều cùng yêu thương và thổn thức cả. Cái hay của bài này là ở đó. Thương, nhớ đều có nghĩa là yêu, nhưng nhớ là yêu mà xa cách, mà xa cách thì lo lắng không yên là rất dễ hiểu: Đêm qua em những lo phiền, Lo vì một nỗi chưa yên mọi bề.

“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”.

Sinh ra trong một nước có nhiều sông ngòi, kênh rạch, hoàn cảnh tự nhiên cũng tác động đến tư duy con người. Nhưng cái ước vọng sông rộng một gang tay thì thật là chưa đâu có. Bởi độ rộng con sông phải tương xứng với vật liệu xây đắp cái cầu là cái dải yếm. Trong ca dao đã có cầu tre, cầu ván, cầu xây, có cầu cành hồng, cầu mồng tơi, cầu sợi chỉ… nhưng độc đáo nhất bài này là cầu dải yếm.

Khi thiết kế ra chiếc cầu dải yếm, cô gái kiến trúc sư Việt Nam hẳn đang độ tuổi mười tám, đòi mươi, tình yêu vừa chớm, sức tưởng tượng dồi dào. Chiếc cầu này chỉ tồn tại trong tưởng tượng, trong ước vọng thầm kín giữa chàng và em, chỉ bắc riêng cho chàng sang chứ không cho mọi người, không phải là cầu công cộng. Đó là chiếc cầu tình yêu. Tình yêu luôn luôn đầy sáng kiến và sáng tạo, nó đẻ ra cái cầu kì diệu.

“Muối ba năm muối vẫn còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”.

Trong ca dao Việt Nam thường nói tới gừng cay, muối mặn khi nói về tình nghĩa. Muối không chỉ là khoáng chất thiết yếu của sự sống mà còn là thứ gia vị quý giá của thức ăn, có muối mới được đậm đà. Muối biểu tượng cho sự mặn mà, tình nghĩa. Người Nga đón khách quý thì đem bánh mì và muối ra mời khách nêm, coi như người trong một nhà.

Gừng là biểu tượng của mọi sự cay đắng của cuộc đời. Gừng cay muối mặn tượng trưng cho cuộc đời cay đắng, ngọt bùi có nhau. Hai câu đầu bài ca dao nêu ra hai câu khởi hứng, vừa ẩn dụ, khẳng định vị mặn và vị cay vẫn có sức bền những ba năm, chín tháng. Cũng ví như “Đôi ta nghĩa nặng tình dày, Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”.

Ba vạn sáu nghìn ngày tức là trăm năm, cũng tức là suốt đời, “bách niên giai lão”. Nói ba vạn sáu nghìn ngày không đơn giản chỉ vì cho hiệp vần, mà còn có ý nói tình đôi ta không phải tính năm, mà tính từng ngày, chúng ta yêu nhau từng ngày, có tính từng ngày thì mới ro được tình của ta. Nói mới xa mà thực là không xa hay nói cách khác chỉ đến chết mới cách xa.

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa của Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Chỉ tìm hiểu sơ sơ có sáu bài mà ta đã thấy biết bao tâm trạng của con người, biết bao khát vọng, lí tưởng, còn thấy được cái đẹp của biết bao hình ảnh, từ ngữ tài tình mà người bình dân đã sáng tạo ra. Đó là mảng ca dao chẳng những nuôi dưỡng cho ta những tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc, đậm đà tính chất dân tộc, mà còn là cả một kho tàng nghệ thuật ngôn từ độc đáo đến bất ngờ, đủ cho ta yêu mến, khâm phục, kích thích ta sáng tạo.

Đừng bỏ qua 🔥 Nghị Luận Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🔥 15 Bài Văn Hay

Bài Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Nâng Cao – Mẫu 8

Bài nghị luận ca dao than thân yêu thương tình nghĩa nâng cao sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu hay giúp các em học sinh trau dồi kỹ năng viết.

Việt Nam – một đất nước với chiều dài lịch sử với bao nền văn hóa đặc sắc kèm với đó là một kho tàng văn học nghệ thuật khổng lồ. Ta không thể không nhắc đến những bài ca dao vô cùng thân thương của dân gian đã để lại. Mỗi bài ca dao lại mang cho ta những cảm nhận riêng về cuộc đời, về con người. Và đặc biệt vẻ đẹp của người lao động thông qua các bài ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa đã được hiện lên thật rõ.

Trong chế độ phong kiến đầy rẫy những bất công, người phụ nữ đã phải chịu nhiều bất hạnh, chính vì vậy, từ sâu thẳm trong tâm hồn, họ cất lên tiếng than cho số phận của mình:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”

Nhân vật trữ tình điển hình trong hai bài ca dao trên là người phụ nữ. Cách xưng hô “thân em như…” đã gợi ra thân phận nhỏ bé yếu đuối đến tội nghiệp vì phải sống trong một xã hội trọng nam khinh nữ. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ thân thuộc với cuộc sống: “Thân em như tấm lụa đào” – lụa đào gợi nét đẹp duyên dáng nhẹ nhàng, nhưng lại phất phơ giữa chợ, không biết sẽ vào tay ai.

“Củ ấu gai” – dù vẻ bề ngoài xấu xí, đen đúa thế nào thì bên trong vẫn chứa những ngọt bùi, cũng giống như người con gái hình dáng bên ngoài có ra sao nhưng sâu thẳm trong tâm hồn luôn chất chứa một tình cảm chung thủy, đáng để người khác trân trọng. Bài ca dao là tiếng nói của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa. Họ tự ý thức được về giá trị của mình một cách sâu sắc đồng thời cũng là một tâm trạng lo lắng, thấp thỏm trước tương lai phía trước vì thân phận họ bị lệ thuộc, vì lễ giáo phong kiến hà khắc bó buộc.

Tình yêu – một thứ tình cảm rất đặc biệt giữa người với người và là đề tài bất tận của thơ ca. Tình yêu khiến con người có những niềm vui nhưng cũng có những nỗi buồn nếu yêu nhau và không đến được với nhau:

“Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!

Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.

Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.”

