10+ Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng

10+ Bài Văn Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Hay Nhất, Tuyển Tập Các Mẫu Đặc Sắc Giúp Các Bạn Học Sinh Tham Khảo Khi Làm Văn.

Giới Thiệu Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng

Nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân là một hình tượng tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Dưới đây là một số điểm nổi bật về nhân vật này:

  1. Tính cách và phẩm chất
    • Chất phác, hiền lành: Ông Hai là một người nông dân chân chất, giản dị, luôn sống hòa đồng và cởi mở với mọi người xung quanh.
    • Yêu làng, yêu nước: Tình yêu làng Chợ Dầu của ông Hai rất sâu đậm. Ông luôn tự hào và say mê kể về làng mình, từ những công trình kháng chiến đến những kỷ niệm đẹp với bà con.
  2. Tình yêu làng và lòng trung thành với cách mạng
    • Nỗi nhớ làng: Dù phải tản cư, ông Hai luôn nhớ về làng Chợ Dầu, nhớ những ngày cùng anh em đào đường, đắp ụ, xây dựng làng kháng chiến.
    • Phản ứng khi nghe tin làng theo giặc: Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông Hai vô cùng đau khổ và nhục nhã. Ông cảm thấy bị phản bội và lo lắng cho danh dự của gia đình.
    • Niềm vui khi nghe tin cải chính: Khi biết tin làng Chợ Dầu không theo giặc, ông Hai vui mừng khôn xiết, đi khắp nơi để đính chính thông tin và khoe về ngôi nhà bị đốt của mình.
  3. Biểu tượng của người nông dân yêu nước
    • Lòng trung thành với cách mạng: Ông Hai luôn tin tưởng và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ. Dù yêu làng nhưng ông sẵn sàng thù làng nếu làng theo giặc.
    • Đại diện cho tầng lớp nông dân: Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến, với tình yêu quê hương đất nước sâu nặng và lòng trung thành với cách mạng.
  4. Ý nghĩa và thông điệp
    • Tình yêu quê hương: Truyện ngắn Làng qua nhân vật ông Hai đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của người nông dân Việt Nam.
    • Lòng trung thành và niềm tin vào công lý: Ông Hai là biểu tượng của lòng trung thành với cách mạng và niềm tin vào công lý, dù phải đối mặt với nhiều thử thách và đau khổ.

    Hy vọng phần giới thiệu này giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân!

    Xem thêm: Phân Tích Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng

    Dàn Ý Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng

    Scr.vn chia sẻ cho bạn mẫu dàn ý suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng chi tiết, cùng tham khảo nhé!

    I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai

    II. Thân bài:

    * Tình yêu làng tha thiết

    • Yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu
    • Kể về làng chợ Dầu một cách hào hứng
    • Nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về làng
    • Bàng hoàng, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
    • Căm thù những kẻ phản bội làng “ Chúng bây ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước…”
    • Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi…
    • Nghe tin cải chính ông Hai vui sướng như được sống lại “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên…”
    • Đi khoe với mọi người tin cải chính, hào hứng khoe giặc đốt nhà “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn..”

    * Yêu nước, một lòng trung thành với cách mạng

    • Nghe ngóng tin tức kháng chiến
    • Vui sướng trước tin thắng lợi của quân ta
    • Tin tưởng vào cụ Hồ và cuộc cách mạng/
    • Một lòng trung thành với cách mạng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù…”

    => Tình yêu làng thống nhất với lòng yêu nước

    III. Kết bài: Cảm nghĩ về nhân vật ông Hai: Nhân vật ông Hai là đại diện tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam: yêu làng, yêu nước, gắn bó với kháng chiến.

    Tặng bạn: Sơ Đồ Tư Duy Nhân Vật Ông Hai

    Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Ngắn Gọn – Bài 1

    Gợi ý cho bạn cách viết văn Suy nghĩ về nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng ngắn gọn nhưng vẫn giàu hình ảnh sinh động.

    Kim Lân nhà văn gắn bó với hình ảnh người nông dân và đồng quê, truyện “Làng” của Kim Lân đã khắc họa chân thực hình ảnh người nông dân trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Trọng tâm truyện ngắn đó là ông Hai người nông dân yêu làng, yêu nước và theo cách mạng.

    Ông Hai trước kia sống ở làng Chợ Dầu nhưng vì hoàn cảnh ông phải xa làng, tuy vậy ông luôn tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe nó với mọi người về làng của mình. Khi ở xa ông vẫn trông ngóng mọi tin tức về quê hương của mình.

    Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống khó khăn đó là tin “làng theo giặc” giúp bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Ông trông ngóng mọi tin tức về làng Chợ Dầu như các chiến công các anh chiến sĩ hay của các em nhỏ cũng đủ làm ông vui sướng.

    Yêu làng, yêu nước bao nhiêu thì khi nghe tin làng theo giặc ông hụt hẫng, thất vọng bấy nhiêu. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, nó càng được bộc lộ rõ hơn. Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai bất ngờ, điều này đã làm cho ông sững sờ như không tin nổi đó là sự thật: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”.

    Từ tâm trạng hồ hởi khi được trở về quê đang dần chuyển thành thất vọng, tủi hổ đến nỗi ông đã bị nỗi ám ảnh. Suốt ngày ông chỉ ở trong nhà, không dám gặp mặt ai… Tâm trạng của ông Hai lâm vào bế tắc khi hay chủ nhà không cho gia đình ông ở nữa vì họ không chứa những người phản cách mạng.

    Trong đoạn kết là lúc làng của ông cải chính, ông Hai vui và xúc động khi nghe được tin làng theo cách mạng theo Bác Hồ. Ta thấy được chính tình yêu làng, yêu nước của ông ngày càng sâu sắc hơn. Ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước như trước kia nữa. Niềm vui của ông Hai chính là cảm xúc của con người yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

    Tác giả đã miêu tả thật sâu sắc nhân vật như ông vui lắm, ông như thấy mình như con lật đật, bô bô lại kể về làng Chợ Dầu với một niềm tự hào hơn cả trước kia hay nhà của ông bị Tây đốt nhẵn nhưng ông vẫn vui vì làng đã theo cách mạng.

    Nhà văn Kim Lân đã phác họa hình ảnh ông Hai người nông dân luôn yêu làng, yêu quê hương đất nước vô bờ bến. Ông theo cách mạng và trung thành với kháng chiến, với Bác Hồ – đó cũng là hình ảnh chung người nông dân sau Cách mạng tháng Tám.

