Phân Tích Hoàng Hạc Lâu Của Thôi Hiệu ❤️️24+ Bài Hay Nhất ✅ Đón Đọc Những Nội Dung Nghị Luận Văn Học Đặc Sắc Với Tuyển Tập Bài Viết Tại SCR.VN.
Dàn Ý Phân Tích Hoàng Hạc Lâu Thôi Hiệu
Tham khảo bố cục và luận điểm chi tiết trong dàn ý phân tích Hoàng Hạc lâu Thôi Hiệu dưới đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng triển khai bài viết đầy đủ và đạt kết quả cao.
1.Mở bài phân tích Hoàng Hạc lâu:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Thôi Hiệu: là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc.
- Giới thiệu chung về Lầu Hoàng Hạc: là một bài thơ tuyệt tác của Đường thi, chỉ với tác phẩm này, Thôi Hiệu đã trở thành cái tên lưu danh thiên cổ.
2.Thân bài phân tích Hoàng Hạc lâu:
a. Phân tích bốn câu thơ đầu bài Hoàng Hạc lâu:
4 câu thơ đầu tập trung tả cảnh và giải thích lầu Hoàng Hạc. Bàn chuyện xưa và nay để thể hiện suy nghĩ mang tính triết lí nhân sinh sâu sắc, triết lí về sự còn – mất, về sự vô hạn và hữu hạn của trời đất và nhân sinh.
* Phân tích Hoàng Hạc lâu 2 cầu đề:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
-Chim hạc vàng (linh thiêng, cao quý): cõi tiên, huyền ảo (bay mất)
-Lầu Hoàng Hạc: cõi trần (còn lại)
-Ở cặp câu này có sự đối nhau rất chỉnh, đó là:
- Đối lập giữa quá khứ với hiện tại (tích nhân – thử địa, hoàng hạc khứ – Hoàng Hạc lâu).
- Đối lập xưa và nay
- Đối lập còn và mất
- Đối lập giữa thực và hư
- Đối thanh
-Với sự đối ngẫu trong một “liên” này, câu thơ đã truyền tải được tâm trạng của nhân vật trữ tình, đó là sự hẫng hụt – nuối tiếc. Nuối tiếc một điều quý giá đã qua và không bao giờ trở lại nữa.
* Phân tích Hoàng Hạc lâu 2 câu thực:
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
-Vẫn nói chuyện hạc vàng bay đi không trở lại nhưng ở đây không chỉ có sự đối lập giữa cõi tiên và cõi tục.
-Hạc vàng đã bay về cõi tiên nên nơi đây, dưới còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, trên trời mây trắng bay chơi vơi, dường như còn mong nhớ tiếc nuối điều gì đó.
*Nghệ thuật:
- Trong 3 câu thơ đầu, tác giả lặp đi lặp lại tới 3 từ hoàng hạc. Hạc vàng là biểu tượng cho những điều quý giá và đẹp đẽ nhưng không trở lại nữa. Việc nhắc lại nhiều lần như vậy làm nổi bật tâm trạng của con người đối với những điều quý giá đã qua.
- Câu thơ thứ 4 sử dụng tới 5/7 thanh bằng đã gợi tả rất thành công cảm giác hẫng hụt và tiếc nuối; thể hiện vẻ ngưng trệ như không muốn trôi đi của những đám mây.
b. Phân tích bốn câu thơ cuối bài Hoàng Hạc lâu:
4 câu thơ cuối cùng với ba mảng cảm xúc dồn nén (cõi tiên, cảnh thực và nỗi sầu nhớ), bài thơ nói về một di tích xưa mà vẫn gắn bó với cuộc đời, con người, khơi lên những tình cảm nhân bản đẹp đẽ, hàm chứa quan niệm nhân sinh tích cực, tiến bộ.
* Phân tích Hoàng Hạc lâu 2 câu luận:
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
-Không gian đẹp:
- Ánh nắng soi xuống dòng sông.
- Hàng cây tươi tốt.
- Màu xanh tươi của cỏ cây mùa xuân (bức họa lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng Trường Giang)
-2 câu luận nhưng lại tả thực và có sự đối ngẫu:
- Câu thơ mở ra một không gian rộng và sáng trong. Một cảnh cõi trần thật đẹp, có ánh nắng soi xuống dòng sông như một tấm gương khổng lồ với hàng cây tươi tốt soi bóng.
- Giữa mặt sông sáng trong ấy là màu xanh tươi mơn mởn của cỏ cây mùa xuân.
- Sau những phút giây đắm chìm cùng huyền thoại, nhân vật trữ tình lại trở về với hiện thực. Một bức họa thật đẹp được dựng lên: bức họa về một lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng Trường Giang và cùng với hình ảnh của cây cối, của cỏ xanh.
* Phân tích Hoàng Hạc lâu 2 câu kết:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
-2 câu kết tạo ra sự đối lập với 2 câu luận:
- Đối lập giữa không gian thực – không gian tâm tưởng.
- Có sự chuyển động về thời gian, từ khi ánh nắng còn chan hòa đã chuyển sang buổi hoàng hôn mờ khói.
- Trong thơ ca cổ, các nhà thơ Đường có thói quen sử dụng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng, nhất là hay dùng thiên nhiên để gợi tả tâm trạng mà “hoàng hôn nhớ nhà” là một tứ thơ quen thuộc của Đường thi.
-Ngoài nỗi nhớ quê hương, nếu nối với mạch cảm xúc toàn bài thơ có thể hiểu thêm rằng “hương quan hà xứ thị” không chỉ là câu hỏi quê hương ở nơi nào mà còn có thể hiểu rộng là: Nơi nào để dừng chân? Nơi nào là nơi có thể là bình yên để sống? Đây là vấn đề có ý nghĩa triết lí.
3.Kết bài phân tích Hoàng Hạc lâu:
Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật: với những phá cách độc đáo và thủ pháp đối lập được sử dụng hiệu quả, bài thơ miêu tả lầu Hoàng Hạc nhưng lại thể hiện được sâu sắc nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Phân Tích Cảnh Ngày Hè Nguyễn Trãi 🌼 15 Bài Hay Nhất
Phân Tích Hoàng Hạc Lâu Của Thôi Hiệu – Mẫu 1
Đón đọc bài văn mẫu phân tích Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu hoàn chỉnh dưới đây giúp các em học sinh nắm bắt được kỹ năng và phương pháp làm bài.
Thôi Hiệu là một nhà thơ lớn của nền văn học Trung Quốc. Nếu thơ Lý Bạch mang cảm hứng lãng mạn, bay bổng, thơ Đỗ Phủ khắc hoạ rõ nét hiện thực với những nét vẽ thấm đẫm nỗi lòng nhân thế thì thơ Thôi Hiệu mang vẻ tao nhã, nhẹ nhàng của tâm hồn kẻ sĩ phóng túng. Bài thơ “Hoàng Hạc lâu” là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ ấy và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả.
“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ”
Người xưa cưỡi hạc vàng bay khuất bóng, để lại riêng mình lầu Hoàng Hạc một cõi cô đơn, trơ trọi, có nét gì đó thật thê lương, buồn bã khi quá khứ huy hoàng đã mất, đã lụi tàn. Những điều vốn đẹp đẽ đã không còn nữa, chỉ còn lại bóng dáng đơn độc của lầu Hoàng Hạc. Vẫn là chốn này nhưng cảnh xưa không còn, đất nước thái bình, nhân dân ấm no cũng chỉ là quá khứ, giờ đây là sự lầm than, khổ cực của con dân. m điệu thơ ngậm ngùi, khắc khoải, luyến tiếc khiến ta không khỏi buồn thương, hụt hẫng trong tâm hồn.
“Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”
Hạc vàng đã đi mất không quay về, không một lần quay đầu ngoảnh lại. Dường như đó cũng là lúc đất nước khó có thể phục hưng lại để thịnh trị, thái bình như xưa kia được nữa. Càng nghĩ càng buồn, càng lo lắng, càng đau. Đó là nỗi đau lớn, nỗi đau của dân tộc, của nhân dân chứ không riêng gì nỗi đau của một cái tôi vị kỉ.
Thôi Hiệu đã đặt mình vào cuộc sống của muôn dân để viết nên từng vần thơ là từng tiếng lòng của người thi sĩ thấm đượm nỗi đau nhân tình thế thái. Thời gian cứ thế vô tình trôi, những đám mây kia cũng theo quy luật riêng của nó mà trôi mãi lững lờ giữa khoảng không của bầu trời. Nỗi lòng mang nặng niềm ưu tư nên có lẽ thiên nhiên cũng mang màu tâm trạng, chậm chạp, nặng nề, vô định, lang thang một cõi.
