20+ Kết Bài Chữ Người Tử Tù Ngắn Gọn Hay Nhất

Chia Sẽ 20+ Đoạn Văn Mẫu Kết Bài Chữ Người Tử Tù Ngắn Gọn, Hay Nhất Giúp Các Bạn Tham Khảo Khi Viết Kết Luận Cho Bài Văn Độc Đáo, Điểm Cao.

Các Ý Tưởng Viết Kết Bài Chữ Người Tử Tù

Viết kết bài cho truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân có thể tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của tác phẩm. Dưới đây là một số ý tưởng để bạn tham khảo:

  1. Tổng kết giá trị nghệ thuật và nhân văn:
    • Ví dụ: “Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân không chỉ là một tác phẩm văn học xuất sắc mà còn là một bức tranh tuyệt đẹp về sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, giữa ánh sáng và bóng tối. Tác phẩm đã khẳng định sức mạnh của cái đẹp và lòng nhân ái, giúp con người vượt qua mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.”
  2. Nhấn mạnh thông điệp về cái đẹp và cái thiện:
    • Ví dụ: “Qua hình tượng Huấn Cao và viên quản ngục, Nguyễn Tuân đã gửi gắm thông điệp rằng cái đẹp chân chính luôn có sức mạnh cảm hóa và hướng con người đến những giá trị tốt đẹp. Dù trong hoàn cảnh nào, cái đẹp và cái thiện vẫn luôn tồn tại và chiến thắng.”
  3. Liên hệ với hiện tại:
    • Ví dụ: “Dù đã trải qua nhiều thập kỷ, Chữ người tử tù vẫn giữ nguyên giá trị và sức hấp dẫn đối với người đọc hiện đại. Những bài học về lòng nhân ái, sự kiên cường và tinh thần bất khuất trong tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.”
  4. Cảm nhận cá nhân:
    • Ví dụ: “Đọc Chữ người tử tù, ta không chỉ cảm nhận được sự tài hoa và khí phách của Huấn Cao mà còn thấy được lòng nhân ái và sự trân trọng cái đẹp của viên quản ngục. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc và khó quên.”
  5. Khẳng định vị trí của tác phẩm trong văn học:
    • Ví dụ: “Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một tác phẩm kinh điển, không chỉ của văn học Việt Nam mà còn của văn học thế giới. Với những giá trị nhân văn sâu sắc và nghệ thuật miêu tả tinh tế, tác phẩm sẽ mãi mãi sống trong lòng người đọc.”

SCR.VN chia sẻ: Tóm Tắt Chữ Người Tử Tù

Viết Kết Bài Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân – Mẫu 1

Những gợi ý viết kết bài Chữ người tử tù Nguyễn Tuân dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thiện bài viết của mình và đạt kết quả cao.

Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân là một thiên truyện đã đạt “gần tới sự toàn diện, toàn mỹ”. Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài tình của nhà văn, tạo dựng thành công tình huống truyện độc đáo, khắc họa tính cách nhân vật qua thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh sinh động.

Câu chuyện kết thúc nhưng dư âm về cái đẹp, cái khí phách hiên ngang và thiên lương cao quý của ông Huấn vẫn còn vương vấn. Người đọc có thể hình dung ra một viên quản ngục từ biệt nơi quan trường đầy thị phi mà trở về quê nhà. Ngày ngày, ông thư thả ngắm bức thi họa của ông Huấn ban cho được treo ngay ngắn trong gian giữa ngôi nhà mà trong lòng vẫn khắc sâu lời khuyên răn của ông Huấn.

Xem thêm: Dàn Ý Chữ Người Tử Tù

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Hay Nhất – Mẫu 2

Chọn lọc và chia sẻ dưới đây mẫu kết bài Chữ người tử tù hay nhất để các em học sinh cùng tham khảo:

Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc, một trong những tác phẩm thành công nhất trong tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ đơn thuần mang đến một câu chuyện, một cuộc gặp gỡ giữa một người tử tù và viên quản ngục mà qua đó nhà văn Nguyễn Tuân còn khẳng định được giá trị, sức mạnh của cái đẹp, nó không chỉ tạo nên mối đồng cảm giữa những tâm hồn đẹp mà còn “thanh lọc” tâm hồn, hướng con người ta đến cái thiện.

