Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca [22+ Bài Cảm Nhận Hay]

Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca ❤️ 22+ Bài Cảm Nhận Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Những Bài Văn Mẫu Ấn Tượng Và Độc Đáo Nhất Dành Cho Bạn.

Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Hay Nhất

Giới thiệu đến bạn mẫu phân tích tác phẩm đàn ghita của lorca đặc sắc nhất dưới đây, cùng theo dõi ngay nhé!

Thanh Thảo đã mượn lời của người nghệ sĩ này làm lời đề từ cho bài thơ của mình. Có ẩn ý muốn gợi mở ra chiều dài thời gian và chiều sâu của không gian về người nghệ sĩ tài hoa này. Cả cuộc đời cống hiến, chiến đấu nhưng cuối cùng Lor ca lại chết thảm dưới chế độ phát xít tàn bạo.

Với thể thơ tự do, không viết hoa đầu dòng. Thanh Thảo đã khiến người đọc tò mò về cách viết giàu sức gợi như thế này.

Những tiếng đàn bọt nước
Táy Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Li la li la li la li la
Đi lang thang về miền đơn độc
Với vầng trăng chuếnh choáng
Trên yên ngựa mỏi mòn

Nhịp thơ nhẹ nhàng, dàn trải nhưng giàu sức gợi, sức tả. Khiến người đọc mường tượng đến đất nước xinh đẹp Tây Ban Nha. Với tiếng đàn ghi tar đắm say. Những trận đấu bò tót hài hùng. Những mảnh đất thảo nguyên mênh mông, lãng mạn.

Tây Ban Nha là mảnh đất của những trận đấu bò tót độc đáo. Chiến trường đấu bò tót có lẽ đã trở thành chiến trường chính trị ác liệt. Nhiều đấu tranh, nhiều bon chen. Màu đỏ của áo choàng đã biến thành ‘đỏ gắt”. Phải chăng chính là chế độ độc quyền của chủ nghĩa phát xít đang hoành hành trên đất nước này.

Hình ảnh Lor ca trở nên nhỏ nhoi, mệt mỏi trong cuộc chiến nhiều bấp bênh này. Tiếng đàn vẫn cứ cất lên “li la li la li la li la” và người nghệ sĩ đó

Cuộc chiến giữa nghệ sĩ chân chính với chế độ độc tài trở nên căng thẳng hơn. Người chiến sĩ đơn độc ấy trở nên lẻ loi, cô độc, không một ai có thể biên cạnh.

Tây Ban Nha

Chàng đi như người mộng du

Những hình ảnh thơ gây ấn tượng mạnh. Cứa sâu vào lòng người sự chua xót trước hình ảnh người nghệ sĩ tài ba nhưng bất hạnh. Sự thật phũ phàng do chế độ phát xít mang lại đã khiến cho mọi người thất bất an. Từ “bỗng” ở đầu khổ thơ thứ hai chính là sự ngạc nhiên trước hình ảnh bi thương của nghệ sĩ Lor ca.

Mặc dù bị “điệu” về bãi bắn một cách đầy đau đớn như vậy. Nhưng Lor ca vẫn giữ được sự bình thản. Dám chấp nhận của bản thân bằng phong thái “chàng đi như người mộng du”.

Ở những khổ thơ tiếp, nỗi tiếc thương cho cuộc đời nhiều chua xót ấy;

Tiếng ghi tar nâu

Tiếng ghi tar ròng ròng máu chảy

“tiếng ghi tar” được lặp đi lặp lại như dồn nén cảm xúc trong lòng người, hay là tiếng căm phẫn đầy xót xa. Tiếng đàn ghi tar gắn liền với những thứ bình dị, với thiên nhiên ấm áp, với một cô gái, với bầu trời màu xanh tươi mới.

Có lẽ đó là những thứ mà con người Tây Ban Nha muốn vươn tới, muốn giành dược. Nhưng tiếng ghi tar rơi “vỡ” thành “bọt nước” đã như khẳng định thêm hiện thực đau lòng ấy. Những đường khối, đường nét hiện rõ lên trang viết. Cứa thêm vào lòng người cảm xúc nghẹn ngào, đau đớn.

Thanh Thảo với sự tài hoa của mình đã làm sống dậy một không gian sống đầy bất tử:

Không ai chôn cất tiếng đàn

Long lanh trong đáy giếngCái Lor ca để lại cho người đời chính là âm nhạc. Chính là sự cao quý của tâm hồn, của những hi sinh và cống hiến. Phép so sánh trong câu thơ đã khiến cho Lor ca trở thành một biểu tượng vĩ đại nhất.

Tiếng đàn của Lor ca trở nên bất tử, một vẻ đẹp còn ý nghĩa cho đến những ngày sau. Ở khổ thơ cuối, xuất hiện thêm chiêm nghiệm. Suy nghĩ của Thanh Thảo về nghệ thuật và cuộc đời cũng như sự giải thoát

Đường chỉ tay đã đứt

Chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt.

Khi ‘đường chỉ tay đã hết” thì coi như sinh mệnh của mình đã chấm dứt. Lor ca đã lường trước được cái chết. Ý thức được những điều mà mình làm rũ bỏ hiện thực. Rũ bỏ cuộc sống nhiều đau thương để rơi vào “lặng yên bất chợt”.

Như vậy “Đàn ghi tar của Lor ca” thực sự là bài thơ giàu sức ám ảnh khi tái hiện lại cuộc đời bi tráng của người nghệ sĩ Tây Ban Nha dành cho nghệ thuật. Cho cuộc đời, cho sự bình yên của đất nước.

👉Bên cạnh Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Hay Nhất Chia sẻ đến bạn bài Phân Tích Hình Tượng Người Lính Tây Tiến ❤️ 10 Mẫu Văn

Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Lớp 12

Tham khảo ngay mẫu phân tích bài thơ Đàn ghita của Lorca trong chương trình ngữ văn 12 để có thêm gợi ý làm bài nhé!

Thanh Thảo là nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thơ sau năm 1975. Ông luôn mang đến cho thơ một mỹ cảm hiện đại và giàu tính triết lý. Bài thơ “Đàn ghita của Lorca” trích từ “Khối vuông Rubic” là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn sau 1975. Bài thơ để lại giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ sau đây:
những tiếng đàn bọt nước

li-la li-la li-la

Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh Lorca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân. Trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật, văn hóa của Tây Ban Nha.
Những tiếng đàn bọt nước

Trên yên ngựa mỏi mòn…

Câu thơ đầu rất gợi cảm gây ấn tượng mạnh về tính giác và thị giác. “những tiếng đàn bọt nước”. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật cấu tạo hình ảnh bằng sự ánh chiếu của nhiều kênh cảm giác. Dùng cả thị giác và thính giác để cảm nhận tiếng đàn. Từ đó người đọc hình dung được vẻ đẹp của tiếng đàn dựa trên những liên tưởng ngoài thơ.

Câu thơ thứ hai «Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt » mở ra không gian văn hoá Tây Ban Nha. Màu đỏ của tấm áo choàng gợi lên hình ảnh đấu trường bò tót với những kiếm sĩ kiêu hùng. Cùng chú bò ngạo nghễ đang quần nhau giữa ngàn vạn tiếng reo hò cổ vũ.

Nhưng ẩn đằng sau không gian văn hóa ấy chính là nhà thơ đang gợi ra bối cảnh chính trị ngột ngạt, căng thẳng, đẫm máu của Tây Ban Nha thời đó. Đấu trường của cuộc đấu tranh giữa một bên là khát vọng dân chủ của nhân dân nói chung. Của Lor-ca nói riêng với nền chính trị độc tài.

Câu thơ thứ ba với âm điệu của tiếng đàn «Li la – li la – li la » làm mạch thơ chậm lại, thong thả, êm ái nhẹ nhàng. Như chính Lorca đang thả mình êm ái trong tiếng đàn ca ngợi tự do.

Ba câu cuối với hệ thống hình ảnh: «lang thang , miền đơn độc ; vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn ». Đã gợi lên chất lãng tử, phóng đãng, cuồng say của Lorca. Nhưng đồng thời cũng gợi lên được hình ảnh một Lorca đơn độc đáng thương. Trong hành trình tranh đấu tự do và sáng tạo nghệ thuật.

Khổ thơ thứ hai, Thanh Thảo đã dựng lại phút giây bi tráng của Lorca trước nòng súng quân thù.
Thanh Thảo cũng đã dựng nên bầu không gian kinh hoàng bởi những ấn tượng chết chóc

Tây-ban-nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như¬ ngư¬ời mộng du

“Bỗng kinh hoàng”: ba tiếng ngắn ngủi như tiếng thốt lên đầy đau đớn của nhà thơ Thanh Thảo. Áo choàng (hoán dụ) chỉ Lorca đang đối mặt với án tử dù trước đó dự cảm về cái chết đã được anh nhắc đến.

Chàng vẫn bước đi những bước chân lãng tử, chất nghệ sĩ “Chàng đi như người mộng du”. Trạng thái “mộng du” (hồn xuất khỏi xác) nhưng không có nghĩa là thoát ly hẳn. Nghĩa là chàng vẫn còn đó trong bước đi chinh nhân ra pháp trường mà ngạo nghễ. Như ra giữa đấu trường, chàng không hề đếm xỉa đến cái chết.

Thanh Thảo không kìm nén được nỗi đau cũng như tiếng đàn của Lorca không ngừng đau khi mất đi người bạn.
tiếng ghi-ta nâu

máu chảy

Nghệ thuật điệp ngữ “Tiếng ghi ta” được lặp đi lặp lại bốn lần và biến hoá linh hoạt. Thay màu chuyển gam, thay đổi cảm xúc mau lẹ biến ảo mang nhiều xúc cảm. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác càng làm đoạn thơ mang nhiều màu sắc của tình cảm.

“Tiếng ghi ta lá xanh”: màu xanh sắc lá gợi vẻ tươi non là màu của sự sống. Màu xanh của tiếng đàn còn có nghĩa nữa là ngợi ca cuộc đời và tuổi thanh xuân tươi đẹp của người nghệ sĩ đa tài. Hai tiếng “vỡ tan” vừa chỉ sự bung vỡ của tiếng đàn nhưng đồng thời qua đó nhà thơ đã hiện thực hoá cái chết của Lorca đầy xót thương ai oán.

Câu thơ tiếp theo “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”. Âm thanh được cảm nhận bằng thị giác tạo cảm giác mạnh. Âm thanh như một cơ thể, có sinh mệnh, có trái tim, biết quặn đau, biết chảy máu.

Thành công của đoạn thơ trên chính là nhờ vào một số thủ pháp nghệ thuật. Câu thơ không viết hoa đầu dòng tạo cảm xúc liền mạch. Ngôn ngữ giàu hình ảnh (tượng trưng siêu thực); điệp ngữ; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác…

Tóm lại, đoạn thơ trên trong bài thơ “Đàn Ghita của Lorca” là một đoạn thơ đặc sắc. Qua đó, Thanh Thảo đã tạo dựng nên hình ảnh người chiến sĩ nhân dân chống phát xít bạo tàn. Vừa mang màu sắc lãng mạn vừa mang màu sắc tráng ca.

👉Ngoài Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Lớp 12 bật mí đến bạn Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão ❤️️ 10 Bài Hay

Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Ngắn

Gửi bạn cách phân tích tác phẩm Đàn ghita của Lorca ngắn gọn và súc tích nhất dưới đây.

“Tôi không muốn nhìn thấy máu!” (!Que no quiero verla!). Lorca đã thảng thốt kêu lên trong một bài thơ định mệnh của mình, bài “Bi ca cho Ignacio Sanchez Mejias”. Nhưng “máu đã chảy tràn” chỉ một năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời, và máu đó chính của Lorca

Linh cảm về “một cái chết được báo trước” luôn ám ảnh Lorca. Và chính nó đã trở thành một trong những động lực lớn nhất của thơ ông. Tình yêu, sự chết và cái đẹp là ba nỗi ám ảnh lớn trong thơ Lorca. Nó hoán đổi nhau, cái này là tiền đề cho cái kia, kết thành một vòng tròn vĩnh hằng.

Lorca đã chấp nhận và tôn vinh sự chết như đã chấp nhận. Và tôn vinh tình yêu, cái đẹp vì ông đã thấy trong cái đẹp có sự chết cũng như trong cái chết có tình yêu. Hình ảnh cuối cùng mà họ nhìn thấy là một nàng di-gan đong đưa, móc nối vào “nhũ băng vầng trăng” mà đong đưa. Hình ảnh rõ nhất của cái đẹp và sự chết hoà trộn vào nhau.

Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói. Một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu. Có thể biến những linh cảm thành ngôn ngữ. “Khi tôi chết – hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta”. Cây đàn ghi-ta ở đây giống như cây đàn lyre.à biểu tượng của thi ca, khởi phát và giữ nhịp cho thơ ca.

Lorca muốn được chết “tử tế trên giường mình”. Muốn được nằm trong đất cùng với cây đàn thơ của mình. Nhưng sự Tàn Bạo lại không muốn vậy. Bởi bọn phát xít là giống ruồi nhặng, chúng là cái chết mang hình con nhặng, “cái chết đẻ trứng vào vết thương”. Như một câu thơ tuyệt vời của Lorca đã chỉ chính xác.

Khi Lorca cầm trên tay cây đàn thơ của mình. Chàng như một torero (đấu sĩ) bước vào đấu trường trong cuộc chiến một mất một còn với con-bò-tót-định-mệnh. Một “con bò cô đơn với trái tim cao thượng”. Chàng sẵn sàng chết trước cặp sừng oai dũng của con bò trọng danh dự ấy. Với “những vết thương bốc cháy như mặt trời”.

Lorca đã mang cái Đẹp, Tình Yêu đến giáp mặt với sự Chết. Hoà vào sự Chết để mở ra những nẻo đường kỳ ảo cho Cuộc Sống, cho tâm hồn con người. Khi những con nhặng phát-xít “đẻ trứng vào vết thương”. Những cái trứng của sự huỷ diệt, thì Lorca lại ươm những hạt-giống-thơ của mình vào tận trong lòng sự Chết. Để cuộc sống có thể nở hoa từ đó.

👉Bên cạnh Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Ngắn Khám phá ngay cách Phân Tích Vội Vàng Khổ 2 ❤️️ 10 Bài Cảm Nhận Đoạn 2 Hay

Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Đoạn 1

Dưới đây là mẫu phân tích bài thơ Đàn ghita của Lorca đoạn 1, mời bạn cùng tham khảo.

Thanh Thảo thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông luôn tìm tòi khám phá, sáng tạo tìm cách biểu đạt mới qua hình thức câu thơ tự do,. Đem đến một mĩ cảm hiện đại cho thơ bằng thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Đàn ghita của Lorca là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy sáng tạo ấy.

Thanh Thảo mở đầu bài thơ bằng chính di nguyện của Lor-ca. “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Đây là một di nguyện vừa thiêng liêng vừa cao thượng. Anh không muốn suốt đời là cái bóng ngăn cản sự phát triển của những tài năng trẻ của đất nước mình.

Sự tài hoa của Thanh Thảo còn làm ta liên tưởng bài thơ như một bản đàn ngân vang. Với âm thanh “li-la” mênh mang, dìu dặt vút cao. Chắp cánh đưa người nghệ sĩ bay vút lên trên tất cả bạo tàn và chết chóc.

những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la, li-la, li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chuếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Những câu thơ mở đầu giàu sức gợi mang đến một trường liên tưởng về một đất nước đẹp tươi. Với tiếng ghi ta làm mê say lòng người. Những vũ nữ Digan với làn da rám nắng và vũ khúc Flamenco cháy bỏng. Những trận đấu bò rực lửa và danh dự của người kiếm sĩ. Và không thể thiếu những miền thảo nguyên bao la xanh bóng nắng.

Sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác tạo nên “tiếng đàn bọt nước” đầy biến ảo. Khi tròn to, khi phập phồng thổn thức, khi vỡ ra tức tưởi như một “thiên bạc mệnh”. Có tính dự báo về những chông gai, trắc trở. Mà số phận người nghệ sỹ sẽ phải đón nhận ở phía trước.

Và màu “áo choàng đỏ gắt” tiếp theo sau tiếng đàn bọt nước ấy chính là những trận đấu bò sinh tử. Nhưng đấu trường bò tót ngay trong sự chuyển gam của Thanh Thảo đã trở thành một đấu trường chính trị khổng lồ. Ngột ngạt, căng thẳng, đẫm máu của Tây Ban Nha thời đó.

Người đọc như đang dõi mắt theo từng bước chân lãng tử của người nghệ sỹ trên hành trình “lang thang về miền đơn độc”. Cùng với “vầng trăng – yên ngựa”. Đây là một hệ thống thi ảnh thường bắt gặp trong thơ Lorca. Chàng kị sỹ một mình trên lưng “con ngựa đen/ vầng trăng đỏ”. Với những bản đàn ghita phiêu bồng cùng giấc mơ tranh đấu.

Trong thơ Thanh Thảo, Lorca hiện lên với dáng điệu “chuếnh choáng”. Đây là một hình ảnh mang cái hồn say của người nghệ sỹ. Không phải cái say tầm thường của những cốc rượu vang đỏ mà là say trong tranh đấu. Say trong sáng tạo nghệ thuật.

👉Ngoài Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Đoạn 1 tặng bạn trọn bộ Cảm Nhận Bài Thơ Tỏ Lòng ❤️️ 10 Bài Phân Tích Thuật Hoài

Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Facebook

Đàn ghita của Lorca nổi bật lên hình tượng người nghệ sĩ yêu tiếng đàn đến say mê, hãy cùng phân tích tác phẩm này để hiểu sâu hơn những vấn đề đằng sau đó nhé

Thanh Thảo mở đầu bài thơ bằng chính di nguyện của Lor-ca “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Đây là một di nguyện vừa thiêng liêng vừa cao thượng.

Về một ý nghĩa khác, đàn ghi ta đã gắn với giây phút cuối cùng của cuộc đời Lor-ca. Cái chết của người nghệ sĩ ấy và những phẩm chất tài năng của anh đã bắt gặp hồn thơ Thanh Thảo làm nên thi phẩm tuyệt bút này.

Bài thơ có lối diễn đạt không viết hoa đầu dòng tạo nên một sự liền mạch như một dòng chảy của cảm xúc không có điểm dừng. Sự tài hoa của Thanh Thảo còn làm ta liên tưởng bài thơ như một bản đàn ngân vang với âm thanh “li-la” mênh mang dìu dặt vút cao chắp cánh đưa người nghệ sĩ bay vút lên trên tất cả bạo tàn và chết chóc.

những tiếng đàn bọt nước

trên yên ngựa mỏi mòn

Những câu thơ mở đầu giàu sức gợi mang đến một trường liên tưởng về một đất nước đẹp tươi với tiếng ghi ta làm mê say lòng người những vũ nữ Digan với làn da rám nắng và vũ khúc Flamenco cháy bỏng những trận đấu bò rực lửa.

Giữa lúc trận đấu đang căng thẳng thì bỗng vang lên âm thanh du dương bổng trầm của tiếng đàn: li-la li-la li-la một thanh âm trong trẻo thanh tao quyện hòa mùi hương hoa Lila dìu dịu lan tỏa với những cánh hoa màu tím nồng nàn đầy sức sống giữa khung cảnh bạo tàn và chết chóc.

Người đọc như đang dõi mắt theo từng bước chân lãng tử của người nghệ sỹ trên hành trình “lang thang về miền đơn độc” cùng với “vầng trăng – yên ngựa”.

Trong thơ Thanh Thảo Lorca hiện lên với dáng điệu “chuếnh choáng”. Đây là một hình ảnh mang cái hồn say của người nghệ sỹ không phải cái say tầm thường của những cốc rượu vang đỏ mà là say trong tranh đấu say trong sáng tạo nghệ thuật.

Càng chiến đấu Lorca càng say mê càng “hát nghêu ngao”. Nhưng phũ phàng thay “đường chỉ tay đã đứt” định mệnh đã khiến chàng nghệ sĩ du ca của chúng ta phải dở dang hành trình khát vọng. Phát súng của bọn phát xít đã đánh hạ Lorca đáng thương.

Đối lập giữa niềm tin tình yêu và lạc quan khát vọng “hát nghêu ngao” với sự thật phũ phàng “áo choàng bê bết đỏ”. Đó là màu máu của Lorca làm tấm áo choàng đỏ gắt càng thêm “bê bết đỏ”.

tiếng ghi-ta nâu

tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy

Điệp khúc dồn dập qua nhịp thơ Thanh Thảo như đã lột tả được cái bàng hoàng căm phẫn trong bản ghi ta bi tráng! Tôi gọi đây là khúc biến tấu của tiếng đàn nó thay màu chuyển gam rất lẹ biến ảo không ngừng và đặc biệt luôn sinh sôi nảy nở giọt này vỡ đi giọt kia lại trào ra không dứt.

Tiếng đàn không chỉ mang sắc màu biến tấu mà còn mang hình khối đường nét như hình hài của sinh mệnh. Nó cũng tức tưởi vỡ òa cũng biết nói tiếng nói của sự căm phẫn bạo tàn. Hay nói đúng hơn đó là tiếng kêu cứu của nghệ thuật khi bị đẩy đến bờ vực của sự tuyệt diệt.

tiếng ghi-ta tròn
bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy

Hai tiếng vỡ tan vừa là sự vỡ ra của bọt nước vừa là sự phập phồng thổn thức của tiếng đàn. Nó đã cất lên lời ca tranh đấu lên án bè lũ phát xít đã hủy diệt cái tài hủy diệt cái đẹp.

Với thủ pháp nghệ thuật so sánh và liên tưởng Thanh Thảo đã làm sống dậy một không gian sinh tồn đầy sức sống mãnh liệt.

không ai chôn cất tiếng đàn

long lanh trong đáy giếng

Không ai chôn cất tiếng đàn hay không ai có thể chôn cất được tiếng đàn ? Có lẽ nên hiểu theo cách thứ hai. Thứ nhất bởi nó là di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm của tinh thần được kết tinh từ hương sắc cuộc đời của người nghệ sĩ nhân dân. Thứ hai bởi sức sống mãnh liệt và hoang dại của nó như loài cỏ mọc hoang không gì có thể ngăn nổi chúng.

Ở khổ cuối của bài thơ Thanh Thảo đưa người đọc vào thế giới suy tư về sự giải thoát của Lorca:

đường chỉ tay đã đứt

li-la li-la li-la

Và cuối cùng chàng nghệ sĩ của chúng ta đã dừng bước giang hồ trước dòng sông của định mệnh khi đường chỉ tay đã đứt. Sinh mệnh chấm dứt. Chàng rũ bỏ mọi hệ lụy trần gian để trở về cõi vĩnh hằng.

Bài thơ đã rất thành công khi tạo dựng một tượng đài Lorca bằng ngôn ngữ của thơ và âm nhạc. Với lối thơ không viết hoa đầu dòng cảm xúc liền mạch Thanh Thảo đã mang đến cho người đọc một mĩ cảm hiện đại giàu tính sáng tạo.

👉Ngoài Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Facebook tham khảo ngay Dàn Ý Cảm Nhận 13 Câu Đầu Bài Vội Vàng ❤️️ Ôn Tập Ngữ Văn

Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Khổ 1

Tặng bạn mẫu phân tích tác phẩm thơ nỗi tiếng của Thanh Thảo Đàn ghita của Lorca dưới đây, xem ngay và luôn nhé!

Đàn ghi-ta của Lorca chính là một lối thơ mà ở đó lời thơ đã hoà vào nét nhạc, hình tượng thơ đã cùng cấu trúc nhạc bay đôi. Thậm chí, để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mô phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita. Mô phỏng cả lối diễn tấu vẫn thường đệm cho người hát khi diễn nữa.

Khổ thơ thứ nhất là hình ảnh Lorca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật, văn hóa của Tây Ban Nha.
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn…

Câu thơ đầu rất gợi cảm gây ấn tượng mạnh về tính giác và thị giác : “những tiếng đàn bọt nước”. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật cấu tạo hình ảnh bằng sự ánh chiếu của nhiều kênh cảm giác.

Tiếng đàn là âm thanh được nhà thơ cảm nhận bằng thính giác. Bọt nước là hình ảnh được nhà thơ cảm nhận bằng thị giác. Dùng cả thị giác và thính giác để cảm nhận tiếng đàn. Từ đó người đọc hình dung được vẻ đẹp của tiếng đàn dựa trên những liên tưởng ngoài thơ.

Phải chăng câu thơ đầu đã tạo cho người đọc về vẻ đẹp và số phận của Lorca ? Tính dự báo về số phận mà người nghệ sĩ tài hoa đang phải đón nhận một mệnh bạc phía trước ?

Câu thơ thứ hai «Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt » mở ra không gian văn hoá Tây Ban Nha. Màu đỏ của tấm áo choàng gợi lên hình ảnh đấu trường bò tót với những kiếm sĩ kiêu hùng cùng chú bò ngạo nghễ đang quần nhau giữa ngàn vạn tiếng reo hò cổ vũ.

Nhưng ẩn đằng sau không gian văn hóa ấy chính là nhà thơ đang gợi ra bối cảnh chính trị ngột ngạt, căng thẳng, đẫm máu của Tây Ban Nha thời đó: đấu trường của cuộc đấu tranh giữa một bên là khát vọng dân chủ của nhân dân nói chung, của Lor-ca nói riêng với nền chính trị độc tài.

Câu thơ thứ ba với âm điệu của tiếng đàn «Li la – li la – li la » làm mạch thơ chậm lại, thong thả, êm ái nhẹ nhàng như chính Lorca đang thả mình êm ái trong tiếng đàn ca ngợi tự do. Hương thơm và âm thanh quyện hòa vào nhau làm nên ý thơ hài hòa như nâng đỡ cho người nghệ sĩ vút bay lên trên bạo tàn và chết chóc !

Ba câu cuối với hệ thống hình ảnh: «lang thang , miền đơn độc ; vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn » đã gợi lên chất lãng tử, phóng đãng, cuồng say của Lorca nhưng đồng thời cũng gợi lên được hình ảnh một Lorca đơn độc đáng thương trong hành trình tranh đấu tự do và sáng tạo nghệ thuật.

👉Bên cạnh Phân Tích Đàn Ghita Của Lorca Khổ 1 Chia sẻ đến bạn bài Dàn Ý 12 Câu Đầu Trao Duyên ❤️ Mẫu Đề Cương Chi Tiết

Trên đây là tuyển tập những cách phân tích về bài thơ Đàn ghita của Lorca. Cùng xem ngay để cảm nhận được tình yêu của Lorca dành cho tiếng đàn của mình nhé! Cảm ơn bạn đã tham khảo tại scr.vn.

Viết một bình luận