Chia sẽ 7+ bài văn mẫu phân tích truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ngắn gọn hay nhất giúp các bạn tham khảo làm văn điểm cao nhất.
Giới thiệu truyện ngụ ngôn rùa và thỏ
“Rùa và Thỏ” là một trong những truyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của Aesop. Câu chuyện kể về một cuộc đua giữa một con rùa chậm chạp và một con thỏ nhanh nhẹn. Thỏ, tự tin vào tốc độ của mình, đã chế giễu rùa và chấp nhận lời thách đấu của rùa để chạy đua.
Trong cuộc đua, thỏ nhanh chóng bỏ xa rùa và quyết định nghỉ ngơi, tự tin rằng mình sẽ dễ dàng chiến thắng. Tuy nhiên, trong khi thỏ ngủ, rùa vẫn kiên trì tiến về đích một cách chậm rãi nhưng đều đặn. Khi thỏ tỉnh dậy và chạy hết sức, thì đã quá muộn, rùa đã về đích trước.
Câu chuyện mang lại bài học quý giá: “Chậm mà chắc thì thắng cuộc”. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên trì và không nên tự mãn với khả năng của mình.
Xem thêm: Tóm Tắt Truyện Rùa Và Thỏ
Ý Nghĩa Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ
Truyện Rùa và Thỏ tuy là một câu truyện đơn giản nhưng đã cho chúng ta một bài học rất quý giá là chậm mà ổn định sẽ chiến thắng nhanh mà ẩu đoảng. Chỉ cần chúng ta kiên trì, chắc chắn sẽ thành công”. Nhưng khi áp dụng bài hoc này vào cuộc sống thực tế ta cần lưu ý rằng: bởi vì cuộc sống không có gì là cố định cả, nó luôn bất biến và thay đổi, đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải có một sự sáng tạo mới trong suy nghĩ, một nhận thức mới sao cho phù hợp với cuộc sống này.
Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ca ngợi những con người có ý chí, kiên trì, bền bỉ, cần cù và chịu khó. Và tất nhiên lên án những người lười biếng, khoe khoang, tự cao, kiêu ngạo, xem bản thân là giỏi nhất và xem thường người khác. Truyện còn nhắc nhở chúng ta rằng nhiều người có tài năng thiên bẩm nhưng lại bị hủy hoại vởi chính sự lười nhác, kiêu ngạo, khoe khoang, mặt khác, điềm tĩnh, nhiệt huyết và bền chí có thể chiến thắng lười biếng. Các thành ngữ “chậm mà chắc” hay “tính kiên trì chiến thắng” là để động viên, khích lệ tinh thần những người làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
Qua hình ảnh chú rùa trong câu chuyện Rùa và Thỏ đó là một bài giáo dục về tính kiên trì, siêng năng, nhẫn nại, không tự cao tự đại, không làm việc bất cẩn, thiếu kỉ luật.
Tham khảo: Kể Lại Câu Chuyện Rùa Và Thỏ
6 Ý Tưởng Phân Tích Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ
Dưới đây là một số ý tưởng để phân tích truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”:
Chủ đề về sự kiên trì
- Phân tích cách mà sự kiên trì và bền bỉ của rùa đã giúp nó chiến thắng trong cuộc đua, dù tốc độ chậm hơn thỏ rất nhiều.
Sự tự mãn và hậu quả
- Thỏ đã quá tự tin vào khả năng của mình và coi thường đối thủ, dẫn đến việc thua cuộc. Phân tích bài học về sự tự mãn và tầm quan trọng của việc không coi thường người khác.
Tính cạnh tranh và chiến lược
- So sánh chiến lược của rùa và thỏ trong cuộc đua. Rùa chọn cách đi chậm mà chắc, trong khi thỏ lại chủ quan và không có kế hoạch cụ thể.
Bài học về sự khiêm tốn
- Phân tích cách mà câu chuyện nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khiêm tốn và không nên đánh giá thấp người khác dựa trên vẻ bề ngoài hoặc khả năng hiện tại.
