Lời Khen Là Gì, Biểu Hiện [15+ Dẫn Chứng Về Lời Khen Chi Tiết]

Lời Khen Là Gì, Biểu Hiện ❤️ 15+ Dẫn Chứng Về Lời Khen ✅ Bài Viết Này Chia Sẻ Đến Bạn Những Khái Niệm, Dẫn Chứng Và Ví Dụ Cụ Thể.

Lời Khen Là Gì

Tìm hiểu khái niệm, định nghĩa cùng SCR.VN nhé!

  • Định nghĩa: Lời khen là sự ngợi ca, tán thưởng và khâm phục người khác, ghi nhận và động viên tinh thần của họ khi thực hiện điều gì đó tốt đẹp.
  • Có hai loại:
    • Lời khen tốt là lời nói chân thành, đúng lúc và đúng chỗ, được thúc đẩy bởi động cơ lành mạnh.
    • Lời khen xấu là những lời nói mang tính tán thưởng quá đà, xã giao lấy lòng hay nịnh bợ, thường xuất phát từ một cái nhìn hiện thực không chính xác hoặc từ động cơ không lành mạnh.

Ý Nghĩa Của Lời Khen

Khen ngợi có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống và giao tiếp giữa con người với nhau. Dưới đây là một số ý nghĩa:

  • Việc khen ngợi có thể tạo ra niềm vui, hạnh phúc, sự tự tin và động lực cho người được khen. Điều này còn có thể thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của họ. Nó giống như một loại thuốc thần kỳ, mang lại sức mạnh để thắp sáng niềm tin và biến những điều tốt đẹp của người được khen trở thành những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
  • Bên cạnh đó, việc khen ngợi còn giúp tăng thêm sự tự tin, sự kiêu hãnh cho người được khen, giúp họ biết rằng họ đang trên đúng hướng và nên tiếp tục phát triển. Nó cũng giúp tăng sự hưng phấn, động lực để họ tiếp tục cố gắng và đạt được nhiều thành công hơn.

Biểu Hiện Của Lời Khen Trong Cuộc Sống

Biểu hiện của lời khen trong cuộc sống có thể thể hiện qua các hành động và cử chỉ sau:

  • Lời nói: Bạn có thể biểu hiện bằng cách diễn đạt những từ ngữ tích cực và khích lệ đối tác. Ví dụ, bạn có thể nói “Bạn đã làm rất tốt!” hoặc “Tôi ấn tượng với công việc mà bạn đã hoàn thành.”
  • Khuôn mặt: Nụ cười và sự tỏa sáng trên gương mặt có thể truyền đạt sự vui mừng và đánh giá cao đến người khác khi bạn muốn khen ngợi họ.
  • Sự công nhận: Bạn có thể công nhận thành tích và nỗ lực của người khác bằng cách đưa ra sự khen ngợi trực tiếp hoặc thông qua việc chia sẻ thành công của họ với người khác.
  • Cử chỉ: Thể hiện bằng cử chỉ như vỗ vai, vỗ lưng hoặc ôm hôn nhẹ cũng có thể truyền đạt sự động viên và đánh giá cao.
  • Ghi chú hoặc thư viết tay: Một tin nhắn hay thư viết tay chân thành có thể là một cách tuyệt vời để biểu hiện và gửi đi những lời động viên dài hơi.
  • Trao quà: Một món quà nhỏ hoặc một biểu tượng có ý nghĩa cũng có thể được sử dụng để biểu hiện và bày tỏ lòng biết ơn của bạn.

Xem thêm 🌸 Tinh Tế Là Gì, Biểu Hiện 🌸 và ví dụ hay!

Những Câu Chuyện Về Lời Khen

Chia sẻ cho bạn 1 số câu chuyện hay và ý nghĩa, cùng xem nhé!

1. Câu chuyện về huyền thoại điêu khắc Bon Stan

Có một ông bố thấy đứa con khó bảo nghi ngờ tăng động đã đưa nó đến bệnh viện chẩn đoán tâm lý. Đứng trước bác sỹ cậu bé im lặng không trả lời bất kỳ câu hỏi nào.. nhưng người bác sĩ vẫn tỏ ra thân mật và bình thản. Qua vài câu trò chuyện với người bố bác sĩ đã hiểu ra vấn đề, ông phát hiện ra rằng ông bố luôn nhắc đi nhắc lại câu nói quen thuộc: Thằng bé này chẳng có ưu điểm gì hết, hỏng rồi, không còn hy vọng gì nữa…

Qua tìm hiểu về biểu hiện của cậu bé như hay đục, khoét các vật dụng bằng dao nên hay bị mọi người dằn vặt, chửi mắng, ông ngộ ra một điều quan trọng: Cậu bé này thích điêu khắc, chạm trổ và đây chính là sở trường của cậu…

Bác sĩ không dùng bất kỳ một phương pháp điều trị hay một viên thuốc nào cho cậu bé cả mà hôm sau ông mua một bộ dụng cụ điêu khắc kèm bản hướng dẫn chi tiết đến tặng cậu bé, ông bác sĩ thường xuyên động viên cậu. Mỗi khi cậu có tiến bộ, ông lại khen: Khá đấy! Cháu có tài điêu khắc đấy, cố lên. Từ đó cậu bé không những có tiến bộ về điêu khắc mà thành tích học ở trường hay làm việc ở nhà đều tốt và rất chủ động.