“Hán Dương sông tạnh cây này
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non”
Nơi lầu Hoàng Hạc, thắng cảnh quê hương có Hán Dương, Anh Vũ với cây cối xanh rợp bóng bên bờ sông vắng lặng, có cỏ non xanh mát đẹp tựa bức tranh thơ. Bầu không gian thật đẹp, dẫu cho đất nước có đang trong cảnh lầm than đau thương thì nó vẫn mang vẻ đẹp rất riêng, tuy có chút hoang sơ, vắng lặng nhưng cũng đầy thơ mộng, bình yên.
Đứng giữa khung cảnh ấy, lòng người cũng đầy tâm trạng, tràn trề những xúc cảm. Phút nhớ thương khi nghĩ về quê nhà lại càng khiến thi nhân xót xa, đau đáu nỗi lòng muôn thuở của những đứa con xa quê. Khói hoàng hôn bên bóng chiều thương ấy càng đượm buồn biết bao khi tâm tình nặng trĩu:
“Chiều xuống quê nhà đâu chẳng thấy!
Khói vương trên sóng gợi sầu tây.”
Bằng nỗi lòng thiết tha, tác giả đã thốt lên lời yêu thương gửi quê nhà chốn cũ, một nỗi niềm đau buồn nặng ân tình của kẻ xa quê, thương nhớ mãi vẹn tròn mà đong đầy như thế. Càng nhớ, càng sầu; càng sầu, càng tủi, niềm riêng ấy là tiếng lòng của bao con người khát khao phút giây sum vầy đoàn tụ trên mảnh đất quê hương cùng gia đình thân thuộc.
Càng đọc bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu, chúng ta càng thêm yêu và trân quý những giá trị tinh thần cao đẹp của văn học thế giới. Đồng thời, từ tấm lòng tha thiết của thi nhân, tôi cũng thêm yêu và gắn bó với quê hương, đất nước mình hơn. Bài thơ tuy giản dị nhưng chất chứa tình yêu quê hương dạt dào của một nhà thơ lớn, một tâm hồn lớn, một nhân cách cao cả.
Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Cảnh Ngày Hè 4 Câu Đầu 🌠 12 Bài Hay Nhất
Phân Tích Hoàng Hạc Lâu Hay Nhất – Mẫu 2
Chia sẻ bài văn mẫu phân tích Hoàng Hạc lâu hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết.
Thôi Hiệu sinh ra và lớn lên vào những năm sơ – thịnh Đường, tính tình phóng khoáng, thích đi ngao du sơn thuỷ. Một lần đến chơi thành Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc, Thôi Hiệu lên ngắm lầu Hoàng Hạc. Cảnh vật xung quanh vào tầm mắt, nhà thơ cảm thấy có một nỗi buồn thấm thía mơ hồ thấm vào cõi lòng.
Ông xúc cảm viết bài Hoàng Hạc lâu, khiến mọi người cảm phục. Quan sở tại đã cho khắc bài thơ lên vách lầu Hoàng Hạc. Sau này, tương truyền có lần thi tiên Lí Bạch đến lầu Hoàng Hạc, toan cầm bút đề thơ, nhưng không sao viết được vì đã có thơ Thôi Hiệu đây rồi.
Bài thơ này đã lưu truyền ở Việt Nam từ rất lâu và được một số người chuyển dịch sang tiếng Việt. Trong đó, có lẽ thành công hơn cả là bản dịch đầy tài hoa của nhà thơ Tản Đà:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ,
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?
Huy Cận đã chịu ảnh hưởng hai câu kết trong bài thơ này khi viết hai câu kết của bài Tràng Giang:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Thôi Hiệu và Huy Cận đều có chung một nỗi nhớ của người xa quê. Có điều, Thôi Hiệu nhân nhìn thấy khói và sóng trên sông mà nảy sinh ra tâm trạng ấy, còn Huy Cận không khói hoàng hôn (tức là không có cái gì gợi nhớ), nhưng cũng nhớ nhà. Đó là không có cái độc đáo của Huy Cận. Nhưng dẫu sao, thì hai câu thơ của nhà thơ Việt Nam nói trên vẫn đậm đặc chất Đường thi, chất Thôi Hiệu trong cốt cách, trong tinh tuý.
Hoàng Hạc lâu đúng là một kiệt tác. Bài thơ mạnh mẽ, sinh động, đặc biệt thành công về mặt âm điệu. Thành công này có được đo kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng thành thục luật Đường thi và sự phá luật khi cần thiết để diễn tả hay nhất những cảm xúc.
Bốn câu đầu bài thơ tập trung khá nhiều đặc sắc về mặt âm điệu. Câu đầu tiên của bài thơ là một câu phá luật. Chữ thứ hai lẽ ra là thanh trắc ở đây lại là thanh bằng. Chữ thứ tám lẽ ra phải vần với chữ thứ tám các câu 4, 6, 8 và có thanh bằng, ở đây lại thất vận và dùng thanh trắc.
Sự thay đổi trên làm cho câu thơ có một nhạc điệu man mác, đặc biệt thanh trắc của chữ thứ tám dường như kéo dài thêm mãi âm điệu của câu thơ, diễn tả rất đạt nỗi bàng hoàng đến ngẩn ngơ trước một thực tại: người tiên và hạc vàng đâu còn nữa. Câu thơ dịch của Tản Đà. Hạc vàng ai cưỡi đi đâu thật trần tình. Nó không hề đánh mất mà đã chuyển đến người đọc Việt Nam trọn vẹn cái hay của câu thơ Thôi Hiệu cả về tứ thơ lẫn âm điệu.
Câu thơ thứ hai phát triển tiếp tục ý tứ của câu thứ nhất trong sự đối lập xưa và nay, còn và mất. Đây cũng là một sáng tạo của Thôi Hiệu vì thơ Đường không đặt ra yêu cầu đối giữa hai câu phá đề và thừa đề. Ở câu thơ này, Thôi Hiệu không chú ý tạo sự đối lời mà hướng tới sự đổi ý: người tiên, chim hạc không còn nhưng lầu Hoàng Hạc còn đó.
Chữ trơ trong câu thơ, tác giả hạ thật đắt, vừa gợi thế đứng một mình cô độc trên lầu Hoàng Hạc nơi trần thế không có gì vĩnh hằng vĩnh cửu này, vừa diễn tả cảm xúc ngậm ngùi luyến tiếc trước cảnh đó người đâu. Có một cái gì như là bàng hoàng, ngẩn ngơ lại như là trầm tư, suy ngẫm trước mối quan hệ xưa, nay còn, mất ở đời.
Câu thơ thứ ba, thứ tư lại hướng về mối quan hệ giữa cái vô cùng và cái hữu hạn. Đám mây trắng kia là của hôm nay hay của nghìn đời xưa? Hạc vàng bay đi rồi trở lại hay mãi mãi không trở về? Sự trăn trở đầy triết lý được diễn tả trong những câu thơ âm điệu khá độc đáo.
Sáu trên bảy tiếng của câu thứ ba là thanh sắc làm cho câu thơ phá luật tạo âm điệu không êm dịu, nhẹ nhàng như diễn tả sự bừng tỉnh của nhà thơ sau một hồn đắm chìm trong cảm xúc bàng hoàng để nhận ra sự thực đau đớn: Hạc vàng một khi đã bay đi không bao giờ trở lại (Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phân). Câu thứ tư mang âm điệu êm dịu khác hẳn câu thứ ba.
Nằm trên bảy chữ có thanh bằng nhất là ba tiếng cuối cùng của câu (không du du) có thanh bằng liên tiếp (người Trung Quốc gọi là lôi tam bình điệu) đã góp phần diễn tả rất đạt những đám mây trắng nhẹ nhàng bay trên không trung. Chính hai tiếng thiên tài đã mang lại hình ảnh đám mây trắng chiều sâu của sự suy tưởng: đám mây tưởng chỉ mới xuất hiện hôm nay hoá ra đã có từ nghìn năm, trong cái hữu hạn của ngày hôm nay đã chứa cái vô hạn của muôn đời.