Ý nghĩa của câu chuyện trong cuộc sống hiện đại
- Liên hệ câu chuyện với các tình huống thực tế trong cuộc sống, như trong học tập, công việc, và các mối quan hệ xã hội. Phân tích cách mà những bài học từ câu chuyện có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Phân tích nhân vật
- Khám phá tính cách của rùa và thỏ, cách mà mỗi nhân vật đại diện cho những phẩm chất và thái độ khác nhau trong cuộc sống.
Những ý tưởng này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” và rút ra những bài học quý giá từ câu chuyện.
Dàn Ý Phân Tích Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ
SCR.VN gợi ý cho bạn mẫu dàn ý phân tích nhân vật Thỏ trong truyện Rùa và Thỏ đơn giản nhất cho các bạn học sinh!
1. Mở bài
– Giới thiệu nhân vật, tác phẩm
– Khái quát đặc điểm của nhân vật Rùa: kiên trì ……
– Khái quát đặc điểm của nhân vật Thỏ : kiêu căng, tự mãn, hợm hĩnh dẫn đến kết cục thua cuộc.
2. Thân bài
– Khái quát bối cảnh câu chuyện và hoàn cảnh xuất hiện nhân vật: câu chuyện xoay quanh thế giới loài vật trong rừng. Rùa và thỏ chạy thi để tìm ai là người chạy nhanh nhất. Thỏ nhanh nhưng kiêu căng, tự phụ dẫn đến kết cục thua cuộc. Rùa chậm chạp nhưng kiên trì, bền bỉ đã giành chiến thắng.
– Phân tích đặc điểm của thỏ dựa trên bối cảnh câu chuyện, lời nói, cử chỉ, hành động dựa trên hai đặc điểm chính:
– Thỏ kiêu căng, tự mãn, hợm hĩnh, tự cao về sức mạnh của mình.
– Thỏ coi thường người khác dẫn đến kết cục không tốt đẹp.
– Rùa kiên nhẫn và khôn ngoan. không coi thường đối thủ
– Bài học rút ra từ thỏ: không nên quá tự cao, tự đại, ở đời nên biết mình là ai
3. Kết bài
– Cảm nhận của em về nhân vật Thỏ và Rùa
– Liên hệ bản thân
SCR.VN Chia Sẻ Thêm ❤️️Phân Tích Truyện Tấm Cám ❤️️ Hay Nhất
Bài văn phân tích nhân vật Thỏ trong truyện rùa và thỏ
Dưới đây là bài văn phân tích nhân vật thỏ trong truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”:
Trong truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” của Aesop, nhân vật thỏ được khắc họa là một con vật nhanh nhẹn, tự tin nhưng lại quá tự mãn. Thỏ tin rằng với tốc độ vượt trội của mình, nó sẽ dễ dàng chiến thắng rùa trong cuộc đua. Tuy nhiên, chính sự tự mãn và chủ quan đã dẫn đến thất bại của thỏ.
Thỏ bắt đầu cuộc đua với sự tự tin cao độ, nhanh chóng bỏ xa rùa. Nhưng thay vì tiếp tục duy trì tốc độ, thỏ lại quyết định nghỉ ngơi và ngủ quên giữa chừng, tin rằng mình vẫn còn đủ thời gian để về đích trước rùa. Sự tự mãn này đã khiến thỏ mất cảnh giác và không nhận ra rằng rùa, dù chậm chạp, vẫn kiên trì tiến về phía trước.
Nhân vật thỏ trong truyện ngụ ngôn này đại diện cho những người tự tin quá mức vào khả năng của mình và coi thường đối thủ. Thỏ không chỉ tự mãn mà còn thiếu sự kiên nhẫn và không có kế hoạch cụ thể. Điều này dẫn đến hậu quả là thỏ bị rùa vượt qua và giành chiến thắng.
