Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sang Thu [21+ Mẫu Phân Tích Khổ 2 3 Cực Hay]

Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sang Thu ❤️️ 21+ Mẫu Phân Tích Khổ 2 3 ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Bài Văn Mẫu Hay Và Đặc Sắc Nhất Được SCR.VN Chọn Lọc.

Dàn Ý Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sang Thu

Tham khảo mẫu dàn ý phân tích 2 khổ cuối bài Sang thu dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những luận điểm trọng tâm để dễ dàng triển khai bài viết.

1.Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài Sang thu:

  • Giới thiệu bài thơ Sang thu: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
  • Giới thiệu nội dung cần phân tích – 2 khổ cuối bài Sang thu.

2.Thân bài phân tích 2 khổ cuối bài Sang thu:

a. Khổ 2:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

-Hai câu đầu: dấu hiệu của mùa thu không còn mơ hồ, mờ ảo mà đã rõ nét hơn

  • Không gian: cao hơn, xa rộng hơn với bầu trời và dòng sông
  • Cấu trúc đối nhịp nhàng, phép nhân hóa: Sông được lúc dềnh dàng – Chim bắt đầu vội vã.

-Hai câu sau: bức tranh giao mùa tuyệt đẹp:

  • Thu đang ở nơi cửa ngõ nên đám mây mới chỉ vắt nửa mình.
  • Cụm từ “vắt nửa mình”, gợi đám mây như một dải lụa mềm mại, bồng bềnh vắt sang bầu trời thu → dùng hình ảnh của không gian: đám mây, để diễn tả sự vận động của thời gian.

b. Khổ 3:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

  • Khổ cuối nói lên một vài cảm nhận, suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.
  • Tác giả chiêm nghiệm và sự từng trải qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” : hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi
  • Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
  • Mùa thu khép lại những ngày tháng sôi nổi, bồng bột của tuổi trẻ để mở ra một mùa mới, một không gian mới điềm đạm hơn.

3.Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Sang thu:

  • Hai khổ thơ cho thấy: vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa, tâm hồn nhạy cảm và suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ.
  • Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.

Mời bạn tham khảo 🌠 Sơ Đồ Tư Duy Sang Thu 🌠 13 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Phân Tích Hai Khổ Thơ Cuối Của Bài Sang Thu – Mẫu 1

Bài văn phân tích hai khổ thơ cuối của bài Sang thu dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những định hướng làm bài cụ thể nhất.

Những hiện tượng, sự vật của tự nhiên luôn khiến cho những tâm hồn nhạy cảm, thơ mộng rung động trước vẻ đẹp của nó, và nhà thơ Hữu Thỉnh cũng không ngoại lệ. Ông là một nhà thơ viết rất hay, rất cảm xúc về cuộc sống, về con người với những vần thơ mềm mại, tinh tế chỉ riêng ông có được.

Sự chuyển mình từ mùa hạ sang mùa thu là một trong những thay đổi của tự nhiên đã lọt vào trái tim đa cảm của nhà thi sĩ này. Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh cho đến nay vẫn được đánh giá là một trong những bài thơ miêu tả hay nhất về mùa thu, đặc biệt là những ý thơ đặc sắc trong 2 khổ thơ cuối khép lại tác phẩm.

Mở đầu bài thơ là cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng của tác giả khi thấy sự chuyển mình từ hạ sang thu. Ở khổ thơ thứ hai, ta thấy mùa thu đến rõ ràng hơn trước sự chứng kiến của nhà thơ Hữu Thỉnh:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Thu đến, dòng sông không còn phải gồng mình lên trước những cơn mưa lũ của mùa hạ, những cánh chim đã bắt đầu đi tìm nơi trú ẩn cho mình trước khi một mùa đông lạnh giá ghé thăm. Và cả những đám mây trắng trên bầu trời cao vợi cũng đã đến lúc nói lời chào tạm biệt mùa hè rồi.

Đoạn thơ được tác giả sử dụng một loạt các từ láy “dềnh dàng”, “vội vã” là những động từ thể hiện sự chuyển động của sự vật. Những sự vật của tự nhiên được nhân hóa với những hành động khi nhanh, khi chậm, vô cùng sinh động trong con mắt của tác giả. Lại một lần nữa động từ được đặt lên đầu câu. Động từ “Vắt” cho thấy hình ảnh một đám mây mềm mại, vắt ngang trên bầu trời, một nửa còn vấn vương mùa hạ, nửa còn lại đã bước chân sang mùa thu.

