Mở Bài Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân, Mùa Đông ❤️️ 21+ Mẫu ✅ SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Đoạn Văn Mở Bài Hay Và Đặc Sắc Giúp Bạn Học Tập Tốt Ngữ Văn.
Mở Bài Nhân Vật Mị Trực Tiếp – Mẫu 1
Phần mở bài tuy ngắn gọn nhưng cần có cách viết ấn tượng và thu hút người đọc, tham khảo gợi ý viết mở bài nhân vật Mị trực tiếp như sau:
Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” mà nhà văn Tô Hoài đã giành nhiều tài năng và tâm huyết để xây dựng. Truyện được trích từ tập “truyện Tây Bắc” (1953) của Tô Hoài. Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoài đã có dịp sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi, chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm được cảm hứng để viết truyện này.
Tô Hoài thành công trong “Vợ chồng A Phủ” không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Với hình tượng nhân vật Mị được xây dựng bằng ngòi bút sâu sắc và tinh tế ấy, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay “Vợ chồng A Phủ” vẫn là tác phẩm giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc.
Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tóm Tắt Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ 🌹 12 Mẫu Ngắn Gọn
Mở Bài Nhân Vật Mị Gián Tiếp – Mẫu 2
Cách viết mở bài Mị gián tiếp sẽ giúp cho bài viết của bạn trở nên sinh động và ấn tượng hơn. Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài nhân vật Mị gián tiếp dưới đây:
Tô Hoài là một tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị như: Dế Mèn phiêu lưu ký, Giăng Thề, Quê nghèo,…Tập truyện Tây Bắc cũng là một trong những thành tựu vô cùng xuất sắc, một lần nữa khẳng định tên tuổi của ông trên văn đàn. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc” đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng với giá trị nhân văn sâu sắc.
Tô Hoài từng tâm sự rằng “Mảnh đất Tây Bắc đã để nhớ, để thương” cho ông nhiều quá, vậy nên “Vợ chồng A Phủ” như món quà tri ân nho nhỏ ông gửi đến mảnh đất này, đồng thời cũng là một kiệt tác trong thời kì văn học sau đổi mới.
Vợ chồng A Phủ tái hiện bức tranh chân thực về cuộc sống của người dân miền núi, bị cường quyền, thần quyền kìm kẹp, bế tắc, mất đi sự tự do của chính mình. Đồng thời thông qua đó, ta cũng thấy được những hủ tục lạc hậu, nạn vay nặng lãi ở khu vực miền núi. Nhưng trên hết, qua đó, ta còn thấy bức tranh thiên nhiên mang màu sắc núi rừng Tây Bắc mang nét đẹp riêng, và đặc biệt trên nền bức tranh ấy là vẻ đẹp tâm hồn nhân vật Mị tiềm tàng sức sống mãnh liệt.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Mị 🍀 7 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Mở Bài Nhân Vật Mị Hay Nhất – Mẫu 3
Đón đọc đoạn văn mẫu mở bài nhân vật Mị hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Tô Hoài là một ngôi sao rất sáng trong nền văn học Việt Nam, ông sáng tác từ rất sớm và được dư luận chú ý ngay từ những tác phẩm đầu tay. Bằng sự hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vựng và vốn sống phong phú về phong tục, tập quán của nhiều dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước nên sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những tình cảnh của đời thường. Tác phẩm của Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối kể chuyện hóm hỉnh, sinh động, bởi vốn từ vựng giàu có lạ thường.
Năm 1996, Tô Hoài được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953), được tặng giải Nhất – giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955. Đây là tác phẩm mang lại nhiều thành công cho nhà văn Tô Hoài, để lại nhiều ấn tượng rất lớn trong lòng bạn đọc.
Tác phẩm đặc biệt lôi cuốn, hấp dẫn nhờ lời văn giản dị, mộc mạc, am hiểu văn hóa dân tộc, và điểm cốt lõi là nêu bật được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua đó cũng nói lên quá trình đến với cách mạng, con đường mở ra tự do hạnh phúc của những số phận đau khổ. Tiêu biểu cho những con người ấy là Mị, một trong những nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong tác phẩm này.
Mở Bài Nhân Vật Mị Ngắn Gọn – Mẫu 4
Đoạn văn mẫu mở bài nhân vật Mị ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị tốt cho bài viết trên lớp.