Qua nhân vật thỏ, truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” gửi gắm bài học về sự khiêm tốn và kiên trì. Thỏ đã phải trả giá cho sự tự mãn của mình, trong khi rùa, với sự kiên trì và quyết tâm, đã đạt được thành công. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta rằng không nên coi thường người khác và luôn cần phải nỗ lực, kiên trì trong mọi hoàn cảnh.
Nhân vật thỏ, dù có tốc độ vượt trội, nhưng lại thiếu đi những phẩm chất cần thiết để đạt được thành công bền vững. Đây là một bài học quý giá cho mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
Phân tích nhân vật Rùa trong truyện rùa và thỏ ngắn gọn
Dưới đây là bài văn phân tích nhân vật rùa trong truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” ngắn gọn hay nhất:
Trong truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” của Aesop, nhân vật rùa được khắc họa là một biểu tượng của sự kiên trì và bền bỉ. Dù chậm chạp và không có tốc độ nhanh như thỏ, rùa vẫn quyết tâm tham gia cuộc đua và không bao giờ từ bỏ.
Rùa bắt đầu cuộc đua với một tinh thần kiên định và không bị ảnh hưởng bởi những lời chế giễu của thỏ. Trong suốt cuộc đua, rùa duy trì một tốc độ ổn định và không ngừng tiến về phía trước. Sự kiên trì và quyết tâm của rùa đã giúp nó vượt qua mọi khó khăn và cuối cùng giành chiến thắng trước thỏ.
Nhân vật rùa trong truyện ngụ ngôn này đại diện cho những người không có lợi thế về tốc độ hay tài năng, nhưng lại có sự kiên trì và quyết tâm. Rùa không bị phân tâm bởi những yếu tố bên ngoài và luôn tập trung vào mục tiêu của mình. Điều này cho thấy rằng, trong cuộc sống, sự kiên trì và bền bỉ có thể giúp chúng ta đạt được thành công, dù có gặp phải bao nhiêu khó khăn.
Qua nhân vật rùa, truyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ” gửi gắm bài học về tầm quan trọng của sự kiên trì và không bao giờ từ bỏ. Rùa đã chứng minh rằng, dù có chậm chạp, nhưng nếu kiên trì và quyết tâm, chúng ta vẫn có thể đạt được mục tiêu của mình. Đây là một bài học quý giá cho mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.
7+ Mẫu Phân Tích Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ Hay Nhất
Qua những bài văn mẫu phân tích truyện Rùa và Thỏ ngắn gọn bên dưới sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo ôn tập thật tốt.
Phân Tích Truyện Rùa Và Thỏ Ngắn Gọn
Rùa và Thỏ là một câu chuyện rất quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người. Câu chuyện đã để lại cho các bạn đọc một bài học quý giá về sự kiêu căng, ngạo mạn sẽ đem lại một kết cục không hề tốt đẹp.
Truyện kể về một con Thỏ ỷ mình nhanh nhẹn mà chế nhạo chú rùa kia chậm chạp. Rùa rất tức giận với thái độ kiêu ngạo đó của Thỏ vậy nên đã hùng hổ thách thức Thỏ cùng thi chạy với mình. Nghe vậy thỏ ta không suy nghĩ gì mà đồng ý ngay.
Chúng bàn bạc về lộ trình và đích đến, rồi sau đó cùng bắt đầu thi đấu. Vốn đã nhanh nhẹn vậy nên chắc mấy chốc thỏ đã bỏ xa Rùa. Nghĩ rằng còn lâu Rùa mới đuổi kịp vậy nên Thỏ ta đã yên tâm nằm nghỉ dưới gốc cây, đánh một giấc ngủ dài. Khi tỉnh dậy vốn cho rằng Rùa vẫn chưa đuổi tới kịp vậy nhưng khi Thỏ quay sang nhìn cái đích bên kia, đã thấy chú Rùa chậm chạp nay chỉ còn cách vạch đính mấy bước chân.
