Lòng Yêu Nước Là Gì ❤️️ 15+ Dẫn Chứng Về Lòng Yêu Nước Hay ✅ Tham Khảo Ngay Những Câu Chuyện Ý Nghĩa, Tấm Gương Nổi Tiếng Dưới Đây.
Lòng Yêu Nước Là Gì
Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao quý của con người đối với đất nước mà chúng ta đang sinh sống. Hãy cùng SCR.VN định nghĩa chi tiết lòng yêu nước là gì dưới đây nhé!
Lòng yêu nước là hành động không ngừng nỗ lực, phấn đấu để góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp hơn. Lòng yêu nước là sự biết ơn, trân trọng với những thế hệ đi trước.
Là tình cảm, cảm xúc, tinh thần yêu thương về quê hương hay đất nước, nơi mà mình được sinh ra và lớn lên.
Lòng yêu nước được biểu hiện thông qua những hành động và lời nói, cụ thể: tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn được cống hiến hết mình cho quê hương đất nước, sẵn sàng đứng ra giúp đất nước trong mỗi lúc nguy nan, kính trọng, tôn trọng khắc sâu trong tim đối với quê hương đất nước.
Dành tặng bạn ❄️ Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Lòng Yêu Nước ❄️ nổi tiếng
Ý Nghĩa Của Lòng Yêu Nước
Gửi đến bạn đọc một số thông tin hữu ích về ý nghĩa của lòng yêu nước sau đây:
- Là nền tảng giúp cho đất nước trở nên vững mạnh, phát triển bởi khi ta có lòng yêu nước, chúng ta sẽ cống hiến hết mình vì muốn đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.
- Giúp con người gắn kết lại với nhau, tinh thần đoàn kết trong mỗi người trở nên gắn bó với nhau.
- Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.
- Lòng yêu nước sẽ giúp bản thân mỗi con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước
Đón đọc 🌲 Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Yêu Nước 🌲 ngắn hay
Những Biểu Hiện Của Lòng Yêu Nước
Những biểu hiện của lòng yêu nước được thể hiện qua từng thời kỳ, các biểu hiện phải kể đến như:
Thời kỳ chiến tranh
- Sẵn sàng dấn thân mình ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù.
- Không ngại khó khăn, gian khổ góp phần giành độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước.
- Hậu phương thì tăng gia sản xuất, quyên góp lương thực lương thực, thực phẩm để chi viện cho tiền tuyến.
- Sức mạnh của lòng yêu nước thời kỳ này vô cùng to lớn, có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước.
Thời kỳ hòa bình
- Xây dựng đất nước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.
- Mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và sự phát triển bền vững đất nước.
- Nỗ lực góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới như lời Bác Hồ dạy.
- Lòng yêu nước còn biểu hiện qua tình yêu gia đình, tình yêu giữa con người với con người.
- Thi sĩ, nhạc sĩ thể hiện lòng yêu nước qua các tác phẩm thơ ca, nhạc họa ca ngợi những vị anh hùng dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.
Chia sẻ các mẫu văn 💗 Nghị Luận Về Lòng Yêu Nước 💗 hay nhất
15 Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Hay Nhất
Dưới đây là danh sách 15 ví dụ về lòng yêu nước hay nhất được rất nhiều bạn đọc quan tâm đến.
Tấm Gương Về Lòng Yêu Nước Nổi Tiếng – Mẫu 1
Đồng chí Lê Văn Lương là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, nhà lãnh đạo xuất sắc, nhà tổ chức tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam, tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên; Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Đồng chí là tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân, suốt đời phấn đấu hy sinh phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, sẵn sàng đương đầu và vượt qua mọi khó khăn, thử thách, dù bị đày ải trong chốn lao tù của đế quốc hay trên mỗi bước đường hoạt động cách mạng.
Đồng chí từng chỉ rõ: “Mục đích của Đảng ta là mưu lợi cho quần chúng Nhân dân. Lợi ích của quần chúng Nhân dân tức là lợi ích của Đảng. Ngoài lợi ích của quần chúng Nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Nhiệm vụ của mỗi đảng viên là hết lòng phụng sự lợi ích của quần chúng Nhân dân, lợi ích của Đảng”.
Tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân của đồng chí còn thể hiện ở tinh thần làm việc. Sự tận tụy cống hiến không ngừng nghỉ, cho tới cả sau khi nghỉ hưu, đến những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
Dù tuổi cao, sức yếu song nhiệt huyết cách mạng của đồng chí vẫn căng tràn, thôi thúc và có nhiều ý kiến quý báu đóng góp vào dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), vào việc nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Lê Văn Lương luôn chấp hành sự phân công, điều động của Đảng, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình, không màng danh lợi…
Câu Chuyện Về Lòng Yêu Nước – Mẫu 2
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu chuyện nói về cuộc khởi nghĩa của nhân dân Mê Linh mà vị chủ soái là hai chị em bà Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng lên chống bọn xâm lược và thống trị nhà Hán. Câu chuyện có tên: Tiếng trống Mê Linh.
Trưng Trắc là vợ Thi Sách, lạc tướng đất Mê Linh. Đã từ lâu, Mê Linh rộn rã tiếng trống. Đó là những chiếc trống lđn đúc toàn bằng đồng, rực rỡ sắc vàng, rền vang những âm thanh hùng tráng. Đó cũng là vật quý có từ thời các vua Hùng bắt đầu dựng nước.
Bỗng giặc Hán tràn sang xâm lược nước ta. Đám quân mạnh nhất của chúng đóng ngay trên đất Mê Linh. Giáo sắt, gươm thép của giặc tua tủa khắp nơi. Tướng giặc là Tố Định, rất tham lam, tàn bạo. Quân lính của nó cầm gươm giáo lăm lăm trong tay để vơ vét sản vật đất Mê Linh, lùa ép dân Mê Linh vào rừng săn tê giác, đào núi tìm mỏ quý, khiến bao người chết mất xác. Thế là trên đất Mê Linh tắt lịm tiếng trống đồng.
Trưng Trắc đau lòng trước cảnh đất nước bị dày xéo, muôn dân lầm than. Bà bàn với chồng là Thi Sách mưu việc khởi nghĩa, đuổi giặc ra khỏi đất nước. Trưng Nhị cũng hăm hở cùng chị đêm ngày lo việc rèn luyện dân binh. Trống đồng Mê Linh sắp sửa vang lên những hiệu lệnh ra quân.
Giữa lúc đó, tướng Tô Định nghe ngóng tình hình, rắp tâm dập tắt cuộc nổi dậy ngay từ khi mới nhen nhóm. Hắn cho người mời Thi Sách đến rồi trở mặt, thét quân lính trói ông về tội chống lại chúng rồi ra lệnh chém đầu ông ngay để đe dọa những người khác.
Vừa nghe tin dữ, lòng người khắp nước Việt Nam bừng bừhg căm giận. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị đã từ lâu nung nấu hận thù, quyết định ra lệnh khởi nghĩa. Trông đồng gầm lên như sấm. Những tiếng trông ầm ầm giục giã mọi người cầm vũ khí đứng lên giết giặc.
Dân Mê Linh và cả nước ùn ùn kéo theo hai chị em Bà Trưng. Giáo dồng, rìu đồng vung lên sáng loá. Giặc Hán cuống cuồng tháo chạy. Tướng Tô Định vô cùng hoảng sợ phải cắt’râu, thay áo, giả làm người dân thường để lẩn trốn. Trông đồng vang vang đuổi theo. Chẳng mấy chốc, đất nước sạch bóng quân thù.
Thế là Hai Bà Trưng đã giành lại non sông, trả xong thù nhà. Quê hương xanh tươi trở lại. Tiếng trống đồng lại dõng dạc rền vang trên đất Mê Linh và trên khắp non sông hùng vĩ của nước Việt ta.
“Tiếng trống Mê Linh”chính là biểu hiện truyền thông bất khuất, đoàn kết, anh dũng chiến đấu bảo vệ tự do, độc lập. Tể quốc của nhân dân ta.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Hồ Chí Minh – Mẫu 3
“Kiên nhẫn” một đức tính mà bản thân mọi con người đều có, nhưng ở Bác đức tính ấy tạo thành một sức mạnh phi thường về ý chí và nghị lực của một người thanh niên yêu nước quyết tâm giải phóng cho dân tộc.
Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba – tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
Anh Lê, anh có yêu nước không ?
Người bạn đột nhiên đáp: Tất nhiên là có chứ!
Anh Ba hỏi tiếp:
Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp: Có
Anh Ba nói tiếp: Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ?
Anh Lê đáp:
Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?
Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay .
Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẽ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Bùi Bằng Đoàn – Mẫu 4
Nguyên Trưởng Ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn là một chí sĩ yêu nước nhiệt thành, nhà lãnh đạo mẫn cán của Quốc hội và Chính phủ, người cộng sự gần gũi, thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của quê hương Thủ đô Hà Nội.
Bằng tấm lòng nhiệt thành yêu nước, thương dân và sự cảm phục tài đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ đã đem hết sức lực, tài năng phụng sự Tổ quốc và dân tộc. Trong những năm tháng khó khăn, ác liệt của cách mạng Việt Nam, cụ không quản ngại hy sinh, sẵn sàng đảm trách các chức vụ quan trọng. Ở bất cứ cương vị nào, cụ cũng tận tâm, tận lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cụ Bùi Bằng Đoàn sinh ngày 19/9/1889, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng tại làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là TP Hà Nội).
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước đang bị xâm lược, chứng kiến phong trào Cần vương kháng Pháp thất bại; các phong trào đấu tranh yêu nước lần lượt bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố đẫm máu, nhân dân ta lâm vào cảnh nô lệ, lầm than, chí sĩ Bùi Bằng Đoàn đã sớm tiếp thu truyền thống bất khuất của dân tộc.
Sau Cách mạng tháng Tám, Vua Bảo Đại thoái vị, cụ Bùi Bằng Đoàn lui về sống ở quê nhà. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập trong điều kiện cách mạng gặp muôn vàn khó khăn bởi sự chống phá của thù trong, giặc ngoài.
Với tinh thần đoàn kết dân tộc và tư tưởng “tìm người tài đức” phục vụ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì nhiều lần viết thư tay, cử người về Hà Đông để mời cụ Bùi Bằng Đoàn tham gia làm Cố vấn cho Chính phủ.
Nể phục và mến mộ tài đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, cụ Bùi Bằng Đoàn lại rời quê, dấn thân theo con đường cách mạng. Với tài năng, đức độ và tri thức uyên bác của mình, cụ Bùi Bằng Đoàn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời đảm nhiệm nhiều công việc và chức vụ quan trọng.
Cụ đã trở thành một trong 10 người nằm trong Ban Cố vấn của Chính phủ mà Hồ Chí Minh đích thân đề nghị trong phiên họp của Chính phủ ngày 14/11/1945.
Trong những ngày đầu thành lập, chính quyền cách mạng hoạt động còn nhiều bỡ ngỡ, khiếm khuyết. Để bộ máy chính quyền nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt (tiền thân của ngành Thanh tra Việt Nam ngày nay) và cụ Bùi Bằng Đoàn được cử làm Trưởng ban.
Ban Thanh tra Đặc biệt dưới sự chỉ đạo của cụ Bùi Bằng Đoàn đã triển khai và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, mang lại uy tín cho Đảng, Chính phủ, sự tin tưởng của nhân dân đối với chính quyền cách mạng.
Vào tháng 1 năm 1946, cụ Bùi Bằng Đoàn được bầu làm đại biểu Quốc hội của tỉnh Hà Đông và tháng 11 năm đó, cụ đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại kỳ họp thứ 2 tín nhiệm bầu giữ chức Trưởng Ban thường trực Quốc hội, thay cụ Nguyễn Văn Tố đi nhận nhiệm vụ mới.
Trong thời gian giữ cương vị Trưởng ban Thường trực Quốc hội, cụ Bùi Bằng Đoàn đã luôn sát cánh với Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh để thực thi những nhiệm vụ mà Quốc hội giao phó. Vào thời điểm đó, cụ Bùi Bằng Đoàn và Ban Thường trực Quốc hội đã kết nối, động viên quần chúng nhân dân đấu tranh với nhiều hình thức và khả năng sẵn có; huy động lực lượng, sức người, sức của cho cuộc kháng chiến.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Bà Võ Thị Đệ – Mẫu 5
Về làng An Điềm, xã Bình Chương (Bình Sơn), chúng tôi nghe các bậc cao niên kể chuyện về người phụ nữ được suy tôn “Hộ quốc mẫu nghi”, đó là bà Võ Thị Đệ. Ngày ấy, người dân làng An Điềm thường gọi bà Võ Thị Đệ bằng tên gọi thân mật là Hộ Gà, một tấm gương phụ nữ tiêu biểu cho tinh thần anh dũng chống giặc ngoại xâm trong phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi.
