Tóm Tắt Thị Mầu Lên Chùa + Sơ Đồ Tư Duy [23+ Mẫu Hay Nhất]

Tóm Tắt Thị Mầu Lên Chùa + Sơ Đồ Tư Duy ❤️️ 23+ Mẫu Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Trọn Bộ Các Mẫu Tóm Tắt, Sơ Đồ Để Giúp Việc Ôn Tập Được Hiệu Quả Hơn. 

Cách Tóm Tắt Thị Mầu Lên Chùa

Đầu tiên, SCR.VN chia sẻ đến bạn cách tóm tắt Thị Mầu lên chùa hiệu quả đó là dựa vào bố cục và nội dung của bài. Cụ thể như sau:

– Bố cục Thị Mầu lên chùa:

  • Phần 1: từ đầu đến “có ai như mày không”: Thị Mầu khi đi lên chùa
  • Phần 2: Còn lại: Nhân vật Tiểu Kính

– Giá trị nội dung của đoạn trich Thị Mầu Lên Chùa:

  • Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lý trí bị lu mờ.
  • Phê phán, hơn nữa, bóc trần cái đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến.

Mời bạn đón đọc 🌜 Phân Tích Vở Chèo Quan Âm Thị Kính 🌜 hay nhất

Dàn Ý Thị Mầu Lên Chùa

Tiếp đến là dàn ý Thị Mầu lên chùa với đầy đủ ý sau đây, hãy cùng tham khảo ngay nhé!

1. Mở bài: Giới thiệu vở chèo, đoạn trích.

2. Thân bài:

2.1. Tóm tắt nội dung và chủ đề của đoạn trích:

a. Tóm tắt nội dung đoạn trích:

– Đoạn trích kể về việc Thị Mầu lên chùa cúng tiến, nhìn thấy Kính Tâm liền đem lòng si mê và dùng lời lẽ ngon ngọt để tán tỉnh chú tiểu.

b. Chủ đề:

– Phê phán những người phụ nữ phóng túng, lẳng lơ.

– Đề cao vẻ đẹp của những người biết giữ gìn tiết hạnh, chuẩn mực đạo đức.

2.2. Phân tích đoạn trích:

Chủ đề của đoạn trích được thể hiện qua sự đối lập giữa hai nhân vật là Thị Mầu và Kính Tâm:

a. Nhân vật Thị Mầu:

-> Xuất thân: con gái phú ông.

-> Tính cách: lẳng lơ, phóng túng:

– Lời nói:

+ Ngọt ngào nhằm tán tỉnh, ve vãn Kính Tâm.

+ Trêu ghẹo chú tiểu.

+ Sỗ sàng, không hợp với chốn tự viện nghiêm trang.

– Hành động:

+ Hát, nói nhằm tán tỉnh chú tiểu.

+ Xông ra, nắm tay để bộc lộ tình cảm với Kính Tâm.

b. Nhân vật Kính Tâm:

-> Xuất thân: con gái của một nông dân nghèo, được gả vào gia đình khá giả, biến cố xảy ra khiến Thị Kính phải giả dạng làm nam nhi vào chùa xin tu hành.

-> Ngoại hình: đẹp, thanh tú, được thể hiện qua lời nhận xét của Thị Mầu.

-> Tính cách: điềm đạm, mực thước, trang nghiêm:

– Lời nói: Chuẩn mực, giữ gìn phép tắc.

– Hành động:

+ Bỏ chạy, tìm cách từ chối, lẩn tránh -> thể hiện sự đường hoàng, ngay thẳng.

2.3. Đánh giá về đoạn trích:

a. Đánh giá về nội dung:

– Thị Mầu đại diện cho những người phụ nữ nổi loạn còn Kính Tâm lại tượng trưng cho người phụ nữ đức hạnh trong xã hội phong kiến.

– Qua đoạn trích, tác giả dân gian muốn ca ngợi những người phụ nữ trung trinh và phê phán những người lẳng lơ, phóng túng.

b. Đánh giá về nghệ thuật:

– Khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động.

– Các biện pháp tu từ độc đáo: so sánh, điệp ngữ.

– Chất liệu ca dao, dân ca truyền thống.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của đoạn trích.

SCR.VN gợi ý 🌺 Tóm Tắt Chí Phèo 🌺 ngắn gọn

Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Đơn Giản – Mẫu 1

Chia sẻ đến bạn đọc mẫu sơ đồ tư duy Thị Mầu lên chùa đơn giản, súc tích dưới đây.

Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Đơn Giản
Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Đơn Giản

Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Ngắn Gọn – Mẫu 2

Tiếp tục là mẫu sơ đồ tư duy Thị Mầu lên chùa ngắn gọn được nhiều bạn quan tâm và tìm kiếm sau đây.

Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Ngắn Gọn
Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Ngắn Gọn

Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Dễ Hiểu – Mẫu 3

Xem thêm mẫu sơ đồ tư duy Thị Mầu lên chùa dễ hiểu nhất được chọn lựa kĩ càng sau đây.

Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Dễ Hiểu
Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Dễ Hiểu

Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Đầy Đủ – Mẫu 4

Đừng bỏ qua mẫu sơ đồ tư duy Thị Mầu lên chùa đầy đủ sau đây giúp các em nhanh chóng hệ thống lại kiến thức bài học một cách hiệu quả.

Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Đầy Đủ
Sơ Đồ Tư Duy Thị Mầu Lên Chùa Đầy Đủ

Tóm Tắt Thị Mầu Lên Chùa Ngắn Gọn – Mẫu 5

Tham khảo thêm bài mẫu tóm tắt Thị Mầu lên chùa ngắn gọn dưới đây.

