Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài ❤️️22+ Bài Văn Hay Nhất ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Bài Nghị Luận Văn Học Đặc Sắc Được SCR.VN Chọn Lọc Và Chia Sẻ.
Dàn Ý Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Nguyễn Huy Tưởng
Lập dàn ý phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Nguyễn Huy Tưởng sẽ giúp các em học sinh nắm được bố cục và hệ thống luận điểm chính của bài viết. Tham khảo mẫu phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài dàn ý chi tiết như sau:
I. Mở bài phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:
- Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Huy Tưởng: Ông là một tác giả có thiên hướng khai thác những đề tài lịch sử khi sáng tác và có những đóng góp to lớn cho thể loại tiểu thuyết và kịch
- Giới thiệu đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài: Đoạn trích được trích trong hồi V của một vở kịch 5 hồi thành công của Nguyễn Huy Tưởng – Vũ Như Tô
II. Thân bài phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:
1.Những mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch:
a. Mâu thuẫn thứ nhất:
- Mâu thuẫn: nhân dân lao động khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng sống xa hoa truỵ lạc.
- Mâu thuẫn vốn có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài thì nó biến thành xung đột căng thẳng, gay gắt.
b. Mâu thuẫn thứ hai:
- Vũ Như Tô – Kiến trúc sư – nghệ sĩ: Tâm huyết, hoài bão, muốn đem lại cái đẹp cho muôn đời.
- Mượn uy quyền, tiền bạc của vua để thực hiện hoài bão lớn lao. Mục đích chân chính nhưng con đường thực hiện mục đích sai lầm. Đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân
- Đẩy Vũ Như Tô vào bi kịch không lối thoát
2.Nhân vật Vũ Như Tô:
-Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài khát khao say mê sáng tạo cái đẹp:
- Ông là người “ngàn năm chưa dễ có một”
- Tài năng của ông được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”
-Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả:
- Ban đầu, dù Lê Tương Dực dọa giết, Vũ như Tô vẫn kiên quyết từ chối xây Cửu trùng đài.
- Mong muốn và hòa bão của ông chính là xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững ⇒ khát khao cống hiến tài năng cho đất nước
- Khi đã xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô dồn hết tâm sức
-Vũ Như Tô là người không hám lợi: Vua ban thưởng ông đã đem chia hết cho thợ
-Tuy nhiên, lí tưởng, ước mơ của ông hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân
-Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng: xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai?
-Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn cả nhưng lại lầm lạc trong suy nghĩ và hành động.
-Sự thức tỉnh của ông chỉ diễn ra vào phút cuối khi mà ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đập phá
3.Nhân vật Đan Thiềm:
- Vũ Như Tô mê cái đẹp, Đan Thiềm mê cái tài. Đan Thiềm là tri kỉ, tri âm duy nhất ở triều đình của Vũ Như Tô
- Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.
- Là con người luôn tỉnh táo: Biết chắc Đài không thành, tìm cách bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ Như Tô, khuyên Vũ bỏ trốn.
- Sẵn sàng đổi mạng sống của mình cứu Vũ Như Tô, đau đớn khi không thể cứu được người tài.
- Đan Thiềm là nhân vật sống chết hết mình vì cái tài, cái đẹp.
4.Sự giải quyết mâu thuẫn, xung đột:
- Mâu thuẫn 1: giải quyết dứt khoát bằng cảnh quân nổi loạn đốt Cửu Trùng Đài, giết vua …
- Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu và lợi ích thiết thực của nhân dân: chưa được giải quyết .
- Vũ Như Tô có tội hay công, chúng ta không trả lời được, tác giả mới chỉ nêu vấn đề
5.Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ tập trung phát triển cao, hành động dồn dập đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ cao đẹp có sự tổng kết cao, nhịp điệu lời thoại nhanh.
- Tính cách tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ hành động.
- Các lớp kịch được chuyển tự nhiên, linh hoạt liền mạch.
III. Kết bài phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:
- Khái quát lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Đoạn trích đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, và mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch.
Đọc nhiều hơn ☀️ Tóm Tắt Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài ☀️ 10 Bài Tóm Tắt Ngắn Hay
Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Hay Nhất – Mẫu 1
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây giúp các em học sinh trau dồi những ý văn đặc sắc.
Vào năm 1516 dưới triều vua lợn Lê Tương Dực vốn nổi tiếng là ăn chơi, sa đọa đã sai Vũ Như Tô xây điện 100 nóc và xây công trình quy mô lớn là Cửu trùng đài. Đây là một sự kiện có thật được nhà viết kịch tài ba Nguyễn Huy Tưởng khai thác để dựng lên vở kịch “Vũ Như Tô” phản ánh hai mâu thuẫn cơ bản về xã hội và con người.
Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” thuộc hồi cuối tác phẩm thể hiện cao trào kịch tính được đẩy lên đến đỉnh điểm, cùng với đó là bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô và nữ phụ Đan Thiềm những người nghệ sĩ say mê cái đẹp mà quên mất mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật thuần túy với lợi ích của nhân dân.
Vũ Như Tô là một nhà kiến trúc sư tài giỏi bị Lê Tương Dực ép xây dựng Cửu trùng đài để làm nơi hưởng lạc vui chơi với cung nữ. Ông vốn là người nghệ sĩ chân chính lại gắn bó gần gũi với nhân dân nên đã từ chối, quyết không nhận lời và ngang nhiên mắng chửi tên hôn quân bạo ngược.
Về sau khi được Đan Thiềm Người cung nữ say mê cái đẹp và biết quý trọng người tài thuyết phục là lợi dụng tiền bạc và quyền lực của vua để xây dựng một tòa lâu đài cho đất nước “Bền như sao trăng”, có thể “tranh tinh xảo với hóa công” và để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”. Kể từ đó ông thay đổi thái độ chấp nhận mệnh lệnh, dồn tất cả tài năng và trí tuệ sáng suốt để hoàn thành hoài bão, lí tưởng muốn điểm tô cho đất nước.
Chính việc làm ấy của Vũ Như Tô đã vô tình đẩy dân đen vào cảnh lầm than cực khổ khi sưu thuế ngày càng tăng cao, triều đình bắt thêm thợ giỏi, thẳng tay hạ chém những kẻ bỏ trốn, biết bao nhiêu người chết vì tai nạn. Nhân dân căm phẫn nhà vua, oán giân Vũ Như Tô. Để rồi Trịnh Duy Sản kẻ cầm đầu phe phái đối lập với triều đình lôi kéo dân chúng đứng lên làm phản giết vua và bắt giết Vũ Như Tô cùng Đan Thiềm.
Mở đầu đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là hình ảnh cung nữ Đan Thiềm hớt hơ hớt hải chạy, mặt cắt không còn hạt máu vào báo tin tình thế nguy kịch, thúc giục, cầu xin, van nài Vũ Như Tô chạy trốn với những lời lẽ tha thiết, chân thành: “Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được”, nàng chắp tay van lạy Vũ Như Tô hãy bỏ trốn gìn giữ tính mạng chờ cơ hội khác vì đại sự đã hỏng.
Từng chi tiết hành động và lời nói của Đan Thiềm chứng tỏ cô là một người rất quý trọng người tài, hiểu biết lo trước lo sau cho tài năng đất nước. Cô khẳng định: “Ông trốn đi. Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai điểm tô nữa”, con người ấy sẵn sàng quỳ dưới chân giặc cầu xin tha mạng cho ông Vũ, sẵn sàng xin chết thay ông nhưng Vũ Như Tô nhất quyết sống chết cùng đài cửu trùng mà không chịu rời đi để rồi gây nên tấn bi kịch cho cuộc đời ông.
Vũ Như Tô coi Cửu trùng đài quý hơn sinh mạng của bản thân, nó là cả phần xác lẫn phần hồn của ông và Đan Thiềm. Chính vì vậy mà ông mù quáng, u mê không thoát ra khỏi ảo vọng của mình được. Quân làm phản càng ngày kéo đến càng gần nhưng con người ấy vẫn ngoan cố vẫn không hiểu vì lí do gì họ lại muốn bắt mình, vẫn cố đấu lí với đời, với số phận: “Có lí gì để họ giết tôi?”, đứng trước quân khởi loạn vẫn tự trấn an mình và mọi người “Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một tòa đài để tạ lòng tri kỉ”.
Bị bọn chúng bắt ông vẫn nuôi hi vọng có thể phân trần với chủ tướng về tấm lòng nguyện vọng của bản thân mong sao để người đời hiểu cho nguyện ước ông đang thực hiện là vì vẻ đẹp ngàn năm của đất nước. Ông vẫn say sưa giấc mộng của riêng mình về Đài Cửu Trùng: “Vài năm nữa, Đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai…”
Vũ Như Tô không thể tỉnh táo để nhận diện tình thế nguy kịch của hiện tại. Ông vẫn nghĩ mình bị hiểu nhầm, vẫn không tin rằng mình bị nhân dân oán hận, bị mọi người căm ghét, ông không tin dân chúng muốn phá Cửu Trùng Đài bởi đó là công trình, là tòa lâu đài điểm tô cho đất nước. Đứng ở khía cạnh người hùng thì đúng ông là con người dám làm dám chịu, có khí phách hiên ngang nhưng dựa trên hoàn cảnh thực tại thì đó là bảo thủ, cố chấp.
Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài là biểu hiện cho tài năng của người nghệ sĩ, hiện thân cho sự khao khát và say mê sáng tạo cái đẹp đó là đúng đắn, là đáng trân trọng nhưng thực tế của đất nước dân cùng khốn khổ cái đẹp ấy lại trở nên thật phù phiếm, xa xỉ bởi đã thấm đẫm máu, nước mắt và được xây trên thân xác của nhân dân. Dù là ước muốn cao đẹp của Vũ Như Tô nhưng ông đã vô tình gây ra tội ác, trở thành kẻ thù của dân chúng và thợ thuyền mà không hề hay biết.
Đến khi kinh thành bị phát hỏa, quân lính cho hay đó là lệnh của An Hòa Hầu, tận mắt chứng kiến cảnh Đài Cửu Trùng bốc cháy như giàn thiêu ông chỉ biết gào lên trong tuyệt vọng: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”.
Vũ Như Tô bị rơi từ đỉnh cao mộng tưởng xuống hố sâu của tuyệt vọng. Nỗi đau và sự mất mát đã hòa vào nhau làm một dội lên tiếng kêu của đau thương, tang tóc. Những câu cảm thán thốt ra từ đỉnh điểm cảm xúc đau đớn vô cùng. Thật đáng tiếc với những câu hỏi lớn của Vũ Như Tô đến khi chết ông vẫn không hiểu tại vì sao lại ra nông nỗi: “Ta tội gì? Ta không có tội! Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu trùng đài! Tấn bi kịch ấy là cái giá mà ông phải trả vì không nhận thức rõ vấn đề muôn thuở và thực tại.
Vũ Như Tô đã không hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật được sáng tạo và xây dựng lên cuối cùng cũng phải vì phục vụ cho đời sống nhân dân. Đó mới là nghệ thuật vị nghệ thuật. Còn nghệ thuật không thể chỉ để thỏa mãn tài năng, lí tưởng của người nghệ sĩ mà quên mất rằng cái đẹp phải gắn với cái thiện, đẹp thiện không thể tách rời được nhau.
Đứng trên lập trường người nghệ sĩ Cửu trùng đài là cái đẹp tuyệt mĩ, đứng trên lập trường của nhân dân nó là một bông hoa ác thấm đẫm máu. Cái giá mà Vũ Như Tô phải trả là ông chỉ nghĩ mình là nghệ sĩ chân chính mà quên mất rằng mình cũng là một công dân của đất nước.
Như vậy qua đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nhà văn đã tái hiện lại bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm gặp phải phản ánh sâu sắc hai mâu thuẫn của thời đại. Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn của tập đoàn phong kiến Lê Tương Dực ăn chơi, hưởng lạc với hoàn cảnh bị bần cùng hóa của nhân dân. Mâu thuẫn thứ hai trong bản thân con người Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Đó là mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ và phản ánh mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Hai mâu thuẫn này tác động lẫn nhau. Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô xây dựng Cửu trùng đài càng làm cho mâu thuẫn xã hội tăng cao, người nghệ sĩ càng hăng hái sáng tạo cái đẹp nghệ thuật bao nhiêu thì càng mâu thuẫn với lợi ích công dân bấy nhiêu. Thật đáng tiếc cho một người tài năng lại bị đặt nhầm chỗ, không đúng thời thế để rồi con người ấy, tài năng ấy bị hủy diệt bởi thực tại cuộc sống.
Qua đó ta cũng nhận thức được bài học cái đẹp nghệ thuật chỉ thực sự có nhu cầu và có ý nghĩa khi đời sống vật chất được đáp ứng đầy đủ, lợi ích của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Quan điểm đó đến ngày nay vẫn không hề lỗi thời mà nó luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Đảng và nhà nước ta luôn vận dụng nó vào để duy trì và phát triển đất nước.
Đoạn trích đã giải quyết được mâu thuẫn xã hội nhưng mâu thuẫn cá nhân với hai tư cách nghệ sĩ và công dân chưa được giải quyết điểm biểu hiện trong lời nói cuối cùng của Vũ Như Tô “Ta tội gì. Không ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài năng ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ có thể thách thức với công trình trước sau, tranh tinh xảo với hóa công” và lời đề tựa vở kịch của tác giả: “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải, ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.
Nguyễn Huy Tưởng trân trọng tài năng, say mê cái đẹp, cảm thông cho Vũ Như Tô nhưng ông cũng không đồng tình với nhân vật và những người nghệ sĩ chỉ biết quan tâm đến cái đẹp mà không vì quyền lợi của nhân dân.
Gợi ý cho bạn 🌹 Sơ Đồ Tư Duy Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài 🌹 6 Mẫu Tóm Tắt
Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Ngắn Gọn – Mẫu 2
Tham khảo dưới đây bài phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập và chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Nguyễn Huy Tưởng, một cây bút sáng tác văn học thiên về những đề tài lịch sử, thể hiện nguồn kiến thức rộng lớn về con người và xã hội. Kịch “Vũ Như Tô” là một trong những hòn ngọc sáng chói trong sự nghiệp văn chương của ông. Trong đó, đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” được trích từ hồi thứ V của tác phẩm. Với cách xây dựng tầng lớp mâu thuẫn hợp lý, tác giả đã liên kết câu chuyện không chỉ khéo léo mà còn đẩy mạch truyện lên đỉnh cao, tạo tình huống hấp dẫn đến người đọc.
Có ý kiến cho rằng, “Vũ Như Tô” không chỉ là một vở kịch đơn thuần mà là kịch lịch sử, lấy cốt lõi từ một sự kiện có thật, viết về sự kiện trong khoảng thời gian năm 1516 – 1517 dưới triều vua Lê Tương Dực, vị vua thứ chín của thời Hậu Lê. Tác phẩm được hoàn thiện vào mùa hè năm 1941. Lấy bối cảnh một sự kiện diễn ra tại thành Thăng Long, khi mâu thuẫn giữa nhân dân và triều đình vô cùng căng thẳng thì Vũ Như Tô – một kiến trúc sư đại tài lại xây dựng Đài Cửu Trùng, công trình rất đồ sộ và tốn kém.
Đứng trước áp lực dư luận và sự nổi loạn đòi đốt Đài của nhân dân, Vũ Như Tô bất lực và đau đớn nhìn đứa con tinh thần của mình bị thiêu rụi. Mâu thuẫn trong vở kịch được xây dựng giữa phe nổi loạn với phe vua Lê Tương Dực, giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ, nổi bật nhất là những mâu thuẫn nội tâm của Vũ Như Tô.
Chính sự triều đình lúc bấy giờ rơi vào cảnh nhiễu nhương, các phe nổi loạn thi nhau giành giật ngôi vị. Phe nổi loạn gồm hầu hết những tầng lớp trong xã hội, từ dân chúng đến thợ xây dựng Cửu Trùng Đài. Nhân dân lao động mâu thuẫn với tên vua bạo chúa Lê Tương Dực suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa. Đây là mâu thuẫn giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến đương thời. Mâu thuẫn này đã tồn tại từ trước đó, cho đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài thì mâu thuẫn càng trở nên căng thẳng.
Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình đã tăng sưu thuế, bắt thợ giỏi, hành hạ những người chống đối. Chính sách của vua khiến dân cùng nước kiệt, nhân dân thợ thuyền từ đó sinh ra căm ghét cả Vũ Như Tô vì ông chính là kiến trúc sư xây dựng Cửu Trùng Đài. Các nhân vật nổi loạn này chỉ xuất hiện qua lời kể của nhân vật Đan Thiềm, nhưng chính mâu thuẫn này đã gây ra hậu hỏa kinh hoàng cho triều đình.
Mâu thuẫn trong kịch Vũ Như Tô còn bắt nguồn từ phe nội phản trong triều đình. Phe cánh đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa Hầu nhân dịp thợ thuyền dân chúng chống đối. Trịnh Duy Sản cầm đầu phe đối nghịch dấy binh nổi loạn, lôi kéo người làm phản, giết Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Đan Thiềm, tiêu diệt Cửu Trùng Đài. Mâu thuẫn này đã đẩy đoạn trích lên đến cao trào.
Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực, giải quyết mâu thuẫn đồng thời làm mâu thuẫn tăng lên. Ngoài ra, còn có mâu thuẫn giữa phe Trịnh Duy Sản với Kim Phượng và các cung nữ trong triều đình. Đối với Trịnh Duy Sản, Kim Phượng và các cung nữ là con rối của vua Lê Tương Dực. Kim Phượng và các cung nữ vì thế mà tìm cách đổ lỗi, căm ghét Đan Thiềm, Vũ Như Tô để mong được phe nổi loạn bỏ qua.
Nổi bật nhất trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và nhân dân lao động, đồng thời là mâu thuẫn trong chính suy nghĩ của nhân vật Vũ Như Tô. Một bên là nhân dân với tầm nhìn thực tế, lợi ích nhất thời, thiết thực, một bên là người nghệ sĩ, người yêu cái đẹp Vũ Như Tô với quan điểm nghệ thuật siêu thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật.
Người nghệ sĩ thiên tài với nhiều hoài bão, tâm huyết nhưng không thể thi thố tài năng của mình để đem lại cái đẹp cho đời, mang tới niềm tự hào cho dân tộc khi cả xã hội, cả chế độ đã quá thối nát, mục ruỗng. Nhân dân phải sống cơ cực, lầm than trong khi nhà vua lại sa đọa, rượu chè bê tha. Hoàn cảnh đất nước không tạo điều kiện cho Vũ Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo của mình.
Nghe theo lời khuyên của cô cung nữ Đan Thiềm, một người cũng “mắc bệnh” yêu cái đẹp giống ông để mượn uy quyền, tiền bạc của Lê Tương Dực nhằm xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô không ý thức được hậu quả khôn lường xuất phát từ phía đại chúng. Trớ trêu thay, chính niềm khát khao cống hiến tài năng của mình để đem lại vinh quang cho đất nước đã đẩy ông vào trạng thái đối nghịch với lợi ích trực tiếp, thiết thực của người dân. Cho nên, mặc dù vốn gần gũi, yêu thương và quý trọng nhân dân nhưng Vũ Như Tô lại bị dân coi như kẻ thù.
Sự đối lập trong tâm trạng của Vũ Như Tô bắt nguồn từ chính những người dân và thợ thuyền. Họ phải sống một cuộc đời đói khổ, bị bóc lột, hành hạ và áp bức nên sự oán giận nhà vua cũng như kẻ xây dựng công trình kia là điều dễ hiểu. Với họ, Vũ Như Tô và Đan Thiềm chính là nguồn cơn của sự đau khổ khi đòi xây dựng Cửu Trùng Đài.
Trong khi đó, kiến trúc sư lại chỉ say sưa với tác phẩm nghệ thuật của mình, mong để lại cho đời sau một di tích lịch sử văn hóa mà quên mất thực tế nhân dân. Đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Cửu trùng Đài bị thiêu rụi, Vũ Như Tô vẫn không khỏi bàng hoàng, vẫn nghĩ mình vô tội, thậm chí còn muốn thuyết phục An Hòa Hầu, một lòng sống chết bảo vệ công trình dang dở. Một người nghệ sĩ nhân cách cao cả, lý tưởng đẹp đẽ, tôn sùng nghệ thuật chân chính và muốn để lại cho nhân dân, cho hậu duệ bức tượng đài kiến trúc.
Một nhân vật bi kịch khi thoát li khỏi thực tế, đưa cái nghệ thuật lên quá mức cho phép mà không nhìn lại cuộc sống đói khổ của nhân dân. Đến phút cuối, khi quần chúng nổi dậy đòi giết mình, đốt đài, người nghệ sĩ vẫn không nghĩ việc xây dựng Cửu Trùng Đài là gây tội ác, vẫn khăng khăng tin mình quang minh chính đại. Vũ Như Tô là một nghệ sĩ đại tài, họa chăng chỉ là không sinh ra đúng thời đại mà thôi.
Kịch nghệ thú vị ở chính những mâu thuẫn đối lập mà nó mang lại, ở đây, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng nghệ thuật trọn vẹn và đặc sắc. Ngôn từ điêu luyện, khắc họa tính cách và diễn biến tâm trạng nhân vật để đẩy cao những mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật, dẫn dắt vở kịch đến nút thắt và nút mở hợp lý. Mâu thuẫn được giải quyết tuy không triệt để nhưng lại là lối thoát duy nhất cho tầng lớp mâu thuẫn chồng chất.
Đọc kịch của Nguyễn Huy Tưởng, ta không hoàn toàn có khái niệm chiêm nghiệm văn chương mà còn là phân tích lịch sử, đặt tình huống và thực tế đương thời để thấu hiểu và tri âm với tác giả.
Giới thiệu tuyển tập ☀️ Phân Tích Thu Điếu Nguyễn Khuyến ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Ngắn Nhất – Mẫu 3
Bài văn mẫu phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích và cô đọng nội dung.
Có thể nói rằng kịch là một trong những thể loại văn học đặc sắc và trong nền kịch Việt Nam không thể bỏ sót cái tên Nguyễn Huy Tưởng với vở kịch nổi tiếng “Vũ Như Tô”. Đây là tác phẩm đa được nhà văn thể hiện ra những quan điểm của mình về những mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và cường quyền và đó là sự phức tạp giữa nghệ sĩ và nhân dân và hơn nữa đáng nói đó là văn hóa dân tộc nữa.
Và trong vở kịch “Vũ Như Tô” thì đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là một trong những đoạn trích hay thể hiện rõ nhất bi kịch cũng như quan niệm của tác giả được gửi gắm qua đoạn trích”.
Vở kịch đặc sắc và ấn tượng “Vũ Như Tô” được xem là một vở nói về lịch sử gồm có năm hồi. Và có thể thấy đoạn trích “Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài” là một đoạn trích thuộc hồi năm của vở kịch này. Nhân vật chính của ở kịch chính là Vũ Như Tô. Ông được xây dựng lên chính là một nhà kiến trúc tài giỏi, ông luôn có tính tình cương trực trọng nghĩa khinh tài. Lê Tương Dực được biết đến là một tên bạo chúa cũng đã sai cho Vũ Như Tô xây cửu trùng đài sao cho thật nguy nga để cho hắn lấy nơi vui chơi với những cung tần mĩ nữ.
Và với vốn tính tình lại cương trực thẳng thắn thì nhân vật Vũ Như Tô dường như cũng đã từ chối sự sai khiến ấy mặc cho sự đe dọa về tính mạng. Thế nhưng, ta như thấy được Đan Thiềm một cô cung nữ tài sắc nhưng lại bị ruồng bỏ cũng như đã khuyên Vũ Như Tô xây cửu trùng đài để có thể cống hiến cho đất nước. Vì ở ông, ông lại khát khao và luôn luôn muốn cống hiến cho đất nước cho nên khi mà ông nghe thế ông quyết định xây Cửu Trùng Đài, thì lúc đó ông cũng đã dùng toàn tâm toàn lực để xây dựng.
Nhưng có thể nói rằng chính cái Cửu Trùng Đài ấy dường như cũng đã làm khổ nhân dân khiến họ không thể chịu nổi khổ nhục và quyết tâm nổi dậy. Vũ Như Tô đã bị giết còn một Cửu Trùng Đài nguy nga kia cũng đã bị thiêu cháy hết hoàn toàn.
Bởi xây dựng được Cửu trùng đài thì đã có biết bao xương mu của nhân dân đã đổ xuống . Có thể thấy chính là những mâu thuẫn của đoạn trích này có thể nói được chính là khi nhân dân lúc này dường như lại không thể chịu nổi nữa bèn đứng lên nổi loạn. Và ta như có thể thấy được những người đứng đầu cho cuộc nổi loạn ấy chính là Trịnh Duy Khản. Và có thể nhận định được rằng chính là mâu thuẫn thứ nhất và đồng thời đây cũng chính là mâu thuẫn trực tiếp và thực tế nhất.
Thật đau xót khi nhân dân phải sống trong cảnh lầm than và cơ cực biết bao nhiêu. Hơn thế lại còn phải phục vụ biết bao công sức để giúp cho công việc xây dựng Cửu Trùng Đài cho tên vua vô lại ăn chơi hưởng lạc. Và chính điều này thì không một người dân nào mà không căm phẫn.
Nên có thể thấy được mâu thuẫn ở đây đó chính là mâu thuẫn giữa vua quan và nhân dân. Và mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi mà kết thúc bằng một cuộc đứng lên chiến đấu. Nhân dân nổi dậy bắt giết Lê Tương Dực và cả những cung tần mỹ nữ. Rồi cả Đan Thiềm cũng như cả Vũ Như Tô hay cả Cửu trùng đài cũng đã bị thiêu cháy.
Và có thể nói mâu thuẫn thứ hai trong đoạn trích này không đâu khác đó chính là mâu thuẫn giữa những quan niệm nghệ thuật thuần túy lâu đời đối với cả những lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng lên một Cửu Trùng Đài. Có thể thấy được trong tác phẩm này dường như ta lại thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ và ông lại rất có tâm và hết lòng vì nghệ thuật. Có lẽ chính vì thế mà ông luôn luôn muốn cống hiến cho đất nước mình những công trình nghệ thuật đẹp đẽ.
Thế nhưng bản thân ông chính là một người nghệ sĩ ông lại như không nhận thức cho ra được mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và cả đời sống cho nên chính ông cũng đã mắc sai lầm và dẫn tới cái chết thương tâm. Hay ở cả nhân vật Đan Thiềm cô đã cho lời khuyên Vũ Như Tô nhưng lại không hề vì một mục đích nào khác. Cô như một người bạn tri kỷ của Vũ Như Tô nhưng cũng chính vì không nhận thức được mối quan hệ đó nên cũng đã có kết cục thảm hại.
Quả thật Cửu Trùng Đài được xem là một công trình nghệ thuật lớn vì thế cho nên nó rất tiêu tốn một lượng ngân khố của quốc gia. Mà dường như tất cả ngân khố quốc gia lại chính là nhân dân làm ra chứ phải là một ai hết.
Chính vì lẽ đó mà việc xây dựng càng lớn, càng nguy nga thì nhân dân càng khổ nhiều hơn. Có thể nói cửu trùng đài được xây dựng bằng xương máu của những người đan vậy. Còn Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ba, ông có tài thật đó nhưng lại xa rời thực tế, chỉ lo cho lý tưởng của mình cho nên nhận lấy kết quả đáng buồn.
Có thể nói rằng thông qua đoạn trích này ta như thấy nó có đầy đủ các yếu tố để làm nên một vở kịch hấp dẫn, dường như tất cả các xung đột kịch được nhà văn tổ chức lôi cuốn hấp dẫn. Chính cái không khí nhịp điệu thì dường như cứ tăng tiến dần dần lên tạo nên một tính chất gay gắt của xung đột kịch. Nhà văn cũng đã thật tài tình khi thắt núi sau đó lại mở nút nhưng kết cục vẫn là bi kịch.
Qua đây Nguyễn Huy Tưởng như cũng đã thể hiện quan niệm nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống đời thường. Nghệ thuật chân chính nhất thì không thể tách rời cuộc sống.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Chi Tiết – Mẫu 4
Với bài văn phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chi tiết dưới đây, các em học sinh có thể nắm vững và củng cố lại những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, nhà biên kịch tài hoa, ông có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng với đề tài viết về lịch sử, đặc biệt khi viết kịch ông thường viết vào các bi kịch để xoáy sâu vào những vấn đề nổi bật trong xã hội.
Tác phẩm đã thể hiện được quan điểm dân tộc, giữa cái chung với cái riêng, và với cái mang tính chất của cường quyền, với thế lực và lợi ích của nhân dân, tác phẩm đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi tài năng trong việc xây dựng nên những bi kịch mâu thuẫn để làm nổi bật lên tính bi kịch trong tác phẩm.
Tác phẩm đã thể hiện những mối mâu thuẫn cơ bản giữa dân chúng với triều đình, ở đây triều đình được miêu tả với những hiện thực rất đáng phê phán, triều đình chỉ chứa đựng những tên tham quan, hay ăn chơi sa đọa, thích đàn áp, và ăn chơi khi mà dựa vào xương máu của dân tộc để hưởng lạc. Mâu thuẫn đó đều bắt nguồn từ cả lợi ích đối với những thành phần dân tộc, họ có những hành động xâm hại đến các mối quan hệ xã hội.
Tiếp theo tác giả cũng đã xây dựng lên hàng vạn những chi tiết nhằm thể hiện những mâu thuẫn trong các tình huống trong câu chuyện đó là mâu thuẫn về ý tưởng của người nghệ sĩ đối với triều đình và cụ thể đó là ông vua Lê Tương Dực với Vũ như Tô trong việc xây dựng cửu trùng đài.
Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài hoa, chính vì vậy ông luôn muốn làm nên những tác phẩm kiệt tác, nhưng không phải theo cách của vua, mà dẫm đạp lên xương máu của dân tộc để có thể hoàn thành mục đích, mục đích chính của ông vua Lê Tương Dực khi muốn xây dựng cửu trùng đài để có nơi ăn chơi hưởng lạc.
Trong tình hình nhân dân thì đói khổ, mà triều đình thì ra sức đàn áp, bóc lột để lấy tiền ăn chơi sa đọa. Tất cả các chi tiết và tình huống kịch đã tạo nên những mâu thuẫn kịch sâu sắc, sự đối lập trong các mối quan hệ thể hiện một cái nhìn mới mẻ trong các quan hệ, giữa vua tôi, và nhân dân.
Trong tình hình đó dân tộc ta đã phải luôn đấu tranh để có thể dành được những lợi ích riêng, và đúng như Vũ Như Tô, ông cũng cương quyết trước hành động của triều đình. Mâu thuẫn đang chằng chéo lấy nhau, nó gần tạo nên những xung đột kịch một cách sâu sắc. Hệ quả cuối cùng của những mâu thuẫn đó là cửu trùng đài cũng bị thiêu trụi và người nghệ sĩ tài hoa như Vũ Như Tô cũng chết cùng với Cửu trùng đài.
Trong câu chuyện các đối thoại giữa các nhân vật diễn ra cũng vô cùng phức tạp, nhân vật nữ Đan Thiềm cũng có rất nhiều những cuộc đối thoại giữa nhân vật chính trong câu chuyện đó là Vũ Như Tô.
Một người nghệ sĩ cả đời luôn mong muốn làm được điều gì đó để lại những công trình cho cuộc đời, và như Vũ Như Tô cũng vậy, ông luôn mong muốn đóng góp và dành sức lực của mình để xây dựng lên một kiệt tác như cửu trùng đài, nhưng ông không biết rằng để đạt được những điều đấy, ông đang xây dựng trên xương máu của rất nhiều con người.
Người nông dân đang phải chịu đựng rất nhiều những cực khổ, sự áp bức bóc lột tới tận xương tủy. Khi trên con đường thực hiện nghệ thuật, ông đã quên đi quyền lợi của nhân dân, người nghệ sĩ đã không ngờ đến mục đích cao đẹp của mình đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân dân như vậy. Trong câu chuyện mối quan hệ giữa các nhân vật đã diễn ra với những tình huống vô cùng chặt chẽ, nó thể hiện một tình huống và các diễn biến của câu chuyện đặc sắc và vô cùng có ý nghĩa.
Trong mối quan hệ giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm, một người nghệ sĩ chân chính như Vũ NHư Tô, mục đích chỉ là làm nên những công trình có danh tiếng cho đất nước, ông đã dùng hết những tài năng và công sức của mình trong việc xây dựng cửu trùng đài, ông chưa lường trước được hậu quả mà để thực hiện được một công trình gây ra cho nhân dân biết bao nhiêu hiểm họa
Con đường và người nghệ sĩ đã day dứt trước những hành động của mình, mặc dù đó không sai khi áp dụng đối với người nghệ sĩ, nhưng khi xét trong mối quan hệ với cộng đồng nhân dân thì đó lại là những điều gây khó khăn cho dân tộc. Trước cuộc đối với thoại với Đan Thiềm, Đan Thiềm được tác giả xây dựng là một nhân vật có tâm, và luôn biết trân trọng nghệ thuật và người tài.
Chính những lý do luôn muốn cái đẹp phát huy được khả năng và phục sự cho đất nước mà tác giả đã thể hiện quan điểm của mình với Vũ Như Tô trong biệc xây dựng cửu trùng đài để có một nghệ thuật xuất chúng cho đất nước, nhưng cuối cùng bà đã phải chịu một tấn bi kịch khi nhận ra những lời khuyên đó đang ảnh hưởng và nó nguy hại đến toàn bộ đất nước, câu chuyện đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc bởi những lối suy tư và tình huống truyện hấp dẫn.
Bi kịch của các nhân vật trong câu chuyện cũng được thể hiện vô cùng mạnh mẽ, nó thể hiện một quan điểm nghệ thuật trong xây dựng kịch của Nguyễn Huy Tưởng, bi kịch của các nhân vật đều rơi vào con đường tuyệt vọng, và rồi họ đều tìm đến cái chết, chính những cái vô tình đó đã đẩy các nhân vật đến những bờ vực sâu sắc của sự sống và cái chết, cái chết đó đã mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc trong mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ với nhân dân, và với quyền lợi của dân tộc.
Khi Vũ Như Tô chết, Cửu trùng đài bị thiêu cháy, Đan Thiềm cũng cùng người tiễn biệt, bà đã từng thốt lên: ” Đài lớn tan tành. Ông cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt” những lời ra đi chua xót và để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
Hai nhân vật này đều là những con người yêu cái đẹp, luôn mong muốn giữ lại cái đẹp, và quý trọng nó, nhưng rồi để thực hiện mục đích của cái đẹp họ lại quên đi nhân dân, để nhân dân phải chịu những cực khổ, hai người này đã được người đọc cảm thông, bởi họ đều phải chịu những tấn bi kịch nghiệt ngã, họ phải chịu đựng những đau đớn, và nghiệt ngã từ cuộc sống, phải chịu những bi kịch. Chính tài năng và cách xây dựng tình huống kịch độc đáo đã để lại cho tác phẩm nhiều tiếng vang lớn cho cuộc sống và trên thi đàn văn học của dân tộc.
Tham khảo trọn bộ 🌳 Phân Tích Bài Thơ Khóc Dương Khuê 🌳 11 Bài Văn Hay Nhất
Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Học Sinh Giỏi – Mẫu 5
Đón đọc bài phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài học sinh giỏi dưới đây với những ý văn phân tích tác phẩm chuyên sâu và đặc sắc.
Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) xuất thân trong một gia đình Nho giáo ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội). Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hoá cứu quốc do Đảng lãnh đạo và là đại biểu tham dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào tháng Tám năm 1945.
Trong sáng tác, Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật ở các thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông giản dị, trong sáng và thâm trầm, sâu sắc. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm chính: các vở kịch Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), kịch bản phim Lũy hoa (1960); các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì (1942), An Từ (1945), Sống mãi với Thủ đô (1961); kí: Kí sự Cao – Lạng (1951),… Vũ Như Tô là vở kịch đặc sắc của Nguyễn Huy Tưởng.
Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.
Vũ Như Tô – một kiến trúc sư thiên tài bị vua Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. vốn là một nghệ sĩ chân chính gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân ấy và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài (hồi I).
Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu Cầu của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng để xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao, có thể tranh tinh xảo với hóa công để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện.
Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài sao cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Tuy nhiên, ông đã vô tình gây biết bao tai hoa cho nhân dân. Để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối.
Dân căm phẫn vua vì vua làm cho dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người đã chết vì tai nạn, vì ông cho chém đầu những kẻ chạy trốn. Công cuộc xây dựng càng gần thành công thì mâu thuẫn giữa tập đoàn thống trị xa hoa trụy lạc với dân chúng nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người lao động mà ông hằng yêu mến càng căng thẳng, gay gắt (hồi II, III, IV).
Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản – kẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết vua Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính những người thợ đập phá và thiêu hủy (hồi V).
Đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là hồi V của vở kịch, thể hiện hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.
Trong cung cấm, Đan Thiềm đột ngột hớt hơ hớt hải chạy vào, mặt cắt không còn hột máu, giục giã Vũ Như Tô hãy trốn mau bởi loạn đến nơi rồi. Dân gian đói kém nổi lên, quận công Trịnh Duy Sản mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm loạn. Nhưng Vũ Như Tô kiên quyết không chịu rời Cửu Trùng Đài một bước. Vừa lúc đó, Nguyễn Vũ lật đật chạy vào hỏi tình hình lo lắng cho tính mạng của nhà vua.
Lê Trung Mại xuất hiện thông báo Duy Sản đã đốt lửa hiệu giả báo có giặc, nhà vua lẻn ra cửa Bảo Khánh chạy giặc thì bị Ngô Hạch võ sĩ của Duy Sản đâm chết. Khâm Đức hoàng hậu hay tin cũng nhảy vào lửa tự thiêu. Nguyễn Vũ khóc lóc và rút dao tự tử. Một bọn nội gián khác thông báo thêm sau khi giết vua Lê Tương Dực, triều đình đã lập vua khác lên ngôi. Võ Tả Hầu là Phùng Mai đứng lên mắng quân phản nghịch đã bị chém đầu ngay lập tức. An Hòa Hầu ở bến Bồ Đề kéo quân về đốt phá kinh thành.
Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch. Đan Thiềm tiếp tục giục Vũ Như Tô đi trốn nhưng ông vẫn kiên quyết ở lại. Quân khởi loạn kéo vào. Đan Thiềm không thể xin tha được cho Vũ Như Tô, nàng bị chúng kéo đi nên chi còn biết Xin cùng ông vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
Vũ Như Tô khăng khăng cho là mình không có tội, xin vào thưa với chủ tướng ý nguyện tốt đẹp khi xây Cửu Trùng Đài nhưng quân lính không nghe và cho biết chính An Hòa Hầu đã ra lệnh đốt sạch Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô đau đớn, vỡ mộng, chua chát chấp nhận cái chết bi thảm.
Vũ Như Tô và Đan Thiềm coi Cửu Trùng Đài là cả phần xác lẫn phần hồn của cuộc đời mình. Vì nó mà Vũ Như Tô chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa. Vì nó mà dù bị thương trên công trường, ông vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc. Cũng vì nó, để giữ gìn kỉ luật, ông buộc phải trị tội những người thợ bỏ trốn. Cũng lại vì nó mà ông quyết ở lại trong cung cấm, giữa cơn biến loạn để bảo vệ không phải mạng sống của mình mà là bảo vệ Cửu Trùng Đài – sinh mạng nghệ thuật của cả đời ông.
Tính cách nổi bật nhất ở Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài hoa hiện thân cho niềm khao khát và đam mê sáng tạo Cái Đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thì cái đẹp ấy thành ra phù phiếm. Nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí cao cả và đẫm máu như một bông hoa ác. Vì thế, đi đến tận cùng niềm đam mê, khao khát ấy, Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình: ông trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay biết.
Tài ba của Vũ Như Tô được nói đến chủ yếu ở các hồi kịch trước, thông qua hành động của ông và nhất là qua lời của các nhân vật khác nói về ông. Tài nghệ của ông đạt đến mức siêu phàm, được Đan Thiềm ca ngợi là một thiên tài ngàn năm chưa dễ có một, có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân.
Trong hồi thứ V, những lo lắng, toan tính và thái độ của Đan Thiềm khi nói về Vũ Như Tô đủ cho thấy cái tài ấy quả là hiếm hoi: tài kia không nên để uổng..; Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai điểm tô nữa… Đừng để phi tài trời. Hồi V không nói nhiều đến tài năng của nhân vật (chỉ có Đan Thiềm nhắc đến) mà đặt Vũ Như Tô vào việc tìm kiếm một câu trả lời: Việc mình nhận xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Có công hay có tội?
Nhưng Vũ Như Tô không trả lời được thỏa đáng câu hỏi đó bởi ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường Cái Đẹp mà không đứng trên lập trường Cái Thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ Như Tô đã từng tranh tinh xảo vôi hóa công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải – trái với số phận và với cuộc đời. Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này và thể hiện tập trung qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô.
Vũ Như Tô vì chìm đắm trong khao khát, đam mê Cái Đẹp mà trở nên mơ mộng và ảo tưởng. Giấc mộng ấy bắt đầu từ khi ông quyết định nhận lời xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, mượn tay bạo chúa để xây một công trình tô điểm cho đời. Càng sáng suốt trong sáng tạo thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài bao nhiêu, Vũ Như Tô càng xa rời thực tế bấy nhiêu.
Ngay cả khi sự thật phũ phàng của Cơn biến loạn dội đến, Đan Thiềm cố gắng kéo ông ra khỏi giấc mộng bằng thông tin kinh hoàng là loạn đến nơi rồi và bằng phản ứng dữ dội của dân chúng đối với ông: Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông:., mà Vũ Như Tô vẫn không tỉnh, vẫn cho là họ hiểu nhầm.
Có thể bạn sẽ thích ☀️ Phân Tích Vịnh Khoa Thi Hương ☀️ 9 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Ngắn Hay – Mẫu 6
Dưới đây chia sẻ bài văn mẫu phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngắn hay để các em học sinh cùng tham khảo và hoàn thiện tốt hơn bài viết của mình.
Mỗi tác phẩm đều được xây dựng lên bởi những nhân vật điển hình và trong tác phẩm Vĩnh Biệt Cửu trùng đài là một tác phẩm như thế, nó khắc họa sâu sắc hình tượng người nghệ sĩ Vũ Như Tô. Tác phẩm đã để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc bởi những hình ảnh hấp dẫn, sinh động, trong đó chúng ta cần phải giải quyết vấn đề giữa hình tượng người nghệ sĩ với nghệ thuật được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm. Mỗi tình huống để lại cho người đọc nhiều day dứt trước tấm bi kịch nhiều máu và nước mắt của Vũ Như Tô.
Vốn là một người nghệ sĩ tài hoa, với những lý tưởng cao đẹp vì nghệ thuật, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật này với lý tưởng cách mạng, hình ảnh đó cũng để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, trước lý tưởng và nghệ thuật bị thiêu trụi trước những lý tưởng và đời sống thực tại của nhân dân.
Hình tượng người nghệ sĩ xuất hiện trong tác phẩm đã làm tăng lên sự hấp dẫn bởi hình ảnh một tượng đài nguy nga tráng lệ được xây dựng lên, tuy nhiên nó cũng để lại cho chúng ta những cảm nhận sâu sắc nhất về hình tượng của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp, luôn theo đuổi cái đẹp.
Vũ như Tô là người nghệ sĩ tài hoa, với ước mơ sẽ xây dựng lên một công trình nguy nga tráng lệ và dường như ông đã bỏ quên đi nghệ thuật trước tiên phải phụng sự nhân dân, xuất phát từ nhân dân. Đúng như Nam Cao đã từng nói, nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải xuất phát từ những kiếp lầm than, quả đúng như thế, nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống của nhân dân, phải đi từ những nỗi khổ đau của nhân dân.
Nghệ thuật phải biết phụng sự cho cuộc sống của nhân dân. Và trong chính tác phẩm này, tác giả đã quên đi những điều đó mà chỉ đi tìm lấy nghệ thuật cao siêu, hơi xa rời với thực tiễn, nghệ thuật muốn trường tồn phải biết xuất phát từ nhân dân, phụng sự nhân dân. Nghệ thuật phải là những gì gần gũi và mang bóng dáng của nhân dân.
Nghệ thuật trong tác phẩm đã thể hiện được sâu sắc, nó sâu lắng trong từng lời văn câu chữ, với cách sáng tạo và gợi tả nên nhiều tình huống hấp dẫn, tác giả đã xây dựng được những hình tượng nhân vật điển hình, trong đó nó mang đậm nét những giá trị của nghệ thuật.
Và một triết lý được đúc kết ra đó là nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải biết xuất phát từ những nỗi đau khổ của nhân dân. Chính những điều đó đã gây nên những mâu thuẫn sâu sắc nhất được thể hiện trong tác phẩm, nghệ thuật đó không đơn thuần là cái đẹp mà nó còn gắn liền với sinh mạng của nhân dân.
Để xây dựng nên một Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ biết bao nhiêu xương máu của nhân dân phải đổ xuống nơi đây, biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của nhân dân đã rơi xuống đây, chính những điều đó đã trở thành những nỗi đau khổ mà nhân dân đang phải gánh chịu.
Sự mâu thuẫn đó đã lên đến cao trào khi lý tưởng và nghệ mà Vũ NHư Tô cố gắng xây dựng đã bị dập tắt, tất cả đều bị phá vỡ, người nghệ sĩ cũng phải chịu những chua sót, đắng cay. Hình ảnh đó cũng khắc họa sâu sắc nhất hình tượng người nghệ sĩ thất bại trên con đường đi tìm nghệ thuật.
Đáng lẽ nghệ thuật nên gắn liền với những cái gần gũi, thân thương và luôn gắn liền với những khoảnh khắc của nhân dân, luôn biết phụng sự nhân dân. Một người nghệ sĩ chân chính, cũng là những người nghệ sĩ luôn xuất phát từ nhân dân, lấy dân làm gốc. Thế nên người nghệ sĩ Vũ Như Tô này mới phải chịu một bi kịch xót xa trước hình ảnh ông bị giết và cửu trùng đài cũng bị thiêu trụi hết.
Hình ảnh của người nghệ sĩ thất bại trên con đường đi tìm cái đẹp cũng là nỗi xót xa khi mất đi một nhân tài. Nhưng có lẽ dụng ý mà tác giả muốn thể hiện thật sâu sắc, nghệ thuật luôn phải xuất phát từ nhân dân, từ cái nhỏ nhất, không nên đi quá xa dời và vì nghệ thuật viễn vông.
Với những chi tiết hết sức tiêu biểu, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người nghệ sĩ trên con đường đi tìm nghệ thuật, nghệ thuật của lý tưởng, của cái đẹp, nhưng cuối cùng lại bị chôn vùi đi mọi thứ. Người nghệ sĩ cũng phải chịu cái kết đau đớn, nó như một án tử hình về việc xây dựng cái đẹp trên xương máu của nhân dân.
Đừng bỏ qua 🔥 Nghị Luận Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc 🔥 15 Bài Văn Hay
Phân Tích Mâu Thuẫn Trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài – Mẫu 7
Bài văn mẫu phân tích mâu thuẫn trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài sẽ giúp các em học sinh nắm được phương pháp làm bài và những định hướng cụ thể.
Nguyễn Huy Tưởng được biết đến là một nhà trí thức say mê văn chương và giàu lòng yêu nước. Và qua văn chương thì lòng nhiệt thành về quê hương đất nước của ông được bộc lộ. Trong rất nhiều các sáng tác của ông thì “Vũ Như Tô” là một trong những tác phẩm làm lên tên tuổi của ông. Và đoạn trích đặc sắc trong sách giáo khoa là một đoạn trích nằm ở hồi V như hội tụ được tài năng cũng như điểm đặc sắc của toàn bộ tác phẩm “Vũ Như Tô”.
“Vũ Như Tô” là một vở kịch lịch sử bao gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long năm 1516 – 1517 dưới triều Lê Tương Dực. Có thể nói Lê Tương Dực là một hôn quân bạo chúa chỉ biết lo cho bản thâm mặc cho dân chúng lầm than, y khao khát xây dựng Cửu Trùng Đài như một tòa kiến trúc nguy nga tráng lệ để làm nơi vui chơi với các cung tần mĩ nữ. Và Lê Tương Dực đã vui mừng vì phát hiện ra Vũ Như Tô, một nhà kiến trúc thiên tài, người duy nhất có khả năng xây dựng được Cửu Trùng Đài cho mưu đồ của y.
Qua tấm bi kịch của nhân vật chính “Vũ Như Tô”, tác giả đã thật tài tình đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, việc mâu thuẫn giữa cả lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực và trực liếp của nhân dân.
Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nằm ở hồi V của vở kịch, thể hiện rõ đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể dễ nhận thấy ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.
Và các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể nhưng hết sức điêu luyện trong hồi V chính và mâu thuẫn giữa lợi ích của bạo chúa với quyền sống của nhân dân. Đây được xem là một mâu thuẫn giữa đời sông xa hoa trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống cực khổ của người dân. Dường như mâu thuẫn này cuối cùng đã được giải quyết bằng việc nhân dân nổi dậy, hôn quân Lê Tương Dực đã bị giết.
Mâu thuẫn thứ hai là một mâu thuẫn ngầm giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Cũng chính vì do người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện để sáng tạo, ông ấp ủ hoài bão, hi vọng có một công trình thật là hoành tráng, nó phải hơn hẳn mọi kì quan khác, nên đã lợi dụng ý đồ của bọn hôn quân bạo chúa để thực hiện hoài bão của mình.
Chính việc xây dựng Cửu Trùng Đài thành một công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, “tranh tinh xảo với hóa công”, một công trình “cao cả, huy hoàng”, còn mãi với thời gian. Nhưng dường như những ý định tốt đẹp, muôn cống hiến tài năng của mình để đem lại vinh quang cho đất nước của Vũ Như Tô lại mâu thuẫn với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân. Và nhân vật Vũ Như Tô đã bị nhân dân, những người lao động coi như kẻ thù của họ.
Vì một lẽ đơn giản và dễ hiểu công trình do ông quyết chí xây dựng đã làm cho họ phải hao tốn tiền của, công sức, mồ hôi, máu và nước mắt. Hơn nữa, công trình này lại chỉ phục vụ cho sự ăn chơi trác táng của những kẻ hôn quân bạo chúa. Như vậy,nếu như muốn thực hiện hoài bão nghệ thuật thì bị đi ngược với lợi ích của nhân dân, còn muốn ủng hộ lợi ích thiết thực của nhân dân thì mơ ước nghệ thuật không thể thực hiện được. Có thể khẳng định bi kịch không lối thoát của thiên tài Vũ Như Tô là ở đó.
Trong tác phẩm đã xây dựng lên nhân vật Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, ông “Chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hoá như cảnh hóa công, có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”.
Ông được xem là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn có lí tưởng nghệ thuật cao cả, là hiện thân cho niềm khát khao say mê cái đẹp đến mãnh liệt Vũ Như Tô có ước mơ sáng tạo cái đẹp, song cũng chính vì nó mà ông bị đẩy đến vòng bi kịch và trở thành kẻ thù của dân chúng. Dường như ông luôn sống trong tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng khi phải tìm kiếm câu trả lời “Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai đây? Là có công hay có tội?”.
Nhưng có thể thấy rằng dường như Vũ Như Tô đã không trả lời được câu hỏi đó. Vũ Như Tô được hiện lên đúng là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn cả những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Trước đó ông không hề nghĩ tới việc mình xây Cửu Trùng Đài là có tội với nhân dân. Chỉ khi mà Cửu trùng Đài bị đập phá, ông và Đan Thiềm bị bắt, lúc này đâu ông mới bừng tỉnh, đau xót, kinh hoàng kêu lên: “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”
Và nhân vật Đan Thiềm là người đam mê cái tài, tôn trọng cái tài sáng tạo ra cái đẹp. Và vì có một tấm lòng yêu mến cái tài nên lúc Vũ Như Tô mới bị Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài. Lúc này ông mới nhờ Đan Thiềm mách đường chạy trốn, nàng đã khuyên ông ở lại, thuyết phục ông, và cũng nhân cơ hội này, mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão.
Vì đam mê tài năng mà nàng luôn khích lệ Vũ Như Tô để xây Cửu Trùng Đài, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy. Nhưng cuối cùng, cả hai đều rơi vào bi kịch: Sự vỡ mộng thê thảm.
Và thêm một mâu thuẫn nữa là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó dường như đã được thể hiện ở hồi cuối cùng của vở kịch.
Cho đến phút chót, phút cuối cùng thì Vũ Như Tô vẫn không nhận ra nghịch lí khi ông thực hiện mơ ước cao cả của nghệ thuật là đem lại một công trình nguy nga, tráng lệ cho đất nước thì vô tình ông đã đẩy nhân dân vào cảnh khổ khôn cùng. Ông đã không hề chịu đi trốn vì vẫn tin là mình đúng chứ không sai. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô bị đem đi hành quyết, ông mới đau đớn bừng tỉnh và xót xa và thốt lên câu “Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường!”.
Dường như lúc này đây khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê chính đáng của người nghệ sĩ tài năng Vũ Như Tô đã đặt lầm chỗ, xa rời thực tế nên đã bị trả giá bằng cả sinh mạng của mình và công trình nghệ thuật. Có thể nói đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích nằm trong mâu thuẫn kịch, xung đột kịch đã phân tích ở trên.
Với việc xây dựng được những mâu thuẫn thì vở kịch mang tính cao trào hấp dẫn người đọc. Và chính nhờ những mâu thuẫn giằng xé này đa tạo lên sức hút cho tác phẩm “Vũ Như Tô” nói chung và đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nói riêng. Đây quả thực là một tác phẩm hay của Nguyễn Huy Tưởng.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Phân Tích Tự Tình Hồ Xuân Hương 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất
Phân Tích Xung Đột Kịch Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài – Mẫu 8
Tham khảo những gợi ý phân tích xung đột kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong bài văn mẫu đặc sắc dưới đây giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng viết.
Trong làng kịch hiện đại Việt Nam, bên cạnh Lưu Quang Vũ tài năng, vực dậy cả một nền văn học kịch đang trên đà tụt dốc, ta cũng không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng một trong những nhà viết kịch và tiểu thuyết xuất sắc. Các tác phẩm của ông thường đi khai thác các đề tài lịch sử và tác phẩm Vũ Như Tô là tác phẩm nổi bật nhất. Xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào và được giải quyết ở hồi thứ 5 “Vĩnh biệt cửu trùng đài” qua đó thể hiện quan niệm sâu sắc của ông về cuộc đời và nghệ thuật.
Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài giỏi, bị Lê Tương Dực – tên vua tàn bạo bắt xây Cửu Trùng Đài thành nơi để hắn ăn chơi, hưởng lạc. Là một người nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô đã không nhận lời dù có bị hắn đe dọa sẽ giết chết. Nhưng Đam Thiềm một cung nữ đã thuyết phục được ông xây Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài xây cao bao nhiêu, lòng dân oán hận Vũ Như Tô bấy nhiêu. Lợi dụng tình thế đó Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn. Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” là sự tiếp nối các sự kiện đang bị đẩy lên đến cao trào đó.
Mở đầu tác phẩm là tiếng hoảng hốt của Đan Thiềm, khuyên Vũ Như Tô hãy mau trốn đi. Cơn biến loạn xảy ra ở kinh thành nên tình trạng của Vũ Như Tô hết sức nguy hiểm, nhưng Vũ Như Tô lại nhất định không trốn, không nghe lời khuyên của Đam Thiền bởi “Những người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cùng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả ở đây, thì tôi chạy đi đâu?”.
Ông hi sinh hết mình cho nghệ thuật, ông cố thủ ở lại cũng mong Cửu Trùng Đài sẽ được hoàn thiện, để tranh tinh xảo với hóa công. Nhưng ông nào biết, chính quyết định đó đã khiến ông nhận lấy cái chết oan nghiệt, đến cả lúc chết ông vẫn không thể lí giải vì sao mình phải chết.
Khi nhận lời xây dựng Cửu Trùng Đài bản thân Vũ Như Tô đã mắc phải sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Vũ Như Tô mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện giấc mộng Cửu Trùng Đài. Nhưng tiền bạc đó chính là công sức, của cải của nhân dân, ông chỉ nhìn thấy cái bề nổi khi xây dựng xong Cửu Trùng Đài, mà không nhận ra phần sâu của sự việc.
Cửu Trùng Đài càng đến ngày hoàn thiện thì mâu thuẫn giữa ông với nhân dân càng lớn dần, họ căm ghét Vũ Như Tô bởi ông đã hạ lệnh giết chết những người bỏ trốn để duy trì kỉ luật trên công trường. Đó là hành động hết sức tàn nhẫn, đặt công trình lên trên tính mạng của thợ thuyền.
Vũ Như Tô đã biến thành một kẻ đáng sợ, người dân không còn thấy hình ảnh của Vũ Như Tô gần gũi với nhân dân đâu nữa. Vì xây Cửu Trùng Đài mà cuộc sống của nhân dân ngày càng cực khổ. Vũ Như Tô là một thiên tài nhưng không phải là một hiền tài. Ông không thấu hiểu nỗi thống khổ của nhân dân.
Vũ Như Tô bị đặt vào mâu thuẫn không thể hóa giải, điều hòa: một bên là khát vọng nghệ thuật, một bên là đời sống của nhân dân. Bởi vậy, cuối cùng ông đã nhận lấy cái kết vô cùng bi thảm. Vũ Như Tô bị hiểu lầm và bị kết tội: Nhân dân coi bạo chúa và Vũ Như Tô là một là hai người gây ra tội ác: “Bạo chúa đã chết, còn thằng Vũ Như Tô đem phanh thây thành trăm mảnh”.
Ông không chỉ bị nhân dân kết tội mà giấc mộng cuộc đời ông, ông đã dồn biết bao tài năng và tâm sức xây dựng Cửu Trùng Đài giờ cũng rơi vào tuyệt vọng, Cửu Trùng Đài bị phá hủy. Trước cảnh tượng Cửu Trùng Đài rực cháy, Vũ Như Tô rú lên kinh hoàng, tất cả giấc mộng đẹp tan tành, sụp đổ, đó là tiếng rú kinh hoàng, sợ hãi. “Thông thế là hết, dẫn ta đến pháp trường” – Vũ Như Tô người sáng tạo cái đẹp cũng bị giết.
Cái chết của Vũ Như Tô là một kết cục tất yếu vì Cửu Trùng Đài là một công trình đẹp, tuyệt mỹ nhưng nó lại là biểu hiện của cái xấu, cái ác, nên tất yếu nó sẽ bị hủy diệt. Qua đó Nguyễn Huy Tưởng cũng nêu lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải xuất phát từ cuộc sống và phục vụ con người mới có thể tồn tại nếu không nó tất yếu sẽ bị diệt vọng.
Ngoài nhân vật Vũ Như Tô, ta cũng không thể không nhắc đến Đam Thiền. Bà là một cung nữ xinh đẹp, tài năng nhưng bị bỏ rơi. Đam Thiền là người yêu cái đẹp, cái thái độ “biệt nhỡn liên tài”, chính bà là người đã khuyên Vũ Như Tô nên ở lại để xây dựng Cửu Trùng Đài điểm tô cho đất nước, cũng chính bà đã khuyên Như Tô trốn đi khi xảy ra biến loạn. Và bà tình nguyện ở lại để bảo vệ Cửu Trùng Đài bởi “tôi chết đi không thiệt hại cho đời”.
Cũng như Vũ Như Tô, Đan Thiềm cũng rơi vào bi kịch vỡ mộng: hi sinh tất cả danh dự tính mạng để bảo vệ Cửu Trùng Đài nhưng cuối cùng vẫn phải chết. Đau đớn hơn trước khi chết còn phải chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài bị đốt phá tan tành. Người bà hết lòng bảo vệ là Vũ Như Tô cũng bị đưa ra pháp trường.
Hồi năm của vở kịch Vũ Như Tô đã được Nguyễn Huy Tưởng sử dụng ngôn ngữ kịch điêu luyện, mang tính tổng hợp cao. Nhịp điệu lời thoại nhanh, gấp gáp, sử dụng những câu văn ngắn cho thấy tình thế cấp bách. Tính cách, tâm trạng nhân vật được bộc lộ rõ nét.
Với các lớp kịch linh hoạt, tự nhiên tác giả đã tái hiện thành công hồi kịch thứ năm. Qua hồi kịch này ông gửi gắm sự cảm thông với bi kịch của Vũ Như Tô, đồng thời đặt ra vấn đề mối quan hệ hài hòa giữa nghệ thuật và con người. Không chỉ vậy xã hội cần trân trọng, nâng niu những tài năng nghệ thuật, để họ có thể phát huy tài năng của bản thân, xây dựng sự giàu đẹp cho đất nước.
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Bài Lưu Biệt Khi Xuất Dương 💧 15 Bài Văn Hay
Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Nhân Vật Vũ Như Tô – Mẫu 9
Bài văn phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài nhân vật Vũ Như Tô sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý làm bài phong phú hơn.
Lịch sử đi qua để lại những câu chuyện khiến người đời sau phải suy ngẫm, phải tìm hiểu. Dựa trên một câu chuyện có thật ở dưới triều đại vua Lê Tương Dực, Nguyễn Huy Tưởng đã dùng tài năng của mình để sáng tạo ra một câu chuyện, một vở kịch mang tên Vũ Như Tô. Tác phẩm miêu tả sự xung đột kịch tính giữa giai cấp cầm quyền với lợi ích của nhân dân, giữa nghệ thuật chân chính với đời sống thực tế. Những điều đó được thể hiện thật rõ qua nhân vật chính của tác phẩm – người kiến trúc sư tài ba Vũ Như Tô.
Vở kịch Vũ Như Tô được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác năm 1941, và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được trích từ hồi thứ năm của vở kịch trên. Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử viết về sự kiện xảy ra dưới thời vua Lê Tương Dực ở kinh thành Thăng Long, khoảng năm 1516 – 1517. Khi đó, Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba của đất nước, bị vua Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài – một lâu đài hoa lệ chín tầng để làm nơi ăn chơi lạc thú với đám cung nữ của hắn.
Thế nhưng, Vũ Như Tô – một người nghệ sĩ chân chính, gắn bó với người dân nghèo quyết tâm khước từ lời đề nghị của tên hôn quân ấy. Cho đến khi Đan Thiềm – một cung nữ trong cung, vì mến mộ tài hoa của Vũ Như Tô nên đã khuyên nhủ ông dùng hết tài năng của mình, lợi dụng tiền bạc và quyền lực của Lê Tương Dực để xây dựng một Cửu Trùng Đài hoa lệ “bền như trăng sao”, “tranh tinh xảo với hoá công”, “để dân ta nghìn thu còn hãnh diện”, và cũng là để phô diễn hết tài năng của ông.
Vũ Như Tô nghe lời Đan Thiềm, chấp nhận lời đề nghị của vua, từ đó, ông dồn hết tâm trí vào việc xây dựng Cửu Trùng Đài, Thế nhưng, chính vì vậy mà ông đã vô tình gây nên những thảm cành như sưu thuế, bóc lột, tróc nã thợ giỏi, những người chết vì tai nạn, người bị giết vì bỏ trốn,…
Và giờ đây, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị bóc lột lên tới đỉnh điểm, mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và những người thợ của ông cũng vào hồi gay cấn. Chính trong thời điểm ấy, quận công Trịnh Duy Sản đã cầm đầu phe phản loạn dấy binh làm phản, giết vua, lôi kéo những người thợ thuyền, giết chết Đan Thiềm, Vũ Như Tô và đốt bỏ Cửu Trùng Đài – tâm huyết của Vũ Như Tô.
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là hồi cuối của vở kịch, khi mà Trịnh Duy Sản đã làm phản, giết vua, sai người truy bắt Đan Thiềm và Vũ Như Tô. Đoạn trích không chỉ làm nổi bật lên bi kịch của người nghệ sĩ tài ba – Vũ Như Tô khi mắc vào bi kịch giữa cuộc sống và nghệ thuật mà còn thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa hai lĩnh vực đó. Ở Vũ Như Tô, người ta thấy được sự tài hoa trong con người ông, thấy được nhân cách, lý tưởng trong nghề nghiệp, thế nhưng ta cũng thấy được cái bi kịch đau đớn giữa nghệ thuật và cuộc sống mà ông mắc phải.
Trước hết, khi tìm hiểu về Vũ Như Tô, người ta thấy ở ông là một bậc nghệ sĩ tài hoa xuất chúng vô cùng. Điều đó được thể hiện qua những lời khen của Lê Tương Dực với ông “hắn là một người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muôn kiểu hồ, vẽ những vườn hoa lộng lẫy như Bồng lai” hay “Hắn còn là một tay hội họa khác thường: Chỉ một vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh hóa công”.
Những lời khen có cánh ấy dành cho Vũ Như Tô chẳng phải không dưng mà có nếu như ông không có tài năng, chỉ là một kẻ tầm thường. Một kiến trúc sư phải sống nơi quê nhà, không dám phô trương tài năng vì sợ vua tróc nã mà lại có tiếng tăm đến cả tai vua, khiến một tên hôn quân như Lê Tương Dực cũng phải mở lời khen thì tài hoa của ông phải là xuất chúng “ngàn năm dễ có một”.
Tài năng của Vũ Như Tô hầu hết được thể hiện qua lời nói của Lê Tương Dực, và cũng chính Lê Tương Dực nói rằng: “Cửu Trùng Đài tới nay không ai dựng nổi, rồi đây Vũ sẽ xây nhanh chóng như đài nhất dạ, huy hoàng tráng lệ như đài Cô Tô”, rằng chỉ có Vũ Như Tô mới có thể xây dựng được cái cung điện nguy nga ấy. Và đó cũng là lý do khiến ông bị bắt về kinh thành khi đang ở ẩn tại quê hương.
Đến khi bị điệu vào cung cấm, cũng chính vì tài năng ấy mà ông mới được Đan Thiềm mến mộ. Và Đan Thiềm cũng là người duy nhất giúp đỡ ông trong cái cung điện lạnh lẽo và thiếu tình người ấy. Có thể nói, Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài hoa, là một kiến trúc sư hết mực xuất chúng, được mọi người công nhận. Ông hiện thân cho cái đẹp, cho sự say mê và sáng tạo cái đẹp. Không chỉ có tài hoa, ông còn là một người nghệ sĩ với nhân cách lớn, hoài bão lớn, lý tưởng nghệ thuật lớn.
Khi đọc Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, người ta mới thấy thấm thía được cái nhân cách của Vũ Như Tô. Đó là khi ông cương quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài cho tên “vua lợn” Lê Tương Dực vì cho rằng đó chỉ là chốn ăn chơi sa đọa cho hắn chứ chẳng giúp ích gì được cho nhân dân. Dù rằng Lê Tương Dực mang cái chết ra để ép ông, ông cũng một mực từ chối, không muốn giúp sức cho một kẻ làm hại nhân dân “tôi thề là đành chết chứ không chịu làm gì”.
Ông còn cho rằng xây dựng lên một lâu đài tráng lệ cho một tên hôn quân hại nước “một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô”. Và nếu xây dựng cho hắn công trình ấy, ông sẽ là người có tiếng xấu muôn thuở, là một kẻ sĩ đã chịu trói dưới tay cường quyền “Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế, muôn năm làm bia miệng cho người đời được”, mà điều đó thì không phải là tôn chỉ hành động của người nghệ sĩ chân chính như ông.
Những điều kể trên đã cho thấy một Vũ Như Tô – một người nghệ sĩ lớn với nhân cách lớn. Tuy tài hoa là vậy, nhưng ông thà chịu chết, thà làm một kẻ nghèo hèn chứ nhất quyết không chịu đem mình, đem tài hoa trời phú để phục tùng cho một kẻ bạo ngược, dâm ô như Lê Tương Dực được. Ngoài ra, nếu đọc thêm về tác phẩm, ta còn thấy được rằng khi được Lê Tương Dực ban thưởng, ông đã đem hết những của cải đó mà chia cho thợ thuyền, điều đó cũng bộc lộ được một phần nhân cách lớn trong con người ông.
Hơn thế, là một người nghệ sĩ, lại là người nghệ sĩ tài hoa, ông không thể không có những hoài bão cho riêng mình. Hoài bão của người kiến trúc sư xuất chúng ấy là xây lên được một công trình mà khiến cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”.
Có thể thấy rằng, hoài bão của ông vô cùng lớn lao, vô cùng cao đẹp, ông mong muốn dùng tài năng của mình để phục vụ nhân dân, cho lợi ích của đất nước, để lưu danh một đất nước với kiến trúc vượt bậc chứ không phải lưu danh tên tuổi của ông. Ông muốn xây dựng những “lâu đài tráng quan, điểm xuyết cho đất nước”, hay những công trình “bền như trăng sao”. Ôi, ước mơ của Vũ Như Tô thật quá đỗi to lớn và cao quý, đúng như nhân cách con người ông vậy!
Tài năng là thế, nhân cách cao đẹp là thế, lý tưởng nghệ thuật đẹp đẽ là thế nhưng ông vẫn như những người nghệ sĩ khác, đó là mắc vào cái bi kịch giữa nghệ thuật và cuộc sống. Đó là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của cuộc đời và cái chết của Vũ Như Tô.
Như Bác Hồ luôn luôn dặn dò những người nghệ sĩ rằng “viết để phục vụ nhân dân”, “viết để nhân dân hiểu”, tức là nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phải phục vụ được đời sống cho nhân dân.
Thế nhưng, khi đất nước ta còn nghèo, dân ta còn đói khổ thì những công trình to lớn, mang tầm vóc như lý tưởng của Vũ Như Tô liệu chăng có phù hợp với hoàn cảnh bất ngờ? Không, không bao giờ là phù hợp! Thế nhưng, Vũ Như Tô lại không hiểu được điều đó, và nó đã dẫn tới cái bi kịch cuối cùng là Cửu Trùng Đài – tâm huyết của Vũ Như Tô bị đốt bỏ, còn ông thì bị giết chết.
Khát khao mang cái đẹp lại cho đời của ông chưa bao giờ là sai trái, ông nghe lời Đan Thiềm, muốn lợi dụng Lê Tương Dực để xây dựng lên một công trình “tranh tinh xảo với hóa công”. Ấy thế nhưng cái mong muốn của ông lại đổi bằng tính mạng của những người thợ thuyền, sức lao động của những con dân trong xã hội, … Vì lý tưởng của ông mà dân chúng đói khổ càng đói khổ hơn, triều đình tróc nã những thợ giỏi rồi thẳng tay chém giết những người bỏ trốn, …
Điều đó thật quá ư tàn nhẫn, lý tưởng của Vũ Như Tô đã giẫm lên xương máu của nhân dân rồi. Ông mải mê sống với lý tưởng của mình mà quên đi rằng nghệ thuật chỉ đẹp khi gắn liền với cuộc sống, để phục vụ nhân dân. Một lâu đài nguy nga tráng lệ “bền như trăng sao”, “tranh tinh xảo với hóa công” để làm gì khi dân còn nghèo, còn khổ? Xa rời cuộc sống, xa rời nhân dân chính là lý do làm nên bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa Vũ Như Tô.
Đến khi bị dẫn ra pháp trường, bị quân phản loạn bắt trói, Vũ Như Tô vẫn khăng khăng cho rằng lý tưởng của mình không hề sai, “ta tội gì?”, ông đã kêu lên như thế! Ông vẫn cho rằng dùng hết tài hoa của mình để “tô điểm cho đất nước” thì điều đó có gì là sai trái chứ, ông hết lời phân trần “dẫn ta ra mắt An Hòa Hầu, để ta phân trần, để ta giảng giải, cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước…”.
Thế nhưng, ông càng nói càng khiến những quân sĩ cười ầm, khinh bỉ “câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay…Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ”. Thế nhưng, ông vẫn không hiểu, dù bị họ sỉ vả, làm nhục nhưng Vũ Như Tô vẫn cho rằng mộng lớn của ông, Cửu Trùng Đài ông xây chưa bao giờ là một sai lầm.
Cuộc đời của ông còn không sánh bằng tòa lâu đài đẹp đẽ ấy “Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài”. Cho đến khi có tiếng reo hò vui vẻ “Cửu trùng Đài đã cháy”, ông mới chợt vỡ ra, nhận ra rằng cái mộng lớn kia đã tan tành, lý tưởng sụp đổ “Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”.
Có thể thấy rằng kết cục của Vũ Như Tô dường như đã được định sẵn, là tất yếu và Cửu Trùng Đài cũng vậy. Bởi tuy Cửu Trùng Đài kia là cái đẹp nhưng lại xây trên xương máu, trên sự bóc lột nhân dân còn Vũ Như Tô lại là người đứng trên cái đẹp đó mà nhìn xuống nhân dân, chứ không hề đứng ở lập trường của quần chúng mà nhìn về nghệ thuật. Cái đẹp xa rời quần chúng thì cái đẹp ấy vĩnh viễn không thể tồn tại được.
Từ đầu tới cuối, Vũ Như Tô luôn băn khoăn, luôn không hiểu “tôi làm gì nên tội?” nhưng trước khi chết ông lại hỏi “ta tội gì?”, phải chăng ông đã thức tỉnh, nhưng thức tỉnh mà vẫn còn băn khoăn. Bởi đốt phá Cửu Trùng Đài xây trên xương máu của nhân dân là đúng, nhưng đốt Cửu Trùng Đài là công trình tô điểm cho đất nước thì có đúng hay chăng? Đến cuối cùng, qua bi kịch, Vũ Như Tô nhận ra rằng nghệ thuật phải vị nhân sinh mới là nghệ thuật, giống như nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao, cũng nhận ra điều ấy mãi về sau này.
Qua tác phẩm, ta thấy được tài năng của Nguyễn Huy Tưởng khi biến một sự kiện có thật thành một câu chuyện khiến người đọc phải trầm ngâm, suy tưởng về ý nghĩa của nó. Với giọng điệu giản dị, ngôn từ giàu sức biểu cảm, ông đã tạo nên một vở kịch ghi lại được những bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa khi sống trong lý tưởng mà xa rời cuộc sống thực tế. Đồng thời, như một nhà văn lão luyện, ông đã làm dậy lên cái tâm trạng phức tạp của những người nghệ sĩ khi rơi vào bi kịch cuộc đời.
Vũ Như Tô – một nhân vật giả tưởng thế nhưng lại đem cho chúng ta thật nhiều những suy nghĩ không chỉ về nghệ thuật mà còn trong cả cuộc sống. Là một người nghệ sĩ chân chính thì phải đem tài hoa của mình phục vụ nhân dân, đó mới là lý tưởng xứng đáng với người nghệ sĩ. Qua Vũ Như Tô, người đọc càng khâm phục tài năng viết chính kịch của Nguyễn Huy Tưởng đồng thời là lý tưởng của người nghệ sĩ như ông.
Chia sẻ cùng bạn 🌹 Phân Tích Tình Yêu Và Thù Hận 🌹 8 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Phân Tích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Giáo Án – Mẫu 10
Tài liệu văn phân tích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài giáo án sẽ là nội dung tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là một tác giả nổi tiếng với những tác phẩm mang tính lịch sử. Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam ở lĩnh vực tiểu thuyết và kịch. Nhiều tiểu thuyết của ông đã được dựng thành phim như Đêm hội long trì. Ông có nhiều vở kịch nổi tiếng trong đó có tác phẩm Vũ Như Tô với 5 hồi. Trong trương trình Ngữ văn 11, Bộ Giáo dục đã đưa hồi 5 của vở kịch vào giảng dạy với tên gọi Vĩnh biệt cửu trùng đài.
Đoạn trích về đoạn cuối cuộc đời của kiến trúc sư nổi tiếng Vũ Như Tô. Khi ông xây dựng Cửu trùng đài cho vua hôn quân Lê Tương Dực. Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài, độc giả sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh của chế độ phong kiến thối nát thời vua Lê chúa Trịnh. Thấy được sự cơ cực lầm than của dân và những con người tài hoa, nghệ sĩ.
Mâu thuẫn đầu tiên mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nói tới đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động lầm than, khốn khổ với bọn hôn quân vô đạo, cường hào quan lại với lối sống xa hoa trụy lạc. Căng thẳng này đã ủ mầm từ trước đó, nhưng tới khi vua Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô phải xây Cửu trùng đài thì mâu thuẫn đó bị đẩy lên cao trào, đỉnh điểm.
Mâu thuẫn thứ hai đó chính là giữa những con người tài hoa nghệ sĩ giỏi như kiến trúc sư Vũ Như Tô. Ông là một người nghệ sĩ chân chính. Ông có hoài bão, ước vọng và tâm huyết muốn cống hiến, đem lại cái đẹp cho đời.
Thế nhưng, Lê Tương Dực cùng bè lũ tay sai lại mượn uy quyền, tiền bạc của mình để làm những việc mà chúng cho là ước mơ lớn. Chúng ép dân, vơ vét của cải, bắt dân lao động cực khổ để thực hiện thú vui của chúng. Đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật chân chính, cao siêu với lợi ích thiết thực trong cuộc sống của nhân dân.
Từ những điều đó, đã đẩy Vũ Như Tô và Cửu trùng đài vào bi kịch thảm hại không lối thoát. Vũ Như Tô là một trong những mấu chốt làm nên Cửu trùng đài. Ông vốn là một kiến trúc sư thiên tài, luôn có đam mê sáng tạo vì cái đẹp. Ông được người đời nhận xét là “ngàn năm chưa dễ có một”. Tài năng của Vũ Như Tô được Nguyễn Huy Tưởng kể lại “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”.
Không những tài hoa, ông còn là một nghệ sĩ có nhân cách lớn lao. Ông là người có khát vọng, có lý tưởng nghệ thuật cao quý. Bởi thế, dù lúc đầu vua Lê Tương Dực dọa giết, nhưng ông vẫn khăng khăng từ chối xây Cửu trùng đài. Chỉ sau khi bị thuyết phục bởi người bạn tri kỷ, mong ông xây dựng một tòa lâu đài bền vững cho đất nước thì ông mới chấp nhận. Bởi ông muốn cống hiến tài năng của mình cho dân tộc chứ không phải cho bọn hôn quân vô đạo.
Phân tích đến đây, độc giả có thể nhận thấy điểm giống nhau giữa Vũ Như Tô và tử tù Huấn Cao (trong Chữ người tử tù). Huấn Cao cũng là một người nghệ sĩ tài năng. Nhưng chữ của ông chỉ dành tặng những người biết đạo nghĩa.
Vũ Như Tô cũng vậy, khi bắt đầu xây Cửu trùng đài, ông đã dò hết tâm huyết. Ông không hề hám lợi. Khi được vua ban thưởng, ông đem chia hết cho đám thợ thuyền. Tuy nhiên, dù ông làm thế nào thì ước mơ và lý tưởng nghệ thuật của ông vẫn không thể hòa hợp với đời sống xã hội nghèo đói, lầm than của nhân dân lúc bấy giờ. Do đó, không ít lần ông rơi vào tâm trạng bi kịch, khi tự hỏi việc xây Cửu trùng đài đúng hay sai?
Có thể nói, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng Vũ Như Tô là một nhân vật đầy bi kịch. Bởi trong chính con người ông cũng tồn tại những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Ông có những khát vọng và hoài bão lý tưởng lớn nhưng lại có cách làm sai. Chỉ khi bị bắt và Cửu trùng đài bị đốt cháy, ông mới thức tỉnh. Thật là ai oán xót thương cho một con người tài hoa mà sinh ra không hợp thời thế.
Bên cạnh nhân vật Vũ Như Tô mê cái đẹp, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa thêm nhân vật Đan Thiềm, một người đam mê cái tài. Nàng là người bạn tri âm, tri kỷ duy ở trong triều đình, thực sự hâm mộ cái tài của Vũ Như Tô. Hiểu nỗi lòng mâu thuẫn của kiến trúc sư, Đam Thiềm luôn cố gắng ở bên khích lệ, động viên và giúp đỡ Như Tô bảo vệ và xây dựng lâu đài. Không những thế, nàng là còn người thông minh, luôn bình tĩnh trước mọi tình huống.
Biết rằng Cửu trùng đài không thành, nàng tìm mọi cách bảo vệ con người tài năng Vũ Như Tô. Nàng khuyên ông hãy trốn đi trước khi quân nổi dậy đến vây bắt. Nàng cũng sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình để cứu lấy nhà kiến trúc sư tài giỏi. Đến khi Vũ Như Tô không chịu đi, thì nàng cảm thấy đau đớn xót thương.
Có thể nói, qua đoạn trích, độc giả thấy rõ được nhân vật Đan Thiềm. Nàng không chỉ là một người chuộng cái tài mà con biết nhìn nhận cái đẹp. Qua đây độc giả nhận thấy cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả Nguyễn Huy Tưởng rất dứt khoát. Ông miêu tả cảnh giải quyết xung đột đó bằng việc dân quân nổi dậy, đốt phát Cửu trùng đài và giết vua. Những con người sống trong cảnh ức hiếp lâu ngày giờ không thể chịu được nữa mà vùng lên đấu tranh. Đó là kết cục hiển nhiên mà mâu thuẫn giai cấp phải có.
Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu với lợi ích thực tiễn, nhu cầu đơn thuần của người dân lại chưa được giải quyết. Vì thế, cái ác cái tàn bạo của hôn quân vô đạo Lê Tương Dực được nhận rõ, nhưng cái tội hay cãi công của kiến trúc sư Vũ Như Tô thì chưa thể luận. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chỉ mới dùng lại ở việc nêu vấn đề và để ngõ. Có lẽ ông muốn để tự người đọc ngẫm nghĩ và đưa ra cách giải quyết cho riêng mình.
Hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô nói về vấn đề cái đẹp. Nó nêu ra mối quan hệ còn nhiều khúc mắc giữa đời sống nhân dân thực tế với tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn, cao siêu. Qua đây, tác giả Nguyễn Huy Tưởng cũng muốn bày tỏ sự thông cảm và trân trọng với những tài năng nghệ sĩ, có lý tưởng hoài bão nhưng lại rơi vào bi kịch.
Tiếp theo đón đọc 🍃 Phân Tích 10 Câu Cuối Bài Vội Vàng 🍃 16 Bài Cảm Nhận Hay