Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn ❤️️ 27+ Bài Hay ✅ Đón Đọc Những Bài Văn Mẫu Đặc Sắc, Ý Nghĩa Được SCR.VN Tuyển Chọn Và Chia Sẻ.
Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn
Với dàn ý giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn chi tiết dưới đây, các em học sinh có thể dễ dàng triển khai bài viết của mình theo một bố cục cụ thể và hệ thống luận điểm rõ ràng.
I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về câu tục ngữ “Tiên học lễ, Hậu học văn”.
II. Thân bài:
a. Giải thích câu tục ngữ:
- “Lễ”: lễ nghĩa, là phép tắc, thể hiện ở cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức, biết trước biết sau, biết kính trên, nhường dưới của con người.
- “Văn”: văn hóa, văn chương hay nói rộng ra nó chính là vốn sống, vốn hiểu biết, kĩ năng của con người, giúp mỗi người có thể tham gia các kì thi và đỗ đạt.
- Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn khuyên mỗi người việc trước tiên cần phải học đó chính là lễ nghi, là những chuẩn mực đạo đức rồi sau đó mới học văn hóa, mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết, vốn sống của mình.
b. Phân tích, chứng minh, bình luận về câu tục ngữ:
-Trước khi cắp sách đến trường học chữ với những phép toán, những bài văn để mở rộng vốn kiến thức hiểu biết chúng ta đã được học lễ nghi, phép tắc.
-Đạo đức, lễ nghĩa, cách ứng xử là những yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc sống:
- Đạo đức, lễ nghi là một trong số những yếu tố quyết định đến thái độ học tập và kết quả của mỗi con người.
- Người có đạo đức, lễ nghi sẽ biết cách sử dụng kiến thức của mình vào những mục đích tốt đẹp, phù hợp, không đi ngược lại những chuẩn mực văn hóa, đạo đức của truyền thống dân tộc.
-Nếu chúng ta chỉ chăm chú vào học kiến thức, trở thành những con người tài giỏi nhưng lại thiếu đi đạo đức, không biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh thì tất yếu sẽ không nhận được sự yêu mến của người khác, đồng thời nó cũng sẽ biến ta thành con người thủ đoạn.
c. Mở rộng vấn đề và bài học rút ra cho bản thân:
- Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta bài học có giá trị sâu sắc và to lớn trong mọi thời đại.
- Tuy nhiên, không nên chỉ chăm chú vào một vấn đề mà quên đi những yếu tố khác. Phải vừa cố gắng rèn luyện đạo đức vừa không ngừng học hỏi để có thể mở mang tri thức, vốn hiểu biết của bản thân mình.
- Cần phê phán những người chỉ chăm chú vào học tập để đạt được điểm cao mà quên đi rèn luyện đạo đức, cách ứng xử, luôn nói tục, chửi bậy.
III. Kết bài: Khái quát lại nội dung, giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, Hậu học văn” và nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu tục ngữ.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Giải Thích Câu Tục Ngữ Học Ăn Học Nói Học Gói Học Mở 🌼 15 Mẫu Đặc Sắc
Đoạn Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn – Mẫu 1
Tham khảo đoạn văn giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn để luyện tập cách triển khai, diễn đạt ý văn lập luận giải thích một cách mạch lạc, logic.
Ông cha ta vẫn luôn coi trọng lễ nghĩa từ xưa đến nay. Chính vì vậy mà có câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” để nhắc nhở thế hệ sau này phải giữ gìn truyền thống đó.
Đầu tiên “lễ” ở đây được Nho giáo quy định bằng những lễ giáo, đạo lí phong kiến, khép con người vào khuôn khổ phép tắc kỷ cương (trai thì “Tam cang ngũ thường”, gái thì “Tam tòng tứ đức”). Còn “Học văn”, theo nghĩa xưa là học những điều được ghi trong sách thánh hiền. Ý nghĩa của lời khuyên răn con người trước hết phải học cho được cái cốt cách, cái đạo lý làm người rồi sau đó hãy học đến những điều khác. Câu tục ngữ ấy trở thành lời nhắc nhở cần phải rèn luyện đạo đức, nhân cách làm người trước rồi mới học đến văn hóa, chữ nghĩa.
Việc học lễ nghĩa đầu tiên là điều hết sức cần thiết. Điều đó được thể hiện ngay khi chúng ta còn thơ bé, được biến đến lễ nghĩa qua lời ru của bà, của mẹ. Những câu hát đúc kết những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Rồi khi lớn lên, chúng ta được cha mẹ hướng dẫn cách xử sự từ những điều đơn giản nhất như lời “cám ơn”, tiếng “xin lỗi”, “dạ thưa” với người lớn tuổi… Như vậy, lễ nghĩa đạo lí ấy hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường.
Khi đến trường, con người bên cạnh việc học kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức như biết kính yêu người thân, quý mến bạn bè và giúp đỡ mọi người xung quanh. Ở bất kì môi trường nào đạo lí cũng đóng vai trò chủ đạo. Như vậy, để có thể trở thành một người có nhân cách tốt, cần phải ghi nhớ câu “Tiên học lễ, hậu học văn” để từ đó cố gắng rèn luyện bản thân.
Gửi tặng bạn 💕 Giải Thích Câu Tục Ngữ Tốt Gỗ Hơn Tốt Nước Sơn 💕 15 Bài Hay
Văn Mẫu Em Hãy Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn – Mẫu 2
Đón đọc văn mẫu em hãy giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý hay để thực hiện bài viết của mình.
Học tập là quá trình bền bỉ và lâu dài của con người. Mỗi chúng ta nếu không học tập sẽ không trở thành người có ích cho xã hội. Học tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Để răn dạy con người về tầm quan trọng của việc học tập kiến thức cũng như học cách làm người, ông cha ta đã có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
“Tiên học lễ” là việc con người trước hết phải rèn luyện, trau dồi lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách bản thân ta phải tự hướng ta về những truyền thống đạo đức vốn có từ lâu đời của dân tộc. “Hậu học văn” là việc con người cũng cần phải rèn luyện kiến thức, trình độ chuyên môn cao, nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại. Ý kiến khuyên nhủ con người rằng: mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.
Học tập là việc cả đời của mỗi người, chúng ta không chỉ học kiến thức trong sách vở mà còn phải học cách làm người, trau dồi cho mình một nhân phẩm tốt để trở thành người có ích. Mỗi con người cần rèn luyện cho mình một đạo đức tốt, luôn đối xử đúng mực và giúp đỡ, chan hòa với người xung quanh sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và cuộc sống sẽ vui vẻ hơn.
Ngoài việc có một đạo đức tốt, chúng ta cần có kiến thức vững vàng, khi chúng ta có kiến thức tốt thì sẽ làm tốt công việc của bản thân và sẽ tiến gần hơn đến thành công, giúp ích cho xã hội. Nếu con người vừa có tấm lòng nhân hậu, phẩm chất tốt và có kiến thức, kĩ năng thì sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội và sớm muộn cũng đạt đến đỉnh vinh quang, được người đời kính nể và học tập.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người có đạo đức không tốt, đi ngược với tiêu chuẩn của xã hội, làm những việc xấu xa gây ảnh hưởng nặng nề đến xã hội. Lại có những người không chịu trau dồi kiến thức mà lười biếng, dựa dẫm vào người khác,… những người này đáng bị xã hội lên án và phê phán.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Câu nói này hoàn toàn đúng đắn. Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy trở thành một con người vừa có tài lại vừa có đức, xứng đáng là một công dân có ích cho đất nước.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Ngắn Gọn – Mẫu 3
Gợi ý giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích, cô đọng nội dung và ý nghĩa.
