Dàn Ý 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ ❤️️ 21+ Mẫu Hay Nhất ✅ Giới Thiệu Tuyển Tập Dàn Bài Mẫu Ngắn Gọn Và Chi Tiết, Đầy Đủ Được Chọn Lọc Tại SCR.VN.
Dàn Ý 2 Khổ Đầu Đây Thôn Vĩ Dạ Của Hàn Mặc Tử – Mẫu 1
Mẫu dàn ý 2 khổ đầu Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử dưới đây sẽ giúp các em học sinh xác định được cho mình bố cục và hệ thống luận điểm để triển khai bài viết.
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
- Xuất xứ tác phẩm.
II. Thân bài
a. Phân tích khổ đầu bài thơ:
- Câu hỏi tu từ đầu khổ thơ là câu hỏi mang màu tâm trạng:
- Vừa như nhắc nhở, lại vừa như mời mọc, cũng có thể là lời trách móc nhẹ nhàng.
- Tác giả đang tự phân thân để hỏi chính lòng mình về một việc đáng ra phải làm bấy lâu: về thăm thôn Vĩ Dạ.
- Bức tranh thôn Vĩ êm đềm, thanh bình buổi bình minh:
- “Nắng hàng cau”: tinh khôi, trong trẻo.
- Tính từ “mướt” kết hợp với từ chỉ mức độ “quá”: vẻ đẹp mượt mà, láng bóng, tươi tắn, đầy sức sống của cây cối trong vườn.
- Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” gợi lên vẻ đẹp kiều diễm, quý phái của khu vườn.
- Hình ảnh người con gái Huế “mặt chữ điền” xuất hiện với nét đẹp duyên dáng mà đầy kín đáo, hài hòa với thiên nhiên.
b. Phân tích khổ thứ hai bài thơ:
- Nghệ thuật nhân hóa, cách ngắt nhịp 4/3: gợi sự chia li ngang trái.
- Gió- mây trong câu thơ xuất hiện với cảnh chia phôi, gió- mây ngược lối, hai đường hai ngả.
- Nước sông Hương như hiểu tâm tình người thi nhân cũng mang nỗi buồn trĩu nặng tâm can “buồn thiu”.
- Hoa bắp lay nhẹ bên bờ, nước chảy hoa trôi- cảnh vật như không, vương nỗi buồn.
- Không gian đêm trăng trên sông nước: Huyền ảo, như thực, như mộng.
- Trăng hòa mình vào dòng nước tạo nên vẻ lung linh, thơ mộng.
- Sông trăng đang đưa đò cập bến, bến trăng đang đợi đò chở trăng dừng chân.
- Thi nhân ngậm ngùi mong thuyền “kịp” chở trăng cập bến- nỗi lo âu, khắc khoải về cuộc đời ngắn ngủi của tác giả.
III. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật được thể hiện qua hai khổ thơ.
Xem nhiều hơn 🌻 Sơ Đồ Tư Duy Đây Thôn Vĩ Dạ 🌻 13 Mẫu Hay
Dàn Ý 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc dàn ý 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ và 2 khổ thơ đầu cần phân tích.
2.Thân bài:
a. Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ và tình người tha thiết:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
- Câu hỏi tu từ mở đầu mang nhiều sắc thái: là một lời tự vấn, lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.
- Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông: cảnh vật tinh khôi, trong trẻo, mướt xanh trong nắng sớm mai; con người kín đáo, phúc hậu. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn day dứt của tác giả.
b. Khổ 2: Cảnh trời, mây, sông nước và niềm đau cô lẻ, chia lìa:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió mây chia lìa đôi ngả, “ dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt.
- Hai câu sau tả cảnh dòng sông trong đêm trăng lung linh, huyền ảo, vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ.
c. Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ:
- Từ ngữ chọn lọc, hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
- Sử dụng có hiệu quả các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
- Câu hỏi tu từ phù hợp với tâm trạng.
- Giọng điệu khi tha thiết, khi đắm say, khi khắc khoải, u buồn
3.Kết bài: Khái quát lại nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Phân Tích 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 🌹 17 Mẫu Cảm Nhận Khổ 1 2
Dàn Ý 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Gọn – Mẫu 3
Tham khảo mẫu dàn ý 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn gọn dưới đây với những luận điểm cơ bản trọng tâm nhất.
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”, dẫn dắt vào hai khổ thơ đầu bài thơ.
2. Thân bài:
a. Khổ thơ đầu bài thơ: Cảnh đẹp mảnh vườn thôn Vĩ, đại diện cho nét đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế.
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
- Câu hỏi tu từ thể hiện sự trách móc, lời mời gọi tha thiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”.
- Hình ảnh đặc trưng: nắng hàng cau, nắng mới lên, vườn mướt xanh như ngọc => thiên nhiên thơ mộng, trong trẻo đầy ấm áp và sức sống.
- Vẻ đẹp người con người Huế “mặt chữ điền”, cái đẹp đặc trưng của con người Huế
b. Khổ thơ thứ hai: Cảnh bến sông mang nhiều tâm trạng, nỗi buồn.
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Thiên nhiên không còn hoà hợp, nổi bật lên sự cô đơn, lạc lõng “Gió theo lối gió, mây đường mây”
- Nỗi buồn thấm đẫm vào cảnh vật “nước buồn thiu”
- Ẩn chứa sự lo lắng, mong ngóng chờ đợi trong mỏi mòn, vô vọng “Có chở trăng về kịp tối nay”
c. Kết bài: Đánh giá nội dung, nghệ thuật và nêu cảm nghĩ của em về hai khổ thơ đầu
Tiếp theo đón đọc 🌟 Cảm Nhận 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ 🌟 15 Bài Văn Hay
Dàn Ý 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Ngắn Nhất – Mẫu 4
Mẫu dàn ý 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ ngắn nhất sẽ giúp các em học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt cho bài viết trên lớp.
a. Mở bài
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” là một tuyệt phẩm tiêu biểu của Hàn Mặc Tử.
- Hai khổ thơ đầu bài thơ như một khúc ngân trữ tình đẹp đẽ và giàu sức gợi
b. Thân bài
*Khổ 1:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
- Câu hỏi tu từ thiết tha, vừa như lời trách móc lại vừa như lời mời gọi
- Hàng cau thẳng tắp vươn mình đón nắng->nét tinh khôi, tươi mới
- Cành non mơn mởn trong sắc xanh của lá cành tràn nhựa sống, ngời sáng, trong ngần
- Vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, thanh tao, nhã nhặn của người con gái xứ Huế hiện lên thật duyên dáng
*Khổ 2:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Dòng nước cũng được nhân hoá mang bầu tâm sự ” buồn thiu” lững lờ trôi
- Sông nước soi ánh trăng mờ, chiếc thuyền thong thả nằm im bên bến sông thương
- “Có chở trăng về kịp tối nay” -câu thơ như một lời tâm sự, một câu hỏi mà cũng là nỗi mong chờ, hy vọng chở ánh trăng về kịp.
c. Kết bài: Khái quát lại ý nghĩa của đoạn thơ và nêu cảm nghĩ cá nhân.
Ví dụ: Cảnh mang tâm tình, dư vị hoài niệm của thi nhân bằng cái nhìn đầy tinh tế và sâu sắc, chỉ qua hai khổ thơ thôi mà ta thấy được một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Dàn Ý 2 Khổ Đầu Bài Đây Thôn Vĩ Dạ Chi Tiết – Mẫu 5
Dàn ý 2 khổ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ chi tiết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
1.Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai khổ thơ đầu.
2.Thân bài:
a. Khổ thơ đầu – cảnh thôn Vĩ đẹp, thơ mộng
-Câu hỏi tu từ với giọng điệu tha thiết: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
- Có thể hiểu theo hai cách: Là lời mời gọi, lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái xứ Huế hoặc là là câu hỏi tự vấn của nhà thơ.
- Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng đề cập đến khả năng quay trở về xứ Huế: “không về” chứ không phải là “chưa về” bởi nhà thơ đang bị giày vò bởi căn bệnh phong.
-Bức tranh phong cảnh thôn Vĩ:
- Được nhìn từ xa đến gần, từ cao xuống thấp.
- Từ “nắng” được lặp lại gợi lên không gian ngập tràn ánh nắng sớm.
- “Nắng hàng cau”: hình ảnh đặc trưng của xứ Huế, những hàng cau vươn cao mạnh mẽ, đón những tia nắng ấm áp đầu tiên trong ngày.
- “Nắng mới lên”: nắng ban mai mới mẻ, êm dịu, trong trẻo.
- “Vườn ai ”: đại từ phiếm chỉ mở ra cảm xúc ngạc nhiên, đắm say của nhà thơ trước vẻ đẹp của khu vườn thôn Vĩ.
- Từ “mướt”: gợi lên khu vườn tươi tốt, mơn mởn, xanh non, mỡ màng.
- Hình ảnh so sánh: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”: gợi ấn tượng mạnh mẽ về xanh non, biếc rờn của cây cối.
-Hình ảnh con người xứ Huế:
- Khuôn mặt người sau vòm lá chỉ sự hòa hợp với thiên nhiên, khu vườn có sinh khí, gợi ra sự e ấp, thẹn thùng đặc trưng của người con gái Huế.
- Khuôn mặt “chữ điền”, lấy ý từ câu ca dao, mang đậm nét dân dã và vẻ đẹp tâm hồn người Huế.
b. Khổ thơ 2 – cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo:
-Bức tranh phong cảnh:
- “Gió theo lối gió, mây đường mây”: Phong cảnh có sự vận động, biến chuyển từ cảnh vườn sang sông nước.
- Gió, mây vận động theo khuynh hướng chia cắt, chia lìa: “gió theo lối gió”, “mây đường mây”.
- Nhân hóa “dòng nước buồn thiu”: nỗi buồn thấm thía vào cảnh vật.
- “Lay”: chuyển động nhẹ, gợi ra sự đìu hiu, vắng vẻ của cảnh vật.
-Tâm trạng thi nhân:
- Thể hiện qua câu hỏi tu từ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay”
- Trăng: người bạn tri âm, tri kỉ của nhà thơ, nhất là trong đêm khuya, khi căn bệnh phong giày vò thể xác lẫn tinh thần.
- “Kịp”: sự gấp gáp về mặt thời gian.
- Nỗi lo lắng, phấp phỏng của nhà thơ về sự hiện diện của trăng.
- Nỗi cô đơn, lạc lõng của thi nhân, chỉ có trăng làm bạn.
c. Đánh giá
- Hai khổ thơ khắc họa hình ảnh thiên nhiên xứ Huế với vẻ đẹp trong trẻo và vẻ đẹp hư ảo, lãng mạn đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời của nhà thơ.
- Về nghệ thuật: sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ đặc sắc, sáng tạo.
3.Kết bài: Khẳng định giá trị hai khổ thơ, bài thơ.
SCR.VN chia sẻ 🌳 Phân Tích Khổ 1 Đây Thôn Vĩ Dạ 🌳 16 Bài Văn Mẫu Hay
Dàn Ý Đây Thôn Vĩ Dạ Khổ 1 2 Học Sinh Giỏi – Mẫu 6
Tham khảo và vận dụng mẫu dàn ý Đây thôn Vĩ Dạ khổ 1 2 học sinh giỏi dưới đây để hoàn thành tốt bài viết của mình.
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
a. Khổ thơ đầu:
-Câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”:
- Lời hờn dỗi, trách yêu đầy duyên dáng của một cô gái xứ Huế.
- Lời mời mọc dễ thương của một người con xứ Huế, muốn người bạn phương xa có đôi lần ghé thăm quê.
- Lời mà tác giả đang tự vấn lòng mình, nhắc nhở bản thân về một chuyến ghé thăm thôn Vĩ sau nhiều năm xa cách.
-“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”:
- Một buổi bình minh rực rỡ, ánh sáng tràn ngập khắp nơi nơi, lấp ló, xen kẽ qua từng tán cau xanh mướt.
- Hình ảnh “nắng hàng cau” là hình ảnh mà Hàn Mặc Tử dành riêng cho Huế, bởi lẽ rằng cau là biểu tượng đặc trưng của mảnh đất cố đô, luôn vươn cao mạnh mẽ trên nền trời xanh thẳm, đón những tia nắng ấm áp đầu tiên trong ngày một cách thật trọn vẹn.
- “nắng mới lên” là cái nắng ban mai mới mẻ, êm dịu, là biểu tượng của sự khởi đầu tươi mới.
-“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc / Lá trúc che ngang mặt chữ điền”:
- Dáng vẻ trù phú, non tươi, mỡ màng trong từng góc cạnh thông qua hai từ “mướt quá”, đầy gợi cảm.
- Liệu pháp so sánh “xanh như ngọc” cũng mang đến vẻ đẹp thực thơ mộng, cảm giác thực trong trẻo, ngọc ngà, tươi mát.
- Từ phiếm chỉ “ai” trong “vườn ai” đã gợi ra nhân vật trữ tình ẩn hiện, làm tăng thêm sức sống, sự hòa hợp của con người với thiên nhiên tươi đẹp.
- “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”, gợi ra vẻ đẹp con người xứ Huế chân thành, phúc hậu, ấm áp.
b. Khổ thơ 2:
-“Gió đi lối gió, mây đường mây”:
- Gió mây tách biệt, ngược hướng, gợi ra sự chia ly, tan vỡ.
- Lối thơ tả cảnh đóng khung khi tác giả lặp lại điệp từ “mây”, “gió” hai lần, cùng lối ngắt nhịp 4/3 làm gãy đôi câu thơ, mang đến sự hụt hẫng, cô liêu khó tả.
-“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”:
- Mở ra một không gian rộng lớn vô tận, nhưng thiếu đi cái ấm áp, chỉ có sự lạnh lẽo, đìu hiu.
- Hình ảnh “hoa bắp lay”: hoa bắp vốn vô sắc, vô hương, nhạt nhòa trong trời đất, là ẩn dụ sâu sắc cho cuộc đời cho số phận buồn tẻ, lặng lẽ.
-“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?”:
- Hình “sông trăng”: gợi mở khung cảnh đẹp, mộng ảo.
- “Có chở trăng về kịp tối nay?”, ấy là cảm xúc mong chờ nhưng đầy phấp phỏng đầy lo âu.
3. Kết bài: Nêu cảm nhận chung.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dàn Ý Khổ 2 Đây Thôn Vĩ Dạ 🍀 10 Mẫu Ngắn Hay Nhất