Thỏ lao dậy, dốc hết mình chạy về phía trước một cách thật nhanh nhưng đã không còn kịp nữa rồi. Rùa đã về tới đích và chiến thắng Thỏ bằng sự kiên trì của bản thân mình.
Qua câu chuyện này ta có thể thấy chú Thỏ là người chủ quan, ngạo mạn, tinh ranh, cho bản thân mình là nhất. Ỷ mình nhanh nhẹn mà châm chọc chú Rùa chậm chạp. Và rồi sự kiêu căng ấy đã làm Thỏ nhận một kết cục thật cay đắng chính là thua Rùa một cách thật thảm hại.
Cũng như trong cuộc sống hằng ngày, ta từng được chứng kiến không ít người từ khi sinh ra đã được ông trời ban tặng cho khả năng đặc biệt song lại rơi vào những sai lầm gây chua xót bởi mê muội trong chiến thắng mà coi thường những người khác.
Sau câu chuyện này các bạn học có thể rút ra cho mình một bài học rất quý giá không nên có thái độ coi thường người khác giống như “nhìn mặt mà bắt hình dong”. Chú Rùa trong câu chuyện tuy có chút chậm nhưng vì sự kiên trì bền bị không chịu bị khuất phục mà đã chiến thắng được chú thỏ tự phụ, kiêu ngạo.
Phân Tích Nhân Vật Trong Truyện Rùa Và Thỏ Ngắn Hay
Như chúng ta biết “Rùa và thỏ” là câu chuyện vô cùng quen thuộc với chúng ta. Câu chuyện đem lại cho chúng ta bài học về sự kiêu căng, ngạo mạn sẽ gánh lấy hậu quả.
Câu chuyện kể về một con thỏ chế nhạo một con rùa chậm chạp. Mệt mỏi với thái độ kiêu ngạo của Thỏ, Rùa thách đấu Thỏ một cuộc đua. Thỏ nhanh chóng bỏ xa Rùa lại phía sau. Yên trí rằng mình sẽ thắng, Thỏ dừng lại nghỉ ngơi giữa cuộc đua để chợp mắt một lát. Tuy nhiên khi tỉnh giấc, Thỏ nhận ra đối thủ, kẻ vẫn kiên trì bò một cách chậm chạp, đã gần về đến đích trước mình, thỏ vội vàng chạy về đích nhưng không kịp nửa, rùa đã thắng thỏ bằng sừ kiên trì của mình.
Qua đó ta có thể hiểu thêm về đặc điểm của từng nhân vật trong câu chuyện này. Thỏ hiện lên là một kẻ tinh ranh, ngạo mạn, coi mình là nhất và không có sự đề phòng. Điều đó thể hiện rõ ở việc thỏ coi thường rùa sẽ không thể thắng được mình nên nó đã đi ngủ và kết cục là đã bại dưới tay rùa.
Còn rùa hiện lên là một người chậm chạp, có ý chí, niềm tin, nghị lực sẽ chiến thắng được thỏ. Và quả thực, nhờ nỗ lực và sự cố gắng không ngừng nên rùa đã thắng thỏ một cách trọn vẹn.
Như vậy qua câu chuyện ta cũng có thể hiểu thêm về hai kiểu người trong xã hội. Để từ đó ta rút ra bài học: không nên kiêu căng, ngạo mạn, coi thường người khác.
Mời Xem Thêm ❤️️Phân Tích Truyện Thầy Bói Xem Voi❤️️ Hay Nhất
Phân Tích Nhân Vật Truyện Ngụ Ngôn Rùa Và Thỏ Ngắn Nhất
Câu chuyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ chắc hẳn không còn xa lạ với các bạn lứa tuổi thiếu nhi, bởi nó mang những bài học vô cùng ý nghĩa và gần gũi với cuộc sống từ hai nhân vật đáng yêu Rùa và Thỏ. Nổi bật trong truyện là nhân vật Thỏ, có tính tình kiêu căng và xấu tính nên phải nhận những hậu quả và bài học thích đáng.
