Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn [33+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất]

Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn ❤️️ 33+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ Đón Đọc Mẫu Văn Đặc Sắc Giúp Học Sinh Tham Khảo Và Nâng Cao Kỹ Năng Viết. 

Cách Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn

Hướng dẫn bạn đọc cách kể câu chuyện về lòng biết ơn đơn giản dựa vào các gợi ý sau:

– Nêu hoàn cảnh câu chuyện diễn ra: Em chứng kiến hoặc tham gia khi nào? Cảm xúc của em lúc đó ra sao?

– Nêu tên nhân vật trong câu chuyện em muốn kể lại: lòng biết ơn đó thể hiện qua hành động gì? Như thế nào?

– Kể diễn biến của câu chuyện và nêu lên suy nghĩ của em về lòng biết ơn. Bài học và ý nghĩa mà em rút ra thông qua câu chuyện kể là gì?

Tìm hiểu thêm 🌷 Lòng Biết Ơn Là Gì 🌷 ý nghĩa, biểu hiện

Dàn Ý Kể Về Lòng Biết Ơn

Xem thêm mẫu dàn ý kể về lòng biết ơn đơn giản sau đây để có thể triển khai bài văn hiệu quả.

1. Mở bài:

– Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trong mẫu chuyện về lòng biết ơn mà em định kể

– Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.

2. Thân bài:

– Trình bày diễn biến câu chuyện.

3. Kết bài:

– Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu chuyện được kể.

Kể Về Lòng Biết Ơn Ngắn Nhất – Mẫu 1

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu văn kể về lòng biết ơn ngắn nhất sau đây.

Em là một đứa nhút nhát, xem trong phim thấy các bạn nhỏ đều có thể dễ dàng nói lời “Con yêu mẹ!Con yêu bố!” thật dễ dàng. Nhưng em chưa một lần dám nói như vậy. Em quyết định thay lời nói bằng hành động để thể hiện sự biết ơn với bố mẹ.

Hôm nay là chủ nhật, bố mẹ đều được nghỉ ở nhà. Em quyết định ngày hôm nay sẽ giúp đỡ bố mẹ công việc nhà để bố mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Đầu tiên là em tự vệ sinh cá nhân, quét nhà rồi thu dọn quần áo bẩn của chính mình vào máy giặt. Sau đó em rửa cốc chén, lau bàn ghế sạch sẽ, tinh tươm.

Đến buổi trưa khi mẹ nấu cơm, em vào nhặt rau, rửa rau cho mẹ, sắp mâm bát chuẩn bị sẵn. Buổi chiều em cùng mẹ ra vườn rau hái rau, nhổ cỏ và bắt sâu, những chú sâu có làm em sợ một chút nhưng cũng rất mũm mĩm và đáng yêu.

Chiều mát em cùng bố đi đánh cầu lông tập thể dục, sau đó lại về nhà cùng mẹ chuẩn bị nấu cơm tối. Bữa cơm tối hôm nay cả nhà thật vui, bố mẹ hỏi em “Sao hôm nay con lại chăm chỉ hơn ngày thường thế?, em liền trả lời “Vì con yêu bố mẹ, việc gì giúp được con phải giúp bố mẹ chứ!”. Nói xong bố mẹ đều cười thật tươi và em biết họ đang rất hạnh phúc.

Em hy vọng dần dần em sẽ cởi mở và biết thể hiện tình cảm của mình hơn. Nhất là đối với bố mẹ, người đã cho em mọi thứ trên cuộc đời này.

Gợi ý đến bạn 🍒 Dẫn Chứng Về Lòng Biết Ơn 🍒 hay nhất

Kể Về Lòng Biết Ơn Của Em Chi Tiết – Mẫu 2

Đón đọc thêm bài văn mẫu kể về lòng biết ơn của em chi tiết được nhiều bạn đọc quan tâm đến sau đây.

Dịp Tết vừa rồi em đã được theo chân các bác trong thôn đi đến thăm và chúc Tết các gia đình thương binh, liệt sĩ. Em đã làm được một việc có ý nghĩa để thể hiện lòng biết ơn đối với các ông, các bác thương binh, liệt sĩ.

Buổi sáng hôm ấy, em theo đoàn đến thăm gia đình bà cụ Sáu, bà là người có chồng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, hoàn cảnh của cụ vô cùng éo le, cụ sống với hai cháu nội vì con trai và con dâu phải đi làm ăn xa. Nhà cửa chẳng có gì ngoài một gian nhà trống và vài con gà, con lợn, bà nay đã già nhưng lại phải chăm lo cho cháu nhỏ rất vất vả.

Thấy mọi người đến bà và hai cháu rất vui, em thấy bà đang quét sân liền chạy tới, dìu bà vào trong nhà tiếp khách còn mình cầm chổi quét thật sạch sẽ chỗ sân còn lại. Sau đó em còn ngồi nói chuyện với hai bạn nhỏ là cháu của bà, các bạn đều ít tuổi hơn em, khi đó em đã hứa sẽ giữ gìn sách vở cẩn thận để gửi tặng hai bạn sau này dùng sách đó đi học không phải mua mới.

