Liên Hệ Chiếc Lược Ngà: 34+ Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Hay

Liên Hệ Chiếc Lược Ngà ❤️ 34+ Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Hay ✅ Văn Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Tác Phẩm Chiếc Lược Ngà Ý Nghĩa.

Cách Liên Hệ Bài Chiếc Lược Ngà Của Nguyễn Quang Sáng

Hướng dẫn các bạn cách để liên hệ bài Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng với các bài khác hay nhất!

  • Bước 1: Dẫn dắt.
    • Giới thiệu tác phẩm “Chiếc lược ngà” và tác giả Nguyễn Quang Sáng.
    • Nêu nội dung, tình huống truyện và ý nghĩa tác phẩm.
  • Bước 2: Đưa ra dữ liệu liên hệ.
    • Nếu đề bài không quy định cụ thể vấn đề cần liên hệ, bạn có thể chọn 1 trong các gợi ý sau đây:
    • Liên hệ tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu với tình cảm lão Hạc dành cho con trai của lão.
    • Liên hệ tình cảm cha con trong “Chiếc lược ngà” với “Nói với con”.
    • Liên hệ tình cảm cha con ông Sáu với tình bà cháu trong “Bếp lửa”.
    • Liên hệ những mất mát, những hậu quả mà chiến tranh gây ra: sự chia ly của cha con ông Sáu với sự đói khổ của người dân trong “bếp lửa” hoặc “quê mẹ”.
  • Bước 3: Bàn luận
    • Phân tích để làm rõ vấn đề liên hệ trong Chiếc lược ngà với tác phẩm lựa chọn liên hệ.
    • So sánh sự giống nhau, khác nhau của 2 tác phẩm.
  • Bước 4: Đánh giá
    • Kết luận dù mỗi tác phẩm có 1 cách truyền tải, hình thức thể hiện khác nhau nhưng đều có chung 1 thông điệp/đều là 1 thi phẩm xuất sắc,…

Bài mẫu 🌸 Kể Lại Chuyện Chiếc Lược Ngà 🌸 ngắn gọn!

Chiếc Lược Ngà Liên Hệ Với Bài Nào

Những bài thơ mà bạn có thể sử dụng để liên hệ mở rộng, làm nổi bật nội dung và ý nghĩa của truyện ngắn Chiếc lược ngà đó là:

  • Bài thơ báng súng – Hoàng Trung Thông

“Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.”​

=> Nếu báng súng trong bài thơ trên là một minh chứng sống cho bao thế hệ anh hùng thì “chiếc lược ngà” lại là kỉ vật tượng trưng cho tình yêu của ông sáu dành cho con gái mình, là minh chứng cho nhũng chiến tranh, mất mát và chia li để bé Thu luôn nhớ đến những hi sinh của cha mình cũng như những người lính cùng thời để thêm yêu cha, biết ơn sự ngã xuống của các bậc cha anh và viết tiếp nên câu chuyện của riêng mình để bảo vệ nền hòa bình, độc lập.

  • Bài thơ “Quê mẹ” – Tố Hữu

Mẹ không còn nữa, còn đây Huế
Con lớn lên, con biết lẽ rồi:
Nước mất nhà tan, đời khổ thế
Không làm nô lệ đứng lên thôi!

=> Liên hệ nỗi đau mất cha của Thu trong Chiếc lược ngà và nỗi đau mất mẹ của Tố Hữu trong Quê mẹ. Từ đó liên hệ nỗi đau của các gia đình có người thân hy sinh trong chiến tranh.

  • Bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

=> Liên hệ hậu quả của chiến tranh trong “Chiếc lược ngà” với “Bếp lửa”. Chiến tranh, một danh từ bình thường nhưng sức lột tả của nó thì khốc liệt vô cùng, nó đã gây ra đau khổ cho bao người, bao nhà.

=> Liên hệ tình cảm cha con trong “Chiếc lược ngà” và tình bà cháu trong “Bếp lửa”.

  • Bài thơ “Nói với con” – Y Phương

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

=> Tình cảm gia đình, cụ thể là tình cha con trong “Chiếc lược ngà” và “bếp lửa” đi vào long người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý nhất.

Tổng hợp 🌸 Dàn Ý Bài Chiếc Lược Ngà 🌸 chi tiết!

Những Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Bài Chiếc Lược Ngà Hay Nhất

Bài viết này được SCR.VN sưu tập và biên soạn những bài văn liên hệ mở rộng bài “Chiếc lược ngà” hay nhất ở bên dưới, cùng xem nhé!

