20+ Kết Bài Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh Ngắn Gọn, Hay Nhất

20+ Kết Bài Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh Ngắn Gọn, Hay Nhất. SCR.VN Chọn Lọc Và Chia Sẻ Những Cách Viết Kết Bài Đặc Sắc Đầy Đủ Ý Dành Cho Học Sinh.

4 Ý Tưởng Viết Kết Bài Cảnh Khuya

Dưới đây là một số ý tưởng để viết kết bài cho bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:

Kết bài 1: Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước

“Cảnh khuya” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là một bài thơ chứa đựng tâm hồn cao cả của Hồ Chí Minh. Qua bài thơ, ta thấy được tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước của Bác hòa quyện vào nhau, tạo nên một tác phẩm vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có giá trị nhân văn sâu sắc.

Kết bài 2: Sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại

Bài thơ “Cảnh khuya” là sự kết hợp tài tình giữa vẻ đẹp cổ điển và tính thời đại. Với ngôn ngữ giản dị, tinh tế, bài thơ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên sống động và thể hiện tâm trạng lo lắng cho vận mệnh đất nước của Bác. Đây là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của Hồ Chí Minh.

Kết bài 3: Tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ

Qua bài thơ “Cảnh khuya”, ta thấy được tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, yêu thiên nhiên và tâm hồn chiến sĩ luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước của Hồ Chí Minh. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên đẹp mà còn là một lời nhắc nhở về trách nhiệm và lòng yêu nước của mỗi người.

Kết bài 4: Giá trị nghệ thuật và nhân văn

“Cảnh khuya” là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thể hiện tài năng và tâm hồn của Hồ Chí Minh. Bài thơ không chỉ mang lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ mà còn truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm.

Mời bạn xem nôi dung 🌟 Bài Thơ Cảnh Khuya Hồ Chí Minh 🌟

Cách Kết Bài Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh – Mẫu 1

‘Cảnh khuya’ -bài thơ tứ tuyệt tựa như một đóa hoa đậm đà hương sắc đã góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến. Câu thơ giàu hình tượng và truyền cảm. Cảnh và tình hòa hợp. Vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tình yêu nước thiết tha, tình yêu thiên nhiên nồng hậu, lời thơ mĩ lệ, trong sáng là cốt cách, vẻ đẹp của bài thơ. Bác là nhà thơ lớn của dân tộc. Đọc thơ Bác, tình yêu của chúng ta đối với Bác gắn liền với tình yêu Tổ quốc.

Chỉ 4 câu thơ thôi nhưng Bác Hồ đã khiến người đọc càng ngưỡng mộ hơn tài năng, cảm nhận tinh tế, cảm xúc cô đọng và nỗi niềm của một vị lãng tụ vĩ đại. Bác luôn là tấm gương cho mọi người noi theo. Hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt nhưng người vẫn luôn giữ được niềm yêu đời.

Viết Kết Bài Của Bài Cảnh Khuya Nội Dung Và Nghệ Thuật – Mẫu 2

Gợi ý viết kết bài của bài Cảnh khuya nội dung và nghệ thuật dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những kiến thức trọng tâm của tác phẩm.

Bài thơ Cảnh Khuya là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, bài thơ không chỉ miêu tả nét cảnh sắc hoang vu, nhưng cũng đầy thơ mộng giữa núi rừng Việt Bắc thông qua con mắt đầy tinh tế của Bác. Lấy cảm hứng từ ánh trăng, Bác đã thể hiện một tình yêu thiên nhiên sâu sắc và nỗi nhớ nước nhà vẫn luôn thường trực trong trái tim của Bác. Không một giây một phút nào Bác lại quên đi mục tiêu và sứ mệnh giải phóng dân tộc của toàn đảng, toàn dân.

Chỉ qua 4 câu thơ ngắn gọn, đã tạc nên hình tượng Bác giao hòa, hòa thắm trong vẻ đẹp của người chiến sĩ- thi sĩ, giữa cái tài-cái tâm lớn. Thể thơ thất ngôn bát cú, biện pháp điệp từ và cách sử dụng linh hoạt từ ngữ giản dị mà xúc động đã giúp “Cảnh khuya” cứ mãi làm bâng khuâng, vương vấn tâm hồn của độc giả, với tấm lòng, với tình yêu tha thiết mà cao cả của bác với đất nước, nhân dân và với cả thiên nhiên son thắm, nghĩa tình.

