Dàn Ý Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ [26+ Mẫu Ngắn Hay Nhất]

Dàn Ý Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ ❤️️ 26+ Mẫu Ngắn Hay Nhất ✅ SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Tư Liệu Môn Ngữ Văn Hữu Ích Để Học Tốt Tác Phẩm Thơ Hàn Mặc Tử.

Dàn Ý Đoạn 2 Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử – Mẫu 1

Mẫu dàn ý đoạn 2 Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử dưới đây sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.

1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khổ thơ thứ 2 bài Đây thôn Vĩ Dạ.

2.Thân bài:

a. Phân tích khổ 2 – cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo

-Bức tranh phong cảnh:

  • “Gió theo lối gió, mây đường mây”: Phong cảnh có sự vận động, biến chuyển từ cảnh vườn sang sông nước.
  • Gió, mây vận động theo khuynh hướng chia cắt, chia lìa: “gió theo lối gió”, “mây đường mây”.
  • Nhân hóa “dòng nước buồn thiu”: nỗi buồn thấm thía vào cảnh vật.
  • “Lay”: chuyển động nhẹ, gợi ra sự đìu hiu, vắng vẻ của cảnh vật.

-Tâm trạng thi nhân:

  • Thể hiện qua câu hỏi tu từ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”
  • Trăng: người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ, nhất là trong đêm khuya, khi căn bệnh phong giày vò thể xác lẫn tinh thần.
  • “Kịp”: sự gấp gáp về mặt thời gian.
  • Nỗi lo lắng, phấp phỏng của nhà thơ về sự hiện diện của trăng.
  • Nỗi cô đơn, lạc lõng của thi nhân, chỉ có trăng làm bạn.

b. Đánh giá

  • Khổ thơ khắc họa hình ảnh thiên nhiên xứ Huế với vẻ đẹp nhuốm màu tâm trạng, nhưng đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời của nhà thơ.
  • Về nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ đặc sắc, sáng tạo.

3.Kết bài: Khẳng định giá trị của khổ thơ, bài thơ.

Gợi ý cho bạn ☔ Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ ☔ Mẫu Dàn Ý Phân Tích Chuẩn Nhất

Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 2 Hay Nhất – Mẫu 2

Đón đọc mẫu dàn ý Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây:

1.Mở bài: Sơ lược tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần phân tích.

2.Thân bài:

-“Gió theo lối gió mây đường mây / Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”:

  • Dòng sông Hương vẫn hiện lên với những nét đẹp đặc trưng sự thơ mộng, với dòng nước trôi lững lờ, hiền hòa, gió nhẹ thổi khiến ven bờ những bông bắp lay động.
  • Vẻ yên bình, chậm rãi của Huế, nó ăn sâu vào tâm hồn con người, vào cảnh vật, và để lại những ấn tượng sâu sắc với lữ khách mỗi lần ghé thăm.
  • “Gió theo lối gió, mây đường mây”: Gợi ra sự trống trải của thiên nhiên, sự hoang mang, trống rỗng trong chính tâm hồn thi sĩ, những dự cảm, nói đúng hơn là nỗi buồn của Hàn Mặc Tử về sự chia ly, xa cách với cuộc đời.
  • “Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”, gợi tả một không gian yên tĩnh, vắng lặng và lạnh lẽo bên bờ sông, cũng diễn tả tâm hồn buồn rã, u hoài, cô đơn của tác giả trước một không gian rộng lớn.

-“Thuyền ai đậu bến sông trăng ấy/ Có chở trăng về kịp tối nay?”:

  • Sông Hương không chỉ lạnh lẽo, cô đơn với mỗi hoa bắp, mà nó đã có sự xuất hiện của con người, của thuyền neo đậu.
  • sông trăng” đã cho chúng ta những liên tưởng về một con sông phẳng lặng, ánh trăng dát vàng cả mặt sông, tạo nên khung cảnh lung linh, thơ mộng, huyền ảo.
  • Con thuyền thực tại đã trở thành một con thuyền kỳ diệu, có thể chở được cả ánh trăng về cho Hàn Mặc Tử.
  • “Có chở trăng về kịp tối nay?”, đó chính là tâm trạng của tác giả, có lẽ rằng ông ý thức được sự ngắn ngủi của cuộc đời thế nên đối với những vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên như ánh trăng, cũng là người bạn thân thiết của mình Hàn Mặc Tử luôn có một khao khát hội ngộ vội vã với tri kỷ.

