Dàn Ý Sang Thu: 24+ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất

Dàn Ý Sang Thu ❤️️ 24+ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Những Mẫu Dàn Bài Ngắn Gọn Và Chi Tiết Nhất Để Định Hướng Viết Bài.

Dàn Ý Phân Tích Sang Thu Hay Nhất – Mẫu 1

Đón đọc dàn ý phân tích Sang thu hay nhất dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết.

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và phong cách sáng tác của ông.
  • Giới thiệu nội dung cần phân tích – bài thơ Sang thu.

II. Thân bài:

a. Phân tích khổ 1 bài thơ Sang thu:

  • Tính từ “Bỗng” bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú
  • Hình ảnh “hương ổi” được cụ thể hóa qua sự chuyển đổi cảm giác; “hương ổi” không phải chỉ được cảm nhận bằng khứu giác mà còn được cảm nhận bằng các giác quan khác nữa như thị giác, xúc giác qua cách sử dụng từ “nhận ra”
  • Hình ảnh “hương ổi” đặc trưng của mùa thu mộc mạc, đơn sơ, giản dị
  • Động từ “phả” hương ổi nhiều, đậm đặc, nhẹ nhành, lan tỏa, bao trùm không gian
  • Hình ảnh “gió se” gió mang theo hơi lạnh
  • Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng thích thú của nhà thơ khi phát hiện hương ổi lan tỏa không gian và lẫn vào trong gió bắt đầu se lạnh
  • Nhân hóa “sương chùng chình qua ngõ” khiến cho người đọc có thể hình dung, cụ thể hóa sương như hình khối di chuyển chậm chạp
  • Từ phỏng đoán “hình như” chưa chắc chắn chưa rõ ràng
  • Từ “đã” khẳng định chắc chắn
  • Kết hợp “hình như” và ”đã” khẳng định về sự hiện diện của mùa thu qua những tín hiệu “hương ổi” “gió se” “sương chùng chình” (mơ hồ)

b. Phân tích khổ 2 bài thơ Sang thu:

  • Sông “dềnh dàng” dòng chảy nhẹ, chậm, thong dong, dịu dàng
  • Chim “vội vã” bay đi di trú
  • Hình ảnh của thiên nhiên như “sông” “chim” nắm bắt được tín hiệu giao mùa của mùa thu nên đã chuyển mình phù hợp với không gian
  • Đối lập hoạt động của “sông” hoạt động của “chim”: Dềnh dàng – vội vã là nổi bật tín hiệu mùa thu đã thực sự hiện diện
  • Nhân hóa “đám mây…sang thu” ranh giới vô hình của mùa hạ và mùa thu bỗng trở nên cụ thể rõ nét qua hình ảnh của đám mây.
  • Như một sự khẳng định mùa thu đã thực sự hiện hữu đang lan tỏa khắp đất trời qua cái nhìn say sưa, sự liên tưởng thú vị của tác giả.

b. Phân tích khổ 3 bài thơ Sang thu:

  • Đối lập: “Vẫn còn”-“vơi dần”
  • Nắng lan tỏa khắp không gian (còn nồng nàn)
  • Mưa thưa dần, ít dần, hết dần
  • Bước chân của mùa thu đang lấn át dần không gian để khẳng định sự làm chủ. Còn mùa hạ thì đang lui dần nhường chỗ cho mùa thu.
  • Ẩn dụ “sấm” là những biến động, khó khăn, bất ngờ trong cuộc sống
  • Hàng cây đứng tuổi: Những người lớn tuổi, từng trải
  • Những người từng trải không còn quá bất ngờ trước những biến động của cuộc sống.
  • Từ sự hiện diện của mùa thu, tác giả suy ngẫm về đời người.

d. Phân tích đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Sang thu:

  • Thể thơ 5 chữ
  • Ngôn ngữ giản dị
  • Hình ảnh đơn sơ, quen thuộc
  • Biện pháp nghệ thuật nhân hóa sinh động

III. Kết bài:

  • Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
  • Nêu cảm nhận của bản thân.

