Trung Thực Là Gì, Biểu Hiện, 15+ Ví Dụ, Dẫn Chứng Về Lòng Trung Thực Hay. Cùng SCR.VN Tìm Hiểu Sâu Hơn Về Đức Tính Tốt Đẹp Này Bên Dưới.
Tính Trung Thực Là Gì ?
Tính trung thực là một phẩm chất đạo đức quan trọng, thể hiện sự ngay thẳng, thật thà và luôn nói lên sự thật. Người trung thực không gian dối, không làm những điều trái với sự thật và luôn tôn trọng lẽ phải
Biểu hiện của tính trung thực:
- Không phóng đại: Chỉ nói những gì là sự thật, không thổi phồng sự việc.
- Giữ lời hứa: Luôn thực hiện những gì đã hứa, ngay cả khi gặp khó khăn.
- Nhận lỗi khi sai: Sẵn sàng thừa nhận sai lầm và học hỏi từ chúng.
- Không biện hộ: Không đổ lỗi cho người khác khi mọi việc không như ý muốn
Vai trò của tính trung thực:
- Xây dựng niềm tin: Người trung thực luôn được người khác tin tưởng và tôn trọng.
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp: Trung thực giúp xây dựng mối quan hệ bền vững và chân thành.
- Phát triển bản thân: Sống trung thực giúp bạn có một cuộc sống lành mạnh và tích cực hơn
Chia sẽ thêm bạn những ❣️ Ca Dao Tục Ngữ Về Tính Trung Thực ❣️ Ý Nghĩa
Ý Nghĩa Của Trung Thực
Là một người Việt Nam thì chúng ta cần phải biết sống đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội, làm những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống. Sau đây SCR.VN chia sẽ đến bạn một số ý nghĩa khi sống trung thực trong cuộc sống.
- Nếu bạn sống trung thực thì luôn bạn sẽ luôn nhận được sự tin tưởng trong lòng người khác.
- Bạn sống trung thực có nghĩa là bạn đang nuôi dưỡng các giá trị đạo đức tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại.
- Cuộc sống trung thực sẽ giúp bạn duy trì và phát triển các mối quan hệ của bản thân với mọi người xung quanh, bởi vì đối phương sẽ cảm thấy an tâm, dễ chịu.
- Sống trung thực sẽ làm cho bạn cảm thấy yên bình trong tâm hồn, không cần phải suy tính quá nhiều lý do để che giấu sự thật hay phải cố gắng làm hài lòng một ai.
- Bạn sẽ luôn nhận được sự kính trọng và sự yêu quý của người khác.
- Khi bạn rèn luyện được tính trung thực thì có nghĩa bạn là người dũng cảm khi dám đứng lên nói sự thật, đập tan những mưu đồ dối trá.
Những Biểu Hiện Của Trung Thực
Một người có đức tính trung thực sẽ có những biểu hiện như sau.
- Người sống trung thực là người không đề cao bản thân, luôn ỏ ra khiêm tốn, không nịnh bợ người khác để nói những điều tốt đẹp để tìm kiếm lợi ích cho bản thân.
- Là người sống ngay thẳng, thật thà, biết nhận lỗi nếu mình làm sai, dung cảm đối diện sửa lỗi và nghe lời khuyên của mọi người.
- Người trung thực luôn làm điều đúng đắn kể cả trong buôn bán, kinh doanh, không gian lận như bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc, những sản phẩm pháp luật cấm kinh doanh gây ảnh hưởng xấu đến khách hàng.
- Không bao che cho những việc làm sai trái từ người khác.
- Một người trung thực luôn thực hiện theo nguyên tắc của bản thân dù quyền lợi trước mắt có lớn thì lòng vẫn kiên định.
- Sống trung thực là luôn biết giữ lời hứa với người khác.
Tìm hiểu rõ hơn về trung thực qua những 🍉 Dẫn Chứng Về Lòng Trung Thực, Thật Thà 🍉
15 Ví Dụ Về Lòng Trung Thực Hay Nhất
Sau đây SCR.VN chia sẽ đến bạn 15 Ví Dụ Về Lòng Trung Thực hay nhất.
