Hiếu Học Là Gì ❤️️ Những Tấm Gương Hiếu Học, Truyền Thống Hiếu Học✅ Tham Khảo Ngay Những Chia Sẻ Chi Tiết Nhất Dưới Đây.
Hiếu Học Là Gì
Hiếu học – một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Hiếu học là có niềm đam mê, có sự ham muốn yêu thích học tập, có chí hướng học tập tiến bộ không ngừng vững niềm tin vào việc học tập.
Truyền Thống Hiếu Học Là Gì
Truyền thống hiếu học là gì? Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, (Nxb KHXH, H, 1994) truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác.
Gợi ý 🌹 Viết Một Đoạn Văn Ngắn Kể Về Một Tấm Gương Hiếu Học 🌹 ngắn gọn
Ý Nghĩa Của Truyền Thống Hiếu Học
Ý nghĩa của truyền thống hiếu học là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ Việt Nam, đạo đức Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam, góp phần không nhỏ vào sự trường tồn và hiển hách của dân tộc Việt Nam ta.
Những Biểu Hiện Của Hiếu Học
Những biểu hiện của hiếu học có thể kể đến như là:
- Ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững
- Thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có học
- Đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành
Đón đọc thêm 🌷 Ca Dao Tục Ngữ Về Truyền Thống Hiếu Học 🌷 nổi tiếng
Những Tấm Gương Hiếu Học Ở Việt Nam
Chia sẻ đến bạn đọc những tấm gương hiếu học ở Việt Nam sau đây:
Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng nhất. Hồ Chí Minh sinh năm 1890 mất năm 1969 tại làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tự học và học tập suốt đời.
Bằng tấm gương hiếu học vượt khó Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu. Trong đó có nhiều những nội dung rất cơ bản mà chúng ta cần học tập và noi theo Bác. Tự học là hoạt động có mục đích, là điều cần thiết và quan trọng trong quá trình tiếp nhận tri thức.
Trong những năm tháng bôn, khi làm bồi bếp trên tàu biển, khi thì đốt lò, quét tuyết. Bác đi khắp các nước, vùng lãnh thổ như Anh, Pháp, Nga…dù ở đâu, làm gì Bác đều tranh thủ để tự học. Mặc dù công việc nặng nhọc, kéo dài nhưng Bác vẫn tranh thủ học. Bác đến thư viện đọc sách hoặc nghe những buổi nói chuyện để trau dồi thêm kiến thức.
Tối đến, Bác đi dự những cuộc mít tinh để làm quen với các nhà hoạt động chính trị và nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Có thể nói cuộc sống lao động vất vả đã rèn cho Bác ý chí quyết tâm tự học một cách bền bỉ. Bác mãi xứng đáng là tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng mà chúng ta cần phải học tập.
Nguyễn Ngọc Ký
Nguyễn Ngọc Ký được biết đến là một nhà giáo ưu tú Việt Nam với nghị lực phi thường vượt lên hoàn cảnh khó khăn của số phận. Từ năm lên 4 tuổi, Ký bị bệnh và liệt cả hai tay, nhưng ông đã cố gắng rèn luyện đôi chân thay cho bàn tay để học tập và làm mọi việc. Với những nỗ lực không ngừng của mình, ông trở thành nhà giáo ưu tú, lập kỷ lục Việt Nam “Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân” và được kể trên với tên Bàn chân kỳ diệu.
Khi lên 4 tuổi, trong một cơn bạo bệnh Ký đã bị liệt cả hai cánh tay. Năm 7 tuổi, dù rất muốn được học tập như bao bạn bè cùng trang lứa, nhưng vì bệnh tật ông không thể đến trường. Trong một lần, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài và xem các bạn học.
Khi về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu, việc tập viết với Ký quả như cực hình, nhưng dần dần cậu viết được chữ O, chữ A, chữ V… Không chỉ vậy, Ký còn vẽ được hình bằng thước và compa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng đó, cậu đã được đi học và đạt kết quả học tập rất giỏi.
Tuy khó khăn, nhưng Ký vẫn miệt mài luyện tập viết chữ bằng chân, cũng như làm việc nhà bằng chính đôi chân của mình. Với sự kiên trì và nỗ lực của mình, năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ trao tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
Đến năm 1966, ông trở thành sinh viên chuyên ngành Ngữ văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách để lĩnh hội tri thức. Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Ký đã trở về quê hương dạy học. Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học rất sáng tạo và hiệu quả.
Ngô Quốc Thái
Suốt 12 năm phổ thông, Ngô Quốc Thái luôn… gây sốc các thầy cô vì cái tính hay hỏi, hay bày tỏ quan điểm. Trong lớp hầu như Thái ít… ngồi ngoan. Em chuyện trò, tranh luận với bạn bè về bài giảng hơi quá đà. Và thường thì sau lời nhắc nhở của thầy cô là lời hứa hẹn của Thái với bạn bè cùng bàn, “ra chơi tớ kể tiếp cho nghe”.
Không biết có phải vì tuổi con ngựa hay không mà Thái cũng luôn là đứa trẻ thích dịch chuyển, ham tìm hiểu, khám phá. Vì vậy, phần thưởng sau mỗi năm học mà ba mẹ dành cho em thường là các bộ sách về thế giới loài vật, về hệ thiên hà, về sự biến đổi khí hậu… như sở thích của em.
Thái từ nhỏ đã rất mê đọc sách, thích coi những chương trình “khó nhằn” với trẻ em như: thế giới đã biến đổi như thế nào, dữ kiện khoa học về thế giới (loài vật) tuyệt chủng, tàu ngầm, chiến tranh hạt nhân, địa chất và môi trường, nền kinh tế chia sẻ… Có lẽ đó cũng là lý do em nộp hồ sơ dự tuyển vào ngành Quan hệ quốc tế, Trường ĐH Quốc tế Tokyo, Nhật Bản (TIU).
Học kỳ I của năm lớp 12 tại Trường THPT Vũng Tàu vừa kết thúc, Thái vinh dự đón nhận tin vui: Trường ĐH Quốc tế Tokyo đã dành cho em suất học bổng 80% học phí dành cho học sinh khu vực Đông Nam Á trong chương trình hợp tác phát triển giữa chính phủ Nhật Bản- Việt Nam.
Đón nhận niềm vui này, Thái một mặt chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng lên đường “Đông Du”: học tiếng Nhật, tập đi chợ, nấu ăn… tập gym để giữ sức khoẻ cho một quãng đường dài tự lập xa nhà học tập, rèn luyện và hoà nhập cuộc sống mới ở nước ngoài.
Mặt khác, Thái bắt tay ngay vào việc tổ chức tập huấn và chuyển giao hoạt động CLB Nhiếp ảnh Trường THPT Vũng Tàu – VT3 Photography Club do Thái phụ trách cho Ban chủ nhiệm mới.
Thái tận tình hướng dẫn các em mọi hoạt động từ tuyển dụng thành viên, kế hoạch làm việc từng tháng, quý, học kỳ của CLB, phương pháp lưu trữ tư liệu và làm video clip, album ảnh các hoạt động quan trọng của trường và Đoàn trường. Thái và các thành viên CLB cũng chịu khó tổ chức các đợt chụp ảnh ngoại cảnh, tập huấn kỹ năng chụp ảnh, quay video, tác nghiệp sự kiện..
Lê Đức Minh
Lê Đức Minh (32B, Hồ Tri Tân, phường Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu) dường như hơi trầm lặng. Em nói năng nhỏ nhẹ, hiền hòa và thậm chí có chút gì đó như nhút nhát. Minh đến dự chương trình trao học bổng hiếu học tại buổi họp mặt tổng kết năm 2020 của BCH Hội Đồng hương Quảng Nam-Đà Nẵng tại BR-VT và vinh dự được nhận học bổng trong niềm vui và sự cảm động của cả gia đình.
Không đi chơi được thỏa thích như bạn bè cùng trang lứa, không học thêm, tự đạp xe đến trường, nhưng thành tích học tập của Minh thật đáng trân trọng: 12 năm học sinh giỏi, cấp 2 học lớp chọn đầu khối, cấp 3 học Trường chuyên Lê Quý Đôn, từng được giải Khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh.
Năm 2020, em thi đậu ngành Kỹ thuật xây dựng – Trường ĐH Bách Khoa – ĐH quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Minh cho biết, thế mạnh của em là học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Lý.
Mẹ Minh, chị Ngô Thị Giang cho hay, bố Minh (anh Lê Đình Nguyên, quê xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam) nguyên là công nhân Công ty Xây lắp dầu khí. Anh bị đột quỵ mất năm 2013. Lúc đó Minh 11 tuổi và em trai Minh mới lên 2. Chị Giang một mình nuôi 2 con trai bằng nguồn thu ít ỏi từ tiệm tạp hóa nhỏ trong xóm. Sau đó chị tặn tiện mua chiếc máy may cũ và nhận sửa quần áo nuôi 2 con ăn học.
Em cũng rất thích ca hát và chơi bóng rổ khá tốt. Vừa vào học được 1 học kỳ nhưng Minh đã sớm hòa nhập môi trường sinh viên và học tốt đều các môn học. Minh chia sẻ: “Em ước mơ sau này trở thành một kỹ sư xây dựng giỏi. Em mong muốn được cống hiến sức mình cho sự phát triển đô thị của quê hương”.
Cô Gái Người Dao Chảo Thị Yến
Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) trải qua chặng đường dài đầy chông gai trước khi giành được học bổng đắt giá SUFONAMA kéo dài hai năm do nhóm 5 đại học tốt nhất châu Âu về lâm nghiệp và quản lý tài nguyên cấp. Yến là người dân tộc Dao, nơi người dân giữ nếp suy nghĩ không ủng hộ con gái học hành.
Hết lớp 9, cô phải nghỉ học để đi làm nương. Sau ba năm thuyết phục người nhà, cuối cùng Yến được đi học cấp ba với ước mơ làm cô giáo. Tuy nhiên, trận lũ lịch sử năm 2008 khiến cô thay đổi suy nghĩ, chọn Đại học Lâm nghiệp là bến đỗ tiếp theo bởi khao khát tìm cách giữ rừng, hạn chế lũ. Yến chật vật vượt qua sự tự ti để học tiếng Anh, làm thêm ở sân golf để trang trải học phí.
Cô gái Dao từng trượt học bổng Nhật vì lý do sức khỏe. Cô vừa đi làm vừa tiếp tục gửi hồ sơ xin học bổng và đến tháng 3 nhận được email thông báo trúng học bổng thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đại học Gottingen, Đức.
Gửi đến bạn trọn bộ thông tin về 💧 Học Tập 💧 ngắn hay
Những Tấm Gương Hiếu Học Thời Xưa
Tiếp theo là những tấm gương hiếu học thời xưa được SCR.VN sưu tầm dưới đây:
Tấm gương hiếu học Lê Văn Hưu
Lê Văn Hưu là một trong những tấm gương vượt khó trong học tập ở Việt Nam. Ông sinh năm 1230 mất 1322 quê xã Phủ Lí, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là thôn Phủ Lí Trung, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Ông là Danh sĩ, sử gia đời vua Trần Thái Tông. Khi Lê Văn Hưu còn trong bụng mẹ thì bố ông đã bị mất.
Ông sống với mẹ và ông ngoại là Đỗ Tất Bình – là một nhà Nho tinh thông địa học, phong thủy… Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì cha đã mất nhưng ông đã cố gắng chăm chỉ học tập. Năm Đinh mùi 1247 ông đỗ Bảng nhãn, 17 tuổi ra làm pháp quan, giữ việc hình luật. Rồi ông giữ đến chức Thượng thư bộ Binh, tước Nhân Uyên Hầu.
Ngoài ra ông còn là thầy dạy học của Thượng tướng Trần Quang Khải…Tính ông thích đi du ngoạn, xem xét núi sông, lưu tâm và nghiên cứu về môn Địa lý. Đến đời vua Thánh Tông, ông giữ chức Học sĩ Viện Hàn lâm, kiêm Tu viện Quốc sử. Ông phụng chỉ soạn bộ Đại Việt sử kí soạn xong trong năm Nhâm Thìn 1272. Sách gồm 30 quyển, ghi chép từ đời Triệu Võ Đế đến đời vua Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử này của ông đã được vua Trần Thánh Tông ban chiếu khen.
Tấm gương hiếu học Lê Quát
Lê Quát là một trong những tấm gương vượt khó trong học tập nổi tiếng. Ông sinh năm 1319 và mất năm1386. Tên tự là Bá Quát, hiệu Phong Mai, người huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (ông cùng quê với Lê Văn Hưu). Trong sách Tấm gương hiếu học xưa và nay kể rằng gia đình ông vốn rất nghèo khổ. Vì không có ruộng vườn, trâu bò. Hai mẹ con ông phải làm nghề quét rác ở chợ kiếm sống qua ngày.
Tuy gia cảnh nhà ông bần hàn nhưng người mẹ vẫn quyết tâm cho con ăn học. Lê Quát học rất giỏi đọc gì thuộc đấy. Cảm phục trước đức ham học của cậu bé bà con hàng xóm cũng sẵn lòng giúp đỡ hai mẹ con. Lê Quát vượt qua hoàn cảnh khó khăn để trở thành người học trò xuất sắc của thầy Chu Văn An. Ông học hành chăm chỉ cố gắng đã thi cử đỗ đạt và góp ích cho đời.
Dưới thời vua Trần Minh Tông, ông thi đỗ chức Thái học sinh (tiến sĩ) ra làm quan. Ông dần thăng tới chức Thượng thư Hữu bật nhập nội hành khiển – quan đứng thứ hai trong triều. Nhân dân thường gọi ông là “Trạng Quét” cậu bé chuyên làm nghề quét rác để khen ý chí học hành của cậu bé nghèo.
Tấm gương hiếu học Đào Duy Từ
Đào Duy Từ sinh năm 1572 mất năm 1634 là những tấm gương vượt khó trong học tập ở Việt Nam. Ông là người làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia (nay là huyện Tĩnh Gia) tỉnh Thanh Hóa. Đào Duy Từ là người thông minh ngay từ nhỏ. Ông đam mê sách vở và có hiểu biết rất rộng. Xuất thân gia đình thấp kém (làm nghề múa hát) nên không được thi cử nhân.
Mặc dù đã đổi họ từ họ Đào sang họ Vũ. Về sau đó ông quyết chí vào Đàng Trong lập nghiệp với chúa Nguyễn Phúc Thuần. Ông đã được giữ nhiều chức vị quan trọng như Tán trị dực công thần, Lộc Khuê hầu, Hoằng Quốc Công. Là tác giả của hai tuyến phòng thủ quan trọng để chúa Nguyễn ngăn chặn sự tấn công của chúa Trịnh là Lũy Trường Dục và Lũy Thầy.
Đào Duy Từ có nhiều tập thơ lục bát và là ông tổ nghệ thuật hát Tuồng của Việt Nam. Sử sách dân tộc đã hết lời ca ngợi ông là người có chí lớn. Đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để trở thành tấm gương hiếu học vượt khó để các thế hệ con cháu noi theo.
Tấm gương hiếu học Huỳnh Thúc Kháng
Cụ Hỳnh Thúc Kháng sinh năm Bính Tí (1876) huyện Tiên phước Tỉnh Quảng Nam. Cụ là người học rất giỏi, đã hai lần đỗ thủ khoa trong các kỳ thi Hương và thi Hội. Cụ còn là người rất ham học, lúc nào cũng đọc sách tìm tòi cái mới, cái hay của sách vở, khám phá cái vô cùng của kiến thức.
Trong thời gian bị đày đi Côn Đảo cụ đã tự học tiếng Pháp. Với cuốn từ điển Pháp dày khoảng 1800 trang cụ đã kiên trì học thuộc sau các buổi lao động khổ sai hằng ngày. Cụ là tấm gương tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của người Quảng và soi rọi cho thế hệ thanh niên đời sau.
Tấm gương hiếu học Mạc Đĩnh Chi
Mạc Đĩnh Chi được biết đến là vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam về câu chuyện vượt khó vươn lên trong học tập. Tương truyền, từ thuở nhỏ Mạc Đĩnh Chi vốn thông minh và lanh lợi. Thế nhưng gia đình cậu lại nghèo khó và đen đủi, xấu xí.
Hàng ngày, khi những đứa trẻ khác đều được đi học thì cậu lại phải vào rừng kiếm củi vì gia đình nghèo không có tiền cho học. Tuy nhiên, với bản tính ham học nên hàng ngày Mạc Đĩnh Chi thường ghé đến lớp học của thầy đồ trong làng và đứng ngoài cửa sổ nghe thầy giảng bài để học ké. Nhiều ngày sau, thầy đồ thấy tội nên đã cho cậu vào lớp ngồi học cùng các bạn. Mạc Đỉnh Chi rất vui mừng, thế nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống chỉ học tranh thủ vào buổi tối.
Do nhà nghèo không có đèn dầu để học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn và không có vở để viết cậu dùng lá để thay giấy và tập viết. Bằng nghị lực học tập phi thường của mình, vào khoa thi Giáp Thìn (1304), Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên và sau đó tiếp tục đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, Mạc Đĩnh Chi còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời nhà Nguyên.
Tìm đọc thêm thông tin 💚 Tự Học Là Gì 💚 chi tiết
Những Tấm Gương Hiếu Học Thời Nay
Đừng bỏ lỡ gợi ý hay về những tấm gương hiếu học thời nay được chia sẻ sau đây nhé!
Trần Thu Hà
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Tày ở TP. Cao Bằng, Trần Thu Hà có được điều kiện học tập tốt hơn so với nhiều bạn học sinh sống ở các bản làng xa thành phố. Thế nhưng gia đình Hà vẫn còn nhiều khó khăn khi bố mẹ em đều là lao động chân tay, không có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng.
“Bố mẹ em đi làm phụ hồ, tiền công chẳng đáng bao nhiêu, những hôm trời mưa không đi làm được thì không có thu nhập. Thế nhưng, bố luôn tạo điều kiện tốt nhất để chúng em có điều kiện ăn học. Cũng từ những động viên của bố mẹ mà em có nhiều động lực, quyết tâm hơn để học tập”, Thu Hà cho biết.
Suốt 12 năm học, Trần Thu Hà luôn là học sinh giỏi toàn diện. Với niềm yêu thích riêng với môn Địa lý, Thu Hà đã đạt giải Khuyến khích trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm học lớp 11. Ấn tượng hơn cả là kết quả xuất sắc khi Thu Hà đỗ vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với 26,25 điểm.
“Khi được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2019, em cảm thấy rất hạnh phúc. Sau nhiều năm cố gắng, cùng với bao vất vả của bố mẹ phần thưởng này chính là động lực cho em tiếp tục hành trình phía trước”, Thu Hà chia sẻ.
Trang Ha
Trang Ha, cô gái đến từ Bình Dương, Việt Nam, bị khiếm thị bẩm sinh xuất hiện trên website Đại học Arkansas – Fort Smith (Mỹ) như một tấm gương vượt khó học giỏi với số điểm trung bình năm nhất 4.0 (mức điểm tối đa). Cô sinh viên năm hai đã vượt qua cú sốc ngoại ngữ, dành hơn một tháng học thuộc đường tới trường, đọc sách giáo khoa bằng chữ nổi, học cách sử dụng thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học.
Trang tốn 3 tiếng để hoàn thành bài tập, gấp 3 lần một học sinh bình thường. Mỗi khi bắt đầu học kỳ mới, Trang lại mất thêm nhiều thời gian học thuộc đường tới lớp mới, tìm sách giáo khoa. Kết quả học tập sau năm đầu tiên ở đại học là chứng minh nghị lực của cô gái Việt Nam nhỏ bé sống trên đất Mỹ.
Nguyễn Quỳnh Anh
Nguyễn Quỳnh Anh, dân tộc Tày là một trong hai gương mặt học sinh DTTS có thành tích cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 của tỉnh Điện Biên, với số điểm đạt được là 27,25. Hiện, Quỳnh Anh đang là sinh viên năm thứ nhất khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Ngay từ nhỏ, Quỳnh Anh đã có niềm yêu thích đặc biệt đối với Văn học. Với suy nghĩ, Văn học sẽ giúp bồi dưỡng tâm hồn, có những cảm xúc chân thật với đời sống xung quanh, em đã duy trì thói quen đọc sách, nuôi dưỡng niềm đam mê Văn học. Chính vì thế, vào THPT em đã quyết định thi vào lớp chuyên Văn của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên để tiếp tục niềm đam mê với văn học của mình.
Quỳnh Anh cho biết, trong quá trình học, em luôn được các thầy cô, bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất về kiến thức, kỹ năng để có kết quả cao. Bố mẹ thường mua thêm sách cho em đọc và dành nhiều thời gian để em tập trung cho việc học.
Để học tốt môn Ngữ văn, em đã trau dồi được vốn kiến thức ngôn ngữ, rèn luyện cách viết trôi chảy bằng việc đọc thêm nhiều sách báo. Bên cạnh đó, em còn kiên trì, dành nhiều thời gian luyện viết, luôn dành sự tập trung cao đối với môn học. Nhờ đó mà trong cả 12 năm học, Quỳnh Anh đều đạt học sinh giỏi.
Tuy dành nhiều thời gian cho môn Ngữ văn, nhưng không vì thế mà Quỳnh Anh sao nhãng những môn học khác. Em học giỏi đều tất cả các môn học và còn tích cực tham gia các hoạt động của trường, của lớp, được thầy cô và bạn bè yêu mến.
Sắp tới, Quỳnh Anh có nhiều kế hoạch, em đang nuôi trong mình hoài bão lớn lao là làm sao có thể giúp đỡ được nhiều người. Cùng với đó, Quỳnh Anh đang cố gắng, nỗ lực từng ngày để hoàn thiện chương trình đại học, đó cũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của em.
Phan Đăng Nhật Minh kỷ lục gia đường lên đỉnh Olympia
Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là “cậu bé Google” nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác.
Minh gây ấn tượng với khán giả truyền hình cả nước qua chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 17 khi giành 400 điểm trong vòng thi tuần, san bằng kỷ lục 460 điểm của chương trình trong vòng thi tháng và chiến thắng thuyết phục ở vòng thi quý, trở thành nhà leo núi đầu tiên có mặt trong cuộc thi chung kết năm.
Mẹ Phan Đăng Nhật Minh cho biết “cậu bé Google” nhận biết các con số khi chỉ mới 6 tháng tuổi, đọc chuẩn chữ trên tivi và truyện cổ tích lúc 18 tháng tuổi, giải toán nhanh từ tuổi mầm non. Đó chính là lý do Minh tận dụng tốt 60 giây ở phần thi khởi động, trả lời chính xác ngay khi MC chưa đọc xong câu hỏi. Dù thể hiện xuất sắc trong các phần thi, Phan Đăng Nhật Minh vẫn tiếc nuối vì chưa thể lập kỷ lục mới cho chương trình.
Trần Thị Diệu Liên
Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, ở trong căn nhà nhỏ rộng chưa tới 20 m2 vốn là chuồng heo, kho chứa củi. Nguồn sống của gia đình là thu nhập bấp bênh từ nghề thiết kế biển quảng cáo của bố, nghề lao công vất vả sớm hôm của mẹ.
Liên từng học lớp chuyên Anh trường chuyên Lê Hồng Phong, là học sinh giỏi suốt 12 năm, có kinh nghiệm dạy thêm tiếng Anh ở các mái ấm tình thương từ ngày cấp ba và các trung tâm ngoại ngữ.
Sau khi đỗ ngành khoa học của một trường đại học ở TP HCM, Liên bảo lưu một hoc kỳ để theo đuổi học bổng du học. Tháng 4, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard. Hiện Liên học tập tại ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới này.
Gửi đến bạn chùm 🔻 Thơ Về Học Tập 🔻 hay nhất
Những Câu Chuyện Về Truyền Thống Hiếu Học Thế Giới
Những câu chuyện về truyền thống hiếu học thế giới được nhiều bạn đọc quan tâm đến sau đây:
Nữ bác học Marie Curie
Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới.
Marie Curie là nhà vật lý học, nhà hóa học Pháp gốc Ba Lan, nổi tiếng toàn thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Bà là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới. Cuộc đời của Marie Curie là một câu chuyện thần kỳ, với rất nhiều sự tích vĩ đại.
Bà đã dành toàn bộ tâm trí, nhiệt tình và sinh mệnh của mình cống hiến cho sự nghiệp khoa học. Bà là tác giả của một tuyên ngôn nổi tiểng: “Trong khoa học, điều quan trọng là phát minh ra cái gì, chứ không phải là bản thân nhà nghiên cứu”…
Marie Curie, sinh ngày 17/11/1867 tại Warsaw, Ba Lan. Ngay từ nhỏ đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người và không chùn bước trước bất cứ một khó khăn, thử thách nào để đến với thế giới khoa học rộng lớn, bí hiểm và lý thú. Vì chính phủ Ba Lan thời đó không nhận phụ nữ vào học đại học, Marie Sklodowska đành phải học tại “Trường đại học lưu động” do một số trí thức yêu nước bí mật ở Ba Lan lập ra.
Để có tiền đóng học, Marie phải làm gia sư cho một nhà điền chủ giàu có trong vùng. Sau 5 năm làm gia sư, khi đã 24 tuổi, nhờ sự giúp đỡ từ người chị cả Marie được sang Paris học tại Trường đại học Sorbonne – một trường đại học danh tiếng, coi trọng trí thức và nhân tài, trân trọng người có học vấn cao. Tại đây, Marie đã giành tất cả thời gian và tâm sức cho học tập và nghiên cứu khoa học.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi đến Paris, nhờ những nỗ lực phi thường, Marie đã nhanh chóng trở thành một trong những sinh viên xuất sắc nhất của Trường đại học Sorbonne. Ngay khi đang còn là sinh viên năm thứ ba Marie đã được cấp bằng Thạc sĩ Vật lý và đến năm thứ tư được cấp tiếp bằng Thạc sĩ Số học. Ngoài ra, Marie còn nói, viết thành thạo các thứ tiếng: Pháp, Nga, Anh, Đức và quyết tâm làm luận án Tiến sĩ Vật lý.
Tiền học phí đại học của Marie chủ yếu trông vào số tiền đã dành dụm được trong 5 năm làm gia sư. Cô không có tiền thuê người giúp việc, không có tiền mua thịt, có khi mấy tuần liền chỉ ăn bánh mì với nước trà, thỉnh thoảng mới được ăn một vài quả trứng, một thỏi sôcôla hay một trái táo. Sinh hoạt kham khổ khiến Marie bị bệnh thiếu máu, hay bị ngất. Cô cũng không có thì giờ để tính chuyện yêu đương và hôn nhân.
Song chính trên con đường gập ghềnh và chông gai chinh phục đỉnh cao khoa học, Marie klodowska đã gặp và kết hôn với một nhà khoa học danh tiếng của Pháp: Pierre Curie.
Frederick Douglass
Một trong những tấm gương học tập nổi tiếng trong lịch sử là Frederick Douglass. Ông sinh năm 1818 trong một gia đình nô lệ ở Maryland. Khi còn là một đứa trẻ ông đã tự mày mò học chữ khi gia đình ông đang sống ở Baltimore, kể từ đó ông luôn tự tìm cơ hội trau dồi thêm kiến thức bằng cách đọc thật nhiều.
Vào năm 20 tuổi, ông thoát khỏi chế độ nô lệ và định cư ở Massachusetts. Tại đây ông vẫn tiếp tục con đường tự học, tự đào tạo và sau đó ông trở thành một trong những nhà văn, một người theo chủ nghĩa bãi nô có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Michael Faraday
Michael Faraday là một trong những nhà khoa học đại tài. Có nhiều đóng góp to lớn cho và ảnh hưởng đối với nhân loại. Thế nhưng ít ai biết phần lớn kiến thức xuất chúng của ông đều đến từ việc tự học. Lý do khiến Michael Faraday không thể đến trường được như chúng bạn là bởi vì nhà ông quá nghèo khiến ông không thể đi học.
Mãi đến năm 14 tuổi khi phụ việc cho một hiệu sách ông mới bắt đầu có cơ hội tiếp xúc với những con chữ hàng ngày. Mỗi cuốn sách mình phụ đóng ông đều đọc chúng một cách say sưa và dần dần bị cuốn vào thế giới khoa học đầy thú vị. Từ đó để phát triển thêm những kiến thức,ông quyết định theo phụ việc cho một nhà khoa học London Humphrey Davy nổi tiếng. Vốn thiên phú về khả năng tiếp thu kiến thức.
Việc tự học của Faraday ngày càng tiến bộ vượt bật hàng loạt những phát minh của ông đã được ra đời như động cơ điện, máy phát điện, lò đốt Bunsen cùng những phát hiện quan trọng khác. Tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ của nền khoa học thế giới. Và sử sách đã lưu danh ông như một nhà khoa học, một nhà vật lý đại tài cho đến hôm nay.
Đừng bỏ lỡ 🌲 Những Câu Nói Truyền Cảm Hứng Học Tập 🌲 nổi tiếng
Dẫn Chứng Về Truyền Thống Hiếu Học
Gửi đến bạn đọc một số dẫn chứng về truyền thống hiếu học chi tiết sau đây:
Lương Thế Vinh – Dẫn chứng 1
Lương Thế Vinh là một hiền tài nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Với tư chất thông minh cùng sự hiếu học, ông đã tìm tòi và học hỏi được rất nhiều điều hay. Bên cạnh đó, bản thân Lương Thế Vinh cũng là đứa trẻ năng động nên cậu đã sáng tạo ra nhiều trò chơi để vui chơi cho đám trẻ trong làng. Chẳng hạn như trò chơi thả diều, câu cá, bẫy chim hay lấy quả bưởi làm bóng để đá. Cậu cùng các bạn vừa vui chơi nhưng lại vừa học hỏi.
Khi mới 20 tuổi, ông đã am hiểu những kiến thức uyên bác và nổi tiếng khắp vùng. Vào năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa thi Quý Mùi và được vua tin tưởng giao trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài.
Vốn bản tính ham học hỏi lại được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, ông có hiểu biết sâu rộng, trở thành một nhà bác học khá toàn diện. Ông dạy cho người đương thời từ phép cửu chương (tính nhân) tiến lên phép bình phương, hệ thống đo lượng đương thời (tiền, vải, thóc, gạo …), cách đo bóng (đo bóng cây tính chiều cao của cây), toán đạc điền (đo đạc diện tích ruộng đất)…
Nguyễn Khuyến – Dẫn chứng 2
Trong sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với lòng hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835 -1909). Từ khi còn là một cậu bé, Nguyễn Khuyến đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học, cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Ông đã mua tập giấy và bút cho cậu học tập để không phải viết lên gạch non hay nền nhà nữa.
Từ đó, Nguyễn Khuyến rất vui mừng và hàng ngày đều chăm chỉ học tập. Cậu học đến quên ăn, quên ngủ và một ngày có thể học thuộc cả mấy chục trang sách. Nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến cậu chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng.
Bằng lòng hiếu học, cậu đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ nên trong một buổi học dưới ánh trăng, cậu đã nảy ra ý định đốt lá để dùng ánh lửa đọc sách. Từ lòng ham học hỏi của mình, Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập.
Nguyễn Hiền – Dẫn chứng 3
Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta. Với những thành công như vậy, ông đã khiến người đời nể phục lòng hiếu học của ông. Cuộc sống thuở nhỏ của Nguyễn Hiền cũng rất khó khăn khi cha ông mất sớm và cùng với mẹ ở một ngôi chùa.
Vốn trời phú thông minh, Nguyễn Hiền học 1 thì lại biết 10 nên chẳng mấy chốc vượt xa kiến thức của các bạn cùng trang lứa và thậm chí còn giỏi hơn cả các đàn anh khóa trên. Cậu luôn yêu thích tìm tòi học hỏi và thường lân la ở các lớp học trong làng để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa, sách vở.
Chính vì vậy, cậu có hiểu biết kiến thức uyên bác, rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là ‘’thần đồng’’. Năm 1247, khi vừa tròn 12 tuổi, Nguyễn Hiền đã thi đậu Trạng Nguyên, trở thành vị Trạng Nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Quan Quang – Dẫn chứng 4
Nguyễn Quan Quang là một trong những trạng nguyên đời đầu,những thế hệ tài năng đầu tiên của nước Việt Nam ta.Và để có được thành quả như thế bản thân những con người ây không thể thiếu đi lòng hiếu học.Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang – người Tam Sơn, huyện Từ Sơn, đỗ Trạng năm 1246.
Từ nhỏ gia đình ông thuộc diện nghèo khó nhất vùng,nhà còn không đủ gạo để mà ăn. Thì lấy đâu ra tiền để đi học.Thê nên cứ mỗi buổi mà lũ trẻ trong làng cắp sách đến nhà thầy đồ. Thì cậu bé nghèo lại lân la ngoài cửa lớp để học lỏm chút kiến thức. Tập vở của cậu là nền nhà,còn bút viết là miếng gạch non.Cứ thể ước muốn hiếu học luôn thôi thúc trong người cậu bé Quang từng ngày.
Một ngày nọ thầy đồ tình cờ phát hiện trước sân nhà có những nét chữ rất đẹp. Ấn tượng bởi sự nghiêm túc và lòng hiếu học. Thầy đã nhận Quang vào lớp và biết được rằng đây là một đứa trẻ giỏi,nếu được dạy dỗ sẽ là một bậc hiền tài.
Sau đó quả thật Nguyễn Quan Quang nổi tiếng thông minh học một biết mười. Ông dự kỳ thi Hương, đỗ luôn giải Nguyên. Đến kỳ thi Hội lại đỗ luôn Hội nguyên. Khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ, ông trở thành Trạng nguyên.
Nguyễn Thị Duệ giả trai vì lòng hiếu học – Dẫn chứng 5
Ở thời phong kiến,phụ nữ nước ta thường không được học hành nhiều,và cũng ít có cơ hội được đỗ đạt làm quan. Vậy nên tấm gương của Nguyễn Thị Duệ chính là minh chứng tấm gương tiêu biểu cho lòng hiếu học của những người phụ nữ trong thời đại phong kiến khó khăn. Vốn được sinh ra trong một nhà nho nghèo.
Thế nên con chữ và sách vở như là người bạn với bà từ thuở nhỏ. Mặc dù là người có nhan sắc và thông minh. Thế nhưng bà chẳng màn đến việc lập gia đình hay kiếm tấm chồng như các phụ nữ khác. Tấm lòng hiếu học khiến bà phải giả trai để đèn sách thi cử.
Và bà đã xuất sắc đỗ thủ khoa, trong khi thầy đồ ôn luyện cho bà chỉ dừng lại ở danh hiệu á khoa của bảng vàng. Trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam khi mới 20 tuổi.
Chia sẻ thêm 🍀 Dẫn Chứng Về Tinh Thần Tự Học 🍀 cụ thể