Tuyển Tập 8+ Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Chân Quê, Đây Là Những Mẫu Phân Tích Tác Phẩm Đặc Sắc Để Bạn Đọc Ôn Tập Tác Phẩm Thật Tốt.
Giới thiệu Bài Thơ Chân Quê Của Nguyễn Bính
Bài thơ “Chân Quê” của Nguyễn Bính là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, được sáng tác vào năm 1936. Bài thơ này thể hiện tình cảm chân thành và sâu sắc của tác giả đối với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của làng quê Việt Nam.
Trong bài thơ, Nguyễn Bính kể về sự thay đổi trong cách ăn mặc của một cô gái thôn quê sau khi trở về từ thành thị. Những hình ảnh như “khăn nhung, quần lĩnh,” “áo cài khuy bấm” đối lập với “yếm lụa sồi,” “dây lưng đũi,” “áo tứ thân,” và “khăn mỏ quạ” thể hiện sự tiếc nuối của tác giả trước sự mất đi của nét đẹp truyền thống
Bài thơ “Chân Quê” của Nguyễn Bính là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình, giàu chất nhân văn và sâu sắc về tình yêu quê hương. Bài thơ này phản ánh niềm lo âu và băn khoăn của nhà thơ trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, đặc biệt là sự ảnh hưởng của lối sống phương Tây đối với vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát, thể hiện giọng điệu tâm tình và tha thiết, qua đó thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình khi người yêu của anh từ thành phố trở về quê với diện mạo hoàn toàn khác lạ. Nguyễn Bính đã sử dụng hình ảnh người yêu cũ để bày tỏ nỗi niềm của mình về sự giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện đại hóa và đô thị hóa.
Dưới đây là một đoạn trích từ bài thơ:
Hôm qua em đi tỉnh về,
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em,
Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.
Như hôm em đi lễ chùa,
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh,
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Hôm qua em đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Bài thơ “Chân Quê” không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một tuyên ngôn về việc giữ gìn bản sắc quê hương trong thời đại mới. Đây là một bài thơ đáng đọc để cảm nhận sâu sắc về tình yêu quê hương và sự trân trọng đối với những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hướng Dẫn Cách Phân Tích Bài Thơ Chân Quê
Hướng dẫn bạn đọc cách phân tích bài thơ chân quê của Nguyễn Bính hay và đầy đủ ý nhất dựa vào các gợi ý sau đây:
– Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua khi làm bài phân tích bài thơ
- Khi phân tích bài thơ cần đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của đề bài gồm có:
- Bài thơ ấy cần phần tích (Đặc biệt chú ý đến: tên bài thơ, tác giả)
- Đối tượng cần phân tích:
- Xét về hình thức: câu thơ, khổ thơ hay bài thơ
- Xét về nội dung: nội dung chính, hình ảnh trong bài thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình…
– Lập dàn ý phân tích chi tiết bài thơ
- Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp ghi lại những ý tưởng, nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa vào dàn ý đã xây dựng, có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự kiến/ý tưởng ban đầu. Từ đó có thể đảm bảo đúng và đủ ý, cũng như tính mạch lạc, thống nhất của bài viết.
Đón đọc bài thơ 🌷 Chân Quê Nguyễn Bính 🌷 nổi tiếng
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Chân Quê
SCR.VN Chia sẻ đến bạn mẫu dàn ý phân tích bài thơ chân quê cụ thể:
a, Mở bài
– Khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
b, Thân bài
– Tâm trạng mong đợi, bồn chồn nhớ người yêu của chàng trai trong khung cảnh làng quê.
– Hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch, muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương tây xa lạ.
– Thái độ và cách cư xử của chàng trai khi người yêu thay đổi.
– Lời nhắc nhở khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp.
c, Kết bài
– Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
– Cảm nhận của em và bài học rút ra qua tác phẩm.
SCR.VN giới thiệu tuyển tập 🌺 Thơ Nguyễn Bính 🌺 nổi tiếng
8 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Chân Quê Ngắn Hay
Dưới đây là các bài văn mẫu phân tích dài về bài thơ “Chân Quê” của Nguyễn Bính, mỗi mẫu sẽ tập trung vào những khía cạnh khác nhau của bài thơ:
Phân Tích Bài Thơ Chân Quê Của Nguyễn Bính
Trong phong trào thơ mới 1930 – 1945, Nguyễn Bính có một vị trí riêng. Thơ ông vừa hiện đại, vừa truyền thống, mà thơ hiện đại rất hay, nhưng thơ truyền thống vẫn là nổi trội. Cùng viết về đồng quê, nhưng Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ… thiên về mô tả các bức tranh quê chân thực, còn Nguyễn Bính lại đi sâu diễn tả cái tình quê thấm đẫm hồn quê.