Mời bạn tham khảo 🌠 Sơ Đồ Tư Duy Sang Thu 🌠 13 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay

Sơ Đồ Dàn Ý Sang Thu Của Hữu Thỉnh – Mẫu 2

Mẫu sơ đồ dàn ý Sang thu của Hữu Thỉnh dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức của tác phẩm.

Sơ Đồ Dàn Ý Sang thu Của Hữu Thỉnh
Sơ Đồ Dàn Ý Sang thu Của Hữu Thỉnh

Khám phá thêm 💕 Mở Bài Sang Thu 💕 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Ý Phân Tích Sang Thu Ngắn Gọn – Mẫu 3

Dựa vào dàn ý phân tích Sang thu ngắn gọn, các em học sinh có thể tham khảo hệ thống luận điểm trọng tâm. Tham khảo mẫu dàn ý Sang thu ngắn gọn dưới đây.

I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

  • Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ quân đội, viết nhiều và viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu.
  • Bài thơ Sang thu thể hiện sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu và bày trỏ triết lý nhân sinh của tác giả.

II. Thân bài:

a. Khổ thơ thứ nhất:

  • Nhà thơ nhận ra mùa thu bằng “hương ổi” chín, độc đáo, lần đầu tiên được lấy làm thi liệu, mang nét dân dã và bình dị.
  • Hương ổi chín thơm “phả vào trong gió se” tạo cảm giác nồng đượm, rõ nét, ngọt ngào cùng mới cơn gió se của mùa thu khô ráo, lạnh lẽo.
  • “Sương chùng chình qua ngõ”: Từ láy “chùng chình” tạo cảm giác chuyển mùa từ từ, chậm rãi, thong thả, đang còn vương vấn chưa muốn bước hẳn sang thu.
  • Nhà thơ cảm nhận những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu bằng việc vận dụng tinh tế các giác quan, câu thơ cuối “Hình như thu đã về” vừa như như ngỡ nàng, cũng như là câu khẳng định chứng minh thu đã chớm về.

b. Khổ thơ thứ hai:

  • Mùa thu được miêu tả trong một không gian rộng lớn của đất và trời.
  • Hữu Thỉnh bằng sự quan sát tinh tế tạo ra sự tương phản giữa dòng sông “dềnh dàng” chậm rãi, thảnh thơi với cánh chim “vội vã” dồn dập, gấp gáp đi tránh rét để góp phần làm rõ nét khoảnh khắc giao mùa.
  • Hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”: Sự lưu luyến, chần chừ, chưa muốn hoàn toàn bức sang thu của trời đất.

c. Khổ thơ cuối:

  • “Vẫn còn bao nhiêu nắng/Đã vơi dần cơn mưa”: Dùng sự khác biệt giữa hai mùa thu và màu hạ để diễn tả khoảnh khắc giao mùa, chớm thu nắng đã bớt chói chang, mưa cũng ngớt dần khác hẳn với thời tiết mùa hạ.
  • “Sấm cũng bớt bất ngờ/Trên hàng cây đứng tuổi”: Triết lý chủ đề của cả bài thơ, ngụ ý nói rằng con người khi đã trải ra nhiều giông tố của tuổi trẻ, đã không còn bất ngờ trước những sự thay đổi bất ngờ của cuộc sống.

III. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

  • Nội dung: Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người.
  • Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực. Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Kết Bài Sang Thu 🍀 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Dàn Bài Sang Thu Ngắn Nhất – Mẫu 4

Với dàn bài Sang thu ngắn nhất, các em học sinh có thể nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp. Tham khảo mẫu dàn ý Sang thu ngắn nhất dưới đây:

1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ Sang thu.