Trong bốn câu thơ đầu, thực tại và quá khứ, cảnh vật và cảm xúc, tả thực và suy tưởng xen kẽ nhau trong những vần thơ biến hoá về âm điệu, vừa quy phạm, vừa tài hoa. Điều kì lạ là điện văn của cả bốn câu đi thẳng một mạch từ chữ đầu cho đến hết câu 4 với hai tiếng Hoàng Hạc nhắc lại khiến người đọc hình dung ra được cái cảnh những đám mây trắng nhẹ nhàng lờ lững bay trên không trung đưa hồn người lữ khách bay theo (Trần Trung San).
Bốn câu thơ cuối đưa người đọc từ sự suy tư, đắm chìm trong những cảm xúc đầy triết lí trở lại với cuộc sống thực – để ngắm nhìn hàng cây, bãi cỏ, để cùng băn khoăn một nỗi băn khoăn trần thế – Nhật mộ hương quan là xứ thị – Chiều tối rồi, quê hương ở nơi đâu? Bức tranh thiên nhiên trong hai câu 5 và 6 hiện lên với những chi tiết thực, hàng cây đất Hán Dương soi bóng rõ mồn một xuống lòng sông tạnh, bãi Anh Vũ cỏ thơm mơn mởn xanh tươi.
Cảnh sắc tươi tắn, bình dị và giàu sức sống khiến cho bài thơ miêu tả một di tích, một cổ lâu mà vẫn gần gũi cuộc đời thực tại. Hai câu kết đưa người đọc trở lại với nỗi trăn trở và cảm xúc của một người khách xa nhà. Điệu văn ở câu 5 và 6 chậm lại và đi song song với nhau nghiêm trọng, tề chỉnh và tiếp tục nặng nề đi đến câu cuối bài tận cùng bằng vần trầm tĩnh thay duy nhất (sầu) diễn tả mỗi sầu miên man, dằng dặc đến vô cùng (Trần Trung San).
Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là bài thơ hay vì âm điệu uyển chuyển nhịp nhàng, lúc mau, lúc khoan, khi bổng khi trầm như ru hồn người ta theo với âm ba của những vần trong bài thơ. Bài thơ có bốn vần bằng (lầu, du, cháu, sầu). Vần trầm bình thanh (sầu) ở cuối cùng, sau ba vần đều là phá bình thanh (lâu, du, châu), nối tiếp nhau, diễn tả được mối sầu triền miên, nặng nề, bất tận của người khách xa nhà trước cảnh khói mây mịt mùng.
Tài hoa sáng tạo âm điệu của tác giả dồn lại trong bốn câu thơ đầu với nhiều nét độc đáo. Bài Hoàng Hạc lâu còn đặt ra nhiều thi đề thường trở đi trở lại trong thơ ca cổ Trung Quốc: cái vô cùng và cái hữu hạn, tình và cảnh, quá khứ và hiện tại, cảnh tiên và cõi tục, cái còn và cái mất. Đấy chính là sự thâm thuý, hàm súc của tác giả. Trong thế song hành của hai nửa bài thơ, nửa đầu nặng về sự phô diễn cảm xúc bàng hoàng, ngẩn ngơ, đau đớn, triền miên suy tư về quá khứ.
Nửa cuối quy lại với hiện thực trần gian: hàng cây, bãi cỏ và mây khói mịt mùng trên dòng sông gợi nhớ một miền quê xa vắng. Cảm xúc ở đây giàu chất nhân bản lành mạnh khiến bài thơ đọng lại mãi trong tâm hồn bao thế hệ bạn đọc.
Đọc nhiều hơn 🌻 Phân Tích Cảm Xúc Mùa Thu 🌻 15 Bài Phân Tích Thu Hứng Hay
Phân Tích Hoàng Hạc Lâu Ngắn Gọn – Mẫu 3
Bài văn phân tích Hoàng Hạc lâu ngắn gọn dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.
Văn học Trung Quốc đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thơ Đường, những nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm tiêu biểu phải kể đến Đỗ Phủ, Vương Xương Linh, Nguyễn Duy, Lý Bạch,… Thôi Hiệu cũng là một nhà thơ lớn và để lại nhiều tác phẩm bất hủ. Bài thơ “Hoàng hạc lâu” là một trong những thi phẩm xuất sắc nhất của ông.
“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ”
Hoàng Hạc lâu vốn là chốn thần tiên, một thắng cảnh đẹp huyền ảo lung linh chốn trần gian. Tác giả mượn tích xưa “hạc vàng” để nói về nỗi tiếc nuối trước thời huy hoàng đã qua. Một mình sừng sững giữa khoảng không bao la rộng lớn, lầu Hoàng Hạc vẫn mang cái vẻ kiêu hùng nhưng có nét gì đó thê lương, trơ trọi.
Trải qua bao cuộc chiến tranh, qua bao bể dâu mất mát, đứng giữa chốn này đây, người thi sĩ thấy lòng mình lắng lại, có chút gì đó xao xuyến khi nghĩ về dáng vẻ xưa. Hạc vàng ai đã cưỡi bay đi mất rồi, giờ chỉ bóng cô tịch của lầu xưa, niềm khắc khoải ngậm ngùi tiếc nuối những gì đã qua, sự mất mát, trống vắng, hụt hẫng còn lại trong lòng người bao nỗi nhớ, tiếc khôn nguôi.
“Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”
Cánh hạc vàng bay đi mang theo bao nhiêu điều đẹp đẽ, huy hoàng của chốn tiên cảnh nơi đây. Vẫn là lầu Hoàng Hạc, vẫn chốn này nhưng cảnh chẳng còn đẹp như xưa, chẳng còn mộng như xưa. Duy chỉ có trên bầu trời kia, áng mây trắng vẫn còn bồng bềnh như mộng tưởng ngàn năm trước chẳng đổi dời.
Phải chăng đó chính là tiếng lòng, là trái tim của nhà thơ vốn vẫn vẹn nguyện dành cho nó một tình cảm tuyệt đẹp nhất, dịu hiền và trân quý nhất, bởi vậy mà càng nhìn vào thực tại càng đau đớn lòng. Sự được rồi mất, có rồi không, như ảo ảnh, hư vô – một quy luật tự nhiên được tác giả gửi gắm qua từng hình ảnh, từng câu thơ nghe sao thấm thía, quặn thắt lòng.
Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình điêu luyện, tác giả đã tạo nên những nét vẽ vô cùng đặc sắc mà chứa nhiều ý vị.
“Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non”
Trên bến sông Hán Dương có nắng vàng rọi chiếu hàng cây xanh, những bãi cỏ non trải dài vô tận thật đẹp đẽ biết bao. Lầu Hoàng Hạc như đang nghỉ ngơi, đắm mình trong vẻ đẹp của đất trời, của thiên nhiên có dòng sông phẳng lặng, có cây cối um tùm, có cỏ xanh mơn mởn, có nắng vàng rực rỡ. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, mê hoặc lòng người nhưng lại gợi buồn, gợi nhớ. Và càng nhìn, càng ngắm thì nỗi nhớ quê nhà lại càng trào dâng da diết:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”
Buổi chiều thường là khoảng thời gian gợi thương, gợi nhớ. Bóng hoàng hôn bên lầu tịch dương khiến nỗi cô đơn càng khắc khoải, nỗi nhớ quê nhà càng bâng khuâng, đau đáu. Thực tại có thiên nhiên, có bóng chiều với làn khói yên hoa mờ ảo tuy đẹp nhưng gợi buồn, buồn vì tiếng lòng của người thi nhân đang rợn ngợp tình quê, cảnh bây giờ cũng mang màu nỗi nhớ, mang màu tâm trạng:
“Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
Bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu tuy ngắn gọn mà giàu giá trị nhân sinh, lời ít, ý nhiều, câu chữ cô đọng, hàm súc, đăng đối, tạo nên sức hấp dẫn riêng. Bài thơ trở thành một dấu ấn đẹp đẽ của nền văn học thời Đường, được nhân dân yêu thích và truyền tụng rộng rãi tạo nên sức sống lâu bền cho thi phẩm.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Phân Tích Bài Thơ Hoàng Hạc Lâu Chi Tiết – Mẫu 5
Bài phân tích bài thơ Hoàng Hạc lâu chi tiết dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình làm bài.
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một bài thơ vịnh cảnh tuyệt tác. Theo Tân Văn Phong đời Nguyên kể lại trong sách Đường Tài tử truyện (Truyện tài tử đời Đường) rằng Lý Bạch lên lầu Hạc vàng định làm thơ, nhưng thấy bài thơ Thôi Hiệu đã qua hay nên không làm nữa mà nói rằng: “Nhân tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”. (Cảnh bày trước mắt phổ không được, Thôi Hiệu làm thơ tả hết rồi).
