20+ Đoạn Văn Kết Bài Rừng Xà Nu Ngắn Gọn Hay Nhất. Tham Khảo Những Mẫu Gợi Ý Viết Đánh Giá Nội Dung Và Nghệ Thuật Của Tác Phẩm Tại SCR.VN.
Giới thiệu truyện ngắn Rừng Xà Nu
“Rừng xà nu” là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trung Thành (bút danh của Nguyên Ngọc), được sáng tác vào năm 1965 trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nội dung chính:
- Truyện kể về cuộc đời của Tnú, một người con kiên cường của làng Xô Man ở Tây Nguyên. Tnú từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, được dân làng nuôi dưỡng và trưởng thành trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.
- Hình tượng cây xà nu xuất hiện xuyên suốt tác phẩm, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và tinh thần bất khuất của người dân Tây Nguyên.
- Tnú đã trải qua nhiều đau thương và mất mát, nhưng anh vẫn kiên cường đứng lên chiến đấu, trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và sự hy sinh.
Phong cách nghệ thuật:
- Khuynh hướng sử thi: Tác phẩm mang đậm chất sử thi với những hình ảnh hùng tráng, thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ của cả cộng đồng.
- Cảm hứng lãng mạn: Nguyễn Trung Thành sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, tạo nên những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và sống động, làm nổi bật tinh thần lạc quan và yêu đời của nhân vật.
Ý nghĩa:
- “Rừng xà nu” không chỉ là câu chuyện về cuộc đời của Tnú mà còn là biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Tác phẩm khẳng định giá trị của lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần bất khuất của con người trước mọi khó khăn, thử thách.
Xem chi tiết 🌟 Tóm Tắt Rừng Xà Nu 🌟
5 Ý Tưởng Viết Kết Bài Rừng Xà Nu
Khi viết kết bài cho tác phẩm “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành, bạn có thể tập trung vào những ý chính sau:
- Tóm tắt nội dung: Nêu lại những sự kiện quan trọng và thông điệp chính của tác phẩm.
- “Rừng xà nu” không chỉ là câu chuyện về cuộc đời của Tnú mà còn là biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần đoàn kết của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm khẳng định giá trị của lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần bất khuất của con người trước mọi khó khăn, thử thách
- Phân tích nhân vật: Đề cập đến sự phát triển và biến đổi của nhân vật chính Tnú, cũng như các nhân vật khác như cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng.
- Nhân vật Tnú là biểu tượng của lòng kiên cường và sự hy sinh. Qua những đau thương và mất mát, Tnú vẫn kiên định đứng lên chiến đấu, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Hình tượng cây xà nu xuyên suốt tác phẩm cũng chính là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và tinh thần bất khuất của người dân Tây Nguyên
- Ý nghĩa: Bàn luận về ý nghĩa của hình tượng cây xà nu và tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Phong cách nghệ thuật: Nhận xét về phong cách viết đặc sắc của Nguyễn Trung Thành, sự kết hợp giữa chất sử thi và lãng mạn trong tác phẩm.
- Nguyễn Trung Thành đã thành công trong việc kết hợp giữa chất sử thi và lãng mạn, tạo nên một tác phẩm đầy cảm hứng và sâu sắc. Những hình ảnh hùng tráng và ngôn ngữ giàu hình ảnh đã làm nổi bật tinh thần lạc quan và yêu đời của nhân vật, đồng thời khắc họa rõ nét sự khốc liệt của chiến tranh
- Ý nghĩa và giá trị:
- “Rừng xà nu” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một bản anh hùng ca về lòng yêu nước và sự hy sinh. Tác phẩm đã truyền tải thông điệp mạnh mẽ về tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường của người dân Việt Nam, đồng thời khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khát vọng hòa bình
Dưới đây là một ví dụ về kết bài:
“Rừng Xà Nu” không chỉ là một tác phẩm văn học phản ánh chân thực cuộc sống và tinh thần chiến đấu của người dân Tây Nguyên, mà còn là một bản anh hùng ca sử thi, ca ngợi sức mạnh và ý chí bất khuất của con người trong thời kỳ kháng chiến. Hình tượng cây xà nu vươn lên giữa bom đạn, sự kiên cường của Tnú và cộng đồng làng Xô Man đã trở thành biểu tượng cho tinh thần không khuất phục và khát vọng tự do của dân tộc. Qua đó, Nguyễn Trung Thành không chỉ kể lại một câu chuyện về chiến tranh mà còn gửi gắm niềm tin vào một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho đất nước.”