Mọi người ai cũng bất ngờ trước những việc làm và suy nghĩ của em, riêng em, em cảm thấy rất vui khi làm được điều gì có ích và có ý nghĩa.

Đó là một trải nghiệm vô cùng có ý nghĩa đối với em, được lắng nghe những câu chuyện từ thời chiến tranh đã thôi thúc em phải phấn đấu học tập, để góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước.

Dành tặng bạn đọc những bài 🍒 Nghị Luận Về Lòng Biết Ơn 🍒 hay nhất

Kể Lại Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Đặc Sắc – Mẫu 3

Xem thêm gợi ý về mẫu văn kể lại câu chuyện về lòng biết ơn đặc sắc nhất, đừng bỏ lỡ nhé!

Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay tôi viết từng nét.

Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu.

Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng tôi tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.

Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: “Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều.” Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: “Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?” Lớp tôi đồng thanh nhắc lại lời cô dặn.

Cô lại nói: “Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay.” Rồi cô nhìn thẳng em và nói: “Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn.” Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết.

“Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn.” – Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.

Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, tôi đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.

Tham khảo ➡️ Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Biết Ơn ❤️️ ngắn hay

Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Ngắn Gọn – Mẫu 4

Gợi ý thêm đến bạn đọc bài văn hay kể câu chuyện về lòng biết ơn ngắn gọn, súc tích nhất.

Để thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ, Liên đội trường em thường tổ chức đến những gia đình thương binh liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để thăm hỏi sức khỏe và làm những việc vừa với sức của mình.

Chi đội của em được Liên đội phân công chăm sóc, giúp đỡ chú Thắng bị cụt hai chân hồi đánh Mĩ. Chú đi lại bằng xe lăn hoặc hai cái nạng kẹp hai bên nách. Ngoài tiền trợ cấp hàng tháng, chú còn phải đi bán thêm vé số để có thêm thu nhập nuôi hai con ăn học cấp II và cấp III. Vợ của chú đi làm thuê làm mướn, ai kêu gì làm nấy.

Hàng tuần, vào ngày chủ nhật, chúng em gồm mười bạn đến nhà chú Thắng làm những công việc: quét dọn nhà cửa, chăm sóc vườn rau đủ các loại, kéo nước từ giếng khơi đủ đầy các lu, khạp. Việc làm của chúng em tuy nhỏ nhưng đủ làm chú Thắng ấm lòng. Chú khen chúng em ngoan, biết giúp đỡ người khác và chú thường nhắc nhở chúng em phải cố gắng học hành cho giỏi.

Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Ý Nghĩa – Mẫu 5

Xem nhiều hơn bài văn kể câu chuyện về lòng biết ơn ý nghĩa được SCR.VN biên soạn sau đây.

Nhân ngày hai mươi tháng mười một, ngày nhà giáo Việt Nam, trường em đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm nhằm tri ân công ơn của thầy cô đối với các thế hệ học trò.

Chúng em đã chuẩn bị những bó hồng tươi thắm, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất dành cho thầy cô nhân ngày lễ đặc biệt này. Cũng trong ngày 20/11 chúng em được chứng kiến tấm lòng yêu thương, trân trọng của các anh chị đã ra trường dành cho mái trường và thầy cô giáo cũ của mình.

Vào buổi sáng ngày 20/11 chúng em vô cùng náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ mít tinh, có lớp đảm nhận nhiệm vụ bày biện, tổ chức cho buổi lễ, lớp thì phân công nhau trực nhật để không gian sân trường trang trang, đẹp đẽ nhất. Cũng có lớp tập dượt lại những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn cho lễ kỉ niệm sắp tới.

Mọi người đều vô cùng nhộn nhịp với công việc của riêng mình. Khi buổi lễ bắt đầu, chúng em được nghe lời diễn văn đầy ý nghĩa của thầy hiệu trưởng về ý nghĩa của nghề giáo và ngày kỉ niệm 20/11. Sau đó những tiết mục văn nghệ cũng được diễn ra một cách suôn sẻ với giải nhất thuộc về anh chị lớp 5 A.

Sau lễ mít tinh, chúng em thu gọn bàn ghế vào thì thấy những anh chị đã ra trường nhiều năm trước trở về trường và tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm. Các anh chị đều dành cho thầy cô giáo cũ của mình tấm lòng thương yêu chân thành, vì vậy mà dù đã ra trường thì anh chị cũng vẫn thu xếp thời gian để về thăm lại mái trường xưa, thăm lại thầy cô và nói những lời tri ân công lao đầy sâu sắc.

Hình ảnh của các anh chị khiến cho em vô cùng cảm động, đó chính là tinh thần tôn sư trọng đạo mà thầy cô vẫn thường dạy cho chúng em trong những giờ học đạo đức. Đó cũng chính là những đức tính tốt, những tấm gương đẹp để cho chúng em học tập và noi theo.