Bà đã tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm trên sông Trà Bồng cho nghĩa quân cuộc khởi nghĩa Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân, Nguyễn Bá Loan trong suốt 3 năm (1886 – 1888); tích cực tuyên truyền cho phong trào Đông Du (1905 – 1908).
Trong cuộc khởi nghĩa năm 1916, bà Hộ Gà đảm nhận việc quân lương, được nghĩa quân suy tôn là “Hộ quốc mẫu nghi”. Tuy bị thất bại nhưng phong trào Cần Vương ở Quảng Ngãi đã thể hiện tinh thần anh dũng, bất khuất khiến địch khiếp sợ.
Bà Hộ Gà tích cực tham gia Hội Duy Tân do Lê Đình Cẩn, Trần Kỳ Phong, Lê Ngung lãnh đạo. Bà đã nói với cụ Trần Kỳ Phong rằng: “Mình làm sự phải dẫu có hy sinh cũng vui lòng, việc quốc gia đại sự ai cũng phải có nghĩa vụ đóng góp”.
Trong các cuộc đấu tranh chống sưu thuế, bà là điểm tựa cả về vật chất lẫn tinh thần, tích cực vận động chị em đóng góp lúa gạo, nấu cơm tiếp tế… Dẫu các phong trào đấu tranh bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, nhiều chí sĩ yêu nước bị bắt và xử tử hình, nhưng với bà Hộ Gà thì không gì có thể ngăn cản lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, bất khuất.
Kế hoạch khởi nghĩa của phong trào Việt Nam Quang phục hội bị bại lộ, địch xử tử hình các ông Trần Cao Vân, Thái Phiên, Lê Ngung, Nguyễn Thụy, riêng bà Hộ Gà và các con thì bị bắt, tịch thu tài sản. Trong tù, dù bị địch tra tấn, dụ dỗ, bà dứt khoát không khai và nói thẳng vào mặt kẻ thù: “Tao dẫu chết mà cái tiết vẫn còn, mọi người sẽ lấy đó làm gương tru diệt hết quân cướp nước lũ bây, đừng hòng tao nói ra điều gì hại đến đồng bào, đồng nhân của tao…”.
Về sau, tuổi cao sức yếu nên bà Hộ Gà không trực tiếp tham gia các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp, nhưng đã bán ruộng đất lấy tiền ủng hộ các phong trào Phục Việt, Hưng Nam, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Mời bạn xem thêm 💚 Tóm Tắt Bài Lòng Yêu Nước 💚 ngắn gọn
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Lý Tự Trọng – Mẫu 6
Anh hùng lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước, nuôi chí phục thù ở tỉnh Hà Tĩnh. Sống trong cảnh “nước mất nhà tan”, gia đình Lý Tự Trọng phải phiêu bạt nơi đất khách. Từ nhỏ Lý Tự Trọng đã chăm chỉ, ham học hỏi, thấu thiểu được những khổ cực mà nhân dân ta đã chịu dưới chế độ cai trị của thực dân phong kiến.
Lên mười tuổi, anh được Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Trung Quốc đưa sang Quảng Châu học. Từ đây Lý Tự Trọng đã được giao nhiệm vụ làm liên lạc, giúp việc tại cơ quan Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở Quảng Châu. Anh đã góp phần tích cực vào việc lien lạc giữa tổng bộ và cán bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đang hoạt động ở Trung Quốc, chuyển thư từ tài liệu cách mạng.
