Văn Khấn Tết Hàn Thực 3 Tháng 3 ❤️ Bài Khấn, Lễ Cúng Tết ✔️ Nội Dung Bài Văn Cúng Hàn Thực Thần Tài, Thổ Công, Gia Tiên Đầy Đủ.
Tết Hàn Thực Là Gì
Theo nghĩa tiếng Hán, “寒 – Hàn” là lạnh, “食 – Thực” là ăn, “Tết Hàn Thực” là ngày tết ăn đồ lạnh. Phong tục này bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa tại Trung Quốc, vào đời Xuân Thu (770 – 221TCN).
Chuyện kể rằng, lúc bấy giờ, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn; phải bỏ quốc gia sống cảnh lưu vong nay nước Tề mai nước Sở. Bên cạnh vua có một vị hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi luôn hết mình phò tá, giúp sức, bày mưu kế.
Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt; Giới Tử Thôi phải lén tự cắt một miếng thịt đùi của mình để nấu dâng lên vua ăn. Vua Tấn Văn Công sau khi ăn xong, hỏi ra mới biết sự hi sinh này, trong lòng vô cùng cảm kích.
Giới Tử Thôi theo phò tá vua trong suốt mười chín năm trời; trải qua nhiều lần nằm gai nếm mật, khổ luyện thành tài. Sau này, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, trọng thưởng phong chức tước cho những người có công khi tòng vong. Nhưng lại vô tình quên mất Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi cũng không hề oán trách, cho rằng phò tá vua là trách nhiệm; nghĩa vụ của bề tôi chứ không phải để đổi lấy vinh hoa phú quý. Về sau, ông lẳng lặng về quê nhà, đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống những ngày tháng bình yên, an lạc.
Vua Tấn Văn Công sau này nhớ ra, bèn sai người quay lại tìm Tử Thôi. Là người không màng danh vọng, Giới Tử Thôi nhất quyết không chịu quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công bèn ra lệnh đốt rừng để thúc ép Tử Thôi xuất hiện. Không ngờ rằng, Tử Thôi lại có tư tưởng kiên định đến vậy, cùng mẹ chịu cảnh chết cháy trong rừng.
Nhà vua thương xót, hối hận vì hành động của mình, lập miếu thờ Tử Thôi trên núi và đổi tên núi này là Giới Sơn. Sau đó, vua hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch); chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để bày tỏ lòng tưởng nhớ.
Ngày 3 tháng 3 hằng năm, người dân Trung Quốc tổ chức lễ tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Đồ cúng cũng phải chuẩn bị từ hôm trước vì lệnh cấm lửa. Tên gọi Tết Hàn Thực ra đời cũng vì lẽ ấy.
Có thể bạn đang tìm kiếm 📍Bài Cúng Tết Hàn Thực📍 vào tháng 3
Cách Cúng Tết Hàn Thực
Trong ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên. Thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành, hướng về cội nguồn.
Bánh trôi, bánh chay của người Việt cũng không giống với người dân Trung Quốc mà mang trong mình đặc sắc riêng của nền ẩm thực Việt Nam. Người Việt Nam cũng quen gọi ngày Tết này với cái tên dân dã là Tết bánh trôi; bánh chay nhiều hơn Tết Hàn Thực. Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp; là kết tinh của văn hóa Việt, thấm đẫm linh hồn, bản sắc của người Việt.
Ngày nay, có nhiều gia đình “chuộng” bánh trôi chay nhiều màu sắc để thắp hương mùng 3 tháng 3; dâng lễ lên ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia văn hóa thì điều này không đúng với nguyên gốc và những ý nghĩa của ngày lễ Hàn Thực. Bánh trôi nguyên bản là màu trắng, hình tròn đầy, nhằm thể hiện cho khát vọng về những điều tốt đẹp; viên mãn, tinh khiết trong cuộc sống.
Hơn nữa, trong ngày lễ Hàn Thực thì các gia đình không cần chuẩn bị những “mâm cao, cỗ đầy”; bày vẽ các thủ tục tốn kém. Thay vào đó, bạn chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi; bánh chay và mâm ngũ quả lên bàn thờ để nguyện cầu những điều tốt đẹp, bình an trong cuộc sống.