3.Kết bài: Nêu cảm nhận chung.

Xem nhiều hơn 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 13 Mẫu Hay

Dàn Ý Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Gọn – Mẫu 3

Dàn ý khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những luận điểm cơ bản nhất.

1.Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
  • Giới thiệu khái quát về khổ thơ thứ hai, trích khổ thơ

2.Thân bài

-Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên của xứ Huế:

  • Gió, mây, trời mờ ảo, gợi sự cô đơn, lạnh lẽo
  • “Gió theo lối gió mây đường mây”, có gió có mây nhưng lại chia đôi ngả thể hiện cho sự xa cách, chia lìa.
  • Mọi cảnh vật gió, mây, nước được nhân hóa mang tâm trạng, nỗi buồn
  • Sự chuyển động khẽ, nhẹ nhàng chứa đựng u buồn, hắt hiu, kém sự sống

-Cảm nhận tâm hồn, tâm trạng của nhà thơ

  • Dòng sông trở nên huyền ảo lấp lánh ánh trăng vàng làm cho không gian càng thêm mênh mang.
  • Hình ảnh con thuyền trên bến sông gợi sự chờ đợi trong vô vọng, mỏi mòn.
  • Câu hỏi tu từ cho thấy sự mong chờ da diết của tác giả, những nỗi niềm tâm sự còn giấu kín.
  • Mong muốn được sẻ chia, tâm sự của tác giả, khát vọng về một tình yêu kín đáo, tha thiết

3.Kết bài: Cảm nhận về khổ thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình

Ngoài ra, tại SCR.VN còn có 🌺 Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử 🌺 23 Bài Hay

Dàn Ý Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ Chi Tiết – Mẫu 4

Tham khảo mẫu dàn ý khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết dưới đây để nắm được hệ thống luận điểm đầy đủ nhất.

1.Mở bài

  • Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ ca lãng mạn 1930-1945.
  • “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử nằm trong tập “Thơ điên” (hay “Đau thương”) được chính nhà thơ tập hợp lại vào 1938.
  • Bài thơ thể hiện nổi cô đơn, tuyệt vọng của một con người trong thế giới đau thương đối với cuộc đời đầy niềm vui, ánh sáng bên ngoài. Điều này đặc biệt được khắc hoạ trong khổ thơ thứ 2

2.Thân bài: Đêm trăng Vĩ Dạ

“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

  • Vẫn là cảnh sắc thiên nhiên nhưng trong khổ thơ này cảnh đã được “lạ hóa” in đậm cái Tôi đau thương của nhà thơ. Cảnh có gió, mây, hoa, dòng nước, hoa bắp, con thuyền, bến sông…Nhưng tất cả không một chút ràng buộc, không một mối dây liên hệ với nhau.
  • Trong tự nhiên gió và mây không tách rời nhau. Gió có thổi thì mây mới bay và mây bao giờ cũng bay theo gió. Nhưng ở đây, mây và gió đã chia lìa, đoạn tuyệt với nhau.
  • Trong cái xu thế tất cả dường như đều chia lìa, li tán. Trăng đã xuất hiện cùng với con thuyền, bờ bến và dòng sông.
  • Sự liên tưởng đầy biến hóa táo bạo của nhà thơ qua hình ảnh “sông trăng” con thuyền “chở trăng”.
  • Có thể hiểu hình ảnh “sông trăng” theo hai cách: trăng tỏa sáng xuống dòng sông, nước sông phản chiếu ánh trăng hay ánh trăng tan biến thành nước nên dòng sông hóa thành “sông trăng”.
  • Trên dòng sông là con thuyền chở trăng về cập bến thời gian “tối nay”. Sự liên tưởng đầy biến hóa đã làm cho hai câu thơ tràn ngập ánh trăng. Điều đó ít nhiều làm mờ nhạt đi tâm trạng khắc khoải, thản thốt của nhà thơ ẩn đằng sau hình ảnh trăng, nước.

c. Tâm trạng băn khoăn, hoài nghi

3.Kết bài: Khổ thơ có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, có mối tình đẹp nhưng ẩn khuất đằng sau là tình cảm hết sức đáng trân trọng và cảm thông của Hàn Mặc Tử.