Năm 1929 Lý Tự Trọng về nước và hăng hái hoạt động, đi sâu vào tận công xưởng, trường học, vận động công nhân, thanh niên và học sinh tham gia phong trào yêu nước. Bên cạnh công tác quần chúng, anh còn làm một số việc khác như phiên dịch , giao liên…
Sau khi thành lập Đảng năm 1930, cao trào cách mạng dâng cao dấy lên mạnh mẽ trên toàn quốc, biểu dương tinh thần quật khởi, ý chí bất khuất, bản lĩnh cách mạng của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và phát động phong trào quần chúng, xứ uỷ Nam Kỳ chủ trương tổ chức cuộc mít tinh kỉ niệm, đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia đặc biệt là công nhân lao động, thanh niên và học sinh.
Để bảo vệ đồng chí diễn thuyết, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên địch, sau đó anh bị bắt, giam cầm và bị tra tấn dã man, nhưng kẻ thù không khuất phục được dũng khí cách mạng của anh.
Ngày 18/4/1931 Lý Tự Trọng bị đưa ra xét xử, anh bị kết án tử hình. Tại phiên toà anh đã lên án kẻ thù xâm lược, biểu thị dũng khí đấu tranh, luật sư bào chữa cho anh nói: “bị can chưa đến tuổi thành niên, nên hoạt động không có suy nghĩ”, anh đã đứng dậy và nói: “Tôi hành động phông phải không có suy nghĩ.
Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường của cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Để tránh dư luận, địch đã giết anh trong im lặng nhưng tấm gương đấu tranh kiên cường của anh luôn sống mãi.
Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng hát bài Quốc tế ca bằng câu mở đầu đầy khí phách, vang lên dưới vòm trời Tổ quốc và lắng đọng vào lòng những người đang sống: “vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian…” và tiếng hô vang “đả đảo thực dân Pháp”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm” đã cổ vũ mạnh mẽ, tạo nàn sóng căm phẫn phản đối tội ác của thực dân Pháp.
Câu nói “con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng” đã trở thành câu nói truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Anh ra đi khi tuổi đời còn trẻ nhưng lí tưởng và lòng kiên cường bất khuất của anh luôn sáng ngời soi bước cho lớp thanh niên Việt Nam giữ vững niềm tin, bản lĩnh, tích cực góp phần xây dựng, phát triển đất nước.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Nguyễn Văn Trỗi – Mẫu 7
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1-2-1940 tại làng Thanh Quýt, nay là xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1956, Nguyễn Văn Trỗi một mình vào Sài Gòn sinh sống. Ở đây, anh vừa làm thuê để kiếm sống, vừa học nghề điện, sau đó trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán.
Năm 1963, Nguyễn Văn Trỗi gia nhập trở thành một chiến sỹ biệt động Sài Gòn. Bước vào đời hoạt động cách mạng, anh luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Có lần anh đã ném lựu đạn làm chết và bị thương một số tên địch.
Biết tin phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Mắc Namara – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu sẽ đến Sài Gòn thị sát chiến trường vào tháng 5-1964, lực lượng của ta liền vạch kế hoạch tiêu diệt Mắc Namara.
Với tình yêu quê hương và lòng căm thù quân xâm lược sâu sắc nên mặc dù mới cưới vợ được hơn 10 ngày, Nguyễn Văn Trỗi vẫn xung phong nhận nhiệm vụ, cùng đồng đội tiến hành cài mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Hồ Chí Minh) – nơi dự đoán là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mác Namara cùng phái đoàn Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố Sài Gòn sẽ đi qua.
Tuy nhiên, khi Nguyễn Văn Trỗi cùng đồng đội mới đặt được quả mìn nặng 8 kg ở cạnh cầu Công Lý, đang chuẩn bị nốt một số công việc còn lại thì không may việc bị bại lộ, anh bị địch bắt.
Để đảm bảo an toàn hoạt động và tính mạng cho đồng đội, Nguyễn Văn Trỗi kiên quyết không khai mà còn nhận trách nhiệm về mình. Sau một thời gian giam giữ, tra tấn, kẻ thù đưa Nguyễn Văn Trỗi ra xử tại tòa, rồi kết án tử hình.
Không chỉ hành động bất chấp hy sinh tính mạng trong vụ cài mìn ở cầu Công Lý năm 1964, Nguyễn Văn Trỗi còn thể hiện ý chí và niềm tin sắt đá đến giây phút bị xử tử. Anh không chấp nhận rửa tội mà còn khẳng định chính bọn Mỹ, ngụy mới là kẻ có tội, là thủ phạm gây ra cảnh xóm làng tan nát, cảnh lầm than chết chóc, cảnh con mất cha, vợ mất chồng.