Chân quê là một bài thơ tiêu biểu về cái hồn quê của Nguyễn Bính. Có thể coi Chân quê là một tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Xuyên suốt quá trình sáng tác của mình, ông đã trung thành với tuyên ngôn đó.
Đọc bài thơ, hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương Tây xa lạ mà không được, cứ ám ảnh người đọc khôn nguôi.
Tình yêu của trai gái quê vốn dản dị, gắn bó với những truyền thống thôn quê, từ lời ăn tiếng nói đến cách ăn mặc, lối sống của người quê. Người yêu đi tỉnh chơi, chàng trai bồn chồn mong đợi, chàng ra tận con đê đầu làng đón người yêu.
Con đê là vật bảo vệ xóm làng, cũng là nơi diễn ra các sinh hoạt của dân quê, là hình ảnh quen thuộc của thôn quê. Tâm trạng mong đợi, bồn chồn của chàng trai trong khung cảnh làng quê được nhấn mạnh ở từ “Đợi” và mãi:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Nhưng chàng bất ngờ, ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng, người yêu trở thành như người xa lạ:
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi
Khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những thứ xa lạ với thôn quê. Những sản phẩm của thành thị, đặc biệt cái khuy bấm bé nhỏ được sản xuất bằng máy móc tiêu biểu cho cách trang phục – lối sống thị thành, giữa khung cảnh làng quê bỗng trở nên xa lạ, kệch kỡm trước mắt chàng trai.
Tuy vậy, đó cũng mới chỉ là sự thay đổi bên ngoài, cái đáng sợ hơn là sự thay đổi bên trong tâm hồn cô gái quê. Chỉ với từ rộn ràng, Nguyễn Bính đã thể hiện hết sức rõ ràng sự thay đổi không chỉ ở tiếng sột soạt của “khăn nhung, quần lĩnh” mà còn là sự thay đổi về mặt tinh thần của cô gái. Từ rộn ràng gợi cho người đọc hình ảnh cô gái đang sung sướng, hí hởn, thích thú với trang phục mới lạ của mình.
Chính cái sự thay đổi bên trong của người yêu làm chàng trai đau khổ. Cố nén lòng mình, chàng vẫn không thể dấu được thái độ trách móc người yêu, dù là trách móc nhẹ nhàng. “áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi” là lời than của chàng trai, cũng có thể hiểu là lời trách nhẹ nhàng đối với người yêu. Thường những người yêu nhau tự xưng với nhau là “em” và “anh”.
Chàng trai dùng đại từ nhân xưng “tôi” với người yêu đã thể hiện rõ ý trách móc của mình. Chàng trai còn thể hiện sự trách móc, xót xa, đau khổ trước sự thay đổi của người yêu và sự nuối tiếc những nét đẹp thôn quê qua một “xeri” câu hỏi “Nào đâu”:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Chàng trai đã dùng yếm lụa sồi, dây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen là những sản phẩm quen thuộc đặc trưng cho thôn quê để đối trọng lại những khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những trang phục biểu trưng của thành thị.
Chàng trai cố níu giữ nét quê dù biết không thể được. Cái khuy bấm, cái khăn nhung, cái quần lĩnh nào có tội tình gì. Cái đáng trách là người dùng nó không phù hợp với hoàn cảnh. Một cô “tân thời” giữa những người dân quê dản dị không những không hoà đồng mà còn trở nên xa lạ, khó chấp nhận trước mắt dân quê, nhất là khi cô “tân thời” đó vốn là cô gái chân quê.
Nhận thức rõ được điều đó, chàng bèn thay đổi thái độ, ứng xử phù hợp với thực tế. Từ xưng “tôi”, chàng trở lại xưng “anh” với người yêu. Điều đó đã thể hiện rõ quá trình “xuống thang” của chàng trai:
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Câu “Như hôm em đi lễ chùa” dùng nhiều thanh bằng, đặc biệt từ “đi” – từ thứ tư câu lục thường là thanh trắc thì tác giả lại dùng thanh bằng, làm sắc thái tình cảm thay đổi rõ rệt, từ trách móc xuống van xin. Theo luật thơ lục bát, từ thứ tư câu lục và từ thứ tư câu bát luôn phải là thanh trắc và phải niêm với nhau. ở câu thơ này Nguyễn Bính lại dùng thanh bằng (chính xác là “thanh ngang”), nhưng khi đọc ta thấy nó rất tự nhiên và thú vị.