2.Thân bài

a. Tín hiệu khi thu về bất chợt:

  • Hương ổi nhẹ nhàng pha chút ngọt ngào tràn tới
  • Làn gió bắt đầu se lạnh mang hương ổi đi xa
  • Sương thu bao phủ không gian với dáng vẻ vô cùng bình thản, “chùng chình”- có chút gì đó còn ngại ngùng, chậm rãi, e ấp nhưng là cái e ấp đầy duyên dáng.
  • Chút bối rối, bất ngờ khi thu đã chớm sang

b. Bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc sang thu

  • Sông như rộng hơn, sông chảy trôi “dềnh dàng”, chậm rãi
  • Những cánh chim cũng ngừng thong dong mà bắt đầu vội vã hơn, nhắc nhở nhau nhanh chóng về phương Nam tránh rét trước khi đông về,
  • Đám mây mùa hạ “đang “vắt nửa mình” để sang thu
  • Cảnh thu yên bình, thư thái, đầy duyên dáng

c. Triết lí nhân sinh được gửi gắm trong bài thơ

  • “Mưa” ,”sấm chớp” là những hình tượng thiên nhiên ẩn dụ cho những giông tố của cuộc đời.
  • “Hàng cây đứng tuổi” đại diện cho những con người trưởng thành, trải qua nhiều thách thức, sóng gió, nhiều chông gai.
  • Thời gian đã tôi luyện cho con người những bản lĩnh, để vững vàng bước tới những con đường mới, chặng đường mới mà chẳng ngại gian khó, chẳng chùn bước sợ hãi.

3.Kết bài: Cảm nghĩ về giá trị bài thơ

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Lập Dàn Ý Chi Tiết Bài Sang Thu – Mẫu 5

Lập dàn ý chi tiết bài Sang thu sẽ giúp các em học sinh củng cố lại nội dung kiến thức của tác phẩm. Tham khảo mẫu dàn ý Sang thu chi tiết sau đây:

1, Mở bài:

  • Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hữu Thỉnh.
  • Giới thiệu về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh: bài thơ viết về đề tài mùa thu quen thuộc nhưng mang cảm hứng và những hình ảnh mới.

2, Thân bài:

a, Những dấu hiệu báo mùa thu tới

  • Hương ổi, gió, sương: những dấu hiệu vô hình của mùa thu miền Bắc không nơi đâu có được. Mùi hương ổi chín hòa lẫn vào gió se lạnh, sương đêm chầm chậm giăng khắp ngõ.
  • Những hình ảnh giản dị, mộc mạc. Tác giả không dùng những hình ảnh, hương thơm ngọt ngào, nồng nàn như hoa cúc, hương cốm, hoa sữa… mà sử dụng hình ảnh bình dị nhất, quen thuộc nhất với người nông dân miền Bắc.
  • Cảm xúc của tác giả: Ngỡ ngàng: “bỗng”, “hình như”. Một sự giật mình nhận ra thời gian đã trôi qua rất nhanh, một mùa thu nữa lại đang tới, chậm rãi, ôn hòa thay cho mùa hè ồn ào, nóng nực.

b, Vẻ đẹp kì lạ của đất trời lúc giao mùa

  • Cặp hình ảnh đối lập: Sông trở nên “dềnh dàng”, chậm rãi / Đàn chim trở nên “vội vã” để bay về phương Nam tránh rét.
  • Bức tranh giao mùa có sự bình yên, có sự hối hả vội vàng, cuộc sống luôn là như vậy, luôn có các mặt đối lập tồn tại trong một tổng thể.
  • Hình ảnh “đám mây mùa hạ/Vắt nửa mình sang thu”: một hình ảnh gợi tả độc đáo. Đám mây của mùa hạ như nhoài sang, với sang mùa thu.
  • Hình ảnh vừa gợi lên vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa, mọi thứ vẫn còn lơ lửng, còn chưa “chín”, chưa tròn đầy toàn vẹn; vừa như nhân hóa đám mây trở thành một đứa trẻ tinh nghịch, ham chơi, vẫn còn lưu luyến mùa hè nên mới chỉ “vắt nửa mình” đón mùa thu.

c, Cảnh vật đầu mùa thu

-Cảnh vật thiên nhiên:

  • Trời đã vào hẳn mùa thu nhưng vẫn còn nhiều nắng, mưa dông mùa hạ đã vơi dần, cũng chẳng còn những tiếng sấm ì ùng bất chợt.
  • Sự “vơi dần”, “bớt” cho thấy những dấu vết của mùa hè đang dần biến mất. Một mùa thu thực sự đã đến, dịu dàng và đằm thắm.

