Mở Bài Bếp Lửa: 24+ Đoạn Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Mở Bài Bếp Lửa ❤️️24+ Đoạn Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Những Cách Viết Mở Bài Dẫn Dắt Giới Thiệu Hay Về Tác Giả Và Tác Phẩm.

Viết Mở Bài Bếp Lửa Bằng Việt – Mẫu 1

Khi viết mở bài Bếp lửa Bằng Việt, các em học sinh cần nắm được những thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm. Tham khảo đoạn văn mẫu như sau:

Trong những năm tháng chiến tranh, bên cạnh những bài văn, bài thơ cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc còn có những lời thơ da diết viết về tình thân, về quê hương mình. Một trong số đó phải kể đến bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, tác phẩm đã gợi lại cho người thưởng thức những cảm xúc dạt dào về gia đình, về những kí ức thân thương bên bà.

Với giọng văn tự sự, trữ tình riêng biệt, Bằng Việt đã có những tập thơ để lại dấu ấn trong lòng người đọc như Hương cây – Bếp lửa, Những gương mặt những khoảng trời, Đất sau mưa… Bài thơ “Bếp lửa”, trích từ tập thơ Hương cây – Bếp lửa, là một trong những sáng tác xuất sắc nhất của nhà thơ khi khắc họa lại những ký ức về người bà ở quê nhà trong những năm tháng tác giả xa quê hương.

Mở Bài Bếp Lửa Tác Giả Tác Phẩm – Mẫu 2

Đoạn văn mở bài Bếp lửa tác giả tác phẩm dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.

Nhà thơ Bằng Việt sinh ngày 15/06/1941, quê ông thuộc xã Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội. Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông là cây bút tài năng có nhiều đóng góp cho nền thi ca của dân tộc. Sự nghiệp sáng tác của ông phong phú và dồi dào với rất nhiều các tác phẩm có giá trị. Thơ Bằng Việt thiết tha, mượt mà và trong trẻo. Nhiều áng thơ đã khai thác tối đa những kỷ niệm cùng mơ ước của tuổi trẻ.

Bài thơ Bếp Lửa được sáng tác vào năm 1963 khi Bằng Việt 19 tuổi và đang đi du học Liên Xô. Trong nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ người bà của mình da diết, những ý thơ tự nhiên ngọt ngào và bình dị ấy cứ tuôn chảy để rồi tạo nên một thi phẩm đặc sắc. Bếp lửa đã gợi lên những kỉ niệm đầy xúc động về tình cảm bà cháu, về những năm tháng nhọc nhằn trong kí ức của nhà thơ, từ đó khéo léo bộc lộ tình yêu quê hương đất nước.

Mời bạn đón đọc 🌜 Dàn Ý Bếp Lửa 🌜 10 Mẫu Nghị Luận Về Bài Thơ Bếp Lửa

Mở Bài Hay Cho Bếp Lửa – Mẫu 3

Tham khảo đoạn văn mở bài hay cho Bếp lửa dưới đây để linh hoạt vận dụng khi làm bài.

Những kỉ niệm tuổi ấu thơ ai mà chẳng có. Tế Hanh có “con sông xanh biếc” với những người bạn bè bơi lội, vui đùa. Giang Nam có “thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường”. Nguyễn Duy có một sân “chơi đáo, chơi vòng” của bạn bè cùng lứa, có tuổi thơ thả hồn với đồng ruộng. Bằng Việt cũng có một tuổi thơ da diết vọng về với hình ảnh người bà thân yêu. Chính tình cảm bà cháu thân thương, ấm áp đã đan dệt thành một bài thơ đầy xúc động và khơi gợi nhiều ý nghĩa. Đó là bài thơ “Bếp lửa”.

Khi nhớ về quê hương, người ta thường nhớ về những kỉ niệm gắn bó với làng quê có con sông xanh biếc, cây đa, bến nước, sân đình… Những dòng hồi tưởng của Bằng Việt lại bắt đầu từ hình ảnh thân thương về bếp lửa để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài thơ được sáng tác vào năm 1963 khi Bằng Việt đang đi du học ở nước ngoài.