Bằng bốn “thanh ngang”, một thanh bằng và một thanh trắc, Nguyễn Bính đã giữ cho câu thơ đảm bảo luật cân bằng thanh một cách tài tình, đem đến cho bạn đọc cảm xúc thẩm mỹ rõ rệt. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa thể thơ truyền thống và thơ mới, một sự phá cách – biến thể có hiệu quả cao
Cách nói của chàng trai qua đoạn thơ này thật nhẹ nhàng, dè dặt, ý tứ, tế nhị, bộc lộ tình yêu tha thiết đến tội nghiệp, chân thành mộc mạc mà thấm thía của mình đối với người yêu. Cách nói ấy rất gần gũi với cách nói của ca dao.
Không dừng lại ở van xin người yêu hãy chiều mình, chàng trai còn nhắc nhở, khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp, giữ lấy cái gốc nhân bản của quê hương mà cha ông đã tạo dựng lên:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Truyền thống tốt đẹp lâu đời, đạo lý dân tộc mà chàng trai viện dẫn để khuyên nhủ người yêu thật có sức thuyết phục đối với người xứ quê. “Hoa chanh nở giữa vườn chanh” là cách nói ẩn dụ, nhưng cũng thể hiện một quy luật tự nhiên khẳng định “Thày u mình với chúng mình chân quê”. Lối nói ấy gửi gắm thông điệp hãy biết quý trọng và gìn giữ truyền thống của cha ông, đừng để bị cám dỗ bởi lối sống xa lạ với dân tộc.
Bài thơ khép lại bằng hai câu:
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
“Hôm qua” được láy lại nhấn mạnh chuyện đổi thay của cô gái đã là chuyện quá khứ, nhưng quá khứ ấy chưa xa, sự đổi thay đó diễn ra chỉ một lần đi tỉnh về càng làm chàng trai chua xót, đau khổ. “Hôm qua” ở đầu bài thơ là tâm trạng phấn khởi, háo hức, phấp phỏng mong đợi người yêu với tình cảm thiết tha, êm ấm.
“Hôm qua” ở cuối bài lại là sự chua xót, đau khổ, nuối tiếc “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” ở người yêu. Hình ảnh ẩn dụ “Hương đồng gió nội” thể hiện cái tình quê, hồn quê khá sắc nét, là một cảm xúc tiêu biểu trong hồn thơ Nguyễn Bính.
Bài thơ chất chứa niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc.
Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung, thì câu “Thày u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự “đảo phách” đã tạo lên hiệu quả có sức nặng khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân quê.
Hãy giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của cha ông, dân tộc là lời nhắn gửi của tác giả qua bài Chân quê, đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Đón đọc 🍂 Phân Tích Bài Thơ Xuân Về 🍂 hay nhất
Bài Văn Phân Tích Chân Quê Ngắn Gọn
Bài thơ “Chân Quê” của Nguyễn Bính là một tác phẩm đặc sắc, phản ánh tình yêu quê hương và bản sắc văn hóa dân tộc qua hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Nguyễn Bính đã sử dụng ngôn ngữ thơ lục bát mềm mại, giàu hình ảnh và sắc thái để thể hiện nỗi niềm của mình.
Hình ảnh: Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh người yêu cũ của nhà thơ trở về từ thành phố với diện mạo hoàn toàn mới, mặc “khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng”. Nguyễn Bính đã sử dụng hình ảnh này để biểu đạt sự xung đột giữa truyền thống và hiện đại, giữa chân quê và phong cách sống đô thị.
Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Bính trong bài thơ này rất mộc mạc, gần gũi nhưng cũng không kém phần tinh tế. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng các từ ngữ quen thuộc, gợi hình gợi cảm, tạo nên một không gian thơ mộng và đầy chất trữ tình.
Phân Tích Bài Thơ Chân Quê Hay Nhất
Chia sẻ đến bạn mẫu văn phân tích bài thơ chân quê hay nhất được nhiều bạn đọc quan tâm đến sau đây.
Nguуễn Bính là người con của vùng đất Nam Định. Đâу là một vùng quê Bắc bộ nổi tiếng với truуền thống khoa bảng, văn chương. Nơi đâу cũng là quê hương của Trạng Lường Lương Thế Vinh, haу Trạng Nguуên Nguуễn Hiền.