Chia sẻ thêm 📌 Văn Khấn Ngày Thường 📌 Đúng nhất
Lễ Cúng Tết Hàn Thực
Theo nghĩa chữ Hán, “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn, Tết Hàn thực là Tết ăn đồ lạnh. Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn thực gồm: Bánh trôi, bánh chay, hương, hoa, trầu cau.
Bánh Trôi, Bánh Chay
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, số lượng bánh trôi; bánh chay chuẩn nhất trong mâm cúng là 5 hoặc 3 bát bánh trôi, 3 hoặc 5 bát bánh chay. Bánh trôi, bánh chay nhưng tượng trưng cho những thức ăn nguội. Đó là sản vật từ mùa lúa bội thu dâng lên ông bà tổ tiên cũng như một lời cầu mong mưa thuận gió hòa.
Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước, có nhân bằng đường phên. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên; vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm.
Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân; nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín. Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm; được hấp chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.
Bên cạnh đó, vào ngày này, nhiều người trong gia đình cùng quây quần nhào bột; nặn bánh cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau.
Hương, Hoa, Trầu Cau
Trong lễ cúng dù to hay nhỏ, người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ.
Do vậy, vào ngày Tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này. Điều lưu ý, hoa dùng để cúng phải là hoa tươi.
Ly Nước Sạch
Trong mọi lễ cúng Phật hoặc gia tiên, một ly nước sạch là điều không thể thiếu ở trên bàn thờ.
Nước là biểu hiện cho tâm của gia chủ. Nhìn ly nước để biết: “Tâm của ta có thanh tịnh như nước hay không?”.
Mâm Ngũ Quả
Ngoài những thực phẩm trên, các gia đình có thể mua một đĩa hoa quả tươi với khoảng 5 loại quả. Tùy từng mùa, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím… để đại diện cho ngũ hành; dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.
Ngoài ra, vào ngày lễ này, các gia đình không cần chuẩn bị “mâm cao, cỗ đầy”, bày vẽ các thủ tục tốn kém mà chỉ cần thành tâm, dâng bánh trôi, chay lên ban thờ ông bà; tổ tiên, nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống. Cũng có thể đơn giản hơn, gia đình chỉ bày biện 1 đĩa quả tươi thành tâm trong mâm lễ cúng Tết Hàn thực.
Trọn bộ 📌Văn Khấn Cầu Bình An Tại Nhà, Tại Chùa📌chuẩn nhất
Bài Khấn Tết Hàn Thực
Nội dung bài văn khấn Tết Hàn thực mới và chuẩn xác nhất.
Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:………..
Ngụ tại:………………………
Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất; chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa; ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này; đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận…
Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)
Giới thiệu thêm 🔰Văn Khấn Thắp Hương Hàng Ngày🔰 chính xác nhất
Văn Khấn Tết Hàn Thực Trong Nhà
Giới thiệu đến bạn nội dung bài văn khấn Tết Hàn thực trong nhà chi tiết nhất.
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa; ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá; Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…
Hôm nay là ngày 3.3, gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con nhớ đức cù lao tiên tổ; thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa; ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Văn Khấn Tết Mùng 3 Tháng 3
Chia sẻ nội dung bài văn khấn Tết Hàn thực ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chính phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Phật trời
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Con Kính lạy ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần
Con kính lạy Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương
Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức tôn Thần
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Con kính lạy các vị Thần Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này
Con kính lạy các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại trong đất nhà này
Tín chủ (chúng) con là Nguyễn Văn A, giám đốc công ty…….. có mã số thuế là……………………
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày mùng 3/3 âm lịch gặp tiết Hàn Thực, thay mặt toàn thể công ty tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Hướng dẫn cách chuẩn bị và thực hiện 🌿Bài Cúng Mùng 3 Tết🌿 chuẩn nhất
Văn Khấn Tết Hàn Thực Thổ Công
Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc, vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi; bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.
Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn; tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Chẳng hạn người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây. Tiếp đó, ngày giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn… Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Vào những ngày này, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi; bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn truyền tai nhau rằng, ăn bánh trôi bánh chay vào ngày này để ôn lại những chuyện xưa cũ; chuyện một thời đã xa của dân tộc ta.
