Tết Là Gì ❤️️ Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Đán ✅ Đón Đọc Thêm Những Phong Tục, Điều Cẩm Kỵ Trong Ngày Tết Được Tổng Hợp Dưới Đây.
Tết Là Gì
Tết Là Gì? Theo phiên âm của chữ Hán – Việt thì “Tết” theo chữ Hán là tiết, “nguyên” theo chữ Hán sẽ là sự khởi đầu và “đán” là buổi sáng sớm. Do đó, cách đọc đúng nhất phiên theo âm chữ Hán Việt là Tết Nguyên Đán.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, nó thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt.
Tham khảo thêm 1001 🌲 Lời Chúc Tết Hay 🌲 ý nghĩa, ngoài thông tin Tết Là Gì
3 Ngày Tết Là Những Ngày Nào
3 Ngày Tết Là Những Ngày Nào? Đó là 3 ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm (ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 tháng Giêng). Trong dịp tết Nguyên Đán này, người Việt có tập tục mừng tuổi, đi chúc tết, du xuân,… Mâm cỗ thắp hương cúng gia tiên cũng rất thịnh soạn với nhiều món truyền thống.
Nguồn Gốc Tết Nguyên Đán
Về Nguồn Gốc Tết Nguyên Đán hiện nay vẫn còn là một dấu hỏi lớn cho các nhà nghiên cứu về văn hóa. Tuy nhiên theo nhiều nguồn tin được chúng tôi thu thập được thì Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc.
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoa Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, Tết Nguyên Đán cũng là một trong những nét văn hóa được du nhập trong thời điểm đó. Tuy nhiên theo như truyện cổ tích lịch sử Việt Nam truyện “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt Nam đã có dịp lễ này từ đời vua Hùng nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc.
Có thể thấy tết ở Việt Nam đã có từ rất lâu, trước thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Khổng Tử đã viết trong cuốn Kinh Lễ:
“Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này”. Như vậy có có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.
Tết của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của hai quốc gia.
Gửi đến bạn ❄ Những Câu Nói Hay Về Tết ❄ Bên cạnh thông tin Tết Là Gì
Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Đán
Hãy cùng SCR.VN tham khảo thêm những thông tin hay chia sẻ về Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Đán dưới đây nhé!
- Tết Nguyên đán là thời điểm giao thoa giữa trời và đất: Tết Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người.
- Tết Nguyên đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên, là dịp quan trọng nhất trong năm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất.
- Là ngày may mắn và hy vọng. Năm mới tượng trưng cho mở đầu mới, vì vậy mỗi dịp Tết đến mọi người thưởng rủ nhau đi chùa để cầu phúc và cầu may mắn cho một năm sắp tới.
- Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình quây quần bên nhau, Tết Nguyên đán chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong ngóng nhất để được đoàn tụ bên những người yêu thương. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa thì đây là điều mà mọi người đều mơ ước.
- Tết Nguyên đán là dịp để bày tỏ lòng thành kính tới thần linh. Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam rất xem trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên để cầu phúc cho gia đình. Đây cũng là dịp lễ được mọi người chú trọng nhất, theo tín ngưỡng dân gian thì người nông dân sẽ bày tỏ lòng biết ơn của mình đến thần Mưa, thần Đất, thần Mặt trời,… một năm qua đã giúp đỡ họ.
Ngoài chia sẻ về Tết Là Gì, xem thêm những câu 🌼 Chúc Tết 🌼 hay nhất
Tại Sao Tết Lại Quan Trọng
Tại Sao Tết Lại Quan Trọng? Đó là bởi vì là dịp để người Việt nhớ về cội nguồn, ông bà tổ tiên. Ngày tết đem lại một sự khởi đầu mới, rũ bỏ những gì không hay đẹp của năm qua nên mọi người đều cố gắng vui vẻ độ lượng với nhau, là dịp đoàn viên của mọi gia đình.
Tết Nguyên Đán Diễn Ra Vào Thời Gian Nào
Tết Nguyên Đán Diễn Ra Vào Thời Gian Nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc thắc mắc, vậy hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau đây nhé!
Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch, muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21/01 Dương lịch và sau ngày 19/02 Dương lịch mà thường chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này.
Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Bật mí cho bạn chùm 💌 Thơ Chúc Tết Hài Hước 💌 thú vị, bên cạnh Tết Là Gì
Những Phong Tục Trong Ngày Tết Cổ Truyền
Sau đây, SCR,VN sẽ gợi ý đến bạn Những Phong Tục Trong Ngày Tết Cổ Truyền của người Việt Nam ta:
Cúng ông Công, ông Táo
Ngày cúng ông Công, ông Táo là ngày 23 tháng Chạp âm lịch, vào ngày này mọi gia đình Việt sẽ dọn dẹp bếp sạch sẽ, mua cá vàng, quần áo, tiền vàng về cúng để ông Công, ông Táo về trời để báo cáo mọi việc với của gia chủ trong suốt 1 năm qua với Ngọc Hoàng. Đặc biệt, cá vàng sau khi cúng xong thì sẽ được phóng sinh đem thả ra sông, ra suối.
Gói bánh chưng
Vào dịp Tết đến Xuân về là các hàng quán ngoài chợ đầy ắp các sạp bán lá dong, lá chuối, ống nứa để phục vụ cho công việc gói bánh ngày tết. Bởi vì bánh chưng, bánh tét chính là 2 loại bánh truyền thống nằm trong danh sách các món ăn ngày Tết không thể thiếu để dâng lên bàn thờ tổ tiên hoặc làm quà tết cho người hay bạn bè.
Chơi hoa dịp Tết
Loài hoa Tết đặc trưng ở miền Bắc là hoa đào miền Bắc, còn miền Nam là hoa mai đây cũng là loài hoa chỉ nở vào Tết. Ngoài ra các gia đình còn chơi cây quất một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng, hay hoa cúc, hoa thọ… để trang trí nhà cửa thêm vui tươi, rước lộc vào nhà.
Mâm ngũ quả
Một mâm ngũ quả để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên là nét đặc trưng không thể thiếu trong dịp lễ Tết Nguyên đán, nó bày tỏ cho sự tôn kính và lòng biết ơn của con cháu trong nhà đến bề trên.
Tại mỗi vùng miền sẽ có những cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau cũng như các loại trái cây cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên tất cả đều mang ý nghĩa chung là cầu mong cho năm mới được may mắn và bình an hơn năm cũ.
Dọn dẹp nhà cửa
Với người dân Việt Nam việc lau dọn nhà cửa mỗi dịp cuối năm mang ý nghĩa là sẽ loại bỏ đi những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào điều may mắn và tài lộc cho năm mới. Vì thế mà đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình được cùng nhau dọn dẹp làm mới cho các vật dụng trong nhà mình.
Tảo mộ
Trước Tết, để thể hiện lòng kính trọng, trọn đạo hiếu đối với ông bà, tổ tiên thì con cháu trong gia đình thường ra mộ thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của của người đã khuất.
Tuyển tập 1001 💧 Câu Đối Ngày Tết 💧 cực hay, ngoài thông tin Tết Là Gì
Cúng tất niên
Cúng tất niên là nét truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây là nghi lễ quan trọng thường được làm vào ngày 30 Tết để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đồng thời là cột mốc đánh dấu thời điểm năm cũ qua đi để chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
Cùng đón giao thừa
Đón giao thừa được diễn ra vào thời khắc cuối cùng của năm cũ, bởi vậy hoạt động còn mang ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ, đến đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa phải được thực hiện ở ngoài trời.
Xông đất
Theo quan niệm của người Việt thì xông đất đầu năm là vô cùng quan trọng vì vậy nhiều gia đình còn đi xem tuổi, nhờ người hợp tuổi xông đất nhằm cầu mong gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt.
Thời điểm xông đất là thời điểm sau phút giao thừa và người xông đất thường là người vui tính, hay gặp may mắn.
Chúc tết và mừng tuổi
Nét văn hóa này có từ thời xa xưa, chúc Tết không chỉ là truyền thống mà còn là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết, vào ngày mùng 1 tháng Giêng đầu năm mọi người trong gia đình thường cùng nhau đi chúc Tết bên nhà nội ngoại, mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ.
Con cháu thì chúc thọ ông bà và người lớn tuổi sang năm mới sức khỏe dồi dào, may mắn, bình an sau đó được người lớn chúc lại kèm theo một phong bao lì xì nhỏ màu đỏ, có hình chữ nhật, bên trong đựng những đồng tiền mới với ý nghĩa chúc cho con cháu nhận được sẽ ngày càng được đạt được nhiều may mắn, thành công.
Đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp tâm linh của người Việt. Người người, nhà nhà đi lễ chùa vừa là để thể hiện lòng kính đối với đức Phật, tổ tiên vừa là để cầu mong một năm mới với nhiều may mắn, tài lộc, bình an cho cả nhà.
Xuất hành
Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, mọi người thường chọn hướng, chọn giờ và các phương tiện để ra khỏi nhà với mong muốn khi bước sang một năm mới tất cả đều thuận lợi, cả năm gặp điều tốt lành, không gặp điều xấu, điều không tốt.
Bên cạnh thông tin Tết Là Gì, gửi đến bạn 🌷 Lời Chúc Tết Ý Nghĩa 🌷 hay nhất
Những Điều Kiêng Kỵ Không Nên Làm Trong Dịp Năm Mới Cổ Truyền
Chia sẻ về Những Điều Kiêng Kỵ Không Nên Làm Trong Dịp Năm Mới Cổ Truyền để tránh sự xui xẻo, đừng vội bỏ qua nhé!
Không quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1
Đây được xem là điều cấm kỵ đầu tiên bởi theo quan niệm từ xưa, thì không nên quét nhà vào ngày mùng một, cũng như những ngày đầu năm, bởi làm như vậy chính là đã quét hết lộc ra khỏi nhà.
Không cho người khác lửa, nước đầu năm
Lửa tượng trưng cho đỏ, cho sự may mắn nên vào những đầu năm, mọi người đều kiêng kỵ cho lửa người khác. Tương tự nước tượng trưng cho sự sinh sôi ” Tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành.
Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng
Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kị.
Không tranh cãi, bất hòa
Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.
Không đi chúc Tết sáng mùng 1
Chúc Tết vào sáng mùng 1 là điều kiêng kỵ dịp Tết vì sợ sẽ xông đất gia đình người khác. Vì xông đất theo quan niệm cha ông là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả năm của gia chủ.
Trọn Bộ ☀️ Thơ Tết ☀️ ngắn gọn, bất hủ
Kiêng mặc áo tông đen hoặc trắng
Một trong những điều cấm kỵ khác cần chú ý là không mặc đồ màu đen, trắng. Bởi với người Việt Nam, màu đen-trắng tượng trưng cho sự tang tóc. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.
Kiêng ăn nói xui xẻo, nói tục
Trong những ngày Tết bạn cũng nên chú ý đến lời nói của mình, chỉ nói những điều hay ý đẹp, dùng từ ngữ dễ chịu vui trẻ, tránh nói điều xui, điều giở không chỉ khiến bản thân đen đủi mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Người có tang không nên xông đất
Với người Việt quan niệm rằng, người xông đất đầu năm vô cùng quan trọng đối với gia chủ. Đây sẽ là người ảnh hưởng tới sự may mắn, tài lộc trong cả năm của gia đình.
Theo ông bà, người có tang mà đi xông đất sẽ đem đến vận xui, điềm xấu cho gia đình khác. Chính vì vậy, những người có tang nên tránh xông đất, đi chúc Tết hay thăm hỏi gia đình khác.
Không vay mượn đầu năm
Ngày đầu năm đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ.Vì theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt.
Đầu năm không nên cắt tóc
Cắt tóc cũng là một trong những việc kiêng kỵ ngày đầu năm. Vì ông bà ta quan niệm, tóc tai là gắn liền với con người, đại diện cho sức khỏe, nếu cắt tóc ngày đầu năm sẽ cắt đi vận may và sức khỏe.
Gửi Đến Bạn 1001 lời ❤️️ Chúc Mừng Năm Mới ❤️️ ý nghĩa