Bạn có thể tham khảo thêm các mẫu kết bài khác để có thêm cảm hứng và ý tưởng cho bài viết của mình
Tham khảo: Dàn Ý Rừng Xà Nu
Đoạn Văn Kết Bài Rừng Xà Nu – Mẫu 1
Để nắm được cách viết kết bài Rừng xà nu đầy đủ nội dung và ấn tượng nhất, tham khảo dưới đây những đoạn văn mẫu đặc sắc:
Rừng xà nu là tác phẩm thấm đẫm chất sử thi hùng tráng. Điều này thể hiện ngay từ chủ đề tác phẩm, đến nhân vật, giọng điệu. Thông qua tác phẩm “Rừng xà nu”, tác giả đã tái hiện một không khí hào hùng một thời chống Mỹ của buôn làng Xô Man nói riêng và cả dân tộc ta nói chung.
Có thể thấy điểm nổi bật của “Rừng xà nu” không chỉ là hình ảnh rừng xà nu mà còn ở tuyến nhân vật là những người anh hùng, kiên cường, bất khuất giữa Tây Nguyên đại ngàn. Rừng xà nu ta như đang hát một khúc ca chiến đầu hào sảng, được hòa mình vào khí thế đấu tranh của những người dân buôn làng Xô Man chân chất và anh dũng. Đồng thời, kết cấu của tác phẩm được xây dựng theo hình thức truyền lồng trong truyện thực đã mang lại sự hấp dẫn cho tác phẩm của Nguyễn Trung Thành.
Kết Bài Rừng Xà Nu Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc phần kết bài Rừng xà nu hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.
Mỗi một con người trong Rừng xà nu lại có những tính cách và số phận khác nhau nhưng họ lại vô cùng đoàn kết, rất yêu thương nhau và cùng chung nhau mối thù giặc Mỹ.
Rừng xà nu được nhận xét là câu chuyện của một đời được kể trong một đêm. Cuộc đời ấy là cuộc đời của Tnú, một con người mà từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên đều cống hiến mình cho cách mạng, anh là đại diện cho dân làng, là sự tiếp nối, phát huy đầy bản lĩnh của thế hệ trước và là tấm gương sáng chói cho những thế hệ sau. Con người Tnú là đại diện cho những thế hệ anh hùng kiên cường dũng mãnh trong kháng chiến.
Câu chuyện của anh là đại diện cho một thế hệ trẻ mà đầy hoài bão ước mơ và sức sống, dám hết mình vì lý tưởng của cách mạng. Đó cũng chính là ý nghĩa sử thi mà các nhân vật, hay chính rừng xà nu mang lại.
Kết Bài Rừng Xà Nu Ngắn Gọn – Mẫu 3
Đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa diễn đạt.
Có thể nói rằng Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là bản hùng ca bất tận về những con người và mảnh đất Tây Nguyên anh hùng trong kháng chiến, phản ánh một cách trung thực và khách quan về cuộc chiến đấu của những người dân tộc anh em thiểu số trên mảnh đất đầy nắng và gió. Ở đó từng con người đã góp máu xương, mồ hôi nước mắt vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, vì một lý tưởng chung nhất của dân tộc ấy là đất nước sạch bóng quân thù, nhân dân được hưởng nền độc lập tự do vững bền.
Rừng xà nu dạt dào âm hưởng sử thi, nó đã sáng tạo ra một nhân vật sử anh hùng. Cuộc đời bi tráng của Tnú chính là cuộc đời của dân tộc Việt Nam mộ: thời điểm lịch sử trọng đại:
Chúng muốn đốt tu thành tro bụi
Ta hỏa vàng nhân phẩm lương tâm
Chúng muốn ta bán mình ô nhục
Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.
Kết Bài Rừng Xà Nu Ngắn Nhất – Mẫu 4
Với đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể ôn tập nhanh chóng để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Rừng xà nu mang tính sử thi Tây Nguyên đậm nét. Nghệ thuật xây dựng hình tượng đặc sắc, mỗi nhân vật có số phận và tính cách riêng, nhưng ở họ đều ngời sáng lòng yêu nước và dũng cảm. Lối kể chuyện hấp dẫn : tác giả sử dụng kết cấu truyện lồng trong chuyện: câu chuyện cuộc đời anh Tnú và chuyện của dân làng Xô Man. Ngôn ngữ trần thuật đậm chất Tây Nguyên, đem lại dấu ấn riêng cho tác phẩm.