Tô Hoài là một trong những nhà văn hiếm hoi trong làng văn học Việt Nam khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm của ông không chỉ có vẻ đẹp về mặt hình thức mà nội tâm nhân vật cũng rất sâu sắc. Ta có thể nhận thấy điều này thông qua hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” được xem là một trong những bằng chứng tố cáo đánh thép tội ác của chế độ phong kiến cũ nát đè lên vai người phụ nữ nói chung và nhân vật Mị nói riêng. Hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm đã được Tô Hoài khắc họa rất thành công cả về hình thức lẫn tâm hồn.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Mở Bài Nhân Vật Mị Học Sinh Giỏi – Mẫu 5
Tham khảo dưới đây đoạn văn mẫu mở bài nhân vật Mị học sinh giỏi sẽ giúp bạn có được những gợi ý viết bài thú vị.
Những năm tháng kháng chiến anh dũng, hào hùng của dân tộc chính là đề tài thu hút sự quan tâm của tất cả các tác giả văn học. Hình tượng chủ yếu được tập trung đến là người lính, sự giác ngộ cách mạng của quân chúng nhân dân. Tô Hoài không nằm ngoài mạch chảy chung của văn học, nhưng cái riêng của ông chính là tìm đến những cái rất mới, rất lạ để phán ảnh hiện thực cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về những người nông dân miền núi, tìm và phát hiện vẻ đẹp của họ.
Với vốn hiểu biết phong phú về phong tục, tập quán của người dân miền núi cùng lối trần thuật hóm hỉnh, sâu sắc, chân thực của người từng trải và sự giàu có trong vốn từ vựng, những sáng tác của Tô Hoài luôn để lại dấu ấn đậm sâu và sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. Và có thể nói truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc là một trong số những sáng tác tiêu biểu của Tô Hoài.
Vợ chồng A Phủ chính là tác phẩm nghệ thuật thành công nhất, đánh dấu bước chuyển mình của tác giả. Tác phẩm thấm đẫm tinh thần nhân đạo và chất hiện thực khi khắc hoạ thành công hình tượng nhân vật Mị, một số phận bất hạnh gây nhiều ám ảnh cho người đọc.
Mời bạn đón đọc 🌜 Mở Bài Vợ Chồng A Phủ 🌜 20 Mẫu Văn Ngắn Siêu Hay
Mở Bài Nhân Vật Mị Nâng Cao – Mẫu 6
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài nhân vật Mị nâng cao giúp các em học sinh luyện tập trau dồi kỹ năng viết.
Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Sáng tạo của ông thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Theo ông: ”viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không thể tầm thường cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.
Ông cũng có một vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Chính vì như vậy, tác phẩm của ông luôn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “Truyện Tây Bắc” viết năm 1953 của nhà văn là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của ông đối với mảnh đất Tây Bắc. Tô Hoài đã có công khai khẩn cho một vùng đất bị văn học bỏ quên.
Tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống và số phận khổ đau của những người dân nghèo miền núi cao Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn thực dân, chúa đất, đồng thời, tác phẩm là bài ca về sức sống và vẻ đẹp của con người nơi đây mà tiêu biểu là nhân vật Mị.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Kết Bài Vợ Chồng A Phủ 🌹 20 Đoạn Văn Ngắn Siêu Hay
Mở Bài Vợ Chồng A Phủ Nhân Vật Mị Chọn Lọc – Mẫu 7
Đoạn văn mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ nhân vật Mị chọn lọc dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Tô Hoài một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Trước cách mạng, các sáng tác của ông nghiêng về mảng truyện loài vật và cuộc sống của những người dân nghèo.
Sau cách mạng, các sáng tác của ông vẫn tiếp tục đi khai thác cuộc sống của người dân, song ông đi sâu vào quá trình đổi đời của họ, đi từ bóng tối ra ánh sáng. Nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ chính là nhân vật tiêu biểu cho quá trình vận động ấy. Quá trình vận động từ khổ đau đến hạnh phúc đó đã cho thấy sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật này.
Vợ chồng A Phủ ra đời khi Tô Hoài cùng đơn vị bộ đội tiến quân giải phóng Tây Bắc, có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về số phận của người dân nơi đây trong một thời gian dài chính là chất xúc tác giúp ông viết nên tác phẩm này. Truyện này cũng được lấy nguyên mẫu từ cuộc đời của một đôi vợ chồng người Mông, bởi vậy câu chuyện đậm tính chân thực.