-Cặp hình ảnh sấm và hàng cây đứng tuổi: mang 2 ý nghĩa

  • Tả thực: sấm chỉ đi kèm mưa rào mùa hè, tiếng sấm vơi bớt đi là mùa thu thực sự đã tới.
  • Ẩn dụ: sấm tượng trưng cho những tác động dữ dội của cuộc đời, hàng cây đứng tuổi chỉ con người từng trải, đã sống hiên ngang vượt qua những thăng trầm của cuộc đời. Sấm không còn gây bất ngờ với hàng cây cũng như những khó khăn trong cuộc sống không còn có thể gây bất ngờ với con người cứng cỏi, vững vàng.

3, Kết luận:

  • Nội dung: miêu tả cảnh sắc đẹp của trời thu, thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả.
  • Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh đặc biệt, phép đối, giọng thơ chậm rãi, tình cảm; chứa đựng triết lí nhân sinh.

Gợi ý cho bạn 🌳 Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Sang Thu 🌳 15 Bài Cảm Nghĩ Hay

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Sang Thu Đầy Đủ – Mẫu 6

Mẫu dàn ý phân tích bài thơ Sang thu đầy đủ dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập tác phẩm hiệu quả.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Hữu Thỉnh là nhà thơ đi nhiều, viết nhiều, nổi tiếng với nhiều bài thơ đặc sắc về con người cùng cuộc sống ở nông thôn, về người lính…
  • Bài thơ Sang thu (1977) viết về những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

2.Thân bài:

a. Luận điểm 1: Cảm nhận của nhà thơ về tín hiệu sang thu.

  • Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế
  • Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se
  • Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm
  • Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về
  • Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu
  • Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se
  • Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng

b. Luận điểm 2: Cảm nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang

  • Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa
  • Hình ảnh dòng sống trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu
  • Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi
  • Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời

c. Luận điểm 3: Tâm tư, suy ngẫm của tác giả về mùa thu của đời người

  • Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
  • Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi
  • Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa
  • Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” – trạng thái của con người
  • Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.

d. Đặc sắc nghệ thuật

  • Sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái
  • Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, hấp dẫn
  • Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.
  • Ngôn ngữ thơ ca trong sáng, giản dị mà hàm súc.

3.Kết bài:

  • Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ
  • Nêu cảm nhận của em về bài thơ.

Đón đọc tuyển tập ☔ Phân Tích Bài Thơ Sang Thu Của Hữu Thỉnh ☔ 15 Bài Hay

Dàn Ý Phân Tích Sang Thu Nâng Cao – Mẫu 7

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý phân tích Sang thu nâng cao để các em học sinh cùng tham khảo:

1.Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả Hữu Thỉnh- là một nhà thơ viết nhiều và viết rất hay về con người, cuộc sống nông thôn- một nhà thơ mộc mạc nhưng vô cùng tinh tế
  • Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”: bài thơ miêu tả những chuyển biến nhẹ nhàng của đất trời từ hạ sang thu, không chỉ có hình ảnh thiên nhiên mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu của cuộc đời

2.Thân bài

a. Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về

  • Thiên nhiên cảm nhận từ những gì vô hình- “hương ổi” : hương thơm bình dị của làng quê Bắc Bộ mà bất cứ ai cũng đã từng cảm nhận mỗi dịp chớm thu
  • “Gió se”: gió heo may, khiến làn da cảm nhận được hơi lạnh và khô
  • “phả”: gợi sự sánh, hòa quyện, huơng thu hòa trong làn gió se trải đều khắp các ngõ ngách làng quê
  • Nhân hóa “sương chùng chình”: tả làn sương mỏng nhẹ bắt đầu xuất hiện, có lẽ làn sương cũng như cố chậm lại có vẻ đợi chờ ai
  • Những chuyển biến của không gian được tác giả cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế: khướu giác (hương ổi), xúc giác(gió se), thị giác( sương chùng chình) và bằng tâm hồn( hình như thu đã về?)
  • Con người quanh năm bận rộn thấm thoắt thu đã đến, cái ngõ mà sương chùng chình chưa muốn qua có lẽ là cái ngõ của cuộc đời vào thu