Khi đi học, dù ở sân trường hay trong lớp học, ta đều thấy xuất hiện một câu tục ngữ “Tiên học lễ,hậu học văn”. Trong cuộc sống, đạo đức là thói quen cần rèn luyện.
“Tiên học lễ, hậu học văn” có hai vế đi đôi với nhau nhằm bổ sung cho nhau, làm cho nội dung câu hoàn thiện hơn. “Tiên” là đầu tiên, là trước nhất. “Lễ” chính là lễ phép hay còn gọi là đạo đức được biểu hiện cụ thể qua cách cư xử với những người xung quanh. “Tiên học lễ” có ý khuyên ta rằng chúng ta cần phải luyện tập phép tắc, ứng xử, hành động thế nào cho đúng mực, phù hợp với chuẩn mực xã hội. “Hậu” có nghĩa là sau, “văn” chính là các bài học văn hoá, các kiến thức học ở nhà trường và từ ngoài xã hội.
“Hậu học văn” có ý khuyên rằng sau khi học được cách ứng xử, phép tắt thì sẽ bắt đầu học các kiến thức, chia sẻ bài học với bạn bè. Tóm lại, câu tục ngữ có ý khuyên chúng ta rằng trước khi ta muốn học hỏi những kiến thức những bài học văn hoá sự sống ta cần phải có thói quen luyện tập đạo đức lễ phép, hành động với mọi người sao cho phù hợp với lứa tuổi.
Không có thái độ quý trọng người lớn tuổi, không có sự tôn trọng với người nghèo, những người đã nuôi nấng ta lớn lên dù có học giỏi hay có tài đến đâu thì đều không có ý nghĩa. Người có nhân cách tốt thì xã hội mới quý trọng được.
Một tấm gương cao cả về đạo đức đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác là một con người vĩ đại, một nhà cách mạnh lớn. Trước khi trở thành người như vậy Bác đã rèn luyện đạo đức cá nhân, tu dưỡng tâm chí. Khi trên những bục khán đài, bác đã nói đã tuyên truyền về đạo đức của mình cho các cán viên cán bộ, đề cao tinh thần khác quan, đạo đức.
Đối với một học sinh, việc rèn luyện đạo đức, phép tắc vô cùng quan trọng. Gặp thầy cô người lớn khoanh tay chào đoàng hoàng, không có thái độ cười cợt. Không nói tục chửi thề. Đạo đức là nguồn gốc con người, những việc làm tốt sẽ là thói quen đến khi ta trưởng thành,làm một người có ích cho xã hội. Trước học lễ nghĩa để làm người tốt, sau mới học văn chương để làm người hiểu biết.
Không có gì cao đẹp hơn đạo đức và phẩm hạnh ở con người. Hãy không ngừng tu dưỡng đạo đức và văn hoá ứng xử cho bản thân. Đồng thời cũng không ngừng nỗ lực học tập tốt. Chính tri thức sẽ là nguồn sức mạnh giúp ta hoàn thiện bản thân. Có vậy ta mới trưởng thành và có ích cho xã hội.
Gợi ý cho bạn ☔ Giải Thích Câu Ca Dao Dù Ai Nói Ngả Nói Nghiêng ☔ 7 Bài Hay
Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Hay Nhất – Mẫu 4
Bài văn giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.
Từ ngàn đời nay, dân tộc Việt Nam ta luôn được biết đến với truyền thống đề cao đạo đức, lễ nghi để trở thành những người có văn hóa, đạo đức. Trải qua thời gian, lời nhắc nhở về nếp sống ấy đã được ông cha ta gửi gắm cho thế hệ sau vào trong những câu tục ngữ, thành ngữ. Và câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là một trong số đó. Tìm hiểu về câu tục ngữ sẽ mang đến cho chúng ta bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống.
Có thể thấy, câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ gần gũi, quen thuộc với tất cả mỗi người, Vậy nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào? Trước hết, “lễ” chính là lễ nghĩa, là phép tắc, thể hiện ở cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức, biết trước biết sau, biết kính trên, nhường dưới của con người. Còn “văn” chính là văn hóa, văn chương hay nói rộng ra nó chính là vốn sống, vốn hiểu biết, kĩ năng của con người, giúp mỗi người có thể tham gia các kì thi và đỗ đạt.
Từ cách hiểu đó có thể thấy, câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn khuyên mỗi người việc trước tiên cần phải học đó chính là lễ nghi, là những chuẩn mực đạo đức rồi sau đó mới học văn hóa, mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết, vốn sống của mình. Câu tục ngữ đã nêu ra một bài học đúng đắn, có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với mỗi người. Trong cuộc sống, lễ nghi, đạo đức luôn có vai trò quan trọng hàng đầu, là yếu tố đầu tiên mà mỗi người được dạy dỗ, được học tập trước khi tiếp thu những kiến thức sách vở.
Đạo đức, lễ nghĩa, cách ứng xử là bài học trước tiên mà mỗi người phải học, phải rèn luyện bởi chúng là những yếu tố có vai trò quan trọng hàng đầu trong cuộc sống. Đạo đức, lễ nghi là một trong số những yếu tố quyết định đến thái độ học tập và kết quả của mỗi con người bởi lẽ những người có đạo đức, lễ nghi sẽ biết suy nghĩ trước khi hành động.
Cùng với đó, những người có đạo đức, lễ nghi sẽ biết cách sử dụng kiến thức của mình vào những mục đích tốt đẹp, phù hợp, không đi ngược lại những chuẩn mực văn hóa, đạo đức của truyền thống dân tộc. Chính bởi lẽ đó những việc làm của họ sẽ mang đến hiệu quả cao hơn và họ luôn nhận được sự yêu mến, kính trọng của những người xung quanh.
Song, nếu chúng ta chỉ chăm chú vào học kiến thức, trở thành những con người tài giỏi nhưng lại thiếu đi đạo đức, không biết cách ứng xử phù hợp với những người xung quanh thì tất yếu sẽ không nhận được sự yêu mến của người khác, đồng thời nó cũng sẽ biến ta thành con người thủ đoạn, bởi như Bác Hồ từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.
Như vậy, câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta bài học có giá trị sâu sắc và to lớn trong mọi thời đại. Mỗi người cần biết những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội trước khi học văn hóa, mở rộng kiến thức. Tuy nhiên, không nên chỉ chăm chú vào một vấn đề mà quên đi những yếu tố khác. Phải vừa cố gắng rèn luyện đạo đức vừa không ngừng học hỏi để có thể mở mang tri thức, vốn hiểu biết của bản thân mình.
Trong cuộc sống ngày nay, có nhiều người chỉ chăm chú vào học tập để đạt được điểm cao mà quên đi rèn luyện đạo đức, cách ứng xử, luôn nói tục, chửi bậy. Thật đáng lên án, chê trách trước những con người có hành động như thế. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần phải có ý thức tự giác, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức, cách ứng xử với việc học tập, mở mang kiến thức để trở thành người toàn diện, có ích cho gia đình, xã hội.
Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta những bài học có giá trị to lớn, ý nghĩa đối với mỗi người trong mọi thời đại. Vì vậy, chúng ta phải không ngừng cố gắng rèn luyện đạo đức và học tập để trở thành người có ích.
