Tả Con Trâu Hay Nhất ❤️️ 24+ Bài Văn Miêu Tả Con Trâu Điểm 10 ✅Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Với Cách Diễn Đạt Hay Và Hình Ảnh Miêu Tả Sinh Động.
Dàn Ý Tả Con Trâu
Lập dàn ý là bước gần như bắt buộc phải làm, nếu thiếu dàn ý thì bài văn sẽ rất dễ bị lạc đề và thiếu những ý diễn đạt chính. Vì vậy hãy tham khảo ngay dàn ý tả con trâu sau đây để có thể làm bài tốt hơn nhé!
I. Mở bài: Giới thiệu về con trâu mà em tả: Con trâu của gia đình em nuôi hay con trâu mà em có dịp nhìn thấy ngoài đồng.
II. Thân bài:
– Tả về ngoại hình bên ngoài của con trâu:
- Là một chú trâu đực có lớp da dày màu đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn
- Nổi bật trên khuôn mặt con trâu là 2 cái sừng dài cong vút.
- Hai lỗ tai to bè như cánh quạt lâu lâu lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt.
- Đôi mắt của con trâu đen láy tròn xoe rất dễ thương
- Miệng con trâu rất to và nó liên tục nhồm nhoàm nhai cỏ. Và con trâu nó không có hàm răng trên nên mỗi lần nó ăn cỏ là lại thè chiếc lưỡi to bè ra liếm lấy bụi cỏ tạo nên âm thanh bục bục.
- Hai lỗ mũi con trâu cũng to và liên tục thở phì phò phì phò
- Bốn chân của con trâu cao và to gần bằng cột nhà
- Phía sau là cái đuôi dài có dính một ít lông, và chiếc đuôi phẩy qua phẩy lại 2 bên mình liên tục để đuổi bầy ruồi.
– Tả về hành động của con trâu
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án
- Trâu gián tiếp tạo ra lương thực
- Trâu là người bạn thân thiết với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt, nhưng rất khi ai ăn thịt trâu
- Trâu đi vào thơ ca, văn nghệ rất tuyệt vời
III. Kết bài: Em rất yêu quý con trâu này, hàng ngày em đều đi với nó như một người bạn thân thiết. Và ba em cũng thường hay nói Con trâu là đầu cơ nghiệp nên cả nhà em rất quan tâm chăm sóc nó.
QUÀ CHO BẠN NHANH TAY 👉 Thẻ Cào Điện Thoại Miễn Phí
Miêu tả con trâu ở làng quê Việt Nam
Con trâu ở làng quê Việt Nam có cuộc sống khá bình yên và hạnh phúc. Ban ngày, con trâu được chăn thả trên những cánh đồng xanh mướt, ăn cỏ và uống nước. Ban đêm, con trâu được dắt về chuồng, được chủ nhân chải lông và cho ăn ngũ cốc. Con trâu cũng có những lúc vui đùa với bạn bè, đánh nhau bằng sừng hoặc tắm mát trong ao hồ.
Con trâu ở làng quê Việt Nam không chỉ là bạn đồng hành của nông dân mà còn là một phần của văn hóa và truyền thống. Con trâu được coi là linh vật của năm Dần trong lịch âm. Con trâu cũng là chủ đề của nhiều câu ca dao, tục ngữ, bài thơ và bức tranh nổi tiếng. Một số ví dụ là:
- Câu ca dao: “Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ruộng cấy, ta ra ruộng cày / Trâu ăn cỏ xanh, ta ăn gạo trắng / Trâu già ta bán, ta mua con khác”
- Tục ngữ: “Trời sinh voi sinh cỏ” (Ý nói thiên nhiên luôn tạo ra điều phù hợp cho mọi loài sống)
- Bài thơ: “Trăng Trầm” của Hàn Mặc Tử: “Trăng soi ao nước trong veo / Trong ao cá lặn chim beo bên bờ / Trong ao có cá có cò / Có con trâu nhỏ uống nước bên bờ”
- Bức tranh: “Đánh trống” của Nguyễn Tư Nghiêm: Bức tranh miêu tả cảnh một người đàn ông đánh trống lớn để khích lệ con trâu kéo xe chở hàng.
Tặng bạn 👉 15+ Mẫu Thuyết Minh Về Con Trâu SIÊU HAY
Miêu tả con trâu trong việc làm ruộng
Con trâu là một loài động vật quen thuộc với làng quê Việt Nam. Con trâu có vai trò rất quan trọng trong việc làm ruộng của người nông dân. Con trâu được nuôi để làm việc nặng như cày ruộng, kéo xe, vận chuyển hàng hóa. Con trâu cũng là nguồn thịt và sữa cho con người. Con trâu là biểu tượng của sức mạnh, sự chịu đựng và lòng trung thành.
Con trâu ở làng quê Việt Nam có cuộc sống khá bình yên và hạnh phúc. Ban ngày, con trâu được chăn thả trên những cánh đồng xanh mướt, ăn cỏ và uống nước. Ban đêm, con trâu được dắt về chuồng, được chủ nhân chải lông và cho ăn ngũ cốc. Con trâu cũng có những lúc vui đùa với bạn bè, đánh nhau bằng sừng hoặc tắm mát trong ao hồ.
Con trâu ở làng quê Việt Nam không chỉ là bạn đồng hành của nông dân mà còn là một phần của văn hóa và truyền thống. Con trâu được coi là linh vật của năm Dần trong lịch âm. Con trâu cũng là chủ đề của nhiều câu ca dao, tục ngữ, bài thơ và bức tranh nổi tiếng. Một số ví dụ là:
- Câu ca dao: “Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ruộng cấy, ta ra ruộng cày / Trâu ăn cỏ xanh, ta ăn gạo trắng / Trâu già ta bán, ta mua con khác”
- Tục ngữ: “Trời sinh voi sinh cỏ” (Ý nói thiên nhiên luôn tạo ra điều phù hợp cho mọi loài sống)
- Bài thơ: “Trăng Trầm” của Hàn Mặc Tử: “Trăng soi ao nước trong veo / Trong ao cá lặn chim beo bên bờ / Trong ao có cá có cò / Có con trâu nhỏ uống nước bên bờ”
- Bức tranh: “Đánh trống” của Nguyễn Tư Nghiêm: Bức tranh miêu tả cảnh một người đàn ông đánh trống lớn để khích lệ con trâu kéo xe chở hàng.
Bài Văn Tả Con Trâu Hay – Bài 1
Bài văn tả con trâu hay qua từng hình ảnh, câu từ và lối văn sáng tạo thu hút người đọc.
Kì nghỉ hè vừa rồi, em được bố mẹ cho về thăm quê. Khung cảnh ở đây thật đẹp. Có dòng sông xanh mát, có những con đò đưa khách sang sông hay có những cánh đồng lúa chín vàng. Nhưng hình ảnh mà em nhớ nhất chính là hình ảnh con trâu nhà bà ngoại em.
Con trâu nhà bà ngoại em to lớn lắm! Nó có một lớp da đen bóng. Bốn chân cao và vững chắc như bốn cái cột nhà giúp nó có thể đi lại dễ dàng. Cái đầu to và hai cái sừng cong cong hình lưỡi liềm là vũ khí tự vệ của nó khi cần thiết. Hai mắt trâu to và đen lúc nào cũng chớp chớp liên tục. Còn hai cái tai to như hai cái lá đa cứ ve vẩy ve vây ra hai bên.
Trâu chỉ có một hàm răng dưới nên ăn gì nó cũng nhai rất chậm dãi và nhai rất ngon lành. Cái đuôi của nó rất dài, cứ đi đâu là cái đuôi theo đấy. Cái đuôi ấy còn giúp nó đuổi những con ruồi hay con muỗi đậu vào người nó làm nó khó chịu. Hàng ngày, vào buổi sáng, bà em lại dắt nó ra đồng để ăn cỏ. Nghe tiếng nó sột soạt gặm cỏ trông ngon lành lắm. Nó cũng là con vật rất chăm chỉ, cứ ăn cỏ được một lúc là nó lại vểnh đôi tai lên nghe ngóng điều gì đó rồi lại chăm chú ăn tiếp.
Ban đêm, bà dắt nó về chuồng và bỏ rơm vào chuồng cho nó ăn. Nó lại tiếp tục ăn đến khi mắt lim dim ngủ rồi nó nằm ngủ từ lúc nào. Vào mùa vụ, nó phải dậy thật sớm để ra đồng cày ruộng. Khi cái cày đặt lên vai nó, nó biết phải thực hiện nhiệm vụ của mình. Những đường cày thẳng tắp dần hiện ra. Khi xong việc đứng trên bờ ruộng, mắt nó liếc nhìn cái thành quả lao động như có vẻ khoái chí lắm. Những ngày rảnh rỗi bà dắt em ra đồng đi chăn trâu, em được cưỡi trên lưng trâu, cái cảm giác đó thật là thích thú biết bao.
Em mong sẽ được về quê nhiều lần để được ngắm hình ảnh con trâu của bà em hăng say lao động và được cưỡi lưng trâu nữa. Em mong con trâu sẽ luôn khỏe mạnh để giúp ích cho bà ngoại em.
Tặng bạn🌻 15+ Bài văn Tả Con Voi 🌻SIÊU HAY
Văn Tả Con Trâu Ấn Tượng – Bài 2
Bài văn tả con trâu ấn tượng sau đây sẽ giúp các em học sinh hiểu hơn về con vật hiền lành, chăm chỉ này.
Ở nông thôn, hình ảnh những chú trâu ngoài đồng ruộng đã là hình ảnh rất quen thuộc đối với mỗi người. Những chú trâu mạnh khỏe luôn giúp các bác nông dân làm ruộng cho bớt đi sự mệt nhọc, vất vả. Hôm nay, em đã được đi theo bác ra ngoài ruộng, tới đây, em nhìn thấy đàn trâu nhà bác đang nhớn nhỏ ăn cỏ trong lúc nghỉ ngơi buổi trưa.
Những chú trâu to lớn, con thì nằm, con thì đứng đang thảnh thơi gặm cỏ ở phía bên góc của cánh đồng. Những tiếng xào xạo do đang nhai của chúng tạo nên. Có lẽ những chú trâu ấy đang vui lắm vì được nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Ngày ngày chúng phải làm việc cả một ngày dài mới có thể được thưởng những bó rơm, rổ cỏ.
Đầu tiên, những chú trâu ung dung lại gần những bó rơm mà người chủ đã đưa cho chúng. Cả đàn từ từ tiến lại gần rồi cùng nhau ăn những phần ăn của mình một cách ngon lành. Thỉnh thoảng, chúng lại ngẩng đầu lên như nghe ngóng mọi thứ xung quanh mình xem thế nào. Những lúc như vậy, nhìn chúng lại giống như những cô bé đáng yêu đang thẹn thùng. Còn những chú nghé nhỏ thì luôn quấn quít bên cạnh mẹ, chờ mẹ cho uống sữa, chốc chốc chúng lại chạy vòng quanh đùa giỡn với nhau thích chí lắm.
Bác em nói rằng, mỗi khi những chú trâu cảm thấy hạnh phúc, chú lại ngoe nguẩy chiếc đuôi của mình như đang thể hiện với con người vậy, cặp sừng chắc khỏe, đung đưa theo mỗi lần chúng ngẩng đầu lên. Có lẽ với mỗi chú trâu, đó là điều hãnh diện nhất.
Chỉ nhìn đàn trâu mà em đã biết nuôi nấng và chăm sóc những chú trâu vất vả như thế nào. Em rất yêu chúng. Nhìn chúng gặm cỏ mà em cảm thấy rất hạnh phúc bởi do chính là công lao của những người nông dân cần cù.
Miêu Tả Con Trâu Sinh Động – Bài 3
Cùng tham khảo bài văn tả con trâu sinh động đã để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc và được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn.
Kì nghỉ hè năm nay em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà ngoại. Ở quê có rất nhiều điều thú vị, đặc biệt em được tận mắt gặp chú trâu – người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam mà từ trước đến nay em mới chỉ được ngắm nhìn qua sách vở.
Chú trâu ở bên ngoài lớn hơn rất nhiều so với những suy nghĩ của em. Thân hình chú to vạm vỡ với nước da đen. Cái đầu chú cũng rất to, lúc nào cũng lúc lắc. Hai cái tai to như hai chiếc lá bàng trông thật tuyệt. Cùng với đó, bốn cái chân của chú to như cái cột nhà và có lẽ vì thế nên những bước đi của chú thật chắc chắn. Thêm vào đó, điều em thích nhất ở chú chính là chú có một cái đuôi ở sau cùng. Cái đuôi ấy có dính một ít lông và lúc nào cũng phe phẩy qua lại để đuổi ruồi và muỗi.
Đặc biệt, em rất thích ngắm nhìn hình ảnh những chú trâu trên cánh đồng xanh mát. Từng đàn trâu cứ thể ung dung gặm những búi cỏ non. Vừa gặm cỏ, chúng vừa ngước đôi mắt của mình lên nền trời xanh thẳm. Nhưng có lẽ, điều khiến em thích thú hơn cả là mỗi buổi chiều tà, khi ông mặt trời đã khuất dần sau lũy tre làng, đàn trâu trở về nhà, em lại được ngồi trên lưng trâu, vừa nhìn ngắm cảnh vật, vừa ngân lên những câu ca vui nhộn.
Kì nghỉ hè được về quê là điều tuyệt vời nhất với em, để rồi, em biết thêm thật nhiều điều thú vị và thêm yêu những chú trâu của làng quê Việt.
Tìm Hiểu Cách ❤️️ Tả Một Con Vật Nuôi Ở Vườn Thú ❤️️15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Văn Mẫu Tả Con Trâu Hay Nhất – Bài 4
Cùng tham khảo bài văn mẫu tả con trâu hay nhất sau đây để biết cách diễn đạt lời văn hay hơn nhé!
Trong tất cả những con vật mà em biết. Em yêu thích nhất là con trâu của các bác nông dân.
Con trâu có thân hình to khỏe lắm. Nó nặng khoảng bốn trăm đến năm trăm ki-lô-gam. Bụng nó to tròn nên trông nó có dáng vẻ rất nặng nề. Khắp thân hình nó phủ một lớp lông đen lưa thưa. Bốn cái chân cao như bốn chiếc cột vững chắc giúp nó đứng vững và di chuyển dễ dàng. Cái đầu lúc nào cũng nghênh nghênh. Hai cái tai ve vẩy như hai cái lá mít. Đôi mắt to, tròn long lanh như hai con ốc nhồi.
Trâu là loại động vật chỉ có hàm răng dưới nhưng trong miệng lúc nào cũng nhai thức ăn vì trâu vốn là động vật nhai lại. Nó có thể ăn suốt cả ngày mà không biết chán. Nó có một cái đuôi dài tầm một mét, dưới đuôi có một chùm lông giúp nó đuổi muỗi đuổi ruồi khi đậu trên người nó. Đặc biệt, nó có hai cái sừng trông rất oai. Hai cái sừng ấy là vũ khí tự vệ của nó khi gặp những con vật khác. Những lúc con người không làm vừa ý nó, nó cũng dùng cặp sừng này để tỏ ý không vui.
Trâu là động vật rất siêng năng cần cù. Ngoài những lúc nó miệt mài gặm cỏ trên đồng thì nó là con vật gần gũi, quen thuộc và rất có ích cho nhà nông. Vào mùa vụ, vì là con vật có sức khỏe tốt nên nó là con vật giúp các bác nông dân cày ruộng để cấy lúa, kéo xe phân ra đồng, kéo xe thóc về nhà,… mọi công việc nó đều hoàn thành rất tốt, giúp các bác nông dân đỡ vất vả hơn.
Em thích những buổi chiều hè được đi chăn trâu cùng lũ trẻ trong làng. Đứa nào cũng ngồi trên lưng trâu đọc truyện hay thổi sáo. Cái cảm giác thật bình yên và hạnh phúc biết bao. Tuổi thơ phải trải qua những năm tháng như vậy mới thật sự có ý nghĩa. Em càng yêu con trâu biết bao nhiêu.
Con trâu là tài sản quý giá nhất của những người nông dân. Dù càng ngày có nhiều máy móc hiện đại thay thế cho hình ảnh con trâu kéo cày. Nhưng với em, hình ảnh con trâu ấy vẫn luôn in đậm trong tâm trí em.
Gợi Ý ❤️️ Văn Tả Con Vật Lớp 4 Mà Em Yêu Thích ❤️️ 15 Bài Văn Hay
Miêu Tả Con Trâu Trong Việc Làm Ruộng Ngắn Gọn – Bài 5
Cùng scr.vn khám phá bài văn miêu tả con trâu trong việc làm ruộng ngắn gọn, súc tích nhất.
Quê em, đồng ruộng phì nhiêu, cò bay thẳng cánh. Cuộc sống người dân nơi đây gắn liền với đất đai, sông nước và ruộng vườn. Con trâu luôn là bạn đồng hành của người nông dân.
Con trâu nhà em rất to và khỏe, cao đến vai của bố và dài cỡ mét rưỡi. Đôi sừng dài, cong vút chễm chệ trên cái đầu to như quả mít. Trên gương mặt hình tam giác là đôi mắt với hàng mi cong vút trông rất hiền. Phía trước đầu là chiếc mõm được cột sợi dây thừng xỏ qua mũi. Bụng trâu to thế nhưng trâu cày rất khỏe, đôi chân như thân cây chuối có móng guốc, chiếc đuôi có phần tua ở cuối luôn phe phẩy để đuổi muỗi vắt thường bám lên thân hình xám đen.
Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng, giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. Ngoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện, vì vậy có thể nói trâu là công cụ không thể thiếu của người nông dân
Sau những đường cày, trâu được nghỉ ngơi dưới bóng râm và nằm nhai cỏ. Trâu ăn uống rất kĩ, họ nhai lại mà. Hàng tuần, em phụ bố vệ sinh chuồng trại cho trâu. Việc chăm sóc trâu rất quan trọng, trâu có khỏe thì cày bừa mới tốt và cho nhiều thóc lúa. Nuôi trâu rất có ích nên năm sau, nhà em sẽ có thêm một con nữa, tha hồ đề em chăn dắt và chăm sóc.
Gợi Ý ❤️️ Bài Văn Tả Động Vật Hay ❤️️ 15 Bài Văn Tả Các Loài Vật
Tả Trâu Lá Đa Đặc Sắc – Bài 6
Scr.vn đã chọn lọc ra được bài văn tả trâu lá đa đặc sắc sau đây để chia sẻ cho bạn đọc.
Em sinh ra và lớn lên ở thủ đô Hà Nội. Nhưng ông bà em thì lại ở một vùng quê thuộc tỉnh Hải Dương. Em thường xuyên được bố mẹ cho về quê chơi với ông bà nhưng dịp hè vừa rồi là lần đầu tiên em được theo bác họ của mình ra đồng chăn trâu. Em đã có dịp quan sát con trâu thật tỉ mỉ.
Chao ôi, con trâu của nhà bác em thật là một chú trâu đực rất lực lưỡng và to khỏe. Toàn thân chú ta được phủ một lớp lông cứng màu đen mượt, da chú dày căng và màu đen bóng. Đầu chú ta to và luôn chúi về phía trước. Đôi mắt to, màu nâu đen nhìn khá dữ tợn. Đặc biệt chú trâu này có một cặp sừng vừa to, vừa cứng vừa rộng lại bành ra trên đầu, bên cạnh đó chú trâu còn có cặp tai to như lá đá cứ ve vẩy suốt cả buổi trông dễ thương lắm.
Các bắp thịt ở vai và mông nở nang, rắn chắc. Cái bụng căng, to và no tròn. Phía dưới bụng có một khoảng da màu trắng. Bốn chân chú ta to và khỏe, nâng đỡ lấy thân hình đồ sộ và lực lưỡng. Mỗi bàn chân có những móng đen bóng và cứng, nó rất có ích khi giúp chú ta đi cày bừa trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Cái đuôi hơi dài, lúc nào cũng ngoe nguẩy để đuổi đám ruồi muỗi bu trên lưng kiếm ăn.
Bác em nói chú trâu này rất khỏe, vào ngày mùa, cứ sáng tinh mơ là chú lại cùng bác em ra đồng làm việc cần mẫn không hề biết mệt mỏi đến tận tối muộn, Những ngày nông nhàn như bây giờ thì chú ta nhàn nhã hơn, được thong dong gặm cỏ non trên triền đê, tối về được tắm mát dưới dòng sông trong xanh. Em nhìn chú ta thích chí đắm mình trong làn nước mát, chú ta chỉ hếch hếch mũi lên khỏi mặt nước và phun phi phì.
Con trâu là người bạn thân thiết của người làm nông nghiệp. Người xưa thường có câu “Con trâu là đầu cơ nghiệp” để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó trong đời sống sản xuất của người nông dân, Con trâu này cũng là một phần vô cùng quan trọng đối với gia đình bác em. Em rất thích con trâu ấy, nó thực sự đã đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của gia đình bác em.
Tả Con Trâu Trong Lễ Hội Hay – Bài 7
Tả con trâu trong lễ hội hay giúp cho các em có thể học hỏi để triển khai bài văn logic, dùng từ ngữ sáng tạo.
Nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu, đâm trâu.
Lẽ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.
Chưa rõ lai lịch, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:
“Dù ai buôn đâu, bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai bận rộn trăm bề
Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu”
Chọi trâu không chỉ đơn thuần “hai con trâu chọi” mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng.
Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định. Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những “kháp đấu” giữa các “ông trâu”. Mỗi “ông trâu” trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các “kháp đấu” giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá.
Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.
Chia Sẻ 🌹 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Tả Con Trâu Với Tuổi Thơ Ở Nông Thôn – Bài 8
Cùng học hỏi cách triển khai lời văn và cách dùng từ linh hoạt thông qua bài văn tả con trâu với tuổi thơ ở nông thôn sau đây.
Nếu như tuổi thơ của bạn gắn liền với những con búp bê, những chú rô bốt hay những chiếc xe tăng thiết giáp súng lục,… thì tuổi thơ của một đứa trẻ nông thôn tôi lại gắn liền với tiếng sáo diều vi vu được năng lên từ trên những tấm lưng trâu. Đúng! Tuổi thơ tôi gắn liền với những con trâu cần cù chịu thương chịu khó.
Giống như bao gia đình nông dân Việt Nam khác, nhà tôi cũng nuôi một con trâu. Con trâu ấy ban đầu chỉ là một chú nghé nhỏ lon ton chạy theo trâu mẹ đi gặm cỏ mà nay đã trở thành một chú trâu trưởng thành biết cày ruộng giúp cha tôi. Thân mình nó to và dài. Bốn chân cao và chắc khỏe rất hài hòa với trọng lượng cơ thể của nó.
Con trâu không khoác lên mình chiếc áo lộng lẫy hay rực rỡ sắc màu. Trâu đi về với nhà nông, với những con người chân lấm tay bùn, tấp nập hai sương một nắng. Phải chăng vì thế mà con trâu lại có lớp da màu đen, trông thật dày dặn và chắc chắn làm sao!
Cái đầu nó to bằng quả dừa. Đôi sừng cứng cáp chính là thứ vũ khí lợi hại nhất của trâu ta ngự trị trên chiếc đầu oai vệ. Cặp mắt to và lồi lúc nào cũng nhìn ngang nhìn dọc trông rất hay. Cái mũi của nó được sỏ một chiếc dây thừng. Chắc nó đã từng phải trảu qua đau đớn lắm! Cái đuôi dài lúc nào cũng ve vấy mà đáng yêu đến lạ.
Trâu là loài động vật thuộc bộ guốc chẵn. Lớp móng vững chắc như một tấm áo giáp để bảo vệ cho nó bước đi vững trãi trên mặt ruộng bùn. Hằng ngày, trâu theo cha tôi ra đồng cày ruộng. Nhìn con trâu cần mẫn kéo chiếc cày, tôi lại thấy thấm thía hơn về số phận của người nông dân.
Chiều mùa hạ trên triền đê lộng gió, ngồi trên lưng trâu. Có khi tôi thổi sáo, có lúc lại thả diều, đôi khi lại gạch những đường ngang dọc trên lưng trâu để học bài,… Còn con trâu thì cứ thung thăng gặm có. Thung thăng ra về, qua mái đình, gốc đa và một đôi khi nào đó sẽ đằm mình trong dòng nước sông mát lạnh. Con trâu đã trở thành một kí ức tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.
Gợi Ý 🌹 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí ❤️ Tặng Card Viettel Free
Bài Văn Tả Con Trâu Lớp 4 Giàu Hình Ảnh – Bài 9
Bài văn tả con trâu lớp 4 giàu hình ảnh thể hiện qua từng câu văn miêu tả chân thực và giàu cảm xúc.
Từ xa xưa đến nay, trâu vẫn luôn là người bạn, là người đồng hành hiền lành và dễ mến của người nông dân Việt Nam. Và cũng như bao gia đình ở nông thôn khác, nhà em cũng có nuôi một chú trâu đang vào độ trưởng thành.
Cũng như bao chú trâu khác, chú trâu nhà em có thân hình to khỏe với nước da đen sẫm trông thật lực lưỡng. Chú trâu có cái đầu rất to, lúc nào cũng chúi về phía trước. Trên đầu của chú có rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đều có những nét độc đáo riêng.
Hai cái tai lớn lúc nào cũng dựng ngược lên như để nghe ngóng tin tức từ mọi nơi. Cặp mắt to, tròn, lúc nào cũng nhìn đi muôn nơi. Cái miệng lúc nào cũng nhai nhồm nhoàm. Đặc biệt, chú trâu có bốn cái chân rất to, chừng bằng cái cột nhà. Chính những cái chân này đã giúp chú có những bước đi thật khoan thai nhưng cũng rất dũng mãnh.
Mặc dù có thân hình to lớn, vạm vỡ nhưng chú trâu nhà em lại rất hiền lành, vì vậy nó luôn nhận được sự yêu mến của mọi người trong gia đình em. Hằng ngày, bố em thường dắt chú ra cánh đồng gần nhà để gặm cỏ. Còn em, em rất thích được cưỡi trên lưng của chú vào mỗi buổi chiều trên những nẻo đường quê.
Em rất yêu quý chú trâu nhà em. Em sẽ cố gắng chăm sóc chú thật tốt để chú trâu ấy sẽ ngày càng lớn nhanh.
Ngoài bài văn tả con trâu lớp 5, tham khảo thêm 🌻15+ Bài Văn Tả Con Vật Lớp 4 🌻 Hay nhất
Bài Văn Tả Con Trâu Lớp 5 Điểm 10 – Bài 10
Tham khảo ngay bài văn tả con trâu lớp 5 điểm 10 sau đây để biết cách sử dụng từ ngữ linh hoạt và miêu tả sinh động hơn.
Trong gia đình chúng ta có rất nhiều loài vật, mỗi loài vật có những đặc điểm riêng, loài nào cũng đáng yêu, đáng quý nhưng có lẽ em yêu thích nhất đó chính là chú trâu.
Chú trâu nhà em có thân hình vạm vỡ và to lớn với nước da màu đen bóng. Cùng với đó, chú có bốn cái chân rất to và cặp mắt tròn, lúc nào cũng nhìn về bốn phía. Cái đầu to, lúc nào cũng ngúng nguẩy trông thật dễ thương.
Với thân hình vạm vỡ, to khỏe ấy, chú trâu chính là người bạn đồng hành, là người luôn giúp đỡ gia đình em trong những ngày mùa bận rộn và vất vả. Bất kể dưới cái nắng gay gắt, những cơn mưa tầm tã hay trong những ngày lạnh giá, chú trâu ấy vẫn cần mẫn, chăm chỉ bước những bước chân chắc nịch của mình đi ra đồng. Lúc thì chú kéo xe, lúc khác lại cày xới đám ruộng, đám đất. Dù làm công việc gì, chú cũng từ tốn, chăm chỉ làm việc từ sáng sớm cho đến chiều tối.
Đến chiều, chú được dắt về chuồng, đó cũng chính là quãng thời gian duy nhất trong ngày chú được nghỉ ngơi. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, mẹ em thường cho chú ăn rơm, cỏ và uống nước muối để có cơ thể khỏe mạnh hơn. Mỗi lúc ăn xong, cái bụng của chú căng tròn lên như một cái trống trông rất thích.
Chú trâu nhà em luôn rất cần cù, chăm chỉ và vì thế nó luôn nhận được sự yêu mến, chăm sóc của tất cả các thành viên trong gia đình.
Ngoài bài văn tả con trâu lớp 5, tham khảo thêm 🌻15+ Bài Văn Tả Con Vật Lớp 5 🌻 Hay nhất
Bài Văn Tả Con Trâu Lớp 6 Cực Hay – Bài 11
Nếu các em học sinh đang gặp khó khăn trong việc tả con trâu thì có thể tham khảo bài văn tả con trâu lớp 6 cực hay dưới đây nhé!
Đã thành một thói quen, buổi chiều nào cũng vậy em và các bạn cùng xóm đều cùng nhau chạy lên bờ đê cuối làng thả diều, đá bóng. Ở trên bờ đê không chỉ có chúng em mà còn có các bác đang làm đồng bên dưới đê, có bác thì ngồi hóng mát, câu cá… Trên đê có những anh đang nô đùa, chạy nhảy, bên cạnh là những chú trâu đang đứng gặm cỏ.
Chú trâu có thân hình rất to lớn, màu da đen bóng trông rất khỏe mạnh. Đôi sừng to và chắc khỏe. Mũi của chú trâu rất lớn, lại liên tục cử động lên xuống trông rất buồn cười. Miệng của chú trâu cũng rất rộng, làm cho chú trâu có thể dễ dàng gặm cỏ và nhai trông rất ngon lành.
Trâu cũng là loài vật chăm chỉ, cần mẫn nhất trong số các loài vật nuôi trong gia đình. Ban ngày trâu theo bố và các bác nông dân ra đồng để cày bừa. Những tấc đất được chú trâu cày lên tơi xốp, có thể sẵn sàng cho một mùa vụ mới. Chú trâu cũng có khi được dùng để kéo xe, kéo hàng hóa…. Nhất là mỗi ngày mùa, khi những bông lúa chất đầy trên ruộng đợi để mang về nhà phơi sấy, những chú trâu sẽ có nhiệm vụ là kéo những xe thóc đầy về nhà an toàn.
Nếu không có những chú trâu thì những bác nông dân sẽ rất vất vả. Những chú trâu cũng là loài vật hiền lành nhất trong số các động vật nuôi trong nhà. Lúc nào chúng cũng lặng lẽ làm việc, lặng lẽ ăn và nghỉ ngơi cũng rất lặng lẽ. Mỗi buổi chiều về là khoảng thời gian những chú trâu được thư giãn sau một ngày dài vất vả trên đồng.
Vì những chú trâu rất hiền lành, ngoan ngoãn, không bao giờ tự ý đi đâu xa nên mấy anh trong xóm đều thả trâu rồi chạy đuổi nhau khắp bờ đê mà không lo trâu chạy mất. Những chú trâu ăn cũng rất nhiều. Có lẽ vì phải làm những công việc nặng nhọc nên những chú trâu mới ăn nhiều như vậy để có sức để đồng hành cùng các bác nông dân sản xuất, canh tác. Khi ăn đã no bụng, những chú trâu lại đứng vẫy đuôi có vẻ khoái chí lắm.
Không chỉ là một loài vật nuôi mà chú trâu còn là người bạn thân thiết của người nông dân bởi đặc tính cần mẫn, chịu thương, chịu khó của mình. Do vậy mà trong hoạt động sản xuất, các bác nông dân không thể thiếu đi người bạn trung thành này.
Bên cạnh các bài văn tả con trâu lớp 2, 3, 4, 5… mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Tả Con Gà Trống Nhà Em 🌹 15 Bài Văn Tả Hay Nhất
Bài Văn Tả Con Trâu Lớp 7 Điểm Cao – Bài 12
Bài văn tả con trâu lớp 7 điểm cao sau đây là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho kì thi của mình.
Từ rất lâu, con trâu trở thành hình ảnh quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam. Chỉ cần nhìn ra cánh đồng lúa xanh rì là có thể bắt gặp hình ảnh một chú trâu khỏe khoắn đang ăn cỏ. Trong một lần ra đồng chăn trâu cùng lũ trẻ cùng làng, em đã có dịp quan sát chú trâu thật kĩ.
Đó là một chú trâu có bộ da dày đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn. Nổi bật trên cái đầu hay lúc lắc là đôi sừng dài, cong vút màu xám tro. Ông em nói chú trâu như thế, là những chú trâu khỏe khoắn cày rất giỏi. Hai cái tai chỉ chỉ bé bằng chiếc lá cam, nhưng lại bè bè như cánh quạt hay phe phẩy đuổi ruồi muỗi vo ve.
Trâu là loài nhai lại nên lúc nào cũng thấy chú ta đang nhai nhồm nhoàm. Loài trâu sinh ra đã không có hàm trên nên khi muốn gặm cỏ, chú hay thè lưỡi ra liếm tạo ra tiếng bục bục. Nghe cô giáo kể đó là do sự tích ” trí khôn của ta đây” khi cười trâu bị ngã nên đập hàm trên vào đá nên bị gãy hết từ đó, không bao giờ mọc lại nữa. Bốn chân của trâu to khỏe như như bốn cái cột nhà nâng đỡ cơ thể to của chú. Cái đuôi của chú thon dài có mọc ít lông mỏng phía cuối hay phe phẩy đung đưa để đuổi ruồi.
Nhìn nó rất hung dữ nên em không dám động vào, mấy bạn nam chơi cùng hay lấy sợi cỏ lau chọc vào người chú, khiến chú dữ dằn quay lại khịt khịt mũi trông rất đáng sợ. Tuy đang chăm chú gặm cỏ non nhưng chốc chốc chú lại ngoe nguẩy cái đầu như có ai đến gần. Mỗi ngày, chú đều giúp ích cho nhà em rất nhiều, từ kéo xe, kéo cày rồi chở thóc, lúa, đất cát. chiều chiều không đi học, em thường cưỡi trâu ra đồng, cuộn chiếc lá lại thổi ra tiếng sáo nghe thật lảnh lót.
Vào mùa gặt vất vả, bố mẹ em thương nó nên cho nó ăn rất nhiều. Em rất yêu quý nó, mong muốn nó có thể gắn bó gần gũi với gia đình em.
Tả Con Trâu Lớp 9 Ấn Tượng Nhất – Bài 13
Cùng đọc và khám phá cách hành văn độc đáo trong bài văn mẫu tả con trâu lớp 9 ấn tượng nhất dưới đây nhé!
Mỗi khi nhắc đến làng quê Việt Nam chúng ta thường nghĩ đến đồng ruộng, lũy tre và những con trâu làng. Đặc biệt là những con trâu. Chúng đã trở thành một người bạn gắn bó không thể thiếu đối với những người làm nông. Vậy nên mới có câu nói “con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Con trâu không phải con vật xa lạ đối với người dân Việt Nam đặc biệt là người dân nông thôn. Cứ nhắc tới con trâu là người ta sẽ nghĩ ngay tới ihnfh ảnh chú trâu cần mẫn ra đồng với cặp sừng đen chắc khỏe, sắc nhọn trên đầu cùng làn da đen bóng. Con trâu trưởng thành thường có trọng lượng lên tới 500kg nếu được chăm sóc đặc biệt.
Nhìn từ trước ra sau, khuôn mặt của con trâu có những nét giống với bò và nếu không biết có thể nhầm lẫn. Trâu có cái mũi to, ướt, thường bị người nông dân đóng khuyên để xỏ dây cọc. Mắt trâu to, đen láy nhìn rất hiền từ. Đôi tai trâu to như hai chiếc lá mít, phủ lông tơ và thường xuyên phe phẩy ngay phía dưới cặp sừng.
Điểm đặc biệt trên mặt trâu đó chính là hàm răng, trâu không có hàm răng trên mà chỉ có hàm răng dưới. Điều này được giải thích qua sự tích Trí khôn của ta đây, một cách hài hước của người xưa. Nhưng thực chất, con trâu có kết cấu hàm răng như vậy để phù hợp với tập tính ăn, uống và hoạt động của mình từ trước tới nay.
Trâu có phần thân người vô cùng vạm vỡ và chắc khỏe. Chân trâu to, khỏe như những cột tre. Đặc biệt là phần móng guốc giúp sức kéo của trâu được tăng thêm đôi phần nhờ guốc gỗ này. Phần bụng trâu to vừa để chứa được nhiều thức ăn vừa tạo nên trọng tâm cho trâu khi làm việc được vững vàng.
Con trâu thật sự khỏe mạnh khi chúng làm bạn với nhà nông. Trước đây chưa có máy cày, trâu ngày ngày kéo cày, kéo bừa ngoài đồng ruộng. Chúng chăm chỉ cần mẫn từ sáng sớm tinh mơ cho đến khi chiều muộn mà không bao giờ tỏ ra mệt mỏi. Nhờ có trâu giúp sức, người nông dân đã đỡ được bao nhiêu nỗi nhọc nhằn.
Ngoài việc tận dụng sức kéo của trâu, con người còn nuôi trâu để lấy thịt ăn. Thịt trâu là nguồn thực phẩm cung cấp khá nhiều chất đạm. Ở một vài nơi, người ta còn nuôi trâu để lấy sữa nữa. Da trâu thì có thể sử dụng vào việc làm da dày hay để căng mặt trống. Sừng trâu thì được dùng để làm tù và, làm lược,… hay các món đồ mĩ nghệ khác.
Nếu một lần ghé thăm một vùng quê nào đó, chắc chắn bạn sẽ được tận mắt thấy những đứa trẻ đang cưỡi trên mình trâu mà vui đùa. Trâu là biểu tượng, là nét đẹp văn hóa mà con người Việt Nam cần phải lưu giữ mãi.
Ngoài văn tả con trâu lớp 2 3 5 8 9, tại SCR.VN còn có 🌺 Tả Con Mèo Nhà Em 🌺 15 Bài Văn Tả Về Con Mèo Hay Nhất
Bài Văn Tả Con Trâu Lớp 9 Chọn Lọc – Bài 14
Bài văn tả con trâu lớp 9 chọn lọc được nhiều bạn đọc quan tâm và yêu thích sau đây.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cánh diều rực rỡ, những tiếng sáo du dương trên bầu trời lộng gió và đồng cỏ xanh rì. Thu vào tầm mắt em là hình ảnh làng quê thanh bình và hình ảnh chỉ thuộc về duy nhất nông thôn – hình ảnh con trâu đang gặm cỏ.
Hình ảnh trâu gặm cỏ trông thật đẹp! Thân hình trâu to lớn, màu da đen bóng, lông mượt, nó cao phải đến một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối như chiếc kim tự tháp của đất nước Ai Cập huyền bí. Hai cái sừng trâu cong cong lên hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay trẻ con chúng em, nó nhọn và trông vô cùng mạnh mẽ. Đó là niềm tự hào, kiêu hãnh của mỗi con trâu với đồng loại của mình.
Trên khuôn mặt nó nổi bật hai mắt to, dài với hàng lông mi màu trắng bạc. Mũi trâu rất to, các bác nông dân thường xỏ dây thừng qua đó để dễ dàng dắt nó đi lại. Trong cái miệng lớn của trâu chỉ có mỗi hàm răng dưới thôi mà nó vẫn gặp được rất nhiều cỏ. Trên đồng cỏ rộng lớn, mênh mông, từng khóm cỏ xanh mướt mọc lên, bốn cái chân trâu dài và chắc khỏe vững chãi đứng trên đồng, trâu cúi đầu, thong dong gặm cỏ. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng sột soạt vang lên nghe rất vui tai. Cái đuôi dài của nó phe phẩy qua lại.
Trong ký ức tuổi thơ của bao thế hệ, được ngồi trên lưng trâu, thả diều và ngắm nhìn con trâu ngoan ngoãn cúi đầu gặm cỏ chính là niềm vui, niềm hạnh phúc vô giá, là kỷ niệm, là nỗi nhớ về quê hương thân yêu. Trâu đối với cuộc sống con người nông thôn mang ý nghĩa rất đặc biệt, chính vì vậy, tình cảm em dành cho loài vật này rất đặc biệt. Dường như văng vẳng đâu đây, em nghe tiếng bác nông dân thì thầm:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công…”
SCR.VN tặng bạn ✅ Tả Con Gấu Trúc Hay Nhất ✅ 15 Bài Văn Mẫu Điểm 10
Văn 9 Tả Con Trâu Ngắn Gọn – Bài 15
Không cần dài dòng, bài văn 9 tả con trâu ngắn gọn sau đây vẫn đầy đủ ý, rất mạch lạc và súc tích.
Lâu lắm rồi em mới được về quê, trên triền đê xanh mướt cỏ là hình ảnh những chú trâu đen mượt nom đến ngộ.
Mấy chú trâu, chú nào cũng mập mạp với làn da đen khỏe khoắn, bốn chân dài, chắc nịch với bộ móng vô cùng chắc chắn. Cái đầu to gần bằng chiếc xô múc nước nhỏ, lúc nào cũng chúi về phía trước. Đôi mắt to hiền lành với hàng mi dài rất dễ thương. Chiếc mũi phập phồng có sợi dây thừng thắt qua. Cái miệng ung dung, nhai cỏ ngon lành. Trên đầu, hai cái tai thật to như chiếc lá bàng, đặc biệt là đôi sừng cong cứng cáp như hai lưỡi liếm, đó là vũ khí vô cùng lợi hại của những chú trâu.
Trâu khoẻ lắm, giữa trưa hè nóng bức chú vẫn chăm chỉ, cặm cụi cày những luống ruộng. Chú ngoan ngoãn làm theo hiệu lệnh của bác nông dân. Mỗi tiếng “vắt vắt” chú trâu lại quay đầu, cày luống tiếp theo đến khi xong việc chủ được thưởng thức những ngọn cỏ lành.
Chú trâu hiền lành là người bạn của nhà nông. Đã từ bao đời nay hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau đã thành biểu tượng của nông thôn Việt Nam.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Tả Con Hổ Hay Nhất 🌹 15 Bài Văn Mẫu Tả Ngắn Gọn