Đây là một bài ca dao nói về tình yêu của hai con người gặp phải nhiều trắc trở. Mở đầu bài ca dao bằng một động tác “trèo cây”, khiến người đọc không khỏi tò mò. “Ai” một chủ thể không được xác định rõ ràng ở đây, nhưng dù là nam, là nữ, đều mang một tâm trạng chung “xót lòng”. Khi chọn được một nửa của mình mà không thể đến được với nhau, trong lòng không khỏi đau khổ, thời gian cứ dài đằng đẵng trôi đi, mà đôi lứa không thể ở bên cạnh nhau. Một sự tiếc nuối về tình cảm lứa đôi không thể thành.

Ca dao về yêu thương tình nghĩa luôn đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh gắn bó với đời sống của con người lao động:

“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.”

Có thể thấy rõ, nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là người con gái đang yêu, có những bộc lộ tâm sự vừa gián tiếp mà vừa trực tiếp. Những biện pháp nghệ thuật được kết hợp với nhau liên tiếp là các câu hỏi tu từ, với đại từ phiếm chỉ “ai”; những bộc lộ gián tiếp thông qua các hình ảnh khăn, đèn, mắt.

Hỏi khăn đầu tiên bởi lẽ khăn là vật dụng gần gũi với người con gái nhất, người con gái ấy hỏi chiếc khăn cũng như đang hỏi chính bản thân mình – một hình thức bày tỏ tâm sự kín đáo, tinh tế. “Khăn thương nhớ ai” được lặp lại đến ba lần càng nhấn mạnh người con gái đang rất nhớ thương người mình yêu. Hết hỏi khăn, nàng chuyển sang các vật dụng khác:

“Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.”

Hỏi khăn không đủ, nàng hỏi đèn, hỏi đôi mắt, qua những câu hỏi liên tiếp ta có thể thấy người con gái thao thức trằn trọc suốt canh thâu bởi niềm thương nỗi nhớ, một nỗi nhớ trải dài theo không gian với thời gian. Người con gái ấy đã chọn cách giãi bày trực tiếp:

“Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Nỗi muộn phiền đã được con gái bày tỏ trực tiếp, những lo phiền cứ bao vây xung quanh, cô lo sợ tình yêu không thành, lo sợ hai người không đến được với nhau. Quả là một cô gái có tình yêu sâu đậm, nồng nàn, tha thiết.

Trong bài ca dao tiếp theo, hình ảnh của người con gái hiện lên với sự mạnh mẽ trong tình yêu:

“Ước gì sông rộng một gang.
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.”

Mặc cho xã hội lễ giáo phong kiến có hà khắc ra sao, người con gái này vẫn một mực theo đuổi tình yêu đích thực của mình. Cô gái có lối suy nghĩ vô cùng táo bạo đó là ước “sông rộng một gang”, rồi lại bắc cầu bằng dải yếm. Từ tận sâu trong tâm hồn, đó là một sự quyết liệt theo đuổi hạnh phúc đến cùng.

Tình cảm vợ chồng – một mối tình keo sơn gắn bó luôn được đề cao trong các mối quan hệ giữa con người với con người:

“Muối ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.”

Tình cảm vợ chồng son sắt khó có gì có thể miêu tả được, vậy mà dân gian đã lấy hai hình ảnh thật giản dị thân thuộc với cuộc sống lao động hằng ngày “gừng và muối”. Khoảng thời gian sống bên nhau không chỉ vì tình yêu dành cho nhau mà còn là trách nhiệm với nhau. Một bài ca dao thật hay về tình nghĩa thủy chung thắm thiết của cặp vợ chồng. Họ đã cùng trải qua những đắng cay, vất vả, chia sẻ ngọt bùi cùng nhau, không gì có thể chia cắt được.

Những bài ca dao thân thuộc được viết dưới những câu thơ lục bát hay bốn chữ dễ thuộc dễ nhớ, dễ thấm sâu vào lòng người. Chất liệu dân gian được sử dụng thật độc đáo gây ấn tượng sâu với người đọc. Qua những bài ca dao trên, ta có thể thấy rõ được những vẻ đẹp trong tâm hồn của con người lao động. Họ là những người biết rõ về bản thân, thương cho số phận của mình, những nỗi lo lắng về tình yêu khi không thành đôi.

Cùng với đó là tình cảm thắm thiết thủy chung của vợ chồng dành cho nhau. Những vẻ đẹp đó sẽ mãi được lưu giữ với thời gian. Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ một cách chân tình, sâu sắc qua chùm ca dao yêu thương tình nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong câu ca, và đặc biệt nó mang lại một nét đẹp cho kho tàng văn học Việt Nam.

Xem nhiều hơn 🌟 Nghị Luận Về Bài Thơ Nói Với Con 🌟 15 Bài Văn Ngắn Hay

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Ngắn Hay – Mẫu 9

Bài văn nghị luận ca dao than thân yêu thương tình nghĩa ngắn hay sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích mà vẫn giàu ý nghĩa biểu đạt.

Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận của người phụ nữ luôn là tấm gương thể hiện rõ những ngang trái, những bất công. Sống trong thiết chế hà khắc của quan niệm “trọng nam khinh nữ”, họ chỉ còn biết ngậm ngùi khóc thầm và than thân trách phận thông qua những câu ca dao. Những câu ca than thân cất lên đã thể hiện rõ khát vọng tự do về tình yêu và giải phóng thân phận cùng tinh thần phản kháng chế độ phong kiến của người phụ nữ.

Thông qua những câu ca dao than thân, chúng ta có thể thấy được thế giới cảm xúc cùng sự cảm nhận mang tính khái quát về những bất hạnh của con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ. Sống trong chế độ xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công của chế độ nam quyền và tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ bị tước đoạt đi mọi quyền lợi và không có quyền tự do định đoạt cuộc sống của mình:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Với cách diễn đạt quen thuộc thông qua mô-tip “thân em”- cách diễn đạt quen thuộc được lặp đi lặp lại nhiều lần trong ca dao, câu ca trên đã so sánh người phụ nữ với “tấm lụa đào”- hình tượng gợi lên vẻ đẹp thướt tha. Người phụ nữ đã cất lên tiếng ca ví mình với tấm lụa – tuy đẹp đẽ nhưng đến cuối cùng chỉ là một món hàng “phất phơ giữa chợ” và không có quyền định đoạt số phận của mình.