Liên Hệ Với Tác Phẩm Chiếc Lược Ngà Đặc Sắc

Dưới đây là mẫu bài văn liên hệ mở rộng bài “Chiếc lược ngà” đặc sắc mà bạn nên dành thời gian tham khảo!

Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì tình cảm gia đình luôn gắn bó không thể tách rời. Và trong chiến tranh thì tình cảm đó càng được thể hiện một cách sâu sắc. Ta có thể thấy được tình cảm này qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Ông Sáu rất buồn khi phải xa gia đình của mình nhưng vì nền độc lập của đất nước nên ông Sáu đã quyết định tham gia kháng chiến. Ông Sáu thoát ly đi kháng chiến khi ông chỉ biết mặt đứa con gái qua tấm ảnh. Xa nhà suốt tám năm, từng nỗi nhớ lại càng lớn thêm và ngày càng chồng chất:

“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”

Nhớ quê, nhớ nhà, nhớ tình làng nghĩa xóm và ông nhớ da diết đứa con gái của mình. Trong một lần về thăm nhà ông mới được gặp con. Việc trở lại gia đình sau từng ấy năm xa cách không có gì là đặc biệt cả.

Nhưng cuộc chiến tranh quá dài đã tạo nên một tình huống mà chính một người cán bộ già dặn là ông Sáu cũng không thể nào ngờ: đứa con gái mà ngày đêm ông mong nhớ đã không nhận ra ông. Tình huống này giống như một nhát cắt vào mối tình phụ tử. Chiến tranh, bom đạn đã cướp đi người cha của bé Thu – ông Sáu.

Ông Sáu cũng như bao người dân Việt Nam khác đều nghĩ rằng: một khi chưa có độc lập thì một gia đình nhỏ bé của ông cũng chưa được hạnh phúc. Còn đối với bé Thu, nó cho rẳng ông Sáu không phải là cha. Ba ngày ở nhà với ông Sáu như một sự thử thách của lòng kiên nhẫn. Khi ông càng cố làm thân với con thì bé Thu càng tỏ thái độ ngang ngạnh, hỗn xược. Đứa trẻ thơ ngây ấy dành hết lòng yêu cha cho người cha trên tấm hình chụp chung với má nó (người cha không có vết sẹo trên má).

Bé Thu đột ngột thay đổi, khi nó bắt đầu nhận ra ông Sáu chính là người cha mà nó mong nhớ. Nhưng khi nó bắt đầu hiểu ra thì thời gian đã không còn nữa. Trong lúc bất ngờ nhất nó đã cất tiếng gọi “Ba” – tiếng gọi mà nó đã đè nén bao lâu nay. Nó ôm chặt lấy ba nó như không muốn mất đi người ba mà nó đã chờ đợi. Hoá ra chính thái độ ương ngạnh có phần hỗn xược của Thu lại là tình yêu thương ba sâu sắc; tình cảm bền chắc này được bé Thu thể hiện rất đỗi hồn nhiên.

Ở chiến trường, nỗi nhớ con được ông dồn hết tâm trí vào làm chiếc lược và tẩn mẩn khắc từng nét : “Yêu nhớ tặng Thu con của ba. Đó là chiếc lược được khắc bằng cả tấm lòng, bằng tất cả nỗi nhớ, tình yêu thương của ông dành cho bé Thu.

Nhưng thật không may, bom đạn chiến tranh một lần nữa lại mang ông đi, lần này là đĩ xa mãi mãi không trở về nữa. Ông dồn chút sức lực cuối cùng nhờ người bạn trao cây lược ngà mà ông đã dồn hết tâm huyết làm nó để dành tặng con gái của mình. Tuy thân xác ông không còn được trở về với gia đình nhưng tâm hồn ông thì luôn ở bên con và gia đình của mình.

Bên cạnh tình cảm cha con, tình vợ chồng thủy chung son sắc cũng khiến người đọc thật xúc động. Suốt mấy năm chồng đi kháng chiến, vợ chồng ông Sáu chỉ gặp nhau có mấy lần, những lần đi thăm đều rất khó khăn, mỗi lần chỉ gặp nhau vài ngày. Nhưng bà Sáu vẫn vượt đường xa, nguy hiểm đến thăm chồng. Khi ông Sáu về phép, bà lo lắng chăm sóc cho chồng (lo chuẩn bị đồ đạc, xếp từng chiếc áo…). Chiến tranh có thể làm họ xa nhau về khoảng cách địa lý, chứ không làm họ xa nhau về tấm lòng.

Cùng với đó, tình cảm bà cháu tuy chỉ được nhắc đến chút ít nhưng lại có vai trò quan trọng. Bà ngoại chính là người bé Thu thường tìm đến tâm sự mỗi lần bị mẹ mắng. Và bà cũng là người duy nhất được biết lý do Thu không nhận ba. Điều đó cho thấy bé Thu vô cùng tin tưởng bà.