10 năm sau cậu bé đã trở thành một nghệ nhân điêu khắc – Bon Stan vô cùng nổi tiếng của người Do Thái”

2. Câu chuyện của Raquel

Khi Raquel còn trẻ, cô nàng lựa chọn việc trông trẻ làm công việc part-time của mình. Trong số những cô bé, cậu bé mà cô nàng chăm sóc, có một cô bé 12 tuổi vô cùng đam mê vẽ.

Câu chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu những bức vẽ của cô bé luôn không được hài hòa về màu sắc, các đường nét cũng không xuất chúng, và quan trọng hơn hết, cô bé rất hay không hài lòng với tranh vẽ của mình. Bạn bè của cô bé cũng thẳng mặt “phũ” rằng cô chẳng thể trở thành nghệ sỹ được đâu.

Ấy vậy mà Raquel đã chọn cách làm ngược lại. Cô nàng khen những bức vẽ có thần thái rất sống động. Cô bé 12 tuổi lúc bấy giờ ngạc nhiên đến nỗi, cứ mỗi tối đi ngủ lại hỏi Raquel, chỉ để nghe lại lời khen hiếm hoi cho những bức vẽ của mình.

Rất nhiều năm sau, khi đã được nhận vào học tại 3 trường Đại học về mỹ thuật rất danh tiếng, cô bé 12 tuổi năm nào viết thư gửi Raquel để cảm ơn. Quá bất ngờ vì hành động này, cô nàng đã viết một bức thư để kể lại câu chuyện, với giọng điệu rất tự hào về lời động viên của mình năm nào.

3. Câu chuyện của Thomas Edison

Edison, sinh ngày 11/2/1847, tại Milan, Ohio (Mỹ), vốn bị coi là đứa trẻ “đần độn, rối trí” (tâm thần). Vào khoảng năm 7 tuổi, một hôm cậu từ trường về nhà và nói với mẹ: “Mẹ, thầy giáo bảo con đưa cho mẹ cái này!”.

Cẩn thận mở ra xem, bên trong kèm lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Edison, nước mắt bà Nancy Elliott giàn giụa. Cậu bé đứng ngẩn người kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?.

Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình: “Con trai của ông bà là một thiên tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự kèm cặp con trai mình“.

Kể từ đó, Edison được mẹ, cũng từng là giáo viên ở Canada kèm cặp, dạy dỗ mà không đến trường thêm lần nào nữa.

Nhiều năm sau đó, mẹ của Edison đã qua đời, còn con trai bà thì trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ 20, người được mệnh danh là “Thầy phù thủy ở Menlo Park” nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại.

Một ngày, khi xem lại những kỷ vật của gia đình, Edison vô tình nhìn thấy một tờ giấy gập nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Tò mò mở ra đọc, trước mắt cậu chính là lá thư của thầy giáo năm nào. Trong thư, có đoạn: “Con trai ông bà là đứa trẻ rối trí. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa“.

Edison đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư năm nào. Thiên tài viết trong nhật ký rằng: “Thomas Alva Edison là một đứa trẻ rối trí, vậy mà, nhờ có một người mẹ tuyệt vời, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ“.

Danh Ngôn Về Lời Khen Bất Hủ

Tổng hợp các danh ngôn hay, bất hủ về khen ngợi:

  • Hãy luôn cố để làm người đầu tiên: người đầu tiên gật đầu, người đầu tiên cười, người đầu tiên khen ngợi, và người đầu tiên tha thứ.
  • Thật may mắn cho ai học được cách khâm phục mà không ghen tị, đi theo mà không bắt chước, khen ngợi mà không tâng bốc, và dẫn đường mà không thao túng. – William Arthur Ward
  • Lời khen chẳng tốn một xu, nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó. – Thomas Fuller
  • Ai khen tất cả mọi người, người đó chẳng khen ai cả. – Samuel Johnson
  • Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, người nịnh ta là kẻ hại ta. – Tuân Tử
  • Một lượng nhỏ lời khen đáng giá bằng cả mớ khinh miệt. Một giọt khuyến khích có ích hơn cả gàu bi quan. Một chén lòng tốt tốt hơn cả tủ phê phán. – William Arthur Ward
  • Một người phụ nữ sẽ nghi ngờ tất cả những gì bạn nói, trừ phi đó là lời ca ngợi nàng. – Elbert Hubbard
  • Những lời khen ngợi đến từ tình yêu thương không khiến ta trở nên kiêu căng, mà khiến ta biết tự khiêm hơn. – James M. Barrie
  • Khen đúng mức khó hơn là đổ lỗi. – Thomas Fuller
  • Lời khen giống như một nụ hôn qua tấm mạng. – Victor Hugo
  • Lời khen, cũng giống như vàng và kim cương, đáng quý vì nó hiếm. – Samuel Johnson
  • Lời khen tốt nhất mà bạn có thể cho tôi là nói rằng tôi đã chăm chỉ mỗi ngày. – Wayne Gretzky
  • Chúng ta đều lấy động lực từ mong muốn được khen ngợi, và người càng cao đẹp càng khao khát danh tiếng. Chính bản thân những triết gia, thậm chí trong cuốn sách phê phán danh tiếng, ghi lại tên mình. – Marcus Tullius Cicero
  • Đừng để mình bị ảnh hưởng bởi lời ca ngợi cũng như sự phê bình. Dù là lời khen hay chê, bị chúng ảnh hưởng là yếu đuối. – John Wooden
  • Không gì có thể thay thế tốt cho một vài lời khen khéo chọn, đúng lúc và chân thành. Chúng hoàn toàn miễn phí – và đáng giá cả gia tài. – Sam Walton
  • Âm thanh ngọt ngào nhất là lời khen ngợi. – Xenophon

Gợi ý bài 🌸 Uống Nước Nhớ Nguồn Là Gì 🌸 bạn nên biết!

15+ Mẫu Dẫn Chứng Về Lời Khen Trong Cuộc Sống

Dưới đây là 15+ mẫu dẫn chứng, bài văn nghị luận hay, mời các bạn tham khảo!

Ví Dụ Về Lời Khen

Ví dụ như trong học tập, khi một học sinh đạt được thành tích tốt nhận được lời khen của thầy cô, bạn bè sẽ cảm thấy được động viên, tiếp tục nỗ lực học tập hơn. Nếu như sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi. Chính vì vậy, lời khuyên giống như một ánh sáng giúp con người có thêm tự tin, sức mạnh để tiếp tục nỗ lực thực hiện ước mơ, mục tiêu.

Ví Dụ Về Lời Khen Trong Cuộc Sống

Những lời khen cho nhân viên đúng người, đúng lúc có thể thúc đẩy nhân viên cải thiện, gia tăng hiệu suất, hiệu quả công việc. Mọi nhân viên đều mong muốn biết công việc họ đang thực hiện được tổ chức, quản lý đánh giá như thế nào. Nếu nhân viên hoàn thành công việc tốt, bạn có thể dành cho họ những lời nói như:

“Bài thuyết trình của bạn rất tốt”, “Bạn đã có những ý tưởng tuyệt vời trong cuộc họp ngày hôm nay”, “Tôi biết nói trước đám đông là điều bạn không thấy thoải mái nhưng bạn đã làm được! Bạn cũng đã truyền cảm hứng để tôi làm điều gì đó ngoài vùng an toàn của mình”,…

Dẫn Chứng Về Ý Nghĩa Lời Khen

Có một câu chuyện kể về một người đàn ông chăm sóc một vườn cây xanh tốt. Nhưng dù ông ta đã rào vườn cẩn thận và chắc chắn, bọn trẻ con trong xóm vẫn tạo ra một lối nhỏ để chui vào vườn của ông, bẻ hết hoa quả trong vườn khiến ông vô cùng tức giận và khó chịu.

Một ngày nọ, ông đã bắt tận tay đứa trẻ đứng đầu lũ tinh nghịch ấy. Thằng bé sợ sệt và nghĩ rằng mình sẽ phải chịu một trận đòn đáng sợ. Nhưng không, người đàn ông thả thằng bé ra và dịu dàng nói: “Cháu đừng sợ, ta không phạt cháu đâu, vì cháu là một đứa trẻ vừa ngoan, vừa thông minh, dũng cảm, ta giao cho cháu một nhiệm vụ đó là đội trưởng của đội bảo vệ khu vườn này. Ta tin cháu sẽ làm tốt và xứng đáng với lời khen của ta”.

Thằng bé rất ngạc nhiên với những lời nói của ông ấy và nhận lời làm đội trưởng đội bảo vệ khu vườn. Kể từ đó, khu vườn của ông không những không bị phá mà còn được lũ trẻ chăm sóc chu đáo, cẩn thận.