Xây dựng nhân vật Thỏ kể rằng trong một khu rừng nọ, có chú Thỏ chạy rất nhanh, tháo vát, được coi là nhân vật chạy nhanh nhất khu rừng, chính vì thế, Thỏ đâm ra tự mãn, không ai bằng được mình nên luôn khinh thường người khác, coi thường tất cả các loài vật trong khu rừng. Chế nhạo các loài vật khác và khoe khoang bản thân với khả năng chạy nhanh của mình.
Chính vì tính xấu đó, tất cả các loài vật trong rừng núi đều không thích Thỏ, và rất bất bình với những hành động của Thỏ. Ấy lúc bấy giò, có nhân vật Rùa, đúng với cái tên, Rùa chậm chạp, không có khả năng địch lại Thỏ, nên muốn cho Thỏ một bài học, Rùa thách đấu thi chạy với Thỏ. Lúc đầu, Thỏ nghe vậy thì cười to lắm, Rùa mà đòi thi với Thỏ nhưng rồi cũng đồng ý. Và ngày ấy đã đến, cuộc thi chạy giữa Thỏ và Rùa chính thức bắt đầu dưới sự cổ vũ của các loài vật trong rừng.
Cuộc thi bắt đầu, Thỏ nghĩ rằng rùa chậm chạp, không phải đối thủ của mình cho nên thỏ chủ quan, vừa chạy thi thỏ vừa nhởn nhơ đuổi bướm, hái hoa, ngủ trên đường. Còn rùa thì quá chậm chạp, kiên nhẫn đi từng bước, từng bước để đến đích. Nhưng trớ trêu thay cho khi tỉnh dậy thỏ giật bắn mình hoảng hốt khi rùa đã bỏ quá xa mình và sắp đến vạch đích.
Lúc này thỏ mới vội ba chân bốn cẳng chạy đuổi theo cho rùa nhưng tất cả đã muộn, rùa đã chiến thắng bằng sự kiên trì và nhẫn nại của mình. Thỏ vốn được mệnh danh là loài vật chạy nhanh nhất, nhưng với tâm lí chủ quan nên phải nhận bài học thích đáng, vì quá chủ quan hái hoa bắt bướm, coi thường người khác nên phải nhận thất bại trong sự xấu hổ vô cùng.
Rùa về đích dưới sự cổ vũ của tất cả các loài vật, Rùa đã dạy cho Thỏ một bài học vô cùng thích đáng là ở đời chớ nên coi thường người khác, người giỏi còn có người giỏi hơn, không nên mang tính kiêu căng, khoác loác. Có thể thấy, Thỏ nhanh nhẹn là điều không bàn cãi, trong cuộc thi nếu cạnh tranh thật sự công bằng thì rõ ràng Thỏ sẽ giành chiến thắng. Nhưng tính tình của Thỏ mải chơi và coi thường người khác nên thất bại thảm hại và có được bài học nhớ đời. Xây dựng nhân vật Thỏ hiện lên nổi bật bởi các biện pháp nghệ thuật độc đáo, mang những nét ấn tượng riêng biệt.
Câu chuyện Rùa và Thỏ chính là bài học có giá trị rất lớn không chỉ ở thế hệ trẻ mà còn đối với tất cả mọi người hãy luôn sống khiêm tốn, tránh coi thường người khác và có tính tự cao. Như vậy, ta mới dễ dàng đi đến thành công, đón nhận niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Nghị Luận Phân Tích Đánh Giá Truyện Rùa Và Thỏ Điểm Cao
Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ xoay quanh hai nhân vật chính là Rùa và Thỏ, mỗi người mang một tính cách và phong cách sống khác nhau.