Cũng chính bà ngoại đã giảng giải cho Thu hiểu rõ nguyên nhân của vết sẹo hằn trên gương mặt của ba. Nhờ đó, cô bé đã nhận lại ba trước khi quá muộn. Có thể nói, bà ngoại có một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của bé Thu. Bà cũng chính là cầu nối giữa tình cảm của cha con bé Thu.

Câu chuyện với những tình huống éo le mà cảm động và diễn biến tâm trạng nhân vật phức tạp được miêu tả hết sức tinh tế đã khiến cho ta phải rung động trước tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Chiến tranh có thể huỷ diệt được cuộc sống, nhưng không thể huỷ diệt tình cảm gia đình thiêng liêng của con người.

Văn mẫu 🌸 Phân Tích Nhân Vật Ông Sáu 🌸 hấp dẫn nhất!

Liên Hệ Thực Tế Bài Chiếc Lược Ngà Ý Nghĩa

Mẫu bài văn liên hệ thực tế bài “Chiếc lược ngà” ý nghĩa đã được biên soạn ở dưới, xem ngay bạn nhé!

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn hay viết về đề tài tình phụ tử. Đọc tác phẩm, điều khiến người đọc cảm động nhất chính là tình cảm mà cha con ông Sáu và bé Thu dành cho nhau. Câu chuyện về tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc trong kháng chiến đã đọng lại trong lòng người những suy nghĩ những bài học bổ ích.

Tác phẩm ra đời năm 1966, lấy bối cảnh là cuộc kháng chiến chống Mĩ của đồng bào Nam Bộ. Chính trong hoàn cảnh bom rơi, đạn nổ, kẻ thù không chỉ chia lìa đất nước mà còn chia lìa từng gia đình ấy, tình cảm gia đình lại được thể hiện đậm nét, cảm động hơn bao giờ hết.

Chủ đề của truyện không mới lạ nhưng tác giả đã rất thành công trong việc xây dựng hình ảnh ông Sáu là người chiến đấu ngoan cường, trung thành với cách mạng, gắn bó với quê hương, đồng chí, đồng đội,… nhưng vẻ đẹp nổi bật nhất được tô đậm là người cha, người chiến sĩ chịu nhiều thiệt thòi nhưng có tình phụ tử thiêng liêng sâu nặng.

Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Quang Sáng còn đặc tả thành công hình ảnh cô bé Thu ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng có tình yêu thương cha vô bờ bến. Có lẽ bởi vậy mà câu chuyện này không chỉ nói lên tình cảm cha con sâu nặng thắm thiết trong những tình huống éo le cảm động mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho gia đình.

Bên cạnh đó, ấn tượng trong truyện còn là cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Cùng với đó là ngôn ngữ đặc sắc đậm chất Nam Bộ và miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc đã làm nên cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

Nguyễn Quang Sáng đã rất thành công khi xây dựng tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Đọc thiên truyện, người đọc hẳn đã có lần rơi lệ vì cảm động. Và còn vì thấy trong đó thấp thoáng đâu đây bóng dáng bản thân, của người cha thân yêu của mình nữa.

Tình phụ tử đó chính là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cõi đời này. Và bởi thế, đọc “Chiếc lược ngà” để ta trân trọng hơn những người thân yêu ruột thịt quanh mình, trân trọng hơn những tình cảm sâu sắc ta đang được nhận. Và hơn hết, đọc thiên truyện ngắn này, ta biết yêu thương, sẻ chia và sống xứng đáng với những đấng sinh thành của bản thân.

Không chỉ gợi những tình cảm trong sáng, cao quý, “Chiếc lược ngà” còn mang đến cho người đọc những bài học nhân sinh đầy nhân ái. Và vì thế, đây thực sự là một thiên truyện hay trong hành trang của những người Việt trẻ!

Lớp trẻ chúng ta hôm nay được sống trong hòa bình không thể không nhớ đến sự hi sinh của những người như ông Sáu. Mọi người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với tình cảm cao quý đó. Đây cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, cần kế thừa, gìn giữ và phát huy.

Sau khi học xong truyện Chiếc lược ngà, em thấy tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm cao quý. Qua đây, mỗi người con hãy cố gắng học tập, chăm chỉ cần cù để làm trọn chữ hiếu “đạo làm con”.

Đọc thêm mẫu 🌸 Phân Tích Nhân Vật Bé Thu 🌸 hay nhất!