Tác phẩm là bài ca ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ, anh hùng. Không chỉ vậy Rừng xà nu còn là khúc tráng ca ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất anh hùng, bất khuất của người dân Tây Nguyên. Kết hợp với ngôn ngữ và lối kể chuyện hấp dẫn đã góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Sơ Đồ Tư Duy Rừng Xà Nu 🌟 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Ngắn Hay
Kết Bài Rừng Xà Nu Nội Dung Và Nghệ Thuật – Mẫu 5
Tham khảo đoạn văn kết bài Rừng xà nu nội dung và nghệ thuật dưới đây giúp các em học sinh nắm được những ý chính trọng tâm khi viết bài.
Trên những trang viết của mình. Nguyên Ngọc thường trải những cảm xúc trữ tình của ông về con người, đất nước quê hương. Giọng văn của Rừng xà nu đằm thắm chất trữ tình, khi trầm hùng theo ánh lửa chập chờn ở nhà nhưng trong lời kể trang nghiêm xúc động về quá khứ đau thương của cụ Mết, khi tha thiết tuôn chảy theo dòng hồi tưởng về người thân, theo dòng suy tưởng về quê hương của Tnú…
Lời văn của Rừng xà nu giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều đoạn văn trau chuốt, óng mượt như ngôn ngữ của một bài thơ (ví dụ: đoạn mở đầu tác phẩm). Chính cái vẻ của lời văn đã góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Viết về cuộc khởi nghĩa của dân làng Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lại lấy tên là “Rừng xà nu”… Hình tượng cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Trung Thành. Với bút pháp tượng trưng, tư tưởng chủ đề của truyện “Rừng xà nu” thêm sâu sắc. Chính nhờ hình tượng cây xà nu mà những nhân vật anh hùng thêm bất tử.
Quà tặng: Thẻ Cào Miễn Phí
Kết Bài Rừng Xà Nu Học Sinh Giỏi – Mẫu 6
Đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu học sinh giỏi dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Xuyên suốt câu chuyện là chất sử thi hùng tráng được thể hiện qua đề tài, chủ đề, nhân vật, giọng điệu của tác giả. “Rừng xà nu” đã tái hiện không khí hào hùng, sục sôi của cuộc đấu tranh chống đế quốc của dân làng Xô Man nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Hệ thống nhân vật cũng được khắc họa là những con người anh hùng, bất khuất xuất hiện trên nền không gian rộng lớn. Ngoài ra, tác giả còn sáng tạo hình tượng cây xà nu mang đậm tính biểu tượng cho những con người Tây Nguyên. Giọng văn ngợi ca hào hùng, khí thế như không khí cuộc chiến đấu chống kẻ thù.
Nhà văn xây dựng nên hai tuyến nhân vật mang tính đối lập giữa bọn thằng Dục tàn ác và những thế hệ anh hùng để làm nổi bật lên tinh thần, ý chí đấu tranh của dân làng. Kiểu kết cấu truyện lồng trong truyện đã mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Bên cạnh câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man còn là câu chuyện về cuộc đời người anh hùng Tnú. Tất cả những yếu tố đó đã làm thiên truyện sống mãi trong lòng độc giả. Nhớ đến Tây Nguyên là chúng ta nhớ đến những cánh rừng xà nu bạt ngàn và các thế hệ anh hùng nối tiếp nhau chống giặc.
Gợi ý cho bạn 🌳 Phân Tích Rừng Xà Nu 🌳 15 Bài Văn Phân Tích Tác Phẩm Hay
Kết Bài Rừng Xà Nu Nâng Cao – Mẫu 7
Tham khảo dưới đây đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu nâng cao để trau dồi những ý văn hay và đặc sắc.
Truyện ngắn “Rừng xà nu” với sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về hình tượng cây xà nu và những con người “anh hùng dân tộc” của làng Xô Man trong thời chiến tranh chống Mỹ. Tô đậm truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất của dân tộc ta đồng thời cổ vũ và ca ngợi thế hệ con em noi gương cha anh tiếp bước gìn giữ non sông.