Thứ đã tước đoạt đi quyền tự do của họ chính là lễ giáo phong kiến hà khắc với những quy định khắt khe, khiến thân phận của người phụ nữ trở nên lênh đênh, chìm nổi:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

Số phận của người phụ nữ bỗng nhiên lênh đênh, chìm nổi và không thể đoán định được tương lai và hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi, cũng giống như hạt mưa sa vào những địa điểm khác biệt về “đài các” và “ruộng cày”. Bên cạnh việc so sánh phận mình với những sự vật tốt đẹp nhưng không được trân trọng, người phụ nữ còn ví mình với những sự vật thấp bé, nhỏ nhoi không đáng được quan tâm:

“Thân em như củ ấu gai
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi”

Củ ấu gai với vẻ đẹp tiềm ẩn “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen” phải cất lên tiếng lòng mời gọi “Ai ơi” để thể hiện nét đẹp của bản thân cho thấy trong xã hội phong kiến, giá trị cũng như vẻ đẹp của người phụ nữ không hề được quan tâm. Câu ca cất lên với lời mời gọi thể hiện sự tự khẳng định bản thân đầy mạnh mẽ, táo bạo nhưng vẫn mang đậm dư âm của sự chua xót và cay đắng.

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, chúng ta còn bắt gặp rất nhiều câu ca thể hiện rõ thân phận của người phụ nữ trong sự đối chiếu, so sánh giữa hai đối tượng nam và nữ:

“Anh như chỉ óng thêu cờ,
Em như rau má mọc bờ giếng khơi”

Hay như:

“Anh như tán tía, lọng vàng
Em như chiếu rách nhà hàng bỏ quên”

Thông qua sự so sánh đối chiếu qua cặp lục bát và kết cấu song hành đối xứng: “Anh như” – “Em như”, câu ca đã thể hiện rõ quan niệm trọng nam khinh nữ cùng sự bất công, sự khinh trọng trong lễ giáo phong kiến xưa về con người. Như vậy, thông qua những câu hát than thân, chúng ta có thể thấy rõ thân phận đầy bi kịch của người phụ nữ; đồng thời thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn, cũng như tiếng nói phản kháng của họ trước một xã hội đầy rẫy những ngang trái luôn vùi dập số phận, cuộc đời của họ.

Thế giới ca dao không chỉ tràn ngập những tiếng hát ngợi ca, yêu thương mà còn chứa đựng những tiếng khóc thầm, ngậm ngùi, than thân trách phận của những người phụ nữ. Đó cũng chính là những câu ca làm nên giá trị nhân đạo, nhân văn vô cùng cao đẹp trong nền văn học dân gian.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Chiều Tối 💧 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Luyện Viết – Mẫu 10

Nghị luận ca dao than thân yêu thương tình nghĩa luyện viết sẽ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt và trau chuốt cho mình một văn phong hay.

Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ của Việt Nam ta bên cạnh những câu truyện cổ tích nhiệm màu, những truyền thuyết xa xăm thì ca dao là một trong những thể loại chiếm số lượng nhiều nhất, đồng thời cũng có phạm vi đề tài rộng lớn.

Không chỉ bộc lộ tấm lòng, tâm hồn của người lao động về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước, tình cảm lứa đôi mà các thể loại ca dao trữ tình, có vần có nhịp gần như những câu hát còn nói lên những đắng cay, xót xa của con người dưới chế độ cũ, đồng thời cũng có một số câu là lời ca hóm hình, tươi vui đầy lạc quan về cuộc đời, dẫu còn nhiều khó khăn vất vả.

Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là một trong những thể loại chiếm số lượng lớn, bộc lộ vô cùng rõ nét đời sống tinh thần của người Việt xa xưa, đặc biệt là của người phụ nữ. Có thể nói rằng ca dao than thân là thể loại văn học dân gian đặc biệt được đặc cách dành riêng cho người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, mà ở đó họ được tự do thể hiện cảm xúc, thể hiện những xót xa, đớn đau trong cuộc đời, và cả những nỗi niềm khao khát hạnh phúc mà không phải e ngại, dè chừng.

Thông qua ca dao than thân người ta biết được nhiều tiếng nói, nhiều số phận, nhiều cuộc đời, và cả những nỗi bất công mà kiếp đàn bà phải gánh chịu. Ca dao đã trở thành một cánh cửa để người phụ nữ giải phóng tâm hồn mình, bởi tính dễ làm, dễ nhớ, dễ thuộc, không cần học vấn uyên thâm như Hồ Xuân Hương người ta vẫn có thể thốt ra những câu ca dao thật hay, thật ý nghĩa với những hình ảnh giản dị, mang đậm phong thái dân gian. Ví như câu hát dưới đây:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ được ví với hình ảnh “tấm lụa đào”, đó là một hình ảnh rất hay và vô cùng sâu sắc, nó khá tương tự với cái cách mà Hồ Xuân Hương ví người phụ nữ với “bánh trôi nước”. Tấm lụa đào là một vật phẩm đẹp đẽ quý giá, mềm mại, lụa đào là biểu trưng cho sự xuân sắc, kiều diễm của người con gái.

Thế nhưng đọc câu ca dao người ta lại bỗng thấy xót xa, đau đớn khi số phận của người phụ nữ lại được ví như một tấm lụa, một loại hàng hóa, dẫu có đẹp đẽ trân quý, nhưng cuối cùng cũng chỉ là một món hàng mặc sức cho người ta lựa chọn, ngã giá không hơn.

Thân phận đàn bà khi ấy rất đúng với câu “phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai”, bởi họ nào được phép lựa chọn hạnh phúc cuộc đời mình, cũng lạc lõng bơ vơ giống hệt cái bánh trôi của bà chúa thơ Nôm “bảy nổi ba chìm với nước non”, phải chấp nhận “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”, phải phụ thuộc vào lễ giáo xã hội cũ, với tư tưởng trọng nam khinh nữ sâu sắc.

Như vậy từ câu ca dao trên có thể nhận ra rằng người phụ nữ xưa đã có ý thức rất rõ về vẻ đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình của mình, thế nhưng đắng cay thay xã hội phong kiến bất công đã chèn ép, không cho họ được tự do, phóng khoáng, khiến cuộc đời của biết bao nhiêu kiếp hồng nhan phải chịu cảnh tủi nhục, ngẫm mà không khỏi xót thương, cảm thán.