Liên Hệ Chiếc Lược Ngà Và Nói Với Con Nâng Cao

Học cách làm bài văn liên hệ mở rộng bài “Chiếc lược ngà” với bài thơ “Nói với con” của Y Phương cùng mẫu nâng cao dưới đây!

Chiến tranh có thể tàn phá những gì trên đường nó đi qua, duy nhất tình cảm gia đình không bom đạn nào có thể hủy diệt được. Điều này thể hiện rõ qua đoạn trích từ tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Tình yêu thương con mãnh liệt của ông Sáu gửi gắm trong chiếc lược ngà mà anh làm tặng cho con khiến người đọc vừa yêu mến vừa xót xa.

Y Phương với bài thơ Nói với con cũng đã bày tỏ tình cảm mến yêu và niềm mong mỏi thiết tha của người cha đối với con nhỏ về một tương lai trong mối gắn kết bền chặt với gia đình và quê hương. Bài thơ đồng thời cũng khơi gợi trách nhiệm của mỗi con người đối với quê hương, đất nước.

Truyện được viết tại chiến trường miền Đông Nam Bộ thời kháng chiến chống Mĩ (1966). Toàn bộ câu chuyện kể về tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm, kể lại chuyện: ông Sáu tiếp tục khoác ba lô lên đường tham gia chiến đấu. Trên chiến trường dù gian lao khốc liệt, ông Sáu vẫn dồn hết tâm sức làm cây lược bằng ngà cho con gái – bé Thu nhưng chưa kịp về trao cho con thì anh đã hi sinh.

Ước muốn của bé Thu gửi gắp ông Sáu trước khi ông trở lại chiến khu rất giản dị “Ba về ba nhớ mua cho con cây lược”. Nhưng anh muốn quà cho con phải đặc biệt, phải tự tay mình làm lấy và anh quyết định làm cây lược cho con – chiếc lược bằng ngà.

Có nhìn thấy ông Sáu với gương mặt hớn hở như đứa trẻ được quà từ trong rừng chạy ra, tay giơ cao khúc ngà, mói biết anh yêu con biết chừng nào. Làm chiếc lược cho con đúng là một cuộc hành trình, bởi người cha chiến sĩ ấy vừa đối mặt với đạn bom, với đói rét, hiểm nguy, lại vừa tỉ mỉ mài từng chiếc răng lược.

Nhà văn miêu tả hình ảnh ông Sáu lúc đó thật chi tiết: “Anh lấy vỏ đạn hai mươi ly của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc.”. Tình yêu thương con đã biến người cha chiến sĩ thành một nghệ nhân, nghệ nhân ấy thực hiện tác phẩm duy nhất trong cuộc đời mình – cây lược bằng ngà để tặng cho con.

Trong từng chiếc răng lược có nỗi nhớ thương con, có sự ân hận vì đã đánh con, có niềm mong đợi ngày trở về. Cho nên, chiếc lược ngà trở thành biểu tượng của tình phụ tử thiêng liêng. Một chiếc lược xinh xắn dành cho con gái duy nhất của anh: “Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sóng lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”. Dòng chữ khắc trên lược thể hiện tất cả nỗi niềm của ông Sáu và sẽ khắc sâu vào trái tim con gái anh.

Chiếc lược làm xong, tâm trạng anh có lẽ nhẹ nhàng hơn, mong ước bé nhỏ của con gái đã được thực hiện. Lúc này, trong anh dậy lên niềm mong muốn, sau chiến thắng, trở về trao cho con món quà ấy. Thế nhưng chiến tranh dập tắt niềm mong ước đó: “Trong một trận càn lớn của quân Mĩ – Ngụy, ông Sáu hy sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực”. Lời kể như nấc nghẹn, người cha đã không thể thực hiện trọn vẹn lời hứa với con – trở về và trao cho con cây lược. Chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng của tình phụ tử.

Nhân vật ông Sáu tiêu biểu cho những người cha chiến sĩ có lòng yêu nước nồng nàn và tình yêu con sâu sắc. Nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh họ không có điều kiện gần gũi yêu thương chăm sóc con. Họ hi sinh niềm hạnh phúc của mình để làm nhiệm vụ với non sông đất nước đồng thời vẫn làm điểm tựa tinh thần cho người thân của mình.