Vùng đất nàу còn được biết đến với những làn điệu chèo giao duуên của các liền anh liền chị. Chính vì ѕinh ra và lớn lên trên mảnh đất đậm chất văn hóa đó mà Nguуễn Bính có những ѕáng tác thơ ca vô cùng độc đáo và khác biệt.
Trong khi các thi ѕĩ cùng thời chọn phong cách thơ tự do phong khoáng, ảnh hương của Tâу phương thì ông lại đi con đường riêng. Người ta ví ông như tiếng đàn bầu dân tộc giữa giàn hợp хướng dương cầm. Ông ѕử dụng chất liệu truуền thống để viết lên những vân thơ laу động lòng người.
Tác phẩm Chân quê là một trong những bài thơ gắn liền với tên tuổi của ông. Bài thơ đã được phổ nhạc ᴠà rất được nhiều khan giả mến mộ.
Theo từ điển tiếng Việt, cách hiểu nôm na nhất ở đâу, “chân quê” chính là những cái gốc gác của quê hương. Đó là những cái móng rễ, của quên hương mà mỗi người ѕinh ra trên đời đều được thừa hưởng.
Nhưng lí giải văn vẻ và ѕâu ѕắc hơn thì “chân quê” chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là ѕự chân thật trong lối ѕống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là ѕự chân chất, thật thà, thẳng thắn, hồn nhiền, trong ѕáng, không chút vụ lợi, tối tăm của người dân quê.
Đó là vẻ đẹp уên bình, thanh bần nhuốm màu lên khung cảnh, cuộc ѕống ở quê. Tất cả những điều đó, người ta khái quát lại thành hai tiếng “chân quê”.
Có lẽ rất уêu mến và mong muốn gìn giữ cái vẻ đẹp “chân quê” ấу nên tác giả đã không ngần ngại đặt tên cho tác phẩm của mình. Ông muốn khẳng định, mỗi người đều cần phải giữ “chân quê”.
Bài thơ “Chân quê” thực chất là một câu chuуện tình уêu giữa chàng trai và cô gái thôn quê. Chính thế nên ngaу từ câu thơ đầu tiên, tác giả đã cho nhân vật “em” хuất hiện. Tuу nhiên, cô gái ấу хuất hiện trong hoàn cảnh mới “đi tỉnh về”. Ngàу хưa, nói đến lên tỉnh là đến một nơi rất хa.
Bởi ngàу хưa, cuộc ѕống thường chỉ phía ѕau lũу tre làng, хoaу quanh bến nước, gốc đa ѕân đình. Vì thế, ѕự kiện ai đó đi tỉnh được coi là cực kỳ trọng đại và mới lạ. Nếu như các chàng trai cô gái уêu nhau, khi người con gái đi хa như vậу, các chàng ѕẽ vô cùng lo lắng. Bởi ở chốn thị thành náo nhiệt, ѕẽ làm thaу đổi con người, tâm hồn cô gái.
Vì thế mà: “Hôm qua em đi tỉnh về/Đợi em ở mãi con đê đầu làng”. Cụm từ “đợi mãi” cho thấу ѕự ѕốt ruột, đứng ngồi không уên của chàng trai khi đón cô gái đi tỉnh về. Mà không phải đợi trong làng mà ra tận đê đầu làng. Như vậу càng chứng tỏ, chàng trai vô cùng lo lắng, bồn chồn, tự hỏi không biết cô gái của mình đi tỉnh về ѕẽ như thế nào.
Bao nhiêu nhớ nhung mong ngóng, bỗng trở thành nỗi хót хa, đau đơn khi thấу cô gái хuất hiện trước mắt với hình ảnh không thể bất ngờ hơn.
“Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuу bấm, em làm khổ tôi!”
Những trang phục như khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuу bấm là những trang phục của người thành thị, với lối ѕống хa hoa đua đòi. Nó dành cho các cô gái lẳng lơ, ѕuốt ngàу rong chơi đàn đúm. Ấу thế mà giờ, nó lại vận vào người em. Nhìn em rộn rang trong trang phục đó mà khiến lòng “tôi” thêm khổ thêm ѕầu.
Liên tục là những câu hỏi dồn dập tác giả đưa ra như để cứu vớt lại những gì còn ѕót của “chân quê”. Những trang phục ấу không đơn giản chỉ là trang phục của người con gái của chàng trai уêu mà đó còn là những kỷ niệm đẹp đẽ giữa hai người. Làm ѕao chàng trai biết cô gái ѕở hữu những trang phục đó. Chỉ có thể là mỗi lần gặp gỡ trò chuуện với nhau, cô gái lại ᴠận những trang phục ấу.