Đừng bỏ qua 🔥 Giải Thích Câu Tục Ngữ Thất Bại Là Mẹ Thành Công 🔥 15 Bài Hay
Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Đạt Điểm Cao – Mẫu 5
Để viết bài giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn đạt điểm cao, các em học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu đặc sắc dưới đây:
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải có một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệ chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được.
Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn.
Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ.
Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”.
Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Đặc Sắc – Mẫu 6
Đón đọc bài văn giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn đặc sắc được chọn lọc với những thông điệp ý nghĩa qua lời dạy của người xưa.
Từ bao đời nay, ông cha ta luôn nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem lễ nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc còn bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải nằm lòng câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Trải qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quí đối với chúng ta.
Quả thật, học lễ nghĩa đầu tiên là thực sự cần thiết. Chính vì vậy mà từ thuở còn nằm nôi, chúng ta đã được các bà mẹ dạy lễ nghĩa qua từng lời ru qua những câu hát trong dân gian đúc kết bao truyền thống đạo đức to Lớn lên một chút, chúng ta lại được cha mẹ hướng dẫn cho cách xử những điều đơn giản nhất, chẳng hạn lời cảm ơn sau khi được cho quà xin lỗi khi bị vi phạm, dạ thưa với người lớn tuổi, đi phải thưa, về phải trình.
Rõ ràng lễ nghĩa đạo lí hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường. Đến khi đi học, song song với tiếp thu kiến thức, ta cũng vẫn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức kính yêu những người thân, quí mến gần gũi bạn bè, giúp đỡ nhau khó khăn hoạn nạn. Như vậy ở môi trường nào, đạo lí cũng đóng vai trò chủ đạo và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Một đứa con ở nhà không nghe lời vô phép, bất hiếu thì không thể nào trở thành một học sinh tốt và chắc sau này cũng không thể nào là một công dân có ích cho mai sau. Nếu như ai cũng xem thường phép tắc, trật tự thì trước hết, gia đình ấy cũng sẽ mất kỉ luật, không còn kỉ cương, nền nếp.
Gia đình là một tế bào của xã hội, gia như thế thì xã hội sẽ rối loạn. Xã hội rối loạn hỗn độn thì không thể nào văn minh tiến bộ. Cuối cùng là cảnh đất nước thua kém, sa sút mãi không thôi, học đạo lí không bao giờ cũ, cũng không bao giờ hết. Học kiến thức văn ta có thể học mười năm, hai mươi năm. Nhưng học làm người có khi suốt cuộc đời ta vẫn chưa học hết. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời dạy đồng thời cũng là lời cảnh tình vô cùng đúng đắn đối với tất cả chúng ta.
Nhưng thực tế có khi lại khác, bởi đâu phải ai cũng hiểu và thực hiện như thế. Lời dạy vô cùng thiết thực vậy mà đã có một thời chúng ta bỏ quên, không để ý đến. Đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp. Chúng ta không xem trọng cho nên kết quả dẫn đến tình trạng đạo đức thanh thiêu niên học sinh chúng ta càng lúc càng đi xuống.
Thực tế đã có xảy ra bao chuyện trò đánh thầy, con đánh cha mẹ, bè bạn đâm chém giết chóc lẫn nhau. Đáng chê trách hơn là những người xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người. Họ chi lo học vun đắp kiến thức cho bản thân mà không chú ý rèn luyện đạo đức. Họ quên rằng đâu chắc hẳn cứ học giỏi là có đạo đức, phẩm chất cao đẹp, được người đời ngưỡng vọng. Những người dù thất học mà biết giữ lễ nghĩa, đạo đức còn đáng quí hơn kẻ học rộng hiểu cao mà thất đức, vô nhân đạo gấp bội phần.
Nêu rõ vấn đề, mỗi người chúng ta cần phải có hướng đi cụ thể: “Lễ” hôm nay chi có lễ nghĩa đạo đức đơn thuần mà nó còn phát triển cao hơn thành tình yêu thương gắn bó với quê hương đất nước, lòng hi sinh cao cả đối với nhân dân. Chúng ta ai ai cũng mong muốn trở thành người công dân tốt, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Muốn trở thành người công dân tốt, chúng ta cần thiết phải có nề nếp đạo đức. Muốn được như thế thì ngay từ bây giờ chúng ta phải ra công rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân.
Ở mọi hoàn cảnh chúng ta cần ghi nhớ trong tìm lời dạy quí báu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Tóm lại, đạo đức con người là cái đáng quí nhất, đáng trân trọng nhất. Cho nên bài học làm người bao giờ cũng là bài học đầu tiên, bài học phải học suốt cuộc đời cho tất cả mọi người. Để phấn đấu trở thành công dân tốt, hôm nay cạnh “Tiên học lễ, hậu học văn”, chúng ta cần ghi nhớ thêm lời Bác dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
Giới thiệu tuyển tập ☔ Chứng Minh Câu Tục Ngữ Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim ☔ 15 Bài Hay
Bài Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Chọn Lọc – Mẫu 7
Bài giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn chọn lọc sẽ là một trong những tư liệu văn mẫu cần thiết cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Con người trước khi muốn khai phá kho tri thức, cần phải học hỏi lễ nghĩa mới có thể trở thành một người có ích, như người xưa từng nói: “Tiên học lễ hậu học văn”.
Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn nói rằng việc đầu tiên cần phải học lễ nghĩa và sau đó mới học văn hóa. Nhưng ý nghĩa sâu xa và hàm ẩn trong đó chính là lời dạy dỗ đầy sâu sắc. Con người trước tiên cần phải học đạo đức, học lễ nghi để làm một người tốt. Sau đó mới học văn hóa, học những trí thức của nhân loại để làm người có ích.
Bác Hồ đã từng nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng chẳng nên”. Vì vậy trong quá trình học tập và rèn luyện, con người không nên nới lỏng bất cứ một việc nào. Rèn luyện đạo đức phải đi đôi với việc học tập văn hóa.
Từ khi biết nhận thức đến khi trở thành một người công dân thực thụ của đất nước, chúng ta cần rèn luyện, luôn có quá trình đánh giá, tự nhận diện về bản thân và xem xét những yếu tố quan trọng nhất giúp mình trở thành một con người toàn diện hơn. Ngoài việc chú trọng học tập chúng ta cũng không nới lỏng việc rèn luyện đạo đức. Cần ý thức rằng có nhân cách tốt, chúng ta mới thực sự trở thành một con người của xã hội hiện đại này. Một xã hội càng hiện đại sẽ cần có những lễ nghi ứng xử cho phù hợp.
Câu tục ngữ trên rất đúng đắn ở mọi thời đại nó là kim chỉ nam để mọi người học tập và noi theo. Không chỉ đúng ở lứa tuổi học sinh mà nó còn đúng với rất nhiều những đối tượng và thành phần khác trong xã hội này. Chính vì vậy, mỗi người hãy coi câu tục ngữ này là nền tảng, là những bí kíp quý báu để học tập và làm theo. Đó là những điều đã được ông cha ta để lại. Cuộc sống luôn chứa đựng những thử thách và cả những cám dỗ vì vậy nếu chúng ta biết điều chỉnh và hành động đúng đắn chúng ta sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội này.
Có rất nhiều những tấm gương sáng về quá trình rèn luyện đạo đức và học tập văn hóa, nổi bật lên đó là vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam – chủ Tịch Hồ Chí Minh. Người đã rèn luyện đạo đức cá nhân để có thể trở thành một vị lãnh tụ thiên tài của nước Việt Nam. Khi rèn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng người luôn đề cao tinh thần rèn luyện đạo đức cách mạng, ngoài rèn luyện về tri thức.