Câu chuyện này là truyền thuyết hay hư cấu của người sau, cũng chưa chắc là có thực. Nhưng trong thơ Lý Bạch đã có hai bài chịu ảnh hưởng của bài thơ này. Đó là bài Anh vũ châu (bãi Vẹt) và bài “Đăng Kim lăng Phượng Hoàng đài” (Lên lầu Phượng Hoàng ở Kim lăng). Từ đó ta biết giá trị nghệ thuật và ảnh hưởng to lớn của bài thơ này.
Nghiêm Vũ, đời Nam Tống, đã nói trong sách “Thương lang thi thoại” là ”Đường nhân thất ngôn luật thi, đương dĩ Thôi Hiệu Hoàng hạc lâu cư đệ nhất” (Thơ luật bảy chữ đời Đường, phải xếp bài Hoàng hạc Lâu của Thôi Hiệu là hàng thứ nhất).
Từ đó bài Hoàng hạc lâu càng trở nên nổi tiếng. Lầu Hạc dựng trên mỏm đá Hạc vàng bên sông Trường Giang nên gọi là lầu Hạc vàng. Sách Hoàn Vũ ký ghi là lầu Hạc vàng. Sách Tế hai Chí ghi là Vương Tử An thành tiên đã cưỡi hạc vàng từ trên lầu mà hạ bút, mượn truyền thuyết mà làm thơ. Chuyện ngày xưa tiên cưỡi hạc vàng bay đi là chuyện vu vơ. Nhưng rồi hạc vàng ra đi không còn trở lại để lầu Hạc vàng trống trải bên sông, làm cho câu chuyện lại thành không.
Hạc vàng bay đi rồi, năm năm trông lên trời chỉ thấy mây trắng trôi, gây cho ta một nỗi cảm khoái, từ chuyện tiên hạc trên trời nghĩ đến chuyện trên đời. Đó là một nỗi nhớ cảm khoái mà những ai trên lầu trông cảnh mây trời sông nước đời đời vẫn có, đã được ngọn bút tài tình của nhà thơ làm cho hiện rõ, để sống mãi với đời.
Người xưa cho rằng: “Văn dĩ khí vi chủ” (thơ lấy hơi làm chính). Đọc bốn câu đầu ta thấy như nhà thơ phóng bút một hơi mà thành. Mạch thơ cuồn cuộn như nước chảy mây tuôn, cuốn hút người đọc một cách tự nhiên. Lặp chữ, trùng ý là điều tối kỵ trong thơ cũ, thế mà nhà thơ đã ba lần dùng lại hai chữ hạc vàng, nhưng mạch thơ dồn dập tự nhiên, làm cho người đọc một hơi đọc hết không cảm thấy sự trùng lặp gượng ép nào.
Thơ luật bảy chữ có luật niêm văn chặt chẽ. Nhưng như Tào Tuyết Cần đã mượn lời Lâm Đại Ngọc trong Hồng lâu mộng mà nói: “Nhược thị quả hữu liều kỳ cú, liên bằng trắc hư thực bất đối đô sử đắc đích”. (Nếu quả như có câu thơ lạ, thì không cần bằng trắc, hư thực, không đối cũng đều được).
Bốn câu đầu của bài thơ quả là đã bất chấp niêm luật và đối của thơ luật. Nhà thơ đã theo nguyên tắc làm thơ trước hết lập ý và không để việc gò chữ mà hại đến ý, cho nên đã viết nên những câu thơ lạ hết sức tài tình ít thấy trong thơ luật. Sách Đường thi biệt tài của Thẩm Đức Tiềm đã xác nhận “ỷ đắc tượng tiên thần hành ngữ ngoại, tung bút tả khứ toại thiên cổ chi kỳ). (Dựng ý trước hình ẩn thần ngoài chữ, phóng bút mà viết nên những câu lạ nghìn đời).
Bốn câu đầu, nhà thơ đã phá vỡ khuôn khổ cũ thơ luật một cách tài tình, nhưng cứ thế mà phá vỡ tiếp thì bài thơ không còn là thơ luật nữa, mà trở lại là một bài thơ bảy chữ cổ. Nhung nhà thơ đã kịp thời quay lại với khuôn khổ, để bài thơ không trở lại thể thơ cổ và vẫn là một bài thơ luật mới mẻ và kỳ lạ hết sức tài tình.
Bốn câu cuối giữ đúng luật bằng trắc và đối. Nhưng nhìn vào bài thơ ta thấy như bài thơ được chia làm hai nửa, mỗi nửa một thể thống nhất để bài thơ trở thành luật. Nhà thơ đã giữ đúng cấu trúc của bài thơ luật. Bây giờ chúng ta hãy đi sâu vào cấu trúc của bài thơ để hiểu rõ nội dung của bài thơ và nghệ thuật chuyển ý của nhà thơ. Hai câu đầu là hai câu mở đề (Khai, khởi đề):
Hạc vàng, người xưa đã cưỡi đi
Lầu Hạc vàng trơ lại đất này.
Nhà thơ bắt đầu tả lầu Hạc vàng bằng một truyền thuyết, vừa nói về cội nguồn xa xưa của lầu với một sắc thái huyền thoại thần tiên thiêng liêng và sức sống của lầu đã bền bỉ chịu đựng và chiến thắng mọi sự hủy hoại của thời gian mà tồn tại đến bây giờ nhưng với một thực trạng đáng buồn, trống trải cô quạnh.
Hai câu ba tư là hai câu thừa, cũng gọi là thực, đi vào mô tả hoặc giải thích đầu đề. Dương Tải đời Nguyên trong sách Thi pháp gia số đã nêu ra một yêu cầu cho hai câu thừa là: “Thủ liên yếu tiếp phá đề (thủ liên) yếu như ly long chi châu, bão nhi bất thoát”. Hai vế này phải tiếp theo ngay hai vế phá đề (hai vế đầu) như rồng đen ngậm ngọc, ngậm chặt không rời. Nhà thơ đã chuyển hai câu ba, tư theo đúng yêu cầu đó, tả những điều trông thấy trên lầu mà không xa rời khung cảnh và không khí của truyền thuyết.
Một đi, Hạc vàng không trở lại,
Ngàn năm mây trắng vẫn bay bay.
Từ truyền thuyết hư vô trở lại với tòa lầu trống trơ, từ tòa lầu trống trơ nhìn lên trời thẳm, nhìn lên hư vô, cánh hạc vàng vẫn là truyền thuyết xa xưa không còn thấy được, nên lại trở về với thực tại, với những vầng mây trắng vẫn nằm trôi hờ hững: Cây in sông tạnh Hán Dương đó Cỏ mịn bãi thơm Anh Vũ đây.
Hai câu năm, sáu là hai câu chuyển, cũng có lúc là luận, nhưng ở đây là chuyển tiếp ý thơ, Dương Tải liên tiếp yêu cầu “Dữ tiền liên chi ỷ tương lai yếu biến hóa, như tật lôi, phá sơn, quan giả kinh ngạc” (Phải khác ý với hai vế trên, phải biến hóa, như tiếng sét phá núi làm cho người đọc phải ngạc nhiên).
Nhà thơ đột nhiên kéo ta từ cõi mơ tưởng mông lung về với cõi thực, với những sông bãi, cỏ cây, phục sẵn một ý ngầm khơi gợi nỗi nhớ. Mấy chữ “Phương thảo thê thê” là lấy từ bài Chiêu ẩn sĩ trong sở từ “Vương tôn du hê bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê”. (Chàng đi chơi chừ không về, cỏ xuân mọc chừ mượt mà). Hai câu cuối là câu hợp, thuận theo ý thơ trên mà đưa bài thơ vào kết cục.
Ngày hết, quê nhà đâu ấy nhỉ,
Trên sông khói sóng não người thay,
Cảnh hoàng hôn vốn gợi nỗi nhớ nhà, lại thêm khói sóng mịt mờ dào dạt trên sông làm ai mà chẳng não lòng. Rõ ràng nghệ thuật điêu luyện tài tình đã đưa nhà thơ đến thành công viết nên bài thơ tuyệt tác bậc nhất một thời chói lọi thơ luật Đường, sống mãi với thời gian.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Phân Tích Độc Tiểu Thanh Ký 🌟 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Hoàng Hạc Lâu Nâng Cao – Mẫu 6
Đón đọc bài văn phân tích Hoàng Hạc lâu nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.