Hướng dẫn cách 💌 Viết Đoạn Văn Về Lòng Biết Ơn 💌 ý nghĩa

Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Chọn Lọc – Mẫu 6

Đừng vội bỏ qua bài văn kể câu chuyện về lòng biết ơn chọn lọc hay nhất dưới đây.

Nếu có ai hỏi: “Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?” Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: “Đó là thầy Nha”. Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.

Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời.

Các chữ cái a, ă, â,… chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: “Thật là ngược đời”.

Một hôm, khi tới giờ tập viết – tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:

– Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.

Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:

– Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!

Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:

– Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.

Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:

– Thăng em, em có chuyện gì thế?

Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:

– Thưa th…â…ầy, chuyện ngày hôm qua em…

– Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?

Em bật khóc:

– Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của … bàn tay trái ạ.

Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:

– Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.

Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.

Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.

Có thể bạn sẽ thích 💦 Những Câu Nói Hay Về Lòng Biết Ơn 💦 nổi tiếng

Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Ngắn Hay – Mẫu 7

Đón đọc thêm bài văn kể câu chuyện về lòng biết ơn ngắn hay được nhiều bạn đọc quan tâm và tìm kiếm.

Thầy Trần Tuấn Anh được coi là hiện tượng về sự đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian gần đây. Thầy xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông với các bài giảng giáo dục công dân hấp dẫn, có lồng ghép thực tế, kết hợp tranh ảnh và những câu chuyện cảm động, nên đã lấy nước mắt của bao thế hệ học trò.

Mở đầu bằng hoàn cảnh ra đời bài hát “Lòng mẹ” của nhạc sĩ Y Vân, thầy Tuấn Anh đã khơi dậy cảm xúc sâu lắng về mẹ cả một đời vất vả vì con: “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào, lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu. Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn”.

Hay:

“À ơi ! con khóc chào đời.
Vầng trăng tỏa sáng Cha cười Mẹ vui”.

Những vần thơ, câu hát đã đưa các em tìm về quá khứ và nhận ra ngày mình cất tiếng khóc chào đời là một niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với Cha mẹ. Dù biết rằng sự ra đời của con làm thêm phần nhọc nhằn lo toan, nhưng Cha Mẹ vẫn hạnh phúc vui mừng không kể xiết.

Rồi thời gian trôi dần đi qua. Con được nuôi dưỡng bằng dòng sữa Mẹ. Người mẹ sinh ra con được ví như đi biển: “Đàn bà đi biển mồ côi một mình” – để thấy được sự hiểm nguy, đau đớn của mẹ mà không thể chia sẻ cùng ai.

Tiếp tục lấy hình ảnh về những bữa trưa ăn vội, những giấc ngủ chập chờn nơi công sở hay hình ảnh về người Cha, người Mẹ đã lóc từng làn da, thớ thịt để cứu chữa cô con gái bị bỏng nặng, bài giảng của thầy đã động tới lòng trắc ẩn của hàng trăm sinh viên, cho thấy sự hi sinh to lớn của Cha Mẹ dành cho con. Đến lúc này thì nhiều sinh viên không kìm nén được cảm xúc đã bật khóc thành lời.

“Cha Mẹ nuôi con biển trời lai láng”…sự hi sinh của cha mẹ dành cho con là vô giá. Khi lớn lên bươn chải với cuộc sống mưu sinh người con mới nhận ra được niềm hạnh phúc lớn lao khi được ở bên vòng tay chăm bẵm của Cha Mẹ:

Cơm Cha cơm Mẹ đã từng,
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người.
Cơm người khổ lắm, Mẹ ơi!
Chẳng như cơm Mẹ vừa ngồi vừa ăn.

Những dẫn chứng cụ thể, sinh động cùng với giọng nói từ tốn, truyền cảm của thầy đã không chỉ làm cho các em sinh viên cảm thấy xúc động mà thầy cô tham dự cũng nghẹn ngào.

Xem thêm 🌼 Những Câu Nói Hay Về Lòng Biết Ơn Cha Mẹ 🌼 nổi tiếng

Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Giàu Cảm Xúc – Mẫu 8

Tiếp tục bài viết là gợi ý về bài văn kể một câu chuyện về lòng biết ơn giàu cảm xúc sau đây:

Em là con gái đầu lòng của bố mẹ, từ nhỏ đến lớn đều được bố mẹ yêu thương hết mực. Tuy vậy nhưng em lại là đứa con chưa ngoan, đã nhiều lần em không nghe lời bố mẹ, ương bướng và lì lợm. Cho đến một ngày nhìn thấy bố mẹ bị ốm em mới biết mình phải làm gì đó để giúp đỡ bố mẹ.

