Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu [27+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất]

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu ❤️ 27+ Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Tuyển Tập Những Bài Văn Mẫu Phân Tích Tác Phẩm Mời Trầu Tiêu Biểu Nhất.

Cách Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Của Hồ Xuân Hương Đơn Giản

“Mời Trầu” là tác phẩm thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương, lấy cảm hứng từ đề tài nhỏ bé từ đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng chứa đựng những tư tưởng lớn. Cùng SCR.VN học cách phân tích tác phẩm này một cách đơn giản nhé!

👉Nắm vững kiến thức:

  • Thuộc lòng bài thơ “mời trầu”
  • Biết thông tin về tác giả Hồ Xuân Hương (năm sinh, quê quán, cuộc đời, các tác phẩm tiêu biểu..)
  • Hiểu nội dung bài thơ, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của các biện pháp đó.

👉Tiến hành làm văn phân tích:

  • Lập dàn ý chi tiết: mở bài, thân bài (phân tích các đoạn thơ riêng lẻ hoặc phân tích theo luận điểm), kết bài (nêu cảm nghĩ và liên hệ)
  • Viết bài

Tham khảo thêm 🌸 Dàn Ý Tự Tình 2 Hồ Xuân Hương 🌸 đặc sắc nhất !

Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Chi Tiết

Khi viết một bài văn phân tích bất kì, bạn nên lập dàn ý chi tiết để trong quá trình viết văn không bị sót ý. Tham khảo mẫu dàn ý mà chúng tôi chia sẻ dưới đây về đề bài “phân tích tác phẩm Mời Trầu” nhé!

👉 Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Mời trầu.
👉 Thân bài: Làm rõ nội dung bài thơ: Qua bài thơ Mời trầu, bà đã thể hiện rõ nét niềm khao khát về sự trọn vẹn của hạnh phúc lứa đôi.

  • Luận điểm 1: Lý giải nhan đề “mời trầu”.
    • Mời trầu là một hình giao tiếp thường xuất hiện trong văn hóa của người Việt Nam. Khi khách đến nhà, người chủ nhà sẽ thường mời trầu, mời nước sau đó mới bắt đầu câu chuyện.
    • Nếu là người thường, mời trầu sẽ chỉ là hình thức thủ tục cần phải có, nhưng trong mắt Hồ Xuân Hương, mời trầu đã nói lên cả một số phận, cả một cuộc đời con người.
  • Luận điểm 2: Hình ảnh quả cau miếng trầu.
    • Tác giả miêu tả trực tiếp hình dáng quả cau nhỏ nhỏ xinh xinh
    • Nho nhỏ ở đây còn ví như thân phận con người bé nhỏ trong cái xã hội phong kiến đầy rầy bất công. Nho nhỏ như số phận của những người phụ nữ trong xã hội trong nam khinh nữ ấy.
  • Luận điểm 3: Khẳng định bản thânNày của Xuân Hương mới quệt rồi”
    • Một câu thơ nghe như là một lời tuyên bố thẳng thừng. Đồng thời vừa cảnh cáo những kẻ le ve xung quanh đừng có mà nhăm nhe đồ của Xuân Hương nữa.
  • Luận điểm 4: Câu nói giao duyênCó phải duyên nhau thì thắm lại
    • Xuân Hương không ngồi chờ đợi để cha mẹ đặt đâu ngồi đấy, mà tự mình tìm kiếm, quyết định hạnh phúc lứa đôi.
    • Tác giả không sợ mang tiếng “cọc đi tìm trâu”. Thi sĩ chỉ biết rằng, nếu đã phải duyên nhau thì nên thắm lại, đừng dùng dằng mà khiến hai bên đau khổ.
  • Luận điểm 5: Niềm mong mỏi về hạnh phúc lứa đôi
    • Hồ Xuân Hương luôn yêu cái đẹp, khát khao niềm hạnh phúc lứa đôi.
    • Bà cảm thương cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
    • Bà dám đứng lên để đi tìm tình yêu của mình. Nhưng bà cũng hiểu, xã hội ấy không phải lúc nào cũng như ý muốn.
  • Luận điểm 6: Nghệ thuật đặc sắc
    • Đặc biệt là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
    • Vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. Bốn câu trong bài Mời trầu được viết đúng theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.

👉 Kết bài: Nêu suy nghĩ và tình cảm của bản thân dành cho tác giả, tác phẩm.

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Ngắn Gọn – Mẫu 1

Dưới đây là bài mẫu phân tích về tác phẩm Mời Trầu của Hồ Xuân Hương ngắn gọn, mời các bạn tham khảo ngay:

Trong kho tằng văn học Việt Nam, không ít những nhà thơ đã lấy tình yêu làm cảm hứng sáng tác, rất nhiều nhà thơ nổi tiếng là “ thi sĩ của tình yêu”. Qua những bài thơ tình, người tác giả thể hiện rất rõ suy tư, trăn trở cùng những cung bậc cảm xúc, cùng niềm khao khát được hạnh phúc, được yêu thương. Những nữ nhà thơ Hồ Xuân Hương lại có một cách thể hiện nội tâm của bản thân hết sức nhạy cảm và tinh tế. Đặc biệt là qua bài thơ Mời trầu, bà đã thể hiện rõ nét niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi:

“ Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

Có thể nói, trong cuộc đời, nữ nhà thơ, bà đã gặp và nên duyên với rất nhiều người, chưng cuối cùng lại chẳng đi đến một cái kết đẹp. Tình cảm hồn nhiên, trong sáng của thời tuổi trẻ lại gặp những lời giỡn cợt, trêu đùa của Chiêu Hổ, thoắt đã trở thành vợ lẽ của Tổng Cóc, sống cái kiếp tủi nhục trăm bề, ngày ngày sống trong sự cô đơn, u buông.

Hay thậm chí người bạn văn chương như ông phủ Vĩnh Tường tưởng đâu đã tìm được bến đỗ, nhưng hóa ra cũng chỉ là một mộng ảo diễn ra thật ngắn ngủi. Trái tim nhỏ bé của Xuân Hương trải qua bao nhiêu mối tình, tưởng chừng đã nát tan vì sự trớ trêu ấy. Biết bao đêm trường bà nằm ôm hận một mình, tự thấy xót xa cho cuộc đời của chính mình.

Có lẽ bài thơ Mời trầu được ra đời vào khoảng thời gian nữ thi sĩ dựng quán nước mong tìm được người bạn trăm năm. Thực ra, trong lòng Xuân Hương từ lâu bà đã  tự ý thức được bản thân cần một bạn tri kỷ để tâm sự, để chia sẽ hơn là những tình cảm yêu đương nồng cháy một thời tuổi trẻ. Bởi lẽ, trải qua biết bao thăng trầm, bà cũng đã cảm nhận được sự cô đơn, lạnh giá vì vậy giờ đây bà rất cần những lời nói tâm tình, sự động viên an ủi.

Rất thẳng thắn và chân thành, Hồ Xuân Hương giản dị mà bộc bạch:

“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi”

Tuy bề ngoài chỉ là những quả cau “nho nhỏ”, miếng trầu mang hương vị “hôi”, nhưng sâu bên trong ấy ẩn chứa một ý nghĩa rất sâu xa. Hồ Xuân Hương đã rất tài năng, tinh tế khi lấy cái hồn của dân tộc Việt Nam, chính là sự thanh cao của quả cau, miếng trầu keo sơn để nói về tình yêu của mình, rất độc đáo và thi vị theo một phong cách riêng biệt của nữ thi sĩ – phong cách Hồ Xuân Hương.

“Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

Tác giả thể hiện cái tôi của mình rất độc đáo, chuẩn nhị mà lại mang nét duyên dáng. Hồ Xuân Hương tự trải lòng mình, bà tâm sự, bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình một cách chân thành. Câu thơ còn là một cách nói rất mới lạ, rất riêng của Xuân Hương “quệt”. Đây là một động từ độc đáo, được dùng bời con người cũng độc đáo, mạnh mẽ và đầy cá tính, khiến cho độc giả cảm thấy thích thú, và càng thêm yêu hơn cái quệt thật dễ thương, thấm đẫm sự tình ý ấy. 

Thế nhưng đằng sau tấm chân tình tưởng chừng như rất ung dung, bình thản ấy là một giọng nói em dịu, nhẹ nhàng chất chứa biết bao nỗi niềm cảm xúc trong đó.

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.

Hai câu thơ hiện ra tràn ngập màu sắc, đó là màu “xanh” của lá và màu “bạc” của vôi, khi được pha trộn lại hai màu này bạc và xanh đã hòa thành “thắm” rồi. Từ “Thắm” là từ ngữ chỉ màu đỏ tươi của những miếng trầu đồng thời cũng là sự  thắm thiết tình nghĩa – đấy chính là sắc màu của sự hòa hợp, gắn bó, nghĩa tình thủy chung. Với ngòi bút đầy tài năng của mình, nhà thơ đã khai thác thật khéo léo, tài tình về ý nghĩa tượng trưng của các màu sắc.

Khi ta thưởng thức chung cái lá trầu và thêm một chút vôi, chúng sẽ hòa quyện vào nhau tạo nên màu sắc thắm, “thắm lại ”. Nhưng nếu tách riêng chúng ra thì chỉ còn sự lạnh lùng, non nớt của màu xanh và sự bạc bẽo, hai lòng của cái màu bạc. Niềm khao khát về mái ấm hạnh phúc sao mà ưu tư và buồn thương đến thế. Đã vậy, một loạt các từ ngữ “có phải… thì… đừng … như…” xuất hiện, chẳng khác gì con dao sắc nhọn, cứa vào lòng, vào trái tim vốn chân thành, chung tình của nữ thi sĩ. 

Bởi thế, trước sự lận đận, ngang trái trong đường tình duyên, trái tim ấm nóng, chân thành, của Xuân Hương đã cất tiếng để đòi hỏi một hạnh phúc nhỏ bé, chính đáng. Qua bài thơ, nữ thi sĩ đã gói gọn những thâm tình, cùng tấm lòng rộng mở với mong muốn được vẹn tròn chuyện tình duyên. Tâm tình và khát vọng ấy đã vang lên một cách đầy mạnh mẽ, bà mạnh dạn phá vỡ những định kiến lạc hậu, tàn nhẫn, u ám của xã hội cũ.

Đó như là một tín hiệu tích cực, mở đầu cho sự đâm trồi, nảy nở của một ý thức cá nhân, dũng mãnh đứng lên đấu tranh đòi hạnh phúc cho bản thân nói riêng và cho những người phụ nữ bất hạnh khác nói chung. Chắc chắn rằng, tiếng vọng mời trầu của nữ thi sĩ sẽ băng qua mọi thời đại mà làm lay động đến bao tâm hồn.

Một tác phẩm văn học khác 🌸 Phân Tích Tự Tình Hồ Xuân Hương 🌸 15+ mẫu văn hay!

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Đặc Sắc – Mẫu 2

Xem ngay bài văn mẫu đặc sắc phân tích về bài thơ Mời Trầu của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới đây để biết cách làm dạng đề bài này thật hay nhé!

Thông thường, những tác phẩm có tư tưởng lớn đều có hình thức mang tầm vóc lớn, đề tài cũng lớn. Những tác phẩm lấy đề tài nhỏ bé, hình thức xinh xắn chỉ đủ sức chứa đựng một tư tưởng quẩn quanh với cuộc sống sinh hoạt đời thường.

Tuy nhiên, văn học cũng không hiếm những nghịch lý, làm nên sự kỳ diệu của nó. Đó là trường hợp những bài thơ đề tài nhỏ bé, hình thức xinh xắn nhưng chứa đựng những tư tưởng lớn, phá vỡ cái chật hẹp, ràng rịt của tư tưởng cũ kỹ, hà khắc; nâng niu một khát vọng mãnh liệt, chân thành. Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương là một điển hình như vậy:

“ Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

Bài thơ ra đời vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX. Cảm thức thẩm mỹ bấy giờ thường trọng vọng những bài Đường luật đạo mạo, cổ kính, với thứ chữ Hán được điểm tô lộng lẫy bằng vô số điển tích ngoại lai. Vậy mà Mời trầu, vẫn khuôn khổ một thất ngôn tứ tuyệt, nhưng vóc dáng đường hoàng là chữ Nôm, hồn dân tộc. Thứ chữ “nôm na mách qué” đó đã tạo một tầm vóc trẻ, sừng sững trên văn đàn, mang theo sinh khí của văn hóa dân gian Việt nam: ca dao, tục ngữ, thành ngữ,…

Thời đại này, các nho sĩ hầu hết là nam giới. Tài tử, văn nhân hầu hết là đấng “tu mi” ngâm hoa vịnh nguyệt, cố teo tóp cái bản ngã, để hòa tan, trộn lẫn vào “cái ta” nhợt nhạt, vô hồn. Vậy mà, trong lúc đó, tác giả của Mời trầu lại là nữ giới – một phụ nữ dám tung hê, bóc trần cái “hoa nguyệt” giả dối, phù phiếm. Nữ sĩ còn dám đường hoàng xưng “tôi”, “cái tôi” làm kinh ngạc, ngã ngửa bao đấng tu mi, những bậc “hiền nhân quân tử ”.

Bài thơ thật xinh xắn, chỉ hai mươi tám chữ. Đề tài lại nhỏ bé, chuyện mời trầu. Tưởng gì, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Từ thuở xa xưa, người Việt đã có tục ăn trầu. Người Việt vốn hiếu khách, lại hay giao tiếp, chuyện mời trầu nhau có gì đáng nói? Nhưng ngờ đâu, một tứ thơ lớn đã ẩn sau đề tài nhỏ bé ấy. Miếng trầu là vật để giao tiếp, đãi bôi . Nhưng miếng trầu còn là sự thắm đỏ của nghĩa tình, là sứ giả của tình yêu, là chứng nhân của tình chồng vợ:

“ Trầu này trầu nghĩa, trầu tình

Cho loan lấy phượng, cho mình lấy ta”

Hay là:

“ Có trầu mà chẳng có cau

Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm”

Vậy, mời trầu ở đây đâu chỉ là hình thức giao tiếp. Mời trầu kỳ thực là mời tình. Nói đến tình là nói đến cõi tế vi, kỳ diệu của tâm hồn, của trái tim rồi! Mà chuyện tình, trong xã hội phong kiến, đâu phải là đề tài nhàn đàm lúc trà dư tửu hậu. Ở một góc nào đó, nó còn là điều cấm kỵ đối với các bậc mũ cao, áo dài. Đàn bà lại càng không được nói đến. Quyền mời trầu chỉ có ở đàn ông:

“ Ra đường bác mẹ dặn rằng

Làm thân con gái chớ ăn trầu người”

Thế mà, kinh khủng chưa, trong bài thơ này, người mời trầu lại là nữ giới, chẳng thèm che mạng cúi đầu. Cái lớn của bài thơ đã nằm ngay ở tư thế của chủ thể trữ tình rồi! Tinh thần phá vỡ định kiến “thâm căn cố đế ” đã nằm ngay ở cách đặt tựa đề và đề tài rồi!