Sang đến khổ thơ cuối, nhà thơ Hữu Thỉnh không còn cảm nhận mùa thu bằng những sự thay đổi của tự nhiên nữa mà thay vào đó là sự đan xen những chiêm nghiệm về cuộc đời:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng cuối hạ vẫn còn hồng, vẫn còn sáng nhưng đã nhạt đi nhiều so với thời điểm giữa mùa hè chói chang. Bầu trời cũng không còn những cơn mưa ào ạt, sấm nổ vang trời khiến cho mọi người phải giật mình nữa bởi thu đã đến thật rồi! Hai dòng thơ cuối là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời:

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Hình ảnh ẩn dụ “hàng cây đứng tuổi” gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Ở đây, ta có thể hiểu “hàng cây đứng tuổi” tượng trưng cho một con người từng trải, đã đi qua bao giông bão của cuộc đời để trưởng thành hơn.

Mùa thu của đất nước hay chính là mùa thu của đời người, khi đã đi qua những tháng năm xuân, hè của tuổi trẻ rực rỡ, bồng bột thì con người ta trở nên trưởng thành hơn, chín chắn hơn và không còn bị bất ngờ trước những tác động của ngoại cảnh. Có thể nói, đây là một hình ảnh ẩn dụ nhiều ý nghĩa, gợi liên tưởng sâu xa về cuộc đời. Phải là một người từng trải mới có thể có những xúc cảm như vậy.

Bằng những câu chữ mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần tinh tế, 2 khổ thơ cuối trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh đã mở ra trước mắt bạn đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp và sinh động. Tất cả đều đến từ mạch cảm xúc tự nhiên của tác giả. Qua đó, ta có thể thấy được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ, hiểu được vì sao Hữu Thỉnh được coi là một trong những cây bút xuất sắc khi viết về tự nhiên, về cuộc sống.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Nghị Luận Về Bài Thơ Sang Thu 🍀 15 Bài Văn Ngắn Hay

Phân Tích Khổ 2 Và 3 Sang Thu Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc bài văn mẫu phân tích khổ 2 và 3 Sang thu hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.

Hạ đi thu đến, đó là vòng tuần hoàn của trời đất. Nhưng trong khoảng giao mùa ấy biết bao những biến chuyển của đất trời làm lòng người xao xuyến. Những câu thơ trong khổ thơ thứ 2 và thứ 3 trích ” Sang thu” đã được Hữu Thỉnh thể hiện điều đó.

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Nếu như mùa hạ dòng sông sẽ chảy cuồn cuộn, dữ dội vì mưa lũ thì thu đến, “sông được lúc dềnh dành”. Từ láy “dềnh dàng” mang tính chất gợi hình kết hợp với biện pháp nhân hóa để giúp người đọc hình dung được dòng sông mùa thu đang trôi thong thả, chậm rãi như đang suy nghĩ trầm tư.

Đối lập với hình ảnh “sông dềnh dành” đó là hình ảnh “chim vội vã”. Từ láy “vội vã” lại mang tính chất gợi cảm, nhưng vẫn là biện pháp nhân hóa đã khiến cho đàn chim có tâm trạng đang vội vã, khẩn trương bay về phương nam tránh rét. Hình ảnh ” đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu” mới thực sự là đặc sắc. Đám mây mùa hạ vẫn còn sót lại trên bầu trời, từ ngữ “vắt nửa mình” đã thể hiện được hai nửa của đám mây thuộc về hai mùa.

Đám mây mỏng này như một dải lụa treo trên bầu trời vì chỉ có dải lụa thì tác giả Hữu Thỉnh mới dùng từ “vắt”. Vắt nửa mình chứ không phải vắt hết ấy đã tạo nên ranh giới cho đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Không hẳn là vẻ đẹp của mùa hạ cũng không hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của sự giao mùa được cảm nhận thật tinh tế bởi Hữu Thỉnh.

Bốn câu thơ cuối cũng là những biến chuyển ầm thầm của tạo vật để từ đó nhà thơ rút ra được một triết lí về đời người:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Những hình ảnh như “nắng, mưa, sấm” đều là những nét đặc trưng của mùa hạ. Nhưng khi mùa thu dần đến thì những hình ảnh thiên nhiên ấy bỗng chốc chỉ còn mờ nhạt dần hơn. Những từ ngữ chỉ mức độ như là “vẫn còn, đã vơi dần, bớt” đã thể hiện điều đó. Hình ảnh “Sấm bất ngờ/ hàng cây đứng tuổi” vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ. Sang thu sấm thưa dần, nhỏ dần không đủ sức để lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.

Biện pháp nhân hóa “bất ngờ, đứng tuổi” đều chỉ trạng thái của con người. Nhưng đằng sau nghĩa tả thực đó chính là một triết lí về đời người mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến người đọc. Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những sóng gió, thử thách của đời người. Khi con người có sự trải nghiệm nhiều hơn, hiểu mình hơn, hiểu đời hơn. Lúc đó, người ta sẽ sẵn sàng đón nhận những biến cố và vượt qua được nó.

Có thể nói, chỉ với hai khổ thơ nhưng tác giả Hữu Thỉnh đã cho chúng ta thấy được những biến chuyển của đất trời đang ngả dần sang thu. Các từ láy sử dụng thật điêu luyện, cũng với hình ảnh thơ đặc trưng của mùa hạ, mùa thu. Ông đã có một cảm nhận nhiều tầng bậc, sâu sắc, tinh tế và thể hiện cảm xúc ngây ngất trước sự vận động đó.

Gợi ý cho bạn ☔ Phân Tích Bài Thơ Sang Thu Của Hữu Thỉnh ☔ 15 Bài Hay

Phân Tích Khổ 2 3 Sang Thu Ngắn Gọn – Mẫu 3

Tham khảo bài văn phân tích khổ 2 3 Sang thu ngắn gọn dưới đây với cách viết súc tích và cô đọng ý văn.

“Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của đất trời.” Mùa thu từ bao lâu nay đã trở thành suối nguồn vô tận, khơi nguồn cảm hứng cho thi ca nhạc họa. Những cảnh đẹp thiên nhiên tươi sáng, trời thu trong xanh, khí thu dịu mát, cảnh thu trong sáng đã làm mê luyến trái tim bao thi sĩ. Nhỏ nhẹ và khiêm nhường Hữu Thỉnh góp vào cho bản hào ca của đất trời một góc thiên nhiên “Sang thu” để cùng tôn vinh những mùa trái, mùa hương của đất trời, xứ sở.

Ở khổ thơ tứ 2 là sự cảm nhận tinh tế của thiên nhiên mùa thu trong không gian đất trời. Sự tinh tế và tấm lòng khát khao giao cảm, muốn nắm bắt sự thay đổi của vạn vật đã được bộc lộ rõ:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”

Dòng sông mùa thu không còn vẻ vội vàng, gấp gáp và chảy xiết như trong những ngày hạ, sông êm đềm, tĩnh lặng, yên ả uốn mình hiền hòa sau lũy tre xanh xanh của làn quê. Những cánh chim bắt đầu, cho thấy sự quan sát sát tinh của Hữu Thỉnh khi nhận ra sự chuyển dời của đàn chim tìm nơi trú ẩn cũng là dấu hiệu nhắc thu sang. Và đám mây kia chính là điểm nhấn cho nền trời, cho bức tranh thiên nhiên quyến rũ, xinh tươi ấy. Đám mây vắt nửa mình, dường như cũng đang chứa đựng sụ lưu luyến, bịn rịn.

Đám mây giống như cây cầu nối liền giữa mùa hạ và mùa thu để ngân rung mãi lên một nhịp riêng của đất trời, nhịp giao thời, nhịp chuyển mùa. Thu sang trong bao nhiêu của thi ca muôn thuở, nay trở về trong những câu thơ ủa Hữu Thỉnh sao vẫn đắm đuối, si mê lòng người như thế. Vậy là mùa thu trong không gian làng quê được cảm nhận mới tinh tế và nên thơ làm sao. Chỉ có thể yêu thiên nhiên lắm, Hữu Thỉnh mới vẽ nên một bức tranh thật đẹp, thật duyên đến vậy.

Khổ thơ cuối là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về cuộc đời mỗi con người:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”.

Bằng những chiêm nghiệm sâu sắc về nhân sinh Hữu thỉnh đã gửi đến chúng ta những thông điệp thật ý nghĩa. Hình ảnh “nắng, mưa, sấm” là biểu tượng cho những sóng gió, thăng trầm của cuộc đời mà con người đã trải qua, khi đã đi qua bao nhiêu nắng mưa, bao nhiêu giông tố, con người dường như cũng trở nên điềm đạm, bình tĩnh hơn trước những thử thách, trông gai của cuộc đời.

Con người khi trưởng thành “hàng cây đứng tuổi” sẽ không còn những bồng bột, sôi nổi và sự liều lĩnh của tuổi tre mà sẽ lắng mình xuống để suy ngẫm và chiêm nghiệm, cũng sẽ không để những sóng gió cuộc đười quật ngã mỗi bước đi. Phải chăng đó cũng chính là thông điệp sâu sắc mã Hữu thỉnh gửi gắm.

Với thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, giọng điệu tự nhiên, nhẹ nhàng, ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, tinh tế giàu sức gợi, sức biểu cảm, Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc một bức tranh thiên nhiên lúc sang thu thật sự đẹp, thật duyên, thật tinh tế của một tâm hồn yêu thiên nhiên, quê hương tha thiết. “Sang Thu” của Hữu Thỉnh đã góp vào bản hoà ca mùa thu của quê hương, đất nước một tiếng nói riêng, đầy thi vị, ám ảnh, xúc động.

Đón đọc tuyển tập 🌳 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Sang Thu 🌳 15 Bài Cảm Nghĩ Hay

Phân Tích 2 Khổ Thơ Cuối Bài Sang Thu Ngắn Nhất – Mẫu 4

Bài văn mẫu phân tích 2 khổ thơ cuối bài Sang thu ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.

Nhà thơ Hữu Thỉnh được biết đến là một nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Đến với bài thơ “Sang thu” của ông, bạn đọc bắt gặp một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm, cảm nhận rõ nét những chuyển mình của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa.

Khổ thơ thứ hai khắc hoạ rõ nét sự thay đổi của tự nhiên khi mùa thu về qua từng không gian và sự vật:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Các sự vật của đất trời như đã tinh ý nhận ra sự thay đổi, nên cũng đã bắt đầu có sự chuyển bisn. Hình ảnh dòng sông “dềnh dàng” như muốn chảy đi, mà như vẫn muốn níu kéo những ngày tháng hạ trước. Sự ‘dềnh dàng” nửa muốn đi nửa muốn ở, như vẫn tiếc nuối những dòng chảy xiết của mùa hè đã qua. Hình ảnh những đàn chim “vội vã”, đã bắt đầu lo lắng cho mùa đông.

Và hình ảnh độc đáo nhất của bài thơ ‘Có đám mây mùa hạ/vắt nửa mình sang thu” vừa mới lạ, vừa độc đáo. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc sự liên tưởng, hình ảnh đám mây mùa hạ ấy như một dải lụa đào, đầy màu sắc, mềm mịn như tấm lụa của trời. Và nó cũng như một cây cầu mắc nối giữa hai mùa, nửa của của hạ nửa của mùa thu.

Nhưng tất cả gợi mà một sự chuyển giao mùa tinh tế, mà phải ai thực sự tinh ý mới có thể cảm nhận được. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa “đám mây” như một con người có hành động chận thực và khéo léo.

Khổ thơ kết bài mở ra bài học chiêm nghiệm của tác giả:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Trong những khoảnh khắc chuyển giao mùa, thời tiết cũng đã có sự thay đổi. Nắng vẫn còn, nhưng cũng đã dịu hơn mùa hạ, những cơn mưa rào mùa hạ cũng đã qua đi, vơi đi dần. Hình ảnh “sấm cũng bớt bất ngờ/trên hàng cây đứng tuổi” không chỉ nói đến hiện thực mà còn nói đến chiêm nghiệm của tác giả trong cuộc đời.

“Sấm’ dùng để chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời mỗi con người. “Hàng cây đứng tuổi” để chỉ người từng trải, có kinh nghiệm. Nhà thơ đã rút ra một chiêm nghiệm: đó là, khi con người ta trưởng thành hơn, thì cũng sẽ vững vàng trước những bão tố, những khó khăn của cuộc đời.

Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ 5 chữ, với ngôn từ giản dị, dễ nhớ dễ thuộc đã đem đến cho người đọc một không gian sắp vào thu mang hương vị riêng, màu sắc riêng. Bằng sự cảm nhận tinh tế của mình, tác giả đã gửi gắm chiêm nghiệm sống về cuộc đời sâu sắc.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết Bài Văn Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sang Thu Chi Tiết – Mẫu 5

Đón đọc gợi ý viết bài văn phân tích 2 khổ cuối bài Sang thu chi tiết dưới đây giúp các em học sinh nắm được đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Khoảnh khắc giao mùa chắc là khoảnh khắc đẹp đã nhất của tự nhiên, nó gieo vào trong lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu. Bài thơ thể hiện rõ nét nhất chính là bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh. Bài thơ đã thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước những biến đổi của thiên nhiên ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.

Từ sự cảm nhận ở khổ một vô hình, qua khổ hai là một sự cảm nhận hữu hình. Bức tranh thu được miêu tả ở tầm xa hơn, cao hơn, từ mặt đất hướng lên bầu trời:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Cụm từ “dềnh dàng” là thống thả, từ từ, như đang lắng lại, trầm xuống. Đối lập với cảnh ấy là những đàn chim bắt đầu “vội vã” nhưng chỉ là cái “vội vã” mới chớm, mới bắt đầu: Những đàn chim đua nhau chạy đi tìm nơi trú ẩn ở phương Nam để tránh rét của mùa thu sắp tới. Không như dòng sông chảy chậm rãi kia. Từ ngữ đối lập “dềnh dàng” với “thong thả” cho ta hiểu được tất cả hiện thực của mùa thu.

Cảm giác mùa lại được nhà thơ Hữu Thỉnh diễn tả đầy thú vị:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Dù đã sang mùa thu nhưng đám mây kia vẫn mang một sự luyến tiếc. Nghệ thuật nhân hoá, thể hiện sự níu kéo, cho thời gian hãy trôi chậm lại, khoan hãy bước sang mùa thu. Hình ảnh này có tính tạo hình trong không gian nhưng có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian. Mây là thực, ranh giới múa chỉ là ảo, đó là sản phẩm của trí tưởng tượng rất nên thơ và độc đáo của thi nhân.

Đến khổ cuối ta chợt nhận ra vẻ đẹp của bài thơ chính là vẻ đẹp của sự chuyển mùa, vẻ đẹp của tâm hồn con người gần gũi, giao cảm với thiên nhiên để lắng nghe và dự cảm:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Sang thu rồi, những tia nắng cuối hạ vẫn còn nồng, vẫn còn sáng nhưng đã phai nhạt dần, trong những ngày giao mùa này, trời cũng đã bớt đi nhiều cơn mưa ào ạt. “Nắng mưa”, hai hình ảnh đầy tương phản, tia nắng kia đang là hiện tại nhưng mưa lại là quá khứ. Chính hai hình ảnh đầy tương phản này, đã một lần nữa thấy được sự ngập ngừng đầy chủ động của vạn vật trước thời gian.

Lúc sang thu, tiếng sấm đã không làm cho những hàng cây kia bất ngờ, hay giật mình. “Hàng cây đứng tuổi”, gợi cho ta về hình tượng con người đã trải qua bao sóng gió, đã là một con người từng trải, “sấm” chính là những tác nhân ngoại cảnh bất ngờ:

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Khi một người từng trải bao nhiêu khó nhọc của cuộc sống, sẽ không lấy động bởi những tác động ngoại cảnh đầy bất ngờ. Hữu Thỉnh có lần tâm sự với những hình ảnh có giá trị tả thực về phong cảnh, thiên nhiên: “khi con người ta đã từng trải thì sẽ vững vàng hơn, trước những tác động của ngoại cảnh, bất ngờ”.

“Sang thu” không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương, mà còn làm sâu sắc thêm tình cảm quê hương trong trái tim của mọi người. Bài thơ chính là một bức tranh quê bình dị để mọi người có thể nhìn thấy hình ảnh quê hương, hình ảnh tâm hồn mình. Miêu tả mùa thu bằng bước chuyển của vạn vật. Hữu Thỉnh đã tạo nên một cách nhìn riêng, một cách nhìn riêng, một lối miêu tả riêng, thoát khỏi những ước lệ, khẳng định vị trí của mình trên con đường sáng tạo nghệ thuật.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Mở Bài Sang Thu 💕 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Phân Tích Khổ 2 3 Của Bài Thơ Sang Thu Nâng Cao – Mẫu 6

Bài văn mẫu phân tích khổ 2 3 của bài thơ Sang thu nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn đặc sắc.

Trong nền văn học Việt Nam, Hữu Thỉnh là thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông thiên về vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình của thiên nhiên và cuộc sống. “Sang thu” là tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ điều này. Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy được những cảm nhận sâu sắc về sự chuyển biến của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu cùng giọng thơ trong sáng, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc.

Nếu ở khổ thơ đầu tiên, tác giả Hữu Thỉnh đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của mình thông qua việc tái hiện những tín hiệu đầu tiên của mùa thu, thì trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã tái hiện không gian biến chuyển của đất trời khi sang thu:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Nếu như ở khổ thơ đầu tiên, tín hiệu sang thu chỉ được tái hiện qua những trạng thái nhẹ nhàng, mơ hồ thì trong khổ thơ thứ hai, sự chuyển biến khi sang thu đã hiện lên rõ nét và hữu hình hơn. Bức tranh mùa thu đã được miêu tả ở chiều kích không gian cao và rộng từ điểm nhìn hướng về bầu trời và dòng sông.

Trong hai câu thơ đầu, bằng cấu trúc đối, nhịp nhàng, tác giả đã tái hiện những động thái trái ngược nhau nhưng rất đặc trưng cho mùa thu: “Sông được lúc dềnh dàng/ chim bắt đầu vội vã”. Khi sang thu, dòng sông không còn cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày hè mưa lũ mà dềnh dàng thong thả trôi nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đối lập với dòng chảy lững lờ của dòng sông là trạng thái vội vã của những cánh chim trên bầu trời thu cao rộng khi chuẩn bị cho hành trình di trú tránh rét.

Hai câu thơ sau mới là bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu, thể hiện sáng tạo của tác giả: “Có đám mây mùa hạ – Vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh đám mây như dải lụa vắt ngang bầu trời đã tạo nên cái nhìn độc đáo về ranh giới của mùa thu và mùa hạ. Bước đi của thời gian, sự chuyển biến vô hình lúc giao mùa bỗng hiện lên cụ thể, hữu hình qua trạng thái “vắt nửa mình”. Như vậy, ở khổ thứ hai, bước đi của mùa thu đã trở nên đậm nét hơn nhưng dường như, cảnh vật vẫn còn lưu luyến, vấn vương mùa hạ.

Nối tiếp mạch cảm xúc về những tín hiệu về sang thu, bài thơ kết thúc bằng những biến chuyển của tạo vật và suy ngẫm của đời người:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Những hình ảnh quen thuộc “nắng”, “mưa”, “sấm”, “chớp’’ khi kết hợp với các phó từ “đã, vẫn, cũng” thể hiện mùa thu đến một cách rõ ràng, đậm nét hơn. Ánh nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt, những cơn mưa chợt đến, chợt đi của mùa hè đã vơi dần, những tiếng sấm cũng thưa thớt với thanh âm nhỏ dần. Những dư âm còn sót lại của mùa hạ đã nhạt dần và cảnh sắc mùa thu trở nên đậm nét hơn. Bài thơ kết thúc bằng những chiêm nghiệm mang tính triết lí của tác giả về cuộc đời.

Nhà thơ Hữu Thỉnh từng chia sẻ: “Có thể hiểu hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ”. Hai câu thơ cuối vừa mang ý nghĩa tả thực về sự đổi thay của đất trời, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ về những phong ba, bão táp trong cuộc đời mỗi một con người. Thông qua phép nhân hóa hình ảnh ẩn dụ “sấm” để chỉ những vang động bất thường, những khó khăn của cuộc đời, “hàng cây đứng tuổi” biểu tượng cho những con người từng trải, tác giả đã truyền tải bức thông điệp về nghị lực của con người.

Bài thơ không chỉ mang ý nghĩa miêu tả sự sang thu của đất trời, mà còn diễn tả sự sang thu của đời người. Khi trải qua những mùa thay lá, con người từng trải sẽ không còn bồng bột, như lúc còn thanh xuân mà còn sâu sắc, điềm đạm hơn. Họ đón nhận những khó khăn, thử thách bằng tâm thái vững vàng, bình tĩnh. Như vậy, ở khổ thơ cuối, chúng ta thấy được sự hòa hợp giữa khung cảnh đất trời sang thu và sự sang thu của đời người.

Như vậy, bằng thể thơ năm chữ, ngôn ngữ bình dị, hình ảnh thơ giàu sức gợi, tác giả Hữu Thỉnh đã tái hiện bức tranh thiên nhiên khi sang thu để thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về đời người. Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự cảm nhận tinh tế cùng tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Đọc nhiều hơn 🌻 Phân Tích Khổ 1 Bài Sang Thu 🌻 12 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Phân Tích Hai Khổ Cuối Bài Sang Thu Học Sinh Giỏi – Mẫu 7

Tham khảo bài văn mẫu phân tích hai khổ cuối bài Sang thu học sinh giỏi dưới đây với nội dung nghị luận văn học chuyên sâu.

Giữa bộn bề mưu sinh của cuộc sống, chẳng mấy ai còn bận tâm hay dành thời gian để cảm nhận thời khắc giao mùa. Nếu mùa xuân là của của sự sống đâm chồi nảy lộc, mùa hạ là mùa của hoa thơm trái ngọt, mùa đông là mưa dầm gió bấc thì mùa thu là mùa của lá rơi và kỷ niệm. Bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh thực sự đã mang giây phút giao mùa sang thu chạm đến sự rung động của người đọc. Khoảnh khắc nhận ra thu về vừa ấn tượng lại dịu dàng và rất tinh tế.

Nếu trong khổ thơ đầu Hữu Thỉnh mơ hồ cảm nhận được những dấu hiệu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ hai, sự thay đổi của đất trời khi thu sang được cảm nhận vô cùng rõ ràng. Quá trình chuyển biến của thiên nhiên khi sang thu hiện hữu ở mọi cảnh vật, khiến cho con người ta nhận ra mùa thu đang ngày càng hiện hình rõ nét chứ không còn mơ hồ nữa.