Tấm Gương Về Trung Thực Hay – Mẫu 1
Hôm nay, Huy lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo.
Cậu bước vào một sảnh của quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn:
– “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”.
Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.
Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đen ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:
– Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.
Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu.
– Chú đánh giày hết hai mười ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ. – Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.
Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?”
Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu. Vị khách tiếp lời:
-“Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon.”
Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.
Câu Chuyện Về Trung Thực Ngắn Hay – Mẫu 2
Những ngày gần cuối thu, thời tiết se lạnh hơn nhưng trái tim thầy và trò trường PTDTNT ATK Sơn Dương lại được sưởi ấm bởi những việc làm thật đáng trân trọng của nhiều em học sinh trong nhà trường.
Tấm gương tiêu biểu đầu tiên phải nhắc đến là em Nghiên Ngọc Tú, học sinh lớp 6B. Chiều ngày 29/9/2020 khi đang chơi ở sân trường, em Tú có nhặt được 150.000 đồng. Đối với một học sinh nhỏ tuổi, số tiền ấy khá lớn nhưng ngay lập tức, em Tú cầm nguyên số tiền đi tìm thầy giáo trực quản sinh.
Gặp được thầy, em kể lại chi tiết sự việc nhặt được tiền và mong thầy nhanh chóng tìm ra người bị mất tiền để trả lại. Gương mặt cậu bé dân tộc Tày hiền hậu và đáng yêu biết bao! Được biết, gia đình em Tú thuộc gia đình có công với cách mạng, với việc làm này, em Tú đã góp phần tiếp nối được truyền thống cao đẹp của gia đình, phát huy đức tính trung thực, thật thà của con người Việt Nam.
Hành động đẹp của em Tú lan tỏa tới toàn bộ học sinh trong nhà trường, những ngày sau đó có nhiều hơn những tấm gương “Người tốt việc tốt” như các em Em Lê Phan Bình Minh, lớp 6A, Em Ma Anh Thư, lớp 7A, Em Trần Thị Ngân, lớp 12A nhặt được tiền và đồ dùng có giá trị, đều mang đến báo với các thầy cô giáo làm nhiệm vụ trực quản sinh để tìm và trả lại cho người mất.
Những bài văn viết về 👉 Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Trung Thực 🔔[HAY NHẤT]
Dẫn Chứng Về Tính Trung Thực – Mẫu 3
Chuyện kể rằng khi còn ở chiến khu Việt Bắc, thấy Bác làm việc căng thẳng quá, Văn phòng đề nghị Bác có những buổi chiều đi dạo thư giãn và nghỉ ngơi. Có khi Bác tập võ, có khi Bác tập bóng chuyền, có khi Bác đi câu cá.
Một lần, Bác đi câu cá ở bờ suối cùng một chiến sĩ trẻ đi theo cùng ngồi câu cá với Bác để bảo vệ Bác. Khi về, Bác bảo người chiến sĩ trẻ mang giỏ cá câu được vào nhà bếp để các cô cấp dưỡng làm cơm cho cả cơ quan Bác, cháu cùng ăn. Vào nhà bếp, thấy mấy em gái xinh xắn, cậu chiến sĩ ta bắt đầu tán, quên hết lời Bác dặn và hứng lên nói
-“Anh tặng các em giỏ cá anh câu, Bác đi chơi chứ Bác có câu được con nào đâu”.
Chuyện này có thể cho qua, vì là thanh niên, nhất là đứng trước mặt những em gái xinh xắn cũng là dễ hiểu. Nhưng nếu không sửa thì thành lỗi về đạo đức, tức là nói sai sự thật, là không trung thực, cho nên Bác sửa. Bác sửa rất khéo. Bác biết chuyện người chiến sỹ nói với các cô cấp dưỡng, mà Bác coi như không biết.
Hôm sau, hai bác cháu vẫn đi câu cá bình thường như không có chuyện gì xảy ra, nhưng câu được con nào, Bác lặng lẽ cấu đuôi con đó đi để đánh dấu. Sau đó, Bác bảo hôm nay Bác hơi mệt nên về sớm một chút. Tưởng Bác mệt thật, người chiến sỹ đưa Bác về. Đến một bãi cỏ xanh bằng phẳng, Bác bảo nghỉ một lát cho đỡ mệt và Bác nói:
– “Hai bác cháu mình thử chia cá xem ai được nhiều hơn, con nào của Bác, Bác đánh dấu rồi đấy, còn lại chắc là của chú câu phải không”.