Hôm đó tan học em được bác đến trường đón về nhà, trên đường về em hỏi bác thì biết được cả bố và mẹ em đang bị ốm sốt phải ở nhà. Về đến nhà em liền chạy vào hỏi thăm bố và mẹ. Bố mẹ tuy ốm nhưng lại lo lắng cho em, sợ rằng không có ai tắm cho em, không ai nấu cơm cho cũng không ai sấy tóc.

Thế nhưng hôm đó em đã quyết định sẽ tự làm mọi thứ. Em lấy cho bố mẹ mỗi người một cốc nước ấm rồi tự mình đi tắm, tự lấy khăn lau cho khô rồi đi ra ngoài mua cháo cho cả nhà. Về đến nhà em mang cháo cho bố mẹ ăn còn em cũng tự xúc và thổi ăn. Ăn xong em lại mang bát đi rửa, quét nhà và thu dọn quần áo. Xong xuôi mọi việc nhà em mới vào phòng học và làm bài tập của mình.

Ngày hôm đó những việc làm của em điều khiến bố mẹ bất ngờ, bố mẹ nói rằng họ không nghĩ rằng em đã có thể tự làm nhiều thứ đến vậy. Em lại chỉ biết nói rằng “Con phải tập làm dần dần để còn phụ giúp cho bố mẹ những lúc mệt nữa chứ!”.

Từ hôm đó em quyết định, sau này dù bố mẹ đã khỏi ốm em vẫn sẽ tự mình làm những việc nhỏ, cùng làm việc nhỏ với bố mẹ để gia đình thêm gắn kết, yêu thương.

Gợi ý 🌷 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn 🌷 đặc sắc

Kể Về Lòng Biết Ơn Cha Mẹ – Mẫu 9

SCR.VN giới thiệu thêm đến bạn đọc bài văn kể về lòng biết ơn cha mẹ dưới đây.

Hàng ngày em đều cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa, giúp mẹ nấu cơm, phơi quần áo. Bình thường mẹ rất vui vẻ, luôn khen và cổ vũ em nhưng hôm đó mẹ lại có biểu hiện rất khác lạ.

Từ sáng em đã thấy mẹ có lúc thì hồi hộp, có lúc lại ngóng trông gì đó xong lại hụt hẫng, trầm ngâm và im lặng. Em đã cố làm nhiều thứ để cho mẹ vui nhưng chỉ thấy mẹ khẽ mỉm cười. Quá nửa ngày em mới phát hiện ra hôm nay là ngày sinh nhật mẹ, hình như cả em và bố đều đã không nhớ ra.

Sáng nay bố đã báo với mẹ về chuyến công tác phải ngày kia mới về, có lẽ vì thế nên mẹ đã rất buồn. Thế rồi em quyết định đập con lợn đất đựng tiền tiết kiệm của mình. Nhờ chị Linh nhà bác chở đi mua một bó hoa và một chiếc bánh sinh nhật.

Em nhớ rõ năm nay mẹ đã 34 tuổi nên phải lấy nến số 3 và 4. Sau đó em âm thầm mang mọi thứ vào nhà cố gắng không để mẹ biết. Đến tối, em gọi hai nhà bác và chú sang chơi, sau đó tạo nên một buổi sinh nhật đầy bất ngờ cho mẹ. Em cảm nhận được khi đó mẹ đã rất vui, mẹ ôm chặt em vào lòng và không quên gọi video để khoe với bố.

Mẹ sẽ luôn biết tình yêu em dành cho mẹ lớn đến nhường nào nhưng em tin, những điều bất ngờ và sự quan tâm đúng lúc sẽ khiến niềm tin đó vững vàng và sâu sắc hơn.

Tham khảo bài văn 🌼 Suy Nghĩ Về Đạo Lý Uống Nước Nhớ Nguồn 🌼 ngắn hay

Kể Về Lòng Biết Ơn Với Thầy Cô – Mẫu 10

Xem thêm gợi ý về bài văn kể về lòng biết ơn với thầy cô hay và ý nghĩa sau đây nhé!

Trong thời gian đi học, em đã được học rất nhiều thầy cô. Mỗi người ai cũng có những điểm giống và khác nhau trong tính cách và cách dạy học. Thế nhưng với em, em thích nhất là được học với cô giáo Thúy – cô chính là cô giáo chủ nhiệm lớp bảy của em. Với cô, em đã có rất nhiều nhưng kỉ niệm đẹp mà cho tới tận bây giờ em vẫn không thể nào mà quên được.

Năm lớp bảy, lớp em được nhận cô giáo chủ nhiệm mới. Cô là cô giáo mới về trường, năm đó cô giáo mới có 23 tuổi. Có lẽ cũng bởi vì thế mà ở cô giống như một người chị của chúng em.

Cô hiểu chúng em như những người em của mình và luôn ở bên cạnh chúng em để giúp chúng em cố gắng trong học tập. em còn nhớ rất nhiều những kỉ niệm về cô, những kỉ niệm ấy như đi cùng với em suốt cả những chặng đường dài bởi chính cô là người đã dạy cho em những điều hay, những điều mà trước đó em không hề biết.