Đọc nhiều hơn 🌻 Cảm Nhận Bài Thơ Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 10 Bài Văn Mẫu Hay

Dàn Ý Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ Học Sinh Giỏi – Mẫu 5

Mẫu dàn ý khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ học sinh giỏi dưới đây là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.

I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Hàn Mặc Tử là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới.
  • Bài thơ được rút ra từ tập Thơ Điên.
  • Nội dung: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là tình cảm hồi đáp mà Hàn Mặc Tử gửi cho Hoàng Thị Kim Cúc khi Hoàng Thị Kim Cúc gửi thư chúc ông chóng lành bệnh kèm một bức tranh phong cảnh.
  • Dẫn dắt vài nội dung cần phân tích – khổ thơ thứ 2

II. Thân bài:

-Câu 1,2 :

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

  • Vẻ đẹp của tạo hóa hiện lên với 2 màu sắc đan xen: cảnh đẹp nhưng lại buồn, mang dáng dấp sự chia lìa, lẻ loi: gió theo lối gió, mây đường mây.
  • Cuộc chia lìa ấy ghi vào lòng sông những cung bậc thê lương: dòng nước buồn thiu; hoa bắp lay lắt, nổi trôi.
  • Cảnh vật chỉ là bức màn biểu hiện cho lòng người “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh thật đẹp còn người lại chẳng thể về để thưởng thức thì cảnh liệu rằng còn đẹp nữa hay chăng. Vỹ Dạ nhớ anh, lòng em cũng nhớ anh, mong anh.

-Câu 3.4:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

  • Trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử. Trăng là nơi để con người ta gửi gắm tình cảm, chút tâm tư sâu lắng. Thế nhưng ở đây lại là “bến sông trăng”. Đây vừa là hình ảnh tả thực- ánh trăng chiếu xuống mặt nước, lan tỏa trên mặt nước vừa là hình ảnh biểu trưng- sự vô định (thuyền ai), mênh mông dạt dòa.
  • Nỗi niềm tâm tư của tác giả như lan tỏa, thấm sâu, rộng lớn vô ngàn. Trong người lúc này là sự rưng rưng, xót xa, man mác đến nhói lòng.

III. Kết bài: Khái quát nội dung và nghệ thuật

-Nghệ thuật:

  • Ý thơ không theo sự vận động của không gian thời gian nhưng nhất quán và đồng điệu với tâm tư lòng người.
  • Hình ảnh thơ giàu sức gợi, độc đáo. Tạo nên cõi trần gian hư thực mơ mộng, bay bổng và tuyệt đẹp.
  • Các câu hỏi tu từ cuối mỗi dòng thơ, mang nỗi niềm da diết khắc khoải.
  • Nhịp điệu thơ không theo một quy luật nào mà bị chi phối bởi dòng chảy cảm xúc và nội tâm chính tác giả.
  • Thể hiện sâu sắc nỗi lòng tác giả muốn gửi gắm.

-Nội dung:

  • Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả.
  • Tình yêu mãnh liệt, nồng nàn dành cho người bạn Hoàng Thị Kim Cúc.
  • Khát khao cháy bỏng, mãnh liệt được sống để cảm nhận và tận hưởng cho kì hết những cái đẹp về cảnh và người nơi trần thế.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Dàn Ý Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ Nâng Cao – Mẫu 6

Tham khảo mẫu dàn ý khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ nâng cao dưới đây để vận dụng hoàn thành tốt bài viết.