Trong mối quan hệ ứng chiếu hai chiều, hình ảnh rừng xà nu và con người Xô Man như hòa nhập để phản ánh, biểu hiện lẫn nhau để rồi cùng làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên trong kháng chiến: khi sống thì yêu thương đoàn kết, khi đấu tranh thì kiên cường, bất khuất.
Rừng xà nu là chuyện của con người nhưng qua đó ta thấy số phận của một dân tộc. Từ câu chuyện của Tnú và của làng Xô Man, tác già nói tới sự trưởng thành của cách mạng miền Nam trong những ngày trước và sau đồng khởi. Đọc Rừng xà nu hôm nay, vẫn thấy âm vang cái hào hùng của một thời chống Mĩ, một thời có những con người đẹp như cụ Mết, như Tnú, như Dít, như Mai.
SCR.VN chia sẻ 🌳 Mở Bài Rừng Xà Nu 🌳 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Rừng Xà Nu Chi Tiết – Mẫu 8
Đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu chi tiết dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Trong tác phẩm Rừng xà nu chắc chắn hình ảnh Tnú và cây xà nu được ví như hai hình ảnh song song nhau, có nhiều mối tương đồng, hỗ trợ lẫn nhau, làm nổi bật được ý chí và tinh thần chiến đấu của nhau, một cây xà nu to, chắc, vươn rộng vai mình bao trùm dân làng cũng như Tnú một chàng thanh niên khỏe mạnh cùng cán bộ,cùng các già làng đấu tranh đuổi bọn giặc Mỹ ra khỏi làng, để người dân có một cuộc sống êm đềm, không còn sống trong sợ hãi, hi sinh bản thân vì độc lập, tự do.
Sự khát vọng hòa bình, sự bình yên cho cả nước, những ước mong mà người dân luôn khao khát từng ngày, bằng tình yêu bao la của mình đối với Tây Nguyên, câu văn miêu tác giả dùng những tả qua hình ảnh cây xà nu, làm tăng thêm giá trị nghệ thuật, sự kiên cường của từng con người Xô Man, và sự quan sát một cách tinh tế, Nguyễn Trung Thành đã khiến cho người đọc cảm nhận được sự mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải chịu thông qua hình ảnh cây xà nu, có một trái tim đồng cảm và chua xót cho con người Tây Nguyên.
Sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người đã tạo nên bản anh hùng ca vừa hào hùng vừa lãng mạn, đậm chất thơ về tinh thần đấu tranh và sức sống mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Nhân Vật T Nú 🌜 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Rừng Xà Nu Mở Rộng – Mẫu 9
Đón đọc dưới đây phần kết bài Rừng xà nu mở rộng với những nội dung nhận xét và đánh giá tổng kết về tác phẩm.
Đó còn là những Dít, bé Heng,… thế hệ tiếp nối bao chiến công cha anh để cùng nhau chung sức đưa thắng lợi đi đến cuối cùng. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, ngày càng trưởng thành, kiên cường chiến đấu xứng đáng với hi sinh của cha anh. Dường như, trong cuộc chiến khốc liệt, con người Tây Nguyên càng khẳng định được chính mình. Trong lầm than, đen tối, họ lại càng kiên dũng, ngời sáng tuyệt vời.
Rừng xà nu và nhân dân làng Xô man như hai mà một, đều chịu nhiều đau thương, đều vươn mình mạnh mẽ. Đó là sức sống bất diệt, là tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Bằng sự kết hợp tài tình giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, Nguyễn Trung Thành không chỉ ngợi ca vẻ đẹp trong nhân cách của người con Tây Nguyên mà qua đó còn đặt ra một vấn đề mang tính thời đại: Để tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ tự do cho đất nước trước nhất phải cầm vũ khí đứng lên.
Kết Bài Rừng Xà Nu Đặc Sắc – Mẫu 10
Đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu đặc sắc dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn vô cùng thành công viết về đề tài những người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Hình ảnh những cây xà nu anh dũng hiên ngang tựa như những người dân làng Xô Man bất khuất trung hậu, quả cảm.
Từ hình ảnh đồi xà nu đến rừng xà nu thể hiện một sức sống bất tử kỳ diệu của cây rừng Tây Nguyên, thông qua đó nhà văn Nguyễn Trung Thành đã gợi tả cái sức sống mãnh liệt, bất tử của cong người Tây Nguyên nói chung và con người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đằng đẵng 30 năm trời của nhân dân ta.
Ở trong tác phẩm cây xà nu được miêu tả với giọng điệu trang trọng hào hùng và ngợi ca, nhà văn đã cho chúng ta một phân cảnh đẹp, một phân cảnh vô cùng hào hùng để mở đầu cho một tác phẩm mang đậm tính sử thi với những nhân vật mang vẻ đẹp của thời đại.
Tiếp theo tham khảo 🌹 Cảm Nhận Về Nhân Vật Tnú 🌹 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Kết Bài Rừng Xà Nu Chọn Lọc – Mẫu 11
Dưới đây chia sẻ đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu chọn lọc để các em học sinh cùng tham khảo và hoàn thành tốt bài viết.
Nguyễn Trung Thành đã dựng lên những trang truyện Rừng xà nu mang đậm tính sử thi bởi nó được viết lên trong khung cảnh hào hùng khi đất nước đang cùng nhau đứng lên chống lại giặc Mỹ, bởi nó đã dựng lên một hình tượng người anh hùng cao lớn, mang tầm vóc của cả quê hương. Không chỉ thế, ông còn làm không khí cũng như khung cảnh trong truyện trở lên hào hùng, trang trọng biết bao
Rừng xà nu đã tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong kháng chiến chống lại quân thù. Tác giả Nguyễn Trung Thành đã rất thành công khi dựng lên những hình tượng người anh hùng, cũng như thiên nhiên thật lớn lao, hùng vĩ, mang đậm cảm hứng sử thi anh hùng của núi rừng Tây Nguyên . Có thể nói tác phẩm này là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của khuynh hướng sử thi trong giai đoạn 1945- 1975.
Kết Bài Rừng Xà Nu Đầy Đủ – Mẫu 12
Luyện tập viết kết bài Rừng xà nu đầy đủ sẽ giúp cho bài viết của bạn trở nên trọn vẹn và sâu sắc hơn, tham khảo gợi ý như sau:
Rừng xà nu là câu chuyện về cả một tập thể những con người anh hùng, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia của núi rừng Tây Nguyên. Họ bộc lộ sự gan dạ, bộc lộ những phẩm chất anh hùng của mình như gan dạ, dũng cảm và hơn thế là tình yêu quê hương, yêu gia đình, Tổ quốc. Hình tượng rừng xà nu “nối tiếp nhau đến hút tận chân trời” cũng là nói về những con người nơi đây, thế hệ này kế cận thế hệ kia vươn lên mạnh mẽ. Họ là những thân xà nu hừng hực sức sống mãnh liệt, yêu tự do, sẵn sàng vươn lên dù bất cứ hoàn cảnh nào, dù bom rơi đạn nổ ra sao.
Rừng xà nu là tác phẩm đánh dấu sự thành công của tác giả Nguyễn Trung Thanh. Ông đã xây dựng hình ảnh của cả một bản làng người dân tộc thiểu số cùng nhau đứng lên chống giặc với một cảm hứng sử thi bát ngát. Cùng với những biện pháp phóng đại, so sánh, liệt kê, ẩn dụ, ông đã thành công dựng lên hình tượng cây xà nu biểu tượng cho con người Tây Nguyên gan dạ, dũng cảm trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Giọng văn hùng tráng, mang âm hưởng sử thi, ngôn tự giản dị, mộc mạc chính là những điều làm nên sự thành công cho tác phẩm Rừng xà nu.
Tác phẩm khép lại nhưng trong lòng chúng ta vẫn vang vọng mãi giai điệu tự hào. Tự hào về những con người Việt Nam gan dạ, kiên trung trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, yêu hơn quê hương, Tổ quốc của mình. Và một phần trong đó là sự biết ơn những thế hệ đi trước đã dũng cảm hy sinh máu xương để chúng ta có được nền độc lập hôm nay.
Đọc nhiều hơn với 🔥 Phân Tích Hình Tượng Cây Xà Nu 🔥 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Rừng Xà Nu Sinh Động – Mẫu 13
Đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu sinh động dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa biểu đạt.
Nếu như nhà thơ Thu Bồn lấy cánh chim chơ-rao, một nhà thơ khuyết danh đã lấy cây kơ-nia làm biểu tượng cho lòng dân và sức mạnh quật khởi của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ thì nhà văn Nguyễn Trung Thành đã thành công khắc hoạ vẻ đẹp tráng lệ của rừng xà nu để nói lên khí phách anh hùng của dân làng Xô Man, của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam.