Thỏ là một con thú nhanh nhẹn, luôn chạy nhanh và muốn đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng. Trong khi đó, Rùa lại chậm chạp và kiên nhẫn, không bao giờ vội vàng. Truyện kể về cuộc đua giữa hai con vật này, và kết quả cuối cùng là Rùa chiến thắng.
Một trong những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ là cách tác giả sử dụng nhân vật động vật để truyền đạt thông điệp. Bằng cách đó, tác giả tạo ra một câu chuyện hấp dẫn và dễ hiểu, giúp người đọc dễ dàng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, việc sử dụng hai nhân vật có tính cách trái ngược nhau cũng tạo ra sự tương phản và gây sự chú ý cho câu chuyện. Truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ còn mang đến nhiều bài học quý giá.
Từ câu chuyện này, chúng ta học được rằng sự kiên nhẫn và đều đặn có thể đem lại thành công, trong khi sự vội vã và hấp tấp thường dẫn đến thất bại. Truyện cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu và làm việc hết mình để đạt được nó.
Đọc thêm bài ❤️️Phân Tích Truyện Ngụ Ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng ❤️️ Hay Nhất
Phân Tích Nhân Vật Trong Truyện Rùa Và Thỏ Điểm 10
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn thế giới , La phông ten là một tên tuổi nổi tiếng với những câu truyện ngụ ngôn vừa hài hước , vừa dí dỏm.Và khi nhắc đến nhà ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp này,ta chẳng thể nào quên câu truyện “Rùa và Thỏ” cùng nhân vật Rùa.Đây là nhân vật đã để lại cho người đọc những ấn tượng khó phai cùng những bài học làm người vô cùng thấm thía.Rùa cũng chính là nhân vật khiến em phải khán phục trước ý chí kiên cường ấy!
Trước hết khi đọc qua câu truyện ai cũng biết Rùa là một người có ý chí kiên cường,không bị gục ngã trước những lời nói cay nghiệt của Thỏ ta,dám gạ đua với kẻ mạnh hơn mình để chứng minh bản thân.Thể hiện ở việc sau khi Rùa ta nghe những lời nói không hay từ Thỏ đã dám đứng lên phản kháng,thách đầu với thỏ.Hôm thi đấu,Ruà cắm đầu chạy về đích còn thỏ mải chơi vì nghĩ đằng nào rùa cũng thua nhưng đến khi Rùa ta đã về gần đến đích thì đã quá muộn.Nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ và ý chí mãnh liệt của bản thân Rùa ta đã thắng và THỏ cũng phải khuất phục trước Rùa kẻ từng bị mình kinh thường và chế diễu.
Làm nên thành công cho truyện “Rùa và Thỏ” chúng ta phải kể đến nghệ thuật xâu dựng nhân vật của tác giả.Cách xây dựng nhân vật gần gũi,sinh động thông qua nhiều phương diện như suy nghĩ , hành động , việc làm.Tạo dựng bối cảnh tự nhiên độc đáo.Các tình tiết của truyện được sắp xếp hợp lí mức dộn gay cấn của truyện tăng dần tạo sưc lôi cuống cho người đọc.Kết truyện dễ hiểu để lại cho chúng ta bao nhiêu bài học ý nghĩa.
Truyện “Rùa và Thỏ” muốn khuyên nhủ chúng ta hãy giữ vững tính kiên cường của bản thân,đừng để bản thân gục ngã trước những lời nói của những người xung quanh.Không có gì là không làm được chỉ là ta có cố gắng hay không.Cũng như nhân vật Rùa nhờ sự nỗ lực,cố gắng không ngừng nghỉ để giúp cậu ta thắng thỏ một kẻ ngạo mạn hay khinh thường người khác.
Qua câu truyện chúng ta đã khái quát được được điểm của một kiểu người trong xã hội:Kinh thường người khác,quá tự cao với bản thân mình và kết quả không được như ý muốn.Câu truyện trên là một bài học quý giá trong cuộc sống mỗi người,giúp chúng ta hiểu ra hậu quả và loại bỏ những tính cách xấu không đáng có của mỗi người.