Đồng thời qua tác phẩm, người đọc cũng cảm nhận được những quan niệm về nghệ thuật sâu sắc của Nguyễn Tuân: trong bất cứ hoàn cảnh nào, cái đẹp nghệ thuật chân chính cũng sẽ ngời sáng, tạo cầu nối giữa những tâm hồn và hướng con người ta đến cái thiện, đến những điều tốt đẹp. Có thể nói Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là tuyệt bút “gần tới sự toàn diện, tuyệt mĩ” của văn học Việt Nam.

Có thể bạn sẽ thích 💧 Mở Bài Chữ Người Tử Tù 💧 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Ngắn Gọn – Mẫu 3

Mẫu kết bài Chữ người tử tù ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích.

Chữ người tử tù là một truyện ngắn hay, phản ánh tài hoa của Nguyễn Tuân trong nghề văn trước Cách mạng tháng Tám. Tài hoa ấy được biểu hiện qua lối hành văn khúc chiết, mạch lạc, qua kết cấu truyện chặt chẽ, qua những tình huống truyện độc đáo, gân guốc và lạ lùng nhưng vẫn không vượt ngoài khung tạo nên giá trị của nhân vật.

Truyền thống trọng nghĩa khinh tiền tài của cha ông ở hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục đối lập trong hoàn cảnh sống đã vượt qua chính họ, vượt qua hoàn cảnh sống u uất của mỗi người để hình thành thái độ xin và cho có một không hai trong lịch sử văn học rất tương xứng với tựa của sách Vang bóng một thời.

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Ngắn Nhất – Mẫu 4

Tham khảo mẫu kết bài Chữ người tử tù ngắn nhất dưới đây để chuẩn bị tốt cho bài viết trên lớp.

Tác phẩm Chữ người tử tù đã sáng tạo tình huống truyện vô cùng độc đáo. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, mỗi nhân vật mang một vẻ đẹp riêng, vẻ đẹp thiên lương, khí phách và trọng đãi người tài. Đồng thời tác phẩm cũng thành công khi Nguyễn Tuân đã gợi lên không khí cổ xưa nay chỉ còn vang bóng. Nhịp điệu câu văn chậm, thong thả, góp phần phục chế lại không khí cổ xưa của tác phẩm. Bút pháp đối lập tương phản vận dụng thành thục, tài hoa.

Gợi ý cho bạn 🌼 Sơ Đồ Tư Duy Chữ Người Tử Tù 🌼 12 Mẫu Hay

Kết Bài Nghị Luận Chữ Người Tử Tù – Mẫu 5

Với mẫu kết bài nghị luận Chữ người tử tù dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo để vận dụng cho bài viết của mình.

Nguyễn Tuân với tài năng nghệ thuật tương phản với bút pháp tả thực và lãng mạn đan xen, sự sắc sảo điêu luyện của ngòi bút đã khắc họa con người và cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ gây ấn tượng sâu sắc. Qua tác phẩm Chữ người tử tù, tác giả thể hiện được tư tưởng của mình về nghệ thuật và nhân phẩm con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp giữa cái tài và cái tâm và cái đẹp luôn phải gắn liền với cái thiện không thể tách rời, bản thân cái đẹp chính là đạo đức.

Cái đẹp không chỉ được sáng tạo ra ở nơi thanh tao, sạch sẽ mà ngay ở trong môi trường của cái xấu và cái ác nó cũng luôn tồn tại nhưng không vì thế mà lụi tàn trái lại càng nó càng tỏa sáng rực rỡ và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể cảm hóa được tâm hồn con người làm cho chúng trở nên tốt hơn, cao đẹp hơn ở trên đời.

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Nội Dung Và Nghệ Thuật – Mẫu 6

Mẫu kết bài Chữ người tử tù nội dung và nghệ thuật dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm được những thông tin cần thiết khi làm bài.

Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Tuân trong tác phẩm Chữ người tử tù chính là chất xúc tác, thúc đẩy cốt truyện phát triển, rồi từ đó đưa đến hướng giải quyết cốt truyện, đồng thời bộc lộ vẻ đẹp, tính cách của các nhân vật với vẻ đẹp khí phách, tài hoa và thiên lương.

Cách kể độc đáo còn bật sáng chủ đề của câu chuyện, khẳng định sự bất tử của cái đẹp, sự chiến thắng của chân-thiện – mĩ trước cái xấu, cái ác, khẳng định sức mạnh cảm hóa của cái đẹp, cứu vớt cuộc đời của một con người. Chữ người tử tù đã thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, ưa khám phá những sự vật sự việc ở khía cạnh thẩm mĩ, độc đáo, xây dựng nhân vật là những người tài hoa nghệ sĩ, với những vẻ đẹp hoàn mĩ, khác thường.

Quà tặng -> Thẻ Cào Miễn Phí

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Học Sinh Giỏi – Mẫu 7

Chia sẻ dưới đây mẫu kết bài Chữ người tử tù học sinh giỏi với những đánh giá và nhận xét mở rộng về tác phẩm.

Có thể nói thành công trong nghệ thuật là nhờ Nguyễn Tuân đã dồn hết tài năng và tâm huyết, ông luôn hướng tới cái đẹp, cái chân – thiện – mỹ, cái phi thường, lý tưởng, cái đẹp phải tuyệt mỹ, đã tài là phải siêu phàm. Chính những điều này đã làm nên giá trị đặc sắc cho tác phẩm “Chữ người tử tù” để rồi đến tận bây giờ người ta vẫn gọi cảnh cho chữ trong tác phẩm là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Tác phẩm đã kết thúc nhưng vẫn còn đó những nét chữ vuông vắn, tươi tắn hội tụ sự tài hoa, bất khuất của Huấn Cao. Đó là những nỗi niềm kí thác dành cho hậu thế, thông qua cảnh tượng cho chữ Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục. Có lẽ đây chính là lý do “Chữ Người Tử Tù” trở thành mốc son chói lọi trên nền vàng úa của vang bóng một thời.

Kết tinh bởi tài năng, sáng tạo và tư tưởng độc đáo Nguyễn Tuân, tác phẩm thể hiện sự tiếc nuối của chính tác giả và người đọc trước số phận của những con người yêu cái đẹp, luôn hướng đến cái chân – thiện – mỹ. Xen vào đó, tác giả đã khéo léo bày tỏ tấm lòng của mình một cách kín đáo, tiếc thương trước số phận người anh hùng nhân hậu, khí phách và có nhân cách cao thượng.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Phân Tích Chữ Người Tử Tù 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Kết Bài Nâng Cao Chữ Người Tử Tù – Mẫu 8

Mẫu kết bài nâng cao Chữ người tử tù dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Với nghệ thuật vẽ mây, nảy trăng và nghệ thuật đối lập, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình tượng Huấn Cao và khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp. Đồng thời nhà văn còn sử dụng hệ thống ngôn ngữ cổ: biệt nhỡn liên tài, thiên lương, bái lĩnh, sở nguyện mang lại cho truyện bầu không khí và nhịp điệu của thời phong kiến xa xưa, giúp nhà văn tái tạo câu chuyện của một thời vang bóng.

Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu xa, tàn nhẫn. Đồng thời ông cũng thể hiện tấm lòng trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, qua đó kín đáo bộc lộ lòng yêu nước. Với nghệ thuật xây dựng tình huống đặc sắc, ngôn ngữ tài hoa đã góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Tham khảo: Phân Tích Cảnh Cho Chữ Trong Chữ Người Tử Tù

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Nâng Cao – Mẫu 9

Đón đọc dưới đây kết bài Chữ người tử tù nâng cao giúp các em học sinh trau dồi cho mình những ý văn hay.

“Chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng, sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đáo bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù cuộc đời có đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng.

“Chỉ người suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, bởi văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức” (Vũ Ngọc Phan). Bởi vậy, khi đến với chữ người tử tù, hãy từ từ đón nhận ánh sáng của cái đẹp để thanh lọc tâm hồn, để thấu hiểu và cảm nhận…” Chữ người tử tù không chỉ “vang bóng một thời” mà còn vang bóng mãi muôn sau.

SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Tình Huống Truyện Chữ Người Tử Tù 💧 9 Mẫu Hay Và Đặc Sắc

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Mở Rộng – Mẫu 10

Tham khảo dưới đây mẫu kết bài Chữ người tử tù mở rộng để nắm được những gợi ý hay khi làm bài.

Bằng bút pháp lãng mạn, tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã dựng lên những nhân vật trong sự hoàn thiện, hoàn mỹ tới mức lý tưởng hóa. Như Huấn Cao – một con người xuất chúng, không chỉ tài hoa mà còn có khí phách hơn người cùng một trái tim chứa đầy thiên lương. Còn quản ngục – một con người sống giữa muôn vàn cái ác nhưng lại trở thành “một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, biết yêu cái đẹp, biết trọng cái tài, biết phục cái thiện.

Ông cũng xây dựng những nhân vật đối lập trong Chữ người tử tù như Huấn Cao với quản ngục (tử tù với chúa ngục), hay sự đối lập trong chính thân phận và nội tâm của quản ngục. Hơn thế, trong cảnh cho chữ, tác giả cũng xây dựng những hình ảnh đối lập từ không gian, thời gian, cũng như cái đẹp đối lập với cái xấu.

Ngôn ngữ trong Chữ người tử tù vô cùng giàu hình ảnh, đa dạng các từ ngữ Hán Việt tạo nên không khí cổ kính cho tác phẩm. Chữ người tử tù là tác phẩm thành công nhất trong tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Nó đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của một người anh hùng tài hoa, chí khí, đồng thời nó cũng cho ta thấy được quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong cuộc sống.

Tiếp theo đón đọc 💕 Phân Tích Cảnh Cho Chữ 💕 15 Bài Văn Cảm Nhận Nhận Hay Nhất

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Đặc Sắc – Mẫu 11

Mẫu kết bài Chữ người tử tù đặc sắc dưới đây sẽ giúp các em học sinh luyện tập nâng cao kỹ năng viết.

Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Đọc văn Nguyễn Tuân bao giờ người ta cũng thấy một hứng thú đặc biệt: sự thâm trầm trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt Nam”. Thật vậy, cái hứng thú đặc biệt ấy không chỉ toát lên từ tác phẩm mà còn toát lên từ hình thức nghệ thuật độc đáo. Ông sử dụng bút pháp tương phản để dựng lên sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, để tô đậm sự thắng thế của cái đẹp trong cuộc đời.

Ai đó đã cho rằng “ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tuôn ra như muốn thi tài với hóa công”. Nhà văn với văn phong “đặc Việt Nam” (Vũ Ngọ) ấy đã khéo léo sử dụng những từ Hán Việt để tạo màu sắc cổ kính, trang nghiêm cho tác phẩm, để “Chữ người tử tù” trở thành một trong những” nén tâm hương nguyện cầu cho cái đẹp cổ truyền Việt Nam” (Văn Tâm).

Câu chuyện như một thước phim quay chậm, người đọc như được chứng kiến tận mắt ánh sáng được nhen lên, tỏa sáng và che đi bóng tối. Và các nét chữ hiện hình “như một nét bút trác tuyệt được chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn từ”.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Phân Tích Nhân Vật Huấn Cao 🍀 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Đầy Đủ – Mẫu 12

Để hoàn thành tốt bài viết của mình, các em học sinh có thể tham khảo mẫu kết bài Chữ người tử tù đầy đủ như sau:

Viết Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân có ngụ ý sâu xa gì nữa không? Điều chắc chắn là tác giả muốn nói lên nỗi tiếc nuối khôn nguôi của mình đối với một con người tài giỏi, nghĩa khí, một nhân cách lớn lao ở cái thời đất nước suy vong. Đồng thời, ông cũng kín đáo lồng vào đó nỗi đau chung cho cả dân tộc đang trong vòng nô lệ, tất cả những gì tốt đẹp, tài ba trong đời đều bị lũ thực dân, đế quốc chà đạp, vùi dập một cách bạo tàn.

Vẫn cái chất Nguyễn Tuân ở đó, uyên bác và tài hoa, trong cả tư tưởng và cách biểu hiện. Nhà văn đã thật thành công khi xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai kẻ lúc đầu là đối lập, sau lại thống nhất hài hòa, cùng tỏa sáng hào quang.

Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời thoại và độc thoại, khắc họa tính cách nhân vật đặc sắc. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng cho Chữ người tử tù. Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội. Đúng như lời Vũ Ngọc Phan đã nói: “… văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”.

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Chọn Lọc – Mẫu 13

Mẫu kết bài Chữ người tử tù chọn lọc dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý phong phú hơn.

Nguyễn Tuân đã sử dụng ngòi bút tả thực đầy kịch tính kết hợp với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và ngòi bút miêu tả phong cảnh hiện thực lẫn lãng mạn, có thể nói “Chữ người tử tù” với bút pháp sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, với ngôn ngữ văn xuôi giàu có và góc cạnh, với vẻ đẹp tuyệt vời của các nhân vật, tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Ngoài việc ca ngợi một con người tài tử, bất khuất, anh hùng, truyện “Chữ người tử tù” còn hàm chứa một ý tưởng sâu sắc: khẳng định cái đẹp có một sức mạnh kì diệu không một thế lực tàn bạo nào có thể hủy diệt được. Cái đẹp của tài hoa, cái đẹp của thiên lương đã làm lung linh nhân cách kẻ sĩ Huấn Cao, để chúng ta ngưỡng mộ. Thấm thía biết bao bài học thiên lương ở đời. Sống vì thiên lương. Và chết cũng giữ trọn thiên lương. “Chữ người tử tù” là một truyện ngắn kiệt tác lung linh vẻ đẹp thiên lương.

Tham khảo trọn bộ 🌹 Cảm Nhận Về Nhân Vật Huấn Cao 🌹 12 Bài Văn Hay Nhất

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Ấn Tượng – Mẫu 14

Tham khảo mẫu kết bài Chữ người tử tù ấn tượng dưới đây giúp các em học sinh đạt kết quả cao cho bài viết.

Nguyễn Tuân là nhà văn thiên về chủ nghĩa “duy mỹ”. Nhưng trước sau Nguyễn Tuân vẫn tin ở “thiên lương” con người. Ông không chí hướng tới cái “mĩ” mà còn hướng tới cái “chân”, cái “thiện”. Sự ra đời của cái đẹp chính là sự hòa hợp tuyệt diệu giữa tài hoa và tâm thiện đạt đến độ chân như. Đó là tư tưởng Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân ngưỡng mộ vẻ đẹp của khí phách, vẻ đẹp của tài hoa, vẻ đẹp của thiên lương. Ông đã dồn bút lực dựng lên sức sống của những vẻ đẹp ấy nên dù Huấn Cao và những trang truyện Chữ người tử tù có ra đời cách đây bao lâu thì tất cả vẫn vẹn nguyên, vẫn sống mãi trong lòng thế hệ độc giả mọi thời.

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Ngắn Hay – Mẫu 15

Chia sẻ dưới đây gợi ý kết bài Chữ người tử tù ngắn hay giúp các em học sinh tham khảo cách viết hàm súc và giàu ý nghĩa diễn đạt.

Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo tác phẩm đặc sắc và hấp dẫn sống mãi trong lòng người đọc, chỉ có thể là một cây bút tài năng xuất chúng mới thành công như vậy. Chữ người tử tù luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.

Qua truyện, tác giả đã khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của cái đẹp, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân phải là một con người yêu mến và trân trọng tài năng, cái đẹp vô cùng mới có thể viết được truyện ngắn “Chữ người tử tù” với sự hiện thân của hai con người có nhân cách cao đẹp như Huấn Cao và viên quản ngục hay đến thế.

Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận Về Hình Tượng Nhân Vật Viên Quản Ngục 🌼 10 Mẫu Đặc Sắc

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Đơn Giản – Mẫu 16

Tham khảo mẫu kết bài Chữ người tử tù đơn giản dưới đây với những ý văn ngắn gọn và súc tích.

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam từ trước đến nay. Những tác phẩm của ông thường có nhiều thành công lớn về nghệ thuật. Bên cạnh bút pháp lãng mạn, thủ pháp tương phản,… nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng tạo một ấn tượng khó phai mờ, góp phần vào sự thành công của truyện ngắn.

Chữ người tử tù xứng đáng là một bức họa phẩm được viết với bút pháp lãng mạn, có ngôn ngữ giàu màu sắc tạo hình với không khí trang nghiêm có phần bi tráng, sử dụng thủ pháp tương phản đầy ấn tượng. Nó biểu lộ được cái “tài” và cái “tâm” của một nhà văn lớn – Nguyễn Tuân.

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Facebook – Mẫu 17

Chia sẻ mẫu kết bài Chữ người tử tù Facebook dưới đây giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo hay.

Ý nghĩa nhân văn của Chữ người tử tù thể hiện qua tư tưởng cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng sẽ cứu vớt những người lầm đường, lạc lối. Nguyễn Tuân đã sử dụng thủ pháp đối lập, ông tạo nên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối, giữa hoàn cảnh tối tăm với vẻ đẹp tỏa sáng của con người, giữa vị thế xã hội của người tù – quản ngục. Nhà văn đã tạo dựng không khí cổ kính nhằm mang đến sự thiêng liêng của nghệ thuật thư pháp. Qua đặc sắc nghệ thuật ấy, tư tưởng nhân văn càng tỏa sáng hơn bao giờ hết.

Có thể nói, cảnh cho chữ đã khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật – Huấn cao và quản ngục. Với nghệ thuật xấy dựng sự đối lập đặc sắc, đoạn trích đã thể hiện tư tưởng nhân văn đặc sắc – cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng đăng quang và cứu vớt những người lầm đường lạc lối. Bởi vậy có thể khẳng định, “Chữ người tử tù” là tác phẩm “gần đạt tới sự hoàn mĩ”.

Tham khảo văn mẫu 🍀 Phân Tích Nhân Vật Viên Quản Ngục 🍀 14 Bài Văn Hay Nhất

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Cảnh Cho Chữ – Mẫu 18

Với mẫu kết bài Chữ người tử tù cảnh cho chữ dưới đây, các em học sinh có thể bổ sung để hoàn thiện hơn bài viết của bản thân.

Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hóa, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn.

“Chữ người tử tù” không còn là “chữ” nữa, không chỉ là Mỹ mà thôi, mà “những nét chữ tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người”. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa Mỹ và Dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí “duy mĩ” của Nguyễn Tuân.

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Về Nhân Vật Huấn Cao – Mẫu 19

Tham khảo gợi ý kết bài Chữ người tử tù về nhân vật Huấn Cao dưới đây giúp các em học sinh trau dồi cách diễn đạt hay.

Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút của Nguyễn Tuân thực sự khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang viết. Huấn Cao là biểu tượng của cái đẹp vĩnh cửu, của những gì hoàn hảo và kiên trung nhất. Một con người “khó kiếm” trong thiên hạ. Thật vậy, gấp trang sách lại nhưng hình ảnh Huấn Cao vẫn hiện hiển trong trí óc của người đọc. Ông là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, bất công của thời đại.

Cũng qua đây tác giả cũng khẳng định rằng cái đẹp có thể tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc, chiến thắng mọi cái xấu, cái ác. Và cái đẹp có thể cứu rỗi linh hồn con người, giúp con người hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Cái đẹp sẽ không mất đi ngay cả khi nó bị vùi dập. Đó là giá trị nhân văn của tác phẩm.

Tham khảo: Liên Hệ Chữ Người Tử Tù

Kết Bài Chữ Người Tử Tù Nhân Vật Viên Quản Ngục – Mẫu 20

Mẫu kết bài Chữ người tử tù nhân vật viên quản ngục dưới đây sẽ giúp các em học sinh mở rộng những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật.

Không giống Huấn Cao, quản ngục không sáng tạo ra cái đẹp nhưng thật lòng yêu cái đẹp, trân trọng, gìn giữ cái đẹp là người có tấm lòng cao đẹp. Trong cảnh cho chữ, quản ngục thực sự bị cái đẹp, tài hoa, nhân cách của Huấn Cao chinh phục, lúc này được cái đẹp đánh thức, viên quản ngục cũng trở nên đẹp hơn.

Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân muốn nói rằng: cái đẹp chân chính và trọn vẹn bao giờ cũng có sức chinh phục và có sức sống mãnh liệt. Nhân vật quản ngục là đối tượng thể hiện khía cạnh khác của chủ đề: biết yêu cái đẹp là điều kiện để người ta trở nên đẹp và giữ được cái đẹp thiên lương trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Nhân vật của Nguyễn Tuân thường không đặt trên trục thiện ác, chính nghĩa hay gian tà mà được đặt trong mối quan hệ với cái đẹp. Quản ngục và Huấn Cao thuộc hai thế lực đối lập nhưng cả hai đều yêu quý và tôn thờ cái đẹp. Do đó dẫn đến sự gặp gỡ kỳ lạ của hai tâm hồn, hai nhân cách đẹp trong chốn ngục tù. Cách cư xử của quản ngục trước Huấn Cao, trước cái đẹp chính là cách xử sự của Nguyễn Tuân đối với nhân cách đẹp. Có thể nói, quản ngục chính là một mảnh tâm hồn của Nguyễn Tuân.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Kết Bài Hai Đứa Trẻ 🌹 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Viết một bình luận