Nhiều đến nỗi, đẹp đến nỗi đã để lại ấn tượng ѕâu ѕắc trong trí nhớ của chàng trai. Chàng trai đau đớn хót хa không chỉ vì vẻ thôn nữ trong trắng của người уêu đang bị mai một mà dự cảm nhận ra một ѕự đổi thaу trong tình cảm của hai người.
Đoạn thơ nói về quê nhưng cũng chính là nói về nỗi lòng của chàng trai dành cho cô gái. Chàng trai muốn khẳng định vẻ đẹp thành thị kia không hợp với cô gái chút nào. Cô gái hãу trở lại như хưa, hãу trân trọng những nét đẹp thôn dã mà không phải ai cũng có được ấу.
Đến hai câu tiếp theo, chàng trai kể ra chi tiết “quê mùa” mà cô gái đã từ bỏ đó là giống “Như hôm em đi lễ chùa/ Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!”. Khá khen thaу cho tài năng khôn khéo của chàng trai mà cũng chính là tác giả. Chàng đã không ví dụ cách ăn mặc của cô gái trong trường hợp khác mà chính là hôm đi lễ chùa. Mà đi lễ chùa bao giờ cũng thể hiện ѕự thành kính, tôn trọng của người tham quan.
Do đó, chàng muốn nhận được ѕự thành kính, tôn trọng như trong lần đi đó. Bởi chàng muốn nàng hiểu, nếu cô mặc như thế không chỉ riêng chàng trai vừa lòng mà hết thảу thần linh, đất trời cũng ưng mắt.
Để lý lẽ của mình thêm thuуết phục cô gái, chàng trai tiếp tục đưa ra những dẫn chứng chính хác giúp cô gái nhận ra điều mình đang làm là ѕai. Nhà thơ haу chàng trai khẳng định:
“Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầу u mình với chúng mình chân quê”
Đúng vậу, hoa chanh đã nở ra ở giữa vườn chanh thì ѕẽ mãi là hoa chanh chứ không thể là hoa đồng tiền, haу hoa tuу luýp. Không chỉ thế, thầу u mình, tổ tiên mình cũng đều là “chân quê” thì có ѕao mình phải thành thị nửa mùa. Mình gìn giữ chân quê không chỉ riêng mình mà đó là cả một thế hệ, cả một dòng tộc.
Nhà thơ đi từ việc kể về những chi tiết thaу đổi. Sau đó, bàу tỏ хúc cảm và ѕuу nghĩ của mình trước ѕự thaу đổi đó. Rồi tới việc khẳng định lại vẻ đẹp của cô gái khi thật ѕự là mình như thế nào rồi nâng tầm quan trọng của ѕự gìn giữ đó lên thành cái chung của cả một dân tộc. Từng đó luận điểm thôi cũng đủ khiến cô gái kia phải nghĩ ngợi lại.
Có thể nói, bài thơ Chân quê của Nguуễn Bính, người đọc càng nhận rõ hơn tình уêu quê hương đất nước của tác giả. Không những thế, ông còn đau đáu trước những thaу đổi của хã hội. Khi mà rất nhiều cô gái thôn quê ra thành thị đã trở nên hư hỏng và biến chất.
Mời bạn đón đọc tác phẩm 🌜 Mưa Xuân Nguyễn Bính 🌜 hay nhất
Phân Tích Bài Thơ Chân Quê Đầy Đủ Ý
Tiếp tục bài viết là mẫu phân tích bài thơ chân quê đầy đủ ý nhất sau đây, đừng vội bỏ qua nhé!
Bài thơ Chân quê là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn quê của Nguyễn Bính. Ở đây ta cảm nhận được nỗi bi kịch của một người muốn níu giữ những giá trị văn hóa quê hương xưa. Tuy nhiên lại không làm được, điều này đã làm con người ta ám ảnh khôn nguôi.
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đợi chờ. Đó là một biểu hiện của tình yêu trai gái quê đầy giản dị và gắn bó. Đó cũng chính là từ lời ăn tiếng nói tới cách ăn mặc của người quê. Khi người yêu đi tỉnh về chàng trai không khỏi trông ngóng bồn chồn và còn ra tận con đê đầu làng để đón người yêu.
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Con đê chính là một biểu hiện của làng quê xưa. Đó cũng chính là cái để bảo vệ xóm làng trước bão lũ, cũng là ranh giới giữa các địa phương. Đây là một hình ảnh vô cùng thân thuộc ở các làng quê. Tâm trạng của chàng trai lúc này là bồi hồi chờ đợi và có cả nhớ mong, trong khung cảnh làng quê ta càng cảm nhận được sâu sắc điều đó.
Qua bài thơ Chân quê Nguyễn Bính đã khắc họa sự thay đổi của người con gái ở thôn quê. Đó là khi chờ đợi chàng trai hết sức ngỡ ngàng về sự thay đổi trong cách ăn mặc của cô gái. Trước mắt chàng trai, người yêu của mình như trở thành một người xa lạ. Bởi khi này cô gái khoác lên chiếc khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm… Đó đều là những thứ xa lạ ở thôn quê.
Chính nó là các sản phẩm của thị thành được sản xuất tiêu biểu dành cho lớp người ở đây. Và giữa khung cảnh làng quê thanh bình ấy thì hình ành này không mấy phù hợp và trở nên kệch cỡm.
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Tuy nhiên đó cũng chỉ là những sự thay đổi bên ngoài. Cái đáng nói ở đây chính là sự thay đổi trong nội tâm của cô gái. Chỉ với từ rộn ràng nhà thơ đã thể hiện được điều đó. Rộn ràng không chỉ thể hiện ở tiếng của những loại quần áo này mà còn là sự thay đổi tinh thần của các cô gái. Nó cho ta cảm giác các cô gái đang thích thú, hí hởn với trang phục mới của mình.
Và sự thay đổi của cô gái này làm chàng trai đau đớn. Tuy nhiên chàng vẫn cố nén lòng mình và trách yêu nhẹ nhàng “Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Đoạn đầu bài thơ chàng trai đang vui vẻ xưng em nhưng đến phần này lại xưng tôi. Đó cũng chính là một cách để thể hiện thái độ trách móc đối với người mình yêu. Sự trách móc ấy cũng chính là nỗi xót xa và tiếc nuối bởi các giá trị của thôn quê đã bị mai một.
Với đoạn này chàng trai đã dùng các loại vật dụng quen thuộc của thôn quê như yếm lụa sồi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ.. để đổi lại hình ảnh những trang phục biểu trưng của thành thị này. Tuy nhiên chàng trai cũng hiểu rằng đó là điều không thể nào được. Vốn các vật dụng ấy không đáng trách tuy nhiên đặt trong hoàn cảnh này nó không phù hợp. Đó cũng chính là giá trị mà bài thơ Chân quê muốn gửi gắm.=
Nhận thức rõ điều đó từ xưng tôi chàng đã sửa lại thành xưng anh. Điều đó thể hiện sự xuống thang của chàng trai này. Việc sử dụng các thanh bằng trắc đã thể hiện được giá trị mà bài thơ muốn chuyển tải. Đây cũng chính là một sự kết hợp tài tình giữa thơ mới và thơ cũ như là một sự phá cách.
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Qua đoạn này ta cảm nhận được một sự dè dặt thận trọng khi bày tỏ tình yêu của mình. Chính cách nói này rất gần gũi với ca dao. Chàng trai đã van xin người mình yêu và cũng nhắc nhở cô gái hãy giữ lại những giá trị văn hóa tuyền thống lâu đời.
Bởi nó chính là bản sắc và cũng chính là cái gốc nhân bản mà cha ông ta thường tạo dựng nên. Đó cũng chính là lý do mà cuối bài chàng trai viết nên các câu thơ tâm sự trùng trùng. Là sự day dứt và cũng là những dự cảm đáng sợ về những thay đổi ở thôn quê.
Xem nhiều hơn 🌟 Phân Tích Bài Thơ Tương Tư 🌟 ấn tượng
Phân Tích Bài Thơ Chân Quê Ngắn Nhất
ài thơ “Chân Quê” không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một thông điệp mạnh mẽ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa trong thời đại hiện đại. Nguyễn Bính đã thể hiện tình yêu sâu đậm đối với quê hương và người phụ nữ Việt Nam thông qua việc phản đối sự thay đổi nhanh chóng của xã hội.
Nội dung: Bài thơ thể hiện sự băn khoăn của nhà thơ khi người yêu cũ trở về với diện mạo mới, không còn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ quê. Nhà thơ đã sử dụng nội dung này để phản ánh sự lo lắng về việc mất đi bản sắc văn hóa trong quá trình hiện đại hóa.
Thông điệp: Thông qua bài thơ, Nguyễn Bính muốn gửi gắm thông điệp về việc trân trọng và giữ gìn những giá trị truyền thống. Ông nhấn mạnh rằng dù có bao nhiêu thay đổi, chúng ta vẫn nên giữ gìn bản sắc quê hương, văn hóa dân tộc như một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Phân Tích Bài Thơ Chân Quê Chi Tiết
Mời bạn đọc xem nhiều hơn mẫu văn phân tích bài thơ chân quê chi tiết nhất sau đây.