Thôi Hiệu là người có bản tính lãng mạn, thơ Thôi Hiệu phóng khoáng, tao nhã. Ông có rất nhiều những tác phẩm hay nhưng nổi bật lên đó là khúc nhạc phủ Trường Can Hành và bài thơ Hoàng Hạc Lâu đã đưa ông lên đỉnh cao sáng chói của nghệ thuật thơ Đường.
Bài thơ như một bức tranh thiên nhiên đẹp nói về cảnh ở Hoàng Hạc lâu. Đứng trước lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Thơ Đường vốn súc tích, cô đọng và đa nghĩa. Lầu Hoàng Hạc là một di tích lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa gắn với huyền thoại Phí Văn Vi thành tiên.
Một cảnh đẹp xưa nay hiếm thấy vậy nên tác giả đã đặt mình vào thiên nhiên để miêu tả khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Hoàng Hạc lâu, một di tích đã có nhiều di tích lịch sử cũng như những chiến công của người Trung Hoa, nó là chứng nhân lịch sử chứng kiến nhiều chiến công. Mở đầu bài thơ tác giả đã nhắc lại nguồn gốc của lầu Hoàng Hạc từ xa xưa:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
(Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.)
Lầu Hoàng Hạc trơ trọi giữa một khoảng không gian rộng lớn mênh mông, giữa một vùng đất trời rộng lớn không có bóng dáng con người, lầu Hoàng Hạc vẫn đứng sừng sững giữa một không gian rộng lớn, hiu hút, trải qua bao tang thương của những cuộc chiến tranh, giờ đây lầu Hoàng Hạc đứng chơ vơ, cô quạnh bên bãi vắng sông trôi khiến thi nhân chạnh lòng nhớ cổ thương kim.
Ngay từ hai câu thơ khởi đề ta đã gặp một tâm trạng. Nhà thơ không tả về hiện tại cái đang có mà nhớ về một cái đã có và đã mất: Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi mất. Nơi đây còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, một dấu tích lịch sử những kỉ niệm xa xưa. Lầu Hoàng Hạc có con chim Hạc vàng, Cánh hạc vàng trở về trong tâm tưởng chỉ để con người thêm khắc khoải, thấm thía sự mất mát… Hai câu đầu đã thể hiện một sự trống vắng, sự hẫng hụt trong tâm hồn. Nhưng trong hoài niệm của con người, cánh hạc vàng kia vẫn còn day dứt:
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tỉa, không du du.
(Hạc vàng một khi đã bay đi, không trở lại nữa,
Mây trắng nghìn năm lởn vởn hoài.)
Hình ảnh hạc vàng gắn liền với khung cảnh thần tiên. Hạc vàng bay mất không bao giờ quay trở lại mang theo tất cả những gì là huyền ảo nhất, thơ mộng nhất của lầu Hoàng Hạc. Chỉ còn mây trắng vẫn bay giống như ngàn năm trước. Khung cảnh được miêu tả bằng cảm xúc ngậm ngùi, nuối tiếc của nhà thơ. Nhà thơ chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu.
Tâm trạng của nhà thơ lúc này cũng đang hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên ở lầu Hoàng Hạc tâm trạng buồn rầu cô đơn hiu quạnh, trống trải trong tâm hồn nhà thơ đó chỉ là những kỉ niệm về những thứ đã qua, tác giả tiếc nuối những quãng thời gian đó nhưng giờ đã mất đi và vĩnh viễn không quay trở lại, tác giả chỉ luyến tiếc và trống trải trong tâm hồn của mình. Vẫn nói chuyện hạc vàng bay đi và không trở lại nhưng ở đây không chỉ có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại mà còn có sự đối lập giữa cõi tiên và cõi tục.
Hạc vàng đã bay về cõi tiên nên nơi đây, dưới còn trơ lại lầu Hoàng Hạc, trên trời mây trắng bay chơi vơi, dường như còn mong nhớ tiếc nuối điều gì đó. Bốn câu thơ đầu tập trung tả cảnh và lí giải tích lầu Hoàng Hạc. Bàn chuyện xưa và nay để thể hiện tâm trạng, nghĩ suy. Đó là một nghĩ suy mang triết lí nhân sinh sâu sắc – triết lí về sự còn – mất, về sự vô hạn và hữu hạn của trời đất và nhân sinh. Cái gì đã qua đi thật khó trở lại, thời gian cũng vậy, vậy nên người xưa mới từng nói: “thời gian quý như vàng”.
Thiên nhiên đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình với đường nét, màu sắc hài hòa: nắng chiếu trên hàng cây trên bến Hán Dương; màu xanh mướt của thảm cỏ non trên bãi xa Anh Vũ:
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
(Tinh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ.
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.)
Câu thơ mở ra một không gian rộng lớn và thanh bình yên tĩnh. Một bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời với những ánh nắng sương mai soi rọi xuống dòng sông như một tấm gương khổng lồ với hàng cây tươi tốt soi bóng. Giữa mặt sông trong lành đó là màu xanh tươi mơn mởn của cỏ cây mùa xuân. Sau những khoảnh khắc đắm hòa mình cùng huyền thoại, nhân vật trữ tình lại trở về với hiện thực. Và đã tạo nên một bức họa thật đẹp. Bức họa về một lầu Hoàng Hạc soi bóng dòng Trường Giang cùng với hình ảnh của cây cối, của cỏ xanh.
Tâm trạng thương nhớ quê hương da diết của Thôi Hiệu. Hình ảnh trên sông là nhân tố gợi ra những nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng nhà thơ. Khung cảnh chập chờn, mông lung của cảnh vật đã hòa mình cùng với tâm trạng của nhà thơ:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
(Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.)
Nỗi nhớ quê hương da diết cùng với tâm trạng buồn cô đơn, ngắm cảnh nảy tình của nhà thơ đã tạo cho bài thơ những đặc sắc và ấn tượng, để lại nhiều day dứt trong lòng người đọc bởi một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và những nỗi nhớ thương của tác giả đối với cảnh vật đang tồn tại xung quanh con người mình.
Bài thơ Hoàng Hạc lâu đã để lại những giá trị to lớn trong nền văn học Việt nam với bức tranh thiên nhiên đẹp, và tâm trạng của con người với cảnh tức cảnh sinh tình.
Tham khảo trọn bộ 🌟 Phân Tích Nhàn Của Nguyễn Bỉnh Khiêm 🌟 10 Bài Hay
Phân Tích Hoàng Hạc Lâu Học Sinh Giỏi – Mẫu 7
Tài liệu văn phân tích Hoàng Hạc lâu học sinh giỏi dưới đây sẽ giúp các em học sinh tìm hiểu tác phẩm với những phân tích chuyên sâu và đa chiều.
Thôi Hiệu (704-754) đỗ tiến sĩ, nổi tiếng là tài hoa, để lại khoảng 40 bài thơ, hay nhất vẫn là những bài thơ vịnh cảnh. Hoàng Hạc lâu là bài thơ kiệt tác của Thôi Hiệu. Tương truyền, thi tiên Lý Bạch đến vãn cảnh Hoàng Hạc lâu, thấy thơ Thôi Hiệu đề lên vách, ông tấm tắc khen và viết:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
(Trước mắt có cảnh đẹp, nhưng nói không được
Vì đã có thơ của Thôi Hiệu đề ở trên đầu)
Tản Đà (1889-1939) là nhà thơ nổi tiếng nhất những năm hai mươi của thế kỉ này, với vốn Hán học uyên thâm, với hồn thơ lãng mạn bay bổng, về phương diện dịch thơ Đường, ông vẫn là cây bút vô địch. Những bài thơ Đường do Tản Đà dịch đều được đăng tải trên tạp chí Ngày nay và Tiểu thuyết thứ bảy, tất cả có 84 bài, phần lớn dịch thành thơ lục bát (70/84 bài).
Ông đã dịch 38 bài của Bạch Cư Dị , 14 bài của Lý Bạch, 4 bài của Đỗ Phủ, 28 bài của các nhà thơ khác. Bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu qua bản dịch thơ lục bát của Tản Đà là bản dịch thơ hay nhất, thể hiện đẹp nhất cái hồn Đường, điệu Đường kì diệu.
