10+ Mẫu Thuyết Minh Về Đôi Đũa Ngắn Gọn, Hay Nhất. Một Vật Dụng Rất Quen Thuộc Trong Những Bữa Ăn Gia Đình Việt Nam.
Đôi Đũa có gì đặc biệt ?
Đôi đũa không chỉ là dụng cụ ăn uống mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Trong văn hóa Việt Nam, đôi đũa tượng trưng cho sự hòa hợp và cân bằng, thể hiện qua việc sử dụng hai chiếc đũa cùng nhau. Đôi đũa cũng phản ánh triết lý âm dương của triết học Trung Hoa, với một chiếc làm trụ và chiếc kia di chuyển để gắp thức ăn.
Ngoài ra, đôi đũa còn là biểu tượng của sự gắn kết gia đình và cộng đồng, khi mọi người cùng nhau dùng bữa. Đũa thường được làm từ tre hoặc gỗ, và ở Việt Nam, còn có loại đũa cả dùng để xới cơm từ nồi ra bá
Cách Thuyết Minh Về Đôi Đũa
huyết minh về đôi đũa là một cách để giới thiệu và giải thích về một vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể thuyết minh về đôi đũa một cách chi tiết và hấp dẫn:
Bắt đầu
- Giới thiệu chung: Đôi đũa là một dụng cụ ăn uống phổ biến trong văn hóa ẩm thực của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam.
- Tầm quan trọng: Đôi đũa không chỉ là công cụ ăn uống mà còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa và tâm linh.
Nội dung:
a. Nguồn gốc và lịch sử
- Nguồn gốc: Đôi đũa xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, có thể từ thời nhà Thương ở Trung Quốc (1600-1046 TCN).
- Phát triển: Đôi đũa dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
b. Cấu tạo và chất liệu
- Cấu tạo: Đôi đũa thường có hai phần, một đầu tròn và một đầu vuông, tượng trưng cho trời và đất.
- Chất liệu: Đũa có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như tre, gỗ, kim loại, và nhựa.
c. Cách sử dụng
- Cách cầm đũa: Cầm đũa đúng cách là một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế.
- Quy tắc sử dụng: Có nhiều quy tắc và phong tục liên quan đến việc sử dụng đũa, chẳng hạn như không cắm đũa vào bát cơm vì điều này được coi là không may mắn.
d. Ý nghĩa văn hóa
- Biểu tượng âm dương: Đôi đũa tượng trưng cho sự cân bằng âm dương trong triết lý phương Đông.
- Tính đoàn kết: Đôi đũa còn là biểu tượng của sự đoàn kết và gắn bó trong gia đình và xã hội.
Kết luận
- Tầm quan trọng: Khẳng định lại tầm quan trọng của đôi đũa trong đời sống và văn hóa của người Việt.
- Cảm nghĩ cá nhân: Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về đôi đũa và những giá trị mà nó mang lại.
Bạn có thể thêm vào những chi tiết cụ thể hoặc câu chuyện cá nhân để bài thuyết minh của mình thêm phần sinh động và hấp dẫn
Dàn Ý Thuyết Minh Về Đôi Đũa
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu Dàn Ý Thuyết Minh Về Đôi Đũa chi tiết được nhiều bạn đọc nhiều quan tâm.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về đối tượng thuyết minh – đôi đũa.
- Giới thiệu về đôi đũa cần thiết với em như thế nào, hiểu biết khái quát của em về nó.
II. Thân bài:
- Miêu tả về đôi đũa: Chất liệu, màu sắc, tay cầm như thế nào.
- Lợi ích của đôi đũa.
- Con người sử dụng đôi đũa như thế nào?
III. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em về đôi đũa.
- Khẳng định sự cần thiết và giá trị của đôi đũa.
SCR.VN Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Đồ Vật, Đồ Dùng Sinh Hoạt ❤️️ 15 Mẫu Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Đôi Đũa Điểm 10 – Bài 1
Bài Văn Thuyết Minh Về Đôi Đũa Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn logic và ấn tượng.