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết là em ngọt bùi”

Đây cũng là một câu ca dao than thân, nhưng nó mang những ý nghĩa kín đáo hơn nhiều, vẫn biết ông bà ta thường có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, thế nhưng cuộc đời nào phải ai cũng nghĩ như vậy. Dưới chế độ phong kiến hà khắc, kẻ có nhan sắc cũng chưa chắc có được một cuộc đời sung sướng, vậy thì những người phụ nữ bất hạnh kém đi vài phần tư sắc lại càng trở nên thiệt thòi hơn cả.

Thế nhưng họ không chịu chấp nhận số phận ấy, họ ý thức được giá trị bản thân, vẫn khao khát được yêu thương một cách sâu sắc, khi tự ví mình là “củ ấu gai”, tuy vỏ ngoài thì đen đúa xấu xí, thế nhưng bên trong lại “ngọt bùi”, trắng trẻo. Hình ảnh ấy chính là lời ẩn dụ sâu sắc của người phụ nữ về vẻ đẹp tâm hồn đáng quý bên trong cái vỏ ngoài có phần khiếm khuyết, không được bắt mắt của mình.

Câu ca dao thể hiện những nỗ lực trong việc tìm kiếm hạnh phúc, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa bên cạnh nhan sắc mỹ miều. Đồng thời người ta cũng có thể cảm nhận được ở đây phảng phất có sự hờn trách, tủi hổ về thân phận đàn bà, về người phụ nữ thiếu đi chút phần tư sắc trong xã hội cũ.

“Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”

Khác với hai bài ca dao trên thì ở bài này người ta lại dễ dàng nhận ra bóng hình của một chàng trai mang nỗi niềm tương tư sâu sắc với người con gái mình yêu. Hình ảnh “trèo lên cây khế nửa ngày” là một hình ảnh khá độc đáo và khác lạ, chính cái khác lạ, vô lý ấy đã đem đến cho chúng ta những lý giải chính xác về tâm hồn của chàng trai, yêu đến mức ngẩn ngơ thần hồn.

Nỗi lòng không biết tỏ cùng ai đành chỉ biết tâm sự cùng cây khế “ai làm chua xót lòng này khế ơi”. Người ta cứ ngỡ anh chàng ngớ ngẩn này đang hỏi tại sao khế chua, nhưng thực tế là anh đang tự xót xa cho bản thân mình, đang bộc lộ cái niềm xót xa, chua chát của mình khi đối mặt với tình yêu.

Vậy đó là một tình yêu như thế nào mà khiến chàng trai có vẻ vật vã, xót xa đến vậy? Trả lời rằng đó là một tình yêu ứng với hình tượng “mặt trời” và “mặt trăng”, ứng với “sao hôm” và “sao mai”, vốn đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự xa cách, trắc trở, không thể đến với nhau.

Yêu đương mà không được gặp nhau, không được gần nhau, cứ mãi xa cách, mãi chỉ nhớ vì nhau trong vô vọng thì có lẽ chính là sự giày vò kinh khủng nhất, không cách gì nguôi ngoai được. Thế nhưng chàng trai cũng chẳng từ bỏ, vẫn cố gắng tựa như vì sao Vượt, cố đợi chờ trăng lên, thế nhưng trái ngang sao, dẫu sao đã vò võ chờ ở đỉnh trời mà trăng kia mới đủng đỉnh chậm rãi mọc lên, không khỏi khiến lòng người xót xa.

Trước sự ngăn cách, chia phôi, trước muôn ngàn khó khăn, nhưng có lẽ đắng cay nhất vẫn là sự thờ ơ của người con gái ấy chàng trai đã không cầm lòng được mà phải thốt lên “Mình ơi, có nhớ ta không?” để bộc lộ tình cảm, để bộc lộ những đắng cay mà bản thân phải chịu đựng, đồng thời cũng trông chờ đáp án của người trong mộng.

“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Cũng tương tự như bài ca dao trên, đây cũng là bài thể hiện nỗi nhớ sâu sắc trong tình yêu, nhưng là tình yêu của người con gái với tình nhân. Thương nhớ đến mức thẫn thờ “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” như lời Nguyễn Khoa Điềm viết, rồi nhớ thương đến mức nước mắt đã đẫm khăn tay, chong đèn chờ sáng, thao thức không yên.

Có lẽ đó chính là nỗi lo lắng, không yên điển hình của mỗi người phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu thương ai đó thật lòng, nhưng biết dạ họ ra sao, cũng là nỗi sợ vụt mất tình yêu, vụt mất hạnh phúc, đâm ra cứ quanh quẩn bên cái lo sợ được mất thành ra nhiều cớ sự.

“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

Cũng nói về tình yêu, nhưng ở câu ca dao này nỗi nhớ nó được thể hiện một cách bạo dạn, phóng khoáng và tình tứ hơn so với hai bài ca trên rất nhiều. Cái tình yêu ở đây, nỗi nhớ ở đây nó mãnh liệt đến mức người con gái có những suy nghĩ hết sức hoang đường, bởi có dòng sông nào chỉ rộng tày gang, lại có dải yếm nào bắc thành cầu được.

Cuối cùng có thể tóm gọn lại cả ba bài ca dao tôi vừa phân tích nó đều thể hiện niềm khao khát mãnh liệt được ở bên người mình yêu, được gần gũi, là khát khao hạnh phúc lứa đôi rất chân thực được bộc lộ qua những hình ảnh bình dị, thân thuộc, qua lối nói có phần bông đùa hóm hỉnh. Mà ở đó ta thấy được nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu, có xót xa cay đắng, có lo lắng, ưu phiền, có nồng nàn, mãnh liệt, và bao trùm lên tất cả ấy là nỗi nhớ đặc trưng của tình yêu, thể hiện đời sống nội tâm vô cùng phong phú của ông cha ta trong xã hội cũ.

