Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam [27+ Mẫu Ngắn Gọn Hay]

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam ❤️️ 27+ Mẫu Ngắn Gọn Hay ✅ Là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Đầu Tiên Khẳng Định Chủ Quyền Về Lãnh Thổ Của Đất Nước.

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Ngắn Nhất – Mẫu 1

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Ngắn Nhất, cùng đón đọc bài mẫu được chia sẻ dưới đây nhé!

Bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, “vằng vặc sách trời chia xứ sở”. Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơ đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước.

Viết Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Đầy Đủ Ý – Mẫu 2

Viết Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Đầy Đủ Ý, đây là một trong những đề thi thường xuất hiện trong các kì thi quan trọng.

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng.

Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận – một đặc điểm của thơ ca thời Lí – Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Đón đọc 🍀 Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Sông Núi Nước Nam ❤️️15 Mẫu

Tóm Tắt Văn Bản Sông Núi Nước Nam Ngắn Gọn – Mẫu 3

Mẫu Tóm Tắt Văn Bản Sông Núi Nước Nam Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng ý văn, cách dùng từ sinh động và sáng tạo.

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn “Nam quốc sơn hà nam đế cư” đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền.

Những câu thơ vang lên như là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền. Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù.

Giới thiệu cùng bạn bài 🍀 Cảm Nhận Về Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà ❤️️15 Bài Cảm Nghĩ

Tóm Tắt Nội Dung Bài Sông Núi Nước Nam – Mẫu 4

Tóm Tắt Nội Dung Bài Sông Núi Nước Nam, cùng đón đọc bài mẫu được SCR.VN chia sẻ sau đây nhé!

Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta, với giọng điệu đanh thép, dõng dạc bài thơ đã tuyên bố và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước. Đồng thời bài thơ còn nêu cao truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập, lòng tự hào và tự tôn dân tộc cũng như khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Bài thơ “Sông núi nước Nam” không chỉ là đơn thuần là một bài thơ mà đó là một bản anh hùng ca, một bài Tuyên ngôn Độc lập của cả dân tộc. Dân tộc ta tự hào với truyền thống yêu nước, tự hào với tinh thần tự tôn dân tộc, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác và luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước trong mọi hoàn cảnh, trước mọi kẻ thù.

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Chi Tiết – Mẫu 5

Với bài Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Chi Tiết giúp các em chuẩn bị tài liệu ôn tập tốt nhất cho kì thi của mình.

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí – Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí – Trần, khiến người đọc rưng rưng! Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Đọc nhiều hơn với 🔥Tóm Tắt Bài Lòng Yêu Nước ❤️️ 10 Mẫu Tóm Tắt Ngắn Hay

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Hay Nhất – Mẫu 6

Đón đọc mẫu Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Hay Nhất được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích dưới đây.

Chúng ta thường gọi “Sông núi nước nam” là bài thơ “thần” không chỉ nêu cao tính độc lập chủ quyền lãnh thổ của dân tộc mà còn thể hiện tính thần lực, lòng tự tôn dân tộc của vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt nói riêng và lớp lớp thế hệ người Việt nói chung. Cuộc chiến đấu chống quân Tống, từng câu chữ cất lên, trong không gian linh thiêng, vào khoảng thời gian vàng, lũ giặc đã khiếp sợ đến mất mật, hoảng loạn đến hỗn loạn, nghĩa khí của chúng cũng vì thế mà trượt dốc không phanh.

Trong bài thơ ta nghe văng vẳng những thanh âm dữ dội của cuộc chiến bảo vệ chủ quyền, những tiếng vỗ ngực đanh thép khẳng định ranh giới lãnh thổ và bởi thế mà tính chính luận được thể hiện vừa cụ thể, vừa có chiều sâu. Tiếp bước cha anh hôm trước, thế hệ trẻ hôm nay không chỉ trân trọng mà còn thắp lên ngàn vạn đốm lửa rực cháy của lòng tự tôn, tự hào và luôn nhớ “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay?”

SCR.VN gợi ý 💧 Tóm Tắt Bài Sài Gòn Tôi Yêu ❤️️12 Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất

Mẫu Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Chọn Lọc – Mẫu 7

Mẫu Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Chọn Lọc giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm kiến thức về tác phẩm nổi tiếng này.

Trong những cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, có rất nhiều những trận đánh lớn, được ghi vào sổ sách. Những trận đánh mà khiến quân giặc khiếp đảm, và là nỗi lo lớn khi bất kỳ một dân tộc nào muốn xâm chiếm Đại Việt. Trong những trận đấu đó, không chỉ có những trận đánh quyết liệt mà còn có những trận đấu bằng tinh thần. Một trong những ‘trận đánh lớn’ đó đã được vang lên vào buổi chiều hôm đó. Đó chính là bài thơ “Sông Núi nước Nam”.

Bài thơ như một lời khẳng định chắc chắn của quân và dân ta trước ý định xâm chiếm của kẻ thù. Bài thơ được tương truyền là do tướng quân Lý Thường Kiệt sáng tác. Trong một trận đánh lớn, khi cả hai bên đều đã thấm mệt, từ một ngôi miếu nhỏ của quân ta vọng lên một 4 câu thơ đầy hào hùng.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Bài thơ chỉ với bốn câu thơ, không quá ngắn nhưng cũng không quá dài, nhưng đã thể hiện một lời khẳng định chắc chắn của con dân đất Việt, họ sẽ giành đấu tranh tới cùng để có thể bảo vệ được quốc gia của họ, bảo vệ được nơi mà họ đã sinh ra và lớn lên. Và sẽ không có gì có thể ngăn cản được ý chí đang sục sôi và tình yêu đất nước vô bờ bến đó.

Khám phá thêm 💕 Tóm Tắt Bài Lao Xao 💕 11 Mẫu Tóm Tắt Ngắn Gọn Hay Nhất

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Ấn Tượng – Mẫu 8

Mẫu Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Ấn Tượng được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học.

Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời.

Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ: “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không quá kĩ thuật nhưng mang nhiều nội lực, không chỉ là liều thuốc tinh thần, cổ vũ quân và dân trong những đêm trường chiến đấu mà còn là những viên đạn vô hình làm hao mòn sức lực quân địch, góp một phần không nhỏ vào chiến thắng quân Tống sau này.

Không đồ sộ như “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng không đầy lí lẽ sắc bén như “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, “Nam Quốc Sơn Hà” vẫn tự hào xếp ngang hàng với những áng văn tuyên ngôn ấy khi lần đầu tiên nêu cao lá cờ chủ quyền dân tộc để khẳng định quyền làm chủ của nước Nam. Những câu thơ tuy không nhiều dụng công nhưng âm vang mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Luyện Viết – Mẫu 9

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Luyện Viết, đây là một trong những chủ đề hấp dẫn để các em có thể rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình.

Lòng yêu nước vốn là một chủ đề quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Thật vậy đã có rất nhiều tác phẩm viết về lòng yêu nước và một trong số đó phải kể đến đó là “Sông núi nước Nam”. Tác phẩm được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, với giọng thơ hào hùng thể hiện lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong thời nhà Lí, khi đất nước đang phải đối đầu chống lại cuộc xâm lược của quân Tống. “Sông núi nước Nam” vang trên sông Như Nguyệt được coi như một bài thơ thần có giá trị to lớn trong việc răn đe, đánh đuổi kẻ thù. Qua bài thơ ta cũng cảm nhận được lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự tôn và tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Dù thời gian qua đi nhưng giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm không hề thay đổi, nó vẫn là bản tuyên ngôn đầy hào hùng và đanh thép đầu tiên của đất nước ta.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Tóm Tắt Buổi Học Cuối Cùng 🍀 15 Mẫu Tóm Tắt Truyện Hay

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Nâng Cao – Mẫu 10

Mẫu Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Nâng Cao sẽ giúp các em học sinh nắm được những nội dung chính của tác phẩm.

Tương truyền, Lí Thường Kiệt sáng tác bài thơ trong một trận quân ta chiến đấu chống quân Tống xâm lược. Tác giả không chỉ là một vị tướng tài ba mà còn là một nhà thơ nổi tiếng. Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống hai hai tên tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt.

Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe văng vẳng trong đền thờ Trương Hống và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.

Bài Thơ Thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.

Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Tham khảo văn mẫu 💧 Tóm Tắt Sông Nước Cà Mau 💧 12 Mẫu Tóm Tắt Truyện Ngắn

Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Lớp 7 – Mẫu 11

Mẫu Tóm Tắt Bài Sông Núi Nước Nam Lớp 7 đặc sắc để các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo hữu ích.

Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời gắn liền với sự kiện đánh đuổi giặc Tống xâm lược. Lời thơ thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc, ẩn chứa trong những câu chữ hùng hồn là cả một tinh thần yêu nước, một chí khí anh hùng.

Dân ta luôn khát khao tự chủ, độc lập và không ngừng đấu tranh, bất kể hi sinh xương máu vì độc lập, tự chủ. Tương truyền, bài thơ này là của Lí Thường Kiệt (ông họ Ngô, tên Tuấn, tên tự là Thường Kiệt), sau được vua ban quốc tính lấy họ vua (họ Lí), người làng An Xá cũ nay thuộc Quảng Đức, phía nam thành Thăng Long. Bài thơ Nam quốc sơn hà là tác phẩm văn học mang chức năng lễ nghi.

Năm 1077, Lí Thường Kiệt chỉ huy quân Đại Việt ta đánh tan mấy chục vạn quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Đã từng có truyền thuyết về sự khích lệ tinh thần yêu nước của bài thơ, nó còn được gọi là bài thơ Thần. Trong Nam quốc sơn hà có sự thống nhất cao độ giữa cảm xúc hào sảng đầy chất thơ với chất nghị luận chặt chẽ, đanh thép đầy tinh thần chiến đấu.

Đọc nhiều hơn với 🔥 Tóm Tắt Bài Ca Huế Trên Sông Hương ❤️️ 10 Mẫu Ngắn Hay

Viết một bình luận