1.Mở bài cảm nhận khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ
  • Dẫn dắt khổ thơ thứ 2 của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

2.Thân bài cảm nhận khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ:

a. Luận điểm 1: Khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh sông nước nhuốm màu tâm trạng

  • “Gió”, “mây” với phép điệp từ như tạo nên sự ngăn cách giữa cảnh vật trong khung cảnh thiên nhiên. Không gian ở câu này được mở rộng hơn so với đoạn 1.
  • Gió đi đường của gió, mây bay theo hướng của mây, gió và mây không thể tách rời nhưng dường như không thể cùng nhau => tâm trạng buồn man mác, cảm giác chia ly, đoạn tuyệt, xa cách.
  • Phép nhân hóa dòng nước buồn thiu và động từ “lay” gợi tâm trạng kéo theo. Dòng sông như bất động, không muốn chảy, thể hiện tâm trạng buồn.
  • Sự mặc cảm về thân phận, dù yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên đến bao nhiêu thì cũng không thể chối bỏ sự thật là bản thân không thể trở về với cuộc sống tươi đẹp kia được nữa.

b. Luận điểm 2: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trước sự chảy trôi buồn một nỗi buồn ly tán.

  • Cái tôi trong khổ 2 như bị quên lãng, bị bỏ rơi giữa dòng đời một cách đáng thương. Cái tôi ấy khao khát yêu thương, khao khát cuộc sống nhưng phải chịu cảnh bi thương.
  • Thuyền và sông trăng: Không gian tràn ngập ánh trăng, vừa mơ vừa thực, hư hư ảo ảo khó phân định
  • “ai” là đại từ phiếm chỉ đi cùng với câu hỏi tu từ nhấn mạnh sự vô định, mông lung.
  • “Ánh trăng” là tri kỷ, là niềm tin, là điểm tựa, là hi vọng được thấu hiểu và là cầu nối đưa nhà thơ về với đời thực.
  • “kịp” không chỉ là khát khao mong đợi mà còn âu lo
  • Có chở trăng về kịp tối nay? Tác giả lo sợ quãng thời gian còn lại quá ít ỏi, trong khi khao khát sống, tình yêu với thiên nhiên và cuộc đời vẫn mãi cháy bỏng.
  • Lời thơ mang những nỗi buồn nặng trĩu, nỗi buồn của sự cô đơn, mặc cảm, tiếc nuối, lo âu, phấp phỏng…

3.Kết bài cảm nhận khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ:

  • Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ đối với cả bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
  • Nêu cảm nhận của bản thân.

Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌼 15 Bài Văn Hay Nhất

Lập Dàn Ý 2 Khổ Đầu Đây Thôn Vĩ Dạ – Mẫu 7

Lập dàn ý 2 khổ đầu Đây thôn Vĩ Dạ sẽ giúp các em học sinh nắm được bố cục và luận điểm trọng tâm. Tham khảo mẫu dàn ý 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ như sau:

1.Mở bài cảm nhận 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ: Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và 2 khổ thơ đầu cần phân tích.

2.Thân bài cảm nhận 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ:

a. Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ và tình người tha thiết:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

  • Câu hỏi tu từ mở đầu mang nhiều sắc thái: là một lời tự vấn, lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.
  • Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông: cảnh vật tinh khôi, trong trẻo, mướt xanh trong nắng sớm mai; con người kín đáo, phúc hậu. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.

b. Khổ 2: Cảnh trời, mây, sông nước và niềm đau cô lẻ, chia lìa:

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

  • Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió mây chia lìa đôi ngả, “ dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt.
  • Hai câu sau tả cảnh dòng sông trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ.

c. Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ:

  • Từ ngữ chọn lọc, hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
  • Sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
  • Câu hỏi tu từ phù hợp với tâm trạng.
  • Giọng điệu khi tha thiết, khi đắm say, khi khắc khoải, u buồn

3.Kết bài cảm nhận 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ: Khẳng định lại vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật được thể hiện qua hai khổ thơ.