Mạch thơ của Hoàng Hạc lâu được triển khai theo đúng đường đi của mọi lí thuyết nói chung – cái đường đi xin tạm được đơn giản hoá như sau: thoạt đầu là sự ghi nhận về một hiện thực; bước tiếp theo là triết lí về hiện thực đó, rút ra những vấn đề có ý nghĩa quy luật; cuối cùng là đề nghị một thái độ ứng xử thích hợp.
Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Bài thơ mở ra với những nét ghi nhận về cái tiêu vong. Như đối với mọi bài thơ Đường khác, cái gây ấn tượng mạnh ở đây không phải là những hình ảnh cụ thể cảm tính. Điều đáng chú ý là tác giả đã liên hệ đối sách hai thì của thời gian lịch sử. Ở thì hiện tại, quang cảnh không phải hoàn toàn hoàng phế. Còn đó lầu Hoàng Hạc bên bờ sông, vẫn thường đón khách từ muôn phương viếng thăm.
Nhưng thật lạ, cái còn này lại nói lên rất rõ cái đã mất. Thì ra lầu Hoàng Hạc chỉ là một vế của phương trình đã được cân bằng thuở trước, vì thế, nửa còn lại chơi vơi này cứ như khêu tâm trí người ta nghĩ đến một nửa nào đã chìm khuất trong dòng thời gian chảy xiết vô định.
Hai câu này được Tản Đà dịch:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Lời dịch thật hay, nhưng so với nguyên tác, sắc thái biểu cảm có khác, ở đây, tâm trạng hụt hẫng và bâng khuâng của nhà thơ có vẻ lộ rõ hơn qua câu thơ có màu sắc nghi vấn (ai, đi đâu) và qua chữ trơ đầy ấn tượng, tách đứng cuối câu với sức nặng riêng của sự cô lập.
Trong khi đó, lời thơ nguyên tác thể hiện một sự tiết chế những biểu hiện quá mạnh của cảm xúc, tỏ ra điềm tĩnh để cảm nhận cho triệt để ý nghĩa của hiện trạng. Đây chính là một vấn dề thuộc về thi pháp của thơ Đường. Hai câu sau bắt đầu đi vào triết lí trực tiếp qua việc nêu lên một sự đối lập mới:
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du.
(Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay)
Đó là sự đối lập giữa một bên là cái tiêu trầm không thể vãn hồi (của những kiếp người hữu hạn và của những triều đại thuộc về dĩ vãng chăng?) với một bên là cái trường tồn của thiên nhiên, cái mạnh mẽ và vô tình của quy luật cuộc sống. Những thanh trắc dày đặc ở câu thứ ba đã dựng nên trập trùng những trở ngại để chặn đường về của quá khứ.
Âm điệu câu thơ gợi cảm giác tấm tức, không thanh thản. Thoắt đến câu thứ tư, mấy thanh bằng liên tiếp dẫn tâm tư người đọc theo áng mây trắng nghìn năm trôi nhẹ vào cái xa xăm của miền suy tưởng. Sự chuyển điệu của bài thơ ở đây cũng ngụ tính triết lí.
hập vào nó, người đọc sẽ có cảm tưởng như vừa trải qua một tiến trĩnh nhận thức có đột biến. Từ chỗ vật vã với những sự kiện thực tế, cõi lòng bỗng chốc đã tìm được sự thanh thản trong việc nhận thức ra qui luật, trong việc xác lập một chỗ đứng mới để thẩm định các giá trị ở đời.
Hai câu năm, sáu thoạt nhìn có vẻ là tả cảnh thuần tuý:
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Song, ngẫm cho cùng, đây chỉ là một bức phong cảnh triết học, cũng như câu thứ tư không chỉ có ý nghĩa ở phương diện gợi tả. Vấn đề là nhà thơ không triết lí bằng ngôn ngữ luận lí khô khan, mà bằng ngôn ngữ thiên nhiên, hay nói cách khác là đã bố trí cho thiên nhiên tự phát biểu triết lí của mình.
Điều này làm tăng tính thuyết phục cho vấn đề có giá trị như sự khám phá quy luật đã được nói rõ ỏ’ các câu trước. Nó cũng làm cho điệu thơ trở nên mềm mại và gợi cảm hơn. Quả đây là một cách “luận” độc đáo và có hiệu quả, nếu đúng thuở xưa các nhà thơ định dành riêng hai câu năm, sáu để “luận”.
Khi dịch hai câu thơ này, nhất quán với phong cách thơ mình và phong cách thơ của thời đại mới, Tản Đà đã đưa thêm vào bức tranh những đặc tính cá biệt:
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Những từ “bày”, “xa”, “dày”, “non” đã làm tăng tính chất tri giác cảm quan của câu thơ, trong khi, theo thi pháp của thơ Đường, những “tình xuyên”, “phương thảo”, “lịch lịch”, “thê thê” rất ít màu sắc cụ thể mà lại nặng tính chất khái quát.
Ba phần tư bài thơ nói chung quanh câu chuyện ngồi lầu. Đến câu thứ bảy, một câu hỏi xuất hiện, khá lạ:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Sao ở chỗ này lại có sự băn khoăn ấy? (Chiều tối rồi, quê hương ở nơi đâu?) Rõ ràng ở đây nhà thơ không phải đang lâm vào tình cảnh như Đỗ Phủ: “Cô chu nhất hệ cố viên tâm”, cũng không phải có tâm trạng như tâm trạng của Lí Bạch khi vị “thi tiên” này Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng đài để ngóng vọng Trường An và than “Trường An bất kiến sử nhân sầu”.
Thực ra, như đã nói ở trên, hai câu cuối này chủ yếu xuất hiện theo lôgic của việc lập thuyết. Càng nhận thức được cái nghiệt ngã của qui luật, cái khoảnh khắc phù du của đời người trên cái nền trường tồn của thiên nhiên, người ta càng dễ có cảm giác ớn lạnh, cô đơn. Đây chính là lúc hình ảnh quê hương hiện lên, xoáy vào tâm trí một nỗi niềm da diết.
Tất nhiên, quê hương ở đây không chỉ giới hạn trong ý nghĩa là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có gia đình, có mồ mả cha ông… mà chính là một điểm tựa của cõi lòng, là nơi trú ẩn cuối cùng của những tâm hồn không tìm được bình an khi hướng ngoại và là đối cựu cua những cái vạn biến trong cuộc đời. Ý nghĩa của vấn đề càng được khẳng định mạnh mẽ qua việc tác giả nêu lên một hoàn cảnh không thuận chiều: hoàng hôn đã xuống mà hình bóng quê hương chẳng thấy. Trên sông, khói sóng nổi lên…
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
Có thể xem hai câu cuối của bài thơ là lời đề nghị một thái độ sông (ở cấp độ triết học). Sở dĩ thấm thìa vì nó được nói ra như là sự bộc lộ một cảm xúc riêng tư trong một hoàn cảnh thật xác định và cá biệt. Đọc Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu, ta dễ liên tưởng tới bức tranh “Trên cái yên tĩnh muôn thuở” của hoạ sĩ Nga J. Lêvitan. Dù ra đời cách nhau hơn một nghìn năm, hai tác phẩm thuộc hai loại hình nghệ thuật khác nhau nhưng lại có cách phát biểu triết lí xem ra rất giống nhau.
Trong tranh Lêvitan: một dòng sông nước trôi vào cõi vô tận dưới mây trời; một quả gò cao ngợp gió bên trên có thánh đường nhỏ bé leo lét ánh lửa; đằng sau thánh dường là một nghĩa địa với những cây thánh giá xiêu vẹo và những thản cây oặt mình vì gió. Cũng như bài thơ của Thôi Hiệu, bức tranh bằng sức mạnh u buồn của nó, đã giúp cho chúng ta biết nhìn sâu hơn vào bản chất của cuộc đời, có thể từ đó mà biết sống hơn – sống nhân hậu và coi trọng tình người.
Tìm hiểu “cấu trúc triết lí” củạ Hoàng Hạc lâu là một cách nhìn nhận về nét riêng của bài thơ vốn được sáng tác theo những nguyên tắc thi pháp của thơ Đường. Nó là sự kết tinh trong suốt vẻ cao điệu của loại thơ trong đó có những bài như Đằng Vương các của Vương Bột , Đăng Kim Lăng Phụng Hoàng đài của Lý Bạch… bởi thế, nó xứng đáng được người xưa đánh giá là một trong những bài thơ đường luật hay nhất của thời Đường.