Mỗi lần đọc Chân quê của Nguyễn Bính, tôi vẫn thường băn khoăn tự hỏi: chẳng lẽ bài thơ chỉ là nỗi lo âu thảng thốt của nhà thơ trước sự thay đổi trong cách ăn mặc của một cô thôn nữ từ thành thị trở về sao?
Phải chăng bài thơ còn ngầm chứa một ý nghĩa sâu kín nào khác? Thế rồi, khi ai đó nhận xét Chân quê là một tuyên ngôn nghệ thuật của Nguyễn Bính được viết bằng thơ, tôi mới chợt giật mình nhận ra ý nghĩa của bài thơ ẩn sâu trong từng câu chữ.
Đi suốt bề mặt chữ nghĩa, bài thơ kể về sự thay đổi trong cách ăn mặc của một cô gái nông thôn sau những ngày ra thành thị. Sự đổi thay tưởng chừng rất nhỏ nhặt, cứ ngỡ là sẽ không ai để ý đến vậy mà trong cái nhìn tinh ý và nhạy cảm của thi sĩ, chiếc áo cài khuy bấm kia dự cảm biết bao điều chẳng lành:
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi.
Chiếc áo cài khuy bấm, tưởng rằng bình thường lắm, chỉ là một thứ trang phục mà thôi, thế nhưng trong cảm nhận của tâm hồn thi nhân lại là biểu trưng của nền văn minh thành thị. Nó chiếm mất, choán chỗ của cái áo tứ thân, cái yếm lụa sồi, cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen, những trang phục truyền thống quen thuộc của người thôn nữ. Nó khiến nhân vật trữ tình phải cuống quýt, thảng thốt tự hỏi một cách ngẩn ngơ, nuối tiếc:
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân
Nào đâu cái áo tứ thân
Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen.
Một bài thơ lục bát giản dị, mộc mạc đến đơn sơ, vậy mà hàm chứa bao ý nghĩa sâu xa. Vâng, đúng là ở bề nổi, bài thơ kể về sự đổi thay trong trang phục của cô gái nhưng thăm thẳm trong bề sâu câu chữ, hình tượng, nó gióng lên một hồi chuông cảnh báo thật khẩn thiết: văn minh thị thành đang lấn át văn hoá đồng quê, cái áo cài khuy bấm kia đang lấn dần, át dần cái áo tứ thân, cái khăn mỏ quạ và sâu xa hơn, hồn dân tộc, bản sắc dân tộc đang bị phai nhoà.
Có phải tuyên ngôn nghệ thuật dung dị, mà sâu sắc không ngờ của Nguyễn Bính hàm ẩn trong những câu thơ chân chất, đơn sơ như hơi thở đồng nội này không:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
Lời tuyên ngôn ngắn gọn nhưng thật thiết tha, sâu lắng: Hãy gìn giữ lấy hồn dân tộc đang bị phôi phai bởi nền văn minh đô thị!.
Vẫn biết tuyên ngôn nghệ thuật là những phát biểu nêu lên quan niệm của nhà văn về tư tưởng và phương pháp sáng tác của chính mình, vẫn biết có những nhà văn, nhà thơ phát biểu những tuyên ngôn nghệ thuật của mình bằng những câu nói, những luận đề. Và bởi thế, càng thấy yêu Chân quê hơn bởi vẻ đẹp độc đáo của bài thơ lục bát giản dị ấy.
Chứa đựng một tuyên ngôn nghệ thuật, một quan niệm mang tính tư tưởng như vậy nhưng bài thơ lại được chắp đôi cánh của tư duy nghệ thuật để bay lên trên cánh đồng khô hạn của tính duy lí, mang về một nguồn nước mát trong. Nói cách khác, giọng điệu tâm tình với lời thủ thỉ của anh vói em đã lan toả vào bài thơ lục bát một giai điệu trữ tình.
Bài thơ hàm chứa một tuyên ngôn nghệ thuật nhưng lại không phải là lời tư biện hay những lập luận logic với sự hiện diện của một cái tôi đang hùng hồn tranh luận thuyết minh.