“Muối năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

Đây là một câu hát rất đặc biệt về tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng sắt son, chung thủy, thông qua hai hình ảnh kinh điển là gừng cay, muối mặn. Vị cay của gừng chính là biểu tượng của những đắng cay trong cuộc đời mà con người ta đã cùng nhau vượt qua trong bao nhiêu năm tháng, còn vị mặn của muối có thể lý giải một cách đơn giản đó có là tình cảm mặn nồng giữa hai vợ chồng được xây dựng từ những năm tháng tân hôn, hoặc cũng có thể là vị mặn của giọt mồ hôi qua những ngày chung lưng đấu cật, phấn đấu vì gia đình.

Ngoài ra gừng và muối còn là hai loại gia vị không thể thiếu và rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt gia đình, gừng mang vị cay, tính ấm, góp phần làm tình cảm gia đình thêm ấm cúng, muối vị mặn tính hàn có tác dụng trung hòa, làm bữa cơm thêm phần đậm đà, ngon ngọt. Hay đôi khi ta có thể ví gừng là tượng trưng cho người chồng, muối là người vợ, sự phối hợp của cả hai là nên một gia đình hạnh phúc đầm ấm.

Tóm lại dù là cách hiểu nào, hai hình ảnh gừng và muối đều là tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng sâu sắc, thủy chung, thiết tha, nồng đượm, khẳng định bằng câu kết “Đôi ta nghĩa nặng tình dày/Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Người ta tinh ý có thể phát hiện ra rằng “ba vạn sáu ngàn ngày” chính là khoảng thời gian một trăm năm, mà theo quan niệm của người xưa chính là một kiếp người, như vậy có thể hiểu rằng tình cảm vợ chồng ở đây gắn bó sâu nặng, mà chỉ có cái chết mới có thể chia lìa.

Tổng kết lại những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã bộc lộ rõ nét những vẻ đẹp, những nét đặc sắc trong đời sống tâm hồn, tình cảm của ông cha ta từ ngàn xưa, bên cạnh lũy tre làng, con trâu, giếng nước, gốc đa, sân đình. Với cách sử dụng câu từ độc đáo, thể thơ lục bát của dân tộc, cùng với những hình ảnh ẩn dụ gần gũi thân thuộc, nhưng không kém phần sâu sắc, đã mang cho thể loại này những nét độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức, đặc biệt là sự dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.

Gợi ý cho bạn 💕 Nghị Luận Tràng Giang 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Bài 1 – Mẫu 11

Những bài ca dao than thân bắt đầu bằng motip “thân em” rất phổ biến với nội dung nói lên thân phận người phụ nữ. Tham khảo bài nghị luận ca dao than thân yêu thương tình nghĩa bài 1 “Thân em như tấm lụa đào / Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” dưới đây:

Ca dao dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động. Ca dao đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, một trong những khía cạnh đó chính là lời than thân ai oán, xót xa của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Một trong những bài ca dao tiêu biểu thể hiện lời than thân ấy chính là bài:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Cuộc đời của người phụ nữ xưa phải chịu vô vàn tủi cực, đắng cay bất hạnh, nó đã được phản ánh trong rất nhiều bài ca dao khác nhau như:

Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng

Hay:

Thân em như lá đài bi,
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương
Ngày ngày hai bữa cơm đèn
Lấy gì mà phấn răng đen hỡi chàng.

Bài ca dao cũng nói về thân phận, số phận bất hạnh của người phụ nữ, song ở bài ca dao này vẫn có những điểm riêng biệt. Đây là một trong số ít bài ca dao mà người phụ nữ ý thức sâu sắc về vẻ đẹp của bản thân: “Tấm lụa đào”. Tấm lụa mang vẻ đẹp mềm mại, óng ả, nổi bật về màu sắc. Không chỉ vậy tấm lụa đào còn tượng trưng cho tuổi trẻ, tuổi thanh xuân đẹp đẽ, giàu sức sống, đây là giai đoạn đẹp nhất với mỗi người con gái. Và nhân vật trữ tình – người con gái cũng ý thức rất rõ về vẻ đẹp của bản thân.

Nếu trong câu thơ thứ nhất lời thơ vui vẻ, khẳng định bản thân bao nhiêu thì câu thơ thứ hai lại ngậm ngùi, chua xót bấy nhiêu: “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”. “Tấm lụa đào” vừa đẹp về hình thức, vừa giàu giá trị nhưng lại “phất phơ giữa chợ” – nơi kẻ qua người lại buôn bán trao đổi hàng hóa, vật dụng. Ở nơi đó mọi vật đều có thể mua bán bằng tiền. Bởi vậy “tấm lụa đạo” đã trở thành một món hàng hóa, có thể mua bán và trở thành vật sở hữu của bất cứ đối tượng nào.

Tấm lụa không được lựa chọn, không được tự quyết định số phận của mình. Hình ảnh ẩn dụ kết hợp với câu hỏi tu từ “biết vào tay ai” chứa đựng biết bao lo lắng về thân phận phụ thuộc, mong manh của người phụ nữ xưa. Đó cũng là lời than, ai oán của biết bao người phụ nữ:

Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.

Nghệ thuật của bài cũng là một nét đặc sắc không thể không kể đến. Trước hết sử dụng motip quen thuộc “thân em”. Motip này thường kết hợp với các sự vật, hiện tượng giản dị, gần gũi với con người: “tấm lụa” “miếng cau” “hạt mưa sa” “củ ấu gai”,… kết hợp với biện pháp so sánh, cho thấy rõ nét vẻ đẹp, cũng như số phận bất hạnh của người phụ nữ. Ngôn ngữ bài ca dao có sự chọn lọc kĩ lưỡng, giàu giá trị biểu cảm nhưng lại vô cùng giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

Bài ca dao ngắn, chỉ có hai câu, sử dụng thể thơ lục bát với nhịp chẵn 2/2/2 dịu dàng, êm ái với cách gieo vần chân đã diễn tả một cách chính xác tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tất cả những yếu tố nghệ thuật đó, kết hợp hài hòa với nhau tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Bằng thứ ngôn ngữ giản dị, giàu giá trị biểu cảm bài ca dao đã cho thấy vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại chịu nhiều bất công, không được quyền quyết định cuộc đời, lựa chọn hạnh phúc cho bản thân. Bài ca dao giúp ta thấu hiểu sâu sắc hơn nỗi khổ của cuộc đời người phụ nữ xưa, và trân trọng cuộc sống bình đẳng hiện nay.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Bạn Đến Chơi Nhà 🌺 15 Mẫu Đặc Sắc

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Bài 1 Chi Tiết – Mẫu 12

Đón đọc bài nghị luận ca dao than thân bài 1 chi tiết để tìm hiểu thêm những tầng ý nghĩa sâu sa của câu ca dao “Thân em như tấm lụa đào / Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” này.

Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Đã có nhiều điển hình về sự bất hạnh đó. Một nàng Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình. Một Vũ Nương chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết.

Và còn bao nhiêu, bao nhiêu được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở thành thông lệ. Còn phụ nữ, họ không có khả năng chống chọi nữa hay là sức phản kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi lời cáo buộc trở thành một lòi than thân buồn tủi:

Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Lời than thân đó nghe chứa chan nước mắt và mỏng mảnh như khói tỏa vào không gian, như thân phận người phụ nữ vậy.

Ca dao là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian rất phổ biến, đúc kết trong đó nhiều tình cảm và cũng là lời than thân trách phận. Các tác gia dân gian có lẽ đã thấu suốt được nỗi đau đó, thông cảm với thân phận người phụ nữ nên mở đầu ca dao là một lời xưng hô nhỏ nhẹ, mềm mỏng; Thân em, từ thân gợi nên một cảm giác nhỏ nhoi, yếu đuôi. Người con gái khi tự giới thiệu mình cũng rụt rè, khiêm nhường thốt lên hai tiếng “thân em”.

Thân phận của người phụ nữ đã được văn học thành văn nhắc đến. Hồ Xuân Hương thì đồng cảm với phận bảy nổi ba chìm của thân em vừa trắng lại vừa tròn. Nguyễn Du thương xót thốt lên: đau đớn thay phận đàn bà và Tú Xương cũng thổn thức khi viết về bà Tú: lặn lội thân cò khi quãng vắng. Còn ca dao lại nói về đời người con gái qua bình ảnh liên tưởng như dải lụa đào. Biện pháp so sánh ở đây thật nhẹ nhàng và thanh thoát, thấm vào lòng người đọc, người nghe.

Dải lụa đào mang dáng vẻ đẹp, nhẹ nhàng như chính tâm hồn và phẩm chất người phụ nữ, lại là một thứ vật liệu mềm mỏng dùng để may mặc, trang trí thêm cho người hay khung ảnh. Và phải chăng người phụ nữ trong cuộc đời cũ cũng vậy, họ là một món đồ trang sức, là chiếc bóng lặng lẽ, âm thầm trước những bất công. Dải lụa đào là một hình ảnh so sánh thật thanh cao, thật mềm mại nhưng quấn trong đó một nỗi niềm nặng trĩu. Vì thê câu tiếp theo là tất cả tâm trạng đau khổ vắt ra mà thành:

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Dải lụa đào lại ở giữa chợ, giữa cảnh xô bồ kẻ bán người mua. Liệu ai có con mắt xanh để biết giá trị của tấm lụa đào. Từ phất phơ không có hướng cồ’ định cũng như hoa trôi man mác biết là về đâu. Bị số phận đưa đẩy đến như vậy mà nữ nhi lại không đủ sức, không thể chủ động định được một hướng đi cho mình để rồi đêm ngày tự hỏi cuộc đòi mình sẽ vào tay ai. Một Gã Giám Sinh buôn sắc bán hương. Một Trương Sinh đa nghi, ích kỉ hay là một Kim Trọng hào hoa phong nhã?

Họ hoàn toàn biết về số phận của mình cũng như mảnh lụa mềm nhẹ kia không biết có được một người tri kỉ chọn lựa hay không? Trong suốt cuộc đời mình, người phụ nữ xưa bị đẩy vào trạng thái thụ động, chỉ quanh quẩn ‘trong nhà và quanh quẩn vói việc thờ chồng, thờ cha, theo con.

Dải lụa bay nhè nhẹ trong gió, phó mặc ngọn gió đưa mình đến một bàn tay thô bạo. Bay vào đôi mắt hữu tình, phong nhã. Câu hỏi buông ra biết vào tay ai thật tinh tế và khéo léo, nó tạo cho người đọc một cảm giác xót xa. Câu hỏi đó có lẽ đã bám suốt cuộc đòi người con gái.

Toàn bộ câu ca dao là một lời than. Nó được sinh ra từ số phận cam chịu của người phụ nữ thòi phong kiến. Không một ai trong số những tác giả vô danh sáng tác câu ca dao trên lại có thể thanh thản khi nghĩ về đứa con tinh thần của mình. Câu ca dao là sản phẩm quá trình đông tụ những giọt nước mắt ngược vào lòng. Từng lòi từng chữ trong câu ca toát lên ý ngậm ngùi. Nước mắt đã chảy. Câu ca dao là tiếng lòng của bao nhiêu người, là tiếng than của bao nhiêu thân phận!

Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những đám mây đang quấn lấy cảm xúc của con người, ôm trọn trong lòng nó tâm trạng của những người phụ nữ để rồi dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách của dải lụa đào đang phất phơ giữa chợ.

Bao nhiêu câu hát than thân của người phụ nữ được sáng tác và lan truyền nhưng câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé mỏng manh như: nước, hạt mưa, miếng cau, trái bầu… Vì thế câu ca dao đã lột tả được tâm trạng của hầu hết giói nữ: người thiếu nữ vừa tới tuổi trâm cài lược giắt đã lo âu cho sô” phận của mình. Lo ngại cho hạnh phúc hẩm hiu của mình.

Tất cả tạo nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng chảy từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác vào không gian một tiếng vang vọng mãi. Người phụ nữ thòi phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, chấp nhận làm đẹp cho những người xung quanh. Sô” phận của họ như vải lụa bay trong gió không biết sẽ về đâu. Câu ca dao trong đề là lời than thân yếu ớt. Phải chăng người phụ nữ xưa cũng từng ao ước:

Ví đây đổi phận làm trai được.
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?

(Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương)

Những ước muôn đó tồn tại được bao lâu hay là lại phải quay trở về với những câu than thân bất lực?