    Tham khảo 👉Cảm Nhận Về Nhân Vật Ông Hai Truyện Ngắn Làng ❤️️15 Mẫu

    Bài Văn Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Hay Nhất – Bài 2

    Bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng hay nhất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

    Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biểu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu thủy chung với kháng chiến, với Bác Hồ.

    Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trải qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng. Ông hai đã bị bọn hương lí trong làng truất ngôi trừ ngoại, đó là một điều xót xa cho một người yêu làng như ông Hai.

    Có làng, có nhà, có cửa mà ông phải phiêu dạt lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuộc sống đói nghèo cực khổ nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt. Sau mười mấy năm trời lênh đênh ông cũng tìm cách về lại làng mình, về đến làng, cuộc sống đói nghèo vẫn không chấm dứt.

    Không những phải chịu cuộc sống đói nghèo cùng cực, người nông dân như ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí. Ông Hai bị gạch đổ bại một hông trong một lần phu phen tạp dịch. Cuộc sống thật tối tăm cùng cực, ông bị vùi dập đủ đường. Sống một cuộc sống như thế, tấm lòng của những người nông dân như ông Hai vẫn hướng về làng mình, vẫn yêu làng mình sâu sắc.

    Với ông Hai, làng Chợ Dầu đã trở thành máu mủ ruột rà. ông hãnh diện với làng ông, ông khoe làng Chợ Dầu với mọi người ở mọi nơi mà ông đến. Nhiều lúc ông nói về làng mình cho đỡ nhớ. Người đọc thấu hiểu tình cảm sâu lắng của ông Hai với nơi chôn nhau cắt rốn. Ông khoe làng ông có cái sinh phần của viên tổng đốc có bề dày truyền thống, có cảnh đẹp nổi tiếng cả vùng. Tất cả những gì thuộc về làng đối với ông Hai đều thiêng liêng gắn bó.

    Do đó, mặc dù cái sinh phần đã gieo rắc cho ông, cho bao người khác tai họa song ông vẫn cảm thấy tự hào. Dường như trong tâm trí ông hai cái sinh phần đó là sức lực của cả làng, và có một chút rất riêng của bản thân ông. Tình yêu làng của ông Hai thật giản dị, chất phác.

    Sau cách mạng, ông vẫn khoe làng mình nhưng ông khoe làng có cái nhà thông tin rộng rãi, có chòi phát thanh, khoe làng mình giàu có, trù phú… Ông không khoe cái sinh phần cụ Thượng nữa, bởi bây giờ ông đã hiểu được nhiều điều. Ông đã được tiếp xúc với cách mạng, với đấu tranh, vẫn là khoe làng, vẫn là tình yêu làng của con người chất phác, hiền lành, song trong tình yêu làng có một tình cảm khác đang trỗi dậy, lớn mạnh hơn, cao cả hơn, thiêng liêng hơn.

    Ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, ông Hai có cái bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu của người nông dân chất phác, vốn quen bị vùi dập nay tiếp xúc với đấu tranh, với chính trị. Cách mạng tháng Tám đến với những người như ông Hai mang theo một sự thay đổi về cuộc đời, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong họ. Ông đi theo cách mạng với tất cả lòng nhiệt thành, say mê, hăm hở của mình. Ông nguyện ở lại chiến đấu với xóm làng và khi phải đi tản cư, ông cũng tự an ủi mình: “Đi tản cư cũng là kháng chiến”.

    Tình cảm của người nông dân này dành cho cách mạng, cho kháng chiến chân thành, sâu sắc vô cùng. Câu chuyện của ông Hai bây giờ chỉ xoay quanh về cách mạng, về kháng chiến, về tự vệ làng ông. Tình yêu làng, yêu nước hòa quyện trong con người ông Hai ngày càng rõ rệt. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây ông Hai cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân.

    Trước hết đó là sự xót xa của ông về làng mình, sự phản bội của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước việc đó. Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng Chợ Dầu vẫn là nơi ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện, tự hào. Vậy mà bây giờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng Chợ Dầu lóe lên như một tia hi vọng rồi lại tắt ngấm.

    Từ lâu ông yêu làng ông, mong được trở về với làng ông song trong ông tình yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn: không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã tự thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù… Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ soi xét cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai…”.

    Cách mạng đã đổi đời cho người nông dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gạt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ của những người nông dân như ông rất chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, từ máu thịt.

    Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, ta hiểu và cũng mừng với sự hớn hở của ông Hai khi nghe cái tin làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng, yêu nước lại trở về gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chất này. Từ nay ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt giữa làng và nước.

    Cái vui của ông Hai là cái vui của một con người yêu quê hương đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con lật đật, bô bô kể về làng mình bị đốt nhẵn. Nhà của ông bị cháy trụi mà ông không để ý, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này làng ông là làng kháng chiến và bây giờ ông lão có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về làng Chợ Dầu kháng chiến của mình.

    Kim Lân rất thành công khi xây dựng và khắc họa hình ảnh ông Hai trong lòng người đọc. Đó là một người nông dân nghèo khổ, yêu làng mình sâu sắc. Được cách mạng đổi đời, ông lão nguyện đi theo cách mạng và trung thành với kháng chiến. Hình ảnh ông Hai sống động, chân thực và những nét tính cách rất nông dân: chất phác, chân thành là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.

    Vốn là những con người chân thực, chất phác nên những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm. Nhưng cảm giác ấy nhanh chóng tan đi. Người nông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành, một lòng hăm hở. Cuộc đời người nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới, tươi sáng hơn.

    Họ nô nức, háo hức hòa chung vào phong trào cách mạng của cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân. Những người như ông Hai cảm thấy day dứt, tủi hổ, khổ sở khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng. Cách mạng tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ.

    Tác phẩm Làng của Kim Lân đã khắc họa hình ảnh ông Hai hết sức sống động, chân thực với những chi tiết dân dã, mộc mạc. Hình ảnh ông Hai là tiêu biểu của người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Ta cảm nhận được sự sôi nổi trong những ngày đầu đón nhận cách mạng của người nông dân. Người nông dân đã được đổi đời nhờ có cách mạng, họ hiểu điều đó và gắn bó với cách mạng với lòng trung thành, biết ơn sâu sắc.

    Tham khảo ➡️Thuyết Minh Về Truyện Ngắn Làng ❤️️ 10 Bài Văn Mẫu Hay

    Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Ngắn Hay – Bài 3

    Cùng tham khảo cách diễn đạt súc tích, mạch lạc trong bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng ngắn hay sau đây.