Còn nhớ nhất là kỉ niệm về cô. Khi ấy, em vẫn còn là một học sinh rất nghịch ngợm, lại hay cãi nhau với bạn, không chịu học bài và làm bài mỗi khi tới lớp. Thấy em như vậy, cô giáo đã gọi em và nói chuyện cùng với em.

Lúc đầu em cứ nghĩ rằng có lẽ cô lại mắng mình rồi. Thế nhưng cô lại không hề làm như vậy. Cô hỏi em tại sao em lại không làm bài tập ở nhà một cách rất dịu dàng. Lúc ấy, em không biết phải trả lời như thế nào, chỉ có thể cúi đầu xuống và không dám trả lời cô. Cô bảo rằng cô biết em là một người con ngoan, có thể em không thích học vì em đã bị mất gốc nên cô đã chủ động tới nhà để kèm cặp riêng cho em.

Thời gian đầu em không hề muốn học cô, thế nhưng cô đã thay đổi cả những suy nghĩ của em bởi mỗi lần tới nhà, cô chỉ như một người chị đang giúp đỡ em mình học tập thậm chí khi tới cô mang những thứ mà chúng em thích như xoài, ổi hay những hộp ô mai nho nhỏ. Cô bảo rằng đó chính là bí mật của hai cô trò.

Sau này nhờ có công lao dạy bảo của cô mà em đã có những tiến bộ vượt bậc trong học tập và thay đổi hẳn thái đọ với việc học và làm bài.

Cô Thúy là cô giáo mà em ngưỡng mộ nhất. Tuy giờ đây cô đã chuyển công tác nhưng trong lòng của em thì cô luôn là người mà em biết ơn và kính trọng cho tới suốt cuộc đời.

Gợi ý 🌈 Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Thầy Cô 🌈 hay nhất

Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Thầy Cô Em Đã Làm Hoặc Được Chứng Kiến – Mẫu 11

Tham khảo thêm bài văn kể câu chuyện về lòng biết ơn thầy cô em đã làm hoặc được chứng kiến ấn tượng dưới đây.

Tháng 12 năm nay, trường em phát động đợt thi đua theo chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” với mục tiêu mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh làm được một việc tốt có ý nghĩa để chào mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Có lớp tổ chức viết thư gửi các chú bộ đội đang công tác ở hải đảo, ở các chốt biên phòng xa xôi. Có lớp tỏa về các xóm để giúp các gia đình thương binh liệt sĩ. Có chi đội mang quà đến tặng các thương binh hiện đang điều trị tại gia đình. Riêng lớp 5E của chúng em lại đi chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.

Sáng chủ nhật, chúng em theo cô giáo Thư và bạn Nga, bạn Thành trong Ban chỉ huy Chi đội kéo đến Đồi Ây. Mỗi tổ được phân công mang theo một dụng cụ như cuốc, dao, liềm, chổi. Tổ em được chỉ định mang liềm.

Đúng 7 giờ rưỡi, 39 bạn và cô giáo đã hành quân tới Đồi Ây. Nắng mùa đông vàng nhạt. Gió thổi nhẹ nhưng khá lạnh. Hàng thông, hàng bạch đàn và những khóm liễu xung quanh nghĩa trang lao xao, thì thầm. Mộ 49 liệt sĩ được xây theo 7 hàng thẳng tắp. Đó là các chiến sĩ, cán bộ đơn vị pháo binh đã anh dũng hi sinh trong những trận chiến đấu bảo vệ cầu Thôn năm 1972, năm 1973.

Ngôi mộ nào cũng có quốc huy với ngôi sao vàng năm cánh. Em và bạn Lộ, bạn Lan cắt cỏ, nhổ những cây hoang dại quanh từng nấm mồ. Bạn Hương, bạn Quỳnh, bạn Phương đi cắt tỉa các cành liễu bị gió làm gãy, bị sâu làm cho úa vàng.

Bạn Trọng, Hùng, đi thay cát mới, cát vàng vào các bình hương trên các mộ chí. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong Ban chỉ huy Đội đi kiểm tra, đôn đốc. Khi cỏ, cành cây được vun thành đống lấp đầy các hố phía cuối nghĩa trang, cô giáo Thư và tất cả chúng em đi thắp hương lên các ngôi mộ liệt sĩ.

Cô giáo Thư cho biết máy bay Mĩ đến ném bom cầu Thông 6 trận. Cầu bị đánh sập ta lại bắc, giặc lại phá, ta lại xây. Ba máy bay Mĩ bị quân ta bắn cháy. Dân quân, trai tráng, các mẹ trong vùng đều hăng hái, dũng cảm phục vụ chiến đấu viết nên bài ca anh hùng của quê hương.

49 liệt sĩ, mỗi người ở một miền quê xa xôi: Yên Bái, Cao Bằng, Thanh Hóa, Quảng Ngãi… đã yên nghỉ vĩnh viễn tại quê hương chúng em. Cầu Thông năm xưa nay đã được bắc lại bốn nhịp, kiên cố, hiện đại. Quê em đã đổi mới. Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân của chúng em đã được xây dựng rất khang trang.

