Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa [21+ Bài Văn Hay]

21+ Bài Văn Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa Hay. SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Bài Viết Đặc Sắc Giúp Bạn Học Tập Tốt Tác Phẩm.

Cách Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa

Để đóng vai người bà kể lại chuyện bếp lửa một cách chi tiết và logic nhất bạn cần lưu ý một số điểm sau đây.

-> Khái quát nội dung, nghệ thuật của tác phẩm: bài thơ gợi lên những kỉ niệm sâu sắc về tuổi thơ, tình bà cháu thiêng liêng, cảm động

-> Hình ảnh bếp lửa gắn với người bà, quê hương

  • Là người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh
  • Là người phụ nữ nông thôn thuần hậu nhưng có bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu.
  • Là người yêu thương, chăm sóc và dạy cháu lên người. Bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương lai

-> Dòng hồi tưởng về năm xưa được khơi gợi từ hình ảnh thân thương- bếp lửa

Gợi ý 🌷 Đóng Vai Người Cháu Kể Lại Câu Chuyện Bếp Lửa 🌷 hay nhất

Dàn Ý Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu dàn ý đóng vai người bà kể lại chuyện bếp lửa chi tiết sau đây:

I. Mở bài: Giới thiệu về mình – đó là nhân vật chính người bà.

II. Thân bài:

-> Nhân vật trữ tình kể theo mạch kể riêng của mình nhưng đảm bảo được mạch cảm xúc của bài thơ.

-> Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc của nhân vật kể chuyện

-> Diễn biến của câu chuyện, những sự kiện xảy ra trong những năm tháng chăm nom người cháu của mình.

III. Kết bài: Niềm mong ước, suy nghĩ của nhân vật kể chuyện.

Chia sẻ trọn bộ mẫu 💚 Dàn Ý Bếp Lửa 💚 chi tiết

Văn Mẫu Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa – Mẫu 1

Tham khảo ngay bài văn mẫu đóng vai người bà kể lại chuyện bếp lửa được SCR.VN biên soạn sau đây.

Tôi một người bà luôn tận tụy với gia đình, yêu thương con cháu. Tôi không chỉ trở thành người cha, người mẹ của cháu lúc cha mẹ bận công tác nơi tiền tuyến mà còn là người thầy hết mực bảo ban cháu.

Khi cháu lên bốn, lên tám đó là những mốc thời gian nguy khó nhất của cuộc chiến tranh: cái đói hoành hành, giặc tàn phá hậu phương. Tôi cưu mang đứa cháu nhỏ dại, suốt tám năm ròng “ cháu cùng bà nhóm lửa”. Phải chăng tôi luôn bền bỉ nhen lên hơi ấm của sự sống bền bỉ? Khó nhọc đời tôi thêm trĩu nặng khi nuôi lớn cháu trong hoàn cảnh khốn khó, đầy thiếu thốn về vật chất. 

Nén nỗi khổ đau một mình tôi chịu đựng tất cả nên lời căn dặn cháu “ chớ kể này, kể nọ” những gian khó ở quê nhà : “ giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, bởi tôi muốn làm yên lòng những người nơi hỏa tuyến để họ làm tốt nhiệm vụ. Lòng vị tha giúp tôi và dân làng tạo thành hậu phương vững chắc cho tiền tuyến đánh giặc.

Năm đó là năm mà tất cả mọi gia đình đều đói mòn đói mỏi. Rồi cách mạng tháng 8 nổi ra toàn dân quê tôi tất cả mọi người cùng lòng vùng dậy đánh đuổi Nhật, lật đổ Pháp để giành lại chính quyền chấm dứt kiếp lầm than, nô lệ. Nhưng ngày vui ngắn ngủi qua mau khi thực dân Pháp quay trở lại cướp nước tôi một lần nữa. Theo lời Bác chúng người dân quê tôi lại cùng nhau đứng lên đánh đuổi giặc xâm lược.

Chiến tranh mở rộng bọn giặc tàn ác đã tàn phá, đốt làng đốt xóm quê tôi, những người trước kia đi tản cư hôm nay cũng trở về làng, lầm lụi, ít nói. Ngày này qua tháng nọ, tôi và cháu bên nhau mỗi sớm mai thức dậy, rồi khi đêm tối tôi lại nhóm lên bếp lửa.

