Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản Về Trời (Bài Cúng + Văn Khấn)

Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản Về Trời Đúng Chuẩn. Nghi Thức Cúng Ông Táo Tuy Đơn Giản Nhưng Gia Chủ Cần Phải Thực Hiện Sao Cho Đúng.

Ông Táo Về Trời Ngày Nào

Cúng đưa ông Công ông Táo về trời là một trong những tập tục quan trọng của người dân Việt Nam trong dịp cuối năm. Vậy cúng đưa Ông Táo Về Trời Ngày Nào là đẹp? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này dưới đây nhé!

Tục cúng Táo quân khởi nguồn từ bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm no, sung túc, cung cấp sự sống cho con người bằng việc sưởi ấm, đun chín thức ăn. Đó cũng là hình tượng trong cõi tâm linh về ông Vua Bếp. Sau này, dựa trên các sự tích liên quan đến bếp lửa, dân gian mới sáng tạo ra câu chuyện “hai ông, một bà” nhưng vẫn có ý nghĩa mong muốn một cuộc sống no đủ, bếp gia đình lúc nào cũng rực lửa.

Vì vậy, tục cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm trước hết mang ý nghĩa cầu sự no đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

Ông Công, ông Táo lên trời báo cáo thỉnh thị Ngọc Hoàng trong 7 ngày từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp, những năm lịch âm không có ngày 30 tháng Chạp thì làm lễ đón ông Công, ông Táo về vào ngày 29 tháng Chạp.

Theo quan niệm truyền thống của người dân Việt Nam thì giờ cúng tiễn ông Táo về trời đẹp nhất là vào buổi sáng ngày 23. Nếu gia chủ bận rộn thì có thể hoàn thành việc cúng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, phải đảm bảo kịp giờ để đưa ông Táo lên thiên đình. Trường hợp nếu bạn cúng vào trưa, chiều ngày 23 tháng Chạp thì e rằng ông Táo sẽ không thể nhận được lễ vật thành tâm của gia chủ.

SCR.VN tặng bạn 💧 Văn Khấn Ông Công Ông Táo 💧 Bài Khấn, Cách Cúng, Lễ Vật

Lễ Cúng Ông Táo Đơn Giản Nhất

Dưới đây là một số thông tin về Lễ Cúng Ông Táo Đơn Giản Nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng bạn sẽ nắm rõ để chuẩn bị cho gia đình một Lễ Cúng Ông Công Ông Táo Đơn Giản Nhất thật tươm tất và đúng thủ tục.

Ông Công, ông Táo là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà. Ông Táo là 3 vị đầu rau (2 nam, 1 nữ) trong coi việc bếp núc trong gia đình. Theo phong tục, lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về trầu trời.

Mặc dù cuộc sống bận rộn nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch thì các gia đình đều sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông Táo thịnh soạn để tiễn ông Táo về trời báo cáo những việc cũ trong năm vừa qua của gia chủ, cũng như là để cầu mong năm sau sẽ khởi sắc, thịnh vượng, no đủ hơn năm trước.

Cách sửa soạn bày mâm cỗ cúng ông Công ông Táo của mỗi gia đình đều khác nhau, có nhà làm cầu kỳ nhưng cũng có gia đình làm rất đơn giản nhưng vẫn đầy đủ lễ nghi. Theo chuyên gia phong thủy, lễ vật cúng ông Công ông Táo thường bao gồm mũ ông Công ông Táo, mâm cỗ mặn và cá chép sống để phóng sinh.

Tuy ngày nay nhiều gia đình đã giản lược đi hoặc thay đổi một số món ăn trên mâm cúng ông Táo theo khẩu vị cũng như khả năng tài chính của gia đình. Nhưng những món ăn truyền thống như bánh chưng, con gà luộc… vẫn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ông Táo nói riêng và mâm cỗ Tết nói chung. Những món ăn này hiện diện như một cách để chúng ta ghi nhớ và lưu truyền lại đời sau những phong tục tập quán đặc trưng, chứa đựng quốc hồn quốc túy của dân tộc.