Bác rất thấu hiểu tâm lý, ở đời có tật giật mình nên Bác hỏi rất hóm hỉnh. Vừa nói, Bác vừa nhìn mặt người chiến sĩ trẻ đang đỏ mặt vì xấu hổ. Người chiến sĩ trẻ rất thấm thía, tự nhủ về sau chớ có dại mồm, dại miệng như thế nữa. Bác sửa lỗi như thế, không nhiều lời, không đao to búa lớn mà thấm thía vào tận gan ruột.
Ví Dụ Về Trung Thực Trong Học Tập Lớp 4 – Mẫu 4
Hôm ấy là ngày kiểm tra học kì môn Toán. Ngọc đọc đề bài và chỉ làm được một câu duy nhất. Ngọc cắn bút đọc đi, đọc lại đề bài, không có một tý kiến thức nào lóe lên trong đầu. Ngọc không đổi được đơn vị, không biết toán giải làm mấy bước tính. Cả cái hình vẽ tam giác, tứ giác cũng rối mù, rối tinh lên.
Ngọc nhìn xung quanh: các bạn cắm cúi viết, đưa tay nhẩm tính. Chỉ có mình Ngọc ngơ ngác, dốt đặc. Ngọc chưa biết tính sao thì một tờ giấy tròn vo lăn nhẹ dưới chân. Ngọc nhặt viên giấy, mở ra. Đầu trang giấy là dòng chữ: “Bạn viết nhanh lên. Sắp hết giờ rồi!”, dưới đó là bài giải đề bài đang kiểm tra.
Thế này là tốt hay tệ đây? Ngọc tự hỏi mình rồi quyết định gấp tờ giấy vuông lại. Ngọc không thể trả lại tờ giấy được vì thầy giáo thấy thì Ngọc thi sẽ phạt. Hồi lâu, chuông báo hết giờ vang lên. Ngọc nộp bài làm chỉ có một câu của mình rồi thu xếp ra về. Đóng cặp lại, ngẩng đầu lên, Ngọc thấy Hùng đứng trước bàn mình.
Hùng hỏi:
– Bạn chép kịp không?
Ngọc chia tờ giấy gấp vuông đưa trả lại cho Hùng nói nhỏ:
– Cảm ơn bạn nhưng mình không chép một câu nào cả. Mình làm được câu tính cộng mà thôi!
Hùng tròn mắt:
– Bạn sẽ không đạt điểm tốt trong kì thi.
Ngọc gật đầu:
– Mình sẽ tự học và phải học chăm chỉ. Còn đến ba kỳ thi nữa cơ mà.
Bài kiểm tra lần ấy Ngọc chỉ đạt một điểm và một dấu chấm hỏi. Anh trai Ngọc suýt cho Ngọc một trận đòn dữ. Ngọc chỉ nói rất nhỏ:
– Em xin hứa sẽ tự học chăm chỉ.
Ngọc bắt đầu học và làm bài tập từ tiết đầu của năm học. Chỗ nào không hiểu Ngọc hỏi anh trai Ngọc. Ba lần thi sau. Ngọc đều đạt điểm mười.
Chuyện xảy ra từ hồi Ngọc học lớp ba. Cái điểm một lần thi ấy làm các bạn thắc mắc, có bạn cười nhạo Ngọc. Riêng Ngọc, Ngọc vui vì mình đã quyết định đúng theo lời cô giáo dạy: “Phải trung thực khi làm bài!”.
Top 🥳️ Viết Đoạn Văn Về Tính Trung Thực 🥳️[XUẤT SẮC NHẤT]
Ví Dụ Về Tính Trung Thực Trong Kinh Doanh – Mẫu 5
Có một nhà buôn nọ không bao lâu trở nên giàu có. Chẳng ai biết họ làm ăn thế nào, đành cho là người ta có hồng phúc. Thực ra là phường mua gian bán lận. Họ chế ra một cái cân, cán rỗng, trong đổ mấy giọt thủy ngân, hai đầu bít đồng, trông bề ngoài y như trăm nghìn cái cân khác.
Thành ra, họ muốn cân giả cũng được, muốn cân non cũng được; cân già thì nghiêng cán cân về đằng quả cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía ấy, cân non thì nghiêng cán cân về đằng đĩa cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía này. Cũng cái cân ấy, khi bán hàng thì khác mà khi mua hàng lại khác, bao giờ phần lợi cũng về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chảy:
– Thì các ông, các bà cứ xem mặt cân! Nó có thiên vị ai đâu! Chúng tôi buôn ngay bán thật, chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cái thói lừa đảo, buôn năm bán mười! Tội để cho ai! Giàu như thế có bền đâu!
Vợ chồng nhà ấy có hai đứa con trai, mặt mũi kháu khỉnh đáo để. Một hôm, chúng đau bụng rồi lăn đùng ra chết cả hai. Hai vợ chồng rầu rĩ than vắn thở dài, nghĩ bụng chắc mình ăn ở thất đức nên trời báo. Một hôm, họ cùng nằm mơ thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, mặt mũi phương phi, đến mắng:
– Chúng mày buôn bán lừa lọc, quen thói gian tham. Chúng mày che được mắt người trần, chứ không che được mắt Thần, Phật. Chúng mày sớm biết mà sám hối, ăn ở thật thà, lo làm điều hay điều tốt thì Trời sẽ ngoảnh mặt lại, cho chúng mày hai đứa con khác mà nối dõi.
Tỉnh dậy, hai vợ chồng ngồi bàn đi bàn lại, chần chừ hồi lâu rồi quyết bỏ cái cân tai ác ấy bằng cách đem chẻ cân. Khi chẻ ra, họ thấy trong cán cân có mấy giọt máu đỏ tươi.
Ví Dụ Về Trung Thực Trong Công Việc – Mẫu 6
Năm Huệ học lớp 2, để có tiền nuôi Huệ và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ Huệ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị Huệ bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.
Mẹ Huệ kể:
Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.
Mẹ Huệ nhắc lại lần nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi:
– Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ
Mẹ Huệ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: “Gửi con gái”.
Mẹ Huệ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.
Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên:
– Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.
Mẹ Huệ cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo:
– Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.
Mẹ Huệ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với Huệ bài học nhưng Huệ biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá.
Ví Dụ Về Trung Thực Trong Kế Toán – Mẫu 7
Một hôm, cậu con trai Gregory (khi đó mới 5 tuổi) của anh Nicholas khi cùng bố đi dạo trên đường phố Nhật Bản đã nhặt được đồng xu 100 yên (trị giá khoảng bằng khoảng 1USD). Lúc này anh Nicholas quyết định làm theo cách của bố mẹ Nhật là đưa con đến đồn cảnh sát địa phương để trình báo. Dù không thích và không muốn làm theo nhưng Gregory vẫn làm theo lời bố.
Khi đến đồn cảnh sát, bố con Nicholas đã được đón tiếp bởi một cảnh sát trẻ tuổi. Anh ta đã hỏi rất tỉ mỉ về nơi cậu bé nhặt được đồng xu, thời gian, thông tin về nơi ở của Gregory, vị trí chính xác ở công viên Arisugawa – nơi đồng xu được tìm thấy.
Sau đó, anh gọi điện thoại cho ai đó rồi thông báo tỉ mỉ sự việc, gắn số quản lý cho đồng xu được tìm thấy. Cuối cùng anh quay sang nhìn Gregory và ca ngợi sự thật thà của cậu bé, đưa một tờ giấy chứng nhận và nói rằng đồng xu này sẽ thuộc về bố con anh nếu sau 6 tháng không ai đến nhận.
Và cậu bé Gregory bước ra khỏi đồn cảnh sát với gương mặt rạng rỡ, đầy tự hào, còn anh Nicholas thì hoàn toàn bị thuyết phục bởi cách cư xử của người Nhật.
Ngày sau, Gregory tiếp tục nhặt được đồng 10 yên khi cùng bố đi từ trường mẫu giáo về nhà. Lúc này, Gregory liền bảo bố: “Đến đồn cảnh sát nào bố ơi” với tâm trạng đầy phấn khích, tự nguyện.
Xem thêm những mẫu🎃 Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Trung Thực 🎃 [TIÊU BIỂU]
Ví Dụ Về Trung Thực Trong Cuộc Sống – Mẫu 8
5 giờ chiều, sau tiếng chuông tan sở vang lên, mọi người hối hả ra về. Tối nay, tôi chưa có kế hoạch gì nên cứ thủng thẳng mà đi, chẳng vội gì. Tôi rất thích thả bộ một chút, ngắm phố phường tấp nập người xuôi ngược. Nắng đã nhạt, gió vờn nhẹ trên lá cây, chỉ có con đường bận rộn.
Tôi đang mơ màng thì chợt có một tiếng mời cất lên sát bên “Chú ơi, chú mua giùm con đi chú”.
Trông sang, một bé gái chừng 10 – 12 tuổi, đầu đội một cái rá bên trong có 2 củ khoai luộc, mặt mũi lem nhem mồ hôi, giọng thảng thốt:
– “Chú mua giùm con với, không về dượng con đánh chết”.
Tôi nhìn đứa bé, mắt nó đỏ hoe, tội nghiệp thật.
– “Bao nhiêu cháu?” – Tôi hỏi nhỏ.
– “Năm ngàn chú ạ, chú mua giùm con nha chú”
Cả giọng nói, cả anh mắt của nó như loé lên niềm hy vọng. Tôi cầm 2 củ khoai rồi đưa cho nó tờ 50 ngàn đồng và bảo:
– “Chú cho con này, mau về đi”.
Con bé buồn bã nói:
– “Con không có tiền thối và cũng không giám nhận tiền của chú vì về nhà dượng con kiểm tra thấy dôi tiền ra lại cho là những ngày trước con đã giấu tiền đi sẽ đánh con đau lắm”.
– “Thì con cất riêng 45 ngàn đi” – tôi bày vẽ cho nó.
– “Không được đâu chú ạ, tính con trung thực, có thế nào nói thế đó, còn dượng con thì không tin đâu” – con bé mở tròn đôi mắt nhìn tôi.
Đến lượt tôi bối rối, nước mắt chực trào ra, đưa cho nó 5 ngàn đồng rồi bước đi. Tôi cầu mong và tin rằng “Đứa bé này rồi sẽ có một cuộc đời hạnh phúc bởi lòng trung thực của nó”.
Ví Dụ Về Trung Thực Tuyệt Đối – Mẫu 9
Tuần trước, trường Lan phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Lan đã làm được một việc tốt là nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất.
Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, Lan nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Lan nhặt lên rồi vừa đi chầm chậm, vừa đưa mắt tìm kiếm chủ nhân của nó..
Một lúc lâu sau, vẫn không thấy ai. Lan đoán người đánh rơi chiếc túi đã đi xa hoặc không biết là mình đánh rơi. Mà nếu biết, chắc giờ này họ đang loay hoay tìm trên những đoạn đường đã qua.
Người ấy là ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi ấy đựng những gì? Thế nào lại chẳng có tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc? Bao câu hỏi cứ dồn dập hiện lên trong óc Lan. Lan đưa mắt nhìn quanh lần nữa.
Những người chạy xe máy hay xe đạp trên đường không một ai chú ý tới Lan đang ngơ ngác với chiếc cặp trên vai và chiếc túi lạ trên tay.
Lan nghĩ ngợi, phân vân mãi: Trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua áo quần mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, Lan thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Bỗng dưng, tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động như văng vẳng đâu đây: “Các Lan hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…”.
– Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!
Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là Lan nộp cho các chú công an.
Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chỉ có một chú trực ban. Thấy Lan ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:
– Có chuyện chi đó cháu?
– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đLan nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!
Đỡ chiếc túi từ tay Lan, chú tươi cười xoa đầu Lan rồi bảo:
– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu mình xLan trong này có những gì để còn ghi vào biên bản nhé !
Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai triệu tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu cầu Lan ghi tên và địa chỉ xuống phía dưới.
Sáng thứ hai tuần sau, Lan được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách Đội tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến Lan vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình Lan tiếp một người khách lạ.
Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cảm ơn Lan mãi và tặng Lan một trăm ngàn để mua sách vở hoặc đồ chơi nhưng Lan nhẹ nhàng từ chối.
Ba mẹ Lan rất mừng vì Lan biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với Lan là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây Lan vẫn thấy vui.
Ví Dụ Về Tính Trung Thực Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Mẫu 10
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về lòng trung thực, trách nhiệm với mình, với người, với việc, thể hiện trong tư tưởng và lẽ sống của Người. Từ tấm lòng yêu nước, Người xác định trách nhiệm của mình là phải cứu nước và suốt đời phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng đó.
Toàn bộ cuộc đời của Bác là sự thống nhất giữa mục tiêu, lý tưởng và hành động; giữa tư tưởng đạo đức và thực hành đạo đức cách mạng, đạo đức làm người. Tấm gương trung thực của Hồ Chí Minh thể hiện rõ ràng, xuyên suốt trong lẽ sống và lối sống của Người đó là: Phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân.
Tấm gương trung thực của Bác thể hiện trong lối sống trung thực, giữ chữ tín, trọng danh dự, lời nói đi đôi với với làm và nêu gương, làm gương trước. Theo Bác, sự trung thực, trách nhiệm còn là sống giản dị, thanh bạch và khiêm tốn.
Người sống trong ngôi nhà của người công nhân từng phục vụ Toàn quyền Pháp thời trước đó; mặc áo vá vai, đi dép cao su, dùng loại ô tô đơn giản nhất, dùng chiếc quạt bằng lá cọ dân dã, bữa ăn đạm bạc với tương cà rau muống quê hương…
Trong quá trình cách mạng, có lúc Đảng, Nhà nước phạm phải sai lầm, khuyết điểm. Khi đó, với tinh thần trung thực, dám chịu trách nhiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đứng lên, thay mặt Đảng, Chính phủ xin lỗi nhân dân.
Trong thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành, Người đã nêu lên những khuyết điểm, sai lầm của Đảng trong việc đoàn kết nông thôn, việc chấn chỉnh tổ chức, trong chính sách thuế nông nghiệp.
Top Những Bài 😘 Nghị Luận Về Tính Trung Thực 😘 Hay
Ví Dụ Về Trung Thực Tiêu Biểu – Mẫu 11
Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.
Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.
Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:
-Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?
Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:
-Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!
Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:
-Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.
Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:
– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.
Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:
-Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:
-Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ
Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:
-Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!
Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
-Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày.
Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
-Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.
Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ.
Ví Dụ Về Lòng Trung Thực Đặc Sản- Mẫu 12
Thầy Chu Văn An (1292-1370) là một nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng là người cương trực không màng danh lợi.
Ông ra làm quan thời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV),chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần (Thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học và viết sách.
Ông có rất nhiều học trò đỗ đạt làm quan to trong triều đình. Song họctrò của ông nếu mắc lỗi vẫn có thể bị ông thẳng thắn phê bình. Ông nổi tiếng về tính cách khảng khái và cương trực, là người thầy đạo cao đức trọng, xứng đáng là “Vạn thế sư biểu”của muôn lớp học trò người V
Ví Dụ Về Trung Thực Ấn Tượng – Mẫu 13
Ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia:
– “Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này”.
Người quản gia trả lời:
– “Tôi phải hỏi ý kiến bà chủ đã”.
Bà chủ là một quý bà hà tiện, bà nói:
– “Hãy cho ông lão tội nghiệp một ổ bánh mì. Một thôi nhé. Đưa bánh ngày hôm qua ấy”.
Ông lão trở về gốc cây nơi trú ngụ cả ngày lẫn đêm, ngồi xuống lôi ổ bánh vừa xin được ra ăn. Đột nhiên, răng ông cắn phải vật gì đó rất cứng. Ông lão hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai.
– “Mình thật may mắn!”, ông lão nghĩ thầm.
– “Mình bán chiếc nhẫn này đi và sẽ có đủ tiền trong một thời gian dài”.
Thế nhưng, lòng trung thực của ông lão ngay lập tức ngăn ý định đó lại:
– “Không, ta sẽ tìm chủ nhân của chiếc nhẫn và trả lại cho họ”.
Bên trong chiếc nhẫn có khắc hai chữ “J. X”. Ông lão liền đi thẳng đến cửa hàng và tìm hỏi cuốn niên giám điện thoại. Cả thị trấn chỉ có mỗi một gia đình có tên bắt đầu bằng chữ “X”: gia đình Xofaina.
Quyết tâm sống trung thực, ông lão vội đi tìm nhà Xofaina. Và rất bất ngờ vì đó chính là gia đình đã cho ông ổ bánh. Ông nói với người quản gia:
– “Tôi tìm thấy chiếc nhẫn vàng trong ổ bánh ngài mới cho tôi”.
Bà chủ vui mừng khôn xiết:
– “May quá, tìm được chiếc nhẫn bị mất tuần trước rồi. Ta đã làm rơi nó khi coi thợ nhào bột làm bánh. Chữ ‘J.X’ là tên viết tắt tên của ta, Josermina Xofaina”.
Sau một hồi suy nghĩ, bà chủ nhà nói:
– “Hãy cho ông lão tội nghiệp đó bất kỳ cái gì ông ấy muốn, miễn là đừng đắt quá”.
Ông quản gia quay qua hỏi ông lão:
– “Vì hành vi cao thượng, ông muốn nhận được phần thưởng gì?”.
Ông lão ăn xin nói:
– “Cho tôi một ổ bánh mì! Thế là đủ cho tôi rồi”.
Thấy ông không có lòng tham, bà chủ bỗng nảy ra sáng kiến giữ ông lại để trông nom kho trong nhà. Từ đó bà hoàn toàn an tâm không bao giờ còn sợ mất trộm. Còn ông lão thì có việc làm đến suốt đời.
Cùng SCR.VN Tìm Hiểu Thêm 🍓 Trung Hiếu Là Gì, Biểu Hiện Trung Hiếu 🍓
Ví Dụ Về Trung Thực Hay – Mẫu 14
Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền.
Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.
Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.
Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.
Ví Dụ Về Tính Trung Thực Thật Thà – Mẫu 15
Hôm ấy, Hương đi chợ mua rau cho mẹ. Hàng cô Loan là hàng rau lớn nhất chợ Hạnh Thông Tây. Cô Loan bán rau củ cả giá bán lẻ và bán buôn nên rất đông khách hàng.
Hương chào cô Loan rồi đưa tờ giấy ghi các món rau để cô lựa rau cho mẹ. Một vài món rau Hương biết chọn, Hương tự lựa và để vào túi ni-lông chờ cô tính tiền. Hương mua không nhiều, chỉ độ hơn hai mươi ngàn tiền rau.
Hương đưa cô Loan tờ giấy bạc năm mươi nghìn. Cô Loan đếm tiền trả lại. Ơ hay, cô trả lại cho Hương những hai trăm mười tám ngàn đồng. Có lẽ tờ giấy bạc hai trăm nghìn có màu hơi giống tờ giấy bạc mười nghìn đồng nên cô Loan nhầm lẫn. Hương lễ phép thưa:
– Thưa cô, cô trả lại tiền cho cháu nhầm rồi. Cháu chỉ đưa cho cô năm mươi nghìn mà!
Cô Loan cầm số tiền Hương đưa lại, rối rít:
– May quá, cô cảm ơn con nghen. Con thật thà đáng khen lắm!
Cô Loan trả lại đúng tiền cho Hương, Hương vui vẻ ra về. Trên đường về nhà, lòng Hương lâng lâng vui lạ. Hương vui sướng vì mình đã thật thà không tham lam số tiền cô Loan trả nhầm.
Hôm đó, mẹ rất vui khi nghe Hương thuật lại chuyện.
Tìm hiểu thêm vấn đề nóng hổi hiện nay 👉 Bảo Vệ Môi Trường Là Gì, Cần Làm Gì 📛