Thời gian ở trong tù, đã chịu bao nhiêu cực hình tra tấn của địch, nhưng anh vẫn luôn luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, bảo vệ cơ sở cách mạng và tìm cách vượt ngục để được tiếp tục chiến đấu. Nhiều lần anh đã nói thẳng vào mặt kẻ thù: “Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả”. Câu nói ấy không chỉ gây xúc động trong tuổi trẻ và nhân dân ta mà cả tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Tuy biết trước sẽ bị tử hình nhưng anh vẫn lạc quan, yêu đời. Tại pháp trường, Nguyễn Văn Trỗi rất bình thản, tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Khi địch bịt mắt anh, anh giật tấm băng đen rồi nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Võ Thị Sáu – Mẫu 8
Chắc hẳn, chúng ta – những người con của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên và cũng không bao giờ được quên người thiếu nữ đã chết cho “mùa hoa lê-ki-ma nở, ở quê ta vùng Đất Đỏ” và chết cho đời sau. Nữ anh hùng Võ Thị Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới trọn đầy cái tuổi mười sáu.
Nữ anh hùng Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, mẹ buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ. Từ nhỏ, chị phải phụ giúp cha mẹ để mưu sinh.
Sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ vào cuối năm 1945, các anh trai của chị đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Chị bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.
Năm 1946, chị theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, chị chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi. Từ đó, chị tham gia nhiều trận đánh.
Chị bị quân Pháp bắt và kết án tử hình khi chưa đủ 18 tuổi. Khi ra pháp trường, chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang, bất khuất hát bài Tiến quân ca. Những lời cuối cùng trước họng súng quân thù, chị hô vang: “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Hình ảnh người con gái Đất Đỏ kiên trung đi vào lịch sử, sống mãi trong lòng dân tộc. Bao thế hệ trẻ tiếp nối đều thuộc bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” như một sự tri ân, ngưỡng vọng với nữ anh hùng.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Kim Đồng – Mẫu 9
Trong lịch sử nước ta có rất nhiều anh hùng với tuổi đời còn rất nhỏ, họ là những người thiếu niên với tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và đã giác ngộ Cách mạng từ rất sớm. Họ đã dạy chúng ta về lòng dũng cảm, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần quả cảm và tinh thần học hỏi không ngừng.
Kim Đồng, anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1929, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Tuy còn nhỏ nhưng Kim Đồng đã nhận thức rõ được nhiệm vụ của Cách mạng và khuyến khích, vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh.
Từ năm 1940, ở quê anh Dền đã có phong trào cách mạng. Anh được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Anh Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó anh đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng.
Anh Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch. Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng. Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó.
Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi. Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành.
Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
Xem thêm gợi ý về 💧 Tính Dân Tộc 💧 là gì, biểu hiện
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Thế Hệ Trẻ Hiện Nay – Mẫu 10
Khoảng 800 học sinh khối 12 trường THPT Lê Quý Đôn (TP Biên Hòa – Đồng Nai) đã cùng nhau xếp hình bản đồ Việt Nam với đầy đủ hai quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa trong buổi lễ chào cờ đặc biệt diễn ra sáng ngày 12/5/2014.Trong khoảnh khắc thiêng liêng này, tất cả học sinh cùng đặt tay lên ngực trái và hát vang bài Quốc ca hào hùng.
Hành động ý nghĩa của thầy trò trường Lê Quý Đôn nhằm góp tiếng nói phản đối hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. Hình ảnh làm xúc động đông đảo người xem, góp tiếng nói về chủ quyền biển đảo quê hương, tình yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Nhân Dân Ta – Mẫu 11
Với chủ đề “Hướng về ánh mặt trời”, nhiều câu chuyện, bài học và tấm gương điển hình trong công tác xóa đói, giảm nghèo năm nay sẽ được giới thiệu tới khán giả trong chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau 2020”. Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ 10 ngày 17/10/2020 trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Ban Chỉ đạo Trung ương Các Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
Chương trình là một trong những hoạt động thường niên thiết thực nhằm vận động toàn thể nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các cá nhân, người Việt Nam ở nước ngoài chung tay đóng góp nguồn lực vào Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Của Doanh Nhân Phạm Nhật Vượng – Mẫu 12
Doanh nhân Phạm Nhật Vượng – Nhà tỷ phú yêu nước. Trong thời kỳ dịch bệnh, ngày 3/4/2020, ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup công bố quyết định triển khai sản xuất máy thở các loại và máy đo thân nhiệt cho thị trường Việt Nam.