Bài văn phân tích câu chuyện rùa và thỏ
Em là một chú rùa chậm chạp. Nhưng vào một ngày nọ, em đã thắng trong cuộc thi chạy cùng với người chạy nhanh nhất trong khu rừng chình là thỏ. Câu chuyện diễn ra như sau:
Vào một ngày nọ, chú thỏ kiêu ngạo nói với mọi người rằng :”Em là người chạy nhanh nhất trong khu vườn này. Có ai muốn chạy thi với em để chứng minh lời nói của emrất đúng không.” Đúng lúc đó em đi ngang qua, nghe được những lời hống hách của thỏ em bực mình và nói em muốn thi với chú.
Thỏ cười ngạo em và nói: ” Ấy ấy em không muốn thi với bác đâu. Sợ bác thua, bác buồn, mọi người lại nói em thế này thế nọ”. Có gì đâu chứ. Chúng ta cứ thi thử xem ai thắng ai bại. Em biết em sẽ thua nhưng em không chịu được sự kiêu ngạo của thỏ.
Rồi cuộc thi bắt đầu. em chỉ có chạy được mấy bước mà thỏ đã chạy được nửa quãng đường. Thỏ chạy một lúc, rồi chú thấy một cái cây to. Chú nghĩ: “Mình cứ ngồi nghỉ ở đây một lúc rồi chạy tiếp. Có khi đến lúc đó rùa mới chạy chưa được nửa quãng đường”. Vì mệt quá, thỏ vừa nằm xuống gốc cây đã ngủ thiếp đi luôn.
Cho đến khi em dã chạy gần đến đích thì thỏ mới thức dậy. Thỏ giật mình khi thấy em đã về gần đến đích. Chú đứng dậy và cố gắng chạy thật nhanh để đuổi kịp em. Nhưng không, cuối cùng em đã về đến đích. Em đã thắng cuộc rồi, em rất vui vẻ. Mọi người tung hô em và đồng thanh nói: Rùa vô địch! Rùa vô địch!
Nhờ sự kiên trì của mình mà em đã thắng thỏ. Còn thỏ thì đã nhận được một bài học nhớ đời. thỏ đã hiểu rằng cái gì cũng phải cần sự kiên trì mới thành công. nếu chủ quan bạn sẽ không thể thành công được.
Phân Tích Nhân Vật Thỏ Trong Truyện Rùa Và Thỏ Hay Nhất
Rùa và thỏ là một câu chuyện ngụ ngôn rất quen thuộc với các bạn nhỏ. Chuyện đã gửi gắm rất nhiều bài học ý nghĩa về cuộc sống thông qua việc xây dựng hai nhân vật. Thỏ nhanh nhẹn tuy nhiên kiêu căng, ngạo mạn nên kết cục đã phải nhận một bài học thích đáng.
Câu chuyện kể rằng ở một khu rừng nọ có một con thỏ chạy rất nhanh. Vì chạy nhanh không ai địch được mình nên thành ra thỏ trở nên hợm hĩnh và coi thường tất cả mọi người. Gặp loài vật nào nó cũng chế nhạo và khoe khoang khả năng của mình. Muôn loài vật trong rừng đều cảm thấy “chướng tai gai mắt” với hành động của thỏ.
Rùa ta vốn chậm chạp nhưng muốn dạy cho thỏ một bài học, rùa thách thi chạy với thỏ. Thỏ gật đầu đồng ý, và cuộc chạy thi đã diễn ra trước sự reo hò cổ vũ của thế giới muôn loài. Vì nghĩ rằng rùa chậm chạp, không phải đối thủ của mình nên thỏ chủ quan, vừa chạy thi vừa nhởn nhơ đuổi bướm, hái hoa, ngủ trên đường.