Mặc dù là dụng cụ ăn cơm phổ biến nhưng đôi đũa lại là một phần của văn hóa cổ xưa, xuất hiện trong rất nhiều truyền thuyết và phong tục dân gian khác nhau. Hiện có mặt khắp nơi bởi sự phổ biến của ẩm thực châu Á, đôi đũa từng là dụng cụ ăn cơm được lựa chọn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam trong hàng ngàn năm.
Đôi đũa ra đời sớm nhất được làm bằng kim loại trong thời nhà Thương vào khoảng năm 1600 đến 1046 TCN, được phát hiện tại di tích khảo cổ Ân Khư, tỉnh Hà Nam. Sau đó, đũa ăn dần dần được sử dụng rộng rãi. Người ta thường cắt thực phẩm thành miếng nhỏ trước khi nấu để tránh sử dụng dao trên bàn ăn, điều được xem là thô lỗ.
Khổng Tử, triết gia sống ở thế kỷ thứ 6 TCN là người thông kim bác cổ nhưng sống giản dị, thanh đạm và an hòa. Ông đã khuyên mọi người không nên dùng dao trên bàn ăn bởi nó có thể khiến người ta nghĩ đến những việc sát sinh. Ông cũng không bao giờ cho phép dao xuất hiện trên bàn ăn của mình. Tư tưởng của Khổng Tử đã được nhiều người noi theo và đũa vì thế nhanh chóng phát triển và trở nên phổ biến.
Trên bề mặt, đôi đũa giải thích các nguyên lý cơ bản của triết học Trung Hoa, đáng chú ý nhất là nguyên lý nhị phân âm – dương. Hai chiếc đũa phải được dùng như một cặp, một chiếc làm trụ trong khi chiếc còn lại di chuyển để gắp thức ăn. Điều này phản ánh sự tinh thông về âm dương tương ứng với các yếu tố chủ động và thụ động, hình thành khái niệm về một tổng thể vận động không ngừng.
Hình dáng phổ biến của đôi đũa thường là một đầu tròn và một đầu vuông, tượng trưng cho trời và đất. Điều này có nguồn gốc từ bát quái, một tập hợp những nguyên tắc sử dụng để bói toán. Những ngón tay đặt ở giữa tượng trưng cho con người được nuôi dưỡng bởi trời và đất. Bởi vì tượng trưng cho sự hòa hợp của trời và đất nên đôi đũa được xem là điềm lành và thường được gói kèm vào của hồi môn trong đám cưới để chúc phúc cho những cặp đôi.
Theo truyền thống, độ dài tiêu chuẩn của một đôi đũa được đo lường bằng 7 thốn (1 thốn = 2,54 cm) và 6 phân (1 phân = 1 cm). Điều này đại diện cho thất tình lục dục được đề cập đến trong đạo lý của Phật giáo.
Khi cầm đũa đúng cách, những ngón tay tự nhiên đặt vào 3 vị trí: Ngón cái và ngón trỏ trên cao, ngón út và ngón đeo nhẫn ở dưới thấp, ngón giữa nằm ở giữa 2 chiếc đũa. Điều này không đơn giản chỉ là một quy ước bề mặt, nó còn tượng trưng cho quan niệm truyền thống của người Trung Hoa xưa về trời, đất và con người.
Những vật dụng vô cùng thân thuộc trong đời sống hàng ngày tưởng chừng như một sự phát hiện ngẫu nhiên, nhưng lại chứa đựng trong đó nội hàm sâu sắc về con người và vũ trụ. Và có thể thấy, sự hòa hợp giữa đất trời và con người luôn là yếu tố được tìm thấy trong những phát minh của người xưa.
Người xưa tin rằng có một mối liên kết tồn tại giữa thiên thượng và con người. Họ một lòng thờ kính Thần vì Thần là đấng tối cao sáng tạo ra hết thảy vạn sự vạn vật trong không gian vũ trụ này. Những niềm tin như thế đã thấm nhuần vào văn hóa và cuộc sống, từ những lễ nghi tín ngưỡng đến những phong tục dân gian lưu truyền từ thế hệ này đến bao thế hệ khác.