Hơi hướng Tây Nguyên, màu sắc thần kì, không khí thiêng liêng, phong vị những sinh hoạt truyền thống của núi rừng và con người Tây Nguyên được thể hiện một cách hào hùng qua hình tượng rừng xà nu vậy. Truyện “Rừng xà nu” là một thành công lớn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh. Cảnh vật và con người được chiếu sáng dưới ngọn lửa thiêng liêng thần kì. Nó đã giúp người đọc sống lại một thời kì lịch sử vô cùng đau thương và oanh liệt của dân tộc.
Kết Bài Rừng Xà Nu Ngắn Hay – Mẫu 14
Chia sẻ đoạn văn kết bài Rừng xà nu ngắn hay dưới đây để các em học sinh có thể tham khảo và vận dụng cho bài viết của mình.
Cảm hứng Tây Nguyên trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là một nét rất riêng trong phong cách nghệ thuật ông, chính điều này đã đưa tên tuổi của tác giả và tác phẩm “Rừng xà nu” bật lên như một vì sao sáng giữa một rừng các tác phẩm của các nhà văn cùng thời khi viết về đề tài kháng chiến.
Để có được những cảm nhận sâu sắc như vậy, chắc chắn một điều rằng bản thân Nguyên Ngọc đã dành rất nhiều tình cảm gắn bó, thương yêu sâu nặng với mảnh đất và những người con anh hùng này trong suốt quãng thời gian sống và chiến đấu đầy gian khổ, để dành độc lập cho dân tộc.
Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Cảm Nhận Về Hình Tượng Cây Xà Nu 🌺 12 Bài Cảm Nghĩ Hay
Kết Bài Rừng Xà Nu Đơn Giản – Mẫu 15
Tham khảo dưới đây đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu đơn giản với cách diễn đạt ngắn gọn và súc tích.
“Rừng xà nu” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất trong nền văn học kháng chiến giai đoạn 1960 – 1965. Qua câu chuyện về cuộc đời cách mạng của Tnú, nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ tái hiện không khí kháng chiến đầy dữ dội, nhiều mất mát hi sinh nhưng không kém phần hào hùng, anh dũng của dân tộc mà còn cho thấy được quá trình trưởng thành của cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ: đứng dậy từ những đau thương, mạnh mẽ chiến đấu để bảo vệ cuộc sống, giải phóng cho quê hương, đất nước.
Kết Bài Rừng Xà Nu Luyện Viết – Mẫu 16
Đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu luyện viết sẽ giúp các em học sinh nắm được cách đưa ra những nhận xét tổng kết cho tác phẩm.
Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này. Con người Tây Nguyên có khát vọng hòa bình, muốn cuộc sống ấm no hạnh phúc. Tác giả đã gửi gắm khát khao ấy qua hình tượng xà nu bạt ngàn, trải dài đến vô tận.
Chắc chắn người đọc sẽ chú ý đến hình ảnh nhân vật Tnu. Cây xà nu và Tnú là hai hình ảnh song song, đi liền nhau để hỗ trợ cho nhau, làm nổi bật nhau. Đặc điểm tiêu biểu của xà nu cũng chính là những đặc điểm của nhân vật Tnú mà không hề lẫn lộn với ai. Nguyễn Trung Thành bằng tình yêu Tây Nguyên, quan sát tinh tế đã khắc họa thành công hình ảnh cây xà nu có sức ám ảnh đối với người đọc từ đầu tác phẩm đến cuối tác phẩm. Xà nu khiến cho mọi người có cái nhìn ngưỡng mộ đối với mảnh đất và con người Tây Nguyên.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Phân Tích Chữ Người Tử Tù 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Rừng Xà Nu Lớp 12 – Mẫu 17
Đón đọc gợi ý viết kết bài Rừng xà nu lớp 12 dưới đây với những kiến thức trọng tâm cần nắm vững khi làm bài.
Rừng xà nu là một truyện ngắn thấm đấm màu sắc sử thi, huyền thoại. Hình thức kể chuyện qua nhân vật cụ Mết già làng gợi lên không khí thiêng liêng cổ truyền. Mái nhà ưng là nơi tụ hội của dân làng Xô Man, cũng là nơi để họ trừng trị lũ ác ôn khát máu, lũ tay sai Mĩ – Diệm. Rừng động, lửa cháy, tiếng cồng âm vang, đại bác giặc, cây xà nu đổ ào ào như một trận bão, tiếng mài giáo mác… Tất cả thật hào hung, bi tráng.