Tuy nhiên, tiếng nói có sức mạnh phá vỡ ấy lại không hề “đao to búa lớn ”. Nó nhỏ nhẹ, ân cần, nồng nhiệt mà da diết, lắng sâu. Nó là một âm sắc trầm ấm của tiếng thơ táo bạo Hồ Xuân Hương.

Chúng ta thử xem nhà thơ mời trầu như thế nào:

“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi ”

Chẳng cần một buồng cau trả ơn, chẳng màng trầu têm cánh phượng dâng mời hoàng tử, người phụ nữ chỉ có “quả cau nho nhỏ ”. Hẳn là ở đây, Xuân Hương đã hái một quả từ buồng cau dân gian rồi: “Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân”,… Từ láy “nho nhỏ “ còn gợi một ảnh hình xinh xắn, dễ thương. Quả cau nhỏ, chắc hẳn bổ ra thành những miếng cau thanh.

Đâu cần nhiều, bởi Xuân Hương đâu phải mời bọn phàm phu, tục tử. Lại kèm với quả cau là “miếng trầu hôi ”. Đâu rồi trầu quế, trầu thơm? Cớ sao lại chọn miếng trầu tầm thường, chẳng thơm, chẳng ngon mấy để mời? Có lẽ cũng chẳng phải là chọn, vì người phụ nữ có chi mời nấy, cốt yếu là mời bằng tấm lòng thành thực, với những cái vốn có của mình. Vả lại, người sâu sắc đâu dại gì đem cái sang trọng, đắt tiền để mời tình. Kẻ vụ lợi sẽ bị cái hào nhoáng, sang cả làm mờ mắt đi, cứ thế mà nhảy bổ vào cuộc tình.

Tác giả của miếng trầu hôi, cũng như chủ thể trữ tình trong bài thơ, là phụ nữ từng trải, sâu sắc, nên thành ý ấy, dụng ý ấy, không chắc là không có. Miếng trầu mời thật dân dã, tự nhiên, gợi cảm, chân thành, nhưng cách mời mới thật nồng nhiệt làm sao:

“Này của Xuân Hương mới quệt rồi ”

Xã hội phong kiến đâu chấp nhận “cái tôi ” với lời xưng trực tiếp như vậy. Thế mà, người phụ nữ ở đây lại dám tin vào chính mình, tự thừa nhận tấm tình của riêng cá nhân mình. Đã vậy, trầu vừa quệt là mời ngay. Hành động “mới quệt ” hết sức khiêm tốn và chân thành. Miếng trầu có thể không khéo léo cách têm nhưng là cả sự nồng hậu, chào mời. Người phụ nữ mang tên hương – mùa – xuân quả thật hết sức khát khao nghĩa tình giữa con người với nhau trong cuộc sống. Tấm lòng ấy đã chủ động trao tặng cho người sự chân thành, thắm thiết.

Nếu như hai câu trên, giọng thơ thật chân thành, nồng nhiệt, vồn vã, đầy khát khao thì ở hai câu sau, giọng thơ lại chuyển sang trầm lắng, đầy trăn trở, ưu tư:

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi ”

Hai câu thơ đầy màu sắc, đó là “xanh” của lá, “bạc” của vôi, pha trộn lại thì bạc và xanh đã hóa thành “thắm” rồi. “Thắm” là màu đỏ tươi của miếng trầu, mà cũng là thắm thiết, thắm tình – sắc màu của sự gắn bó, hòa hợp, chung tình. Nhà thơ đã khai thác tài tình ý nghĩa tượng trưng của màu sắc.

Cái lá trầu và ít vôi, ăn chung với nhau thì ra sắc thắm, “thắm lại ”. Nhưng tách riêng thì chỉ còn rời rã một màu xanh non nớt, lạnh lùng, chỉ còn màu bạc của sự bạc bẽo, bội bạc, hai lòng. Buồn thay cho sự chia lìa, bội bạc! Niềm khao khát ở đây sao mà ưu tư và buồn thấm thía.

Đã vậy, những từ ngữ “có phải… thì… đừng … như…” chẳng khác con dao bổ cau, cứa vào lòng, cứa vào trái tim vốn quen đập với nhịp chân thật, chung tình. Nghệ thuật so sánh cuối bài thơ được hái từ giàn trầu thành ngữ Việt Nam: “xanh như lá, bạc như vôi ”.

Ý thơ gợi ra một khát vọng đầy ưu tư, khắc khoải của một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dư vị chua chát, đắng cay của sự lạnh lùng, giả dối. Ngẫm lại cuộc đời, tâm sự của Hồ Xuân Hương, sao thấy bài thơ như là thân phận, số phận – đầy éo le, dở dang, trăn trở. Biết bao giờ, biết ai người sẽ “phải duyên nhau ”.

Cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình. Tâm tình ấy, khát vọng ấy đã vang lên, trong trẻo và mạnh mẽ, mạnh dạn phá bỏ những định kiến tàn nhẫn, u ám của thời đại. Đó là tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi, nảy tược của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ.

Chắc rằng, tiếng vọng mời trầu của Hồ Xuân Hương đã băng qua thời gian, lay chuyển biết bao tâm hồn xanh xao, bạc bẽo tìm đến với nhau trong một tình yêu chân thật, hòa hợp, chung tình.

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Hay Nhất – Mẫu 3

Nếu bạn đang tìm kiếm văn mẫu phân tích bài thơ Mời Trầu thì đừng bỏ qua bài viết này!

Nhiều người làm thơ về tình yêu. Nhiều nhà thơ được mệnh danh là “ thi sĩ của tình yêu”. Trong thơ của mình, họ thể hiện những cảm xúc, suy tư, những yêu thương, trăn trở…Những bài thơ tình là những cung bậc, những nỗi niềm riêng, khao khát hạnh phúc, yêu thương giận hờn…Những nhà thơ nữ lại có một cách thể hiện nội tâm hết sức nhạy cảm, tinh tế. Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương là niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của một trái tim nồng nàn, đằm thắm, giàu cá tính – được thể hiện một cách chân tình.

Đi qua cuộc đời của Hồ Xuân Hương có khá nhiều người bạn tình nhưng cuối cùng vẫn không được bền lâu. Tình cảm xao xuyến của thời tuổi trẻ cùng những lời giỡn cợt của Chiêu Hổ, thoắt lại là cái kiếp làm lẽ tủi nhục trăm bề trong sự lạnh lẽo của Tổng Cóc.