Một bếp lửa ấp ủ, nuôi trong lòng tôi những hy vọng, niềm tin về một ngày chiến thắng sẽ đến không xa nữa. Rồi ngày đó sẽ tới cả nhà tôi sẽ lại đoàn tụ bên nhau, con tôi sẽ lại trở về.

Tham khảo mẫu văn 🌿 Tưởng Tượng Gặp Gỡ Người Cháu Trong Bài Bếp Lửa 🌿 đặc sắc

Bài Văn Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa Đặc Sắc – Mẫu 2

Dưới đây là bài văn đóng vai người bà kể lại chuyện bếp lửa đặc sắc nhất, cùng tham khảo ngay nhé!

Tôi – người bà với những vẻ đẹp tần tảo, đức hi sinh và niềm tin mãnh liệt, người khơi nguồn kí ức của người cháu khi trưởng thành nhớ về bà khi anh bắt gặp hình ảnh quen thuộc.

Tuy tôi đã lớn tuổi nhưng tôi vẫn cố gắng chịu khó, cần mẫn nhóm lửa ngày nào nay ùa về trước mắt người cháu. Tôi nâng niu, vun vén cho ngọn lửa chập chờn, bập bùng trong mỗi sớm mai. Suốt đời tôi là những vất vả, nhọc nhằn, bao nỗi cơ hàn đè nặng lên tấm thân già nua của tôi.

Rồi vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xảy ra, con tôi tham gia công tác kháng chiến nên cháu phải ở cùng tôi. Tám năm cháu cùng tôi nhóm lửa, hẳn là tuổi thơ của nó đã gắn liền với bếp lửa đó. Cái mùi bếp lửa cay cay, khiến mỗi lần nhóm lửa nước mắt, nước mũi đều chảy. Tôi đã thay ba mẹ nó nuôi dạy nó nên người. Tôi đã dạy cháu làm việc nhà, dạy học, chăm sóc cháu với tình yêu thương vô vàn như một người mẹ.

Có thể nói đó là những mốc thời gian nguy khó nhất của cuộc chiến tranh: cái đói hoành hành, giặc tàn phá hậu phương. Khó nhọc đời tôi thêm trĩu nặng khi nuôi lớn cháu trong hoàn cảnh khốn khó, đầy thiếu thốn về vật chất. Tôi luôn là hậu phương vững chắc để đầu chí tuyến yên tâm đánh giặc.

Tôi luôn nhóm bếp lửa cùng cháu mỗi ngày để nuôi dưỡng, ấp ủ một niềm tin không bao giờ dập tắt, niềm tin nhỏ bé nhưng dai dẳng, được nhen lên bằng cả tấm lòng, trái tim nhân hậu rằng một ngày không xa chiến thắng sẽ đến và gia đình lại được đoàn tụ.

Gợi ý mẫu 🌈 Phân Tích Bài Thơ Bếp Lửa 🌈 đầy đủ ý

Bài Văn Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa Ngắn – Mẫu 3

Đọc thêm bài văn mẫu đóng vai người bà kể lại chuyện Bếp Lửa ngắn hay dưới đây.

Tôi, một người phụ nữ Việt Nam, đại diện cho hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam can đảm và mạnh mẽ. Tôi đã hy sinh nhiều để dành cho con cháu mình. Một lần, cháu tôi, khi đã trưởng thành, tâm sự với tôi về những cảm xúc và kỷ niệm của mình.

“Hình ảnh của bếp lửa ấm áp, ấp ủ trong sương sớm, luôn gắn liền với hình ảnh của bà, người bà thầm lặng, từng ngày từng giờ nhen nhóm ngọn lửa để sưởi ấm trái tim của cháu. Bà hiện lên với hình ảnh chắt chiu, cẩn thận, tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang đối mặt với những khó khăn về thức ăn, loạn lạc.”

Bà vẫn âm thầm với khói bếp, nhưng đem tấm lòng già cả của mình, nuôi dưỡng cháu và đồng thời, bà là mầm non tương lai của đất nước. Bức tranh của người cháu về những ký ức ngày nhỏ, nhưng những khoảnh khắc cháu được bà chăm sóc và yêu thương.

“Bà giống như người mẹ hiền đã nuôi dưỡng, chăm sóc, và bảo vệ cháu từng ngày. Cảm giác của sự thiếu thốn, cô đơn đã được bà lấp đầy, và tình cảm gia đình trở nên ấm áp hơn.”