Cùng với Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản, SCR.VN tặng bạn 💧 Văn Khấn Rước Ông Táo Về Nhà💧

Chuẩn Bị Đồ Cúng Ông Táo Đơn Giản

Chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ, đa dạng trở thành nỗi lo lắng của nhiều bà nội trợ bởi vì phải cân bằng giữa việc giải quyết những công việc “xếp chồng” vào dịp cuối năm và sắp xếp thời gian đi chợ mua sắm đồ, làm cỗ. Chính vì vậy, việc Chuẩn Bị Đồ Cúng Ông Táo Đơn Giản là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

  • Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
  • Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
  • Tiền vàng.
  • 1 chiếc áo.
  • 1 đôi hia bằng giấy.
  • 1 mâm cúng (tuỳ theo vùng miền và văn hoá địa phương).

Mâm cúng ông Táo cơ bản bao gồm:

  • Thịt heo luộc.
  • Gà luộc hoặc quay.
  • Đĩa rau xào.
  • Hành muối.
  • Xôi gấc.
  • Giò heo.
  • Canh mọc.
  • Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng).
  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Cùng với Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản, gửi đến bạn 🍃 Bài Cúng Rước Ông Táo 🍃

Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản

Mâm cỗ cúng trong văn hóa tâm linh người Việt luôn được thực hiện rất chu đáo, tươm tất. Dưới đây là gợi ý cho bạn làm Mâm Cúng Ông Táo Đơn Giản với những món chay thanh tịnh một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Các món cúng ông Công ông Táo thực ra không cần quá cầu kỳ, sang trọng, đắt tiền mà chủ yếu cần sự thành tâm và cẩn thận của người nấu, sử dụng những nguyên liệu đảm bảo vệ sinh….

Với những người theo đạo Phật thì những mâm cỗ chay đã không còn quá xa lạ. Nếu bạn là người ăn chay trường thì trong dịp lễ ông Công ông Táo, bạn có thể làm một mâm cỗ chay thanh đạm để dâng lên các vị thần linh, bày tỏ lòng thành của gia đình. Cỗ chay tuy được chế biến từ các nguyên liệu chay như dưới bàn tay nấu nướng tài năng của các chị em phụ nữ thì tính thẩm mỹ cũng cao không hề thua kém mâm cỗ mặn thông thường.

Mỗi gia đình có cách chuẩn bị mâm cơm cúng khác nhau, tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế. Đôi khi chỉ cần đĩa xôi, khoanh giò chay, rau luộc, đậu rán … hợp lại là đã thành mâm cơm cúng tỏ lòng thành kính. Mâm cỗ chay cúng ông Táo đơn giản và đầy đủ bao gồm: Chả quế chay, nộm giá, thịt bò xào chay, giò chả chay, xôi gấc, bát canh măng chay, thịt gà chay kho tiêu…

Làm mâm cỗ chay cúng ông táo không chỉ là lời cảm tạ thần bếp mà còn chứa đựng ý nghĩa báo cáo tình hình năm cũ của cả gia đình và cầu mong có một năm mới đủ đầy mà còn có một bữa ăn thanh tịnh, thanh lọc cơ thể trước khi bắt đầu dịp lễ với nhiều món ăn giàu đạm, nhiều dinh dưỡng. Cùng tham khảo cách làm mâm cúng qua bài viết dưới đây.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Văn Khấn Thổ Công 🌹 Bài Khấn, Cách Cúng

Cách Cúng Ông Táo Ngày 23 Đơn Giản Nhất

Cuộc sống hiện đại khiến cho con người luôn bị cuốn đi bởi công việc bận rộn. Vậy làm sao để thực hiện Cách Cúng Ông Táo Ngày 23 Đơn Giản Nhất vừa đầy đủ lại đúng phong tục truyền thống với quỹ thời gian eo hẹp. Nhằm giúp các bạn tiết kiệm thời gian cho việc chuẩn bị lễ cúng Táo quân, chúng tôi xin chia sẻ Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản Nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mâm cúng ông Táo miền Bắc

Ở miền Bắc, người dân thường cúng ông Công, ông Táo khá sớm, bắt đầu từ 20 và muộn nhất là trưa 23 tháng Chạp. Bởi người dân quan niệm sau giờ đó thì ông Công, ông Táo phải bay về trời, không còn ở dương gian nữa.

Lễ vật để cúng ông Công ông Táo ngoài vàng mã, cá chép thì nhiều nơi còn dùng cả xôi chè, thường là chè bà cốt. Khi nấu chè, người ta sẽ cố ý để chè vương lên ông đầu rau, hay bôi chè lên ông đầu rau để Táo Quân lên Trời báo cáo cho “ngọt” giọng.