Sau nỗi oan khuất của bản thân. Thị Kính – nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ đồng ý và đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

Tóm Tắt Thị Mầu Lên Chùa Chi Tiết – Mẫu 6

SCR.VN gợi ý đến bạn bài mẫu tóm tắt Thị Mầu lên chùa chi tiết nhất.

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi.

Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu con gái phú ông vốn rất lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.

Gợi ý cho bạn 🌹 Tóm Tắt Lý Ngựa Ô Ở Hai Vùng Đất 🌹 đơn giản

Tóm Tắt Văn Bản Thị Mầu Lên Chùa Ngắn Hay – Mẫu 7

Tìm đọc thêm mẫu tóm tắt văn bản Thị Mầu lên chùa ngắn hay sau đây nhé!

Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ.

Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Màu, con gái phú ông vốn lẳng lơ, ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu có thai với Nô – người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, thị đổ cho Tiểu Kính, Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.

Tiểu Kính hàng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.

Đoạn trích thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để tán tình, trêu đùa với Tiểu Kính với thái độ trơ trẽn điệu bộ lẳng lơ. Tuy nhiên Tiểu Kính vẫn liêm chính, không quan tâm và giữ khoảng cách với Thị Mầu.

Giới thiệu tuyển tập 🌼 Tóm Tắt Vợ Chồng A Phủ 🌼 hay nhất

Tóm Tắt Thị Mầu Lên Chùa Siêu Ngắn – Mẫu 8

Với mẫu tóm tắt Thị Mầu lên chùa siêu ngắn sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt nhanh được bài.

Đoạn trích khắc họa hình ảnh nhân vật Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm.

Tóm Tắt Thị Mầu Lên Chùa Chân Trời Sáng Tạo – Mẫu 9

Mời bạn khám phá thêm bài tóm tắt Thị Mầu lên chùa chân trời sáng tạo hay nhất dưới đây nhé!

Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn trong vở chèo nổi tiếng Quan Âm Thị Kính. Trong tác phẩm, hình ảnh hai nhân vật chính Thị Mầu và Thị Kính được tác giả dân gian khắc hoạ rất rõ nét, qua đó cũng thể hiện được sự đối lập trong tính cách, cũng là sự đối lập của các xã hội khác nhau.

Trong tác phẩm, Thị Mầu được miêu tả là một người phụ nữ xinh đẹp nhưng lại lẳng lơ, hiểu được dục vọng và khát khao của mình. Tư tưởng của nàng không đồng nhất với những người phụ nữ thời bấy giờ, vậy nên mới nổi bật khi đặt cùng một người phụ nữ truyền thống như Thị Kính.

Trái ngược với Mầu, Thị Kính không chỉ mang những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ, mà tính cách của nàng cũng có những điểm đặc trưng như dịu dàng, chăm chỉ. Thị Mầu phải lòng tiểu Kính Tâm, ve vãn nhưng không thành. Bởi nàng đâu có biết, vị sư tiểu ấy thực chất lại là một người con gái. Từ những hiểu lầm trớ trêu ấy, số phận người phụ nữ trong xã hội càng được làm rõ.

Thị Mầu chửa hoang, bị làng phạt vạ, Thị Kính lại nhận lấy cái tội thông dâm oan uổng, bị vạn ánh mắt coi khinh. Đây đều là những ngang trái của người phụ nữ xưa. Họ không thể chống lại được cả một xã hội phong kiến đã tồn tại lâu đời. Trong hai người, không ai đáng trách. Chỉ trách Thị Mầu sinh ra sai thời, Thị Kính không thể chống lại quan điểm cổ hủ xấu xa.

Đón đọc 🌼 Tóm Tắt Thương Vợ 🌼 đầy đủ ý

Tóm Tắt Thị Mầu Lên Chùa Cánh Diều – Mẫu 10

Đón đọc dưới đây bài tóm tắt Thị Mầu lên chùa được chọn lọc và chia sẻ dành cho các em học sinh.

Thị Mầu lên chùa là một tác phẩm đặc sắc, là một trích đoạn trong tác phẩm nổi tiếng Quan Âm Thị Kính. Đây là đoạn trích kể lại đoạn Thị Mầu lên chùa và gặp Kính Tâm và ve vãn tiểu Kính Tâm.

Trong tác phẩm, Thị Mầu được miêu tả là một người con gái xinh đẹp, lẳng lơ, tuy lên chùa lễ phật nhưng lại không có sự thành tâm. Mầu là một người nếu nói hay thì là sống với khao khát của bản thân, nhưng nếu nói dở thì là người không tuân phép tắc xã hội.

Nàng lên chùa và bắt gặp Kính Tâm do Thị Kính giả trang, đem lòng yêu đương rồi ve vãn. Thị Mầu thực sự đã yêu thương một chú tiểu trong chùa, yêu đến mức mù quáng mà không phân rõ thời thế, thân phận. Vậy nên, cái kết buồn đã xảy ra cho cô gái.

Sự táo bạo, lẳng lơ của Thị Mầu được tác giả khắc họa rõ nét qua cả lời nói và hành động của cô. Đó là những câu nói phóng khoáng và táo bạo hiếm thấy của con gái đương thời, và cũng bị coi là tục tĩu khi đang ở nơi cửa Phật.

Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm. Phần nào cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Xem thêm bài 🌼 Tóm Tắt Đời Thừa 🌼 ấn tượng

Viết một bình luận