Văn Khấn Tết Hàn Thực Ngoài Mộ
Theo NXB Thanh Hóa, văn khấn Tết Hàn thực ngoài mộ như sau:
Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa; ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:………..
Ngụ tại:………………………
Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất; chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này; đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ; mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận…
Nam mô A di Đà Phật! (3 lần)
Bật mí nội dung các 🌟Bài Cúng Mùng 2 Tết🌟 đầy đủ và cụ thể nhất
Văn Khấn Tết Hàn Thực Tại Gia
Gửi đến bạn tham khảo bài văn khấn Tết Hàn thực tại gia chuẩn xác nhất.
Văn Khấn Ngày Tết Hàn Thực
Từ xa xưa bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng để thờ cúng gia tiên; thể hiện lòng thành kính với bề trên vào ngày lễ Hàn Thực.
Thành viên trong gia đình sẽ tụ họp lại cùng chuẩn bị những viên bánh trôi trắng tinh khiết; cẩn thận nắn thành dáng tròn đều. Sau khi dâng lên tổ tiên, mọi người sẽ cùng với nhau thưởng thức những viên bánh trôi tròn đầy cùng với hương vị ngọt ngào; tận hưởng không khí gia đình viên mãn.
Được biết ngày lễ Hàn Thực mang mong muốn cho mùa hạ bớt nóng, ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm được chọn lựa hoàn toàn không liên quan đến dương lịch, hay bất kì một quy ước đạo giáo nào mà được chọn theo âm lịch, theo luật âm dương ngũ hành, là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí.
Món lạnh theo ngũ hành sẽ thuộc Kim, bánh trôi chay màu trắng cũng thuộc Kim. Bên cạnh đó hình dáng của bánh trôi tròn đều; bên trong phần nhân hình vuông, gợi lên câu tục ngữ “mẹ tròn con vuông”.
Bánh chay vỏ trắng tính dương, phần nhân đậu xanh bên trong vàng tươi sáng mang tính âm, âm dương giao hòa. Dùng bánh trôi, bánh chay trong Tết Hàn Thực thể hiện mong muốn mùa hè không còn oi bức, thời tiết thuận hòa.
Chia sẻ đến bạn cách soạn bài ✨Văn Khấn Hoá Vàng Ngày Tết✨ cực hay
Văn Khấn Cúng Tết Hàn Thực
Bạn in nội dung bài văn khấn cúng Tết Hàn thực dưới đây rồi cầm đọc trong lễ cúng nhé.
Văn Khấn Tết Hàn Thực Ban Thần Tài
Tết Hàn thực hay còn được dân gian gọi đơn giản là Tết bánh trôi bánh chay. Ngày lễ này xuất hiện ở một số tỉnh của Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Đây được cho là ngày mà người dân thể hiện lòng hiếu thảo vào tinh thần uống nước nhớ nguồn tới tổ tiên và các vị bề trên.
Cúng ban Thần Tài vào ngày Tết Hàn thực thể hiện sự hiếu thảo của gia chủ tới vị thần. Các vị thần là những người đã phù hộ cho gia chủ nhiều may mắn và bình an. Đây là lúc đáp lại với lòng thành kính với những người có ơn.
Văn khấn Tết Hàn Thực Ban Thần Tài là một phần không thể thiếu trong khi thực hiện nghi lễ cúng Tết Hàn Thực. Chi tiết về bài văn khấn được chia sẻ cụ thể trong phần tiếp theo.
Mời bạn tìm hiểu thêm bài 🔮Văn Khấn Tết Đoan Ngọ, Bài Khấn🔮
Văn Khấn Thần Tài Ngày Tết Hàn Thực
Văn khấn chi tiết ban Thần Tài ngày Tết Hàn thực như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Scr.vn gửi đến bạn nội dung bài văn khấn Tết Hàn thực đầy đủ và chính xác theo phong tục cổ truyền của người Việt. Đừng quên chia sẻ bài viết để mọi người chuẩn bị và thực hiện lễ cúng đúng hơn nhé.