Sưu Tầm Ca Dao Tục Ngữ Về Hai Bà Trưng Hay Và Ý Nghĩa. Chia Sẻ 57+ Câu Nói, Lời Ca Dân Gian Đã Ghi Lại Một Trang Lịch Sử Hào Hùng Của Dân Tộc
Giới Thiệu Về Hai Bà Trưng
Trước khi đi tìm hiểu ca dao tục ngữ về Hai Bà Trưng thì ngay dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các thông tin quan trọng về hai vị anh hùng này nhé!
Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 𠄩婆徵; 13 tháng 9 năm 14 – 5 tháng 3 năm 43) là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.
Khởi nghĩa thắng lợi, Thái thú Giao Chỉ là Tô Định bỏ chạy về phương Bắc. Trưng Trắc xưng vương, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, chọn kinh đô là Mê Linh, trị vì được ba năm, đến năm 43 bại trận dưới tay tướng nhà Hán là Mã Viện.
Trong sử sách, hai Bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).
Sau khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, theo chính sử Trung Quốc thì hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương. Còn theo người Việt tục truyền thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tự sát.
Không chỉ có Ca Dao Tục Ngữ Về Hai Bà Trưng, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Về Truyền Thống Văn Hóa 🍀
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Hai Bà Trưng
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Hai Bà Trưng đã ca ngợi công lao và tinh thần đấu tranh bảo vệ dân tộc của hai vị nữ tướng anh hùng. Mời bạn đọc cùng theo dõi những thông tin dưới đây.
Dân gian lưu truyền nhiều câu ca dao ca ngợi về công lao và chiến tích anh hùng của Hai Bà Trưng. Dưới đây là một số bài ca dao đặc sắc:
- Đố ai nêu lá quốc kì
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân? - Anh hùng đã tỏ tài trai
Nữ nhi cũng chẳng kém loài bồng tang
Nhớ xưa phất ngọn cờ vàng
Bà Trưng, Bà Triệu chiến trường xông pha
Cai Vàng lại có bà Ba
Tây Sơn bà Phó cũng là anh thư
Xúm tay xoay lại cơ đồ
Dân yên quốc thịnh phất cờ Việt Nam
Từ ngày quân Pháp kéo sang
Chợ Tràng cô Tám cũng gan anh hùng - Tháng Tám giỗ cha
Tháng Ba giỗ mẹ [Ngày 6/3 âm lịch là giỗ Hai Bà Trưng.]
Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Hai Bà Trưng
Ca Dao Tục Ngữ Nói Về Hai Bà Trưng tấm bia miệng để đời ca ngợi công lao của hai bà, để cho bao thế hệ ghi nhớ, là tấm gương cho nhiều thế hệ soi chung và bản thân những câu ca dao đó cũng là những phán xét của lịch sử hào hùng.
- Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kêu oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà quản tượng cỡi voi bành vàng - Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận loài tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị, em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành.
Đô kỳ đóng ở Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta - Anh ơi đợi em đi cùng
Em đang chuẩn bị theo gương hai Bà - Anh hùng đã tỏ tài trai
Nữ nhi cũng chẳng kém loài bồng tang
Nhớ xưa phất ngọn cờ vàng
Bà Trưng, Bà Triệu chiến trường xông pha
Cai Vàng lại có bà Ba
Tây Sơn bà Phó cũng là anh thư
Xúm tay xoay lại cơ đồ
Dân yên quốc thịnh phất cờ Việt Nam
Từ ngày quân Pháp kéo sang
Chợ Tràng cô Tám cũng gan anh hùng - Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Bên cạnh Ca Dao Tục Ngữ Về Hai Bà Trưng, còn thêm những nội dung hay có trong bài viết ☘ Ca Dao Tục Ngữ Về Tình Bạn Trong Sáng Lành Mạnh ☘
Câu Đối Về Cuộc Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng
Câu Đối Về Cuộc Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng lưu lại một dấu ấn lịch sử vẻ vang về hình ảnh con người Việt Nam bất khuất, về người phụ nữ Việt Nam anh hùng.
- Cung kiếm thất tu mi, nữ chủ uy thanh lưu thất quận
Bình mông phổ bào dư, thần vương phúc tỉ vĩnh thiên thu.
Dịch:
Cung kiếm vượt nam nhi, nữ chủ uy danh lưu bảy quận
Che chở khắp đồng bào, thần vương phúc đức mãi nghìn năm.
- Đồng trụ chiết hoàn Giao Lĩnh trĩ
Cấm Khê doanh hạc hát trường
Nghĩa là:
Đồng trụ gãy hay còn, núi non Giao Chỉ vẫn vững
Cấm Khê đầy hay cạn, sông nước Hát Giang vẫn dài
- Hống Hát Môn tiền thanh uyển cựu
Phù An Nam Quốc đức di tân
Nghĩa là:
Tiếng thét nơi đây âm hưởng mãi
Giữ nguyên Nam quốc đức ân dày
- Anh hùng đại quá nhân bất cận nhất thời khôi thổ vũ
Tinh linh tại thiên địa năng ư thiên tải phúc tư dân
Nghĩa là:
Anh hùng vượt thế thường, công lớn một thời điểm tô cho đất nước.
Tinh linh cùng trời đất, bao trùm muôn thưở mang phúc cho dân
- Lẫm lẫm trượng phu phong bát diệp Lý Hoàng thôi tuấn vọng
Đường đường thiên tử quý cửu chân Triệu Âu nhượng hồng danh
Nghĩa là:
Phong thái trượng phu lừng lẫy Lý Chiêu Hoàng sao khó ví
Ngôi sao thiên tử uy nghi bà Triệu Âu há đọ bày
- Tô khấu tước bình,trực bả quần thoa đương kiếm kích
Trưng vương dực tải, hảo tương cân quắc hộ sơn hà
Nghĩa là:
Dẹp giặc Tô Định, dùng quần thoa đương với kiếm, kích.
Phù vua Trưng, đem khăn yếm giữ non sông.
- Tiếp Lạc khai Đinh, quan miện xưng vương tam tải sử
Khu Tô kháng Mã, sơn hà hoàn ngã vạn niên phương.
Nghĩa là:
Tiếp Lạc Hồng mở Đinh Tây, áo mũ xưng vua ba mùa lưu sử sách
Đuổi Tô Định chống Mã Viện, núi sông thu lại vạn xuân truyền danh thơm.
Bên cạnh Ca Dao Tục Ngữ Về Hai Bà Trưng, đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Ca Dao Tục Ngữ Về Lòng Nhân Ái ☀️
Những Nhận Định Về Hai Bà Trưng
Những Nhận Định Về Hai Bà Trưng là những dòng đánh giá về ý nghĩa và công lao của cuộc khởi nghĩa vẻ vang mang tên hai vị nữ tướng anh hùng. Mời bạn đọc cũng tìm hiểu về những nhận định này ngay sau đây.
- Trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà sử học Lê Văn Hưu ghi nhận công lao của Hai Bà Trưng như sau:
“Trưng Trắc và Trưng Nhị là đàn bà, vậy mà hô một tiếng, các quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều nhất tề hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, xem thế cũng đủ biết hình thế nước Việt ta có thể dựng nghiệp bá vương được…”. - Sử gia Ngô Sĩ Liên đã viết:
“Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, liền vung tay hô một tiếng mà khiến cho quốc thống của nước nhà có cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng đâu phải chỉ khi sống thì dựng nước xưng vương, mà còn cả ở khi chết còn có thể ngăn chặn tai họa.
Phàm gặp những tai ương hạn lụt, cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả đến Trưng Nhị cũng vậy. Ấy là vì đàn bà mà có đức hạnh của kẻ sĩ, cho nên, khí hùng dũng ở trong khoảng trời đất chẳng vì thân đã chết mà kém đi.… đại trượng phu… nên nuôi lấy khí phách cương trực và chính đại đó…”. - Bộ Lịch sử Việt Nam của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1971), khi phân tích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có nhận xét:
“Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà là kết tinh của quá trình đấu tranh, khi âm thầm, khi công khai của nhân dân Việt Nam.
Đấy là một phong trào nổi dậy của toàn dân vừa quy tụ vào cuộc khởi nghĩa ở Hát Môn do Hai Bà Trưng đề xướng, vừa tỏa rộng trên toàn miền Âu Lạc cũ. Khởi nghĩa đã thắng lợi vì đó là một phong trào có tính chất quần chúng rộng rãi chứ không phải là một hành động tự phát của một tù trưởng, một bộ lạc riêng lẻ”.
Tiếp sau Ca Dao Tục Ngữ Về Hai Bà Trưng, đừng bỏ qua bài viết 🔥 Ca Dao Tục Ngữ Về Lòng Tự Trọng 🔥 bạn nhé!