Còn rùa thì chậm chạp, kiên nhẫn đi từng bước, từng bước để đến đích. Nhưng trớ trêu thay khi tỉnh dậy thỏ giật mình hoảng hốt khi rùa đã bỏ xa mình và sắp đến vạch đích.
Lúc này thỏ mới ba chân bốn cẳng chạy đuổi theo rùa nhưng tất cả đã muộn, rùa đã chiến thắng bằng sự nhẫn nại và kiên trì của mình. Cốt truyện ngụ ngôn tương đối ngắn gọn, không có quá nhiều tình tiết kịch tính nhưng vẫn xây dựng thành công nhân vật rùa và thỏ. Thỏ vốn được mệnh danh là nhanh nhẹn mỗi bước nhảy có thể xa hàng m, chấp được tất cả muôn loài.
Vì nhanh nhẹn nên thỏ sinh ra bản tính kiêu ngạo, coi thường tất cả mọi người. Nó đâu có biết rằng tài năng và sự hơn người của mình thì chỉ nên giữ cho mình và khiêm tốn với đồng loại. Thỏ kiêu căng và thách thức tất cả xung quanh khiến cho muôn loài đều ghét bỏ.
Để dạy cho thỏ một bài học nhớ đời, rùa đã rủ chạy thi. Với bản tính kiêu căng lại phải thi với kẻ chạy chậm như rùa, ắt thỏ sẽ nảy sinh tâm lý chủ quan. Ngay từ đầu khi nghe lời đề nghị của rùa , thỏ đã cười lớn và chế nhạo rùa. Điều này vô tình càng kích thích khả năng và ý chí quyết tâm chiến thắng của rùa.
Cuộc chạy thi diễn ra, vì quá tự tin vào sức mạnh bản thân nên thỏ chủ quan trên đường đua. Suốt cả đường đua nó không tập trung vào nhiệm vụ mà làm đủ thứ việc: nào đuổi bướm, hái hoa, nào ngủ luôn một giấc và nghĩ “chờ rùa gần đến đích ta chạy một cái là bắt kịp”… tâm lý chủ quan, coi thường đối thủ này đã khiến thỏ phạm phải sai lầm, mắc bẫy của rùa.
Và rồi đúng như dự đoán khi rùa chỉ cách đích vài bước chân thỏ mới choàng tỉnh dậy và hốt hoảng đuổi theo thì đã muộn. Rùa đã chiến thắng ngoạn mục trong sự reo hò của muôn loài. Thỏ nhanh nhẹn hơn người đó là điều không ai phủ nhận. Trong cuộc chạy thi với rùa nếu thi đấu công bằng chắc chắn thỏ sẽ là người chiến thắng. Nhưng chỉ vì cái tính ham chơi, coi thường người khác nên thỏ đã phạm phải sai lầm, bị rùa qua mặt.
Chiến thắng của rùa đã dạy cho thỏ bài học nhớ đời: ở đời không nên quá kiêu căng, tự phụ, đừng lấy sức mạnh của bản thân để đi khoe khoang, chà đạp lên người khác. Núi cao còn có núi cao hơn,vì vậy hãy sống khiêm tốn, hài hoà với mọi người xung quanh bạn sẽ được mọi người yêu mến.
Xây dựng nhân vật thỏ tác giả dân gian đã sử dụng triệt để thủ pháp nhân hoá, nhân vật có những suy nghĩ, hành động giống con người. Mang bản chất của một kiểu người trong xã hội: kiêu căng, tự phụ, ngạo mạn và ngu dốt. Nhân vật thỏ hiện lên sinh động và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc.
Đó là lý do vì sao chuyện ngụ ngôn Rùa và thỏ được bao thế hệ bạn đọc yêu thích, tìm đọc. Qua nhân vật thỏ mỗi chúng ta soi vào để rút cho mình những bài học cần thiết cho bản thân nhé.
Đọc thêm bài ❤️️Phân Tích Truyện Kiều Nguyễn Du ❤️️ Hay Nhất