Bạn văn chương như ông phủ Vĩnh Tường cũng chỉ là mộng ảo ngắn ngủi. Trái tim yêu thương của Xuân Hương tưởng chừng tan nát vì sự trớ trêu đến thế. Bao đêm trường ôm hận một mình, xót xa tự an ủi Thân này đâu đã chịu già tom Xuân Hương đã cảm thấy chua chat, cay đắng cho mình cho những cuộc tình.

Bài thơ Mời trầu có lẽ ra đời trong giai đoạn nữ sĩ dựng quán nước kén bạn trăm năm. Thực ra, Xuân Hương đã ý thức được mình, đến độ chín chắn, cần một bạn chi kỷ hơn là những yêu đương nồng cháy thời tuổi trẻ. Bởi lẽ, nữ sĩ đã cảm nhận được sự lạnh giá cô đơn, rất cần một sự động viên an ủi, những lời nói tâm tình.

Rất trung thực, khiêm tốn và chân thành, Hồ Xuân Hương đã nói về mình hết sức thẳng thắn.

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi.

Chỉ bình thường thế thôi, như bao điều đơn giản khác. Nhưng trong cái đơn giản ấy ẩn chứa một điều gì sâu xa. Đừng vội lầm tưởng ý xuân của Xuân Hương. Vâng, cái nho nhỏ, cái hôi ấy chỉ là cái vẻ bề ngoài thôi. Xuân Hương đã lấy cái hồn dân tộc Việt Nam thanh cao cau trầu keo sơn gắn bó mà nói về tình yêu của mình, độc đáo và thi vị. Nhưng, độc đáo tất có phong cách riêng – phong cách Hồ Xuân Hương.

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Một cách thể hiện cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng. Nhà thơ tự trải lòng mình, bày tâm tư, tình cảm một cách chân thật. Không! Tôi không hề giải dối hình thức. Một cách khách thể hóa cũng lạ kỳ, cảm động làm sao. Cái chân thành của Xuân Hương, như thế là đã hết mức rồi.

Trong câu thơ còn mang một cách nói mới lạ, rất Xuân Hương: quệt. Một động từ độc đáo, chỉ ở con người cũng độc đáo, đầy cá tính một cách chặt chẽ, người đọc cảm thấy thú vị và yêu hơn cái quệt dễ thương, thấm đẫm tình ý ấy. Những động từ khác, giả sử được đưa vào thay thế, có lẽ và chắc chắn rằng không thể lột tả được cái ý, cái tình mà câu thơ gửi gắm.

Thế nhưng, sau tấm chân tình gần như bình thản ấy là một giọng nói nhẹ nhàng chất chứa bao cảm xúc, bao nỗi niềm.

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Có phải duyên nhau – người ấy cùng tâm sự sẽ hiểu được Hồ Xuân Hương cần gì ở chữ duyên ấy.

Một người đồng cảm để cùng xướng họa, ngâm thơ, chia sẻ những buồn vui cuộc sống, một người bạn tri kỷ tri âm để có thể gắn bó, tin tưởng và yêu thương hết lòng. Trái tim người phụ nữ này chỉ cần như vậy mà cảm thấy sao quá đỗi khó khăn, xa vời. Nhiều lần cũng muốn dứt cho xong nhưng trái tim vẫn không ngừng khao khát, không ngừng ước muốn. Xuân Hương trong tình yêu, càng đắm say càng lo sợ một sự cách chia, phai bạc, dường như những người yêu tha thiết thường hay sợ một ngày mai không còn được nguyên vẹn tươi thắm như buổi ban đầu.

Đọc kỹ hai câu thơ mới biết chủ ý của nhà thơ sợ người tình đến với nhau không bằng tất cả tình yêu và tấm lòng xanh thắm bền chặt. Như thế, còn gì đau đớn bằng ! Người như “ con thỏ giỡn với bong trăng” ấy phụ cả một niềm tin chân thành thì còn biết gì để nói nữa.

Ca dao ngày xưa viết “ tưởng giếng nước sâu Em nối sợi gầu dài – Ai ngờ giếng cạn em tiếc hoài sợi dây”. Sự hòa hợp không gìn giữ một tình yêu chân thật thủy chung. Bài thơ gợi cho người đọc mối thương cảm đến xót xa. Ta bỗng trăn trở tự hỏi, lẽ nào một người như Hồ Xuân Hương mà ước nguyện chính đáng, thường tình lại không thành?

Bởi thế, trước những ngang trái trong đường tình duyên, trái tim khắc khoải, yêu nồng nàn của Xuân Hương lên tiếng đòi hỏi chính đáng. Đòi hỏi như vậy cũng chưa phải là nhiều lắm đâu. Ai yêu tâm hồn, tình cảm Hồ Xuân Hương bằng tất cả tâm hồn và tình cảm chân thành của mình, chắc chắn sẽ được nữ sĩ đón nhận – Hồ Xuân Hương tối kỵ sự giả dối, trong tình yêu không có sự giả dối.

Hãy đến với nhau bằng tình yêu nồng thắm, chân thành, như thế cuộc đời, con người và tình yêu mới thực sự có ý nghĩa. Bài thơ Mời trầu, tình yêu của Hồ Xuân Hương đang chào mời. Người yêu thơ, yêu Hồ Xuân Hương , hãy đón nhận.

Đọc thêm 🌸 Thơ Hồ Xuân Hương 🌸 trọn bộ Bà Chúa Thơ Nôm!

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Ngắn Nhất – Mẫu 4

Trau dồi thêm khả năng phân tích bài thơ một cách ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung thông qua bài văn mẫu phân tích tác phẩm nổi tiếng Mời Trầu dưới đây:

Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn lịch sử này, chế độ phong kiến suy tàn đã bộc lộ những hạn chế, bất công. Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những suy tư, trăn trở trước hiện thực của xã hội, trước thân phận bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ. Những tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu của bà thời kì này không thể không kể đến bài thơ “Mời trầu”.

Mời trầu cũng như nhiều bài thơ khác của Hồ Xuân Hương thuộc thể tuyệt cú cổ điển. Đấy là một thể Đường luật thi, một thứ văn chương bác học. Nhưng đọc “Mời trầu” không ai có ý nghĩ đây là bài thơ Đường du nhập từ Trung Quốc vào qua những nhà trí thức Hán học. Có một cái gì thật là nôm na dân dã ở lời thơ hết sức bình dị và giọng điệu mộc mạc.

Hình ảnh miếng trầu đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao?. Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm.

Trước hết hai câu thơ đầu nhà thơ nói về miếng trầu ấy và chủ nhân làm ra miếng trầu ấy chính là Xuân Hương:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

Miếng trầu ấy có quả cau, có lá trầu. Hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một miếng trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao. Quả cau thì nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ bé của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự nhỏ bé ấy hay cũng chính là sự nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

Miếng trầu hôi không phải là nó có mùi hôi mà do lá trầu cay nên nói như thế. Hình ảnh miếng trầu có ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của bà chúa thơ Nôm. Người sở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Từ “này” thể hiện được tiếng mời, tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quệt xong, nó vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm.

Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng trầu bình thường khác về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự là nỗi lòng của người con gái kia. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.

Thế nhưng, sau tấm chân tình gần như bình thản ấy là một giọng nói nhẹ nhàng chất chứa bao cảm xúc, bao nỗi niềm.

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.

Hồ Xuân Hương đưa ra một câu hỏi vừa đưa ra một yêu cầu. “Có phải duyên nhau thì thắm lại”. Từ “thắm” sử dụng rất đắt. “Duyên” theo quan niệm dân gian là sự ràng buộc lẫn nhau từ kiếp trước đến kiếp này, Hồ Xuân Hương muốn nói đến cái duyên ấy. Hai câu thơ đầu nói về chuyện ăn trầu, hai câu cuối chuyển sang chuyện duyên số, chuyện con người vậy mà ý thơ vẫn liền mạch, không gò bó chứng tỏ tài dùng ẩn dụ của nhà thơ đến mức tuyệt vời. Nhà thơ còn vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong câu kết làm cho ý thơ thật đặc sắc.

Bài thơ không chỉ đơn giản nói về duyên trầu mà Hồ Xuân Hương đã nói đến duyên phận của con người, của người phụ nữ thời phong kiến. Cái duyên ấy bấp bênh bạc bẽo như vôi. Như trong một số bài khác bà có nhắc nhiều đến duyên phận của người phụ nữ ‘thân em vừa trắng lại vừa tròn – bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước). Qua đó gợi lòng thương cảm tới những con người có niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi, một tình yêu son sắt thủy chung.

Với ngôn từ giản dị, giàu ý nghĩa, bài thơ “Mời trầu” như bao quát chuyện tình duyên lận đận của tác giả. Bà luôn khao khát sống với hạnh phúc lứa đôi. Đó là một tình cảm thật sự chứ không phải là thứ tình cảm vợ lẽ, chính vì thế mà ta cảm thấy yêu quý hơn người phụ nữ tài ba ấy.

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Thú Vị – Mẫu 5

Giới thiệu đến bạn văn mẫu phân tích tác phẩm Mời Trầu khá thú vị ngay phía dưới, chắc chắn sẽ không làm bạ thất vong khi đón đọc nó:

Thi sĩ Hồ Xuân Hương không chỉ được nhắc đến với vẻ ngoài xinh đẹp, tính cách trẻ trung, phóng khoáng mà còn gọi bà với cái tên “bà chúa thơ Nôm”. Bà là nhà thơ nổi tiếng cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19 với những lời thơ thấm đẫm suy tư, trăn trở trước những bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa suy tàn, độc đoán.

Bài thơ “Mời trầu” là một trong những bài thơ nổi bật cho phong cách sáng tác của bà. Bài thơ thuộc thể thơ tuyệt cú cổ điển. Nhắc đến hình ảnh miếng trầu chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Ông cha ta có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, bởi miếng trầu là hình thái giao tiếp thường thấy trong văn hóa của người Việt Nam xưa.

Khi có khách đến nhà, chủ nhà muốn tỏ lòng hiếu khách sẽ mời khách ăn miếng trầu sau đó mới bắt đầu câu chuyện. Không những thế, miếng trầu còn gắn liền với truyền thống cưới hỏi, là hình tượng của sự thủy chung, son sắt giữa vợ và chồng. Nó còn thể hiện những giá trị đạo đức đẹp đẽ của ông cha qua sự tích trầu cau. Riêng trong thơ của Hồ Xuân Hương, miếng trầu nói lên nỗi lòng của bà ước mong về một mái ấm gia đình, khao khát tình yêu đôi lứa thắm nồng, tình cảm.

Hai cầu thơ đầu tiên trực tiếp miêu tả hình ảnh quả cau, miếng trầu:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

Quả cau nhỏ nhỏ tạo thành miếng trầu hôi. Quả cau nhỏ chính là số phận của người phụ nữ nhỏ bé, bị đè nén, chà đạp dưới xã hội phong kiến đầy oan trái, bất công. Thay vì nói rằng miếng trầu xanh ngắt thì Hồ Xuân Hương lại là “miếng trầu hôi”, phải chăng đó là lòng xót thương của bà với số phận của người phụ nữ, cũng chính là xót thương cho số phận bèo trôi của mình.

Từ “này” cho ta thấy miếng trầu chua xót đó là của bà, bà dịu dàng nhưng cũng quả quyết, thẳng thừng khẳng định chủ quyền riêng của mình. Miếng trầu “mới quệt” chứng tỏ nó còn xanh lắm, bùi lắm. Thế nhưng nó không phải miếng trầu bình thường là miếng trầu này chất chứa bao nỗi niềm thầm kín của người con gái phải gồng lên mạnh mẽ trước số phận hẩm hiu.

Thế nhưng, mạnh mẽ đến đâu thì không thể không có những lúc yếu mềm. Hai câu thơ còn lại bộc lỗ nỗi niềm xúc động, dạt dào cảm xúc của bà:

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.

Theo câu chuyện dân gian xưa, khi đôi lứa mời nhau miếng trầu, đôi môi sẽ đỏ thắm lên đồng nghĩa với việc tơ duyên ấy đã thành. Hồ Xuân Hương không ngần ngại hỏi rằng: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”. Đường đường là phận nữ nhi nhưng với tâm hồn phóng khoáng, bà chủ động đi tìm tình yêu của cuộc đời, bà tự se duyên cho chính mình.

Thấu hiểu tình người, thi sĩ biết rằng nếu đã gặp “duyên” thì nên “thắm lại”, nhưng cũng đừng vì một phút đắm say mà khiến cả hai lâm vào đau khổ. Màu xanh của lá trầu với màu trắng nõn nà của vôi vốn là sự kết hợp đẹp đẽ, hoàn hảo nhưng trong mắt “bà chúa thơ Nôm”, màu sắc đó ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Ý của bà rằng nếu đã nguyện cùng nhau se mối duyên này thì hãy biết trân trọng, vun đắp. Đừng để tình yêu nhạt nhòa dần theo năm tháng giống như màu xanh non nớt của lá trầu, đừng phụ tình, bạc bẽo với nhau như màu của vôi.

Chắc hẳn Hồ Xuân Hương phải trải đời lắm nên mới có được cái nhìn đa chiều với vạn vật, sự việc được như vậy. Cũng chính nhờ bà mà hình ảnh bánh trôi nước cũng được nhân hóa lên với thân phận bi thương của người phụ nữ “Ba chìm bảy nổi với nước non” – Bánh trôi nước. Đó không chỉ thể hiện khát vọng về tình yêu đôi lứa mà còn chứa đựng kinh nghiệm, bài học thâm thúy về tình yêu.

Với lời thơ dịu dàng, giản dị, bài thơ “Mời trầu” khiến ta thêm khâm phục tài làm thơ, đối chữ của bà mà còn cảm nhận được thi vị của tình yêu qua khát khao sống với hạnh phúc đôi lứa.

Hồ Xuân Hương với đường tình duyên trắc trở và sự cảm thông sâu sắc với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bà thấy bất công, luyến tiếc khi phận nữ nhi yếu thế không thể xoay chuyển thời thế, vì vậy bà gửi gắm vào trong những lời thơ để tự khẳng định bản thân, cổ vũ chính mình cũng như cổ vũ cho phái đẹp tiến tới tình yêu hạnh phúc, phê phán thứ tình yêu rẻ tiền, bạc bẽo ở đời. Điều đó làm cho chúng ta càng thêm yêu mến người phụ nữ tài ba, “hồng nhan bạc phận”.

Mẫu bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Bánh Trôi Nước 🌸 xem ngay!

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Ấn Tượng – Mẫu 6

Chia sẻ đến bạn đọc bài văn mẫu dùng để tham khảo khi làm văn phân tích bài thơ Mời Trầu nổi tiếng của tác giả Hồ Xuân Hương:

Trong nền văn học việt Nam có biết bao nhiêu nữ thi sĩ gây được nhiều sự quan tâm và tiếng vang cho người đọc. Những bài thơ của họ không những nói số phận và những khát khao cháy bỏng của người phụ nữ mà còn thể hiện được tình cảm cá nhân của mình. Có lẽ nói đến những thì sĩ như thế ngoài Bà Huyện Thanh Quan chúng ta nhớ ngay đến Hồ Xuân Hương bà chúa thơ nôm của văn học trung đại Việt Nam.

Thơ Xuân Hương có cái thanh nhưng cũng có cái tục cốt là để nói lên những tâm tư tình cảm của mình. ngoài những tác phẩm như chùm thơ tự tình, bánh trôi nước thì chúng ta còn biết đến bài thơ Mời Trầu của bà. có thể nói bài thơ đã thể hiện được tấm lòng khao khát tình yêu của Xuân Hương.

Bài thơ chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng qua đó ta thấy được tất cả những cảm xúc khát khao của cá nhân nhà thơ Xuân Hương hay một phần nào đó cũng là khát khao của những người phụ nữ.

Trước hết là hai câu thơ đầu, nhà thơ của chúng ta đã mang đến những nét văn hóa của dân tộc từ ngàn đời nay:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

Miếng trầu quả cau không chỉ xuất hiện trong thơ Xuân Hương mà còn xuất hiện từ trước đó và sau này. Tại sao thi sĩ lại chọn hình ảnh miếng trầu để nói lên những cảm xúc tình cảm trong mình?

Miếng trầu ấy là miếng trầu trong ca dao xưa vẫn văng vẳng qua những lời ru của bà của mẹ, và đến sau này miếng trầu ấy là miếng trầu có bốn nghìn năm tuổi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, là miếng trầu hàng hóa của người mẹ già trong thơ Hoàng Cầm nữa. Không những thế hình ảnh miếng trầu gắn với người quan họ Bắc Ninh. Đó chính là truyền thống văn hóa dân tộc ta và đã được thi sĩ mang vào thơ để nói cho mình. Miếng trầu ấy không thể thiếu trong những đám cưới của miền bắc nước ta.

Xuân Hương nói rằng đó chính là miếng trầu hôi, quả cau nho nhỏ với miếng trầu hôi. Nói như vậy không phải là trầu cau có vị hôi mà là vị của trầu không thường rất hăng và cay cho nên thi sĩ đã khéo sử dụng tính từ “hôi” cho nó.

Từ “này của Xuân Hương” như khẳng đinh hay mời mọc người quân tử đến ăn miếng trầu ấy. đó là miếng trầu của Xuân Hương chứ không phải của ai hết. Miếng trầu ấy vẫn tươi xanh, hãy còn ngon ngọt vì mới quẹt vôi. Qua đó nhà thơ muốn thể hiện tấm lòng mình thắm đượm như miếng trầu kia và sự tươi tắn giống như sự tươi tắn của miếng trầu ấy. Đó là một sự tự khẳng định phẩm chất của chính bản thân Hồ Xuân Hương.

Tiếp đến hai câu thơ cuối thì Xuân Hương lại muốn nói lên những tâm tình thật sự đồng thời nhắc nhở những bậc quân tử về chuyện tình yêu nam nữ và duyên phận trên chốn hồng trần này:

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá bạc như vôi”

Sự tươi tắn và đẹp đẽ trong tâm hồn Xuân Hương giống như những miếng trầu cau kia vậy. Một vật tuy nhỏ cũng giống như số phận nhỏ của Hồ Xuân Hương khiến cho bà quyết định nói đến những tâm sự và ý nghĩ của cá nhân mình đối với những người quân tử có ý định tìm đến tình duyên với bà hay cũng như với những người phụ nữ khác. Nếu là duyên kiếp thì bén lại với nhau chứ đừng nên bạc bẽo như vôi, xanh như lá.

Nhà thơ sử dụng từ “bén “ thật tinh tế và hay. Thi sĩ nói tình yêu kia phát triển đến với nhau như những cây cau sợi trầu kia bén rễ quấn quýt lấy nhau vậy. Người quân tử kia hãy biết trân trọng những tâm hồn của người phụ nữ như Xuân Hương vả chăng nếu đã thành duyên thành kiếp thì đừng bạc bẽo như màu của vôi và đừng xanh như màu của lá.

Qua đây ta thấy bài thơ chỉ vẻn vẹn có bốn câu thơ nhưng thật sự thì ta đã cảm nhận được hết những tâm trạng và nỗi lòng mà Xuân Hương muốn gửi gắm. Tất cả những dòng thơ những hình ảnh kia đều nhằm thay Xuân Hương nói những cảm xúc ấy. Và ta bỗng thấy trân trọng người phụ nữ này.

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Sáng Tạo – Mẫu 7

Với văn phong sáng tạo, bài văn mẫu phân tích về tác phẩm Mời Trầu dưới đây chắc chắn sẽ cho bạn đọc những kiến thức mới mẻ để làm dạng văn này:

Mời trầu là phong tục giao tiếp của người Việt xưa. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nếp văn hóa giao tiếp này đã được phản ánh sâu đậm trong thơ ca dân gian, đặc biệt là trong quan hệ lứa đôi nam nữ.

“… Thưa rằng tôi đi hái dâu
Hai anh mở túi đưa trầu cho ăn…”

(Ca dao)

“Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn, môi đỏ, dạ sầu đăm chiêu”

(Ca dao)

Tiếp thu nếp văn hóa giao tiếp của dân tộc, nhưng đến lượt Hồ Xuân Hương mời trầu thì thật khác thường:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.”

Âm hưởng là âm hưởng của ca dao, nhưng tinh thần mới mẻ “Quả cau nho nhỏ”…, hình họa được gợi lên từ câu ca dao quen thuộc.

“Quả cau nho nhỏ
Cái vỏ vân vân
Nay anh học gần
Mai anh học xa…”

Nhưng đến “miếng trầu hôi” thì là của Xuân Hương rồi, nó nhỏ mọn, tầm thường, chứ không sang trọng như trầu vàng, không kiểu cách đài các như trầu têm cánh phượng, không chua chát như trầu cay (ba đồng một mớ trầu cay, sao anh không hỏi những ngày còn không…).

Làm sao đủ bản lĩnh để đưa “miếng trầu” hôi ra mời trầu bạn tình? Có người nghĩ là Xuân Hương hạ mình, không, Xuân Hương chẳng hạ mình, cũng chẳng nâng mình. “Miếng trầu hôi” là miếng trầu của Xuân Hương với mùi hôi mà tạo hóa ban tặng. Xuân Hương quái đản cứ muốn cho miếng trầu hôi ấy xộc vào mũi người ta rồi mới mời:

“Này của Xuân Hương mới quệt rồi”

Xuân Hương tự xưng tên mới bạo dạn và trẻ trung làm sao. Có bao giờ nghe các nàng thôn nữ trong ca dao xung tên như vậy. Xuân Hương đã đảo lộn vai trò, chứng tỏ nàng đã ý thức sâu sắc về “quyền được yêu” của phụ nữ. Chính ý thức cá nhân vượt thời đại đó khiến nàng cởi mở, thành thật.

Mời trầu là mời thật chứ không mời lơi, mời là “quệt” vôi vào trầu, người được mời không thể từ chối được. Động từ “quệt” nôm na mà hay, động từ không thể thay thế được, nó diễn tả một khát vọng mãnh liệt của Hồ Xuân Hương về tình cảm lứa đôi.
Xuân Hương mời trầu với một mong muôn tha thiết và một ý thức sáng suốt về cuộc đời bạc bẽo:

“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

Lạ là cau mà nhai với lá trầu quệt vôi thì thành màu đỏ, Xuân Hương dùng chữ thắm tha thiết hơn. Tình yêu cũng vậy, có duyên với nhau thì thành một. Mà tình yêu phải kêu gọi thống thiết như vậy là Xuân Hương đã dự cảm được sự thất bại rồi. Với nhận thức sắc sảo, với sự nhạy bén của một tâm hồn đa cảm, Xuân Hương lên giọng trịch thượng:

“Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

Xuân Hương mong muốn tình cảm đôi lứa quyện lại với nhau, thắm thiết, nồng nàn như trầu cau. Xuân Hương muốn quan hệ lứa đôi phát triển thành tình cảm mới, thắm thiết, thủy chung, chứ không muốn lẻ loi, cô độc. Thiên tài là nữ sĩ vừa nhìn thấy khả năng vận động của màu sắc, màu xanh (lá trầu), sắc trắng (của vôi) quện với nhau sẽ thành màu đỏ thắm tượng trưng cho tình duyên thắm thiết lại vừa nhìn thấy màu sắc mà đứng riêng lẻ thì lẻ loi, lạnh lùng, cô đơn (xanh như lá); nhạt nhẽo, bạc bẽo, tàn nhẫn (bạc như vôi).

Bài thơ “Mời trầu” bộc lộ nhiều nét tính cách của Hồ Xuân Hương. Mạnh bạo vượt qua lễ giáo phong kiến nghiệt ngã, Xuân Hương đảo lộn vai trò, mời trầu bạn tình, cũng có nghĩa là Xuân Hương chủ động đến với tình yêu bằng thái độ cởi mở chân thành, tha thiết. Khát vọng tình yêu thì cháy bỏng, nhưng nữ sĩ vẫn đủ sáng suốt nhận ra sự bạc bẽo của tình đời. Mà phần chiêm nghiệm về cuộc đời của nữ sĩ để lại ấn tượng sâu đậm trong bài thơ. Cho nên, với Hồ Xuân Hương, tình yêu mãi mãi chỉ là một khát vọng.

Tham khảo thêm 🌸 Phân Tích Bài Thơ Chiều Sông Thương 🌸 văn mẫu hay nhất !

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Nâng Cao – Mẫu 8

Tham khảo bài văn mẫu phân tích bài thơ mời trầu của Hồ Xuân Hương nâng cao sau đây để biết cách làm bài tốt hơn, ghi điểm dễ dàng hơn nhé!

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Mương mới quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá bạc như vôi.

Người ta thường nói: văn là người. Chân lý ấy được minh họa đầy đủ và sâu sắc ở nhà thơ Hồ Xuân Hương. Đây là một cá tính độc đáo, một phong cách đặc biệt khác thường. Con người này làm thơ để ném ra cá tính ấy, phong cách ấy như một thách thúc đối với trật tự đẳng cấp nghìn đời mà kẻ ăn trên ngồi trốc là những “hiền nhân quân tử”, những vua và chúa, còn những người bị đặt dưới cùng là những người đàn bà thuộc tầng lớp bình dân.

Không, đối với Hồ Xuân Hương không có trật tự trên dưới nào hết, ai cũng như ai, dù là nam hay nữ, dù là những người ‘tai to mặt lớn mũ áo xêng xang hay những bố cu mẹ đĩ, đều có quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc, được người đời coi trọng nhờ đạo đức và tài năng của mình.

Tất nhiên cá tính ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Đấy là tiếng vang dội của cả một cao trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ XVII, XVIII trên lỉnh vực ý thức thẩm mỹ thời đại.

Những điều kiện lịch sử thời Hồ Xuân Hương không cho phép đất nước chuyển sang một thời kỳ mới. Vậy là tính cách thì lớn nhưng khuôn khổ xã hội thì vẫn chật hẹp. Không khuất phục, không đầu hàng, Hồ Xuân Hương tuyên chiến với một thứ khuôn phép, chuẩn mực cửa xã hội đẳng cấp phong kiến đã trở thành trái tự nhiên, phi đạo lý, bằng những vần thơ ngang ngược, oái oăm, bằng cái tôi ngông nghênh kiêu ngạo của mình:

“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

Lại đây cho chị dạy làm thơ

“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo

Kia đền Thái thú đứng treo leo

Ví đây đối phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”.v.v…

Tuy nhiên, nếu Hồ Xuân Hương là tiếng nói đanh thép, dõng dạc của phong trào quần chúng hùng mạnh, quyết liệt nhất thì đồng thời cũng là sự thể hiện nỗi ấm ách, bực bội không giải toả được của lịch sử một dân tộc tuy khủng hoảng sâu sắc nhưng chưa tìm ra lối thoát.

Cái ấm ách lịch sử ấy, ở bậc kỳ nữ này, lại bắt gặp, như là một định mệnh, cái ấm ách bực bội của một số phận cá nhân. Có người đàn bà nào tài hoa đến thế, giàu sức sống đến thế, khát khao tự do và tình yêu chân thật đến thế lại bị đày ải vào một cuộc đời éo le, bất hạnh đến thế: con vợ lẽ, hai lần lấy lẽ, hai lần goá chồng.

Ta hiểu vì sao, đọc thơ Hồ Xuân Hương, thấy một tâm trạng đầy mâu thuẫn phức tạp: một tiếng cười ngang tàng thoải mái kéo theo những giọt nước mắt và tiếng thở dài…, một bản lĩnh dám một mình chọi lại với cả một xã hội đầy thành kiến hủ bại thâm căn cố đế, thậm chí thách thức với cả vũ trụ càn khôn. (Nín đi kẻo thẹn với non sông)… lại đồng thời là một tâm sự cô đơn, chồng chênh, chơi vơi, lênh đênh, có những lúc muốn nhắm mắt xuôi tay (Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến -Dong lèo thây kẻ rắp xuôi dòng…) một tấm lòng son tươi rói trẻ trung, đầy ắp xuân tình, xuân sắc, lại đi liền với biết bao cay đắng tủi hờn của cuộc đời đàn bà đầy những ngang trái, dang dở, bẽ bàng…

Tất cả tâm trạng đẩy mâu thuẫn ấy nhiều khi được dồn nén lại trong khuôn khổ một bài thơ tứ tuyệt. Mời trầu là một trong những bài thơ như thế.

Mời trầu cũng như nhiều bài thơ khác của Hồ Xuân Hương thuộc thể tuyệt cú cổ điển. Đấy là một thể Đường luật thi, một thứ văn chương bác học. Nhưng đọc Mời trầu không ai có ý nghĩ đây là bài thơ Đường du nhập từ Trung Quốc vào qua những nhà trí thức Hán học. Có một cái gì thật là nôm na dân dã ở lời thơ hết sức bình dị và ở giọng điệu mộc mạc đến suồng sã :

Này của Xuân Hương đã quệt rồi.

Có thể diễn xuôi ra như thế này: Này nói cho mà biết, miếng trầu của Xuân Hương chỉ xoàng xỉnh thế thôi, nhưng là của Xuân Hương,’ chính tay Xuân Hương quệt vôi têm ra đó. Nó xoàng xĩnh thế thôi nhưng gói ghém trong đó cả cái tình của Xuân Hương đấy.

Người ta nói Xuân Hương đã bình dân hoá, dân gian hoá thơ Đường là như thế.

Bản thân tục mời trầu cũng là một nghi lễ rất dân gian và hình ảnh quả cau nho nhỏ thì rất đỗi quen thuộc trong ca dao dân ca. Thơ Xuân Hương, về phương diện này, dường như xuất phát từ một nguồn mạch với những “quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân…”, hay “mời anh xơi miếng trầu này – Dù mặn, dù nhạt, dù cay, dù nồng…” của những câu hát dân gian.

Ta gọi thế là chất dân gian, một vẻ đẹp riêng của thơ Xuân Hương.

Phân Tích Bài Thơ Mời Trầu Học Sinh Giỏi – Mẫu 9

Tham khảo cách làm văn của học sinh giỏi thông qua văn mẫu phân tích bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương sau đây:

Xuân Diệu, một nhà thơ, nhà bình luận tinh tế, đã viết về bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương, nhưng chủ yếu nghiêng về khía cạnh xã hội học: “Chú trẻ, chú không thực tình, chỉ có ý quanh quẩn chim chuột, bất hiếu, người tẻ nhạt” được Xuân Hương mời trầu cau mà thật hay trớ trêu… Chàng trai lần sau lại đến, lần này Xuân Hương lại đến dùng trầu rõ hơn, để tiễn khách đi xa trong lúc “miếng trầu là đầu câu chuyện”.

“Trầu nhỏ bằng miếng trầu,

Đây là bút lông mới của Xuân Hương.

Có thể cho nhau nhen nhóm,

Đừng xanh như lá bạc như vôi

Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Đi sâu khảo sát các từ ngữ, tín hiệu ngữ nghĩa của từng dòng thơ, dường như bài thơ tứ tuyệt ngắn mở ra nhiều phương diện nghệ thuật sâu sắc phù hợp với phong cách tư duy thơ Hồ Xuân Hương.

Ngay ở câu thơ mở đầu, đối tượng thao tác không được nữ sĩ miêu tả ở vẻ đẹp toàn diện, cũng không phải vẻ đẹp tầm thường mà căn bản là ở một khía cạnh dị thường, khác thường. Ở đây, cau phải “nhỏ, trầu phải “mùi”, điều này có sự tương ứng chặt chẽ với quan niệm về cái đẹp và hình thức tư tưởng nghệ thuật trong hầu hết các tác phẩm của Hồ Xuân Hương.

Người nữ sĩ thường đồng cảm với những đồ vật tầm thường, vụn vặt như con ốc, cái quạt, quả mít “xù xì”, cái trống “đục lỗ”, chiếc bánh trôi “bảy ba” chìm, đồng xu “nhỏ”; thậm chí những hình ảnh thiên nhiên thô thiển, méo mó, dị hợm, dị thường đến cùng cực, với những hòn đá “chồng vợ”, vầng trăng “mõm chín”. Đó là cách hình dung thế giới theo cách của Hồ Xuân Hương, sự liên tưởng phù hợp giữa nỗi mặc cảm tự ti về con người nhỏ bé trong chủ đề sáng tạo và đối tượng được miêu tả.

Ngay câu thơ thứ hai cũng thể hiện rất rõ phong cách thơ Bà Chúa của thơ Nôm, ở đây, “đỏ đỏ”… Nhìn chung, đó là cách hình dung thế giới theo kiểu Hồ Xuân Hương, liên tưởng phù hợp . giữa mặc cảm trong chủ thể sáng tạo và đối tượng miêu tả.

Ngay câu thơ thứ hai cũng thể hiện rõ phong cách thơ Nôm của bà chúa thơ, ở đây, chỉ từ “này” đi với đại từ sở hữu “của” vừa có nghĩa là chỉ cau, trầu cau, vừa có nghĩa là chỉ về một cái gì đó, một cái gì đó “của” Xuân Hương. Hơn nữa, “này của Xuân Hương” còn có nghĩa chuyển, chỉ trầu cau trong câu trên và nối với động từ “bò”. Ý thơ ở đây khá mơ hồ: “trầu cau – này” và “này – cọ” (vôi hay có thể cọ gì đó!). Cách nói um sùm, thanh – thô, thô tục – thanh này rất thường gặp trong thơ Hồ Xuân Hương.

Hai câu thơ còn lại vừa mở ra dòng cảm xúc trữ tình tuy khác biệt nhưng thực chất lại nương tựa và hoàn toàn liên hệ với nhau. Câu thơ “Còn tình thì ngã ngửa” là một lời “mời gọi, khao khát” cho một cuộc tình viên mãn; còn câu kết “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” là giọng cảnh cáo, cảnh cáo, thêm ý khinh thường: loại người “xanh như lá, bạc như vôi”.

Điều sâu sắc và tế nhị hơn, khi nói về “mối nhân duyên” nhà thơ đã nói hết cái lí, nói đến cái kết viên mãn “đậm đà”; nhưng ở câu thơ sau, nhà thơ chỉ nêu hiện tượng, chỉ đưa ra lời khuyên: “Đừng…”, mà không có tâm, không muốn nói đến tận cùng nhân quả như thế nào. đoạn thơ trên. Lời cảnh báo xa vời, kể ra cũng thật tình cảm, nhân ái.

Còn một điều nữa – và đây là chìa khóa để hiểu toàn bộ bài thơ – là mối liên hệ logic sâu sắc giữa hai dòng sau và ý chính của câu thơ mở đầu. Dường như trong sâu thẳm của khối óc sáng tạo, một nỗi niềm xót xa về thân phận con người nhỏ bé đồng hành với tiếng cầu nguyện, khao khát hạnh phúc.

Trên nền thể thơ truyền thống và bút pháp tượng trưng, ​​bài thơ “Mời trầu” không những phải gắn với một ý nghĩa phê phán cụ thể (nếu có) mà quan trọng hơn là tiếng nói sâu thẳm của trái tim. sâu lắng, khao khát hạnh phúc, khao khát được giao cảm với cuộc đời, khao khát tiếng vọng, hay chiếc xương sườn thứ bảy còn khuyết nơi xa.

Gợi ý bài văn 🌸 Phân Tích Bài Thơ Chân Quê 🌸 hay nhất !

Viết một bình luận