Cũng vì tấm lòng kính ngưỡng Thần, người xưa luôn coi trọng đạo đức và không ngừng tu dưỡng bản thân, vì họ luôn cho rằng: “Người đang làm, Thần đang nhìn”. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi văn hóa và đạo đức của người xưa đã đạt tới những đỉnh cao huy hoàng mà thời hiện đại khó lòng hình dung được.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Thuyết Minh Về Đôi Đũa Ngắn Gọn – Bài 2
Bài văn Thuyết Minh Về Đôi Đũa Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, từ ngữ sinh động và sáng tạo.
Muôn đời nay, đôi đũa trở thành vật dụng không thể thiếu trong bữa cơm thường ngày của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho rằng, đũa có nguồn gốc từ nền văn minh Trung Hoa, cũng có người lại khẳng định đũa thuộc văn minh lúa nước Đông Nam Á có cách đây cả mấy ngàn năm.
Ngày trước, tùy theo địa vị xã hội mà ông hoàng, bà chúa thường dùng đũa ngọc, ngà, quan lại dùng gỗ mun, còn người bình dân thì chỉ là đôi đũa tre, đũa gỗ đơn sơ, mộc mạc. Miền Bắc và miền Trung thường gắn với các lũy tre làng nên người dân thường lấy thân tre già chẻ vót làm đũa.
Ở miền Nam, người ta lại hay dùng cây dừa để làm nên đôi đũa. Đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, một đầu vuông để các ngón tay cầm, một đầu được vót tròn để gắp thức ăn, không sơn quét, trang trí (trừ một số đũa chuyên dùng để thờ cúng). Tùy theo kích thước và công dụng mà đũa cũng được phân chia làm nhiều loại: đũa ăn chỉ dài độ 22-25 cm. Đũa lớn chuyên dùng để xào nấu dài khoảng 30- 35 cm để tránh hơi nóng và dầu mỡ không bắn dính vào tay.
Lại còn có những đôi đũa cả hay còn gọi là đũa bếp to dẹt, chuyên dùng để đảo, xới cơm trong những nồi lớn, dài tới 60-70 cm, dành cho cả hàng chục người ăn.
Dù chỉ là một vật dụng nhỏ bé nhưng đôi đũa lại chứa đựng trong đó cả một lịch sử lâu đời cùng những triết lý sâu sắc trong gia đình người Việt. Thông qua bữa cơm, đôi đũa đã trở thành một vật dụng để ông bà, cha mẹ có thể dạy con cháu những bài học về nền nếp, lễ nghĩa.
SCR.VN Giới Thiệu Bài 🍀 Thuyết Minh Về Đồ Dùng Trong Gia Đình ❤️️ 18 Bài Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Đôi Đũa Hay Nhất – Bài 3
Bài văn Thuyết Minh Về Đôi Đũa Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ rộng rãi sau đây.
Đối với nhiều nước châu Á, đũa là một vật dụng rất quen thuộc trong bữa ăn. Tuy nhiên, văn hóa dùng đũa ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau về cách sử dụng lẫn quan niệm.
Đũa là vật dụng quan trọng và cùng quen thuộc với người dân Á Đông, nó trở thành một nét văn hóa của người Á châu. Và cùng với lịch âm, nến, giấy, mực… đũa là một trong những phát minh lớn của người Trung Quốc. Cách đây 3000 năm (thời Ân Thương) con người đã biết sử dụng đũa để gắp thức ăn thay cho việc bốc tay.
Thời gian đầu đũa ăn chưa được gọi là đũa, mà là “trợ” hoặc là “giáp”, đến thế kỷ thứ 6, 7 trước công nguyên đũa còn được gọi là “cân”. Sau đó vì một số quan niệm của người dân Giang Nam miền Đông Trung Quốc đã đổi tên thành “đũa”. Từ đó, đũa đã trở thành nền văn minh, bộ mặt của cả một nền văn hóa rộng lớn gồm nhiều nước châu Á.
Từ khoảng năm 1800 trước Công nguyên, những đôi đũa có kích thước lớn thường dùng để nấu ăn là chính. Đến khoảng năm 200 trước Công nguyên, đũa bắt đầu trở thành món đồ dùng phổ biến trong các bữa ăn.
Đối với người Việt, việc dùng đũa không chỉ đơn thuần chỉ là một công cụ để gắp thức ăn, nó còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế. Hầu như khi khởi đầu các bữa ăn, đặc biệt là trong các bữa tiệc, trước khi gắp đồ cho chính mình, họ thường dùng đôi đũa còn sạch để gắp đồ ăn mời mọi người quanh bàn. Còn trong suốt bữa ăn, nếu muốn tiếp đồ ăn cho người khác, phải đảo đầu đũa, đây là phép lịch sự tối thiểu nhất.
Nhìn chung, quy tắc dùng đũa của người Việt không quá khắt khe, trẻ nhỏ thường chỉ bắt đầu học cách sử dụng đũa khi đã lên 5 – 6 tuổi. Và cũng như nhiều quốc gia Á Đông khác, ngoài việc chống thẳng đôi đũa trong chén cơm bị coi là điềm gỡ, gắn liền với hình ảnh chén cơm cúng. Ở Việt Nam còn kiêng gõ đũa vào nhau, gõ đũa vào bát hay các vật dụng khác tạo tiếng động khi đang ăn. Họ quan niệm rằng, điều này sẽ khiến ma đói tìm tới quấy nhiễu, thêm vào đó đây là phép lịch sự mà người Việt rất đề cao.
Những đôi đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ. Thông thường, ở miền Bắc đũa sẽ được làm từ tre còn ở miền Nam đũa thường được làm từ gỗ dừa.
Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Laptop, Máy Tính Để Bàn ❤️️ 15 Bài Mẫu Hay
Thuyết Minh Về Đôi Đũa Ăn Cơm – Bài 4
Thuyết Minh Về Đôi Đũa Ăn Cơm, một vật dụng rất quen thuộc đối với mỗi người trong bữa cơm gia đình.
Mỗi vùng miền ở Việt Nam đều có nét văn hóa khác nhau nhưng điểm chung là đều sử dụng đũa. Ở miền Bắc có những lũy tre làng bao phủ nên người dân dùng thanh tre già để gọt đũa, miền Nam lại chủ yếu là những tán dừa nên sử dụng đũa dừa. Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là đũa tre, đũa gỗ. Xưa người nông dân tự vót đũa thành thanh vuông, một đầu được vót tròn để dễ gắp thức ăn. Chính vì thế có câu ca dao về việc vót đũa trong dân gian:
“Đời cha cho chí đời con,
Muốn vót cho tròn thì hãy đẽo vuông”
Ở Việt Nam, thông dụng nhất vẫn là đũa tre, đũa gỗ.
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu cho người dùng, ở Việt Nam có đa dạng các loại đũa hơn như đũa nhựa, đũa inox, đũa nhôm. Đũa nhựa cũng là dạng đũa phổ biến trong đời sống.
Cũng chỉ có ở Việt Nam mới có đũa để xới cơm từ nồi ra bát, đó là dạng đũa cả lớn, dẹt và làm từ tre hoặc gỗ. Trước khi xới cơm, muốn cơm không dính cần nhúng đũa cả vào nước; sau khi xới cơm dùng chiếc đũa nọ gạt cơm ra khỏi chiếc kia để đũa sạch cơm. Đây là cách sinh hoạt xưa kia ở các vùng nông thôn Việt Nam và hiện nay gần như không còn.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Cái Bát, Cái Chén, Cốc Nước 💧 10 Mẫu Hay
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đôi Đũa Chọn Lọc – Bài 5
Văn Mẫu Thuyết Minh Về Đôi Đũa Chọn Lọc là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em chuẩn bị tốt cho kì thi của mình.
Đôi đũa tre đơn sơ mộc mạc của văn hóa đất Việt luôn hiện diện trong mọi nhà người Việt, luôn âm thầm nhắc nhở họ về tình yêu quê hương đất nước, về sự đoàn kết và bình đẳng trong xã hội Việt Nam… Nhìn thật sâu vào đôi đũa tre, ta sẽ biết mình nên làm gì trong bổn phận và trách nhiệm của một người dân đất Việt.
Hễ là người Việt, dù giàu sang hay nghèo túng, không ai chưa từng biết đến đôi đũa tre mộc mạc mang đầy ý nghĩa đậm đà trong linh hồn dân tộc Việt Nam. Đôi đũa tre hầu như đã trở thành đặc điểm của văn hóa Việt Nam không kém gì chiếc áo bà ba thân thương, tà áo dài duyên dáng hoặc món ăn thuần túy canh chua cá kho tộ.
Từ đồng quê cho đến thành thị, từ những ngôi nhà lá chênh vênh đến những căn nhà cao tầng lộng lẫy, không có gia đình nào thiếu đôi đũa tre trong các bữa ăn.
Trên quê hương Việt Nam, lũy tre làng là một hình ảnh thơ mộng, hầu như được mọc khắp nơi, từ đầu ngõ, sau hè, bờ ao, cho đến bờ giậu hay đầu đình. Người dân Việt khi trồng tre, họ không nghĩ đến kinh tế hay việc làm đẹp mà vì lũy tre xanh ấy là bản thân, là linh hồn và đất nước quê hương của họ.
Vì thế, khi cầm đến đôi đũa tre, người dân Việt cảm thấy gần gũi với thiên nhiên và nguồn cội đất nước cha ông hơn. Đũa tre tuy đơn giản mộc mạc, nhưng đã nhắc nhở con cháu Việt Nam một cách âm thầm trong mọi bữa ăn về trách nhiệm yêu thương đùm bọc giống nòi và xứ sở của mình.
Ngày nay, ta thấy những loại đũa xuất hiện trên thị trường được làm bằng nhiều thứ quí giá như vàng, bạc, ngà, mun. Những người dân nếu có mua, thì cũng chỉ dùng để chưng bày, hay xài vào các dịp lễ lộc, còn hằng ngày các gia đình vẫn xài đũa tre đơn sơ để ăn cơm theo truyền thống.
Tiếp theo đón đọc 🍃 Thuyết Minh Về Cái Thùng Rác 🍃 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Bài Văn Thuyết Minh Về Đôi Đũa Ấn Tượng – Bài 6
Bài Văn Thuyết Minh Về Đôi Đũa Ấn Tượng giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.
Đũa, một cặp thanh có chiều dài bằng nhau, cỡ khoảng 15–25 cm, là dụng cụ ăn uống cổ truyền ở Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, và Đông Nam Á; còn được gọi là “các nước dùng đũa”).
Đũa thường làm bằng gỗ, tre, kim loại, xương, ngà voi, và ngày nay, cả bằng chất dẻo. Có thông tin cho biết đũa và đồ dùng ăn uống bằng bạc được dùng cho vua quan để phát hiện chất độc (oxide kim loại) trong thức ăn; nếu có chất độc, đũa sẽ có màu xỉn hay đen đi, do phản ứng thế.
Đũa cũng là một đòn bẩy, tuy nhiên không đem lại lợi thế về “lực” mà đem lại lợi thế về “đường đi”, đầu đũa có thể thu hẹp hoặc mở rộng được một khoảng cách khá lớn chỉ với một chuyển động nhỏ của các ngón tay.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của phương Tây, các nhà sử học Tây phương nói rằng đũa là loại hình thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa (civilisation des baguettes). Đôi đũa được phát hiện sớm nhất là một cặp kim loại trong triều đại nhà Thương (khoảng năm 1600-1046 TCN) được khai quật tại địa điểm khảo cổ Ân Khư.
Được phát minh vào khoảng thời gian cách đây từ 3000-5000 năm, đũa đã trở thành nền văn minh, bộ mặt của cả một nền văn hóa rộng lớn gồm nhiều nước châu Á. Đầu tiên được sử dụng bởi người Trung Quốc , đũa sau đó đã lan rộng sang các quốc gia văn hóa Đông Á khác bao gồm Nhật Bản , Hàn Quốc và Việt Nam.
Khi các dân tộc Trung Quốc di cư đến, việc sử dụng đũa làm dụng cụ ăn uống cho một số món ăn dân tộc nhất định đã trở nên phổ biến ở các nước Nam và Đông Nam Á như Campuchia, Ấn Độ, Lào, Nepal, Myanmar, Singapore và Thái Lan. Ở Ấn Độ (chủ yếu ở Himalayakhu vực), Lào, Myanmar, Thái Lan và Nepal, đũa thường chỉ được sử dụng để ăn mì.
Tương tự, đũa đã trở nên được chấp nhận nhiều hơn trong mối quan hệ với các món ăn châu Á ở Hawaii , Crookwell , Bờ Tây Bắc Mỹ và các thành phố có cộng đồng người châu Á ở nước ngoài trên toàn cầu. Riêng tại Thái Lan, đũa chỉ dùng cho súp và mỳ sợi, do vua Thái Rama V giới thiệu đồ dùng phương Tây từ thế kỷ 19.
Đón đọc 🌿 Thuyết Minh Về Cái Tủ Sách, Giá Sách, Tủ Quần Áo 🌿 10 Mẫu Hay
Văn Thuyết Minh Về Đôi Đũa Đặc Sắc – Bài 7
Văn Thuyết Minh Về Đôi Đũa Đặc Sắc, cùng đón đọc bài văn mẫu dưới đây nhé!
Đôi đũa cũng là một sản phẩm văn hóa ẩm thực Việt Nam được chọn làm “nhân vật” đưa lên tem bưu chính. Điều này khiến cho các hậu sinh thêm tự hào về trí thông minh, tài sáng tạo của tổ tiên, cũng như nhớ lại những thông điệp mà người xưa đã âm thầm gửi gắm về quan hệ ứng xử, nhân cách tự trọng, khiêm nhường, nhân nghĩa thủy chung, sự đoàn kết và giàu bản lĩnh của tâm hồn người Việt.
Trong khi người phương Tây lúc ăn phải dùng một bộ đồ ăn gồm dao, thìa nĩa, mỗi thứ thực hiện một chức năng riêng biệt, thì người phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…) chỉ dùng một đôi đũa (gồm hai chiếc que làm thành) nhưng sử dụng một cách tổng hợp và cực kỳ linh hoạt với hàng loạt chức năng khác nhau: gắp, xé, và, dầm, trộn, vét…
Đứng ở góc độ vật lý, thì đôi đũa là một thứ công cụ chấp dài thêm ngón tay người và được vận dụng theo nguyên lý đòn bẩy một cách thần tình để gắp thức ăn xa. Về nguồn gốc đôi đũa, lâu nay không ít học giả phương Tây cho rằng văn minh đôi đũa (civilization des baguettes) là thuộc dạng Trung Hoa.
Tuy nhiên, theo sách Lịch sử văn hóa Trung Quốc do Đàm Gia Kiện chủ biên năm 1993 thì người Trung Quốc “Thời Tiên Tần không ăn dùng đũa, mà lấy tay bốc” (giống người Ấn Độ – đó là tập quán của các cư dân trồng kê, mạch, ăn bánh mì, bánh bao và thịt). Họ chỉ bắt đầu dùng đũa từ khi thôn tính phương Nam (đời Tần – Hán), ban đầu dùng một cách hạn chế để gắp thức ăn cứng từ các món canh, mãi về sau đôi đũa mới trở thành phổ biến.
Thế kỷ VI, đôi đũa mới du nhập vào Nhật Bản. Như vậy, thực ra, nó là sản phẩm của cái nôi trồng lúa nước Đông Nam Á – nơi có nền văn minh tre trúc là vật liệu. Ăn bằng đũa là cách ăn đặc thù, mô phỏng động tác của con chim nhặt hạt, xuất phát từ thói quen ăn những thứ không thể nào dùng tay bốc hoặc mó tay vào được (như cơm, cá, nước mắm,…) của cư dân Đông Nam Á.
Không chỉ trong văn học dân gian, mà tiếp mạch nguồn cảm xúc truyền thống đó, đôi đũa lại xuất hiện trong thơ ca hiện đại, với nhiều hình ảnh sinh động mới mẻ: “Bếp tập thể đậu kho và rau luộc, Em gắp cho tôi bằng đôi đũa cau rừng” (Phạm Tiến Duật). Đặc biệt, động tác so đũa đã cho ta thưởng thức nhiều tứ thơ hay cảm động: “…Bữa ăn sum vầy bên bếp lửa, Mẹ so đũa thừa lại nhớ đến ta” (Thu Bồn).
Bên cạnh tính cặp đôi mà hình tượng đôi đũa thể hiện thì nó còn phản ánh tính tập thể: bó đũa là biểu hiện của sự đoàn kết, của tính cộng đồng (trong câu chuyện dân gian về bó đũa chỉ sự đoàn kết là sức mạnh). Đôi đũa còn là minh chứng của sự thiêng liêng, khi thề độc, người xưa thường bẻ gãy đũa để thề.
Thậm chí khi chết đi, còn có đôi đũa cắm trên quả trứng, bát cơm đặt lên áo quan đưa tiễn người về nơi an nghỉ cuối cùng… Tất cả những điều này, khi đưa đôi đũa lên tem cũng tạo nên những sức mạnh, sự độc đáo của nó. Tem về đôi đũa không nhiều, người sưu tầm bắt gặp nó là nâng niu như báu vật.
Chia Sẻ Bài 💧 Thuyết Minh Về Bàn Chải Đánh Răng ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đôi Đũa Chi Tiết – Bài 8
Bài vănThuyết Minh Về Đôi Đũa Chi Tiết giúp các em có thêm nhiều ý văn thú vị để hoàn thiện bài làm của mình.
Ở Việt Nam, đũa là một vật dụng được sử dụng hằng ngày trong những bữa ăn. Đũa cũng trở thành “linh hồn” trong bữa ăn để thể hiện nét văn hóa truyền thống và các quy tắc ăn uống đặc trưng của dải đất hình chữ S.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước. Trong mâm cơm của người Việt có hạt gạo mềm dẻo, có miếng cá, miếng thịt hay sợi rau dài, chính vì đôi đũa là sự lựa chọn phù hợp để gắp thức ăn thuận tiện. Dù sang giàu hay nghèo khổ, bất cứ ai sinh ra và lớn lên trên dải đất hình chữ S đều biết đến sự hiện diện của đôi đũa mộc mạc.
Đũa là một cặp thanh bằng nhau, có chiều dài khoảng 20-25cm, được các nước Đông Á sử dụng làm dụng cụ ăn uống.
Các nhà sử học Tây phương nói rằng đũa thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa hay còn gọi là civilisation des baguettes. Có giả thuyết cho rằng đũa được cho rằng ra đời cách đây 4.000 – 5.000 năm trước, trong triều đại nhà Thương (năm 1.600 – 1.046 TCN), đôi đũa đầu tiên bằng kim loại được tìm thấy tại điểm khảo cổ Ân Khư. Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Thương là Trụ Vương đã sử dụng đũa ngà.
Gợi Ý 💦 Thuyết Minh Về Cái Phích Nước ❤️️ 15 Bài Ngắn Gọn Hay
Bài Văn Thuyết Minh Về Cách Dùng Đôi Đũa Ngắn Hay – Bài 9
Bài Văn Thuyết Minh Về Cách Dùng Đôi Đũa Ngắn Hay với cách diễn đạt bài văn hấp dẫn, sử dụng hình ảnh miêu tả chân thực.
Trong gia đình Việt, việc dạy các thành viên sử dụng đũa là việc quan trọng, thể hiện một phần về trình độ giáo dục. Khi cầm đũa, chỉ sử dụng 3 đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón áp út đặt dưới mặt đũa, ngón cái và ngón trỏ cố định đũa, để lại phần cuối đũa thừa khoảng 1 phân.
Trước khi cầm đũa phải so đũa, tức là xếp cho hai đầu đũa đều nhau. Người Việt cho rằng đôi đũa cũng như tình cảm lứa đôi, chỉ trọn vẹn khi có cặp có đôi; trong gia đình muốn êm ấm hòa thuận phải so đũa sao cho bằng.
Trong mâm cơm, người nhỏ tuổi nhất so đũa và đưa cho các thành viên bắt đầu từ người lớn nhất hoặc khách quý đến chơi. Người có vai vế lớn nhất sẽ cầm đũa trước và gắp thức ăn đầu tiên, sau đó con cháu bắt đầu dùng bữa. Nên dùng đũa mới để gắp đồ ăn mời người khác trước khi gắp cho mình; còn nếu dùng đũa của mình gắp cần đảo đầu đũa. Điều này không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn thể hiện tính lịch sự.
Bạn cần dùng đũa gắp thức ăn vào bát rồi mới đưa vào miệng, nếu trong bát còn thức ăn không nên gắp thêm vào. Khi gắp thức ăn, không nên dùng đũa để đảo đồ ăn tìm món mình thích; không khuấy vào bát nước chấm hay bát canh chung. Với người Việt, đũa không còn chỉ đơn giản là dụng cụ phục vụ ăn uống mà còn thể hiện văn hóa, sự khéo léo, tinh tế.
Gợi ý cho bạn 🌹Thuyết Minh Về Cái Kính, Mắt Kính ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Thuyết Minh Về Đôi Đũa Lớp 8 – Bài 10
Bài văn Thuyết Minh Về Đôi Đũa Lớp 8 ngắn sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn hay và phong phú hơn.
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng đũa được ra đời dưới nền văn minh lúa nước (cách đây khoảng 10.000 năm). Khi xưa, tổ tiên người Trung Hoa đến từ phía Tây lưu vực sông Hoàng Hà và sống chủ yếu với nền văn minh nông nghiệp khô, tức là ăn bốc bằng tay mà không dùng đũa. Khi bắt đầu kéo quân về thôn tính vùng đất phương Nam – vùng Đông Nam Á – họ mới bắt đầu có nền văn minh lúa nước. Nền văn minh này sử dụng thức ăn chính là hạt gạo nhỏ, ngắn và thường dính với nhau, lúc này việc dùng đũa trở nên hiệu quả khi ăn.
Trong văn hóa Việt có một câu chuyện dân gian chứng minh cho sự ra đời rất sớm của đôi đũa, đó là sự tích Trầu Cau. Câu chuyện ra đời trước cả thời nhà Tần và trước thời 1.000 năm Bắc thuộc. Tương truyền, thời vua Hùng Vương, có 2 anh em tên là Tân và Lang rất yêu thương, đùm bọc nhau.
Họ theo học một đạo sĩ họ Lưu và người này có cô con gái cùng tuổi với 2 anh em. Trong một lần dọn cơm, cô chỉ dọn một đôi đũa để thử lòng hai anh em xem ai sẽ nhường trước. Người anh là Tân nhất mực nhường em nên cô gái đã đem lòng quý mến và sau đó 2 người yêu nhau, kết duyên vợ chồng.
Từ ngày có vợ, người em cảm thấy anh không quan tâm mình như trước, buồn bã và bỏ đi đến một con suối gục khóc và hóa đá. Người anh đi tìm em cũng chết bên bờ suối đó và hóa thành câu cau bên cạnh tảng đá. Người vợ đi tìm chồng rồi cũng buồn và hóa câu trầu leo vấn vít lên cây cau. Từ câu chuyện này có thể thấy đôi đũa đã xuất hiện lâu đời ở Việt Nam.
Có người cho rằng động tác dùng đũa gắp thức ăn ở Việt Nam phỏng theo con chim dùng mỏ để nhặt hạt. Những biểu tượng như chim hồng, chim hạc ở Việt Nam đều là loài có mỏ dài, sử dụng mỏ để mổ thức ăn.
Có nhiều câu chuyện khác sinh ra lý giải về nguồn gốc của đôi đũa. Trong đó, có giả thuyết cho rằng ở thời đại trước, khi dân số ngày càng gia tăng, lương thực trở nên khan hiếm, con người dùng cách chia thức ăn ra thành từng miếng nhỏ để nấu được nhiều bữa, tiết kiệm hơn. Và đôi đũa ra đời để có thể chia, gắp thức ăn thành nhiều mẩu bé.
Tham khảo văn mẫu 🌺 Thuyết Minh Về Nồi Cơm Điện ❤️️ 13 Bài Văn Ngắn Hay Nhất