Khi nghe những lời đó, lòng tôi xúc động. Không ngờ, hình ảnh bếp lửa, đơn giản nhưng hằng ngày, lại chiếm vị trí quan trọng trong kí ức của nó. Trong tám năm qua, tôi phải đối mặt với những khó khăn khôn cùng khi một mình nuôi nấng đứa cháu nhỏ, trong thời điểm mà bố mẹ nó phải đi đánh giặc và đất nước đang chịu đựng đợt nạn đói khốc liệt vào năm 1945.

Khó khăn chồng chất, tôi cố gắng vượt qua để nuôi cháu và làm cho hậu phương trở nên vững chắc. Bức tranh cuộc sống của tôi như là một ngọn lửa, luôn được giữ ấm và rực rỡ. Tôi giữ thói quen nhóm lửa, như là cách để giữ cho ngọn lửa yêu thương không bao giờ tắt. Đó là cách tôi sưởi ấm trái tim đứa cháu nhỏ của mình trong những lúc yếu lòng, nhóm lửa luộc khoai luộc sắn để đỡ đói, và tạo ra sự đoàn kết trong làng xóm.

Tình yêu thương và tình làng nghĩa xóm, như những tia lửa nhỏ, kết nối mọi người lại với nhau. Những khoảnh khắc bên bếp lửa không chỉ là việc nuôi nấng con cái mà còn là hình ảnh của sự đoàn kết và yêu thương, điều quan trọng nhất trong cuộc sống của tôi.

Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa Ngắn Gọn – Mẫu 4

Chia sẻ đến bạn mẫu văn đóng vai người bà kể lại chuyện bếp lửa ngắn gọn, súc tích dưới đây.

Năm lên bốn, người cháu đã phải đối mặt với nạn đói năm 1945 và phải xa bố mẹ vì phải đi chiến đấu. Cháu nhỏ phải ở cùng tôi suốt 8 năm ròng. Có lẻ những mảnh ghép kí ức trong tâm trí cháu vẫn còn lưu giữ đó chính là mùi khói bếp – mùi khói đã hun nhèm mắt cháu, để đến bây giờ nghĩ lại “sống mũi còn cay”.

Tôi một người bà vẫn lặng lẽ, vẫn âm thầm tích góp hơi ấm nuôi dưỡng cháu trong những năm tháng ấy, đến tận “tám năm ròng”.

Trong sương khói mịt mờ của chiến tranh, cháu không được sống cùng bố mẹ, nhưng lại được yêu thương, che chở, nuôi dưỡng tâm hồn từ tấm lòng của người bà là tôi. Bên bếp lửa hồng tôi kể chuyện, chuyện đời thường ngày nay, chuyện cổ tích ngày xưa. Từng việc, từng việc, nhỏ nhẹ, hai bà cháu tôi từng ngày, từng tháng và “tám năm ròng” cùng nhau “nhóm bếp lửa” để nấu nướng thức ăn, để sưởi ấm chỗ ở, và hơn thế, là để soi sáng trí tuệ và tâm hồn.

Tôi dường như đã đóng vai trò thay thế người mẹ, người cha, người thầy để dạy dỗ, yêu thương cháu một cách vô điều kiện. Bởi vậy, tình yêu và kính trọng của cháu dành cho tôi rất nhiều. Có thể nói rằng tôi và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu.

Hơi ấm của bếp lửa ấy lại gợi thêm những kỉ niệm về một thời đầy vất vả, đau thương. Chúng tôi những người hậu phương vẫn luôn cố gắng giữ vững tin thần để nơi tiền tuyến yên tâm đánh giặc.

Những năm tháng ấy tôi gồng mình lên gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm công tác với tấm lòng của một người hậu phương luôn hướng ra tiền tuyến, trong ý chí và nghị lực kiên cường. Hình ảnh tôi trong tâm trí người cháu mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, sẵn sàng hi sinh tình riêng để đặt tình chung lên trên.

Khi trưởng thành, cháu sẽ đứng trong những điều mới mẻ của thế giới rộng lớn, tuổi thơ đã lùi xa, đứa cháu nhỏ của tôi giờ đã được chắp cánh bay cao nhưng làm quên sao được hình ảnh người bà này cùng bếp lửa quê hương, nơi nắng mưa hai bà cháu tôi có nhau bởi tôi luôn là điểm tựa, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cháu trên mỗi bước đường đời. Tôi vẫn giữ thói quen nhóm lửa vẫn luôn tỏa hơi ấm để cho người cháu dựa vào.

Đọc thêm bài ✅ Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa ✅ ấn tượng

Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa Hay Nhất – Mẫu 5

Xem nhiều hơn gợi ý về bài văn đóng vai người bà kể lại chuyện bếp lửa hay nhất sau đây nhé!

Tôi một người phụ nữ Việt Nam điển hình, can đảm mạnh mẽ, đã hi sinh cho con cháu mình. Cháu tôi khi đã trưởng thành từng tâm sự với tôi thế này: ”Hình ảnh bếp lửa chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm gắn liền với hình ảnh người bà thầm lặng, từng ngày từng giờ nhen nhóm ngọn lửa để sưởi ấm trái tim người cháu yêu thương. Người bà hiện lên với hình ảnh chắt chiu, cẩn thận tích góp từng hơi ấm lúc đất nước đang trong cảnh đói kém, loạn lạc.

Bà vẫn âm thầm với khói bếp hun nhèm mắt cháu mà đem tấm lòng già cả của mình, nuôi dưỡng cháu hay cũng chính là mầm non tương lai của đất nước để mong phát triển dân tộc. Đến những khổ thơ tiếp theo, người bà hiện lên qua lời kể của đứa cháu về những kỉ niệm một thời khi cháu còn nhỏ.

Bà giống như người mẹ hiền đã nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo ban cháu từng ngày. Có lẽ nỗi nhớ mong da diết và sự thiếu thốn tình cảm của bố mẹ khi xa nhà đã vơi bớt phần nào khi có sự đùm bọc, yêu thương che chở của người bà.”

Khi nghe được những lời đó, tôi thực sự xúc động. Tôi không nghĩ hình ảnh bếp lửa đơn giản mà tôi nhóm lên hằng ngày lại in đậm trong kí ức của nó đến vậy. Tám năm ròng, tôi một mình nuôi nấng người cháu nhỏ của mình khi mà bố mẹ nó đi đánh giặc. Khó khăn chồng chất khó khăn khi thời điểm đó vào thời điểm nạn đói năm 1945, khó khăn mọi mặt về vật chất nhưng tôi vẫn cố gắng vượt qua để nuôi cháu và làm hậu phương vững chắc cho mấy đứa con tôi.

Tôi luôn giữ thói quen nhóm lửa, giữ lửa như muốn nhóm lên ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa cháy sáng bất diệt, kết nối tình yêu thương và hơn hết là sưởi ấm đứa cháu nhỏ của mình trong những phút yếu lòng, nhóm lửa luộc khoai luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng, nối kết tình cảm đoàn kết với tình làng nghĩa xóm.

Chia sẻ mẫu 💧 Cảm Nhận Bài Thơ Bếp Lửa 💧 hay nhất

Đóng Vai Người Bà Kể Lại Chuyện Bếp Lửa Ngắn Nhất – Mẫu 6

Đừng vội bỏ qua mẫu bài văn đóng vai người bà kể lại chuyện bếp lửa ngắn nhất được nhiều bạn đọc quan tâm đến dưới đây.

Cũng đã nhiều năm trôi qua, giờ đây tôi đã trở thành bà lão già nua không còn nhiều sức khỏe như trước, nhưng có một điều tôi không bao giờ bỏ đó là giữ thói quen nhóm lửa bếp. Còn cháu tôi, thằng nhỏ giờ đã trưởng thành và bước ra một thế giới mới. Nó vẫn về thăm tôi thường xuyên và hay nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ ngày ấy, khi mà tôi nuôi nó suốt 8 năm ròng để bố mẹ nó yên tâm đi đánh giặc.

Cháu tôi giờ đây đã trở thành một nhà văn nổi tiếng – nó là Bằng Việt đấy, chắc hẳn nhiều người cũng biết nhỉ? Những kí ức của nó năm xưa được viết vào sách, tôi rất xúc động khi đọc qua những dòng nó viết về hình ảnh người bà là tôi cùng bếp lửa khi cùng nó nhóm lên thời cực khổ đó. Những kí ức đó được nó kể như sau:

”Tuổi thơ về người bà thân thương gắn liền với bóng đen ghê rợn của nạn đói năm Ất Dậu, đó trở thành dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng tôi và trong nỗi nhớ ấy, lòng tôi đã dấy lên một niềm xúc động khi những dòng kí ức ấy ùa về.

Đối với bản thân tôi “bếp lửa chờn vờn sương sớm”, “bếp lửa ấp iu nồng lượm” đã trở thành một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong gia đình nông thôn chúng tôi. Bếp lửa là nơi bắt đầu nỗi nhớ da diết của tôi. Trong dòng cảm xúc dạt dào ấy, bếp lửa đã trở thành một kỉ niệm khó phai. Bếp lửa thể hiện sự tần tảo của bà mà còn thắp lên tình thương yêu sâu sắc của hai bà cháu.

Từ năm lên bốn tuổi, tôi đã quen với mùi khói mà bà nhóm lên. Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi và hình ảnh bếp lửa đã trở nên không thể thiếu trong đời tôi. Để bây giờ nhớ lại tôi lại cảm thấy cay xè sống mũi. Bếp lửa thiêng liêng trở thành một dấu ấn, một nỗi nhớ, nỗi ám ảnh sâu sắc trong cuộc đời tôi.

Tám năm! một quãng thời gian không dài cũng không ngắn nhưng đủ để nhen nhóm trong lòng tôi một ngọn lửa tình yêu cháy bỏng dành cho người bà. Bếp lửa của quê hương, của sự yêu thương gợi lên tiếng chim tú hú như giục giã nghe sao mà da diết quá!

Trong khoảng thời gian chiến tranh, tôi sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. Bếp lửa hiện lên như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự đùm bọc châm chút của bà. Bên bếp lửa, bà kể tôi nghe những câu chuyện còn ở Huế, bà dạy, bà bảo, bà chăm chút tôi.

Giặc đi, ai ai cũng bị mất mát rất nhiều, tuy nhiên mọi người vẫn giúp đỡ nhau dựng cho nhau những túp lều. Bà âm thầm chịu đựng để bố mẹ tôi yên tâm công tác nơi phương xa.

Vất vả chồng lên vất vả, gian truân nối tiếp gian truân, nhưng bà vẫn dặn tôi đinh ninh “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, mày viết thư chớ kể này, kể nọ, cứ bảo nhà vẫn bình yên. “Ôi chao! khi nghĩ lại lời dặn ấy thật mộc mạc, bình dị nhưng lại chất chứa trong ấy biết bao tâm tình, biết bao đau khổ cuộc đời bà

Khi nhớ lại, nỗi kỉ niệm ấy lại dâng lên thêm. Tôi lại suy ngẫm về cuộc đời tần tảo của bà, cuộc đời luôn cặm cụi làm việc. Bà vẫn luôn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa và công việc ấy kéo dài suốt cuộc đời bà, bà nhóm lửa cho hôm nay, cho ngày mai và đến mãi mai sau,… Bà nấu cho tôi những bữa ăn trông thật đơn giản nhưng lại chất chứa trong đó tình cảm sâu đậm của bà. Và chính bà là người khơi dậy ước mơ, khát vọng tuổi thơ của tôi.

Ngọn lửa mà bà nhen nhóm cả một đời người là ngọn lửa thiêng liêng và kì lạ. Là kỉ niệm nâng bước tôi trong cuộc đời dài. Bà tôi không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, tình yêu thương, niềm tin cho bao thế hệ. Bếp lửa có lẽ trở thành một biểu tượng của sự sống của niềm yêu thương và cội nguồn, gia đình, đất nước, là sự sống bền bỉ của con người

Không chỉ như vậy, hiện diện cùng bếp lửa là người bà, cũng là tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bà là người giàu đức hi sinh, giàu lòng yêu nước. Giữa tro tàn, mất mát đau thương, bà vẫn miệt mài nhóm lửa. Bếp lửa mà bà vẫn thường nhóm sớm sớm chiều chiều đã dâng lên thành ngọn lửa trong lòng bà.

Những nỗi nhớ về bà khép lại trông sự buồn man mác của tôi. Tôi rất nhớ, rất nhớ về tình yêu thương của bà, bếp lửa thiêng liêng và quê hương nồng nàn, tha thiết của tôi. Vì vậy, tôi càng trân trọng những tình cảm tôi đang có. Bếp lửa như lời nhắc nhở tôi về cội nguồn, nghĩa tình thiêng liêng, sâu nặng trong cuộc sống!

Có thể bạn quan tâm đến 🌼 Mở Bài Bếp Lửa 🌼 ngắn gọn

Viết một bình luận