Can Đảm Là Gì, Biểu Hiện ❤️️ 10+ Ví Dụ Về Can Đảm Hay ✅ Gợi Ý Một Số Dẫn Chứng Và Tấm Gương Tiêu Biểu Về Sự Gan Dạ Trong Cuộc Sống.
Lòng Can Đảm Là Gì
Lòng can đảm là một đức tính tốt, lòng can đảm là sự dũng cảm của con người, dám đối mặt với sự thực, đối mặt với khó khăn, dám mạnh mẽ tìm cách vượt qua những khó khăn đó.
Ý Nghĩa Của Can Đảm
Chia sẻ đến bạn đọc thông tin chia sẻ cụ thể về Ý Nghĩa Của Can Đảm:
- Lòng can đảm sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn
- Lòng can đảm sẽ tôi luyện bản thân mỗi con người trở nên mạnh mẽ và quyết đoán hơn. Nếu một lần bạn dám làm thì những lần sau sẽ không còn phải sợ hãi trốn tránh nữa.
- Can đảm sẽ giúp con người trở nên mạnh mẽ, dũng cảm và kiên cường, trở thành người đáng tin cậy
- Người can đảm là tấm gương sáng để con người chúng ta học tập và noi theo.
Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Về Lòng Can Đảm 🍃 cực hay
Những Biểu Hiện Của Lòng Can Đảm
Những Biểu Hiện Của Lòng Can Đảm bạn đọc có thể tham khảo như:
- Dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách mà không hề sợ sệt, ngại ngùng.
- Khi gặp khó khăn trong cuộc sống luôn cố gắng vươn lên.
- Đứng trước việc người khác dè dặt, sợ sệt không dám làm thì bản thân dám xông xáo vào làm những việc đó.
Khám phá thêm 💕 Dũng Cảm Là Gì 💕 hay nhất
10 Ví Dụ Về Lòng Can Đảm Hay Nhất
Xem thêm gợi ý về 10 Ví Dụ Về Lòng Can Đảm Hay Nhất được SCR.VN tuyển chọn dưới đây:
Tấm Gương Về Lòng Can Đảm Nổi Tiếng – Mẫu 1
Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Suốt (sinh năm 1906) ở Quảng Bình trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước dù tuổi đã cao vẫn bình tĩnh điều khiển con đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông. Những năm tháng ấy miền Bắc Việt Nam là một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay. Nhiều lần khi đò ra giữa sông thì máy bay địch bắn phá.
Hàng ngày mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Suốt vẫn bình tĩnh, khéo léo vận chuyển đưa bộ đội từ Lào về Việt Nam qua song. Mẹ điều khiển đò cập bến an toàn vận chuyển vũ khí, lương thực ra các tàu Hải quân cho cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Chuyến phà gặp nạn trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà vào lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang.
Toàn bộ 39 người trên phà đều được cứu thoát ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt mạng. Đó là kết quả của sự dũng cảm của rất nhiều người dân sống quanh đó. Những người hùng đó là Nguyễn Thái Phi (SN 1970), Dương Văn Đà (SN 1974, cùng trú xã Tam Quang), Phạm Văn Hùng (SN 1968), Bùi Văn Hòa (SN 1968, trú xã Tam Hải), Lê Văn Lân (SN 1981).
Mẹ Nguyễn Thị Suốt đã xung phong đảm nhiệm nhiệm vụ điều khiển con đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông vận chuyển vũ khí, lương thực ra các tàu Hải quân để tăng cường thêm cho cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
Câu Chuyện Về Lòng Can Đảm Tiêu Biểu – Mẫu 2
Câu chuyện cảm động về Nguyễn Văn Nam.Trong lần cứu sống 5 em học sinh nhỏ đang bị đuối nước vào hôm ngày 30/4/2013. Không may đã bị cuốn vào dòng nước dữ và hy sinh. Thời điểm ấy Nam chỉ vừa tròn 18 tuổi. Chàng trai trẻ sinh năm 1995 Nguyễn Văn Nam đã ra đi mãi mãi, và là một giai thoại về lòng dũng cảm thật đẹp nhưng cũng không kém phần bi thương.