Đây là một trong những sáng tác đầu tay của ông nhưng ngay từ khi vừa mới ra đời cho đến nay “Bếp lửa” vẫn luôn có một vị trí riêng trong nền thi ca Việt Nam. Bài thơ được in trong tập “Hương cây – Bếp lửa” vào năm 1968. Đây cũng được xem như là một trong những thi phẩm hay nhất về tình bà cháu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Bếp Lửa Bằng Việt 🌹 15 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay

Mở Bài Bếp Lửa Hay Nhất – Mẫu 4

Đoạn văn mở bài Bếp lửa hay nhất được chọn lọc dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

Đối với mỗi người chúng ta, tình cảm gia đình vẫn luôn là thứ tình cảm đáng quý và đáng trân trọng nhất. Nhưng khi đất nước có chiến tranh thì người dân vẫn chấp nhận bỏ lại gia đình để lên đường đi chiến đấu. Chính từ tình yêu gia đình đã hình thành nên tình yêu đối với Tổ quốc.

Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ phải sống xa bố mẹ vì bố mẹ nhưng như thế không có nghĩa là nhà thơ sống thiếu thốn tình cảm. Ngược lại, nhà thơ Bằng Việt lớn lên trong tình yêu thương và dạy bảo của người bà kính yêu. Chính vì vậy mà khi lớn lên, phải xa nhà, xa bà, có bao nhiêu nỗi nhớ, tác giả dành cả cho bà của mình để rồi bài thơ Bếp lửa đã ra đời từ nỗi nhớ ấy.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ “Bếp lửa” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã khắc họa chân thật hình ảnh người bà gắn liền với những kỷ niệm trong quá khứ để từ đó tác giả bộc lộ tâm trạng nhớ nhung cùng với những tình cảm yêu thương xen lẫn cảm phục của mình đối với người bà thân yêu.

Gửi đến bạn 🍃 Thuyết Minh Về Bài Thơ Bếp Lửa 🍃 10 Bài Văn Hay Nhất

Mở Bài Bếp Lửa Trực Tiếp – Mẫu 5

Tham khảo cách mở bài Bếp lửa trực tiếp dưới đây để linh hoạt vận dụng cho bài viết của mình.

Bài thơ Bếp lửa đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà với cảm xúc như trào ra trên những vần thơ.

Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ Bếp lửa của ông.

Mở Bài Bếp Lửa Gián Tiếp – Mẫu 6

Với cách mở bài Bếp lửa gián tiếp dưới đây sẽ giúp cho các em học sinh có cách viết sinh động và ấn tượng.

Có những câu ca, bài thơ chỉ chạm nhẹ vào trái tim người đọc nhưng khiến họ nhớ mãi. Đọc thơ Bằng Việt chắc hẳn người đọc sẽ nhận ra được sự lan truyền kì diệu của câu chữ. Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác trong những năm tháng kháng chiến với tình bà cháu gắn bó, ấm áp cùng những gian khổ nhọc nhằn ấu thơ. Bằng Việt đã thổi hồn vào “bếp lửa”, vào thời gian một đoạn hồi ức đẹp đẽ nhất.

Bài thơ “Bếp lửa” như tiếng lòng của người cháu dành cho bà suốt những năm tháng ấu thơ vất vả, bộn bề lo âu. Hình ảnh “bếp lửa” gần gũi, bình dị trong mỗi gia đình Việt Nam thời xưa nhưng dường như có sức ám ảnh và lay động tác giả. Vì bếp lửa gắn với bà, gắn với kỉ niệm ấu thơ không thể phai nhòa.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Mở Bài Bếp Lửa Ngắn Gọn – Mẫu 7

Tham khảo đoạn văn mở bài Bếp lửa ngắn gọn dưới đây với cách viết súc tích và cô đọng ý văn.

Bằng Việt thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà, tràn đầy cảm xúc, đề tài thơ thường đi vào khai thác những kỉ niệm, những kí ức thời thơ ấu và gợi những ước mơ tuổi trẻ.

Thành công nổi bật đầu tiên của Bằng Việt là Bài thơ Bếp lửa (1963). Đó là một bài thơ viết về tình bà cháu, tình gia đình gắn liền với tình quê hương đất nước. Sau khi xuất bản, tác phẩm này đã được bạn đọc đón nhận, làm nên tên tuổi Bằng Việt như một trong những nhà thơ hồn hậu, chân thành và da diết.