Bài thơ “Nói với con” là tiếng lòng của người cha miền núi yêu thương con và nặng lòng với quê hương, làng bản. Bài học đầu đời người cha dạy cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người được gợi lên từ khố thơ đầu:

Chân phải bước tới cha
Chân trải bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười

Thật hạnh phúc biết bao, mỗi bước đi, tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, nâng niu, vui mừng đón nhận. Con lớn lên từng ngày, từng ngày trong tình yêu thương, nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ. “Chân phải” con bước đến cha để được dạy dỗ, chỉ bảo ân cần, để được tiếp thêm sức mạnh và niềm tin khi gặp khó khăn vấp ngã. “Chân trái” con bước đến mẹ, phía của trái tim để được đón nhận suối nguồn yêu thương, chở che trìu mến. Vây bọc xung quanh con đầy ắp tiếng nói, tiếng cười chứa chan niềm hạnh phúc đơn sơ, bình dị.

Cách thể hiện cảm nghĩ của nhà thơ thật độc đáo, vừa cụ thể, vừa giàu tính hình tượng và khái quát cao: “chân phải”, “chân trái”, “tiếng nói”, “tiếng cười”... làm nổi bật cái hồn của bức tranh về gia đình hạnh phúc, nơi mà mồi người sinh ra đều được ôm ấp, ru vỗ trong tình yêu thương của cha mẹ. Không gian cảm xúc dường như lan tỏa từ nhà sàn ra làng bản, lời thơ vẫn thiết tha, trìu mến:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát

Ngôn ngữ miền núi của Y Phương với ba tiếng “người đồng mình” nghe sao mà thân thương, gần gũi! Nhà thơ đã có một cách gọi những người cùng vùng, cùng miền với mình thật dung dị, mộc mạc mà chất chứa biết bao yêu thương, tự hào, kiêu hãnh. Người cha miền núi như muốn gợi cho con thơ thấy cuộc sống lao động nhọc nhằn của người Tày nhưng đậm sắc thái văn hoá dân tộc.

Bằng hình ảnh “vách nhà ken câu hát”, nhà thơ đã diễn đạt thật ấn tượng đời sống tinh thần vô cùng phong phú của người Tày – họ thích hát, điệu hát then, hát lượn tình tứ gọi mời của người Tày vang lên vào những đêm trăng, đêm xuân… Y Phương thổi cái hồn văn hoá dân tộc minh vào câu thơ và muốn con mình cũng phải biết yêu biết quý cuộc sống này nên hai tiếng “con ơi” hạ cuối dòng thơ vừa thiết tha trìu mến, vừa như cha khát khao trông đợi ở con.

Qua hai đoạn trích, ta thấy được những người cha khắp mọi miền đất nước, dù ở hoàn cảnh nào cũng dành cho con tình yêu tha thiết sâu nặng. Cha mẹ đâu chỉ bao bọc, chở che cho con mà còn mong muốn dạy cho con bao điều tốt đẹp để hoàn thiện nhân cách.

Ông Sáu – người cha chiến sĩ, yêu thương con và nặng lòng yêu nước. Anh đành phải nén lại tình riêng mà tham gia chiến đấu. Tình yêu gia đình là động lực để anh đối mặt với khó khăn gian khổ. Còn người cha miền núi Y Phương, trong tình yêu con có tình yêu và niềm tự hào về quê hương làng bản. Y Phương muốn truyền cho con trọn vẹn tình yêu ấy, muốn con phải trở thành người Tày chân chính để góp phần nâng cao tầm vóc thôn làng.

Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng có ngôn ngữ kể chuyện đậm chất Nam Bộ; trong khi Nói với con của Y Phương có ngôn ngữ thơ đậm chất miền núi. Hai tác giả đều thành công khi thể hiện tình yêu thương con của những người cha miền xuôi, miền ngược.

Bằng ngôn ngữ bình dị, thiết tha, hai tác giả đã thể hiện thành công vẻ đẹp tình cảm cha con thắm thiết và mối gắn kết của con người đối với gia đình, quê hương, đất nước. Tác phẩm cũng khẳng định nét đẹp trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng: họ không chỉ là người thiết tha yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh cho Tổ Quốc mà còn yêu thương gia đình con cái hết mực với tình yêu vô cùng đẹp đẽ và cao thượng.

Mời bạn tham khảo mẫu 🌸 Mở Bài Chiếc Lược Ngà 🌸 thu hút người đọc!

Liên Hệ Chiếc Lược Ngà Với Lão Hạc Học Sinh Giỏi

Một trong những bài văn liên hệ tình cảm cha con trong bài “Chiếc lược ngà” với truyện ngắn “Lão Hạc” dành cho học sinh giỏi, mời bạn cùng xem:

Trong văn học Việt Nam và thế giới, các nhà văn, nhà thơ đã dành không ít bút lực để ca ngợi người mẹ – tình mẹ. Song trong thực tế, nếu “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình” thì “Tình cha ấm áp như vầng thái dương”. Tình yêu thương của cha đối với con cũng không kém phần người mẹ.