Chống dịch bao giờ cũng phải đi bằng ba chân: Tuyên truyền cho cộng đồng biết rõ tình hình dịch bệnh (luôn là biện pháp đi đầu), phòng – dập dịch và điều trị cho người đã mắc, nhiễm virus.
Trong dịch Covid-19, máy thở là loại máy rất quan trọng, bởi virus corona mới (SARS-CoV- 2) tấn công vào phổi gây biến chứng nặng nề, thuốc điều trị đặc hiệu chưa có, điều trị triệu chứng là cần thiết và máy thở cho các bệnh nhân nặng không thể không có. Trong khi đó, tại Việt Nam, máy thở có rất ít, chỉ đủ đáp ứng cho những ngày thường.
Để sản xuất máy thở, trưa 30/3, lãnh đạo Vingroup đã họp khẩn và yêu cầu các viện nghiên cứu của tập đoàn dừng sản xuất để tìm ra phương án, tìm đối tác sản xuất gấp thiết bị tối cần thiết này. Chỉ sau 1 ngày, Vingroup đã tìm được đối tác là Hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.
Thông tin từ tập đoàn này cho biết, khoảng 2 tuần nữa các linh kiện sẽ được nhập về và một tháng sau những chiếc máy thở sẽ xuất xưởng. Tập đoàn sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy và sẽ sản xuất 45.000 máy thở xâm nhập cùng 10.000 máy thở xâm nhập mỗi tháng.
Sự phản ứng quyết liệt của ông Phạm Nhật Vượng và cộng sự tại Vingroup thể hiện rõ tấm lòng của một doanh nhân với đất nước trong lúc dịch bệnh đầy khó khăn. Chắc chắn, Vingroup còn nhiều khó khăn (thuộc tính tất yếu của bất cứ DN nào) nhưng họ vẫn dành sự sẻ chia cả về vật chất lẫn tinh thần là đáng trân trọng.
Việt Nam xưa nay có những nhà tư sản dân tộc yêu nước như Trịnh Văn Bô, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà… Ông Phạm Nhật Vượng đang nối tiếp những doanh nhân nặng lòng với đất nước ấy. Trong những giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ khó khăn, nhất là trong chiến tranh, thiên tai – dịch họa, rất cần những doanh nhân lớn – những tỷ phú giúp đỡ.
Chỉ có họ mới có đủ tiềm lực tài chính, sự nhạy bén, cả bề dày tri thức (như ông Phạm Nhật Vượng có trong tay các viện nghiên cứu, nhà máy sản xuất hàng điện tử) để giúp sức cho đất nước, góp phần cùng Nhà nước, Chính phủ đưa đất nước vượt qua khó khăn.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Tiêu Biểu – Mẫu 13
Năm 2021 đánh dấu thành công của Hải quân Nhân dân Việt Nam mang về thành tích cao tại Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games).
Tham gia đấu trường Army Games, thượng úy Nguyễn Tiến Duy, trưởng ngành hàng hải, tàu 016, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân, vinh dự được ban tổ chức trao giải cá nhân cho trưởng ngành hàng hải xuất sắc nhất.
Cũng trong năm nay, anh được bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong tham gia Hội thao Quân sự quốc tế năm 2021.
Giây phút nhận thông tin được xướng tên là Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu trên lĩnh vực quốc phòng, thượng úy Duy bày tỏ rất phấn khởi và tự hào, là niềm vinh dự rất lớn đối với bản thân anh.
Để phát huy tinh thần tuổi trẻ sáng tạo, xung kích, anh chia sẻ sẽ luôn cố gắng tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, xây dựng cho mình phương pháp, tác phong công tác khoa học, hiệu quả, mẫu mực trong cả lời nói và việc làm, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
“Bản thân luôn giữ trong mình niềm vinh dự, tự hào là một người cán bộ, người chiến sĩ hải quân với khao khát của tuổi trẻ được cống hiến cho đất nước, được tiếp bước cha ông, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc” – thượng úy Nguyễn Tiến Duy chia sẻ.