Trong lời kể của Tô Hoài, cuộc sống của Mị hiện lên trong cảnh giàu sang nhưng ẩn sâu bên trong đó là một cuộc sống bị giam cầm cả thể xác lẫn tâm hồn. Câu chuyện về Mị đã phần nào giúp người đọc hiểu được số phận cùng cực của con người dưới sự thống trị của bọn phong kiến chúa đất.
SCR.VN tặng bạn 💧 Cảm Nhận Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông 💧 10 Mẫu Đặc Sắc
Mở Bài Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Tác Phẩm Vợ Chồng A Phủ – Mẫu 8
Tham khảo dưới đây gợi ý viết mở bài phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ với những ý văn hay.
Tô Hoài đã kể lại rằng: “Cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi tám tháng ấy là đất nước và con người miền Tây đã để thương, để nhớ trong tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên. Tôi không thể bao giờ quên được lúc vợ chồng A Phủ tiễn tôi ra khỏi hốc núi làng Tà Sùa rồi cùng vẫy tay gọi theo: Chéo lù! Chéo lù!”. Có lẽ đây chính là lí do để ông viết tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” như lời tri ân dành cho con người nơi rẻo cao Tây Bắc.
Truyện ngắn này được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1952) và được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh Tây Bắc với những phong tục, tập quán riêng biệt. Ở phần một của tác phẩm, Tô Hoài đã chủ yếu khắc họa cuộc sống của nhân vật Mị ở Hồng Ngài, sống cuộc sống nô lệ trong nhà thống lí Pá Tra. Hình tượng nhân vật Mị đã để lại nhiều ấn tượng đối với người đọc.
Mở Bài Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ Đặc Sắc – Mẫu 9
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mở bài phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ đặc sắc để các em học sinh cùng tham khảo.
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920 trong một gia đình thợ dệt thủ công ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (quê ngoại). Quê nội của ông ở Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Thời trai trẻ, ông phải vất vả kiếm sống bằng nhiều nghề như dạy kèm, thợ thủ công, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn… Vốn có năng khiếu văn chương nên Tô Hoài sáng tác rất sớm và được dư luận chú ý ngay từ những tác phẩm đầu tay, nhất là cuốn truyện viết cho thiếu nhi Dế Mèn phiêu lưu kí.
Năm 1943, Tô Hoài tham gia Hội Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông viết báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc. Sau hơn bảy mươi năm miệt mài lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã sáng tác và xuất bản gần 200 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác…
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc (1953), được tặng giải Nhất – giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc có sức lôi cuốn, hấp dẫn thực sự bởi giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thông qua số phận Mị, nhà văn đã dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miền núi và phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ.
Tiếp tục tham khảo 🌟 Cảm Nhận Về Nhân Vật Mị Trong Vợ Chồng A Phủ 🌟 10 Bài Hay
Mở Bài Phân Tích Nhân Vật Mị Hay – Mẫu 10
Đón đọc dưới đây mẫu mở bài phân tích nhân vật Mị hay để các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý phong phú khi viết bài.
Tô Hoài là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc có vốn hiểu biết phong phú về con người và phong tục tập quán của nhiều vùng trên đất nước ta. Ông không chỉ tham gia hoạt động chính trị một cách sôi nổi trước Cách mạng tháng Tám mà sau Cách mạng ông còn tham gia nhiều hoạt động xã hội.
Chính những hoạt động đó là cơ hội giúp cho nhà văn bắt rễ ngày càng sâu vào cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân. Nhờ đó, Tô Hoài ngày càng đa dạng trong đề tài viết văn của mình và một trong những đề tài đem lại vinh quang cho sự nghiệp sáng tác của ông đó chính là đề tài miền núi. Thành công trong mảng đề tài này không thể không nhắc tới tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Đây là tác phẩm đặc sắc nhất trong ba tác phẩm của tập “Truyện Tây Bắc”.
Tác phẩm đặc sắc này sau đó đã được dựng thành phim và được đông đảo khán giả đón nhận. Cùng với đó, những nhân vật ở trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đã trở thành những nhân vật điển hình. Trong đó nổi bật lên là hình tượng Mị, mang những vẻ đẹp của người con gái Tây Bắc với số phận nhiều đau khổ và sức sống vẫn luôn tiềm tàng mạnh mẽ ngay cả khi bị chà đạp, chôn vùi.
Có thể bạn sẽ thích 🍀 Cảm Nhận Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân 🍀 15 Mẫu Đặc Sắc
Mở Bài Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân – Mẫu 11
Nếu chưa biết cách viết mở bài nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân sao cho ấn tượng và độc đáo, thì dưới đây là đoạn văn mẫu mở bài Mị trong đêm mùa xuân đặc sắc để các em học sinh vận dụng cho bài viết của mình.
Nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến một cây bút với khả năng sáng tác dồi dào, phong phú ở nhiều thể loại, mà ở thể loại nào ông cũng để lại những tác phẩm, những dấu ấn xuất sắc từ truyện thiếu nhi, hồi ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim,…
Ở mảng văn học hiện thực Tô Hoài đã ghi dấu ấn với tập truyện Tây Bắc bao gồm ba truyện ngắn nói về cuộc sống của người dân tộc miền núi phía Bắc những năm tháng trước cách mạng tháng tám. Trong đó Vợ chồng A Phủ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất bởi những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc được lồng ghép trong bối cảnh hiện thực đất nước lúc bấy giờ.
Có thể nói rằng Tô Hoài chính là người tiên phong “mở đất” khi viết về đời sống của các dân tộc miền núi phía Bắc, đặc biệt hơn là đi sâu vào những bất hạnh và vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn của người phụ nữ dân tộc thiểu số dưới ách áp bức của cả cường quyền, lẫn thần quyền.
Mị trong Vợ chồng A Phủ chính là một điển hình cho những số phận bất hạnh, đau khổ tột cùng của vùng trời Tây Bắc, cuộc đời Mị tưởng như đã chết từ khi bước chân vào nhà thống lý Pá Tra, thế nhưng với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, khao khát tự do tột độ, trong đêm tình mùa xuân ấy, Mị đã thức giấc, bắt đầu phản kháng, tìm lối thoát cho riêng mình.
Gợi ý cho bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Vợ Chồng A Phủ 🌹 13 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay
Mở Bài Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân Sinh Động – Mẫu 12
Tham khảo đoạn văn mở bài Mị trong đêm tình mùa xuân sinh động dưới đây với những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Tô Hoài cùng với Nam Cao, Kim Lân, đều là những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, để lại nhiều những tác phẩm có giá trị nhân văn, phản ánh hiện thực xã hội một cách khách quan và nhiều xúc cảm, đau đớn, xót xa, thương cảm, yêu thương,…
Nếu như bản thân Nam Cao hay Kim Lân cả trước và sau cách mạng đều tập trung vào đề tài người nông dân, trí thức tiểu tư sản vùng đồng bằng Bắc Bộ, thì Tô Hoài lại được xem là nhà văn hiện thực của vùng miền núi phía Bắc nước ta, bằng một tấm lòng thiết tha, gắn bó, ngòi bút cảm thông sâu sắc với số phận của những con người khốn khổ chịu sự áp bức, bóc lột của cả cường quyền và thần quyền phong kiến tàn ác.
Đặc biệt, điểm sáng trong đề tài của Tô Hoài còn nằm ở việc ông tập trung vào số phận của những người phụ nữ vùng cao, ông vừa khai thác cuộc đời bất hạnh, vừa làm nổi bật cả những vẻ đẹp trong tâm hồn họ, đồng thời Tô Hoài cũng dần hé mở những lối thoát, giải phóng cho nhân vật của mình bằng những định hướng về một cuộc đời khi cách mạng về.
Một trong những tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài chính là Vợ chồng A Phủ, với nhân vật Mị, một người phụ nữ có số phận đớn đau, cam chịu, sau cùng lại vùng dậy đấu tranh để tìm lại cuộc đời, tìm lại tự do. Ở phần đầu, tác phẩm xoay quanh cuộc sống của nhân vật Mị, đặc biệt là diễn tả diễn biến nội tâm của cô trong từng giai đoạn. Và đêm tình mùa xuân là một cảnh tác động lớn diễn biến tâm lí và hành động của người con gái vùng núi này.
Mời bạn khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ 💕 16 Bài Tóm Tắt Tác Phẩm Hay
Mở Bài Tâm Trạng Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân – Mẫu 13
Mẫu mở bài tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những ý tưởng làm bài mới mẻ hơn.
Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với những câu chuyện về loài vật như “O chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau cách mạng nhà văn đã để lại rất nhiều dấu ấn về những tác phẩm viết về đề tài miền núi như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”…
Trong tập Truyện Tây Bắc, nổi tiếng nhất là truyện Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm xúc động tâm hồn người đọc bởi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị.
Mị là linh hồn của phần một truyện “Vợ chồng A Phủ”. Nhân vật này được Tô Hoài khắc họa bằng bút pháp cá thể hóa và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, nhà văn đã thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đây cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm.
Tiếp theo đón đọc 🌟 Phân Tích Vợ Chồng A Phủ 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Cảm Nhận Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân – Mẫu 14
Gợi ý cách viết mở bài cảm nhận Mị trong đêm tình mùa xuân sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những ý văn hay.
Tô Hoài là một nhà văn lớn, đóng góp nhiều thành tự cho văn học Việt Nam. Nếu như trước năm 1945, ông đánh dấu sự thành công với tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” thì sau năm 1945, tập “Truyện Tây Bắc” đã đưa tên tuổi của ông lên một tầm cao mới.
Tình cảm thiết tha, gắn bó, sâu sắc của Tô Hoài dành cho đất và con người Tây Bắc đã giúp ông viết nên những trang văn thấm đẫm tình yêu thương như thế. Truyện “Vợ chồng A Phủ” được trích trong tập Tây Bắc là câu chuyện tiêu biểu và mang nhiều giá trị tư tưởng lớn. Trong truyện, tác giả gửi gắm trọn vẹn nhất những tình cảm của mình vào nhân vật Mị, một cô gái đại diện cho vẻ đẹp và phẩm chất con người Tây Bắc.
Dù bị đày đọa đến kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác nhưng nỗi khổ đau ở nhà thống lí không thể nào giết chết được sức sống tiềm tàng ẩn sâu trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân năm ấy, sức sống ấy có dịp trỗi dậy mạnh mẽ.
Chia sẻ 🌼 Tóm Tắt Nhân Vật A Phủ 🌼 12 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay Nhất
Mở Bài Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Đêm Mùa Đông – Mẫu 15
Đón đọc dưới đây đoạn văn mẫu mở bài phân tích nhân vật Mị trong đêm mùa đông với những lời dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận sinh động.
Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo bậc nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại với gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện… và “Vợ chồng A Phủ” được xem là truyện ngắn đặc sắc nhất trích từ tập Truyện Tây Bắc.
“Vợ chồng A Phủ” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Bằng tình yêu và vốn hiểu biết sâu rộng về nền văn hóa cùng phong tục tập quán của nhiều miền đất, tác giả đã đưa độc giả khám phá cuộc sống của con người Tây Bắc một cách chân thực, sinh động.
Thông qua tác phẩm, độc giả có thể thấy được bức tranh thiên nhiên núi rừng với vẻ đẹp thơ mộng cũng như cuộc sống lao động và số phận của con người dưới ách áp bức của cường quyền bạo lực cùng sự trói buộc của thần quyền lạc hậu. Tuy nhiên, nổi bật hơn cả là khúc ca về khát vọng tự do và sức sống tiềm tàng của người dân lao động Tây Bắc được thể hiện tập trung qua nhân vật Mị, đặc biệt là trong đêm tình mùa đông.
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Nhân Vật A Phủ 💧 10 Bài Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Mở Bài Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông Đặc Sắc – Mẫu 16
Đoạn văn mẫu mở bài phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông đặc sắc dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo hay.
Tô Hoài là nhà văn có vốn sống sâu sắc về cuộc sống và tính cách của con người Tây Bắc, có lẽ cũng bởi vậy mà trong những tác phẩm của mình Tô Hoài hình ảnh con người, văn hóa Tây Bắc luôn đậm nét, đúng như những tâm sự mà Tô Hoài từng thổ lộ: “đất và người Tây Bắc đã để thương, để nhớ cho tôi nhiều quá”. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Tô Hoài viết về Tây Bắc có thể kể đến, đó chính là Vợ chồng A Phủ.
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc được trích từ tập Truyện Tây Bắc, câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ gia đình mà trở thành người con dâu trừ nợ cho gia đình thống lí Pá Tra. Theo dõi cuộc đời của Mị, ta cũng thấy được hành trình hồi sinh, trỗi dậy của sự sống bị vùi dập bởi thần quyền, cường quyền.
Nhân vật Mị là một sáng tạo đặc sắc của Tô Hoài. Sự thức tỉnh và bùng cháy của sự sống trong tâm hồn Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ đã khẳng định sức sống tinh thần mạnh mẽ có thể đưa con người thoát ra khỏi ám ảnh khổ đau, bất hạnh để tự giải cứu mình, hướng đến một cuộc sống hạnh phúc, tươi sáng hơn.
Đọc nhiều hơn với 10 Mẫu Phân Tích Tâm Trạng 🔥 Mị Trong Đêm Đông Cứu A Phủ 🔥 Hay Và Đặc Sắc Nhất
Mở Bài Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông Hay – Mẫu 17
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu mở bài Mị trong đêm tình mùa đông hay giúp các em học sinh luyện tập trau dồi cách hành văn.
“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (Nguyễn Minh Châu).
Với hình tượng nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh ấy. Nhà văn mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong đêm mùa đông cởi trói cho A Phủ.
Theo như Tô Hoài tâm sự, vì mảnh đất miền Tây đã để thương để nhớ cho ông nhiều quá nên ông đã quyết định quay trở lại đây, trả món ân tình bằng một tập “Truyện Tây Bắc” xuất sắc. “Vợ chồng A Phủ” là một trong số ba truyện ngắn in trong tập truyện này. Tác phẩm là thành quả đẹp của chuyến đi thực tế dài 8 tháng vào năm 1952 cùng bộ đội. Mị là nhân vật chính trong phần một của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Sức Sống Tiềm Tàng Của Mị 🌜 12 Bài Văn Mẫu Hay
Mở Bài Gián Tiếp Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông – Mẫu 18
Cách viết mở bài gián tiếp Mị trong đêm tình mùa đông dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn dẫn dắt sinh động, ấn tượng.
Tô Hoài là một nhà văn lớn, một tác giả lớn của nền văn học Việt Nam với gia tài các tác phẩm đồ sộ bao gồm nhiều thể loại khác nhau từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài, hồi ký, tiểu luận, kịch bản phim,… Trong hơn 60 năm cầm bút và miệt mài lao động, chiến đấu Tô Hoài xứng đáng được vinh danh là một trong số những tác giả tiêu biểu có đóng góp to lớn trong sự đột phá, phát triển của nền văn học hiện đại.
Đối với Tô Hoài “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói lên sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”, thế nên ông là một người kính nghiệp lắm viết cái gì cũng ưng tìm tòi, khám phá, thích viết những cái có thật trong thực tế, những gì ông đã từng trải nghiệm, biết đến.
Chính bởi cái phong cách sáng tác tỉ mỉ, chuyên cần ấy mà việc thích nghi với điều kiện của từng vùng đất khác nhau cũng trở nên dễ dàng hơn với Tô Hoài, đồng thời cũng hình thành nên trong tâm hồn tác giả những xu hướng sáng tác mới. Tiêu biểu như đề tài về Tây Bắc và những con người nơi đây, phải nói rằng thật không dễ dàng gì để một tác giả miền xuôi có thể viết ra những câu chữ mang đậm phong vị miền núi như vậy.
Nhưng với Tô Hoài thì khác, ngoài Hà Nội mảnh đất thân thương đã đi sâu vào máu thịt thì có lẽ vùng Tây Bắc là mảnh đất mà ông tha thiết hơn cả, nói như Chế Lan Viên là “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
Chúng ta có thể thấy rõ điều ấy trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài, đặc biệt là trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, phải nói Tô Hoài đã dành một tình cảm rất đặc biệt cho các dân tộc miền núi phía Bắc, trân trọng, yêu thương và cảm thông sâu sắc. Có lẽ vì những tình cảm ấm nồng ấy mà cái cách Tô Hoài miêu tả nội tâm của nhân vật Mị trong đêm mùa đông giải cứu A Phủ và giải cứu cuộc đời mình cũng trở nên sâu sắc và ấn tượng vô cùng.
Tham khảo 🌠 Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Xuân 🌠 20 Mẫu Đặc Sắc
Mở Bài Mị Trong Đêm Cứu A Phủ – Mẫu 19
Đoạn văn mẫu mở bài Mị trong đêm cứu A Phủ sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn hay để vận dụng khi viết bài.
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài tính đến nay đã già nửa thế kỉ. Hơn 60 năm cầm bút ông là tác giả của hàng trăm đầu sách, hàng nghìn bài báo, thể loại phong phú, đa dạng. Thế nhưng nhắc đến Tô Hoài ta không thể quên được tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu kí”- tác phẩm tiêu biểu trước Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, Tô Hoài lại nổi lên với tập Truyện Tây Bắc mà linh hồn của nó là Vợ chồng A Phủ.
Vợ Chồng A phủ là tác phẩm hay nhất nói về con người và đất nước vùng cao Tây Bắc. Qua ngòi bút của Tô Hoài ta thấy được nỗi khổ đau và tủi nhục của các số phận con người dưới những tầng áp bức cường quyền và thần quyền. Có nhiều tuyến nhân vật chính và phụ trong tác phẩm như A Phủ, A Sử, thống lí Bá Tra… nhưng Mị vẫn là nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Truyện xoay quanh cuộc đời của Mị – một cô gái người Mèo nghèo khổ, xinh đẹp, nết na được Tô Hoài xây dựng chân thực và sống động. Thông qua sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ, ngòi bút của Tô Hoài đã bộc lộ là một ngòi bút nhân văn, nhân đạo sâu sắc và cao cả. Văn hào Nga Sê-khốp đã từng nói: “Một người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”. Tô Hoài là một nhà văn như vậy.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Phân Tích Nhân Vật Mị Trong Đêm Tình Mùa Đông 🍀 16 Mẫu Hay Và Đặc Sắc Nhất
Mở Bài Mị Cởi Trói Cho A Phủ – Mẫu 20
Tham khảo dưới đây gợi ý mở bài Mị cởi trói cho A Phủ sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra viết trên lớp.
“Đất và người miền Tây Bắc để thương để nhớ cho tôi nhiều quá” (Tô Hoài). Là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Tô Hoài thu hoạch được sau chuyến đi bộ đội vào giải phóng Tây Bắc dài tám tháng, tập truyện “truyện Tây Bắc” là nỗi nhớ niềm thương bồi hồi xúc động, là lời tri ân sâu sắc mà nhà văn dành tặng cho mảnh đất con người Tây Bắc đau thương mà anh dũng, đẫm nước mắt tủi hờn mà vời vợi chất thơ.
Là truyện ngắn đặc sắc hơn cả của tập truyện, “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, tủi nhục và sức mạnh vùng lên vươn tới chân trời tự do hạnh phúc của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc. Giá trị của tác phẩm được kết tinh ở hình tượng nhân vật Mị.
Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn hân bất lực của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức manh phúc sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Là cây bút xuất sắc trong dòng văn học cách mạng Việt Nam, Tô Hoài chẳng những rất thành công khi diễn tả cái chết dần chết mòn của Mị – một cô gái tràn đầy sức sống mà còn rất tinh tế khi khám phá quá trình hối sinh của Mị.
Nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh đó chính là đêm đông Mị vắt dây trói cứu A Phủ đầy éo le, kịch tính.
Tham khảo trọn bộ 💧 Mở Bài Người Lái Đò Sông Đà 💧 20 Mẫu Hay Nhất
Mở Bài Sức Sống Tiềm Tàng Của Mị – Mẫu 21
Đón đọc dưới đây đoạn văn mẫu mở bài sức sống tiềm tàng của Mị để tham khảo cách dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm đặc sắc.
Vợ chồng A Phủ (1953), Miền Tây (1967), Vừ A Dính (1962)… là những tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài viết về phong tục, cảnh sắc và con người miền Tây của Tổ quốc ta. Tô Hoài đã từng nói: “Tôi coi Việt Bắc, Tây Bắc cũng như một quê hương đề tài của tôi…” (Văn nghệ số 14/10/1995).
Tập truyện Tây Bắc là một nét son chói lọi đầu tiên của sự nghiệp văn chương Tô Hoài viết về đề tại miền Tây. Một chuyến đi dài, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Ông đã viết thành công tác phẩm “Truyện Tây Bắc”, trong đó có truyện “Vợ chồng A Phủ”. Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ và sự vùng dậy của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để giành lấy tình yêu, hạnh phúc.
Những trang viết về Mị – một trong hai nhân vật chính của truyện là vô cùng cảm động. Mị tuy bị chà đạp, bị giày xéo trong bể khổ cuộc đời, nhưng cô đã có một sức sống tiềm tàng kì lạ!
Đọc nhiều hơn với 🔥 Kết Bài Người Lái Đò Sông Đà 🔥 20 Mẫu Hay Nhất