Câu chuyện đã cho chúng ta thấy được lợi ích của lời khen tốt là như thế nào. Vì vậy, việc thường xuyên dành cho nhau sự khen ngợi sẽ giúp con người có thêm động lực trong cuộc sống, giúp cho người gần người hơn, yêu quý nhau hơn.

Tìm hiểu 🌸 Hòa Bình Là Gì 🌸 bài văn nghị luận hay!

Dẫn Chứng Về Lời Khen Trong Cuộc Sống

William Jame đã từng nói: “Nguyên lý sâu xa nhất trong bản tính con người là sự khao khát được tán thưởng”. Và đặc biệt những lời tán thưởng chân thành, có ý tốt thì càng được khao khát và trân trọng hơn nữa.

Lời khen tốt là một món quà tinh thần vô cùng quý giá đối với con người. Khi chúng ta đạt được một điều tốt, thành công trong công việc nào đó, lời khen mang ý tốt và chân thành từ người khác với mình sẽ là phần thưởng mà ai cũng mong muốn.

Nhận được lời khen tốt, điều đầu tiên ta cảm thấy đó là sự vui vẻ, phấn khởi. Đồng thời nó giúp ta thêm tự tin vào bản thân và có nghị lực để tiếp tục đạt được những điều tốt đẹp hơn nữa. Khi đạt được một điều gì đó, được người khác khen ngợi, một điều chắc chắn rằng ai cũng sẽ cảm thấy hãnh diện về bản thân mình. Lời khen tốt có sức mạnh vô hình tác động đến suy nghĩ, nhận thức và hành động của ta rất nhiều.

Dẫn Chứng Nghị Luận Xã Hội Về Lời Khen

Thomas Fuller từng nói “Lời khen chẳng tốn một xu nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó”. Thật vậy, những lời ca ngợi, biểu dương từ người khác khi bản thân mình đạt được điều gì đó tốt đẹp hoặc cao cả.

Lời khen có hai loại là lời khen tốt và lời khen xấu. Lời khen tốt xuất phát từ sự chân thành, nể phục của người khen và lời khen đó có ý nghĩa tích cực, động viên và khẳng định việc tốt ta đã đạt được. Lời khen xấu là lời nói không phải xuất phát từ sự kính phục, công nhận khả năng của người khác mà đó có thể là sự châm biếm, giễu cợt, nịnh bợ, tâng bốc hoặc có thể là lời khen từ sự ích kỉ, đố kị, không thật lòng.

Nghị Luận Về Lời Khen Trong Cuộc Sống Ngắn Gọn

Lời khen ngợi đúng lúc quý hơn vàng bạc, lời chê bai vô tình sắc hơn gươm dao. Trong cuộc đời người, ai cũng muốn bản thân được công nhận, tán dương. Thế nhưng, khen – chê cũng cần phải đúng cách và tiếp nhận sự khen – chê bằng sự tỉnh táo của cả đầu óc và con tim.

Khen ngợi là lời công nhận, ngợi ca, tán thưởng, khâm phục, là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp.

Lời khen ngợi chân thành là lời nói chân tình thật lòng, đúng chỗ, đúng lúc xuất phát từ sự thực với động cơ lành lạnh. Lời khen ngợi, tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục. Tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

Lời khen chân thành như thứ thuốc thần dược tạo nên sức mạnh, thắp sáng niềm tin khiến điều hay của người được khen trở thành điều hay của mọi người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó chính là quà tặng cuộc sống. Nó chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn.

Nếu sự nỗ lực và thành quả không được công nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi.

Lời khen ngợi giả dối ẩn chứa mưa đồ (tán thưởng quá lời, xã giao lấy lòng, tâng bốc nịnh bợ…) xuất phát từ cái nhìn hiện thực không chính xác hoặc từ động cơ không lành mạnh.

Lời khen giả dối sẽ gây ra chứng “ảo tưởng” cho người được khen. Điều đó khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại.

Lời khen chỉ để tâng bốc, tung hô rất nguy hại, nó mang đến áp lực cho người được khen hoặc làm họ ngộ nhận, ảo tưởng để rồi biến mình thành kẻ khác. Nó hủy hoại những giá trị cuộc sống, phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp của con người.

Tâm lý của con người là rất thích được khen ngợi hơn là chê bai. Bởi vậy không nên tiết kiệm lời khen nhưng cũng không được lạm dụng lời khen.

Lời khen chẳng tốn một xu nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó. Hãy học cách khen ngợi chân thành và thông minh. Hãy sử dụng lời khen như món quà cuộc sống. Đồng thời, hãy tỉnh táo, cảnh giác khi đón nhận lời khen.

Hãy động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc. Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn.

Tham khảo 🌸 Sống Ảo Là Gì, Tác Hại 🌸 chi tiết!

Nghị Luận Về Lời Khen Trong Cuộc Sống Hay

Nếu những thành công của con người không có những lời khen, những lời động viên từ người khác thì sẽ trở nên vô cùng buồn tẻ, hụt hẫng. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định lời khen có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người.

Lời khen là những lời nói tốt đẹp nhằm mục đích động viên, khích lệ con người khi người đó làm được việc tốt hoặc tạo được thành quả cho bản thân, gia đình, xã hội… để khiến cho con người có động lực làm nhiều việc có ý nghĩa hơn nữa. Lời khen phải là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen.

Khi chúng ta tạo được thành tích, giá trị, lợi ích cho tổ chức hay xã hội, những lời động viên, tuyên dương không chỉ giúp thông điệp tốt đẹp đó được lan tỏa mạnh mẽ hơn mà bản thân ta cũng nhận thức được điều mình làm là hoàn toàn đúng đắn.

Ngoài giá trị thúc đẩy con người, lời khen còn gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cùng nhau chia sẻ niềm vui, khen ngợi, chúc mừng những người thân yêu xung quanh khi họ đạt được một giá trị tốt đẹp góp phần làm cho mối quan hệ thêm thân thiết, khăng khít hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều người sử dụng lời khen với mục đích xấu như xu nịnh, tâng bốc người khác nhằm mục đích tư lợi cá nhân, lấy lòng,… lại có những người sống phụ thuộc vào lời khen, nếu không được khen sẽ không làm việc đến nơi đến chốn,… những người này đều đáng bị chỉ trích và cần phải thay đổi bản thân mình nếu muốn tránh khỏi những trường hợp tiêu cực trên.

Học sinh chúng ta cũng cần rèn luyện cho bản thân mình, nói lời khen đúng lúc đúng chỗ để thúc đẩy người khác cũng như chê trách, góp ý cho người khác thẳng thắn và đúng đắn để cùng nhau tiến bộ hơn. Hãy giữ cho lơi khen đúng ý nghĩa đẹp đẽ của nó và gắn kết con người với nhau để xã hội phát triển tích cực, tốt đẹp hơn.

Nghị Luận Về Lời Khen Như Tia Nắng Mặt Trời

“Lời khen giống như mặt trời: bạn càng cho đi, mọi sự chung quanh bạn càng toà sáng”. Câu nói đã khẳng định vai trò quan trọng của lời khen trong cuộc sống – giúp cho mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn và nỗ lực nhiều hơn.

Lời khen như tia nắng mặt trời, nó cần thiết cho muôn loài phát triển, trong đó có con người. Vậy mà hầu hết chúng ta luôn sẵn sàng sử dụng những ngôn từ cộc cằn, hằn học khó nghe, để phê phán người khác. Nhưng lại rất ngần ngại khi tặng họ những lời nói chân tình, tình cảm ấm áp, thông qua lời động viên khen tặng. Mọi người đều muốn được khen, nhưng lời khen phải cụ thể rõ ràng, thể hiện sự chân thành chứ không phải là lời sáo rỗng nghe cho êm tai.

Chúng ta đều khao khát được tán thưởng, được thừa nhận, đều sẵn sàng làm bất cứ điều gì để được như thế. Nhưng không ai muốn sự giả dối và nịnh hót. Mọi tiềm năng đều nở hoa trong lời khen và héo tàn trong chỉ trích. Chỉ cần một nụ cười ấm áp và một cái vỗ vai thân thiện của ta đã có thể cứu một con người đang bên bờ vực thẳm. Khen ngợi để người khác luôn phấn đấu xứng đáng với lời khen đó. Trong đời thường, cho người khác một thanh danh là quan trọng. Nhưng phê bình một người mà vẫn giữ được danh dự cho người ấy còn quan trọng hơn gấp nhiều lần.

Nếu muốn khuyến khích một điều gì ở ai đó, ta hãy làm như điều ấy chính là đặc điểm vượt trội của người đó. Họ nhất định sẽ nỗ lực phi thường để trở nên như thế. Trong cách đối nhân xử thế, nếu ta đối xử với một người như thế nào thì anh ta sẽ trở thành người như thế ấy.

Nếu ta nói với ai đó rằng: Họ ngốc nghếch, vụng về hay bất tài… nghĩa là ta đã hủy diệt hầu hết mọi động cơ để họ tiến bộ. Nhưng nếu ngược lại, ta khuyến khích, làm cho sự việc có vẻ dễ dàng hơn, thể hiện sự tin tưởng rằng họ có năng khiếu nhưng chưa được phát triển thì họ nhất định sẽ cố gắng phát triển năng khiếu mà ta đã phát hiện ra hay thậm chí là ta đã gán cho họ.

Văn Nghị Luận Về Lời Khen Trong Cuộc Sống Hay

Trong cuộc sống, lời khen đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với mỗi người. Thật vậy, lời khen tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại đem đến lợi ích về mặt cổ vũ tinh thần vô cùng lớn.

Đầu tiên, lời khen chính là lời công nhận đến người được khen. Lời khen ấy chính là lời nói công nhận một điều gì đó của người được khen, ví dụ như tài năng, sự tiến bộ,…. Lời khen sẽ đánh dấu được sự cố gắng của mỗi người. Từ đó người được khen sẽ luôn cố gắng và phát huy những nỗ lực phía trước. Thứ hai, lời khen chính là liều thuốc cổ vũ tinh thần vô cùng lớn đến người được khen. Họ chắc chắn sẽ làm tốt hơn nữa và luôn cảm thấy tự tin hơn để mà cố gắng cho con đường phía trước.

Chính vì vậy, việc đặt lời khen đúng chỗ, đúng người chính là tố chất cần có của một người lãnh đạo, của 1 người giáo viên. Việc khen đúng lúc, đúng thời điểm sẽ giúp cho việc học của học sinh và công việc của nhân viên trở nên tốt hơn. Còn trong cuộc sống hàng ngày, lời khen chân thành và đúng thời điểm sẽ giúp cho người khác tự tin hơn và bạn thì có thêm những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Lời khen có vai trò quan trọng trong cuộc sống, tuy nhiên, lời khen phải được xuất phát từ sự chân thành, không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng “ảo tưởng” cho người được khen. Tóm lại, chúng ta đừng tiết kiệm lời khen vì lời khen mang đến nhiều điều tốt đẹp cho người khác, bên cạnh đó, cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng.

Khái niệm 🌸 Thay Đổi Bản Thân Là Gì, Ý Nghĩa 🌸 của sự thay đổi đó!

Suy Nghĩ Của Em Về Ý Nghĩa Của Lời Khen Trong Cuộc Sống

Trong cuộc sống của chúng ta, những lời khen là vô cùng cần thiết để khích lệ, động viên hay khen ngợi ai đó. Lời khen giúp họ cảm thấy tự hào về những việc mình đã làm được và cố gắng làm tốt hơn nữa. Tuy nhiên, những lời khen mang tính chất nịnh bợ thì không tốt chút nào.

Tuân Tử đã từng nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Trong câu nói bao gồm ba đối tượng: “Người chê ta”, “người khen ta”, “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta” và vai trò của họ đối với cuộc sống mỗi con người.

Người chê ta mà chê phải là thầy ta”. Chê, nhưng là chê phải. Đó là những người thấy ta sai và dám chỉ ra cái sai của ta, để từ đó ta rút ra được bài học và sửa chữa sai lầm. Bình thường, chúng ta thường không thích những người chê mình. Tuy nhiên, người khôn ngoan phải là người biết phân biệt đâu là những lời chê có thiện chí.

Trong cuộc sống, tất nhiên không thiếu những kẻ ganh ghét, luôn chê bai người khác một cách ác ý. Chúng ta nên biết phân biệt đâu là những lời chê ác ý để bỏ qua, và đâu là những lời chê mang tính góp ý để chúng ta tiến bộ.

Một người chỉ khi biết tiếp thu ý kiến của người khác thì mới có thể thành công được. Còn nếu cứ khăng khăng làm theo ý mình, sớm muộn gì người đó cũng sẽ thất bại mà thôi. Chính vì thế, vai trò của những lời “chê phải”, những người dám nói lên những lời chê ấy là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những người ấy chẳng khác gì thầy ta, giúp ta hiểu ra, học được nhiều điều trong cuộc sống.

Đối tượng thứ hai, là những người khen ta, nhưng tất nhiên, là “khen phải”. Vậy thế nào là khen phải? Đó là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Con người ta luôn có xu hướng muốn được khen, vì những lời khen thường “dễ nghe” hơn những lời chê.

Lời khen là quan trọng, có tác dụng giúp con người ta thấy tự hào vì những thứ được khen, tuy nhiên, chúng ta cần biết được đâu là những lời khen thật, đâu là những lời tâng bốc, xu nịnh. Không nên vì được khen quá nhiều mà dẫn đến suy nghĩ mình đã hoàn hảo, từ đó sẽ dẫn đến tự kiêu, không cố gắng, tất sẽ có ngày gặp thất bại. Những người có thể hiểu, có thể khen thật ta, đó chính là những người bạn của ta.

Còn đối tượng cuối cùng, cũng liên quan đến những lời khen, nhưng đó lại là “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ”ta, như Tuân Tử nói, đó cũng chính là “kẻ thù của ta”. Những kẻ ấy chỉ nói những lời khen nhằm vụ lợi cho bản thân, chứ không xuất phát từ sự chân thành hay sự ngưỡng mộ đối với người được khen.

Những lời khen ấy khiến cho người được khen cảm thấy mình thật tốt đẹp, thật quan trọng, thật vĩ đại, từ đó sẽ không cố gắng và dần dần sẽ bị thua kém so với những người xung quanh. Điều ấy thật nguy hiểm. Và những kẻ xu nịnh ta như vậy, giống như kẻ thù của ta vậy. Họ “giết” ta bằng những lời nịnh bợ, dối trá. Điều chúng ta cần làm là tránh xa, hạn chế giao lưu với những đối tượng ấy trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong môi trường học tập, làm việc.

Câu nói của Tuân Tử, từ xưa đến nay, vẫn luôn là bài học sâu sắc và đáng ghi nhớ cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Hãy luôn tỉnh táo, để phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, để có thể có được những lời góp ý, lời khen chân thành nhất từ đó có thể hoàn thiện bản thân mình.

Đoạn Văn Nghị Luận Về Lời Khen

Trong cuộc sống, chúng ta thường muốn nghe những lời khen ngợi từ người khác thay vì những lời chê bai. Phải chăng lúc nào khen cũng tốt và lúc nào chê cũng xấu? Thực chất thì cả khen và chê đều là những lời nhận xét, góp ý nhằm giúp đối tượng ngày càng hoàn thiện hơn, miễn là những lời khen chê ấy là thật lòng và đúng mực.

Khen là những nhận xét đánh giá tích cực, còn chê thì ngược lại là những nhận xét, đánh giá tiêu cực. Khen và chê diễn ra ở hầu khắp những lĩnh vực, ngành nghề, không phân biệt thời gian, lứa tuổi, địa điểm,…..Chưa làm tốt công việc thì bị phê bình, làm tốt bài kiểm tra thì sẽ được khen, hay đơn giản là một hành động nhỏ như nhặt vụn rác ven đường vứt đúng nơi quy định thì cũng là một điều đáng được khen ngợi.

Cả khen và chê thì đều quan trọng, không nên đặt một bên nào nặng, bên nào nhẹ mà cần cân bằng chúng. Nếu khen đúng mực thì sẽ là chúc mừng, còn quá đà thì có thể sẽ thành tâng bốc. Nếu chê không khéo léo thì sẽ dễ thành sỉ vả, lăng nhục.

Muốn hoàn thiện bản thân mình thì hãy lắng nghe những nhận xét của người. Khen và chê giúp cho chúng ta sống có trách nhiệm hơn, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân mình, hướng tới một cuộc sống hoàn thiện về nhân cách và tâm hồn con người.

Đoạn Văn Nghị Luận Về Ý Nghĩa Lời Khen

Có ý kiến cho rằng: “Hãy cẩn thận với những lời khen tặng và mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời”. Đây là một bài học sâu sắc về thái độ sống ở đời. Tác giả khuyên mọi người phải cẩn thận với những lời khen tặng. Điều này có nghĩa là chúng ta không được vì những lời tán dương dành cho bản thân mà sinh tự kiêu, cao ngạo.

Cẩn thận ở đây là cẩn thận với bản tính xấu trỗi dậy trong chính mình vì Phật từng dạy:” Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình”. Bài học ở đây có nghĩa là khi nhận được những lời tán dương, khen tặng thì chúng ta vẫn luôn phải giữ một cái đầu tỉnh táo và một sự khiêm tốn để có thể học hỏi nhiều hơn và tiến bộ hơn.

Thứ hai, tác giả khuyên mọi người phải mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì những lời chỉ trích chê bai có cay nghiệt đến đâu nhưng nó là những lời tâm huyết giúp chúng ta thực sự có thể nhận thấy những khuyết điểm của bản thân mà khắc phục. Mở lòng ở đây là lắng nghe có chọn lọc, chúng ta sẽ nghe những lời chỉ trích mà thực sự sẽ có ích cho mình. Những lời chê bai có ích còn có hiệu quả hơn trăm lời khen thưởng vì nó soi đường chỉ lối những khuyết điểm của bản thân để ta khắc phục, hoàn thiện chính mình.

Tóm lại, bài học sống mà con người cần ghi nhớ là không được kiêu ngạo khi được tán dương và phải mở lòng đón nhận những lời chỉ trích đúng đắn.

Mời bạn xem ngay 🌸 Lịch Sự Là Gì, Ý Nghĩa, Biểu Hiện 🌸 ví dụ về phép lịch sự!

Viết Đoạn Văn Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Ý Nghĩa Của Lời Khen Trong Cuộc Sống

Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn được nghe lời khen hơn là lời chê. Nhưng liệu khen và chê có phải lúc nào cũng tốt và xấu? Thực tế, cả khen và chê đều là những lời nhận xét, góp ý để giúp người khác trở nên tốt hơn, miễn là chúng ta nói thật lòng và đúng.

Khen là nhận xét tích cực, còn chê là tiêu cực. Những lời khen và chê này có thể xuất hiện ở bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào, không phân biệt thời gian, lứa tuổi hay địa điểm. Ví dụ, nếu làm việc không tốt thì sẽ bị phê bình, còn làm việc tốt thì sẽ được khen. Ngay cả những hành động nhỏ như nhặt rác đúng nơi quy định cũng có thể được khen ngợi.

Cả khen và chê đều quan trọng và không nên đặt một bên nặng hơn bên kia, mà cần phải cân bằng giữa hai hình thức này. Nếu khen đúng mực thì sẽ trở thành lời chúc mừng, còn nếu quá đà thì có thể trở thành sự tâng bốc. Nếu chê không khéo léo, thì có thể trở thành sỉ nhục.

Để hoàn thiện bản thân, chúng ta cần lắng nghe những nhận xét từ người khác. Khen và chê giúp chúng ta sống có trách nhiệm hơn, có nhận thức đúng đắn về bản thân và hướng tới một cuộc sống hoàn thiện về tinh thần và nhân cách.

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Bàn Về Lời Khen Trong Cuộc Sống

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lời khen chẳng tốn một xu, nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó”. Quả thật, lời khen là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống của con người.

Đầu tiên, lời khen là lời ngợi ca, tán thưởng, khâm phục, là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp. Đa số lời khen mang ý nghĩa tích cực – tốt đẹp. Đó là lời khen chân tình thật lòng, đúng chỗ, đúng lúc xuất phát từ sự thực với động cơ lành mạnh. Ngược lại, cũng có những lời khen mang ý nghĩa tiêu cực – xấu xa. Lời khen xấu có mục đích không tốt (tán thưởng quá lời, xã giao lấy lòng, tâng bốc nịnh bợ….

Qua phân tích trên, con người cần phải luôn ý thức được ý nghĩa phía sau của những lời khen. Chúng ta ai cũng mong muốn nhận được những lời khen, nhưng phải luôn tỉnh táo để nhận ra đó lời khen mang mục đích tốt hay xấu. Điều đó phụ thuộc vào những hành động của chính bản thân người nhận là tốt đẹp hay xấu xa. Bản thân người nói ra lời khen cũng phải sử dụng một cách hợp lí, đúng mục đích. Cần tránh xa thói ích kỉ, đố kị để rồi đưa ra những lời khen mang mục đích xấu.

Đối với một học sinh như tôi, việc nhận được lời khen từ cha mẹ, thầy cô hay bạn bè… khi bản thân cố gắng học tập, rèn luyện là vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để tiếp tục nỗ lực. Đồng thời tôi cũng ý thức về việc sử dụng lời khen một cách hợp lý.

Samuel Johnson – một tác giả người Anh đã khẳng định: “Lời khen, cũng giống như vàng và kim cương, đáng quý vì nó hiếm”. Bởi vậy mà hãy sử dụng lời khen sao cho đúng đắn.

Viết Đoạn Văn Về Ý Nghĩa Của Lời Khen Trong Cuộc Sống

Trong cuộc sống, việc được khen ngợi đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với mỗi người. Dù có vẻ như lời khen là điều vô nghĩa, nhưng thực tế lại mang đến nhiều lợi ích về mặt cổ vũ tinh thần. Đầu tiên, lời khen giống như một sự công nhận đến người được khen. Nó là cách để chúng ta ghi nhận và đánh giá những nỗ lực của người đó, ví dụ như tài năng hay sự tiến bộ. Lời khen sẽ động viên họ tiếp tục phát huy những nỗ lực của mình và tạo động lực cho những bước tiến mới.

Thứ hai, lời khen cũng là liều thuốc cổ vũ tinh thần vô cùng lớn đối với người được khen. Điều này giúp họ cảm thấy tự tin hơn và có động lực để tiếp tục phát triển. Đặc biệt là đối với các nhà lãnh đạo hay giáo viên, việc đưa ra lời khen đúng chỗ, đúng thời điểm là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp các học sinh và nhân viên cảm thấy được động viên và tạo động lực cho họ tiếp tục cố gắng hơn.

Còn trong cuộc sống hàng ngày, việc đưa ra lời khen chân thành và đúng thời điểm cũng giúp tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Nó giúp cho người khác cảm thấy được đánh giá và tôn trọng, đồng thời tạo nên một môi trường sống tích cực hơn.

Tóm lại, lời khen đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người. Việc đánh giá và động viên người khác sẽ giúp tạo ra một môi trường sống tích cực và đầy năng lượng, đồng thời tạo động lực cho mọi người để phát triển bản thân và tiến bộ hơn trong cuộc sống.

Dẫn chứng về 🌸 Thấu Cảm Là Gì, Thông Cảm Là Gì 🌸 dễ hiểu!

Viết một bình luận