Ví Dụ Về Lòng Yêu Nước Trong Thời Bình – Mẫu 14
Là người con dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên tại xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, thiếu tá Vi Văn Nhất (sinh năm 1983) tốt nghiệp đại học biên phòng rồi về công tác tại đồn biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân (thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa). Là chiến sĩ trẻ, năng động, nhiệt huyết nên anh luôn được cấp trên tin tưởng, đồng đội quý mến.
Theo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa, thực hiện đợt cao điểm đấu tranh tội phạm ma túy trên tuyến biên giới Việt – Lào do Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng phát động, Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã điều cán bộ thuộc Phòng phòng chống ma túy và tội phạm lên các địa bàn trọng điểm tuyến biên giới Việt – Lào thực hiện nhiệm vụ.
Thiếu tá Vi Văn Nhất, cán bộ thuộc Phòng phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa, được tăng cường lên địa bàn do Đồn biên phòng Bát Mọt phụ trách để phối hợp phá các đường dây tội phạm ma túy qua biên giới.
Chiều 3-6, nhận được thông tin có một đối tượng xâm nhập biên giới với nhiều biểu hiện nghi vấn, lập tức lực lượng nghiệp vụ triển khai tuần tra, kiểm soát khu vực trên.
Khi thực hiện nhiệm vụ tại bản Đục, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, lực lượng đánh án phát hiện một đối tượng mang theo hành lý nghi vấn xâm nhập vào địa bàn.
Lực lượng đánh án đã bố trí lực lượng chốt chặn, cử 3 cán bộ gồm thiếu tá Vi Văn Nhất, đại úy Vũ Xuân Vuông và trung úy Nguyễn Bình Minh kiểm tra đối tượng.
Lúc này, đồng bọn của nghi phạm ẩn nấp phía bên kia biên giới đã dùng súng bắn xối xả vào đội làm nhiệm vụ để giải cứu đồng bọn. Tình huống quá bất ngờ cộng với địa hình hiểm trở đã khiến anh Vi Văn Nhất, Vũ Xuân Vuông, Nguyễn Bình Minh bị thương nặng.
Đội hình tuần tra tổ chức lực lượng bắn trả, truy đuổi các đối tượng, đồng thời cấp cứu các cán bộ bị thương. Tuy nhiên do vết thương quá nặng, thiếu tá Vi Văn Nhất đã hi sinh.
Dẫn Chứng Về Lòng Yêu Nước Chi Tiết – Mẫu 15
Vũ Gia Luyện (35 tuổi, CEO Công ty CP giải pháp công nghệ quốc tế ITS, Công ty CP Phát triển thương hiệu Việt Nam BDS) thành lập công ty từ năm 2015 chỉ với vỏn vẹn 3 thành viên và số vốn ít ỏi với định hướng phát triển xây dựng các giải pháp VAS cho các mạng viễn thông, nhanh chóng trở thành đối tác của các công ty viễn thông trong nước và nước ngoài.
Từ thành công đó, anh tiếp tục mở rộng quy mô, tiếp cận các công nghệ tiên tiến. Hiện anh dẫn dắt công ty đi đầu về các sản phẩm viễn thông dành cho doanh nghiệp và những giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Công ty ITS hiện sở hữu 15 bằng chứng nhận bản quyền sáng tạo sản phẩm mới đã được ứng dụng với hàng chục ngàn doanh nghiệp sử dụng thường xuyên.
Không ngừng sáng tạo, mỗi năm anh cùng đội ngũ đều sáng tạo sản phẩm mới nhằm tạo ra giá trị cho công ty và cộng đồng.
Năm 2021, trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19, anh cùng đội ngũ kỹ sư của công ty đã xây dựng và phát triển hệ thống Tổng đài ảo Callbot cho riêng nhiệm vụ hỗ trợ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, thực hiện trên 4 triệu cuộc gọi để nhắc nhở, khảo sát và lấy thông tin của người dân trong vùng dịch.
Tìm hiểu thông tin về 🌷 Tinh Thần Dân Tộc 🌷 chi tiết