Ca dao tục ngữ địa phương miền Bắc Việt Nam mang đậm nét văn hóa, lịch sử và phong tục tập quán của vùng đất này. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật:
Phản ánh đời sống nông thôn:
Ca dao tục ngữ miền Bắc thường vẽ nên bức tranh thiên nhiên làng quê thanh bình, thơ mộng với những hình ảnh quen thuộc như tre, trúc, bến nước, đồng xanh, mái đình, lũy tre.
Ví dụ:
“Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều.”
“Ai về Bắc, ta theo với.”
Đề cao giá trị đạo đức và nhân văn
Những câu ca dao tục ngữ thường nhấn mạnh đến lòng hiếu thảo, tình yêu thương gia đình, sự đoàn kết và tinh thần cộng đồng.
Ví dụ:
“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Phản ánh phong tục tập quán
Ca dao tục ngữ miền Bắc cũng phản ánh những phong tục tập quán tốt đẹp của người dân như lễ hội, tín ngưỡng, và các hoạt động văn hóa.
Ví dụ:
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.”
“Ai lên Phú Thọ thì lên, lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương.”
Ngôn ngữ giàu hình ảnh và biểu cảm
Ngôn ngữ trong ca dao tục ngữ miền Bắc thường rất giàu hình ảnh, biểu cảm và dễ nhớ, dễ thuộc.
Ví dụ:
“Nước non ngàn dặm ra đi, cái tình chi, cái nghĩa chi.”
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”
Đặc trưng vùng miền
Mỗi địa phương trong miền Bắc có những câu ca dao tục ngữ riêng, phản ánh đặc trưng văn hóa và lịch sử của từng vùng.
Ví dụ:
“Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến.”
“Chè Thái, gái Tuyên.”
Những câu ca dao tục ngữ này không chỉ là kho tàng tri thức quý báu mà còn là tiếng nói của nhân dân, phản ánh đời sống văn hóa, xã hội và con người Việt Nam qua nhiều thời kỳ lịch sử
Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Bắc là một kho tàng vô cùng quý giá của đất nước ta, cũng được xem là một thể loại văn học phổ biến trong xã hội, thể hiện tình cảm và hình ảnh con người một cách chân thật nhất.
Ai lên Phú Thọ thì lên, Lên non Cổ Tích, lên đền Hùng Vương. Đền này thờ tổ Nam Phương, Quy mô trước đã sửa sang rõ ràng. Ai ơi nhận lại cho tường, Lối lên đền Thượng sẵn đường xi măng. Lên cao chẳng khác đất bằng, Đua nhau lũ lượt lên lăng vua Hùng.
Bắc Cạn có suối đãi vàng Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.
Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non Nàng về nuôi cái cùng con Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
“Ái Nàng” nàng chẳng thương cho, Nàng chê Phú Cốc nước to khó về. Đồng chiêm, hang nước nàng chê, Đồng Văn thì cũng một bề ấy thôi.
Ai qua Yên Tử – Quỳnh Lâm, Vĩnh Nghiêm chưa đến, thiền tâm chưa đành.
Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà Bườm giong ba ngọn vui đà nên vui Đường về xứ Lạng mù xa… Có về Hà Nội với ta thì về Đường thủy thì tiện thuyền bè Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Ai về qua đất Ninh Bình, Mà xem phong cảnh hữu tình nên thơ. Nước non, non nước như mơ, Càng nhìn Dục Thúy càng ngơ ngẩn lòng.
Ăn cơm mỗi bữa ba gà, Có về Kẻ Á với ta thì về. Kẻ Á thanh cảnh nhiều bề, Có ao tắm mát, lắm nghề thảnh thơi. Tháng tám thì được xem bơi, Tháng Giêng xem hội mình ơi hỡi mình.
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Bắc được thể hiện rất rõ ràng và sâu sắc thể hiện đặc trưng, đặc điểm của vùng đất là cái nôi của lịch sử và văn hoá dân tộc.
An Phú nấu kẹo mạch nha, Làng Vòng làm cốm để mà tiến vua. Họ Lại làm giấy sắc vua, Làng Láng mở hội kéo cờ hùng nghê.
Ô Loan nước lặng như tờ, Thương người chiến sĩ dựng cờ Cân vương Trải bao gối đất nằm sương, Một lòng vì nước nêu gương anh hùng.
Nhong nhong ngựa ông đã về Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn
An Thái, con gái tứ nghề, Bánh chưng năm sáu người bê chẳng vần. Ăn rồi nhảy phốc ra sân, Vung đôi kiếm thần, thách đấu tứ phương.
Bạch Đằng giang là sông cửa ải, Tổng Hà Nam là bãi chiến trường.
Ai về nhớ vải Đinh Hòa Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào
Cảnh Thụy buôn cửi bán bông, Tư Mại bán thóc đã xong một bề. Đầu Ruồi ăn nói gớm ghê, Đã say sóc đĩa lại mê thò lò. Làng Kem bán chổi bán mo, Ở dưới bến Cáu có lò bán than. Phù Lãng bán những chậu ang, Vân Cầu đất tốt cả làng trồng rau. Làng Bãi sao khéo bảo nhau, Chửa ra đến ngõ đã màu ổi xanh. Làng Am ăn nói thập thành, Chửa ra đến ngõ đã vành đò đưa. Hang Chàm bắt ốc bắt cua, Hà Liễu lắm cá ai mua thì vào.
Có tiền mà để làm gì Không mua kẹo kéo Bắc Kỳ ăn chơi
Cùng với Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Bắc, mời bạn đọc xem nhiều hơn những nội dung hay có trong tuyển tập 🌟 Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa 🌟
Ca Dao Bắc Bộ
Ca Dao Bắc Bộ xuất phát từ vùng đất là nơi có nhiều sự kiện lịch sử, những giá trị văn hóa có giá trị của nước ta, nên cũng mang nhiều nét đặc sắc của sự kết hợp giữa ngôn từ và âm điệu.
Chẳng giậm thì thuyền chẳng đi, Giậm ra nát ván thì thuyền long đanh. Đôi ta lên thác xuống ghềnh, Em ra đứng mũi để anh chịu sào. Sông Bờ, sông Mã, sông Thao, Ba ngọn sông ấy đổ vào sông Gâm.
Chẳng thanh cũng thể hoa mai, Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh.
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Chém cha cái hũ cái chai, Làm trưa bớt bát, làm mai om nhà. Chém cha cái cổng chợ Và, Càng xông men lắm, càng chà xát gan.
Có trăng nên mới phụ đèn, Chẳng ngon thề thốt thì liền bến hơi. Cười ra nước mắt hổ ngươi, Khen ai khéo đặt nên lời ví xưa. Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.
Cỏ vùng Bãi Sậy còn xanh, Đá vùng Yên Thế chênh vênh chẳng mòn.
Con ơi nhớ lấy lời cha, Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng. Đánh giặc thì đánh giữa sông, Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm.
Cọc chèo xin gửi bức thư, Hỏi thăm em rể buôn như phương nào. Sông Bờ, sông Mã, sông Thao, Hỏi thăm sông nào cũng chẳng thấy tin. Hay là buôn bán trăm nghìn, Buôn vạn bán mớ mà quên cọc chèo.
Ca Dao Tục Ngữ Miền Bắc đã phác họa lên được vẻ đẹp về con người, thiên nhiên và những món ăn đặc sản của địa phương. Mời bạn tham khảo những câu ca dao đặc sắc bên dưới.
Đường đi cách núi Ba Vì, Cách con sông Cái chàng đi đàng nào?
Đồn rằng Tiên Lữ vui thay, Bên đông có miếu, bên tây có chùa. Giữa làng có đình thờ vua, Xung quanh nước chảy, đò đưa sớm chiều.
Dịu dàng nếp đất An Dương Xưa nay là chốn văn chương nổi tài.
Đừng về đường ấy mà xa, Đi về Đinh Xá với ta cho gần. Đinh Xá có quán nghỉ chân, Có sông tắm mát lại gần chợ phiên. Chợ Lồ một tháng sáu phiên, Ngày tư ngày chín là phiên chợ Lồ.
Em nay buôn chỉ bán tơ, Buôn ngọn sông Bờ, bán ngọn sông Thao. Nước sông Thao biết bao giờ cạn? Núi Ba Vì biết vạn nào cây!
Gắng công kén hộ cốm Vòng, Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui.
Hỡi cô thắt lưng bao xanh, Có về An Phú với anh thì về. An Phú có ruộng tứ bề, Có ao tắm mát có nghề kẹo nha.
Kẻ Dầu có quán Đình Thành, Kẻ Hạc ta có Ba Đình, Ba Voi. Mười tám cất thuyền xuống bơi, Mười chín giã bánh, hai mươi rước thần.
Ai về đến huyện Đông Anh Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương
Mão Điền đi bán cá con, Phù Lãng gánh đất nung lon nặn nồi. Thổ Hà gánh đất nung vôi, Vạn Vân nấu rượu cho người ta mua.
Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Bắc Hà Nội , mảnh đất thủ đô Hà Nội từ ngàn xưa đã có những dấu ấn về lịch sử và văn hoá, cùng thiên nhiên và con người tinh tế, thanh lịch.
Hà Nội ba mươi sáu phố phường Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh Từ ngày ta phải lòng mình Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen Làm quen chẳng được nên quen Làm bạn mất bạn ai đền công cho
Ngày xuân cái én xôn xao Con công cái bán ra vào chùa Hương Chim đón lối, vượn đưa đường Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai. Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà Quanh đi đến phố Hàng Da Trải xem phường phố thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long Thành Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Bút hoa xin chép nên thơ lưu truyền.
Sông Tô một dải lượn vòng Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh. Sông Hồng một khúc uốn quanh Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non sông này.
Ngoài Ca Dao Tục Ngữ Địa Phương Miền Bắc, giới thiệu những thông tin mới có trong bài viết 🌟 Ca Dao Tục Ngữ Về Hai Bà Trưng 🌟
Ca Dao Tục Ngữ Có Từ Địa Phương Miền Bắc
Khám phá những câu Ca Dao Tục Ngữ Có Từ Địa Phương Miền Bắc để mở rộng vốn từ cũng như thấy được nét phong phú và độc đáo trong lời ăn tiếng nói của nhân dân bạn nhé.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Ai đi trẩy hội chùa Hương Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm Mớ rau sắng, quả mơ non Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
Ai lên làng Quỷnh hái chè Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi! Muốn ăn cơm trắng cá mè Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh Muốn ăn cơm trắng cá rô Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
Đồn rằng hội Dóng vui thay Vui thì vui vậy chẳng tày hội Thau
Đông Ba Gia Hội hai cầu Ngó lên Diệu Đế bớn lầu hai chuông
Ru em em théc cho muồi Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ quán chợ Cầu Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh.
Trên trời có đám mây xanh Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây Xây dọc rồi lại xây ngang Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.