Bác Hồ luôn luôn coi trọng về đạo đức, người nói “muốn làm một đảng viên tốt trước hết phải là những người có đạo đức tốt”, câu đó quả thật rất đúng đắn chúng ta cần phải rèn luyện bản thân và tu dưỡng đạo đức tốt đẹp trước khi trở thành những người tri thức của thời đại.
Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, ngoài việc học tập chúng ta cũng cần phải rèn luyện bản thân, luôn luôn có thái độ phê phán với những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức bởi đó là những thành phần làm kiềm chế sự phát triển của xã hội.
Câu tục ngữ trên đã để lại rất nhiều bài học quý báu cho mỗi chúng ta. Mỗi người cần học tập và phát huy những giá trị to lớn mà câu tục ngữ đó đã để lại, để trở thành người toàn diện chúng ta không ngừng rèn luyện và tu dưỡng bản thân để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội hiện đại này.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Suy Nghĩ Về Đạo Lý Uống Nước Nhớ Nguồn ☀️ 15 Mẫu Hay
Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Tài liệu văn giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn học sinh giỏi sẽ mang đến những góc nhìn và quan điểm sâu sắc làm sáng tỏ vấn đề ở nhiều khía cạnh.
Xã hội ta từ trước đến nay luôn coi trọng đạo đức của con người. Người có tài và được coi trọng phải luôn đi liền với đạo đức tốt. Hiểu rõ tầm quan trọng của đạo đức tục ngữ có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn.”
Trước tiên, ông cha ta muốn khuyên con cháu đời sau phải rèn luyện, trau dồi lễ nghĩa, đạo đức, nhân cách bản thân ta phải tự hướng ta về những truyền thống đạo đức vốn có từ lâu đời của dân tộc. Muốn trở thành một con người toàn diện, ngoài việc có nhân cách tốt, ta còn phải có trình độ chuyên môn cao, nắm vững khoa học kĩ thuật hiện đại. Vì vậy mỗi chúng ta muốn trở thành người có ích cho xã hội cần phải rèn luyện cả đức lẫn tài, phải có nhân cách cao thượng, có tâm hồn trong sáng và có sự hiểu biết rộng rãi.
Người học sinh ngoài học ở sách vở, phải biết tự học tập kiến thức và rèn luyện đạo đức ngoài cuộc sống, phải biết biến những kiến thức của thầy cô truyền đạt cho mình thành những kiến thức của bản thân để sử dụng và phát huy chính những kiến thức đó sẽ giúp ta rất nhiều trong cuộc sống khi ta tiếp xúc với xã hội.
Đạo đức luôn là yếu tố nhân cách cơ bản của con người. Phẩm chất đạo đức là hướng phấn đấu của con người từ nhỏ đến lớn, từ xưa đến nay khi mới chào đời đến khi bập bẹ những tiếng nói đầu tiên, những bước đi chập chững đầu đời thì con người đã được ông bà dạy dỗ bao lời nói hay, bao cử chỉ đẹp.
Đó chính là tiếng chào hỏi, tiếng dạ thưa đối với người lớn tuổi. Đó chính là những cử chỉ nhường nhịn, hành động bày tỏ tình cảm yêu thương đối với các em nhỏ. Đó chính là lễ mà con người đã được học từ khi chưa bước vào nhà trường, nhân phẩm của một con người đã được học từ khi chưa bước vào nhà trường, chưa bắt đầu học văn.
Phẩm chất đạo đức chính là thước đo giá trị, nhân phẩm của một con người nếu pháp luật là nền tảng kỉ cương của xã hội thì lễ giáo chính là nền tảng vững chắc của môi trường sư phạm. Tôn trọng pháp luật là thước đo một xã hội công bằng văn minh, tôn trọng lễ giáo trong nhà trường là nền tảng đạo đức của người học sinh, là bệ phóng cho tài năng phát triển cao hơn, bay xa hơn.
Con người tốt luôn chú trọng đến việc rèn luyện nhân cách cá nhân. một khi đã trở nên người có phẩm chất, biết tôn trọng giá trị đạo đức thì con người sẽ đem lại những kiến thức, tri thức của mình cống hiến cho xã hội, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng phát triển vững mạnh. Làm được điều đó thì mối tương quan giữa con người và xã hội mới ngày một thân ái, ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau.
Trong xã hội, cuộc sống, con người có thể hạn chế về mặt kiến thức nhưng có phẩm chất đạo đức tốt, biết cách cư xử hòa nhã, thủy chung đối với mọi người xung quanh thì vẫn được mọi người yêu mến, xã hội trọng dụng. Một người học sinh chỉ học khá nhưng lại vui vẻ, đối xử tốt với bạn bè, thì vẫn được bạn bè yêu mến, tôn trọng. Nhưng ngược lại, một học sinh giỏi luôn đứng đầu lớp lại tỏ thái độ ta đây hống hách, khinh người thì bạn bè sẽ ngày càng xa lánh, không yêu mến, giúp đỡ.
Lễ, hiếu chính là nền tảng, là mục tiêu để hướng tài năng của một cá nhân nào đó vào mục đích cao cả, tốt đẹp. Lễ là gốc, văn là ngọn. Nếu gốc không chắc thì làm sao cành lá có thể phát triển tốt tươi. Lễ là nền, văn là nhà. Nếu nền không vững chắc thì làm sao nhà có thể đứng vững được.
Con người trong xã hội nếu không có lễ, biết lễ thì làm sao có thể là một xã hội trong sáng, văn minh được. Lúc ấy tự con người sẽ bị xã hội đào thải. Vì vậy người học sinh phải rèn luyện nhân cách và tài năng để sau này trở thành một công dân tốt trong xã hội. Tiên học lễ, hậu học văn cũng có nghĩa là tôn sư trọng đạo mỗi người trong tập thể học sinh phải nhận thức sâu sắc điều này. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư có Trọng thầy mới được làm thầy.
Ý nghĩa của câu tục ngữ cần được phát huy tác dụng triệt để. Trong nhà trường và xã hội ngày nay, cái xấu đang phát triển, đang có chiều hướng lấn át cái tốt vì chữ lễ chưa được coi trọng. Ngày nay điều đáng sợ là lòng tôn kính thầy cô đã có những biểu hiện xấu. Trong trường, người học trò lại dám đứng ngang nhiên cãi lời thầy cô, dám làm những điều hạ thấp nhân cách của người thầy như báo chí đã phê phán. Thử hỏi có xã hội nào, đất nước nào trên thế giới này lại không xem đạo đức, lễ giáo là nền tảng giá trị.
Ta cần phải ra sức chống lại và loại trừ những cái xấu đang phát triển. Đó chính là những sách báo, phim ảnh xấu xa đang len lỏi dần để đầu độc những tư tưởng vốn trong sáng của người học trò tạo ra khuynh hướng bạo lực đối với thầy cô. Chúng ta cần phê phán nghiêm khắc đối với các học sinh này.
Các biện pháp củng cố lễ nghĩa ở học sinh trong nhà trường của ngành giáo dục đang rất cần phát triển và duy trì để trường ra trường, trò ra trò, thầy ra thầy cho dù xã hội có phát triển đến đâu, nền khoa học kĩ thuật có tiến bộ cách mấy thì đạo đức vẫn là cơ sở để phát triển tài năng, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp. Ta cần học cả lễ lẫn văn. Lễ được hiểu là đức, văn là tài, lễ là cơ sở cho văn phát triển, văn tác động giúp lễ vững bền.