    Làng của nhà văn Kim Lân dù chỉ là một đoạn trích trong truyện ngắn nhưng cũng đủ để lại nhiều dư vị về tình cảm quê hương và đất nước.

    Ông Hai là người sống từ lâu ở làng Chợ Dầu nhưng vì hoàn cảnh bắt buộc ông phải sống xa làng trong nỗi nhớ khôn nguôi. Ông rất yêu nơi mình sinh ra và lớn lên và đi đâu cũng khoe với mọi người. Tình cảm của ông thể hiện rất rõ khi nghe tin sét đánh cả làng theo Tây, lúc này tác giả tập trung miêu tả cảm giác của ông đó là “cổ nghẹn đắng”, “da mặt tê rân rân”, như cố trấn tĩnh nhưng đó là sự thật khiến ông rất thất vọng và buồn bã.

    Suy nghĩ khi nghe tin làng theo giặc, trong ông luôn có tâm trạng cùng sự đấu tranh nội tâm trở nên xung đột, đây là tình huống mà tác giả tập trung miêu tả hình ảnh ông Hai với tấm lòng yêu làng, yêu nước tha thiết và chân thành. Ông thấy xấu hổ vì niềm tin mà mình đã dành cho làng bấy lâu nay đã thực sự sụp đổ trong phút chốt.

    Nhưng rồi ông cực kỳ vui sướng khi nghe tin làng chợ Dầu vẫn theo Kháng chiến, vẫn đang chống Tây, ông không còn nỗi tủi nhục không còn buồn mà lại vui vẻ khỏe làng của mình người khác. Cuộc sống phải bỏ làng ra đi ai cũng buồn nhưng ta lại thấy hình ảnh ông Hai đi khoe cái tin đó là “Tây nó đốt hết nhà tôi rồi, hết hẳn”, ông vui và tự hào bởi việc Tây đốt nhà giúp cho mọi người hiểu rằng làng chợ Dầu vẫn theo kháng chiến, vẫn yêu nước, đó là niềm vui thực sự.

    Làng đối ông Hai là một phần ruột thịt, nhà cửa hay tài sản mất đi có thể lấy lại, miễn sao cống hiến cho đất nước vững mạnh đó là niềm vui lớn lao nhất.

    Tình yêu làng yêu quê hương đất nước trong ông Hai thật giản dị, chân thành, tác giả tập trung miêu tả tâm lí cùng ngôn ngữ nhân vật để làm nổi bật tình cảm của ông Hai với làng, với quê hương.

    Tặng bạn: Mở Bài Phân Tích Nhân Vật Ông Hai

    Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Đặc Sắc – Bài 4

    Đề bài “Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng đặc sắc” – với đề bài này thì các em có thể học hỏi những ý văn sáng tạo trong bài văn gợi ý dưới đây.

    Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quý và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

    Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư, nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây ”.

    Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.

    Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư, ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

    Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”. Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông.

    Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi…
     
    Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.

    Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn… 

    May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.”

    Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng, hạnh phúc. Bởi lẽ, trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
     
    Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.

    Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

    Tặng bạn: Phân Tích Tình Huống Truyện Làng

    Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Ấn Tượng – Bài 5

    Giới thiệu cho bạn đọc bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng ấn tượng, giàu cảm xúc dưới đây.

    Thời chiến là thời kì lòng yêu nước của dân ta được đẩy lên đến đỉnh cao. Nhờ đó, biết bao nhiêu tác phẩm ra đời nhằm ca ngợi sức mạnh ấy của dân tộc. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu về tình yêu quê hương làng xóm đặt trong lòng yêu nước đó là truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Truyện đã dắt người đọc đi qua những cung bậc cảm xúc chân thực sống động và đa dạng thông qua nhân vật ông Hai – một lão nông yêu làng.

    Tình yêu làng của ông Hai được bộc lộ rõ rệt trong giai đoạn đi tản cư. Kháng chiến bùng nổ, ông cùng gia đình hòa vào dòng người rời làng đi tản cư đến một miền quê xa lạ. Từ đó ông phải rời xa ngôi làng yêu dấu đã gắn bó từ thuở ấu thơ.

    Làng Chợ Dầu là niềm kiêu hãnh của ông, ông tự hào vì ngôi làng đã có biết bao chiến công trong kháng chiến hào hùng chung của đất nước. Ông yêu làng da diết sâu nặng. Ở nơi tản cư, ngày nào ông cùng hoài niệm về những tháng ngày “làm việc cùng anh em”. Ông nhớ làng, nhớ nhà, nỗi nhớ ấy kết thành một nỗi buồn dằn vặt trong tâm trí ông.

    Càng yêu làng bao nhiêu thì ông càng lo âu dằn vặt bấy nhiêu kể từ khi ông nghe tin làng mình theo giặc. Bao nhiêu tình cảm sâu nặng dường như bộc phát trong tin báo bất ngờ, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”.

    Ông cố gắng không tin, không muốn tin vì kỉ niệm về làng trong ông đều là những ngày tháng chiến đấu hào hùng tốt đẹp của dân làng. Nhưng rồi những nhân chứng sống là những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”. Điều đó làm ông không thể không tin. 

    Ông Hai đau khổ vì nơi mà ông yêu thương nhung nhớ nhất cũng chính là nơi làm ông mất đi niềm tin, hạnh phúc và sự tự hào. Từ khi nghe được tin, ông không ngừng ám ảnh day dứt. Nghe tiếng người người chửi bọn Việt gian, ông xấu hổ “cúi gằm mặt mà đi”, về đến nhà thì “nước mắt ông lão cứ dàn ra”. Ông tức giận khi phải mang nỗi nhục bán nước.

    Thế nhưng cũng chính lúc này, nét đẹp tâm hồn của ông Hai bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Tình huống ấy đã buộc ông Hai phải chọn lựa quê hương hay tổ quốc. Lời nói của đứa con thơ đã cảnh tỉnh ông: “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. 

    Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được thể hiện ra ngoài rõ rệt khi nghe tin cải chính về ngôi làng Chợ Dầu anh hùng kháng chiến . Ông Hai vui sướng và “rạng rỡ hẳn lên” mặc dù nhà ông đã bị “đốt nhẵn”. Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời, vậy mà ông sung sướng hể hả khi “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ” một cách tự hào như thể đó là tin mừng.

    Cái nhà bị đốt như thể càng minh chứng thêm cho việc làng Dầu kiên cường chống giặc. Niềm tự hào vui sướng về ngôi làng đã quay trở lại trong ông. Có thể nói, lòng yêu làng của ông Hai là cội nguồn của lòng yêu nước.

    Đọc truyện, ta như được đắm chìm vào từng mạch cảm cảm xúc của nhân vật ông Hai. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật một cách chi tiết và sắc nét. Nhân vật ông Hai đã gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc bởi sự ám ảnh, day dứt cùng niềm vui sướng mãnh liệt, tất thảy đó là những cung bậc cảm xúc chân thực mà lão nông yêu nước ấy đã trải qua.

    Qua truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai, Kim Lân đã khắc hoạ thành công hình tượng người nông dân chất phác luôn yêu làng, yêu nước và tin tưởng vào kháng chiến. Những suy nghĩ tình cảm của họ được phản ánh một cách chân thực và mang tính giáo dục sâu sắc cho độc giả. Đọc truyện, ta càng thêm khâm phục và yêu thương biết bao tình yêu nước và sự hy sinh cao cả của những thế hệ đi trước và từ đó tự rút ra bài học quý giá cho bản thân.

    Xem thêm: Tóm Tắt Làng Kim Lân

    Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Chi Tiết – Bài 6

    Bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng chi tiết sẽ giúp bạn đọc có thêm những góc nhìn và cảm nhận sâu sắc hơn về giá trị của nhân vật.

    Kim Lân là một trong những nhà văn nổi tiếng với đề tài người nông dân. Ở ông có sự đi sâu, tìm tòi và khám phá mãnh liệt khai thác những khía cạnh mới về đời sống cũng như tâm lí tình cảm của người nông dân trong kháng chiến. Trong đó nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” thực sự đã để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm. Tình cảm của ông với đất nước cũng chính là đại diện cho tình cảm của người dân trong kháng chiến.

    Có thể nói trong tác phẩm Làng nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai. Những diễn biến tâm lí của nhân vật vô cùng phù hợp với tình huống truyện. Khai thác triệt để nội tâm nhân vật bằng độc thoại và đối thoại nội tâm càng làm nổi bật tình yêu đất nước mãnh liệt của người nông dân thời bấy giờ. Nó trở thành một trong những điểm nhấn của tác phẩm và mang đến thành công cho nhà văn.

    Ông Hai hiện lên là hình ảnh một người nông dân chân chất thật thà cả đời chỉ biết quanh quẩn với cái làng Chợ Dầu của mình. Thế nhưng ông yêu làng của mình lắm, minh chứng của nó chính là việc khi có lệnh tản cư ông đã lưỡng lự không muốn đi. Ông muốn ở lại để sát cánh bên bộ đội bên anh em thế nhưng vì hoàn cảnh ông đành phải theo gia đình xa làng.

    Ở nơi tản cư trái tim người con ấy vẫn không một phút nào ngơi nghỉ nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Ông hay chạy đi với nhà bác hàng xóm về cái làng Chợ Dầu lát toàn gạch đá xanh, có cái chòi thông tin cao quá ngọn tre, phòng thông tin rộng lắm…. Với ông tình yêu làng trở thành mạch máu, thớ thịt trong cơ thể.

    Kim Lân đã vô cùng khéo léo khi xây dựng thành công tình huống truyện đẩy nhân vật đến đỉnh điểm của sự mâu thuẫn từ đó nổi bật lên tình yêu nước mãnh liệt. Tình huống truyện mà tác giả đưa ra đó chính là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc. Phải nói nó chính là động lực đẩy nhân vật ông Hai đến đỉnh điểm của sự mâu thuẫn và đau khổ.

    Với một người yêu nước như ông thì cái tin này chẳng khác nào như nhát dao cứa vào trái tim ông. Cái mặt ông méo xệch đi, ông bần thần không dám tin đó là sự thật hỏi đi lại hỏi xem có phải là tin đồn thất thiệt không. Chỉ đến khi nhận được cái gật đầu chắc nịch “Cả làng nó đi theo Tây rồi ông ạ. Từ thằng chủ tịch trở xuống hết”. Đến lúc này ông lão mới cặm cụi cúi gằm mặt xuống đất bước chân nặng trịch về nhà.

    Về đến nhà ông nằm vật ra giường đầy đau khổ. Hóa ra cái làng mà ông yêu thương tự hào đến thế giờ theo tây rồi đấy. Ông gắt gỏng ngay cả với bà vợ tội nghiệp của mình. Đến đàn con thơ cũng chẳng dám chơi đùa khi thấy bố mình như thế nữa.

    Nõi đau càng trở nên đỉnh điểm khi bà chủ nhà có ý định đuổi những người dân làng Chợ Dầu đi chỗ khác. Ông Hai càng như rơi vào tuyệt vọng. Lúc này ông chỉ biết ôm đàn con lủi thủi một chỗ. Ông hỏi con mình nó những câu hỏi yêu làng không? Theo ai? Chỉ đến khi nhận được câu trả lời chắc nịch của con thì nội tâm ông mới vơi đi phần nào. Bởi ông đau quá nỗi đau ấy chẳng biết phải nói với ai cả. Ông đành phải tự nói trong đầu để vơi đi nỗi nhục nhã này.

    Biết bao ngày, chân ông không dám bước ra khỏi cổng vì ông sợ sẽ bắt gặp những cái nhìn xét nét cái chỉ chỏ đầy ngụ ý của những người xung quanh. Ông chỉ thương cho những đứa trẻ tội nghiệp của mình, mới bé tí mà đã mang tiếng con của làng Việt gian. Ông cười trong chua xót, bởi có lẽ trái tim ông bây giờ không còn chịu nổi thêm bất cứ điều tiếng gì nữa rồi.

    Thế nhưng ẩn sâu trong nỗi đau ấy, tiếng nói ngây thơ của con trẻ như đưa ông đến với một quyết định vĩ đại “Làng thì yêu thật nhưng nếu làng theo giặc thì phải thù”. Để có được quyết định này không biết người đàn ông này đã trải qua bao nhiêu giằng xé nội tâm, bao nhiêu ray rứt. Bởi lẽ không có ai có thể quay lưng với mảnh đất đã chôn nhau cắt rốn của mình được?

    Thế nhưng sau những ngày u uất tưởng chừng như đường cùng đó ông đã tìm thấy chút ánh sáng cho cuộc đời mình. Cái tin làng Chợ Dầu theo giặc đã được cải chính, do chính ông chủ tịch lên thông báo. Ông Hai khấp khởi chạy về nhà, dường như con người ngày hôm qua còn ủ ê bê bết đó đã không còn, thay vào đó là một con người mắt lấp lánh đầy hạnh phúc.