SCR.VN tặng bạn 💧 Dàn Ý 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 💧 6 Mẫu Hay Nhất

Lập Dàn Ý Khổ 1 2 Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Hay – Mẫu 8

Việc lập dàn ý khổ 1 2 Đây thôn Vĩ Dạ sẽ giúp các em học sinh có được cho mình định hướng làm bài cụ thể, tham khảo dàn ý mẫu dưới đây:

I. Mở bài

  • Giới thiệu chung về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
  • Xuất xứ tác phẩm.

II. Thân bài

a. Phân tích khổ đầu bài thơ:

  • Câu hỏi tu từ đầu khổ thơ là câu hỏi mang màu tâm trạng:
  • Vừa như nhắc nhở, lại vừa như mời mọc, cũng có thể là lời trách móc nhẹ nhàng.
  • Tác giả đang tự phân thân để hỏi chính lòng mình về một việc đáng ra phải làm bấy lâu: về thăm thôn Vĩ Dạ.
  • Bức tranh thôn Vĩ êm đềm, thanh bình buổi bình minh:
  • “Nắng hàng cau”: tinh khôi, trong trẻo.
  • Tính từ “mướt” kết hợp với từ chỉ mức độ “quá”: vẻ đẹp mượt mà, láng bóng, tươi tắn, đầy sức sống của cây cối trong vườn.
  • Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” gợi lên vẻ đẹp kiều diễm, quý phái của khu vườn.
  • Hình ảnh người con gái Huế “mặt chữ điền” xuất hiện với nét đẹp duyên dáng mà đầy kín đáo, hài hòa với thiên nhiên.

b. Phân tích khổ thứ hai bài thơ:

  • Nghệ thuật nhân hóa, cách ngắt nhịp 4/3: gợi sự chia li ngang trái.
  • Gió- mây trong câu thơ xuất hiện với cảnh chia phôi, gió- mây ngược lối, hai đường hai ngả.
  • Nước sông Hương như hiểu tâm tình người thi nhân cũng mang nỗi buồn trĩu nặng tâm can “buồn thiu”.
  • Hoa bắp lay nhẹ bên bờ, nước chảy hoa trôi- cảnh vật như không, vương nỗi buồn.
  • Không gian đêm trăng trên sông nước: Huyền ảo, như thực, như mộng.
  • Trăng hòa mình vào dòng nước tạo nên vẻ lung linh, thơ mộng.
  • Sông trăng đang đưa đò cập bến, bến trăng đang đợi đò chở trăng dừng chân.
  • Thi nhân ngậm ngùi mong thuyền “kịp” chở trăng cập bến- nỗi lo âu, khắc khoải về cuộc đời ngắn ngủi của tác giả.

III. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật được thể hiện qua hai khổ thơ.

Mời bạn khám phá thêm 💕 Phân Tích Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ 💕 14 Bài Cảm Nhận Đoạn 2 Hay

Dàn Ý Khổ 2 3 Đây Thôn Vĩ Dạ – Mẫu 9

Dựa vào dàn ý khổ 2 3 Đây thôn Vĩ Dạ, các em học sinh có thể dễ dàng triển khai bài viết của mình đầy đủ ý. Tham khảo mẫu dàn ý Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2 3 dưới đây:

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử: một trong số những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào thơ Mới
  • Khái quát về đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử: mang một diện mạo khá phức tạp nhưng chúng ta luôn nhận thấy ở đấy tình yêu đến đau đớn song vẫn luôn hướng về cuộc đời
  • Giới thiệu khái quát về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và 2 khổ thơ cuối

2. Thân bài

a. Khổ 2: khung cảnh trời, mây, sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng

– Hai câu đầu: thiên nhiên chia lìa và mang đầy tâm trạng

  • sự chia lìa đôi ngả của mây và  gió: gió theo lối gió mấy đường mây
  • Nghệ thuật nhân hóa diễn tả tâm trạng: dòng nước buồn thiu
  • Sự chuyển động nhẹ nhàng của cảnh vật: hoa bắp lay
  • Mặc cảm chia lìa, nỗi buồn của tác giả

– Hai câu sau:

  • Hình ảnh thuyền trăng, sông trăng: sáng tạo nghệ thuật độc đáo, biểu tượng của hạnh phúc, của cõi mộng
  • “Kịp”: bình dị song nó đã hé mở ra cho người đọc về sự cảm nhận và tâm thế sống của tác giả – sống là phải chạy đua với thời gian.
  • Hai câu thơ khép lại khổ thơ thứ hai vừa như một sự hoài nghi vừa như một sự mong mỏi, hi vọng của tác giả – khát vọng hòa mình với cuộc đời, với thiên nhiên, với con người.

b. Khổ 3: Tâm sự của nhà thơ

  • Điệp từ “khách đường xa”
  • Nghệ thuật hoán dụ cùng từ ngữ đặc tả sắc trắng:  Áo em trắng quá nhìn không ra
  • Câu thơ đa nghĩa: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
  • Câu hỏi tu từ chứa điệp từ “ai”: Ai biết tình ai có đậm đà
  • Nhấn mạnh một cách sâu sắc mặc cảm chia li, tâm trạng chưa nhiều uẩn khúc – một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót xa trong vô vọng

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của bài thơ và đoạn thơ.

Có thể bạn sẽ thích 🌹 Dàn Ý Khổ Cuối Bài Vội Vàng 🌹 8 Mẫu Ngắn Hay Nhất

Dàn Ý 2 Khổ Cuối Bài Đây Thôn Vĩ Dạ – Mẫu 10

Chia sẻ dưới đây mẫu dàn ý 2 khổ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ để các em học sinh tham khảo và vận dụng cho bài viết của mình.

I. Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ:

  • Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
  • Giới thiệu 2 khổ thơ cuối của tác phẩm.

II. Thân bài phân tích 2 khổ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ:

a. Khổ thơ thứ hai:

-Bức tranh phong cảnh thôn Vĩ có sự vận động sang cảnh sông nước mây trời:

  • Bức tranh với mây trời và dòng Hương giang thơ mộng.
  • Nhịp thơ chậm tạo sự êm ả, yên bình đặc trưng Huế.
  • Nhân hoá hình ảnh mây gió đang trong sự chia ly
  • Ẩn dụ nỗi buồn của thi nhân trong tình yêu đơn phương
  • Nỗi buồn của thi nhân còn gửi vào dòng nước: Dòng nước lặng lờ chảy như tâm trạng trĩu nặng của thi nhân, nỗi cô đơn thấm thía.

-Hình ảnh “thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có kịp chở trăng về tối nay?”

  • Hình ảnh “thuyền ai”: hình ảnh phiếm chỉ, gợi ra dấu hiệu của sự sống, của con người.
  • “Có chở trăng về kịp tối nay?”: muốn mượn trăng để hoá giải nỗi cô đơn trong lòng.
  • Sống trong đau đớn bệnh tật nên nhà thơ luôn khát khao hướng giao cảm với cuộc đời.

b. Khổ thơ thứ ba:

  • Câu thơ đầu khuyết chủ ngữ, dụng ý của tác giả, chủ thể và khách thể nhập làm một “Mơ khách đường xa khách đường xa”:
  • Nhà thơ tự mơ mình là người khách đường xa về thăm Vĩ Dạ.
  • Nhịp thơ 1/3/3, và điệp từ “khách đường xa”: sự rạo rực, reo vui, náo nức.
  • Bức tranh Vĩ Dạ được mở ra với hình ảnh của “em” với tà áo dài trắng trong sương khói bảng lảng.
  • Nhà thơ khao khát được sống trong tình người nhưng sương khói làm mờ nhân ảnh “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” liệu tình người có thực sự tha thiết, mặn nồng?
  • Nhà thơ rơi vào trong hụt hẫng.
  • Bài thơ mở ra bằng câu hỏi, kết cũng bằng câu hỏi

III. Kết bài phân tích 2 khổ cuối bài Đây thôn Vĩ Dạ: Nêu đánh giá về nội dung vừa phân tích.

Tiếp theo đón đọc 🌟 Phân Tích 2 Khổ Cuối Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 🌟 14 Bài Phân Tích Khổ 2 3

Viết một bình luận