Nếu chỉ học một thứ ta sẽ không làm nên được việc như Bác Hồ đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Thực tế cuộc sống đã chứng minh điều đó. Trong một xí nghiệp, vị giám đốc là một người có nhân cách tốt, hòa nhã, cư xử tốt với mọi người trong xí nghiệp nên ai ai cũng yêu mến, cũng hết lòng làm việc. Nhưng vị giám đốc này không có trình độ chuyên ngôn, hiểu lơ mơ về khoa học kĩ thuật hiện đại thì vẫn không đưa xí nghiệp đó tiến lên ngày càng phát triển.
Ngược lại vị giám đốc đó là một người học cao, có năng lực làm việc, có tài lãnh đạo nhưng kiêu căng, đối xử không tốt với nhân viên nên không được công nhân tận tâm làm việc thì vẫn không đưa xí nghiệp đó tiến lên được. Việc học lễ là việc cả đời người nên ta phải xác định được nơi học lễ.
Ta học lễ ở mọi nơi, mọi lúc, ở những lời nói hay, cử chỉ đẹp, ở những truyền thống, ở những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của dân tộc, trọng thầy, mến bạn, hiếu nghĩa với cha mẹ, cư xử hòa nhã, lễ phép với mọi người xung quanh. Việc rèn luyện lễ của học sinh không chỉ là bổn phận, trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội. Vì sự hình thành tài năng, nhân cách của con người không những chịu ảnh hưởng của nhà trường, thầy cô, mà còn chịu sự chi phối của cha mẹ, anh em, gia đình, bạn bè.
Người rèn luyện lễ nghĩa từ nhỏ tới lớn khi còn là học sinh ta ra sức cố gắng ôn luyện, trau dồi lễ nghĩa, tài năng thì sau này khi lớn lên, ra đời tương lai mới mở rộng, tràn đầy hy vọng. Không có con đường rộng mở cho những ai lẩn tránh đấu tranh (Lỗ Tấn). Một thái độ, một hành vi trái đạo lí, trái với truyền thống tốt đẹp của tổ tiên dù nhỏ cũng hết sức tránh.
Lời răn dạy mà cha ông để lại có ý nghĩa thật sâu sắc. Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức rèn luyện đạo đức và trí tuệ thì xã hội thật tốt đẹp và đáng sống biết bao. Đất nước ta sẽ nhanh chóng trở thành đất nước văn minh giàu đẹp, con người sẽ không phải lo sợ có kẻ xấu hại mình, người khó khăn sẽ được giúp đỡ kịp thời.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Văn Mẫu Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Ý Nghĩa – Mẫu 9
Tham khảo bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn ý nghĩa để rút ra cho mình những bài học sâu sắc về việc tu dưỡng đạo đức và trau dồi kiến thức của con người.
Từ xưa tới nay, lễ nghĩa chính là điều mà ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu phải không ngừng rèn luyện. Và câu tục ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là lời dạy dỗ chứa đựng lời dạy đó.
“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ nằm trong kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc ta. Câu tục ngữ này gồm hai vế tồn tại song song độc lập với nhau, nhưng bổ trợ ý nghĩa cho nhau.
“Tiên học lễ” là gì? “Tiên” là trước hết học lễ nghĩa đạo đức làm người, thể hiện sự quan trọng của việc biết lễ phép, sống đúng đạo đức biết đối nhân xử thế với những người xung quanh là vô cùng quan trọng. Trong phần này cha ông ta muốn nhắc nhở con cháu mình muốn làm người tài giỏi thì trước tiên hãy học làm người tử tế, biết sống hiếu thuận, yêu kinh người bề trên, người có ơn nghĩa với mình.
“Hậu học văn” là gì? “Hậu” chính là sau, thể hiện vị trí thứ hai của việc học văn hóa, học kiến thức so với việc học lễ nghĩa đạo đức là không quan trọng bằng. Con người sống trong xã hội muốn được người khác kính nể, tôn trọng thì cần phải có đạo đức, biết sống theo lễ giáo gia phong. Sau đó mới là học văn hóa, học những điều kiến thức, mang lại lợi ích về kinh tế, thành công trong công việc cho con người. Như vậy, câu tục ngữ trên có ý nghĩa vô cùng to lớn, quan trọng với mỗi con người chúng ta.
Bởi nếu một người có kiến thức vô cùng uyên bác, được đất nước trọng dụng những sáng tạo cống hiến của mình. Nhưng người đó lại không biết cách đối nhân xử thế sao cho đúng giá trị đạo đức, không coi trọng những người lớn tuổi, những người sinh thành dưỡng dục ra mình thì những kiến thức tài giỏi mà anh ta học được cũng không có ý nghĩa gì hết.
Một người có nhân cách tốt, thì mới là người được người ta kính trọng, yêu mến. Một con người dù tài giỏi nhưng không có đạo đức, không có nhân phẩm tốt thì dù có tài tới mấy cũng bị xã hội tẩy chay, bởi thói vô đạo đức của mình không được ai chấp nhận trong cộng đồng.
Đạo đức, lễ nghĩa chính là nền tảng làm nên sự lành mạnh của xã hội. Những con người có phẩm chất đạo đức tốt sẽ được xã hội yêu mến, tạo cơ hội phát triển. Mỗi con người khi sống trong xã hội cần phải tự rèn luyện giá trị đạo đức lễ nghĩa của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, đức xã hội chấp nhận
Câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” muốn khuyên con người ta hãy học cách làm người sống có đạo đức trước khi học văn hóa. Đúng như Bác Hồ từng nói “Người có tài mà không có đức thì cũng là người vô dụng. Con người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Xem nhiều hơn 🌹 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Học Học Nữa Học Mãi 🌹 15 Mẫu Đặc Sắc
Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Sinh Động – Mẫu 10
Để viết bài giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn sinh động, các em học sinh cần đưa vào bài viết của mình những dẫn chứng phù hợp và đa dạng. Tham khảo bài văn mẫu dưới đây:
Tục ngữ đã đem đến cho con người nhiều lời khuyên quý giá. Một trong số đó là câu: “Tiên học lễ, hậu học văn” với bài học quý giá.
Để tìm hiểu rõ hơn về câu tục ngữ này, hãy cùng phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ này ở hiện tại và tương lai. “Tiên”: trước, “hậu”: sau,”lễ” lễ nghĩa, nghi lễ, cách ứng xử trong cuộc sống hằng ngày, tức là những điều cơ bản trong nhân cách làm người, “văn”: tức là văn hóa, là kiến thức.
Ý nghĩa cả câu: Thông qua câu tục ngữ, cổ nhân xưa muốn đề cao nhân cách làm người, nói với tất cả mọi người rằng cần phải coi trọng nhân cách, cách đối nhân xử thế. Nhân cách còn cao hơn cả văn hóa. Đồng thời, câu tục ngữ cũng muốn nói với những người làm nghề giáo viên rằng: dạy học sinh không chỉ dạy văn hóa, kiến thức mà còn dạy cả cách làm người sao cho phải lẽ. Trước khi dạy kiến thức phải rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Học từ tiểu học lên đến THPT, ta đều thấy có một môn học dành cho việc giáo dục nhân cách làm người. Ở tiểu học là môn Đạo đức, ở THCS và THPT là môn GDCD. Ở chương trình học đó, ta có thể thấy ngành giáo dục coi trọng việc giáo dục nhân cách như thế nào. Tư tưởng Tiên học lễ – Hậu học văn là một tư tưởng đúng đắn. Bởi vì con người hoàn hảo là con người phải vừa có nhân cách vừa có văn hóa, kiến thức. Điều trước tiên và cũng là điều căn bản của việc làm người là hình thành nhân cách sống tốt.