Hình tượng lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao và hình tượng ông Sáu, người cha, người chiến sĩ cách mạng trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng đẹp về tình cha.

Hai người cha, hai thời đại, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại mảnh vườn cho con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Cả hai nhân vật đều là biểu tượng sáng ngời cho tình phụ tử sâu nặng: dành cho con tất cả, thậm chí sẵn sàng hi sinh tất thảy vì con.

Để khắc họa tình cha con, cả hai tác phẩm đều xây dựng được những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

Ở “Lão Hạc”, Nam Cao khám phá tình cha con của người nông dân Bắc Bộ trước Cách mạng tháng 8 trước thử thách khốc liệt của cái đói và miếng ăn, của cảnh ngộ khốn cùng, qua đó, tác giả thể hiện niềm tin bất diệt vào vẻ đẹp, bản chất lương thiện của họ.

Ở “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng khắc sâu chủ đề về tình cha con của người chiến sĩ cách mạng miền Nam trong thử thách khốc liệt của chiến tranh trên cả hai phương diện: tình cha với con và ngược lại, từ đó cho người đọc thấy những nỗi đau tột cùng mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống con người.

Ở“Lão Hạc”, Nam Cao chọn nhân vật tôi – ông giáo là người trần thuật lại câu chuyện. Nhân vật tôi mang hình bóng cái tôi của tác giả đã đi từ dửng dưng, nghi ngờ đến ngạc nhiên, thấu hiểu. Có lúc, tác giả còn xen vào những lời bình luận trữ tình ngoại đề. Giọng điệu trần thuật của tác phẩm , do đó, cũng mang tính chất đa thanh: vừa dửng dưng lạnh lùng, vừa đằm thắm yêu thương, vừa xót xa bi phẫn… Hành trình nhận thức của nhân vật tôi cũng chính là hành trình mà người đọc khám phá những vẻ đẹp nhân cách cao cả của lão Hạc.

Trong khi đó, ở “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng để nhân vật tôi là người bạn chiến đấu lâu năm với ông Sáu kể lại câu chuyện cảm động về tình cha con. Do đó, câu chuyện được kể lại bằng giọng điệu thân mật, dân dã, thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu của tình bạn, tình đồng chí, giàu tính nhân văn. – Truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng thấm đẫm chất Nam Bộ. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, đặc biệt là tâm lí của trẻ thơ. Truyện của Nam Cao giàu chất trữ tình và triết lí.

Lão Hạc thuộc tầng lớp nông dân cố cùng sống trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Lão tiêu biểu cho số phận người nông dân khốn cùng trước Cách mạng tháng Tám. Cha con phải xa lìa nhau là do đói nghèo, do xa hội thực dân nửa phong kiến dã man tàn bạo, áp bức, bóc lột khiến cho đời sống của họ lâm vào bước đường cùng.

Còn ông Sáu, cha con phải xa lìa nhau, không nhận ra nhau là do chiến tranh. Tội ác của chiến tranh đã gây bao đau thương tang tóc cho mỗi gia đình Việt Nam. Ông Sáu là người chiến sĩ trung thành với cách mạng, gắn bó với quê hương, đồng chí, đồng đội. Thương yêu con nhưng vì nghĩa lớn phải ra đi và bị hi sinh.

Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm có những sáng tạo độc đáo trên là do: bản chất của văn học (phải không ngừng sáng tạo), do sự khác biệt của thời đại, mục đích sáng tác, đặc điểm sáng tác của hai tác giả. – Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong việc thể hiện tình cha con ở hai tác phẩm: Sự tương đồng góp phần làm nên chất nhân bản, nhân văn của văn học. Sự khác biệt làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng của văn học.

Thành công của hai tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, thiêng liêng.

Hai người cha, hai thời đại, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng họ có chung một phẩm chất: yêu thương con nhất mực. Lão Hạc quyên sinh để dành lại mảnh vườn cho con. Ông Sáu dồn tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Ở trong cảnh ngộ càng khó khăn thì tình cha con càng được tỏa sáng, thiêng liêng và cao quý.

Thành công của hai tác phẩm là xây dựng được hình tượng những người cha mẫu mực. Trong mỗi tình cảnh éo le, tình cha con càng thắm thiết, sâu nặng, để lại trong lòng người đọc những xúc động sâu xa, những giá trị nhân bản đẹp đẽ, cao cả, thiêng liêng biết mấy.

Đoạn văn 🌸 Kết Bài Chiếc Lược Ngà 🌸 điểm cao!