Trước đó Nam đã từng 9 lần cứu người đuối nước dù đang trong độ tuổi THPT. Nhận thấy được lòng dũng cảm hiếm có của cậu trai trẻ. Sau đó, Gia đình Nam đã được nhận thư chia buồn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.Còn riêng Nam đã được truy tặng Huân chương Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam.
Bài Học Về Can Đảm Ý Nghĩa – Mẫu 3
Tấm gương của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, chỉ với lí tưởng cứu dân cứu nước và hai bàn tay trắng mà đã dám dấn thân vào con đường đầy gian lao, thử thách. Năm 1911, anh rời bến cảng Nhà Rồng, xuất dương để tìm chân lí cách mạng giải phóng dân tộc, giành chủ quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam. Người bạn thân hỏi lấy tiền đâu mà đi, Nguyễn Tất Thành chìa hai bàn tay thay cho câu trả lời.
Lòng yêu nước, khát vọng tự do đã tạo nên dũng khí và sức mạnh, giúp người thanh niên ấy đương đầu và vượt qua trăm ngàn khó khăn, nguy hiểm, để rồi ba mươi năm sau, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thành) đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự do, độc lập.
Viết về Bác Hồ thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam trên đất Trung Quốc, Quách Mạt Nhược – một học giả nổi tiếng đã kính phục tôn vinh Bác là một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Lòng can đảm chính là chất thép trong khí tiết của người chiến sĩ cộng sản chân chính.
Ví Dụ Về Can Đảm Sống Với Ước Mơ Của Cuộc Đời Mình – Mẫu 4
Anna Pavlova – nghệ sĩ ba lê nổi tiếng. Cả cuộc đời bà đã cố gắng không ngừng nghỉ để thực hiện ước mơ đi vòng quanh thế giới và đem Ba lê đến với những người chưa bao giờ được thưởng thức. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà yêu cầu được mặc bộ váy mà bà vẫn mặc khi biểu diễn vở “Cái chết của con thiên nga”.
Vào đêm diễn ra buổi biểu diễn tiếp theo của bà trên sân khấu ở Hague, người ta để duy nhất một chiếc đèn chiếu tỏa ánh sáng xuống một điểm dành cho diễn viên ba lê để tưởng nhớ Anna Pavlova. Vòng tròn ánh sáng trống không như muốn nói lên rằng: Sân khấu ba lê thế giới đã chịu một mất mát lớn lao như thế nào khi phải vĩnh biệt nữ hoàng của nó.
Ví Dụ Về Lòng Can Đảm Trong Cuộc Sống – Mẫu 5
Ngày qua cả nước đã cảm phục và ca ngợi về hành động nghĩa hiệp của một anh tài xế.anh Phan Văn Bắc (30 tuổi, ngụ thôn 6 xã Đạ Oai, H. Đa Huoai, Lâm Đồng) – Tài xế xe tải BKS 49C-09851 đã dũng cảm, nhanh trí dùng đuôi xe tải của mình ‘đỡ’ xe khách BKS 53N- 2824 đang chở 30 du khách từ Đà Lạt về lại TP.HCM bị mất thắng có nguy cơ lao xuống vực sâu đổ đèo an toàn vào ngày 6/9.
Xem thêm 🌹 Dẫn Chứng Về Lòng Dũng Cảm 🌹 chi tiết
Ví Dụ Về Lòng Can Đảm Trong Lịch Sử – Mẫu 6
Anh hùng trẻ tuổi Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền sinh năm 1928. Lịch sử đã ghi nhận công lao của anh từ khi còn rất trẻ chắc hẳn cái tên này không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Kim Đồng là một thiếu niên người dân tộc Tày, từ nhỏ Dền đã được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc.
Dền sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã theo các anh làm các công việc công tác bí mật, nhiều lần đưa, canh gác, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Trong một lần không may bị quân địch phát hiện tại vùng Pắc Pó, năm 1943 Kim Đồng đã trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ. Mặc dù đã nhanh trí dụ địch nổ súng vào phía mình để cho bộ đội ta chạy thoát nhưng địch phục kích với số lượng quá đông.
Ví Dụ Về Lòng Can Đảm Hiện Nay – Mẫu 7
Những ngày vừa qua, câu chuyện về lòng dũng cảm cứu người của thầy giáo Phùng Anh Tuấn được lan tỏa rộng rãi khiến nhiều người cảm phục. Vào thời điểm 17h30 phút ngày 14/5/2021, nhóm 4 người gồm 3 bố con anh Đỗ Xuân Quyết (ở khu 1, xã Minh Hạc, huyện Hạ Hòa) và cháu gái cùng nhau ra bãi bồi ven sông Hồng chơi.
Cả 4 người cùng lội xuống nước ven bãi bồi nhưng do cát khu vực này bị sụt lún nên cả 4 người đã bị chìm xuống nước sâu. Nhờ sự dũng cảm cứu giúp của thầy giáo Phùng Anh Tuấn mà 3 bố con anh Quyết đã thoát khỏi hiểm nguy.
Thầy giáo Phùng Anh Tuấn kể lại: Khi đang đi ngang qua bãi bồi ven sông Hồng khu vực xã Minh Hạc thì nghe tiếng kêu cứu, tôi chạy lại và thấy có một nhóm 4 người đang hoảng loạn và có nguy cơ bị chìm xuống nước sâu. Trước tình huống đó, không chần chừ, tôi đã ngay lập tức lao mình xuống cứu.
Vị trí 4 người bị đuối nước cách xa bờ khoảng 15m, giữa dòng nước đang cuộn chảy, vậy mà chỉ trong chốc lát, thầy Tuấn đã đưa bé trai (đang học lớp 3) và bố của cháu bé là anh Đỗ Xuân Quyết vào bờ. Mặc dù đã thấm mệt, tuy nhiên thầy Tuấn vẫn gắng sức tiếp tục bơi quay lại và cứu được con gái anh Quyết (đang học lớp 6).
Thầy Tuấn chia sẻ: Sau khi đưa được anh Quyết vào nơi an toàn, bản thân tôi đã rất mệt, cảm giác người không còn chút sức lực nào nữa. Tuy nhiên, khi nhìn đứa trẻ tầm tuổi con mình đang vùng vẫy kêu cứu giữa dòng nước mênh mông thì tôi không màng đến nguy hiểm nữa mà tiếp tục gắng sức. May mắn là tôi đã đưa được cháu bé lên bờ an toàn.
“Điều mà tôi day dứt là đã không cứu được cháu bé cuối cùng dù đã cố gắng hết sức. Cháu gái là cháu của anh Quyết, bị sặc nước ngay sau đó nên đã không qua khỏi” – Thầy Tuấn buồn rầu chia sẻ thêm.
Ví Dụ Về Lòng Can Đảm Chọn Lọc – Mẫu 8
Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đó chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa.
Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa.
Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng.
Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói: Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.
Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.
Ví Dụ Về Lòng Can Đảm Đặc Sắc – Mẫu 9
Mấy ngày nay, câu chuyện về em Hoàng Mạnh Chiến, học sinh lớp 7A2, Trường THCS Cẩm Thịnh (TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) dũng cảm cứu cụ ông 69 tuổi thoát chết trước mũi tàu hỏa khiến nhiều người cảm phục. Tấm gương của Hoàng Mạnh Chiến vừa được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
Trong giờ chào cờ đầu tuần, em Hoàng Mạnh Chiến thuật lại hành động dũng cảm của mình khiến 700 bạn học sinh chăm chú theo dõi như xem một bộ phim hành động. Chiến kể tối 26.11, em thấy ông Nguyễn Thanh Vót (69 tuổi, ở tổ 4, khu 7B, P.Cẩm Thịnh, TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh) chạy xe máy từ trong khu dân cư băng qua đường sắt.
Bất ngờ ông Vót bị ngã vào trong đường ray và không đứng dậy được. Vừa đúng lúc này, em đạp xe tới khu vực trên, trông thấy đoàn tàu chở than đang lao tới, còn ông Vót đang đối diện nguy hiểm khi nằm giữa đường ray.
Trông thấy ông lão đang rơi vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, Chiến không ngần ngại quăng xe đạp chạy lao đến đường ray kéo ông Vót ra ngoài. Khi 2 ông cháu vừa thoát ra khỏi đường ray thì tàu hỏa cũng vừa lao tới. Ông Vót thoát chết trong gang tấc nhờ sự dũng cảm, nhanh nhạy của Chiến.
Ngay sau vụ việc, người dân cũng lao tới hỗ trợ 2 người. Ông Vót chỉ bị thương nhẹ ở tai, tay trái; còn Chiến hoàn toàn không xây xát gì, chỉ bị một phen “hú vía”.
Chia sẻ về hành động của mình, Chiến cho biết: “Thời điểm xảy ra sự việc, em thấy đoàn tàu vẫn còn ở khoảng cách đủ để mình đưa ông ra ngoài nên đã cố chạy thật nhanh tới giúp. Nhưng khi nghĩ lại, em cũng thấy sợ vì nếu sức mình không kéo nổi mà bị ông níu lại thì cả hai đều nguy hiểm… Qua sự việc trên em rất mong mọi người tuân thủ quy định khi tham gia giao thông, đặc biệt là khi băng qua đường sắt”.
Dẫn Chứng Về Can Đảm Chi Tiết – Mẫu 10
Câu chuyện kể về người anh hùng Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ… trận đánh nào đồng chí cũng nêu cao tinh thần quả cảm, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Hai lần bị thương nặng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu và đã hy sinh oanh liệt. Với chiến công đặc biệt: lấy thân mình lấp lỗ châu mai mở đường cho đơn vị tiến lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam, giành toàn thắng cho trận đánh mở màn Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Mới 3 tháng tuổi quân, Phan Đình Giót đã tham gia Chiến dịch Đường số 18, đánh Đồn Tràng Bạch, trận chiến đấu diễn ra gay go, ác liệt, đồng chí vẫn bám sát tổ trưởng, thể hiện tinh thần chiến đấu rất hăng say. Tiêu diệt xong lô cốt số một, đồng chí bị thương nặng, nhưng vẫn xin ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến lúc trận đánh kết thúc thắng lợi.
Trong trận tiêu diệt vị trí Chùa Tiếng (cuối năm 1950), đồng chí đã dũng cảm xung phong một mình đánh sập bốn ụ súng của địch.
Mùa Đông năm 1951, địch đánh lên Hòa Bình, đơn vị đồng chí nhận nhiệm vụ vượt sông Đà, thọc sâu vào hoạt động trong lòng địch vùng chân núi Ba Vì. Địch phát hiện chủ lực ta, tập trung máy bay, đại bác, thường xuyên bắn phá dữ dội. Phan Đình Giót vẫn kiên trì và gương mẫu, xung phong đi đầu trong mọi công tác, đã cùng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.
Mùa Đông năm 1953, đơn vị đồng chí được tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 cây số, vượt qua nhiều đèo, dốc mang vác nặng đồng chí vẫn kiên trì và giúp đỡ đồng đội đi tới đích.
Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, đồng chí đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bì và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.
Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, lệnh nổ súng tiêu diệt vị trí Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị. Các chiến sĩ Đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ 10. Địch tập trung hỏa lực bắn như trút đạn xuống trận địa ta.
Đồng đội bị thương vong nhiều. Lửa căm thù bốc cao, đồng chí lao lên đánh tiếp hai quả nữa, phá toang đoạn rào cuối cùng, mở thông cửa mở để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót lại vọt lên bám chắc lô cốt số hai, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Đồng chí lại bị thương vào vai, máu chảy đầm đìa.
Nhưng hỏa lực địch từ lô cốt số ba đã xuất hiện rất nguy hiểm, bắn mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên, nhích dần người đến gần lô cốt số ba với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là phải dập tắt ngay nó. Đồng chí dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:
Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân!!!… rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.
Tham khảo văn mẫu 🌼 Kể Về Một Tấm Gương Thiếu Niên Dũng Cảm 🌼 ngắn