Bàn thờ Táo Quân của người miền Bắc thường bày cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó gồm bộ mũ, hia. Khi đã cúng xong, họ đốt vàng mã và tiễn ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao, sau đó thay ba ông đầu rau mới vào bếp và cả bộ mũ trên bàn thờ.

Mâm cúng ông Táo miền Trung

Ở Huế và một số tỉnh lân cận, người dân vừa thờ ông Táo trên Trang Ông, vừa thờ trên bàn thờ. Người miền Trung thường làm lễ tiễn Táo Quân sẽ lên thiên đình vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể.

Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ. Sau khi cúng xong, tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung được tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường.

Mâm cúng ông Táo miền Nam

Ngoài những lễ vật giống người Bắc, người miền Nam còn có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen và một bộ “cò bay, ngựa chạy” – hình con cò và con ngựa làm bằng giấy, không có khung tre cầu kỳ như miền Bắc.

Điểm khác biệt so với những vùng miền khác trong lễ cúng ông Công ông Táo của người miền Nam là không có tục trút lư để thay cọng nhang, không mua cá chép, không thờ áo mũ, một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là một mâm trái cây hết sức đơn giản.

Không chỉ có Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Văn Khấn Gia Tiên Ngày 23 Tháng Chạp🍀

Cách Cúng Đưa Ông Táo Đơn Giản

Cách Cúng Đưa Ông Táo Đơn Giản nhưng cũng phải được thực hiện sao cho đúng theo phong tục. Nếu bạn chưa biết Cách Cúng Đưa Ông Táo Về Trời Đơn Giản sao cho chuẩn xác thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé!

Nếu trong nhà có bàn thờ các quan thần linh hay bàn thờ gia tiên thì có thể cúng đưa ông Táo tại bàn thờ này. Nếu nhà có bàn thờ táo quân thì có thể cúng ở bàn thờ này luôn. Trong trường hợp không có bất kỳ bàn thờ nào. Thì chủ nhà có thể lấy một cái bàn sạch, một cái mâm sạch để đồ cúng và cúng trong khu vực nhà bếp ( do quan niệm Táo Quân nôm na là vua bếp ). Lưu ý nếu cúng ở khu vực gần bếp mâm để đồ lễ phải để trên bàn cao, không được để dưới đất. Nếu có thể lau qua bằng rượu trắng ngâm gừng sẽ tốt hơn.

Thắp 3/5/7/9 nén hương, nhìn chung là số lẻ. Sau đấy vái ba vái và khấn bài cúng. Sau đấy đợi hương tàn 2/3 thì xin phép hạ lễ hoá vàng. Sở dĩ như vậy vì do có quan niệm hơi cầu kỳ là khi hương còn thì hoá vàng mới nhận được. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Dù Táo Quân khá dễ tính nhưng nhà cửa cũng nên gọn sạch. Quần áo mặc phải tươm tất, không nên mặc đồ quá hở khi làm lễ. Khi làm lễ nên mở cửa nhà rộng mở để có sự thông thoáng, thoát khí, đón điều lành, tiễn điều xấu.Một số người khó tính quan niệm khi lễ không nên giật, xả nước tránh trôi lộc xin về cũng được.

Khi khấn, nên khấn ra thành tiếng, không to quá không lẩm nhẩm. Vì phải thành âm thoát ra miệng thì mới dễ linh ứng. Khi hoá vàng, hoá sớ đầu tiên, rồi đến quần áo, rồi đến tiền vàng. Khi cời cho cháy nhanh không chọc mạnh kẻo rách đồ mã.

Còn thêm những nội dung hay có trong bài viết ☘ Văn Khấn 23 Tháng Chạp ☘ Bài Cúng Ông Táo, Mâm Lễ Vật

Cách Vái Cúng Ông Táo Đơn Giản

Việc thờ cúng ông Táo là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Sau đây là Cách Vái Cúng Ông Táo Đơn Giản theo phong tục truyền thống giúp gia chủ không phạm vào điều kỵ.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.

Khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề để cả nhà quanh năm no ấm. Có nơi lưu giữ phong tục vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Trong lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, gia chủ cần lưu ý tránh một số điều kỵ dưới đây để không mất tài lộc, may mắn.

  • Cúng lễ đúng ngày, không để sau 23 tháng Chạp.
  • Không dâng cúng các món ăn lạ.
  • Không cầu tài lộc, tình duyên.
  • Làm lễ cúng Táo quân đúng nơi, đúng chỗ.
  • Không rán cá chép cúng ông Công ông Táo.