Mở Bài Bếp Lửa Ngắn Nhất – Mẫu 8

Đoạn văn mẫu mở bài Bếp lửa ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.

Quê hương, gia đình, làng xóm là những kỉ niệm đẹp đẽ, bình dị và thân thuộc với những ai xa quê. Đối với nhà thơ Tế Hanh, quê hương là làng chài ven biển “nước bao vây cách biển nửa ngày sông”; với nhà thơ Đỗ Trung Quân thì “Quê hương là chùm khế ngọt”, “là con diều biếc”… Nhưng riêng với Bằng Việt, quê hương của ông gợi về bằng một hình ảnh rất quen thuộc, bình dị, mộc mạc – Bếp lửa. Ra đời năm 1963, bài thơ “Bếp lửa” còn là những dòng cảm xúc nói lên lòng kính yêu với bà và niềm nhớ mong về bà của tác giả.

Xem nhiều hơn 🌹 Phân Tích Bài Thơ Bếp Lửa 🌹 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Bếp Lửa Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Đón đọc đoạn văn mở bài Bếp lửa học sinh giỏi dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.

Bằng Việt bắt đầu làm thơ từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thơ ông toát lên vẻ đẹp trong sáng mượt mà “như những bức tranh lụa”; rất đằm thắm và sâu sắc khi viết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, tuổi học trò, tình cảm gia đình…

Bài thơ “Bếp lửa” là một trong các bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho đặc điểm thơ, phong cách nghệ thuật và sự nghiệp cầm bút của ông. Tác phẩm được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật bên Liên Xô, là tập thơ đầu tay của Bằng Việt, sau được đưa vào tuyển tập “Hương cây – Bếp lửa” cùng với Lưu Quang vũ. Qua bài thơ người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu bình dị, sâu sắc, cảm động và rất đỗi thiêng liêng, rất đáng trân trọng.

Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Điều đó được gợi ra qua hình ảnh bếp lửa quê hương và hình ảnh người bà. Từ đó mà người cháu (chính là Bằng Việt) bộc lộ nỗi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ và được sống trong sự yêu thương, chăm sóc của bà. Đồng thời thể hiện niềm biết ơn, sự kính trọng của người cháu đối với người bà, đối với gia đình, đối với quê hương, đất nước.

Đón đọc tuyển tập 🍀 Cảm Nhận Bài Thơ Bếp Lửa 🍀 18 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Bài Thơ Bếp Lửa Nâng Cao – Mẫu 10

Tham khảo đoạn văn mở bài bài thơ Bếp lửa nâng cao dưới đây với những ý văn sinh động, giàu ý nghĩa biểu đạt.

Thuở ấu thơ, lớn lên trong chốn làng quê nghèo khó, thường lưu lại trong lòng mỗi đứa trẻ nhiều kỷ niệm khó quên. Đó có thể là gốc đa, giếng nước, hay những hôm đợi mẹ, đợi bà đi chợ về cho cái kẹo bột, cái bánh rán phủ đường. Đặc biệt đối với những con người phải xa quê hương, xa gia đình thì nỗi nhớ mong về quá khứ lại càng sâu sắc hơn cả. Trong trái tim người đi xa lúc nào cũng có một nỗi niềm mong nhớ về quê cũ, như trong Bếp lửa ấy là nỗi nhớ bà và bếp lửa hồng hồng ấm áp bà nhen mỗi sớm chiều.

Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Tây (Hà Nội ngày nay), ông là một trong những nhà thơ trẻ trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ ông giàu tính suy tưởng, triết lý, trong sáng và gắn liền với tuổi trẻ, đặc biệt là tầng lớp sinh viên.

Bếp lửa được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt còn là lưu học sinh đang du học tại Liên Xô cũ. Trong cái nỗi nhớ thương về người bà đã nuôi nấng mình từ thuở ấu thơ, Bằng Việt đã vết bài thơ để thể hiện những ân tình, ân nghĩa sâu nặng. Trước hết là đối với người bà tần tảo, lam lũ giàu đức hi sinh vô cùng thiêng liêng cao cả của mình, đồng thời thể hiện lòng yêu thiết tha đối với cội nguồn, đối với quá khứ, với quê hương đất nước, với gia đình và làng xóm của mình.

Bài thơ được in trong tập Hương cây – Bếp lửa, tập thơ in chung với Lưu Quang Vũ, xuất bản năm 1968. Toàn bộ tác phẩm là thế gới của kỷ niệm, là những dòng hồi tưởng thiết tha của Bằng Việt về tuổi ấu thơ của mình, về hình ảnh người bà thân yêu bên cạnh bếp lửa.

Mời bạn tham khảo 🌠 Kết Bài Bếp Lửa 🌠 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Mở Bài Bếp Lửa Facebook – Mẫu 11

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mở bài Bếp lửa Facebook giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo phong phú hơn.

Khi lớn lên ai cũng nhớ về những kỉ niệm của tuổi thơ. Có thể là kỉ niệm với người mẹ thân yêu, với người cha tôn kính, có thể là với người bà trân trọng. Với Bằng Việt, kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ nhất của mình là hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm. Hiện diện cùng bà là hình ảnh bếp lửa. Nó đã khơi nguồn cảm xúc để tác giả nhớ về bà và viết về bà qua bài thơ đậm chất trữ tình: Bếp lửa.

Bằng Việt sinh năm 1941, là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Năm 1963, Bằng Việt sáng tác bài thơ Bếp Lửa, một bài thơ có nhiều đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung. Bài thơ gợi lại những kỉ niệm về người bà, tình cảm bà cháu sâu sắc, thấm thía. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc đối với người đọc.

Mở Bài Bếp Lửa Sưởi Ấm Một Đời – Mẫu 12

Đón đọc đoạn văn mở bài Bếp lửa sưởi ấm một đời dưới đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt và đạt kết quả cao cho bài viết của mình.

Hẳn ai cũng có một quá khứ bên người thân, gia đình. Trong thời kỳ đất nước chống giặc ngoại xâm, biết bao người đã rời khỏi gia đình để nhập ngũ, dốc sức vì đất nước. Nhà thơ Bằng Việt cũng có một tuổi thơ mà bố mẹ ông đều đi đánh giặc. Một mình sống với bà nhưng ông không hề cảm thấy cô đơn mà còn rất tự hào và vui sướng vì được sống bên bà. Ông đã sáng tác nên bài thơ “Bếp lửa” để nói lên tình cảm của ông giành cho bà cũng như khẳng định rằng bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người.

Gợi ý cho bạn 🌳 Phân Tích Khổ 6 Bài Bếp Lửa 🌳 11 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Đóng Vai Người Cháu Trong Bài Bếp Lửa – Mẫu 13

Tham khảo mẫu mở bài đóng vai người cháu trong bài Bếp lửa dưới đây để có những gợi ý hay khi làm bài.

Có một nơi là nơi xuất phát, cũng là nơi trở về và là điểm tựa vững chắc cho con người trong hành trình sống. Nơi ấy là nhà. Nơi ấy với tôi còn có người bà kính yêu. Bao nhiêu năm xa quê hương, xa bà, xa miền quê yêu dấu nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những thánh năm tuổi thơ, có bà bên bếp lửa ấm.

Ở một nơi xa xôi hình ảnh bếp lửa ấm áp quen thuộc của tuổi thơ bỗng ùa về trong tâm trí của tôi. Hình ảnh bếp lửa thân thuộc của góc bếp Việt Nam, hình ảnh bếp lửa còn khiến tôi nhớ về bà. Tôi mới thấm thía nỗi nhớ quê, nhớ gia đình và người bà kính yêu. Ai cũng có quê hương và có những kỉ niệm với nơi sinh ra và lớn lên ấy, đối với tôi cái tôi nhớ nhất bây giờ là bếp lửa chờn vờn sương sớm, bếp lửa ấp iu nồng đượm của bà.

Mở Bài Bếp Lửa Học Văn Chị Hiên – Mẫu 14

Chia sẻ dưới đây mẫu mở bài Bếp lửa học văn chị Hiên giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo phong phú hơn.

Chiến tranh mang đến cho con người ta sự ám ảnh mỗi khi nghĩ tới. Nó khiến cho bao nhiêu gia đình phải chịu sự chia cắt, bao nhiêu gian khổ gánh nặng lên vai người đi, người ở lại. Có ai đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh mới biết trân trọng sự bình yên.

Và Bằng Việt là một người đã có tuổi thơ như vậy, tuổi thơ sống trong chiến tranh phải sống xa bố mẹ, chiến tranh bắt người bà yêu dấu của ông phải một mình gánh vác trọng trách chăm lo cho người cháu. Cũng nhờ đó mà với ông bao nhiêu kỷ niệm gắn với tuổi thơ bên bà đã giúp ông sáng tác thành công bài thơ Bếp lửa. Bài thơ được viết trong khoảng thời gian ông xa nhà, ở một đất nước xa xôi, nơi mà người ta dễ hoài niệm và nhớ về quá khứ.

Tham khảo trọn bộ 🌹 Phân Tích Đoàn Thuyền Đánh Cá Huy Cận 🌹 19 Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Bếp Lửa Khổ 1 – Mẫu 15

Tham khảo đoạn văn mở bài Bếp lửa khổ 1 dưới đây để nắm được cách dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận.

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta có thể quên đi nhiều điều, nhưng ký ức tuổi thơ thì khó có thể phai nhạt. Đối với Bằng Việt, kỷ niệm thơ gắn liền với hình ảnh người bà thân thương và bếp lửa nồng đượm. Tất cả kỷ niệm thời thơ ấu thật ấy được tác giả làm sống dậy trong bài thơ “Bếp lửa”. Đi ra từ nỗi nhớ, tất cả những hình ảnh, ngôn từ của bài thơ bị cuốn theo dòng hoài niệm, nổi bật trong đó là những dòng thơ mở đầu tác phẩm, khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu nhưng đã khơi gợi những ký ức tuổi thơ quý giá nhất.

Mở Bài Bếp Lửa Khổ 2 – Mẫu 16

Đoạn văn mở bài Bếp lửa khổ 2 dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những ý văn sinh động và giàu hình ảnh.

Bằng Việt sinh năm 1941, quê tỉnh Hà Tây. Thơ Bằng Việt sâu trầm, tinh tế, bình dị dễ làm lay động lòng người. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963 khi tác giả rời xa quê hương học ngành luật ở Nga. Từ xa tổ quốc, nhà thơ bồi hồi nhớ về những kỉ niệm thời ấu thơ, nhớ về quê hương vẫn còn đang trong cuộc chiến đau thương mất mát. Đặc biệt những ký ức tuổi thơ trong cảnh ngộ khốn khó được khắc hoạ qua khổ thơ thứ 2 đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

Gợi ý cho bạn ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Đoàn Thuyền Đánh Cá ☀️ 11 Mẫu Vẽ Tóm Tắt

Mở Bài Bếp Lửa 2 Khổ Đầu – Mẫu 17

Tham khảo đoạn văn mở bài Bếp lửa 2 khổ đầu dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm những cách giới thiệu vấn đề nghị luận văn học đặc sắc.

Tuổi thơ mỗi con người gắn với muôn vàn kỉ niệm bên người thân, bạn bè, bên cạnh đó là những cảm xúc, những tình cảm dành cho nhau để rồi khi mai sau lớn lên dùng tình cảm kỉ niệm ấy tiếp tục hành trang cuộc đời. Rất nhiều tác phẩm văn học thơ, truyện ngắn được các tác giả lấy cảm hứng từ tình cảm thiêng liêng ấy, tình cảm vợ chồng, tình mẹ con, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước,…

Tác giả Bằng Việt đã sáng tác bài thơ Bếp Lửa với tình cảm và niềm nhung nhớ dành cho người bà của mình khi đang du học tại Liên Xô vào năm 1963. Bài thơ khắc hoạ hình ảnh đứa cháu cùng người bà đã trải qua cuộc sống khổ cực nhưng tràn ngập tình yêu thương, chăm sóc, quan tâm, che chở trong những ngày bố mẹ đi làm xa, đồng thời thể hiện niềm hạnh phúc bên bếp lửa ấm áp tình thương.

Theo diễn biến tâm tư của nhân vật người cháu, chúng ta cảm nhận thắm thía từng cung bậc tâm trạng theo từng ngọn lửa trong bài thơ: Lửa của kỷ niệm tuổi thơ, lửa của cuộc sống lúc đã trưởng thành; bếp lửa của bà ngày xưa, bếp lửa ngày nay. Để lại ấn tượng sâu sắc hơn cả trong lòng người đọc phải kể đến những ý thơ rưng rưng xúc động trong 2 khổ thơ đầu của tác phẩm.

Tiếp theo đón đọc 🌹 Mở Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌹 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Bếp Lửa Khổ 3 – Mẫu 18

Đoạn văn mẫu mở bài Bếp lửa khổ 3 dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

Bằng Việt là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Các tác phẩm của ông thường viết về những tình cảm tốt đẹp như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước bằng những lời thơ trong trẻo, mượt mà, gợi nhớ, gợi thương. Bếp lửa là bài thơ cảm động viết về tình bà cháu. Tình cảm ấy được gợi lên qua những kỉ niệm tuổi thơ của người cháu khi sống cùng bà, khổ thơ thứ ba, tác giả đã tái hiện lại dòng kí ức đầy đẹp đẽ ấy.

Mở Bài Bếp Lửa Khổ 6 – Mẫu 19

Đón đọc đoạn văn mở bài Bếp lửa khổ 6 dưới đây với những lời văn hay giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết.

Mỗi chúng ta ai mà chẳng có quê hương, ai mà chẳng có một thời đong đầy kỉ niệm để nhớ, để thương, để là động lực không ngừng phấn đấu. Nhà thơ Bằng Việt trong những năm tháng học tập xa nhà vẫn da diết nhớ quê hương, với khói bếp lửa cay nồng hun nhoè mắt, cùng người bà tần tảo sớm hôm nuôi dạy cháu.

Tất cả những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ đó đã được tác giả dồn nén trong từng câu chữ qua bài thơ Bếp lửa. Hồi ức vẫn còn đó, hiện tại trong tâm trí nhà thơ chợt xuất hiện những dòng suy ngẫm và triết lý sâu xa, điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ 6 để lại cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc.

SCR.VN chia sẻ 🌼 Kết Bài Đoàn Thuyền Đánh Cá 🌼 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất

Mở Bài Bếp Lửa Khổ Cuối – Mẫu 20

Chia sẻ dưới đây đoạn văn mở bài Bếp lửa khổ cuối để các em học sinh có thể tham khảo và linh hoạt vận dụng khi viết bài.

Tình cảm gia đình luôn là tình cảm hết sức thiêng liêng cao đẹp trong tâm tưởng của mỗi một con người Việt Nam. Tình yêu thương, lòng biết ơn và ký ức tuổi thơ luôn là hành trang quý giá nâng bước chân ta vào đời. Ai cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc trong vòng tay che chở của mẹ, sự ấm áp của tình cha. Nhưng, cuộc sống của chúng ta sẽ trọn vẹn và giàu ý nghĩa hơn nếu tuổi thơ chúng ta có một người bà để yêu quý bà và được bà yêu quý.

Viết về đề tài này, nhà thơ Bằng Việt đã có những vần thơ rất hay thông qua tác phẩm “Bếp lửa”. Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ Bằng Việt còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô. Bài thơ là nỗi nhớ nhung về người bà yêu quý với những kỷ niệm trong sáng của tuổi thơ.

Qua bài thơ, chúng ta thấy được vẻ đẹp của tình bà cháu qua dòng hồi tưởng về quá khứ được sống trong sự bao bọc, chở che của người bà. Và sự đùm bọc, yêu thương đó đã trở thành hành trang đi theo suốt cuộc đời tác giả. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua khổ thơ cuối của tác phẩm.

Tiếp tục tham khảo 🌼 Cảm Nhận Về Bài Thơ Đồng Chí 🌼 Top Những Bài Hay Nhất

Viết một bình luận