Viết Kết Bài Cảnh Khuya Hay Nhất – Mẫu 3

Đón đọc gợi ý viết kết bài Cảnh khuya hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

Có thể nói, chỉ với 4 câu thơ ngắn gọn nhưng “Cảnh khuya” đã đem đến cho độc giả nhiều cảm nhận sâu sắc. Trong bài thơ, Bác đã sử dụng thành công nhiều từ ngữ gợi tả, hình ảnh so sánh độc đáo. Đặc biệt, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được vận dụng sáng tạo và những hình ảnh thơ vừa mang màu sắc cổ điển vừa bình dị, gần gũi.

Tính truyền thống và hiện đại, cảm hứng lãng mạn và hiện thực được kết hợp hài hòa. Từ đó thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên tha thiết, tình yêu nước sâu nặng và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác. Từ đó, “Cảnh khuya” đã trở thành tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh.

Với những giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy, “Cảnh khuya” xứng đáng là tác phẩm tiêu biểu cho văn học giai đoạn kháng chiến. Để rồi bao năm tháng đã trôi đi, bài thơ vẫn âm vang mãi trong lòng bao thế hệ độc giả, nhắc nhở chúng ta về tâm hồn của vị lãnh tụ vĩ đại – Hồ Chí Minh.

Tham khảo -> Sơ Đồ Tư Duy Cảnh Khuya

Kết Bài Của Bài Thơ Cảnh Khuya Ngắn Gọn – Mẫu 4

Như vậy, bài thơ “Cảnh khuya” được bao trùm giữa hai nguồn cảm hứng chính, đó là cảm hứng lãng mạn và cảm hứng thế sự. Bài thơ vẽ ra khung cảnh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc lúc đêm khuya với vẻ hoang sơ, hùng vĩ mà rất đỗi thi vị, lãng mạn. Và đó cũng là bức chân dung chân thực nhất, đẹp đẽ nhất của người cha già dân tộc, suy tư, trăn trở về việc nước, vận nước, về tương lai của dân tộc. Một người chiến sĩ cách mạng điển hình, luôn dùng hết tình yêu, tâm lực, sức lực để dâng hiến cho dân tộc.

Kết Bài Của Bài Văn Cảnh Khuya Ngắn Nhất – Mẫu 5

Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc. Cảnh khuya đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Cảm Nhận Về Bài Thơ Cảnh Khuya 🌟

Kết Bài Phân Tích Cảnh Khuya – Mẫu 6

“Cảnh khuya” là bài thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác. Là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ. Tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ. Màu sắc cổ điển hòa hợp với màu sắc thời đại – cảnh khuya trong kháng chiến. Đó là nét đẹp riêng bài thơ này của Bác. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng yêu nước được diễn tả một cách hàm súc nhuần nhị, trong sáng và đầy chất thơ.

Bác Hồ yêu nước, thương dân. Bác yêu thiên nhiên, Bác yêu trăng. “Cảnh khuya” như dẫn hồn ta vào những giấc mộng đẹp. Sức mạnh của thơ ca đích thực là vậy… Đọc thơ Bác, ta càng thêm yêu kính và biết ơn Bác Hồ Chí Minh.

Kết Bài Biểu Cảm Cảnh Khuya – Mẫu 7

Như vậy, Cảnh khuya đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Chúng ta cũng thấu hiểu hơn được nỗi lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vĩ lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

“Cảnh khuya” có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ đã thể hiện được không chỉ là tình yêu thiên của Hồ Chủ tịch. Mà còn bộc lộ được tâm trạng của Bác thật tự nhiên, chân thực. Có thể nói, “Cảnh khuya” là một bài thơ giàu ý nghĩa. Bài thơ không chỉ khắc họa cảnh thiên nhiên dưới ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ.

Gợi ý cho bạn 🍀 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Cảnh Khuya 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất

Kết Bài Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya – Mẫu 8

Bài thơ “Cảnh khuya” giúp người đọc hiểu hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh – một tâm hồn cao đẹp, luôn vì nước vì dân. Có thể nói, Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt khẳng định vẻ đẹp con người Bác – chất lính hoà quyện trong chất thơ. Đọc thơ Bác, chúng ta càng biết ơn, yêu kính người cha già vĩ đại của dân tộc. Có thể nói, bài thơ “Cảnh khuya” là sự kết hợp hài hòa giữa họa và nhạc, giữa chất thi sĩ và chất chiến sĩ. Bằng chân tâm thực ý, những vần thơ hôm ấy đã cất cánh bay cao để rồi neo đậu mãi nơi hồn người đọc.

Kết Bài Cảm Nghĩ Về Cảnh Khuya Đặc Sắc – Mẫu 9

Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.

Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc.