Có thể bạn sẽ thích 🌻 Nghị Luận Hai Đứa Trẻ 🌻 15 Bài Văn Ngắn Ngắn Hay Nhất

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Yêu Thương Tình Nghĩa Bài 4 – Mẫu 13

Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” là một trong những tác phẩm văn học dân gian đặc sắc. Tham khảo bài nghị luận ca dao than thân yêu thương tình nghĩa bài 4 dưới đây:

“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”

Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, một cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam. Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi không có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu cho hanh phúc:

Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề.

Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, đến 6 câu thơ:

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.

Cái khăn (khăn đội đầu hoặc khăn tay) thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu (Gửi khăn, gửi áo, gửi lời – Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa). Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ “khăn” ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu “khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm.

Cái khăn, tự nó không biết “thương nhớ” không biết “rơi xuống”, “vắt lên”, “chùi nước trắt”, nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đã làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ tỏa theo nhiều hướng của không gian “khăn rơi xuống đất” rồi lại “khăn vắt lên. Vai”, cuối cùng thu lại trong cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt”.

Nỗi nhớ trong 6 câu trên lan tỏa vào không gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm:

Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.

Vẫn là điệp khúc “thương nhớ cũ”, nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ “khăn” sang “đèn”. Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.

Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hóa. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp:

Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.

Thương nhớ đến không ngủ được, cứ trằn trọc thao thức là cách biểu lộ quen thuộc trong ca dao:

Đêm nằm lưng chẳng tới giường.
Trông cho mau sáng ra đường gặp anh.

Tuy nhiên, cũng là một tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. “Mắt ngủ không yên” tạo nên một đối xứng rất đẹp với “đèn không tắt” ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đối diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì “mắt ngủ không yên” nên “đèn không tắt”. Nói đèn cũng chỉ là để nói người thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi.

Mười câu thơ là 5 câu hỏi không có lời đáp. Điệp khúc “thương nhớ ai” trở đi trở lại như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Năm lần từ “thương nhớ” và năm lần từ “ai” xuất hiện. Bản thân từ “ai” xuât hiện. Bản thán từ “ai” mang ý phiếm chỉ, gợi lên một nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, không giới hạn.

Từ “ai” là phiếm chỉ, không xác định cá thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu được “ai” ấy là ai. Hỏi không có trả lời, nhưng thực ra cầu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da diết kia. Không cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã được bộc lộ một cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt.

Cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc:

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.

Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau, vần bằng và vần trắc luân phiên nhau, tất cả tạo nên một âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa như nén lại, vừa như kéo dài ra đến mênh mông vô tận theo cả không gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ không có kết thúc… Nhưng bài ca phải có điểm dừng. Khi cô gái không hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền.

Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…

Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ “lo” được nhắc đến hai lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình “không yên một bề”, tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưng luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.

Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hóa để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng… Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.

Đọc nhiều hơn 🌻 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Sông Núi Nước Nam 🌻 15 Mẫu Đặc Sắc

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Khăn Thương Nhớ Ai – Mẫu 14

Để giúp các em học sinh hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài nghị luận ca dao than thân Khăn thương nhớ ai, dưới đây là bài văn mẫu hay để các em học sinh tham khảo:

Từ bao đời nay, ca dao tục ngữ là một phần không thể thiếu trong nền văn học, thơ ca Việt Nam. Nó đã trở thành một món ăn tinh thần để dăn dạy, khích lệ tinh thần của biết bao thế hệ. “Khăn thương nhớ ai” là một trong những bài ca dao tiêu biểu diễn tả nỗi niềm thương nhớ của một cô gái với nỗi nhớ thương tới da diết, cồn cào mà chỉ có thể kìm chặt trong tim.

Người xưa thường gửi gắm tình thương nỗi nhớ của họ thông qua rất nhiều cách rất riêng, họ thường mượn những vật dụng gần gũi, gắn bó với đời sống để bày tỏ nỗi nhớ, sự gắn bó. Với thể thơ bốn chữ, sáu câu thơ đầu tiên gợi lên nỗi nhớ của cô gái trẻ thông qua hình ảnh chiếc khăn:

“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt”

Chiếc khăn tay hay chiếc khăn đội đầu trong các bài thơ tình tựa như vật trao duyên, vật ước hẹn. Thay vì đính hẹn bằng những thứ vật chất xa hoa, các chàng trai hay cô gái thường tặng cho đối phương một chiếc khăn thay cho nỗi niềm thương nhớ. Cách lặp lại sáu lần từ “khăn” ở vị trí đầu câu thơ và láy lại ba lần câu “Khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc tình ca, khắc họa lên nỗi nhớ vô tận, triền miên mà da diết.

Chiếc khăn tuy là vật, nhưng nó lại mang tâm tình của con người với tâm trạng nhớ thương vô cùng, nỗi nhớ len lỏi theo không gian “khăn rơi xuống đất” rồi “khăn vắt lên vai, “khăn chùi nước mắt”. Nỗi nhớ tiếp tục được gửi gắm trọn vào trong những ngọn đèn:

“Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt”

Ngọn lửa tình vẫn luôn cháy âm ỉ trong trái tim người con gái, tựa như ánh đén kia luôn thắp sáng. Ngọn đèn không tắt cũng như hình ảnh của chính người con gái đang thao thức bao đêm, sau những giọt nước mắt trực trào là những nỗi niềm mong mỏi tin người thương tới đằng đẵng.

Người ta nói, mắt là cửa sổ của tâm hồn, từ đôi mắt là có thể ánh lên biết bao nhiêu lời muốn nói. Với tâm trạng ấy, đôi mắt phản ánh lên nỗi nhớ từ tận sâu đáy tim:

“Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên”

Đôi mắt của cô gái trẻ tuy trong trẻo nhưng lại chứa đựng biết bao tâm tư tình cảm. Chỉ cần nhắm đôi mắt ấy lại, hình ảnh người thương lại hiện ra, tuy xa mà gần, thực ảo hư vô khiến cho tâm trí nào có thể ngủ yên.

Nếu tâm tình của cô gái được gửi gắm qua những đồ vật “khăn”, “đèn” thì tới hai câu lục bát cuối cùng đã giãi bày trực tiếp, như cởi bỏ hết nỗi lòng của người thương:

“Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”

Cách xa nhau là chứa đựng biết bao nỗi lo, nó không chỉ đơn giản là một nỗi lo một bề mà hóa thành rất nhiều vấn vương bồn chồn. Tình yêu thời chiến thì bị ngăn cách bởi mưa bom bão đạn, lo cho chàng trai đang phải lăn xả nơi chiến trường để giành độc lập Tổ quốc.