Rừng xà nu đã nêu cao một nhân lí cách mạng: “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa, nhớ lấy. Sau này tao chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm sung, mình phải cầm giáo!”. Qua chủ đề ấy, cây xà nu, Tnú và những người dân làng Xô Man hiện lên mang tầm vóc dung sĩ, tiêu biểu cho chủ nghĩn anh hung trong thời đại Hồ Chí Minh.
Kết Bài Rừng Xà Nu Facebook – Mẫu 18
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mẫu kết bài Rừng xà nu Facebook được nhiều em học sinh quan tâm tìm kiếm với những ý văn hay.
Sở dĩ Nguyễn Trung Thành dày công xây dựng nên hình tượng những người anh hùng làng Xô Man là bởi tác giả là một nhà văn cách mạng có nhận thức rất sâu sắc về tính chất toàn dân, toàn diện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thắng lợi của kháng chiến.
Mỗi gương mặt anh hùng đều mang những nét riêng về số phận, cá tính, lứa tuổi, giới tính nhưng nổi bật với những phẩm chất chung mang vẻ đẹp sử thi đó là sự gan góc, dũng cảm, mưu trí, lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, lòng yêu quê hương đất nước sâu sắc và sự căm thù giặc đến tột cùng. Họ đã trở thành những gương mặt điển hình đại diện cho cả vùng núi rừng Tây Nguyên vả cả Tổ quốc trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt.
Tiếp theo đón đọc 🌟 Phân Tích Hai Đứa Trẻ Thạch Lam 🌟 18 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Kết Bài Hình Tượng Rừng Xà Xu – Mẫu 19
Giọng điệu sử thi của “Rừng xà nu” bắt đầu từ câu chuyện kể của cụ Mết dưới ánh lửa xà nu, một câu chuyện phảng phất phong vị anh hùng ca. Và cây xà nu không chỉ gắn với quá khứ, hiện tại anh hùng mà còn gắn bó với mọi sinh hoạt, phong tục và đời sống văn hóa của người Xô-man, của các dân tộc Tây Nguyên.
Hình tượng cây xà nu thật sự là một sáng tạo nghệ thuật đáng kể của Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã lựa chọn hình ảnh cây xà nu và đem lại cho nó những ý nghĩa mới những lớp ý nghĩa rất khác nhau qua cách viết vừa gợi vừa tả của tác giả. Qua hình tượng này người đọc không chỉ thấy rõ sức sống kiên cường, mãnh liệt của dân làng Xô-man, của con người Tây Nguyên nói riêng mà còn là của dân tộc Việt Nam nói chung trong những tháng năm chống Mĩ.
Mời bạn tham khảo 🌠 Mở Bài Vợ Nhặt Nhân Vật Tràng 🌠 20 Mẫu Văn Hay Nhất
Kết Bài Rừng Xà Nu Nhân Vật Tnú – Mẫu 20
Tham khảo đoạn văn kết bài Rừng xà nu nhân vật Tnú dưới đây để hoàn thiện và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.
Xây dựng thành công nhân vật Tnú, nhà văn đã khắc hoạ được hình ảnh tiêu biểu của con người mang đậm dòng máu, tính cách của núi rừng Tây Nguyên.
Và qua hình tượng Tnú, Nguyễn Trung Thành còn gợi ra được số phận và phẩm chất của cả cộng đồng trong cuộc chiến đấu bảo vệ buôn làng thân yêu. Đó là tình cảm gắn bó thiết tha sâu nặng với quê hương đất nước, với núi rừng Tây Nguyên, căm thù giặc sâu sắc một lòng một dạ đi theo cách mạng, không ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh, tin tưởng tuyệt đối vào sự thắng lợi của cách mạng.
Có thể nói với thiên truyện ngắn xuất sắc này của Nguyễn Trung Thành, người đọc càng them hiểu và thêm trân trọng con người Tây Nguyên vớ biết bao phẩm chất thật đẹp, thật cao quý.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Kết Bài Vợ Nhặt Nhân Vật Tràng 🍀 20 Mẫu Văn Hay Nhất