    Ông mua kẹo về cho các con rồi lại lật đật chạy sang nhà hàng xóm khoe rằng làng ông không theo giặc, nào thì cái làng Chợ Dầu bị giặc đốt hết rồi, chính ông chủ tịch lên nói vậy…. Niềm vui, khát sống đã trở lại với con người ấy. Với ông cái tin này còn quý hơn là việc ông được sinh ra lần nữa. Bởi nó chính là danh dự là nhân phẩm và là đức tin của mỗi người. Đến cái nhà tài sản quý báu nhất của mỗi con người mà ông còn chẳng tiếc thì còn cái gì có thể hơn được nữa?

    Nhà văn Kim Lân đã vô cùng thành công khi tạo nên một cốt truyện vô cùng đặc sắc. Với việc xây dựng thành công nhân vật khai thác triệt để nội tâm thông qua những độc thoại nội tâm càng khiến hình ảnh người nông dân hiện lên rõ nét. Đó là hình ảnh đại diện của những con người chất phác thời bất giờ. Diễn biến tâm lí của ông Hai là hoàn toàn hợp lí so với cốt truyện từ bình lặng đến cao trào rồi quay về ngập tràn trong hạnh phúc, qua đó thể hiện được tình yêu nước mãnh liệt của nông dân lao động thời bấy giờ.

    Ông Hai là một hình tượng vô cùng quen thuộc của người nông dân thời bấy giờ. Những con người giản dị chất phác nhưng có đức tin mãnh liệt về đảng về Cụ Hồ. Nó trở thành những tấm gương sáng trong kháng chiến để độc giả thêm quý mến và ngưỡng mộ.

    Khám phá ➡️Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Bé Thu ❤️️ 10 Bài Văn Hay Nhất

    Bài Văn Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Chọn Lọc – Bài 7

    Bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng chọn lọc sẽ mang đến những ý văn hay và cách diễn đạt khéo léo, hấp dẫn người đọc.

    Kim Lân là một nhà văn chuyên có biệt tài viết truyện ngắn. Ông viết không nhiều nhưng lại viết hay về người nông dân, đặc biệt là những số phận nhỏ bé. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là Nên vợ nên chồng, Vợ nhặt… và trong đó có Làng. Nổi bật lên ở truyện ngắn này là vẻ đẹp của ông Hai.

    “Làng” được sáng tác năm 1948, vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gay go ác liệt. Nhân vật chính là ông Hai phải rời làng chợ Dầu để đi tản cư. Bỗng một ngày ông nghe tin làng của mình theo giặc. Đặt ông Hai vào trong một tình huống éo le để làm bật lên nét đẹp trong nhân cách của người nông dân.

    Trước tiên, ông Hai là một người rất yêu làng, yêu nước. Ở nơi tản cư, ông hay khoe về làng bằng tất cả tình yêu và sự tự hào. Ông tự hào về những cái điều nhỏ nhất rằng làng ông có đường lát bằng đá xanh, trời mưa đi bùn không dính gót, tự hào cả về cái dinh thự của viên tổng đốc…

    Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, đặc biệt sau khi nghe lời khẳng định “Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên…”, ông Hai như không tin vào tai mình. Một loạt diễn biến tâm lý phức tạp đã được Kim Lân miêu tả tài tình. Ông trả tiền nước, đứng dậy, “cười nhạt”, “chèm chẹp miệng” rồi nói “Hà, nắng gớm, về nào”. Câu nói ấy sao mà cay đắng, xót xa như một sự trốn chạy hiện tại, không muốn ai phát hiện ra mình là người làng chợ Dầu.

    Nếu trên đường đi tới phòng thông tin ông hiên ngang bao nhiêu thì giờ ông lại “cúi gằm mặt mà đi”. Khi về đến nhà nhìn thấy lũ con “nước mắt ông giàn ra”. Giọt nước mắt đầy đau khổ. Ông nghĩ đến thân phận của mình, của gia đình mình cũng là người làng Việt gian.

    Từ đau khổ ông chuyển thành tức giận mà rít lên: “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà làm cái giống Việt gian bán nước”. Nhưng chính ông cũng không chắc chắn với lời nói của mình. Trong đầu ông xuất hiện hàng loạt các câu hỏi. Ông nửa tin nửa không muốn tin. Ông vừa khẳng định vừa phủ định. Ông Hai đang ở trạng thái giằng xé, nghĩ ngờ mãnh liệt.

    Điều này cũng xuất phát từ tình cảm sâu nặng của ông với làng chợ Dầu. Đến khi làng của ông được trả lại sự trong sạch, thì ông còn vui mừng thông báo “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt sạch!”. Chi tiết có vẻ nghịch lý nhưng lại là lời khẳng định làng chợ Dầu của ông không theo Tây, không phải Việt gian mà còn có tinh thần chiến đấu. Trong ngọn lửa đốt nhà ông Hai là một ngôi làng đang hồi sinh, là tình yêu làng của ông Hai vẫn vẹn nguyên và to lớn.

    Ông còn là một người nông dân yêu nước. Hàng ngày, ông vẫn thường ra phòng thông tin để nghe ngóng tình hình tin tức kháng chiến và cả thời sự trên thế giới. Khi nghe tin một em nhỏ “xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm”, một anh trung đội trưởng giết được bảy tên giặc và biết bao tin tức của cuộc chiến, “ruột gan ông cứ múa cả lên”.

    Khi biết làng chợ Dầu theo giặc, ông phải lựa chọn giữa tình yêu làng và lòng yêu nước. Cuối cùng ông khẳng định chắc nịch “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Vậy là ông Hai đã chọn theo kháng chiến và tin vào cụ Hồ. Đây cũng thể hiện tư tưởng tiến bộ của người nông dân, nhận thức được tình yêu nước lớn lao hơn và bao trùm lên tình yêu làng xóm. Suy cho cùng quyết định như vậy cũng là để bảo vệ cả hai thứ tình cảm thiêng liêng này.

    Vẻ đẹp của ông Hai là vẻ đẹp của một người nông dân hiền lành chất phác có sự hòa quyện giữa tình yêu làng và lòng yêu nước. Ông Hai đã gợi lên trong lòng bạn đọc bao niềm yêu mến trân trọng và in đậm dấu ấn.

    Tham khảo thêm bài: Phân Tích Làng Của Kim Lân

    Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Sinh Động – Bài 8

    Chia sẻ Bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng sinh động đến bạn đọc để cùng tham khảo.

    Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1921, quê ở Hà Bắc. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông đã có sáng tác đăng báo từ trước cách mạng tháng 8. Là nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông dân và nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân.

    Truyện ngắn “Làng” là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1948). Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai, lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông. Tình cảm và ý nghĩa này đã trở thành phổ biến ở mỗi người nông dân VN ta trong những ngày đầu chống Pháp.

    Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông thật đậm đà, tha thiết, yêu đến nỗi đi đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Kể về làng chợ Dầu, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Ông khoe làng ông có nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng lát toàn bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng 5 ngày 10 phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất.

    Ông còn tự hào về cái sinh phần của tổng đốc làng ông. Ông tự hào, vinh dự vì làng mình có cái nét độc đáo, có bề dày lịch sử. Nhưng khi cách mạng thành công, nó đã giúp ông hiểu được sự sai lầm của mình. Và từ đó, mỗi khi khoe về làng là ông khoe về những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quân sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập. Ông còn khoe cả những hố , những ụ, những hào,… lắm công trình không để đâu hết.

    Chính cái tình huống ngặt nghèo khi giặc tràn vào làng, ông buộc phải xa làng. Xa làng ông mang theo tất cả nỗi niền thương nhớ. Vì vậy, nên lúc tản cư, ông khổ tâm day dứt khôn nguôi. Quả thật, cuộc đời và số phận của ông Hai thật sự gắn bó với buồn vui của làng. Tự hào và yêu nơi “ chôn rau cắt rốn” của mình trở thành một truyền thống và tâm lý chung của mọi người nông dân thời bấy giờ.

    Những ngày ở làng Thắng, ông Hai suốt ngày ra trụ sở để nghe ngóng tin tức về làng chợ Dầu và ông nghe tin cả làng ông Việt gian theo tây. Cổ ông lão “ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân” ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được. Ông cảm thấy đâu đớn và nhục nhã vì cái làng chợ Dầu yêu quý của mình theo giặc. Ông nguyền rủa bọn theo Tây : “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”.

    Cũng chình từ lúc ấy, ông không dám đi đâu hết, suốt ngày ru rú trong nhà và nghe ngóng tin tức. Đến khi mụ chủ nhà đến báo không cho gia đình ông ở nữa, ông thấy tuyệt đường sinh sống và ông nảy ra ý định: “hay là quay về làng ?” nhưng rồi ý nghĩ đó lập tức bị ông lão phản đối ngay vì : “ làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Có thể đối với ông Hai, làng và nước bay giờ đã trở thành đối địch. Hai tình cảm này đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm trong lòng ông. Nhưng trong đó, tình yêu đất nước được ông Hai đặt lên trên hết.

    Phải thực sự am hiểu sâu sắc về con người, nhất là tâm lí của người dân thì Kim Lân mới diễn tả đúng tâm trang nhân vật như vậy. trong những ngày này, nỗi niềm và tâm sự của ông được thể hiện trong những lời trò chuyện của ông với đứa con út. Trò chuyện với con như là để thanh minh cho làng mình. Ông hỏi con: “con ủng hộ ai?” Thằng bá giơ tay mạnh bạo và rành rọt: “ Ùng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Cái lòng của bố con ông là thế đấy “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.

    Thế rồi, một tin khác lại đính chính rằng làng ông không theo giặc. Những nỗi lo âu, xấu hổ tan biến. Thay vào đó là nỗi vui mừng, sung sướng. Ông đi từ đầu làng đến cuối xóm khoe cái tin làng mình không theo giặc, khoe cả cái việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê: “ bác Thứ đâu rồi ! Bác Thứ làm gì đấy ? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn ! ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… cái tin, cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết ! toàn là sai sự mục đích cả”.

    Qua lời khoe của ông Hai, điều làm ta cảm động đó là ông không hề tiếc hay buồn khi ngôi nhà của ông bị đốt . Niềm vui vì làng không theo giặc đã choáng hết tâm trí ông. Mọi đau khổ, buồn tủi đã được rũ sạch.

    Quả thật, Kim Lân rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh của ông Hai, một trong những người dân bấy giờ, đơn giản, chất phác, tiêu biểu cho tầng lớp nông dân VN sau cách mạng tháng 8. Họ đã đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu làng. Kim Lân thật thành công trong nghệ thuật xây dựng truyện, nhất là nghệ thật sử dụng ngôn ngữ nhân vật mà ông Hai là điển hình.

    Truyện “Làng” là một tác phẩm khá thành công khi viết về lòng yêu nước, yêu làng của người nông dân VN thời kháng chiến chống Pháp. Kim Lân đã thể hiện được tài năng của mình qua tác phẩm này. Đọc tác phẩm giúp ta hình dung được một thời kỳ chống Pháp sôi nổi của nhân dân, mọi người một lòng theo Bác, theo Đảng kháng chiến đến cùng, có lẽ vì vậy mà cuộc chiến của ta đã dành được thắng lợi vẻ vang.

    Xem thêm: Đóng Vai Ông Hai Kể Lại Chuyện Làng

    Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Điểm Cao – Bài 9

    Tham khảo cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt với bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng điểm cao dưới đây.

    Truyện ngắn Làng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Kim Lân. Lấy bối cảnh những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, qua nhận vật ông Hai, nhà văn Kim Lân thể hiện một cách chân thực tình yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam.

    Có thể nói, ông Hai yêu cái làng chợ Dầu như máu thịt của mình. Ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, từ cành cây ngọn cỏ, con đường đi đến cái nếp sống, cái tinh thần của làng. Đối với ông, làng là tất cả, không có gì có thể đánh đỏi được tình yêu làng trong tâm hồn ông.

    Tình yêu làng của nhân vật ông Hai trước sau như một. Ông lúc nào cũng gắn bó, chung thủy với cái làng chợ Dầu thân thiết của mình. Trước cách mạng, mỗi lần đi đâu xa, nói về làng của mình. Ông tự hào làng có cái sinh phần của viên tổng đốc lớn nhất vùng, rồi ca ngợi cái con đường lát đá, những ngôi nhà tường vôi mái ngói, cái giếng làng,… trong sự hãnh diện ghê gớm lắm..

    Thực hiện lệnh của Ủy ban kháng chiến, ông phải đi tản cư, lòng ông cứ băn khoăn chẳng muốn rời xa cái làng thân yêu ấy một tý nào bởi vì theo lão “quê cha đất tổ một lúc rứt ruột bỏ đi làm gì mà không đau xót”. Xa làng rồi, ông Hai mới cảm thấy nhớ làng Dầu biết chừng nào. Tình yêu làng như ngọn lửa cứ cuồn cuộn cháy trong ông.

    Dõi theo tác phẩm, ta thấy ở nhân vật ông Hai, tình yêu làng của ông thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung đối với cuộc cách mạng của dân tộc, đối với đất nước. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những con người có tinh thần quả cảm và bất khuất.

    Chính lòng yêu nước đã làm cho ông cảm thấy vui mừng, tự hào về tinh thần dũng cảm cũng như thành tích chiến đấu của đồng bào dân tộc mà ông theo dõi được trên báo chí hằng ngày: “Ruột gan ông cứ múa cả lên…”

    Quá đỗi hãnh diện về truyền thống anh hùng của làng và lòng yêu nước sâu sắc vốn có của mình, ông Hai đã quá bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn trước cái tin chợ Dầu theo giặc. Thế là bao nhiêu niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất của người làng chợ Dầu, bao nhiêu mơ ước được quay về làng bỗng hoàn toàn sụp đổ. Ông đau khổ như vừa lạc vào một vùng bóng tối dày đặc, nhục nhã và đâu đớn vô cùng.

    Lúc trong cùng cực tủi hổ, bế tắc và tuyệt vọng trước niềm tin, niềm tự hào và hãnh diện của mình bỗng chốc sụp đổ, ông Hai chỉ còn biết giải tỏa u uất cùng con nhỏ bởi ông biết trẻ con vốn ngây thơ và trung thực. Qua những lời nói hồn nhiên của thằng Húc và cái tinh thần của con, ông Hai tìm lại được niềm động viên an ui, tìm thấy điểm tựa tinh thần để cuối cùng, ông khẳng định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông đứng hẳn về phía cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc.

    Cho đến khi cái tin oan nghiệt : “làng chọ Dầu làm Việt gian cả rồi” được cải chính, nỗi oan của người làng chợ Dầu được minh giải, nỗi dằn vặt trong lòng ông hai cùng biết bao khổ sở, tủi nhục được gỡ bỏ, ông hai như sống lại một cuộc đời mới. Dẫu làng ông bị cháy, nhà ông bị đốt, ông vẫn rất vui. Thì ra, đến đây người đọc chợt hiểu ông Hai yêu làng là yêu cái tinh thần kháng chiến của làng, của người chợ Dầu. Ông yêu người chợ Dầu anh hùng, quyết liệt kháng chiến chống giặc bảo vệ làng, bảo vệ đất nước.

    Chi tiết kể về ông Hai cứ múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt nhẵn… Mới đọc chi tiết này, ta thấy dường như vô lý bởi ngôi nhà là cả một tài sản quá lớn đối với những người nông dân. Hơn thế nó còn gắn với bao kỷ niệm vui buồn rất thiêng liêng của mỗi con người. Mất nó ai mà không xót xa đau đớn? Nhưng ông Hai lại có cử chỉ “múa tay lên để khoe”, đó là biểu hiện của tâm trạng sung sướng đến tột độ.

    Ông Hai vui sướng vì nhà bị tây đốt là bằng chứng hùng hồn rằng làng Dầu của ông vẫn theo kháng chiến, theo cách mạng, đó là một làng quê anh hùng, đứng dậy chống thực dân Pháp. Chắc hẳn mất nhà, ông Hai cũng đau lắm chứ, xót xa lắm chứ. Nhưng dù thế nào thì nhà còn có thể xây dựng lại được, song danh dự của làng đâu dễ lấy lại? Ông đã quên đi sự mất mát riêng để tự hào sung sướng trong vẻ đẹp, sức mạnh chung của làng quê, đất nước.

    Niềm vui, nỗi buồn của ông Hai luôn gắn liền với vận mệnh của Làng Dầu. Thế mới biết ông Hai yêu làng quê tha thiết đến chừng nào! Tình yêu làng quê được mở rộng, thống nhất, hoà quyện trong tình yêu tổ quốc thật sâu nặng và thiêng liêng. Từ tình yêu làng thiết tha, chuyển biến lên thành tình yêu nước sâu đậm. Tình yêu nước được đặt cao hơn tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại.

    Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Chính họ, những người nông dân yêu nước ấy đã góp phần không nhỏ vào những kỳ tích oan hùng, những thắng lợi rực rỡ trong cuộc trường chinh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

    Sự vận động tình yêu làng, yêu nước trong tình cảm của nhân vật ông Hai (và cũng là của người lao động Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp), đi từ sự tự phát (trước cách mạng, họ có tình yêu làng, yêu nước một cách tự nhiên) đến tự giác (họ yêu làng, yêu nước trên ý thức nhận rõ kẻ thù xâm lược. Họ một lòng đi với cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ đường lối và chính sách của Chính phủ kháng chiến, quyết một lòng đứng về phía cách mạng.

    Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng nhân vật ông hai, một lão nông thực thà, chất phác, yêu làng, yêu nước. Chuyển biến từ tình yêu làng thiết đến tình yêu nước sâu đậm, ủng hộ cụ Hồ, ủng hộ kháng chiến; từ tình yêu làng tự phát đến tình nước tự giác của nhân vật ông Hai hay cũng chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

    Xem thêm đầy đủ: Suy Nghĩ Của Em Về Nhân Vật Ông Hai

    Suy Nghĩ Về Nhân Vật Ông Hai Trong Truyện Ngắn Làng Hay – Bài 10

    Đón đọc bài văn Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng hay nhằm bổ sung thêm cho những ý văn của bạn.

    Truyện ngắn Làng được nhà văn Kim Lân sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, in trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Bối cảnh của truyện là những năm đầu kháng chiến. Theo lệnh của ủy ban xã, ông Hai cùng dân làng phải đi tản cư để tránh những trận càn lớn của giặc.

    Xa làng, ông nhớ cảnh, nhớ người, muốn về thăm nhà. Một hôm ra phố huyện, nghe đám người mới ở dưới xuôi lên bảo rằng dân làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông buồn lắm. Nhưng rồi ông băn khoăn ngẫm nghĩ, biết đâu chỉ là một sự nhầm lẫn nào đó ? Kiểm điểm lại từng người trong óc, ông thấy ai cũng căm thù và quyết chiến với giặc.

    Trong lúc ông Hai đang day dứt, khổ sở thì bà chủ nhà lại muốn đuổi đi, không cho ở nhờ nữa vì gia đình ông là dân làng Chợ Dầu “phản động”. Ông Hai càng buồn tủi và xấu hổ. Bây giờ về làng là theo giặc, ở lại thì không được. Trong lúc ông Hai dường như tuyệt vọng thì chủ tịch làng Chợ Dầu lên tận nơi tản cư cải chính và thông báo tin chiến thắng của quân dân làng Chợ Dầu. Ông Hai vui lắm, đi đâu cũng kể về làng Chợ Dầu, tưởng như chính mình vừa cùng dân làng đánh giặc.

    Câu chuyện đã đề cập những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ và hào hùng. Đó là tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Hình ảnh người nông dân đã được tác giả thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động qua nhân vật ông Hai. 

    Tình yêu của ông Hai đối với làng mình đã đến mức say mê, hãnh diện. Mọi niềm vui, nỗi khổ của ông gắn liền với vận mệnh của làng Chợ Dầu quê ông. Trong phần đầu truyện, tác giả thuật lại rằng, mỗi khi kể về cái làng Chợ Dầu nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc, ông Hai đều kể bằng giọng say mê náo nức lạ thường.

    Nào là làng mình nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh; nào là đường làng toàn lát đá xanh, trời mưa đi từ đầu Làng đến cuối làng không hề lấm gót, ngày mùa phơi thóc phơi rơm thì tốt thượng hạng… Yêu mến, hãnh diện về làng mình nên ông Hai mắc tật hay khoe. Theo ông thì cái gì của làng Chợ Dầu quê ông cũng hơn hẳn thiên hạ.

    Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cuộc sống của gia đình ông Hai có nhiều thay đổi, duy niềm tự hào về làng Chợ Dầu dường như vẫn y nguyên. Ở nơi tản cư, ông hay kể cho mọi người nghe về làng mình với những hố, những ụ chống càn, những giao thông hào chằng chịt như mạng nhện, những cụ phụ lão râu tóc bạc phơ vẫn tập đi một, hai, một, hai… Làng ông có chòi phát thanh cao nhất vùng, có nhà thông tin rộng rãi sáng sủa nhất vùng…

    Ông Hai rất kiêu hãnh về phong trào kháng chiến sôi nổi của làng Chợ Dầu. Ông đã tích cực cùng mọi người đào đường đắp lũy, rào làng kháng chiến, góp phần vào những thành tích đáng tự hào của quê hương. 

    Tác giả đặt nhân vật vào một tình huống gay cấn để từ đó miêu tả những chuyển biến mới trong tình cảm của ông Hai. Tình huống ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư dưới xuôi lên.

    Khi nghe cái tin đột ngột ấy, ông Hai đau đớn, sững sờ: Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được… Lúc đã trấn tĩnh được phần nào, ông vẫn ngờ ngợ, nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt, lại khẳng định vừa ở dưới ấy lên, khiến ông không thể không tin. 

    Ông cảm thấy đau đớn vì làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã rời bỏ kháng chiến. Tủi nhục và xấu hổ, lúc nào ông Hai cũng nơm nớp lo sợ người ta để ý, bàn tán về dân làng Chợ Dầu theo giặc. Có lúc uất quá, ông nắm chặt tay, nghiến răng nguyền rủa: Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước đề nhục nhã thế này. 

    Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai trước cái tin làng mình theo giặc. Ông lão yêu làng tha thiết nhưng lại vô cùng căm uất khi nghe tin dân làng theo giặc. Hai tình cảm tưởng chừng mâu thuẫn ấy đã dẫn đến một sự xung đột nội tâm dữ dội. Ông Hai dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.

    Đây là một nét mới trong tình cảm của người nông dân trong thời kì đánh Pháp. Tình cảm yêu nước rộng lớn hơn đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê. Dù đã xác định như thế, nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu đối với quê hương; vì thế mà ông càng xót xa, cay đắng. 

    Ông Hai càng bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà nơi tản cư muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu bây giờ? Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian, cũng không thể quay về vì về làng tức là chịu quay về làm nô lệ cho Tây. Mâu thuẫn trong tình thế và trong nội tâm nhân vật dường như đã tới đỉnh điểm, đòi hỏi phải được giải quyết. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời, ông Hai oán giận làng mình. Không thể san sẻ với người ngoài, ông chỉ còn biết tâm sự với đứa con nhỏ cho vơi nỗi đau.

    Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông. Ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu Nhà ta ở làng Chợ Dầu, thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với Cụ Hồ. Tình cảm ấy thật bền vững và thiêng liêng. 

    Nhưng rồi nỗi đau khổ, nhục nhã đã được thay thế bằng niềm vui sướng, hân hoan. Ông Hai vội vã thông báo với mọi người cái tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt: Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em là Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là “sai sự mục đích” cả! 

    Ông Hai mừng rỡ vì dân làng Chợ Dầu vẫn trung thành với kháng chiến. Làng Chợ Dầu vẫn xứng đáng với niềm tự hào của ông. Không nén nổi cảm xúc, ông Hai múa tay lên mà khoe. Nỗi khổ, niềm vui của ông Hai không bó hẹp trong phạm vi của bản thân và gia đình mà tất cả đều gắn liền với làng Chợ Dầu xứ Kinh Bắc. 

    Càng yêu quê hương tha thiết bao nhiêu, ông Hai càng yêu nước nồng nàn bấy nhiêu. Ông hòa niềm vui thắng trận với làng quê khi đánh thắng giặc: Ông kể lại hôm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ, như chính ông lão vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật…

    Qua truyện ngắn Làng của Kim Lân, chúng ta thấy tình cảm của người nông dân thể hiện qua hai khía cạnh: tình yêu và căm thù. Dù yêu hay ghét, tình cảm của người nông dân đều rõ ràng, dứt khoát. 

    Mỗi người dân Việt Nam đều yêu thương, gắn bó với quê hương mình bởi đó là nơi tổ tiên, ông cha đã sinh cơ lập nghiệp bao đời; là nơi chôn nhau cắt rốn; nơi có những người thân yêu đang cần cù làm lụng một nắng hai sương. Vì vậy, lòng yêu mến làng quê đã trở thành tình cảm truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là người nông dân Việt Nam. Yêu làng cũng là yêu nước.

    Ông Hai đã buồn vui, sướng khổ, đã kiêu hãnh, tự hào về làng Chợ Dầu quê hương ông. Đó chính là vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân thời kháng chiến chống Pháp đã được nhà văn Kim Lân khám phá và thể hiện rất thành công. 

    Cập nhật: Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Ông Hai

    Viết một bình luận