Xem thêm các mẫu: Biểu Cảm Về Bài Thơ Cảnh Khuya

Kết Bài Của Cảnh Khuya Học Sinh Giỏi – Mẫu 11

Tấm lòng Người dành cho đất nước là như vậy. Những gì thuộc về TỔ QUỐC đã trở thành nỗi lo, thành tình thương của Bác. Bác bày tỏ lòng mình trong “Cảnh khuya”, như muốn nói: cảnh vật thiên nhiên của chúng ta diệu kì như vậy đấy, và chính vì vẻ đẹp của núi rừng càng làm cho niềm thao thức của người lớn hơn, canh cánh bên lòng – làm sao để gìn giữ vẻ đẹp ấy, làm sao để giang sơn mãi bình yên như bức tranh Việt Bắc trong đêm?

Nỗi lo không làm cho những vần thơ tả cảnh mất đi nét đẹp lung linh trong sáng – điều đó thể hiện con người bác, tâm hồn thơ và tâm hồn lãnh tụ luôn hòa hợp. “Cảnh khuya” là một trong những bài thơ hay nhất nói về Việt Bắc và là một trong những bài thể hiện tâm tư của Bác rõ ràng, sâu sắc nhất. Chỉ trong một bài thơ ngắn nét truyền thống và nét hiện đại song hành với nhau, mang rất đậm phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Có lẽ, ai đã từng một lần đến Việt Bắc sẽ cảm nhận bài thơ đầy đủ hơn, nhưng dù ta có đến đấy hay không, “Cành Khuya” cũng vẫn giúp ta hình dung rõ cảnh vật Việt Bắc và hiểu được tấm lòng của Bác kính yêu trong những năm đầu kháng chiến gian nan. Bài thơ là một thành công lớn cả về nghệ thuật lẫn nội dung và chắc chắn sẽ ghi đậm dấu ấn trong mỗi người chúng ra về cái đẹp trong sáng của thiên nhiên Việt Bắc, về tấm lòng cao cả của vị lãnh tụ của dân tộc ta.

Quà tặng: Thẻ Cào Miễn Phí

Kết Bài Về Bài Thơ Cảnh Khuya Nâng Cao – Mẫu 12

Cảnh khuya quả là một bài thơ độc đáo. Khi đọc bài thơ, chúng ta đã hiểu thêm về tấm lòng mà Bác dành cho đất nước, cũng như những trăn trở, suy tư của Người. Bài thơ “Cảnh khuya” với ngôn từ giản dị không chỉ khắc họa cảnh thiên nhiên dưới ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ. Bài thơ gợi cho người đọc những cảm xúc thật sâu sắc về tấm lòng bao la của Bác.

Với giọng thơ lạc quan và yêu đời, bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cũng như quê hương, đất nước sâu nặng, tha thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Cảnh khuya” được tạo nên từ những vần thơ giản dị nhưng chính sự giản dị ấy lại là điểm sáng giúp nó neo đậu trong lòng người đọc. Bài thơ cũng là minh chứng cho tình yêu thiên nhiên của Bác, đồng thời giúp người đọc hiểu hơn về tấm lòng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kết Bài Cảm Nghĩ Cảnh Khuya Chọn Lọc – Mẫu 10

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài cảm nghĩ Cảnh khuya chọn lọc để các em học sinh cùng tham khảo và hoàn thiện bài viết của mình.

Bài thơ Cảnh khuya đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan tỏa. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.

Tham khảo trọn bộ -> Phân Tích Bài Thơ Cảnh Khuya

Kết Bài Bài Văn Cảnh Khuya Chi Tiết – Mẫu 13

Dưới đây là đoạn văn mẫu kết bài bài văn Cảnh khuya chi tiết giúp các em học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Sóng Hồng đã từng nói: “Thơ là thơ, là nhạc, là họa, là trạm khắc theo một cách riêng”. Người nghệ sĩ làm thơ đâu chỉ là sự sắp xếp vần và con chữ mà còn bằng cảm xúc của mình vẽ nên hình cho người ta thấy, khắc vào lòng người ta những ấn tượng khó phai. Và có lẽ đó là tất cả những gì mà ta có thể cảm thấy trong bài “Cảnh khuya”. Đọc bài thơ, ta không chỉ thấy tâm hồn thi sĩ của Bác mà còn cảm nhận sâu sắc nỗi lòng vì dân vì nước của vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời khắc vào lòng những ấn tượng về một tượng đài có sức sống vĩnh hằng.

Kết Bài Tổng Kết Bài Cảnh Khuya Đầy Đủ – Mẫu 14

Đoạn văn mẫu kết bài tổng kết bài Cảnh khuya đầy đủ dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Cảnh khuya vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, chúng ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Người đối với việc dân, việc nước.

Như vậy, “Cảnh khuya” đã thể hiện tái hiện thành công bức tranh núi rừng Việt Bắc thông qua những nét vẽ thi vị, vừa có thanh âm, vừa có đường nét, hình khối. Qua đó, chúng ta có thể thấy được nỗi niềm lo âu, trăn trở đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc luôn thường trực trong trái tim của người nghệ sĩ yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

Giới thiệu cùng bạn -> Mở Bài Cảnh Khuya

Kết Bài Cảnh Khuya Mở Rộng – Mẫu 15

Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài Cảnh khuya mở rộng dưới đây để có thêm cho mình những liên hệ hay khi làm bài.

Thiên nhiên dường như đã trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của Bác để Bác quên đi những lo âu, muộn phiền trong cuộc sống. Đắm mình vào thiên nhiên sẽ giúp bác khuây khỏa, bớt đi những vất vả mà người luôn phải trăn trở, suy tư. Ẩn sâu trong bài thơ là nỗi niềm của bác mong cho đất nước được hòa bình, ấm no để có thể thảnh thơi ngắm trăng, ngắm núi non, con người.

Dù ra đời trong hoàn cảnh đất nước đang chiến đấu chống thực dân Pháp nhưng ta vẫn thấy được tâm hồn thảnh thơi, ung dung của Bác. Lo lắng cho “nỗi nước nhà” là vậy nhưng bác vẫn luôn luôn dành sự ưu ái của mình cho thiên nhiên, vì thiên nhiên là người bạn tri âm tri kỉ của Người. Bài thơ còn là nói lên tâm hồn nhạy cảm và đầy chất thơ của người nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Kết Bài Cảnh Khuya Sinh Động – Mẫu 16

Đoạn văn mẫu kết bài Cảnh khuya sinh động dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.

Tấm lòng tha thiết yêu quê hương, trăn trở cho độc lập dân tộc của Bác trong bài thơ thật đáng khâm phục. Đọc các tác phẩm thơ của Bác, nhất bài Cảnh khuya, ta có thể cảm nhận sự cô đọng hàm súc, giàu cảm xúc, sự tinh tế trong miêu tả. Đồng thời, thơ Bác cũng bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của Người, đó là niềm yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước sâu sắc.

Có thể nói, đọc thơ Bác là đi tới một thế giới nghệ thuật bình dị mà sâu sắc. Bài thơ “Cảnh khuya” ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác thêm yêu mến, khâm phục các thế hệ cha anh đi trước, và cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

Xem thêm: Cảm Nhận Về Bài Thơ Rằm Tháng Giêng

Kết Bài Cảnh Khuya Đơn Giản – Mẫu 17

Tham khảo đoạn văn mẫu kết bài Cảnh khuya đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và súc  tích.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt tuyệt bút, là một trong những bài thơ về trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng… như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.

Kết Bài Cảnh Khuya Ngắn Hay – Mẫu 18

Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp vô cùng khó khăn và gian khổ. Nhưng ở trong thơ ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên vẫn ung dung làm việc vẫn chưa chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn Bác vẫn dành cho thiên nhiên những ưu ái không vì việc quân bận rộn mà hờ hững từ chối vẻ đẹp của thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Mời bạn khám phá thêm -> Phân Tích Bài Thơ Rằm Tháng Giêng

Kết Bài Cảnh Khuya Luyện Viết – Mẫu 19

“Cảnh khuya” miêu tả cảnh ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc cũng như thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước của nhà thơ. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh. Qua bài thơ, lại một lần nữa ta hiểu rõ hơn về tâm hồn và nhân cách lớn lao của chủ tịch Hồ Chí Minh. Cảnh khuya cũng như những di sản khác mà Bác để lại sẽ luôn được hậu thế nâng niu và trân trọng như là chứng tích về một thời kỳ gian khổ nhưng hào hùng của đất nước.

Tham khảo: Sơ Đồ Tư Duy Về Hồ Chí Minh

Kết Bài Cảnh Khuya Lớp 7 – Mẫu 20

Với chất cổ điển và hiện đại, chất hiện thực và lãng mạn, bài thơ “cảnh khuya” đã thể hiện sâu sắc sự thống nhất tự nhiên giữa tình yêu thiên nhiên và ý thức trách nhiệm trước lịch sử, xã hội của Hồ Chí Minh. Qua bài thơ ta càng thêm yêu và tự hào về vẻ đẹp cốt cách của Bác – vĩ nhân của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên hòa hợp giữa cảnh và tình, giữa con người và sự vật. Qua đó, ta hiểu thêm về tâm hồn thơ mộng của Bác cùng với nỗi niềm với quê hương, đất nước sâu sắc của Người.

Chia sẽ: Nhận Định Về Hồ Chí Minh

Viết một bình luận