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”

Có thể thấy, sự biến chuyển của không gian, thiên nhiên trong quá trình sang thu đã được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua nhiều yếu tố và bằng nhiều giác quan, đặc biệt đó là sự cảm nhận từ chính sự rung động của tác giả trước mùa thu. Dòng sông bước vào mùa thu không còn nước dâng cao chảy xiết mà “dềnh dàng” một cách nhẹ nhàng, yên ả, gợi lên vẻ đẹp dịu dàng của bức tranh thiên nhiên mùa thu.

Những cánh chim cũng bắt đầu “vội vã” bay về phương Nam tránh rét. Hình ảnh thú vị đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” khiến người đọc liên tưởng đám mây kia không phải vật vô tri vô giác mà bỗng trở nên có hồn, có cảm xúc. Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây mùa hạ cuối cùng di chuyển một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển “vắt nửa mình sang thu”, dường như đám mây ấy vừa mong chờ thu sang nhưng cũng như lưu luyến, nuối tiếc phải chia tay mùa hạ.

Nếu như cuộc đời con người cũng như bốn mùa trong năm thì mùa thu là mùa mà ở đó con người ta đã trưởng thành, đã đủ chín chắn để chiêm nghiệm ra nhiều điều.

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Tiết trời mùa thu vẫn còn vương vấn cái oi nồng của mùa hạ “còn bao nhiêu nắng”, tuy vẫn sáng nhưng không chói chang gay gắt mà nhạt dần, dịu dần. Vẫn có mưa, nhưng không còn là những cơn mưa rào đến bất ngờ và đi trong thoáng chốc “vơi dần cơn mưa”. Trời vào thu cũng đã bớt đi những tiếng sấm đột ngột và bất ngờ trên những hàng cây đứng tuổi. Hai câu thơ cuối bài được coi là câu thơ hay nhất cũng là kết tinh giá trị tư tưởng cho toàn bộ bài thơ:

Nắng cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa hay sấm đều là những tác động bất ngờ và bất thường tự nhiên. Từ hiện tượng bất thường của thời tiết, tác giả Hữu Thỉnh đã gợi cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc về tác động của nghịch cảnh trong cuộc đời mỗi người. “Hàng cây đứng tuổi” là những hàng cây cổ thụ, đó cũng là biểu tượng cho những con người đã trưởng thành. Khi con người đã trưởng thành, đã từng đi qua những bão táp, giông tố sẽ vững vàng, kiên cường hơn hơn trước những biến cố bất ngờ của cuộc sống.

Đất trời cuối hạ sang thu chuyển mình một cách rất nhẹ nhàng nhưng rõ rệt, nhờ có nhà thơ Hữu Thỉnh với bài “Sang thu” mà người đọc đã có cơ hội lắng mình trong giây phút để cảm nhận thu về. Không chỉ là sự cảm nhận về thay đổi thời tiết, thiên nhiên mà còn để nhìn nhận về chính bản thân mình sau những đổi thay.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Khổ 2 Bài Sang Thu 🌺 9 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sang Thu Học Sinh Giỏi Chọn Lọc – Mẫu 8

Bài văn mẫu phân tích 2 khổ cuối bài Sang thu học sinh giỏi chọn lọc dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Hữu Thỉnh được biết đến qua những sáng tác mang đậm xúc cảm bâng khuâng, vấn vương thể hiện một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm. Điều này được thể hiện rõ qua bài thơ “Sang thu” được sáng tác vào cuối năm 1977. Thông qua thi phẩm, chúng ta có thể thấy được sự chuyển biến nhẹ nhàng của thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang thu trong không gian làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của tác giả.

Với tâm hồn yêu thiên nhiên, tác giả Hữu Thỉnh đã mở rộng mọi giác quan để cảm nhận những biến chuyển của đất trời. Bước đi của thời gian trong khoảnh khắc giao mùa được miêu tả bằng những hình ảnh thân thuộc và gần gũi trong khổ thơ thứ 2:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Nếu ở khổ thơ thứ nhất, nhà thơ sử dụng mọi giác quan để cảm nhận những tín hiệu của mùa thu thì ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã mở rộng chiều kích không gian để miêu tả quang cảnh thiên nhiên. Mọi cảnh vật lúc này đều được tái hiện ở trạng thái “động” trong sự thay sắc và vận động: “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã”.

Bằng biện pháp tu từ nhân hóa kết hợp thủ pháp đối lập, sự vật hiện tượng hiện lên rõ nét, sinh động với dòng sông lững lờ trôi êm đềm với dòng chảy nhẹ nhàng và làn nước thu trong trẻo cùng những chú chim bắt đầu hành trình di cư, “vội vã” bay về phương Nam tránh rét.

Và hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu” xuất hiện trong bối cảnh đó, tạo nên một liên tưởng hết sức độc đáo: đám mây như một dải lụa mềm mại vắt ngang giữa trục thời gian từ cuối hạ sang thu để diễn tả khoảnh khắc: “Trời thu thay áo mới” (trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi). Qua những hình ảnh thiên nhiên được chắt lọc, miêu tả, chúng ta có thể thấy được tâm hồn tinh tế, cảm nhận sâu sắc, nhạy bén và tình yêu thiên nhiên của tác giả Hữu Thỉnh.

Trước bầu trời thu đang dần đổi khác, nhà thơ đã mượn cảnh để thể hiện những suy ngẫm đầy triết lí về cuộc sống con người:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Sự vận động trái chiều của các hiện tượng thiên nhiên được tô đậm thông qua thủ pháp đối lập: “Vẫn còn” – “vơi dần”, “nắng” – “mưa”, thể hiện rõ những biến chuyển và sự vận hành có quy luật của sự vật hiện tượng trong thời khắc giao mùa. Trên bối cảnh đó, bao suy ngẫm về cuộc đời con người xuất hiện: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”.

Ở hai câu thơ cuối kết thúc bài thơ, hình ảnh thiên nhiên trở thành ẩn dụ cho những quy luật của cuộc sống con người: nếu như sấm là hình ảnh ẩn dụ cho những phong ba bão táp, bão giông cuộc đời thì “hàng cây đứng tuổi” là ẩn dụ miêu tả hình ảnh con người trưởng thành, chín chắn qua khó khăn.

Cũng giống như tiếng sấm cuối hạ nhỏ dần không còn đủ sức làm lay động những hàng cây đã trải qua bao mùa “thay áo mới”, con người từng trải sẽ ung dung, bình thản hơn để đón nhận những biến động của cuộc đời sau khi trải qua những chông gai, thử thách trên đường đời. Bằng tài năng trong việc lựa chọn hình ảnh, tác giả Hữu Thỉnh đã khéo léo tái hiện mối liên hệ giữa đất trời và con người trong thời khắc giao mùa. Đó cũng chính là bức thông điệp mà nhan đề “Sang thu” truyền tải.

Như vậy, 2 khổ cuối khép lại bài thơ “Sang thu” đã tái hiện bức tranh thu qua những tín hiệu và thay đổi, biến chuyển của cảnh vật. Qua đó, chúng ta có thể thấy được tâm hồn tinh tế, giao hòa với thiên nhiên cũng như tình yêu thiên nhiên sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh.

Tiếp tục tham khảo 🌹 Phân Tích Khổ 3 Bài Sang Thu 🌹 15 Bài Mẫu Khổ Cuối Hay

Phân Tích 2 Khổ Cuối Sang Thu Lớp 9 – Mẫu 9

Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu phân tích 2 khổ cuối Sang thu lớp 9 giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra viết.

“Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích. Bài thơ gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu – thu mới về, thu chợt đến. Đặc biệt, 2 khổ thơ cuối khép lại tác phẩm đã mang đến cho người đọc những ấn tượng sâu sắc.

“Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta. Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu” được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”

Sông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi: “Trắng xóa tràng giang, phẳng lặng tờ” (“Tức cảnh chiều thu” – Bà Huyện Thanh Quan). Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ… Chim bay “vội vã”, đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đổi mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã” ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”

Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Hữu Thỉnh không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi, … mà lại dùng chữ vắt.

“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.”

Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo: cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo.

Khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ – mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ, gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời.

“Sấm” và “hàng cây đứng tuổi là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài “Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn:

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

Hữu Thỉnh viết bài thơ “Sang thu” vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Lúc bấy giờ, đất nước ta tuy đã được độc lập và thống nhất nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách mới về kinh tế, về xã hội. Hai câu kết bài thơ mang hàm nghĩa khẳng định bản lĩnh cứng cỏi và tốt đẹp của nhân dân ta trong những năm tháng gian khổ, khó khăn ấy.

“Sang thu” là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh, được in trong tập thơ “Từ chiến hào tới thành phố” xuất bản vào tháng 5/1985. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu để vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang… đầy thi vị.

Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang thu”. Thơ ngũ ngôn trong “Sang thu” thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, lắng đọng và hồn nhiên. “Sang thu” là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha.

Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Khổ 1 2 Bài Sang Thu 🌼 10 Mẫu Phân Tích 2 Khổ Đầu

Viết một bình luận