Liên Hệ Chiếc Lược Ngà Và Bếp Lửa Ngắn Gọn

Mẫu bài văn liên hệ mở rộng bài “Chiếc lược ngà” và bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt dưới đây được đánh giá hay và ngắn gọn, mời bạn xem ngay

Tình cảm gia đình là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng và quý giá của mỗi con người, mỗi tác giả bằng sự khám phá và thể hiện của mình đã đem đến cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người.

Nổi bật trong những tác phẩm nói về tình cảm gia đình chính là tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu trong “Chiếc lược ngà” và tình bà cháu trong “Bếp lửa”.

Tác giả Nguyễn Quang Sáng có phong cách sáng tác bình dị, nhẹ nhàng, trữ tình, chân thực về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện ông thường có cốt truyện và lựa chọn các tình huống hết sức đặc sắc và giàu kịch tính. Truyện ngắn của ông thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng. Các tác phẩm tiêu biểu: “Người con đi xa”, “Người quê hương”, “Bông cẩm thạch”.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Người đọc thấy được tình cảm mà ông Sáu dành cho bé Thu. Do chia ly nhiều năm, ông Sáu nhớ thương con vô cùng, khao khát gặp con và bù đắp cho con.

Khi gặp con, người đọc thấy được sự háo hức, nóng vội của một người cha muốn gặp con. Thuyền chưa cập bến ông đã nhảy vội lên bờ gọi con. Nhưng khi con bỏ chạy, anh tỏ rõ vẻ thất vọng sâu sắc. Trong những ngày phép ở nhà, anh dành toàn bộ thời gian cho con. Tình yêu dành cho con còn được thể hiện ở việc anh ôm và hôn con khi con gọi mình

Trong những ngày trở lại chiến trường, anh dành thời gian làm cho con cây lược ngà bằng tất cả tình yêu thương con. Khi anh hy sinh, tất cả nguyện ước của anh cũng chỉ là đưa được chiếc lược ngà đến cho con.

Ngược lại, vì yêu cha nên bé Thu không nhận người khác cha mình là cha. Khi nhận cha, bé Thu đã thét lên tiếng ba vô cùng xúc động. Đó vẫn là tiếng ba mà Thu muốn gọi, là tiếng ba mà bao lâu nay vẫn nghẹn ở trong cổ Thu. Sau này Thu theo dấu chân ba hoạt động cách mạng, cho thấy được tình yêu thương dành cho ba.

Cúng nói về tình cảm gia đình nhưng bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt đã thể hiện được tình bà cháu sâu sắc.

Đầu tiên, người đọc thấy được tình cảm mà bà dành cho cháu. Người bà của tác giả không chỉ đóng vai trò như một người ca, người mẹ trong gia đình chăm sóc cho cháu trong khi bố mẹ không có nhà mà bà còn dành tất cả tình yêu thương cho cháu. “Bà bảo cháu làm, bà chăm cháu học”.

Hình ảnh bếp lửa và bà đã trở thành một phần ký ức chẳng thể nào quên của tác giả. Đó là những ngày tháng cho dù thực sự gian khó nhưng tràn ngập tình yêu thương của bà. Chẳng những thế, bà còn dành cho con cháu mình nguồn cổ vũ tinh thần rất lớn. Bà chính là chỗ dựa của con cháu trong những năm tháng chiến tranh ấy.

Bếp lửa mà bà đun lên hàng ngày không chỉ là ngọn lửa bình thường mà nó là ngọn lửa ấm áp “ấp iu, nồng đượm” dành cho con cháu trong nhà. Ngược lại, tình cảm mà người cháu dành cho bà của mình cũng vô cùng cảm động. Đó là tất cả những sựu kính yêu, nhớ về bà dù cho tác giả sau này có đi đâu về đâu.

Tóm lại, truyện ngắn Chiếc lược ngà không chỉ thể hiện được tình cảm cha con sâu sắc trong hoàn cảnh chiến tranh đặc biệt mà còn thể hiện được sự khốc liệt của chiến tranh. Tình cảm bà cháu trong bài thơ Bếp lửa cũng là tình cảm gia đình sâu sắc bình dị của con người trong thời chiến.

Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong hai tác phẩm như những nét vẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người. Tình cảm ấy lại được hoà quyện thống nhất, gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng là một mạch nguồn tình cảm được lưu chuyển qua dòng chảy truyền thống của văn học dân tộc nhưng luôn có những khám phá, phát hiện và cách thể hiện theo những nét riêng, một đặc trưng quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật.

Tuyển tập văn mẫu 🌸 Phân Tích Tình Huống Truyện Chiếc Lược Ngà 🌸 đặc sắc!