b. Khổ 2: Quang cảnh đất trời vào thu

  • Không gian đất trời vào thu bằng những dấu hiệu và hình ảnh: “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”: Sông cạn nước đã chảy chậm hơn, đàn chim đã bắt đầu bay đi tránh rét
  • “sông dềnh dàng”, “chim vội vã”, “mây vắt nửa mình”: Phép nhân hóa => từ những dấu hiệu vô hình giờ đây hữu hình, không gian đất trời mở ra nhiều tầng bậc khác nhau
  • Phép nhân hóa “mây vắt nửa mình”: những đám mây xanh mỏng lững lở bảng lảng như một dải lụa nửa nghiêng về mùa hạ nửa ngả về mùa thu
  • Con người vừa muốn níu kéo cái rực rỡ của mùa hè vừa muốn vội vã làm việc gì chưa xong khi mùa thu chưa ngả chiều

c. Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu

  • Dần sang thu, nắng vẫn còn nhưng đã nhạt, mưa ít đi, sấm cũng bớt đi, “hàng cây đứng tuổi”- nhân hóa chỉ những cây cổ thụ già, lâu năm ⇒ Tín hiệu mùa hạ vẫn còn nhưng đã nhạt dần
  • Lớp nghĩa ẩn dụ đem đến cho bài thơ sự đặc sắc: Sấm là những biến đổi bất thường, hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải sẽ vững vàng hơn

3.Kết bài: Tổng kết những thành công về nội dung nghệ thuật:

  • Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế, giọng thơ êm đềm sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc
  • Cảm nhận về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu ở miền Bắc

Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Nghị Luận Về Bài Thơ Sang Thu 🍀 15 Bài Văn Ngắn Hay

Dàn Ý Cảm Nhận Bài Sang Thu Đơn Giản – Mẫu 8

Tham khảo dàn ý cảm nhận bài Sang thu đơn giản dưới đây với hệ thống luận điểm ngắn gọn cơ bản nhất.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu được bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát.
  • Gợi ý: bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ).

2.Thân bài:

a. 2 khổ thơ đầu:

  • Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong “Thơ mới”, tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
  • Khứu giác (hương ổi) > xúc giác (gió se) > cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) > cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
  • Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) > cảm nhận của lý trí bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như”.
  • Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh. Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ – thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông “dềnh dàng” – chim “bắt đầu vội vã”, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.
  • Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ “chùng chình”, “dềnh dàng”, “vội vã”, “vắt nửa mình” vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

b. Khổ 3:

  • Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí. Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa.
  • Hình ảnh tả thực “mưa, nắng, sấm” nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác – ý nghĩa về con người và cuộc sống.

c. Đánh giá:

  • Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
  • Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

3.Kết bài:

  • Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
  • Nêu cảm xúc khái quát.

Giới thiệu tuyển tập 🌼 Dàn Ý Bài Nói Với Con 🌼 12 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất

Dàn Ý Bài Sang Thu Lớp 9 – Mẫu 9

Mẫu dàn ý bài Sang thu lớp 9 dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

  1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu nhà thơ Hữu Thỉnh và tác phẩm Sang thu.
  1. Thân bài

a. Khổ thơ đầu

  • Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.
  • Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
  • Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.
  • Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.
  • Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.

b. Khổ thơ thứ hai

  • Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.
  • Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến.
  • Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu.
  • Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã.
  • Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

c. Khổ thơ cuối

  • Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.
  • Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
  1. Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Dàn Ý Viếng Lăng Bác 🌺 17 Mẫu Dàn Ý Phân Tích Hay Nhất

Dàn Ý Sang Thu Khổ 1 – Mẫu 10

Đón đọc mẫu dàn ý Sang thu khổ 1 dưới đây với những định hướng làm bài cụ thể.