Bài thơ nguyên tác thật tuyệt diệu. Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà cũng thường được ca tụng là một tuyệt tác dịch thuật. Tuy nhiên, không vì thế mà khi tìm hiểu Hoàng Hạc lâu là có thể bỏ rơi nguyên tác. Quả thực người ta thường nói, bản dịch rất Tản Đà.
Chính vì rất Tản Đà nên có một sự đối chiếu thường xuyên giữa hai bài lại là công việc có ý nghĩa, giúp ích cho việc tìm hiểu những nguyên tác của Thôi Hiệu và cá tính thơ Tản Đà cùng với sự khác biệt trong phong cách thơ của hai thời đại. Tính chất biểu cảm chỉ có thể được cảm nhận đầy đủ một khi ta đã nắm được toàn bộ triết lí của bài thơ.
Tiếp theo đón đọc ☀️ Mở Bài Phân Tích Nhàn ☀️ 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Lầu Hoàng Hạc Ngắn Hay – Mẫu 8
Bài văn phân tích Lầu Hoàng Hạc ngắn hay dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn giàu hình ảnh và ý nghĩa.
Thôi Hiệu là nhà thơ sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông lại đánh dấu sự lớn mạnh của thơ Đường cũng như phong cách sáng tác rất độc đáo.Trong đó bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” là nổi tiếng hơn hết bởi tứ thơ súc tích, cách dẫn dắt rất khéo khiến người đọc có cảm giác như đang quay về thời cổ xưa. Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” gửi gắm tâm sự thầm kín về nhân tình thế thái, về chuyện được mất ở đời.
“Hoàng Hạc Lâu” là một bài thơ nhuốm màu buồn, là màu buồn của thơ hay của người. Trải dài từng câu từng chữ là nhịp thơ chậm rãi, êm êm, nhẹ nhàng như da diết cứa vào lòng người nhiều tình cảm chua xót lẫn tiếc nuối.
Hai câu đề như mở ra một viễn cảnh hoang tàn, cô độc:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lâu còn trơ
Tác giả đã mượn điển cổ “Hạc vàng” trong truyền thuyết hóa tiên của Phí Văn Vi. Hoàng Hạc Lâu là nơi lưu truyền nhiều truyền thuyết, đáng chú ý hơn hết vẫn là hình ảnh hóa tiên của nhân vật trong lịch sử. Những năm tháng chói chang, hào hùng của lịch sử ấy gợi nhắc chúng ta nhớ đến một thời vàng son mà nơi đây từng có. Ấy vậy mà đến câu thơ thứ hai, giọng thơ như chùng xuống, khiến người đọc cảm thấy trơ trọi và lạc lõng biết bao nhiêu.
Một chữ ‘trơ” khiến cho cả câu thơ não nề và cô độc biết bao nhiêu. Ngày xưa đẹp bao nhiêu thì nay hoang tàn và đổ nát biết bao nhiêu. Biện pháp tu từ đối lập được Thôi Hiệu sử dụng một cách triệt để để phát huy được vai trò của nó. Và cũng từ bức tranh cô độc, hoang tàn này của Hoàng Hạc lâu dẫn dụ người đọc đi đến những mạch cảm xúc khác
Hai câu thực lại một lần nữa khẳng định sự chua xót và nuối tiếc khôn nguôi:
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hoàng Hạc lâu gắn liền với hình ảnh thần tiên thơ mộng giờ chỉ còn là ảo ảnh hư vô. Tác giả nhớ về ngày xưa để nuối tiếc cho những gì đã qua, đã mất. Hiện tại thê lương, tiêu điều và vắng lặng đến nao lòng. Tác giả hỏi người khác nhưng thực ra đang hỏi bản thân mình rằng mây trắng ngày xưa nay có còn nữa hay không. Đây là sự hoài niệm tiếc nuối cho những chuyện đã qua, đã cũ, nghĩ lại chỉ thêm đau lòng.
Với chỉ vài nét vẽ nhưng dường như Thôi Hiệu đã rất khéo léo trong việc làm toát lên tâm tư, tình cảm đang chồng chất, nặng nề ở trong trái tim. Một tâm sự u uất thầm kín cho chuyện nhân tình thế thái.
Hai câu luận miêu tả thật tinh tế khung cảnh thiên nhiên đẹp nhưng buồn của lầu Hoàng Hạc hôm nay:
Hán Dương sông tạnh cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Hán Dương và Anh Vũ đều là những địa điểm của Lầu Hoàng Hạc. Với hai nét vẽ thiên nhiên gợi nên cảnh cỏ non xanh và sông phẳng lặng. Đến thiên nhiên cũng cô liêu và hoang vắng như thế này càng khiến cho con người ta buồn thêm buồn, sầu thêm sầu. Đó chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, lấy xa để nói gần rất thi vị của Thôi Hiệu.
Có lẽ hai câu kết khiến cho người đọc thấy xót xa và nuối tiếc nhất, tình cảm trong lòng tác giả bỗng nhiên trỗi dậy mãnh liệt:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói song cho buồn lòng ai
Màu sắc cổ điển của thơ Đường bao trùm lấy hai câu thơ này, tạo cho nó một vẻ đẹp cô liêu đến não lòng. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đang trào lên trong lòng của tác giả. Không biết sóng trên con sông Trường Giang hay sóng đang cuồn cuộn trong lòng của tác giả nữa. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh sóng lòng trong thơ của Thâm Tâm:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng song ở trong lòng.
Nhịp thơ bỗng nhiên dãn ra, đều đều nhưng lại cứa vào lòng người đọc nỗi nhớ nhà,, nhớ quê hương da diết.
Có thể nói chỉ với bài thơ “Hoàng Hạc lâu”, Thôi Hiệu đã khiến cho thơ Đường Trung Hoa có một bước tiến mới trong phong cách sang tác với những đột phá phi thường. Hoàng Hạc lâu là bài thơ khiến cho người đọc trăn trở về những cảm xúc rất thật của chính tác giả.
Đừng bỏ qua 🔥 Kết Bài Phân Tích Nhàn 🔥 20 Đoạn Văn Mẫu Ngắn Hay Nhất
Phân Tích Nghệ Thuật Hoàng Hạc Lâu – Mẫu 9
Đón đọc bài phân tích nghệ thuật Hoàng Hạc lâu dưới đây sẽ giúp các em học sinh đi sâu phân tích những đặc sắc trong giá trị nội dung của tác phẩm.
Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận về thế giới và con người thì không gian nghệ thuật chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới. “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu là một trong những bài thơ Đường luật nhưng “thất luật” (sai luật) hay nhất cổ kim, đã thể hiện đầy đủ các đặc trưng thi pháp của thơ Đường, đặc biệt thi pháp không gian nghệ thuật.
Xuất phát từ quan niệm của người Trung Hoa xem vũ trụ là căn bản tồn tại của cá thể, không gian vũ trụ trong thơ Đường có ý nghĩa bao quát tuyệt đối. Có thể nói không gian vũ trụ trong thơ Đường lấn át không gian đời thường là nơi hoạt động của con người xã hội, không gian này có xu hướng thu hẹp, ở đó con người bị dồn vào những địa dư chật hẹp để vật lộn trong cuộc tồn sinh. Không gian vũ trụ là một cái gì vô cùng thân thiết trong cảm thức của người Trung Hoa, nó trở thành phạm trù duy nhất và cuối cùng để con người cảm nhận nhân sinh.
Không gian vũ trụ trong thơ Đường thường được tính bằng những khoảng cách lớn ngang tầm vũ trụ: đất trời, nhật nguyệt, nam bắc, đông tây, nghìn mẫu, vạn dặm…không gian đó có bầu trời xuất hiện với tần số cao. không gian nghệ thuật trong bài thơ Hoàng Hạc lâu là không gian vũ trụ ở hai cấp vĩ mô và vi mô. Đó là không gian bầu trời mênh mông, bát ngát, vô cùng, vô tận (ở bốn câu đầu), không gian cỏ cây, sông nước (ở bốn câu cuối).
Có thể nói, ngay nhan đề bài thơ đã chứa đựng phần không gian. Nếu không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, một cách nhìn thì tại Hoàng Hạc lâu nơi người xưa đã cưỡi hạc ra đi nay chỉ còn mình Thôi Hiệu đứng trên lầu Hoàng Hạc. Lầu Hoàng Hạc nơi có độ cao hơn cảnh vật xung quanh. Từ đây, Thôi Hiệu có thể phóng tầm mắt nhìn. Dường như khoảng cách giữa trời và đất cách nhau không xa lắm.