Đến thăm Đồi Ây, đọc tên các liệt sĩ, trở về em cứ nao nao, bồi hồi mãi. Nén hương thơm mà chúng em thắp lên nghĩa trang Đồi Ây mang nặng bao nghĩa tình đối với các anh hùng liệt sĩ. Làng em cũng có 32 người con đi chiến đấu lại chiến trường miền Nam, đi mãi chưa về.

Xem thêm 💚 Kể Về Một Kỉ Niệm Với Thầy Cô Giáo Mà Em Nhớ Mãi 💚 ý nghĩa

Kể Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Trong Cuộc Sống – Mẫu 12

Dưới đây là bài văn kể câu chuyện về lòng biết ơn trong cuộc sống hay nhất, cùng đón đọc ngay nhé!

Một thanh niên học tập xuất sắc đến xin ứng tuyển vào một chức vụ quản lý ở một công ty lớn.  Anh ta qua được vòng phỏng vấn thứ nhất; vào vòng 2 giám đốc công ty sẽ phỏng vấn anh ta và là người quyết định. Qua lý lịch của người thanh niên, vị giám đốc biết được thành tích học tập ưu tú của anh ta, từ bậc trung học đến sau đại học, chưa từng có một năm nào kết quả không đạt xuất sắc.

Người giám đốc hỏi:

– Khi đi học ở trường, cậu có được học bổng nào không?

Cậu thanh niên trả lời không 

Ông ta hỏi tiếp: “Vậy là cha của cậu trả học phí cho cậu phải không?”

Cậu ta đáp: “Cha tôi mất năm tôi mới lên một; chính mẹ tôi là người trang trải tiền học cho tôi.”

– Mẹ cậu làm việc ở đâu?

– Mẹ tôi làm nghề giặt quần áo.

Ông ta bảo cậu cho ông xem tay của cậu. Chàng thanh niên đưa ra 2 bàn tay trắng trẻo mịn màng.

Người giám đốc lại hỏi : “ Cậu có bao giờ giúp mẹ giặt quần áo không?

Cậu ta trả lời : “ Không thưa ông, Mẹ tôi chỉ muốn tôi đọc nhiều sách và lo học. Với lại mẹ tôi có thể giặt đồ nhanh hơn tôi

– Tôi có 1 yêu cầu. Hôm nay cậu đi về gặp mẹ và rửa tay cho bà , sáng mai quay lại đây gặp tôi.

Người thanh niên thấy có nhiều khả năng được tuyển dụng nên về đến nhà cậu vui vẻ bảo mẹ để cậu rửa tay cho bà. Bà mẹ tuy thấy đề nghị của con rất lạ kỳ nhưng bà cảm động và hạnh phúc để cho con trai rửa tay cho mình. 

Trong khi cậu chậm rãi rửa 2 bàn tay của mẹ, nước mắt cậu tuôn ra. Đó là lần đầu tiên trong đời cậu nhận thấy đôi bàn tay của mẹ đầy những vết nhăn, vết sẹo thâm đen. Một số chỗ bầm tím mới khiến bà đau và rùng mình khi cậu rửa tay của bà trong nước.

Đó cũng chính là lần đầu trong đời cậu nhận ra chính dôi tay của mẹ đã giặt bao nhiêu là đống quần áo để có tiền đóng học phí cho mình. Những vết sẹo, chỗ bầm trên hai bàn tay mẹ, những nỗi nhọc nhằn, vất vả là cái giá mẹ phải trả cho cậu được học hành xuất sắc, tốt nghiệp ra trường và cả tương lai của cậu.

Sau khi rửa tay cho mẹ, cậu lặng lẽ giặt hết đống quần áo còn lại cho mẹ.

Đêm đó hai mẹ con nói chuyện rất lâu.

Sáng hôm sau, cậu thanh niên trở lại văn phòng của vị giám đốc.

Người giám đốc thấy đôi mắt rướm lệ của cậu đã hỏi :

– Cậu nói xem ngày hôm qua ở nhà cậu đã làm gì và học được điều gì?

Cậu trả lời :

– Tôi đã rửa tay cho mẹ và đã giặt nốt số quần áo còn lại

– Hãy cho tôi biết cảm tưởng của cậu

– Một là, bây giờ tôi đã hiểu thế nào là biết ơn. Nếu không có mẹ, tôi dã không có được tôi được học hành như hôm nay. Hai là, nhờ cùng làm việc giúp mẹ, đến bây giờ tôi mới biết làm xong một việc gì đều gian khó, vất vả. Ba là tôi đã nhận biết giá trị và tầm quan trọng của quan hệ trong gia đình, với người thân.

Người giám đốc nói: Đó là những điều mà tôi muốn người quản lý của tôi phải có. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn người khác giúp đỡ, một người thấu hiểu những chịu đựng hy sinh của người khác để hoàn thành công việc, và một người sẽ không xem tiền là mục tiêu duy nhất trong đời. Cậu đã trúng tuyển vào chức vụ này.

Sau này, chàng thanh niên làm việc rất miệt mài và được cấp dưới kính trọng. Nhân viên của cậu cũng làm việc cần mẫn và là một nhóm đoàn kết tốt. Công việc kinh doanh của công ty tiến triển rất tốt.

Một đứa trẻ quen được che chở và nhận được mọi thứ nó muốn, sẽ phát triển tính cách “muốn là được”, sẽ thành đứa trẻ ích kỷ xem mình là số 1, và không đếm xỉa gì đến nỗ lực của cha mẹ.

Khi lớn lên đi làm việc, người này sẽ cho rằng ai cũng phải nghe theo lời mình. Khi thành quản lý, anh ta sẽ chẳng bao giờ biết được những cố gắng, vất vả của nhân viên và sẽ luôn đỗ lỗi cho người khác. Với loại người này, họ có thể học giỏi, có thể một thời thành đạt, nhưng cuối cùng vẫn không thấy hài lòng, thỏa mãn.

Họ sẽ càu nhàu, trong lòng luôn bực bội, tức tối và lao vào chiến đấu tranh giành để có nhiều hơn. Nếu chúng ta là những bố mẹ luôn bao bọc con mình, liệu chúng ta có đang thực sự thể hiện yêu thương con đúng cách, hay là ta đang làm hại con cái?

Bạn có thể cho con cái sống trong một ngôi nhà to, ăn ngon, học đàn piano, xem TV màn hình rộng. Nhưng khi bạn cắt cỏ, hãy để cho chúng cùng làm và trải nghiệm. Sau bữa ăn, cứ để chúng rửa bát với nhau. Làm như vậy không phải vì bạn không có tiền thuê người giúp việc, mà là vì bạn yêu thương con cái một cách đúng đắn. Bạn muốn chúng hiểu rằng dù cha mẹ có giàu đến đâu, một ngày kia cha mẹ cũng yếu già như mẹ của cậu thanh niên trong câu chuyện kể trên.

Điều quan trọng nhất là con cái của bạn học biết ơn , biết trân trọng những nỗ lực và có thể trải nghiệm những khó khăn và học được kỹ năng hợp tác với người khác để hoàn thành công việc. Con cái cũng phải biết trân quý, biết ơn những gì cha mẹ đã làm và yêu cha mẹ.

Tham khảo thêm 🌹 Kể Về Một Tấm Gương Tốt 🌹 ấn tượng

Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Biết Ơn Lớp 8 – Mẫu 13

Kể một câu chuyện về lòng biết ơn lớp 8 – đây là một trong những chủ đề rất thường gặp trong các kì kiểm tra.

Trong dịp nghỉ hè vừa qua, em đã tham gia hoạt động tình nguyện giúp đỡ những người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh trên địa bàn xã.

Em được phân công giúp đỡ gia đình bà Đặng Thị Thanh, người có chồng và con đã hy sinh trong chiến tranh. Bà Thanh năm nay ngoài 80 tuổi, dáng người nhỏ, lưng hơi còng, đôi chân đã chậm, đôi mắt đã mờ nhưng bà vẫn rất minh mẫn. Hàng ngày vào mỗi buổi sáng em sẽ đến phụ giúp bà quét dọn nhà cửa, tưới rau cho bà, rồi lại giặt quần áo, nhặt rau, có hôm lại cùng bà vẽ ngô, bóc lạc,…

Những lúc thấy em tới, bà rất vui, lại đem quà bánh cho em ăn, hai bà cháu cùng nhau vừa làm vừa nói chuyện rất vui vẻ, từ ngày em đến giúp đỡ bà, thấy bà vui vẻ và lạc quan hơn rất nhiều. Có hôm bà ốm em lại gọi mẹ sang chở bà đi trạm xá khám rồi mua thuốc cho bà uống.

Bà chẳng có người nương tựa bởi hai người thân của bà đã hy sinh cho Tổ quốc, vì thế em nghĩ chúng ta sẽ phải là chỗ dựa cho những người như bà Thanh, để họ không cảm thấy cô đơn.

Sau đó dù đã kết thúc hoạt động tình nguyện nhưng em vẫn thường xuyên đến thăm và giúp đỡ bà Thanh, đối với em bà như một người thân trong gia đình.

Kể Về Lòng Biết Ơn Lớp 8 Nâng Cao – Mẫu 14

Với bài văn mẫu kể về lòng biết ơn lớp 8 nâng cao sau đây sẽ giúp các em học hỏi và trau dồi thêm kĩ năng viết của mình.

Ông cha ta từ xa xưa vẫn thường răn dạy: Tôn sư trọng đạo. Học trò bao đời nay vẫn luôn mang nặng hai tiếng “tri ân” đối với những người đã dạy dỗ mình. Ai đã từng nghe câu chuyện “Nghĩa thầy trò” chắc không thể nào quên hình ảnh cụ giáo Chu cùng các môn sinh lần lượt vái tạ người thầy già.

Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thân, ngồi nghiêm kính trên sập. Mấy cậu học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo vui mừng hỏi thăm công việc của từng người, cụ bảo ban các học trò nhỏ.

– Thầy cảm ơn các anh! – Cụ giáo nói to với các môn sinh của mình. – Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.

Các môn sinh đồng thanh dạ ran, ai ai cũng mong ngóng xem người thầy dẫn tới gặp là ai. Cụ giáo Chu đi trước dẫn đường, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng.

Trước hiên, một cụ già trên tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to: “Lạy thầy! Hôm nay, con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy.” Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Dường như cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu vội nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thầy nói với các môn sinh đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.

Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. Đó cũng chính là lời dạy của ông cha ta từ xưa: tôn sư trọng đạo. Chúng ta phải biết quý trọng người thầy đã dạy dỗ mình và ghi nhớ những đạo lí tốt đẹp thầy truyền dạy.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Kể Về Một Việc Tốt Mà Em Đã Làm 🌹 ý nghĩa

Kể Về Lòng Biết Ơn Lớp 9 Học Sinh Giỏi – Mẫu 15

Cuối cùng là bài văn hay kể về lòng biết ơn lớp 9 học sinh giỏi, cùng tham khảo ngay nhé!

Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng hậu quả của nó vẫn còn ghi dấu mãi. Để có được độc lập tự do hôm nay, bao thế hệ đã hi sinh. Họ là những thương binh, liệt sĩ. Học sinh chúng em luôn biết ơn những người anh hùng đó. Để tri ân các thương binh, liệt sĩ, em đã tham gia hoạt động tưởng niệm hàng năm.

Quê hương em là quê hương những anh hùng Cách mạng. Bao người con nơi đây đã ra đi để chiến đấu, để rồi hòa bình lập lại, người trở về người lại mãi mãi nằm tại chiến trường. Hàng năm, địa phương em đều tổ chức hoạt động tri ân ngày 27 tháng 7, Em vẫn nhớ như in lần đầu tiên mình được tham gia hoạt động ý nghĩa đó.

Chiều ngày 26 chúng em đã có mặt để làm cỏ, phát quang nghĩa trang liệt sĩ – nơi nhân dân xây dựng để tưởng niệm. Chúng em thắp hương, nhìn những bức ảnh và tên tuổi của họ, niềm xúc động không thể kìm nén. Có những người hi sinh khi tuổi còn rất trẻ. Họ ra đi để lại cả tuổi trẻ còn đang dang dở.

Tối hôm ấy, cả nghĩa trang uy nghiêm và thiêng liêng biết mấy. Tốp học sinh chúng em được phân công cầm cờ, đốt nến và hương. Các anh trong Đoàn xã đọc diễn văn tưởng nhớ công ơn các anh hùng, liệt sĩ. Sau đó là văn nghệ.

Ca khúc “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” năm nào cũng vang lên như lời nhắc nhở thế hệ sau. Phần quan trọng nhất là lễ thắp nến tri ân. Trong không gian thiêng liêng, từng ánh nến lần lượt thắp lên, lung linh sáng rực. Đó là lời tri ân của tất cả những người đang sống tới những người đã ngã xuống cho độc lập tự do hôm nay.

Họ ra đi để bảo vệ quê hương, để chiến đấu cho Tổ quốc thân yêu. Những người còn sống luôn biết ơn và ghi nhớ công lao của họ. Giây phút tưởng niệm, ai nấy đều xúc động cúi đầu. Có những giọt nước mắt không kìm nén được lặng lẽ rơi. Những người nằm tại nơi đây còn là người thân trong gia đình họ.

Buổi tưởng niệm kết thúc, trên đường về lòng em vẫn bâng khuâng mãi. Sáng hôm sau đó, địa phương em tổ chức đến thăm và giúp đỡ những thương binh. Em cũng xin được tham gia. Men theo những con đường nhỏ, em cùng đoàn đến từng ngôi nhà nhỏ của các cựu chiến binh năm xưa, những người đã chịu tàn phá từ chiến tranh khốc liệt.

Chúng em trao đi những món quà, giúp họ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn và cùng nghe những câu chuyện kháng chiến. Mỗi câu chuyện lại gợi lên niềm xúc động, lòng biết ơn tha thiết với bao thế hệ cha anh đi trước. Họ không ngại mất mát, không ngại đau thương. Họ cho ra đi với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Hiện tại, chiến tranh vẫn in hằn trên cơ thể họ với những nỗi đau thể xác và tinh thần không thể xóa nhòa. Nhưng họ nói không bao giờ hối hận vì sự lựa chọn năm xưa.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Kể Về Việc Làm Tốt Giúp Đỡ Mẹ 🍀 chi tiết

Viết một bình luận