Có nhân cách sống trong sạch mới được mọi người kính nể, tôn trọng, nghe theo. Có kiến thức mới làm mọi người kính phục. Vì vậy trước hết là phải học lễ, sau đó mới học văn. Hơn nữa, nhân cách là điều mà ông cha ta từ xưa tới nay rất coi trọng. Vị chủ tịch vĩ đại của dân tộc ta, HCM đã có câu nói rất sâu sắc răng: Người có đức mà không có tài là người vô dụng. Người có tài mà không có đức là người bỏ đi. Đồng thời phê phán những biểu hiện trái ngược, đi ngược lại đạo lí đúng đắn đó.
Trong thời gian gần đây có ý kiến cho rằng: Nên bỏ khẩu hiệu này trên các giảng đường. Nho giáo có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam từ xưa đến nay. Không thể phủ nhận những hiệu quả tích cực từ học thuyết của đạo Khổng đến nhiều thế hệ người Việt trong mấy ngàn năm qua.
Đồng thời, qua từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển văn minh của xã hội, cũng có nhiều phản kháng chống đối lại những áp đặt giáo điều mà xã hội cho là quá cổ hủ, lạc hậu và cứng nhắc. Điển hình trường hợp mới nhất, dư luận đang tranh cãi xem có nên bỏ câu “tiên học lễ hậu học văn” hay không vì nhiều lý do không còn phù hợp với xã hội Việt Nam trong thời điểm hiện nay.
Cốt lõi ý nghĩa của câu khẩu hiệu treo ở các trường tiểu học và trung học được hiểu là giáo dục đạo đức phẩm chất cần được chú trọng trên hết, rồi mới đến giáo dục tri thức tự nhiên và xã hội cho học sinh.
Tiến sĩ Lê Nguyễn Quốc Khang, thuộc thế hệ 7X là thế hệ đầu tiên cắp sách đến trường sau thời kỳ chiến tranh năm 1975, hiện đang công tác trong lĩnh vực giáo dục chia sẻ rằng câu khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” được nhận thức là theo phương châm giáo dục của người xưa thì trước tiên phải học “lễ” là học lễ nghĩa, học cách làm người; còn “văn” là học chữ.
Đơn giản là trước hết học làm người rồi mới học chữ, phải song song với nhau như vậy. Và theo ý riêng của mình, tiến sĩ này sẽ tiếp tục dạy dỗ con cái trong gia đình theo khái niệm mà ông đã ghi nhận và tiếp thu. Ông Lê Nguyễn Quốc Khang lý giải:
“Câu khẩu hiệu này không mới nhưng cũng không bao giờ cũ. Vì người ta nói “có tài mà không có đức thì không làm được gì” mang ý nghĩa như thế. Thật sự bây giờ người ta hay nói và nghĩ từ học “lễ” mang ý nghĩa “lễ nghĩa” kiểu như là tiền bạc này nọ… thì không đúng. Lễ nghĩa là chuyện giao tiếp, văn hóa của con người chứ không phải chuyện “lễ nghĩa” là đi học thì phải đưa tiền cho cô, quà cáp này nọ là sai. Phải dạy cho con hiểu “lễ” là văn hóa, là cách đối xử giữa con người chứ không phải là chuyện vật chất.”
Tuy nhiên, dù có như thế nào đi chăng nữa thì câu tục ngữ ấy vẫn có giá trị tốt đẹp cho tới tận ngày hôm nay. Đây chính là đạo lý mà ông cha luôn cố gắng gìn giữ cho thế hệ con cháu của mình.
Tham khảo văn mẫu ☔ Giải Thích Câu Tục Ngữ Đi Một Ngày Đàng Học Một Sàng Khôn ☔ 15 Bài Hay
Giải Thích Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Ngắn Hay – Mẫu 11
Bài giải thích tục ngữ tiên học lễ hậu học văn ngắn hay dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Có tài mà không có đức là người vô dụng…”. Cũng đồng quan điểm với lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, ông cha ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Có lẽ đây là câu tục ngữ mà khi bước chân vào bất kỳ ngôi trường nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp. Trước hết, cần hiểu được “tiên học lễ, hậu học văn” có nghĩa là việc đầu tiên cần phải học các lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết.
Dân tộc Việt Nam vốn rất trọng lễ nghĩa. Từ khi còn nằm trong nôi nghe lời ru, tiếng hát của bà của mẹ, chúng ta đã được học những lễ nghĩa. Lời ca dao dạy dỗ con người giữ tròn chữ hiếu vẫn còn đó:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Đến khi lớn khôn, chúng ta được cha mẹ và thầy cô dạy dỗ cho từ những điều đơn giản nhất. Từ lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, đến lời xin lỗi khi mắc phải sai lầm. Từ lòng tôn kính những người lớn tuổi, đến sự nhường nhịn các em nhỏ. Hay đó là giữ gìn những truyền thống quý giá của dân tộc như tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết… Tất cả những điều đó đều là những lễ nghĩa cơ bản làm người.
Trong cuộc sống, không phải ai cũng hiểu rõ vai trò của đạo đức, phẩm chất. Nhiều người dù có hiểu biết sâu rộng, am hiểu nhiều lĩnh vực. Ở ngoài xã hội được rất nhiều người trọng vọng. Nhưng khi về nhà lại cãi lại thậm chí đánh đập cha mẹ. Nhiều học sinh nói xấu thầy cô, bỏ học đi chơi, đánh nhau với bạn bè. Cũng có nhiều trường hợp con người sẵn sàng chém giết lẫn nhau vì thù oán… Những hành vi ấy đều thể hiện một con người không có đạo đức, lễ nghĩa.
Con người, ai cũng mong muốn trở thành một người tốt, có ích cho xã hội. Nhưng để có được điều đó, chúng ta cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện đạo đức, nhân cách của bản thân. Trong cuộc sống hiện đại, việc rèn luyện lễ nghĩa, phẩm chất phải luôn đi đôi với việc học tập kiến thức văn hóa.
Như vậy, phẩm chất con người bao giờ cũng tồn tại “đức” và “tài”, “lễ” và “văn” không thể thiếu mặt nào. Mỗi người hãy ý thức được điều đó để có thể hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Bài Giải Thích Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Ngắn Nhất – Mẫu 12
Bài giải thích tục ngữ tiên học lễ hậu học văn ngắn nhất sẽ là tư liệu cần thiết để các em học sinh ôn tập hiệu quả và thực hiện tốt bài viết của mình.
Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.
Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.
Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh. Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.
Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.
Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết. Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.
Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.
Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Mời bạn tham khảo 🌟 Giải Thích Câu Tục Ngữ Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng 🌟 15 Bài Đặc Sắc
Bài Văn Mẫu Giải Thích Câu Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Đơn Giản – Mẫu 13
Tham khảo bài văn mẫu giải thích câu tiên học lễ hậu học văn đơn giản với những luận điểm chính ngắn gọn và rõ ràng để nắm vững kiến thức cơ bản.
Nhân dân Việt Nam từ xưa cho đến nay luôn chú trọng đến lễ nghĩa. Chính vì vậy mà ông cha ta mới có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Câu tục ngữ đem đến bài học ý nghĩa cho con người.
Ở vế câu thứ nhất, “tiên” có nghĩa là trước tiên, còn “lễ” là những lễ nghi hay hiểu đơn giản là cách cư xử của mỗi người trong cuộc sống. Con người sinh ra việc đầu tiên cần phải học chính là cách cư xử với những người xung quanh. Đến về câu thứ hai, “hậu” có nghĩa là sau, còn “văn” ý chỉ vốn kiến thức có được trong các môn học hay bên ngoài xã hội. Như vậy, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ mỗi người việc cần học đầu tiên phải là học cách làm người có đạo đức, nhân cách tốt. Sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa để có thể phát triển bản thân.
Quả thật, khi muốn đánh giá một con người, đôi khi chúng ta không nhìn vào những tấm giấy khen hay những tấm bằng tốt nghiệp. Mà chúng ta đánh giá họ thông qua những hành vi rất nhỏ trong cách giao tiếp, hành xử với những người xung quanh. Nếu “học văn” cung cấp kiến thức cho con người, thì học “lễ nghĩa” sẽ giúp rèn luyện đạo đức, phẩm chất tốt đẹp.
Một người vừa có kiến thức sâu rộng, lại biết cách cư xử sẽ gây được thiện cảm tốt đẹp cho mọi người. Từ đó, con đường đến với thành công của họ sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Họ cũng nhận được nhiều tình yêu thương và cảm thấy hạnh phúc hơn.
Có “văn” mà không “có lễ” cũng giống như có “tài” mà không có “đức”. Điều ấy sẽ gây ra tác hại vô cùng to lớn. Một người dù có học vấn cao, nhưng lại không biết cách cư xử với những người xung quanh sẽ không có được sự kính trọng, yêu thương từ người khác. Thậm chí, họ có thể gây ra những hành vi sai trái, gây nguy hại cho xã hội (đánh nhau, trộm cướp, giết người…).
Chính vì vậy, mỗi người hãy đặt việc rèn luyện đạo đức, nhân cách lên hàng đầu. Trên nền tảng đó mới học tập kiến thức. Nhà trường và gia đình chính là nơi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Phải luôn ý thức được rằng rèn luyện đạo đức luôn song hành với rèn luyện kiến thức.
Như vậy, câu tục ngữ trên đã đưa ra một lời khuyên đúng đắn. Mỗi người hãy coi đó như một kim chỉ nam trong quá trình rèn luyện của bản thân.
Đón đọc 🌜 Giải Thích Câu Tục Ngữ Không Thầy Đố Mày Làm Nên 🌜 15 Bài Hay
Văn Giải Thích Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Luyện Viết – Mẫu 14
Bài văn giải thích tục ngữ tiên học lễ hậu học văn luyện viết không chỉ giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng diễn đạt mà còn mở rộng quan điểm và cách tiếp cận vấn đề.
Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn
Sáu chữ trên không có xa lạ gì với người Việt chúng ta. Chúng đã biến thành những khẩu hiệu nằm trên đầu môi ngọn lưỡi của các nhà sư phạm, của các bậc phụ huynh, của nhiều vị “dân chi phụ mẫu”, và đôi khi cũng là chính sách của nhà nước nữa. Chúng ta cũng không lạ lẫm gì khi mà hầu hết những tác phẩm thi ca kinh điển của những bậc đại nho đều ca tụng và nâng lễ nghĩa lên thành một đức tính, tương đương với tam tòng tứ đức, đôi khi lại còn hơn thế nữa.
Nguyễn Du coi lễ như là quy tắc, trong khi Nguyễn Ðình Chiểu lấy chữ lễ làm nòng cốt của nền tư tưởng đạo đức. Trong Lục Vân Tiên, cụ đồ họ Nguyễn nhắc đi nhắc lại không biết mệt cái chữ lễ mà cụ coi như là khuôn vàng thước ngọc đo cái giá trị làm người. Nói một cách khác, nhà thi sĩ mù lòa chất phác này đồng nghĩa lễ với luân thường đạo lí, và thường thì coi lễ như là nền tảng của đạo đức.
Qua câu thơ “Thôi thôi, ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai”, ta nhận thấy một cách rõ ràng là cụ đồ họ Nguyễn đã đồng hóa lễ trong việc đối xử giữa trai – gái với quy luật “nam nữ thọ thọ bất thân” của thời Hán. Thực ra, cụ đồ Chiểu đã phản ánh cái tâm thức chung coi lễ không khác chi là quy luật của người bình dân Việt: “Cá không ăn muối cá ươn – Con không giữ lễ (nghe mẹ) trăm đường con hư” mà thôi. Thế nên, “tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành một quy tắc tất yếu, suy diễn từ lối nhìn bình dân như vậy.
Lối suy tư coi lễ là lề luật có phải là lối suy tư đại biểu duy nhất của Nho giáo hay không, đây là một điểm đáng được tranh luận. Theo thiển kiến của chúng tôi, quan niệm này chỉ đúng được phần nào, bởi lẽ câu hỏi quan trọng hơn nằm ở sau, đó là, nếu lễ là quy luật, thì đó là quy luật gì? Nếu nó chỉ là pháp luật, hình luật, thì lễ chưa phản ánh được cái lễ nghĩa của người Việt, nhưng nếu lễ là quy luật sống, thì nó mới thực là lễ nghĩa.
Như mọi người đều thấy, ngay từ thời thơ ấu, chúng ta đã được đào tạo phải giữ đạo nghĩa, mà đạo nghĩa thường không phải chi khác hơn là chính lễ nghĩa. Lễ phép, lễ độ, lễ nghĩa, lễ nghi, lễ phục… là những quan niệm, hay nói đúng hơn là những quy luật (codes), những cách thế (manners), những biểu tượng (expressive symbols), những chuẩn mực (criteria) đo lường con người Việt. Chúng ăn sâu vào trong tâm não, chúng nằm chặt trong mạch máu, đến độ chúng ta đồng hóa lễ với giá trị, với nền đạo đức, và với tất cả cuộc sống của người Việt.
Chúng ta đánh giá một người, một phụ nữ, một quan chức, một giáo chức và ngay cả một người học sinh tùy theo hành vi lễ độ, lễ phép của họ. Ta xem họ có giữ lễ và hành vi, ngôn ngữ, cách xử thế của họ có đúng lễ hay không: cha phải ra cha, con phải ra con, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò.
Chúng ta kính trọng một người nào đó cũng là vì họ giữ lễ giữ nghĩa. Chúng ta coi thường những người “vô lễ”, “vô phép, vô tắc”, “vô lương”, những kẻ “bất nghĩa”, “bất tín”, “bất trung”, “bất hiếu”, “bất nhân”, những người mà ta thường đùa cợt cho là người không ra người, ngợm không ra ngợm.
Như vậy, câu “Tiên học lễ, hậu học văn” là một lời khuyên vô cùng đúng đắn. Mỗi người hãy ghi nhớ để có thể hoàn thiện bản thân trở thành một người tốt đẹp hơn. Hãy cố gắng học tập thật tốt để có thể xây dựng nước nhà đẹp hơn, giàu hơn và sánh vai với các cường quốc năm châu.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Tiên Học Lễ Hậu Học Văn Chi Tiết – Mẫu 15
Đón đọc bài văn giải thích câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn chi tiết dưới đây để có thêm cho mình những ý văn phong phú, sinh động và vận dụng vào bài viết của bản thân.
Trong cuộc sống mỗi người chúng ta luôn luôn phải rèn luyện đạo đức và trau rồi thêm những kiến thức quan trọng để bồi đắp cá nhân ngày càng hoàn thiện hơn, như dân tộc ta đã có câu: tiên học lễ hậu học văn”.
Tiên học lễ hậu học văn là truyền thống lâu đời của dân tộc từ xưa đến nay, mỗi chúng ta cần phải hiểu biết về nó để từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn. Tiên thường để chỉ những điều trước tiên cần phải làm, hậu đó là những điều sau đó, tiên học lễ hậu học văn đơn thuần nói về những lễ nghi và những văn hóa ứng xử của con người. Tiên học lễ hậu học văn đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay.
Từ xưa đến nay câu tục ngữ này đã được ông cha ta đúc kết và tạo thành những kinh nghiệm sống có giá trị bởi lẽ muốn trở thành những con người có ích cho xã hội trước tiên chúng ta phải là những con người có đạo đức và có văn hóa, nhưng vấn đề đạo đức vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, như chúng ta đều thấy lễ nghi và phép tắc là những chuẩn mực vô cùng quan trọng để làm nên một xã hội công bằng văn minh và hiện đại.
Những điều đó không chỉ cho con người chúng ta những bài học quý giá và có giá trị nhất, nó còn làm nên nhiều những ý nghĩa khác nhắc nhở mỗi chúng ta nên phải học hỏi và tu dưỡng bản thân. Trước tiên cần phải học hỏi lễ nghi làm người, sau đó cần phải biết cách ứng xử cho phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội đặt ra.
Như chúng ta đều được biết trong quãng thời gian chúng ta đi học, chúng ta luôn luôn được học bộ môn đạo đức đó là bộ môn giáo dục cho chúng ta cách làm người đúng đắn và cần phải có những cách ứng xử và cách thể hiện cho phù hợp, giáo dục đạo đức con người không chỉ luôn được đề cao mà nó trở thành một lĩnh vực rộng lớn mà chúng ta luôn luôn phải học hỏi và rèn luyện bản thân.
Muốn trở thành những con người có ích cho xã hội bản thân chúng ta cần phải luôn luôn trau dồi về đạo đức và về mặt ứng xử của mình, đó là những điều mang lại những ý nghĩa tuyệt vời nhất, giá trị về đạo đức luôn luôn được đề cao, trước tiên khi rèn luyện và trau dồi về mặt văn hóa chúng ta phải trở thành những con người có đạo đức, nắm được những điều mà cuộc sống này đang dành cho chúng ta, làm được điều đó thì cuộc sống của chúng ta mới thực sự có giá trị và có ý nghĩa to lớn.
Trong cuộc sống đạo đức là một vấn đề rất rộng lớn đó là những phẩm chất và những quy tắc ứng xử của con người, những chuẩn mực đạo đức luôn luôn được coi trọng và rèn luyện mạnh mẽ hơn, giá trị của nó vô cùng to lớn và để lại cho chúng ta những điều có giá trị và cần thiết nhất.
Tiên học lễ hậu học văn là câu tục ngữ vô cùng có ý nghĩa từ xưa đến nay, nó vẫn luôn đúng và để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ và cách xem xét lại chính bản thân của mình, những điều đem lại giá trị cho cuộc sống này, là con người biết cư xử với nhau như những người có đạo đức và có văn hóa như vậy cuộc sống của chúng ta mới thực sự được văn mình và nó tạo điều kiện để chúng ta phát triển một cách mạnh mẽ và linh hoạt nhất.
Trong sự phát triển của con người ngoài kiến thức là những điều cực kì quan trọng để giúp cho chúng ta có nhiều hiểu biết và ngày càng nâng cao trình độ văn hóa của mình lên, thì đạo đức luôn luôn được đặt lên hàng đầu, để trở thành những con người có đạo đức và có văn hóa tốt chúng ta cần phải tuân thủ những quy tắc và những chuẩn mực mà xã hội quy định. Luôn luôn rèn luyện tinh thần phê và tự phê cho bản thân để từ đó cải thiện lại chính bản thân mình một cách có giá trị và có ý nghĩa nhất.
Những lễ nghi văn hóa đó sẽ góp phần hoàn thiện bản thân mỗi con người từng ngày, những người có đạo đức sẽ góp phần làm cho nhân phẩm của họ ngày càng được nâng cao, và họ sẽ có những phép ứng xử phù hợp với tất cả mọi người trong xã hội này, quan hệ giữa con người với con người trong xã hội ngày càng phải được cải thiện và trau dồi một cách có giá trị, chính những điều đó làm nên những điều tuyệt vời nhất trong bản thân họ.
Giống như trong cuộc sống chúng ta thấy giá trị về đạo đức và nhân phẩm của mỗi con người luôn luôn được đánh giá cao, nó trở thành những thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mình, luôn luôn rèn luyện và trau dồi bản thân từ đó chúng ta sẽ thấy cuộc đời này có nhiều ý nghĩa và nó tươi đẹp hơn.
Những điều mang lại những ý nghĩa tốt đẹp nhất sẽ luôn luôn tồn tại và nó trở thành những thứ thiết yêu và quan trọng cho mỗi con người, giá trị niềm tin và những thử thách luôn luôn được đặt ra cho con người, nhưng khi con người có đạo đức thì những điều đó không làm cho họ bị gục ngã, và họ vẫn vượt qua nó một cách nhanh chóng và có giá trị hơn, mỗi người chúng ta nên rèn luyện bản thân và trau dồi những điều cần thiết nhất để từ đó tạo nên niềm tin giá trị và sự quý giá biết bao cho mỗi con người.
Ngàn đời nay dân tộc ta vẫn luôn luôn coi trọng đạo đức và nó trở thành những điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người biết làm nên những điều có giá trị và ý nghĩa của nó để lại cho con người cũng vô cùng qua trọng và mang những ý nghĩa thiết yếu và mạnh mẽ nhất.
Cha ông từ luôn mong muốn chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội, những con người có đạo đức để trở thành những người biết cách cư xử và ứng xử với mọi người, những điều đó không chỉ làm nên những giá trị cao đẹp mà nó để lại cho con người những giá trị cao quý và mạnh mẽ nhất.
Mỗi người chúng ta đang ngày càng được cải thiện đều đó trong những mối quan hệ hàng ngày, biết ứng xử cho hợp tình và đúng chuẩn mực phải là quá trình rèn luyện và trở thành những con người thực sự có ý nghĩa, những điều mà chúng ta đang làm đều có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của chúng ta, từ những cách cư xử với mọi người và những phẩm chất luôn có trong mình để đối đãi với người khác nó được đánh giá là một con người có văn hóa và có đạo đức.
Song hành với quá trình rèn luyện đạo đức cho bản thân mỗi người cũng nên trau dồi những vốn kiến thức để cho tâm hiểu biết của chúng ta được sâu rộng hơn, không ngừng học hỏi và phát triển bản thân mỗi ngày.
Như ông cha ta đã có câu muốn biết phải hỏi muốn giỏi phải học, để trở thành những con người có đạo đức có văn hóa chúng ta phải học hỏi và tạo điều kiện cho bản thân mình có những điều kiện cần thiết để mở mang vốn tri thức của bản thân, giá trị về niềm tin trong cuộc sống sẽ luôn luôn được mở rộng và nó thực sự trở thành những điều thiết yêu và phát triển mạnh mẽ trong bản thân mỗi người. Những người có kiến thức rất sâu rộng nhưng đạo đức của họ thấp thì cũng không được xã hội này coi trọng và họ cũng bị xã hội đào thải.
Chúng ta cần phải không ngừng học tập tu dưỡng đạo đức và văn hóa cho bản thân có như vậy chúng ta mới trở thành những con người có giá trị được xã hội công nhận và được dành nhiều tình yêu thương nhiều hơn.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí 🌼 15 Mẫu Hay