1.Mở bài:

  • Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều về con người, thiên nhiên, đời sống thường ngày.
  • “Sang thu” là tác phẩm ông viết về bức tranh mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ.
  • Khổ 1 là những dấu hiệu, chuyển biến của đất trời cùng những cảm xúc của tác giả khi nhận ra thu về.

2.Thân bài:

a. Tín hiệu báo hiệu mùa thu về:

  • Tác giả sử dụng các hình ảnh bình dị, gần gũi như: hương ổi, gió se và sương để để báo hiệu mùa thu về
  • Hương ổi – đặc trưng của mùa thu, Hương vị gắn với làng quê Việt Nam.
  • “Phả”: hương ổi quấn quyện vào gió, lan tỏa trong không gian.
  • Không khí mùa thu được khắc họa qua “gió se” – những cơn gió se se lạnh.
  • Không gian được bao trùm bởi màn sương: “Sương chùng chình qua ngõ”
  • Từ láy “chùng chình”: cố ý chậm lại.
  • Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa: sương như cố ý lững lờ, di chuyển chậm chạp, giăng mắc khắp không gian.

b. Cảm nhận của tác giả:

  • Bất ngờ, ngạc nhiên khi nhận ra dấu hiệu của mùa thu: “bỗng nhận ra”
  • Ngỡ ngàng, băn khoăn trước sự xuất hiện của thu:
  • Tình thái từ “hình như”: chỉ sự phỏng đoán, chưa chắc chắn.
  • Tình thái từ “hình như” kết hợp với lời thông báo về sự xuất hiện của thu – “thu đã về” cho thấy sự ngỡ ngàng, không dám tin, sự bối rối của nhà thơ khi thu sang.

c. Đặc sắc nghệ thuật:

  • Sử dụng thể thơ năm chữ hàm súc.
  • Sử dụng biện pháp tu từ, các từ láy đặc sắc.
  • Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi.

3.Kết bài:

  • Đoạn thơ đã cho thấy bức tranh đầu thu của làng quê Việt rất yên bình.
  • Bài thơ đã góp phần làm phong phú kho tàng thơ ca Việt Nam.

Đọc nhiều hơn 🌻 Phân Tích Khổ 1 Bài Sang Thu 🌻 12 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý Sang Thu Khổ 2 – Mẫu 11

Tham khảo dàn ý Sang thu khổ 2 dưới đây để đạt kết quả cao cho bài viết.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về nhà thơ Hữu Thỉnh, bài thơ Sang thu
  • Khái quát nội dung khổ thơ thứ hai.

2.Thân bài

a. Bức tranh thiên nhiên êm dịu khi đất trời chuyển mình sang thu

  • Dòng sông “dềnh dàng”: dòng sông chảy nhẹ nhàng, thư thả, không còn vội vã như những trận sau cơn mưa xối xả mùa hè.
  • Những cánh chim “vội vã” bay về phương Nam tránh rét.
  • Hình ảnh đối lập “sông dềnh dàng” – “chim vội vã” tạo nên sự đối lập đầy độc đáo trong thời khắc giao mùa.
  • Hình ảnh đám mây mùa hạ ” vắt nửa mình sang thu”: biểu hiện của sự giao mùa, vương vấn còn sót lại của mùa hạ.
  • Bầu trời, mây và gió đang dần chuyển mình từ mùa hạ sang mùa thu, nhưng vẫn còn lưu luyến, níu kéo chưa muốn sang thu.

b. Cảm xúc của tác giả trước khoảnh khắc giao mùa:

  • Mong chờ, lưu luyến
  • Thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.

3.Kết bài:

  • Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ thứ hai.
  • Nêu suy nghĩ của bản thân.