Cổ nhân có câu:
“Dục cùng thiên lý mục
Cánh thướng nhất tằng lâu”
(Muốn tầm mắt nhìn thấu nghìn dặm
Hãy lên cao thêm một tầng lầu)
“Đăng Quán Tước lâu”, Vương Chi Hoán.
Phải chăng vì lẽ đó Thôi Hiệu đã chọn lầu Hoàng Hạc là điểm nhìn lý tưởng để giãi bày tâm sự, để ngắm khoảng không gian rợn ngợp trước mắt mình.
Câu đầu của bài thơ đã gợi ra một không gian vũ trụ ở cấp vĩ mô: “Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ”. “Tích nhân” là người xưa. Câu thơ gợi lại điển tích Phí Văn Vi cưỡi hạc thành tiên, làm tăng tính huyền ảo của không gian. Không gian đó là không gian huyền thoại. Từ “Tích nhân” còn mở ra chiều sâu hàng nghìn năm của thời gian (mà thời gian là chiều thứ tư của không gian).
“Hoàng hạc” (hạc vàng) là tín hiệu không gian mở ra về tầm cao. “Hạc khứ” (chim hạc bay mất), ở đây sự phá điệu của hai thanh trắc gợi liên tưởng như cánh chim hạc bay vút lên không trung, mất hút về phía trời xa, mở ra một không gian vũ trụ mênh mông.Trên một bình diện ngôn từ eo hẹp (7 chữ) mà trường liên tưởng gợi ra không cùng.
Câu thơ thứ hai “Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu” xuất hiện lầu Hoàng Hạc giữa trời đất bao la. “Không” này là trống không, vô nghĩa. Người xưa cưỡi hạc vàng đi mất rồi thì lầu Hoàng Hạc còn sót lại (“dư”) ở chốn này là sót lại một cách vô nghĩa (“không dư”). Câu này Tản Đà dịch một cách thần tình: “Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ”.
Trong cảm quan không gian toàn vẹn hoàn chỉnh, rõ ràng sự mất mát của “hoàng hạc” – một yếu tố vốn có để lại trống vắng cô đơn cho lầu Hoàng Hạc – yếu tố cận kề. Ở đây, cái còn lại nhắc cái vắng mặt và gợi niềm nuối tiếc bâng khuâng – cái bâng khuâng man mác về không gian.
Câu thơ thứ ba, thứ tư “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản/ Bạch vân thiên tải không du du”, cho thấy không gian vũ trụ càng rõ. Nếu trong thơ Đường, không gian chiếm một vị trí lớn và không gian này chủ yếu là bầu trời – bầu trời trống không trong quốc họa Trung Hoa thì trong “Hoàng Hạc lâu” cũng vậy.
Bầu trời này chỉ có: “Bạch vân thiên tải không du du”. Câu thơ này, Tản Đà dịch là: “Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay”. Khương Hữu Dụng giữ nguyên thể, dịch: “Mây trắng ngàn năm bay chơi vơi”. “Không du du” chỉ có thể hiểu là vô định. Mây trắng lang thang vô định trên bầu trời. Ba chữ phù bình (không dấu) này với ba thanh bằng kéo theo sự trống rỗng vô biên, trống rỗng tới tuyệt đối.
Nếu thời gian vũ trụ được đặc trưng bởi “vô hạn”, “vô cùng”, “thiên cổ”, “vạn cổ” thì thời gian trong câu thơ này là thời gian vũ trụ vĩnh hằng: “thiên” (nghìn năm). Trong thời gian đó, chỉ có “bạch vân” (mây trắng) là vĩnh viễn.
Ta biết rằng, trong thơ Đường không gian thường được thời gian hóa làm cho nó thêm mênh mang, vời vợi. Nhà thơ luôn nhìn thấy thời gian trong không gian, không gian biến hóa. Trong thơ Đường, mọi biểu tượng không gian đều hàm chứa thời gian. Câu thơ “Bạch vân thiên tải không du du” vừa gợi lên không gian, vừa là một câu thời gian – thời gian tàn phá tất cả những gì con người dựng nên.
Nhưng KQNT đâu chỉ là “trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn” mà nó còn mở ra từ một “cách nhìn”. Trong không gian vũ trụ ấy, tác giả chính là con người vũ trụ. Ở đó, con người nhà thơ được giao hòa, tương thông cùng thế giới. Chim hạc bay đi, để lại một ngôi lầu trống rỗng, một vòm trời trống rỗng, bởi lòng nhà thơ trống rỗng.
Mang tâm trạng nuối tiếc, buồn thương, nên cảnh buồn như lòng người. Cảnh đó đâu chỉ là “phong cảnh” mà còn là “tâm cảnh”. Có phải trước cái hiện thực phũ phàng kia: hạc bay, mộng vỡ, ngẩng lên chỉ thấy “Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay” mà nhân vật trữ tình thấy lẻ loi, mất mát, đơn côi – một sự nuối tiếc vô bờ nhưng không tang thương, bị lụy.
Ở bốn câu cuối, không gian nghệ thuật lại được mở ra khi nhà thơ phóng tầm mắt nhìn từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, từ ngoại cảnh đến nội tâm. Vẫn cái không gian vũ trụ ấy nhưng từ không gian vĩ mô (bầu trời, cái cực lớn hư vô của vũ trụ), đến không gian vi mô (cỏ cây, sông nước). Hiện thực đã cận kề: trời đã về chiều, cảnh sắc lầu Hoàng Hạc đã thay đổi. Nắng chiều phản chiếu rõ mồn một hàng cây trên đất Hán Dương và xa xa là bãi cỏ thơm Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Bức tranh đã có thêm màu sắc. Ngoài màu mây trắng mang phong vị triết học thì bức tranh có thêm màu xanh của cỏ cây, sông nước, màu vàng nhạt của nắng chiều. Dù chỉ là nắng chiều nhưng bức tranh ấm nóng hơn. Nhưng chưa hết, ở đây còn có hương thơm từ bãi cỏ Anh Vũ bay lẫn vào không trung làm cho bức tranh thêm sinh khí.
Khác với bốn câu thơ trên, thiên nhiên ấy hiện ra là một thiên nhiên cụ thể, với những đường nét và màu sắc có thật. Thiên nhiên tươi tắn giàu sức sống hơn phải chăng do “cách nhìn” của nhà thơ cũng khác? Nhưng lòng nhà thơ chỉ ấm lên trong chốc lát, cái hiện thực tươi tắn, mơn mởn, đầy sức sống này chỉ thoáng qua rồi tất cả chìm vào hoàng hôn. Chiều tối rồi, nhà thơ tự hỏi: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị?”. Đâu là quê hương? Chỉ thấy dòng sông mịt mù khói sóng.
Màu sắc hư hư, thực thực của sương khói làm sông xa vời mênh mông, không biết đâu là bến bờ: “yên ba giang thượng”. Cái màu của “yên ba” đó cũng chính là màu tâm trạng của nhà thơ – một lữ thứ xa quê trong một buổi hoàng hôn mịt mù khói sóng: tâm trạng man mác buồn thương.(Và nhà thơ có biết đâu cái khói sóng trong bức tranh hoàng hôn đó của mình đến hơn một nghìn năm sau còn vương vấn trong lòng người yêu thơ ông như một hình tượng ám ảnh?).
“Hoàng Hạc lâu” tên bài thơ đọc lên ta cứ tưởng Thôi Hiệu chỉ tập trung miêu tả lầu Hoàng Hạc. Nhưng nét bút của nhà thơ tung hoành trong một không gian rộng lớn mang tầm vũ trụ. Cảnh có độ cao, chiều rộng và có cả chiều sâu. Cảnh có màu sắc, đường nét và cả hương vị. Cảnh được miêu tả theo đúng luật “xa, gần” của hội họa. Vì thế “Hoàng Hạc lâu” không chỉ là một tác phẩm thơ mà còn là một tác phẩm hội họa sắc nét mang hồn vía của cảnh, đồng thời chứa chan tâm hồn thi sĩ.
Rõ ràng không gian nghệ thuật trong Hoàng Hạc lâu đã góp phần đắc lực biểu hiện tình điệu của bài thơ, tâm sự của nhân vật trữ tình.
SCR.VN chia sẻ 🌟 Nghị Luận Bài Nhàn 🌟 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất