Sơ Đồ Tư Duy Ánh Trăng Nguyễn Duy ❤️️ 29+ Mẫu Vẽ Tóm Tắt ✅ Trọn Bộ Những Mẫu Sơ Đồ Ấn Tượng Giúp Bạn Hệ Thống Kiến Thức Dễ Dàng.
Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Ánh Trăng – Mẫu 1
Với mẫu sơ đồ chi tiết dưới đây để các em có thể chuẩn bị tốt cho việc phân tích và ôn tập tác phẩm.
Sơ Đồ Tư Duy Bài Ánh Trăng Ngắn Gọn – Mẫu 2
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu sơ đồ ngắn gọn là phương pháp liệu quả giúp các em học sinh hệ thống hoá kiến thức nhanh nhất.
Sơ Đồ Tư Duy Bài Thơ Ánh Trăng Đầy Đủ – Mẫu 3
Cùng theo dõi ngay mẫu sơ đô bài ánh trăng đặc sắc sau đây để có cho mình thêm nhiều kiến thức hay.
Chia Sẻ Bài 🌼Thuyết Minh Về Bài Thơ Ánh Trăng ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Sơ Đồ Tư Duy Của Bài Ánh Trăng Chi Tiết – Mẫu 4
SCR.VN gợi ý đến các bạn đọc mẫu sơ đồ chi tiết để các em có thể hệ thống lại kiến thức đầy đủ và logic.
Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Ánh Trăng Ngắn Nhất – Mẫu 5
Mẫu Sơ Đồ Tư Duy Văn Bản Ánh Trăng Ngắn Nhất được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ dưới đây.
Sơ Đồ Tư Duy Về Bài Ánh Trăng Ấn Tượng – Mẫu 6
Dưới đây là mẫu sơ đồ ấn tượng được SCR.VN gợi ý sẽ giúp các em học sinh có được cho mình những thông tin khái quát về tác phẩm.
Xem Thêm Bài 🌼Cảm Nhận Bài Thơ Ánh Trăng ❤️ 10 Bài Văn Mẫu Hay
Sơ Đồ Tư Duy Ánh Trăng Của Nguyễn Duy – Mẫu 7
Mẫu sơ đồ ấn tượng dưới đây sẽ giúp các em học sinh hệ thống lại những nội dung trọng tâm khi ôn tập tác phẩm.
Mẫu Sơ Đồ Bài Ánh Trăng Đơn Giản – Mẫu 8
Chia sẻ đến bạn đọc mẫu sơ đồ đọc hiểu văn bản đơn giản nhất để ôn tập thật tốt.
Sơ Đồ Tư Duy Cảm Nhận Bài Ánh Trăng – Mẫu 9
Sơ Đồ Tư Duy Cảm Nhận Bài Ánh Trăng, một trong những tác phẩm nổi tiếng của tác giả Nguyễn Duy.
SCR.VN gợi ý 💧Phân Tích Bài Thơ Ánh Trăng Của Nguyễn Duy ❤️ Hay
Sơ Đồ Bài Thơ Ánh Trăng Sinh Động – Mẫu 10
Cùng tham khảo mẫu sơ đồ cảm nhận vẻ đẹp ánh trăng để có thể hiểu hết được thông điệp mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Sơ Đồ Tư Duy Ánh Trăng Lớp 9 – Mẫu 11
Với mẫu sơ đồ chi tiết dưới đây để các em có thể chuẩn bị tốt cho việc phân tích và ôn tập tác phẩm.
Sơ Đồ Tư Duy Bài Ánh Trăng Văn 9 – Mẫu 12
Dưới đây là mẫu sơ đồ chi tiết nhất về phân tích bài ánh trăng, là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh khi ôn tập tác phẩm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Bài Mẫu Phân Tích Bài Ánh Trăng Hay Nhất
Bài Mẫu Phân Tích Bài Ánh Trăng Hay Nhất sẽ giúp các em có thể cảm nhận hết được giá trị của tác phẩm.
“Văn chương chân chính dù sáng tác ở thời đại nào cũng góp phần gợi mở, định hướng giá trị sống cho con người hiện tại.” Quả thật vậy, mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình những bài học nhân sinh sâu sắc và tác phẩm “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy cũng là một tác phẩm văn học chân chính khi gửi gắm tới bạn đọc bài học có giá trị muôn thời – bài học về lối sống ân nghĩa, thủy chung.
Tác phẩm “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 khi đất nước đã giải phóng được khoảng ba năm. Bước ra khỏi cuộc sống chiến đấu gian khổ đề sống những ngày tháng hòa bình, độc lập, con người ta thường dễ dàng lãng quên đi những quá khứ gian lao mà tình nghĩa của một thời. Bởi vậy, để nhắc nhở chính mình cũng như mọi người, Nguyễn Duy đã sáng tác nên bài thơ này,
Mở đầu tác phẩm, tác giả đưa người đọc trở về sống trong những ngày tháng quá khứ với những kỷ niệm khó phai:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hổi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ”
Sự xuất hiện của những hình ảnh “đồng”, “sông”, “bể”, “rừng” gợi cho ta liên tưởng đến khoảng không gian bao la, khoáng đạt. Không gian ấy cứ mỗi lúc được mở rộng hơn trước mắt chúng ta. Kèm theo đó là sự lớn khôn, trưởng thành của nhân vật trữ tình. Mới ngày nào chỉ là một đứa trẻ hồn nhiên nô đùa trên đồng ruộng sông nước quê hương vậy mà giờ đã trở thành người lính trường thành xông pha trận mạc gian khổ. Gắn bó thân thiết cùng với người lính, “vầng trăng trở thành tri kỷ”, luôn đồng hành, chia ngọt sẻ bùi cùng người lính trong suốt những đêm dài chiến dịch. Bởi vậy mà người lính năm xưa đã từng khẳng định:
“ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
“Ngỡ” có nghĩa là nghĩ, là tin, là tưởng. Nói ra điều này chứng tỏ người lính luôn tin tưởng rằng tình cảm gắn bó giữa mình và trăng sẽ mãi mãi bền chặt, không thể tách rời. tuy nhiên ngỡ không bao giờ quên có nghĩa là đã có lúc trót quên. Câu thơ mang chút ngậm ngùi, xót xa bởi những tình cảm gắn bó tưởng chừng không bao giờ thay đổi vậy mà giờ đã đổi thay. Dòng hồi tưởng về quá khứ khép lại nhưng cũng lại mở ra một bước ngoặt mới, tạo bước đệm để thể hiện được tư tưởng bài thơ.
Chiến tranh kết thúc, người lính rời xa núi rừng gian khổ về với cuộc sống phố phường hiện đại, nơi có “ánh điện”, “cửa gương” xa hoa, hào nhoáng. Cuộc sống ấy hoàn toàn đối lập với cuộc sống kháng chiến gian khổ, thiếu thốn trước đây của người lính. Nhưng sự thay đổi về hoàn cảnh sống ấy lại tới một sự đổi thay khác – sự đổi thay trong lòng người:
“vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
“Người dưng” là người xa lạ không quen biết và đau đớn hơn là người dưng ấy lại đã từng là tri kỷ một thời. Thế mới biết sức mạnh cuộc sống vật chất ghê gớm đến mức độ nào. Nó có thể làm thay đổi cả lương tâm con người. Quên đi trăng đồng nghĩa với việc người lính đã quên đi quá khứ gian lao mà nghĩa tình, quên đi mất mát hi sinh của dân tộc, quên đi chính bản thân mình với những lý tưởng cao đẹp của một thời tuổi trẻ. Thế nhưng, một tình huống đã xảy ra:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn – đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Từ láy “đột ngột” được đảo lên đầu câu nhấn mạnh thái độ ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người lính khi gặp lại vầng trăng tròn vành vạnh trên bầu trời thành phố. Có thái độ ấy còn bởi vì bấy lâu nay người lính đã quên trăng, coi trăng là xa lạ nhưng vầng trăng vẫn hiện diện, vẫn thủy chung với con người một cách vẹn nguyên như thuở còn gian khó. Trong giây phút gặp lại “cố nhân” ấy, người lính có hành động “ngửa mặt lên nhìn mặt”.
Tác giả không viết “ngửa mặt lên nhìn trăng” bởi lẽ ông đã thực sự coi trăng là một con người trong cuộc hội ngộ không hẹn trước. Chính trong lúc ấy, nhà thơ lại thấy “rung rung” bao nỗi niềm xúc cảm, muốn nói mà chẳng thể cất thành lời. Một lần nữa , các hình ảnh “đồng”, “sông”, “rừng”, “bể” lại một lần nữa xuất hiện mở ra những trang ký ức quá khứ nghĩa tình năm xưa. Trăng giờ đây hiện lên là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, đất nước; cho một thời quá khứ nghĩa tình; cho một thời tuổi trẻ với bao lí tưởng sống tốt đẹp.
Đoạn thơ cuối kết tinh những suy ngẫm của người lính về vầng trăng:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Cấu trúc “cứ…kể chi…” gợi ra hình ảnh người và trăng trong trạng thái đối lập tương phản” trăng mãi thủy chung, nguyên vẹn dù con người có bội bạc, lãng quên. Nghệ thuật nhân hóa góp phần nhấn mạnh vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên đất nước. Trong cuộc gặp gỡ, trăng không một lời trách mắng mà chỉ “im phăng phắc”. Phép nhân hóa khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của vị quan tòa tuy bao dung độ lượng nhưng vô cùng nghiêm khắc khiến con người phải giật mình.
Cái “giật mình” ở đây là cái giật mình đầy ý nghĩa. Người lính “giật mình” là bởi đã nhận ra được lỗi lầm của bản thân, những vô tình, sai phạm đáng trách. “Giật mình” còn do sự ăn năn, hối lỗi, xấu hổ trước vầng trăng tình nghĩa vẫn vẹn nguyên, tự thấy bản thân cần phải thay đổi cách sống. Có được những giây phút như vậy, con người sẽ sống trong sáng hơn, lương thiện hơn, tốt đẹp hơn. Bài thơ đi dần về những triết lí sâu sắc của cuộc đời.
Nó là lời nhắc nhở ta về một đạo lí sống từ ngàn xưa của dân tộc ta – lối sống ân nghĩa, thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Ta không được phép quên đi những mất mát hi sinh của những người đi trước, những người đã hi sinh mồ hôi và xương máu cho chúng ta ngày nay được hưởng một cuộc sống bình yên, độc lập. Bởi thế, mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết sống có trách nhiệm, sống sao cho xứng đáng với những gì mình được hưởng.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, chỉ viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi khổ khiến dòng cảm xúc liền mạch tạo cho bài thơ dáng dấp như một câu chuyện kể theo trình tự thời gian, kéo dài từ quá khứ đến hiện tại. Tác giả xây dựng được hình tượng vầng trăng giàu ý nghĩa biểu tượng, từ đó giúp nhà thơ truyền tải những thông điệp sâu sắc đến bạn đọc. Bài thơ không chỉ là câu chuyện của riêng tác giả mà là cả với những thế hệ đã từng đi qua chiến tranh, những ngày tháng gian lao mà nghĩa tình.
Đi qua ngày tháng bom rơi đạn lửa, con người ta sống trong thời bình bởi vậy mà dễ dàng quên đi một thời đã qua. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có giá trị muôn thời là bởi vậy. Nó đã định hướng một lối sống tình nghĩa, thủy chung không chỉ với thế hệ khi ấy mà cả hiện tại và mai sau.
Giới thiệu tuyển tập 🍃 Sơ Đồ Tư Duy Chiếc Lược Ngà ❤️️ 12 Mẫu Vẽ Tóm Tắt Hay