Ngoài Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản, mời bạn tiếp tục đón đọc ☘ Văn Khấn Cúng Xe Cuối Năm ☘ Lễ Vật, Cách Cúng, Bài Khấn

Hướng Dẫn Cúng Ông Táo Đơn Giản

Cúng rước ông Táo về nhà là một phong tục truyền thống của nhiều gia đình Việt Nam trong dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên nhiều gia đình chưa biết đến việc cần cúng rước ông Táo về nhà vào đêm 30 Tết sau khi tiễn ông Táo chầu trời ngày 23 tháng Chạp. Xin được chia sẻ đến bạn đọc Hướng Dẫn Cúng Ông Táo Đơn Giản để đón ông Táo về nhà vào lễ cúng giao thừa.

Ông Táo sẽ lên chầu Ngọc Hoàng trong vòng 7 ngày, tính từ ngày 23 tháng Chạp (23 Tết) đến ngày 30 tháng Chạp (30 Tết). Vì vậy, bên cạnh lễ cúng tiễn ông Táo lên chầu trời vào ngày 23 Tết thì vào ngày 30 tháng Chạp, các gia đình cũng sẽ cúng rước ông Táo về nhà. Nếu như năm Âm lịch đó không có ngày 30 tháng Chạp thì lễ cúng rước ông Táo về nhà sẽ được thực hiện vào ngày 29 tháng Chạp (tức 29 Tết). Thời gian tốt nhất để thực hiện nghi lễ rước ông Táo là từ 23h – 23h45 trong đêm giao thừa của năm cũ và năm mới.

Ngoài việc chuẩn bị mâm lễ vật đầy đủ thì gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, tránh những cãi vã, gây gỗ trong nhà và thành tâm cầu khấn các Táo trở lại với ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, gia chủ cần đọc bài văn khấn cho lễ cúng rước ông táo đêm 30 tết một cách trân trọng và nghiêm túc. Khi thực hiện nghi thức cúng rước ông táo về nhà đêm 30 tết, gia chủ cần ăn mặc trang trọng và gọn gàng.

Mâm lễ vật rước ông Táo cũng tương tự như mâm lễ vật cúng đưa ông Táo về trời. Gồm những lễ vật sau đây:

  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống).
  • 1 bát canh mọc.
  • 1 đĩa xào thập cẩm.
  • 1 đĩa xôi gấc.
  • 1 đĩa chè kho.
  • 1 đĩa giò.
  • 1 đĩa hoa quả.
  • 1 ấm trà sen.
  • 3 chén rượu.
  • 1 lọ hoa đào nhỏ.
  • 1 lọ hoa cúc.
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã.
  • 5 lạng thịt vai luộc.
  • 1 quả bưởi.
  • 1 quả cau, lá trầu

Tiếp theo Cách Cúng Ông Táo Đơn Giản, mời bạn đọc xem nhiều hơn 🌟 Bài Cúng Tất Niên Cuối Năm 🌟 Cách Cúng, Văn Khấn, Sắm Lễ

Văn Khấn Cúng Ông Táo Đơn Giản

Hi vọng Bài Văn Khấn Cúng Ông Táo Đơn Giản được chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn và gia đình gặp nhiều may mắn và thành công trong năm mới. Chúc quý bạn năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc bên cạnh người thân và bạn bè.

Bài văn khấn cúng đưa ông Táo về trời cuối năm:

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay Ngày……….Tháng……… Năm……

Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Nhận ngay 👉 Card Free(Nhận Card Điện Thoại 100k 200k)

Văn Cúng Ông Táo Đơn Giản

Sau đây là Văn Cúng Ông Táo Đơn Giản đêm 30 tết đầy đủ và chi tiết. Quý bạn có thể tham khảo và áp dụng cho tết năm nay của gia đình mình nhé.

Bài văn khấn rước ông Táo về nhà ngày 30 Tết:

Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần
Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần
Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Khúc Tào phán quan.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là Phút giao thừa năm ………….., chúng con là…, sinh năm…, ngụ tại…

Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)
Nam mô A di đà Phật (cúi lạy)

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Văn Khấn Mùng 1 Tết Tại Nhà 🌹 Bài Khấn, Cách Cúng, Lễ Vật

Viết một bình luận