Trong khi tình yêu thời bình, các chàng trai cô gái lại lo liệu rằng người ấy có nhớ thương đến mình, có quan tâm có tha thiết hay chăng? Biết bao câu hỏi, biết bao nỗi lòng cứ thổn thức, dồn dập mà nào hay có hồi âm hay câu trả lời. Thế nhưng qua điệp khúc thương nhớ ai vang vọng, đó là minh chứng cho tình yêu của đôi lứa, để hi vọng rằng hạnh phúc sẽ đến với đôi ta.

Bài ca dao này như một tiếng nói chung của người phụ nữ về tình yêu. Để đi tới được hạnh phúc cuối cùng, họ thường phải trông chờ tin mong vào những điều rất mong manh, vô định. Tuy thế, bằng tình yêu vô bờ, họ vẫn tin vẫn nhớ và khao khát tình yêu dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Qua Đèo Ngang 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất

Nghị Luận Ca Dao Than Thân Lớp 10 – Mẫu 15

Nghị luận ca dao than thân lớp 10 là một trong những chủ đề mà các em học sinh cần ôn tập kỹ lưỡng để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Đón đọc bài văn đặc sắc sau đây:

Kho tàng văn học dân gian Việt Nam luôn là dòng sữa mát lành nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Cùng với các thể loại khác, ra đời trong xã hội cũ, ca dao diễn tả tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… không chỉ là lời ca yêu thương tình nghĩa, ca dao còn là tiếng hát than thân cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng của người Việt Nam, đặc biệt là của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã chà đạp lên quyền sống của họ, đàn ông được coi trọng, được quyền “năm thê bảy thiếp”, được nắm quyền hành trong xã hội, trong khi đó phụ nữ chỉ là những cái bóng mờ nhạt, không được coi trọng. Họ phải làm lụng, vất vả cung phụng chồng con, một nắng hai sương mà cuộc đời thì tăm tối. Họ phải cất lên tiếng nói của lòng mình.

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Tiếng nói đầy mặc cảm, cay đắng. Người phụ nữ ví mình như một tấm lụa được người ta bày bán giữa chợ. Thân phận họ cũng chỉ là vật giữa chợ đời bao người mua. Thân phận họ bé nhỏ và đáng thương quá đỗi. Hai từ “thân em” cất lên sao xót xa, tội nghiệp. Xã hội lúc bấy giờ đâu cho họ được tự do lựa chọn, ngay từ lúc sinh ra, được là người họ đã bị xã hội định đoạt, bị cha mẹ gả bán, họ không có sự lựa chọn nào khác:

“Thân em như con cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu”

Không một lối thoát nào mở ra trước mắt, họ cảm thấy cuộc đời chỉ là kiếp nô lệ, bốn phía lưới giăng. Hình ảnh “Tấm lụa đào”, hay “con cá rô thia” trong hai câu ca dao trên là hình ảnh so sánh nghệ thuật. Hình ảnh này cho ta liên tưởng tới sự tầm thường, bé nhỏ của thân phận người phụ nữ: tấm lụa thì đem ra đổi bán, con cá rô thia thì được vùng vẫy đây nhưng chỉ trong chiếc ao tù.

Hình ảnh con cá rô thia cho ta nghĩ đến người phụ nữ trong sự bủa vây của truyền thống, tập tạc, quan niệm phong kiến bao đời hà khắc, đến hạnh phúc của mình cũng không được quyền quyết định:

“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,
Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,
Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”…

Bao khát khao bị kìm hãm, hạnh phúc lứa đôi bị rào cản phong tục đè nén, họ ngẫm mình và cất lên tiếng than cay đắng.

“Thân em như miếng cau khô
Người thanh chuộng mỏng, người khô tham dày”

Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh. Họ có quyền được sống, được tự do yêu đương, nhưng xã hội đã chà đạp lên quyền của họ, chỉ cho họ một cuộc đời lầm lũi, chua cay.

“Năm nay em đi làm dâu
Thân khác gì trâu mang theo ách
Năm nay em đi làm vợ
Thân mang cày, dây khiến không biết ai?
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

Người con gái trong bài ca dao H’mông này đang than thân trách phận mình khi “xuất giá tòng phu”. Họ lấy chồng, không phải vì hạnh phúc mà để làm một con vật lao động trong nhà chồng, một con vật suốt đời “theo ách” như trâu mang. Cuộc sống như khép lại trước mắt họ, chỉ thấy một sự trói buộc đến phũ phàng:

“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Có khi họ bị chồng đánh đập:

“Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai”

Có khi bị chồng phụ bạc:

“Nhớ xưa anh bủng anh beo
Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh
Bây giờ anh mạnh anh lành
Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi.”

Ở lĩnh vực nào người phụ nữ xưa cũng không được quyền hạnh phúc. Cuộc sống không có tự do, tình yêu không được công nhận, hôn nhân không được định đoạt, quan hệ vợ chồng không được tôn trọng… Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.

“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Không tin bóc vỏ mà xem
Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”

Ở câu than thân nào họ cũng ví mình thật tội nghiệp, nào là tấm lụa, nào là hạt mưa, nào là miếng cau khô, rồi củ ấu gai… thứ nào cũng nhỏ nhoi, tội nghiệp. Hạt mưa thì chẳng biết rơi vào đâu, miếng cau thì tùy người chọn, còn củ ấu thì có vẻ đẹp bên trong mà không ai biết. Bài ca dao này là một sự giãi bày của người phụ nữ. Người phụ nữ muốn xã hội công nhận giá trị của mình, nhưng vẫn đầy tự ti: “Không tin bóc vỏ mà xem, ăn rồi mới biết là em ngọt bùi”. Một sự mời mọc ngập ngừng.

Có thể nói, những bài ca dao than thân trách phận không chỉ là lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay, mà còn là tiếng nói phản kháng, tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Mời bạn tham khảo ☀️ Bình Giảng Thương Vợ ☀️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Viết một bình luận