Liên Hệ Chiếc Lược Ngà Với Bếp Lửa Hay Nhất

Các bạn học sinh đừng bỏ qua bài văn liên hệ mở rộng bài “Chiếc lược ngà” với bài “Bếp lửa” hay nhất sau đây nhé!

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

Tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng bất tận hiện hữu trong thi ca văn học Việt Nam. “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đánh cắp con tim người đọc bởi tình cha con bao năm xa cách mà đầy éo le trong chiến tranh. Những ai đã từng đọc “ Bếp lửa” của Bằng Việt chắc chắn không thể quên được tình cảm yêu thương nồng thắm của người bà dành cho cháu. Hòa trong những cung bậc nỗi nhớ và suy tư của người cháu đối với bà là lòng biết ơn vô hạn của cháu về người bà giàu tình thương và đức hi sinh.

Lời nói của Goethe : “Dù là vua chúa hay dân cày kẻ nào tìm thấy được sự an bình trong gia đình là người sung sướng nhất” thật đúng khi nói về gia đình.Tình cảm gia đình như những tia sáng diệu kì của cuộc đời. Tia sáng ấy sẽ sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người.

Gia đình! Gia đình! Tiếng gọi nghe dễ nhưng lại thiêng liêng biết bao. Gia đình là một thứ thiêng liêng không có thể so sánh được, biết hết giá trị. Gia đình là nơi vun đắp những tâm hồn. Hạnh phúc lớn nhất của mỗi con người là được sinh ra là lớn lên trong sự thương yêu, dạy bảo của gia đình. Và khi đọc “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, “ Bếp lửa” của Bằng Việt, “Nói với con” của Y Phương ta đều cảm nhận được thiêng liêng hai tiếng gia đình.

Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại. Nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh tàn bạo gây ra không thể nào giết chết những thứ tình cảm đẹp như tình đồng chí, tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình và cả tình của một người cha với con gái.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng.Chiến tranh đã làm cho con người phải xa nhau,chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng, chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le,bị thử thách,rồi một lần nữa chiến tranh lại khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến trường.

“Chiếc lược ngà” như một truyện cổ tích hiện đại dẫn người đọc dõi theo số phận của nhân vật. Người còn, người mất nhưng kỉ vật gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại là chiếc lược ngà nói với chúng ta nhiều điều về tình người, tình đồng chí, tình cha con Cảm động nhất, để lại ấn tượng nhiều nhất cho người đọc là tình phụ tử thiêng liêng, sâu đậm –tình yêu thương mà ông Sáu dành cho đứa con gái.

Trong cuộc sống, con người ta luôn có lúc gặp phải những gian lao, trắc trở. Chính trong những năm tháng khó khăn, gian khổ ấy, chúng ta sẽ nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng thiêng liêng và đáng quý từ gia đình. Những giá trị, những kỉ niệm về tình cảm từ những người thân sẽ tạo nên sức mạnh nâng đỡ bước chân ta trong suốt cuộc đời dài. Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt đã soi sáng chân lí giản đơn ấy.

Hình ảnh “bếp lửa” đã khơi nguồn hồi tưởng của tác giả những năm tháng sống bên bà, cùng bà nhóm lên ngọn lửa nồng ấm của tuổi thơ, để người đọc biết bao thế hệ cùng rung cảm với một bản trường ca về tình bà cháu. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.

Trong biết bao kỉ niệm tuổi thơ, bếp lửa in dấu đậm nhất trong suy nghĩ của Bằng Việt. Bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp – hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.

Bằng Việt từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu đã thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Để ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương.

Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi sáng trong tim…

Các nhà thơ, nhà văn ngợi ca, tôn vinh tình cảm gia đình, cho thấy được sự hi sinh và những tình cảm cao quý, dạt dào của gia đình đối với mỗi con người. Vẻ đẹp của tình cảm gia đình trong các tác phẩm như những nét vẽ góp phần hoàn thiện bức chân dung gia đình của mỗi con người.

Đọc xong các tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ,“ Bếp lửa” của Bằng Việt vẫn làm ta xao xuyến không muốn gấp trang sách lại. Tình cảm cha con cảm động, sâu sắc của cha con ông Sáu trong“Chiếc lược ngà” hay những xúc cảm dâng trào về sức mạnh to lớn về tình bà cháu trong ” Bếp lửa “.Tất cả như dừng lại khiến ta phải ngẫm về những ngày mình làm cho cha mẹ buồn rầu, làm mẹ rơi lệ.

Gợi ý thêm bài 🌸 Liên Hệ Vội Vàng 🌸 bạn nên biết!

Viết một bình luận