Gợi ý cho bạn 🌺 Phân Tích Khổ 2 Bài Sang Thu 🌺 9 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Dàn Ý Sang Thu Khổ 3 – Mẫu 12

Mẫu dàn ý Sang thu khổ 3 dưới đây sẽ giúp các em học sinh triển khai bài viết đầy đủ ý.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu được bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
  • Giới thiệu nội dung cần phân tích – khổ 3 bài Sang thu.

2.Thân bài:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

-Hai câu đầu:

  • Các phó từ chỉ mức độ: đã, vẫn, cũng chỉ mức độ của nắng , mưa, sấm, chớp đã chừng mực và ổn định hơn.
  • Ánh nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt.
  • Những cơn mưa chợt đến, chợt đi của mùa hè đã vơi dần.
  • Những tiếng sấm cũng thưa thớt với thanh âm nhỏ dần.
  • Những dư âm còn sót lại của mùa hạ đã nhạt dần và cảnh sắc mùa thu trở nên đậm nét hơn.

-Hai câu cuối:

  • Suy ngẫm của tác giả về cuộc đời con người.
  • Tả thực: hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ.
  • Phép nhân hóa và ẩn dụ: Sấm là những vang động bất thường, những khó khăn của cuộc đời, hàng cây đứng tuổi như người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động, những sóng gió của cuộc đời.

3.Kết bài:

  • Khẳng định giá trị của đoạn thơ.
  • Trình bày cảm nghĩ cá nhân.

Tiếp theo, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Phân Tích Khổ 3 Bài Sang Thu 🌹 15 Bài Mẫu Khổ Cuối Hay

Dàn Ý Sang Thu Khổ 1 2 – Mẫu 13

Tham khảo dàn ý Sang thu khổ 1 2 dưới đây hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.
  • Giới thiệu nội dung cần phân tích – khổ 1 2 bài Sang thu.

2.Thân bài:

a. Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu (khổ 1):

-Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:

  • Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
  • Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
  • Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
  • Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
  • Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.

-Cảm xúc của tác giả:

  • Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
  • Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.
  • Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.

b. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa (khổ 2):

  • Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
  • Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.
  • Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo

3.Kết bài: Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của hai đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Chia sẻ 🌼 Phân Tích Khổ 1 2 Bài Sang Thu 🌼 10 Mẫu Phân Tích 2 Khổ Đầu

Dàn Ý Sang Thu Khổ 2 3 – Mẫu 14

Đón đọc mẫu dàn ý Sang thu khổ 2 3 dưới đây giúp các em học sinh xác định được bố cục và nội dung cho bài viết.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu bài thơ Sang thu: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
  • Giới thiệu nội dung cần phân tích – 2 khổ cuối bài Sang thu.

2.Thân bài:

a. Khổ 2:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

-Hai câu đầu: dấu hiệu của mùa thu không còn mơ hồ, mờ ảo mà đã rõ nét hơn

  • Không gian: cao hơn, xa rộng hơn với bầu trời và dòng sông
  • Cấu trúc đối nhịp nhàng, phép nhân hóa: Sông được lúc dềnh dàng – Chim bắt đầu vội vã.

-Hai câu sau: bức tranh giao mùa tuyệt đẹp:

  • Thu đang ở nơi cửa ngõ nên đám mây mới chỉ vắt nửa mình.
  • Cụm từ “vắt nửa mình”, gợi đám mây như một dải lụa mềm mại, bồng bềnh vắt sang bầu trời thu → dùng hình ảnh của không gian: đám mây, để diễn tả sự vận động của thời gian.

b. Khổ 3:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

  • Khổ cuối nói lên một vài cảm nhận, suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.
  • Tác giả chiêm nghiệm và sự từng trải qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” : hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi
  • Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.
  • Mùa thu khép lại những ngày tháng sôi nổi, bồng bột của tuổi trẻ để mở ra một mùa mới, một không gian mới điềm đạm hơn.

3.Kết bài:

  • Hai khổ thơ cho thấy: vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa, tâm hồn nhạy cảm và suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ.
  • Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.

Có thể bạn sẽ thích 🌹 Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Sang Thu 🌹 9 Mẫu Phân Tích Khổ 2 3

Viết một bình luận