Không cần lên giọng, không cần đưa ra những lí lẽ sắc sảo, Nguyễn Bính đã kín đáo phát biểu những quan niệm sáng tác của mình bằng hình tượng bằng thơ ca và bởi vậy, bài thơ thuyết phục người đọc không phải bằng con đường lí trí mà bằng cây cầu nối trái tim đến với những trái tim, từ tâm hồn đến với những tâm hồn. Có phải vì thế mà tuyên ngôn nghệ thuật ấy của Nguyễn Bính thấm sâu vào lòng ta đến lạ kì?.
Thế nhưng, một tuyên ngôn nghệ thuật liệu sẽ có giá trị gì nếu như bản thân nhà văn, nhà thơ ấy không trung thành vói những phát biểu của mình. Tuyên ngôn nào cũng vậy chỉ có giá trị khi nó được chứng minh bằng chính sáng tác của tác giả tuyên ngôn. Vì thế ta càng trân trọng Chân quê bởi Nguyễn Bính đã suốt đời trung thành với những quan niệm của mình.
Thơ ông đã nâng niu và nuôi giữ cái phần quí giá vô ngần, đó là hồn xưa của đất nước như Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã từng nhận xét. Giữa bao nhiêu con người của văn minh đô thị, thi sĩ Nguyễn Bính xuất hiện với tư cách một nhà thơ chân quê, chân quê trong thể loại, trong thế giới nghệ thuật, chân quê đến cả trong ngôn ngữ diễn đạt. Mỗi câu thơ của ông luôn thấm đượm cái hồn, bản sắc dân tộc đậm đà.
Không, chân quê sao được khi mà các thi nhân thơ mới say sưa đi tìm những hình thức thể loại mới mẻ cho thơ ca, người thì đề xuất thơ hai chữ, ba chữ, có người lại sáng tạo ra thể thơ mươi hai chữ, thậm chí đến bốn bẩy chữ, chỉ riêng Nguyễn Bính vẫn một mực thuỷ chung với thơ lục bát, thể thơ truyền thông của dân tộc. Đấy là con đường riêng để thi nhân hội nhập với thơ mới, hội nhập mà vẫn giữ cái dáng vẻ chất phác, quê mùa.
Nguyễn Bính là một trong số ít những nhà thơ lưu lại dấu ấn của mình với thơ với đời bằng những vần thơ lục bát ngọt ngào, nồng đượm hồn quê, chất quê.
Điều nhà thơ hướng đến không phải là những mối tình lãng mạn tiểu tư sản mà là “khối tình lỡ dở của người chân quê” những mối tình quê trong sáng nảy nở trong những đêm hội làng, trong những đêm trăng hò hẹn hay những buổi mưa xuân làm ướt áo, có khi là những buổi chiều đưa nhau sang bãi tước đay. Những mối tình dẫu dở dang nhưng sao mà đẹp hồn nhiên trong trắng đến e ấp, thánh thiện:
Em nghe họ nói mong manh
Hình như họ biết chúng mình… với nhau.
Và không gian cho những mối tình quê chớm nở nào đâu xa lạ, vẫn là những gì thân thuộc đến nao lòng với tâm hồn Việt, một con đê đầu làng, một dòng sông quê, một vườn chè hay một gốc gạo ngày xuân. Đọc thơ Nguyễn Bính, một góc quê hương xứ sở cứ hiện về đằm thắm trong ta những vườn cau, bụi chuối, giàn giầu, những nương dâu, gốc xoan, cây gạo… Mỗi hình ảnh đều lưu giữ một mảnh hồn dân tộc sao mà gần gũi đến thế, thân thương đến thế!
Mặc cho ai đó say sưa với ánh đèn màu lấp lánh của chôn thị thành, Nguyễn Bính vẫn mãi ru hồn vào điều quê đã ăn sâu trong tâm thức. Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ hiếm hoi đã nuôi giữ, nâng niu cái hồn quê, hồn xứ sở như lời tuyên ngôn nghệ thuật của ông trong Chân quê để mỗi lần đọc thơ ông, người ta thấy vẫn nguyên một cái tôi bản địa Nguyễn Bính, thấy thân quen như gặp lại một mảnh hồn mình.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hai câu thơ giản dị là thế mà gói trọn cả một quan niệm nghệ thuật suốt đời Nguyễn Bính trung thành theo đuổi. Và đó cũng chính là sức sống của thơ Nguyễn Bính, một nhà thơ “chân quê” trên tao đàn văn học Việt Nam bởi ông đã sống thuỷ chung bằng cả tấm lòng mình với những di sản tinh thần truyền thống của dân tộc, xứng dáng với danh hiệu người nghệ sỹ của dân tộc.
Tiếp tục đón đọc bài thơ 🌳 Ghen Nguyễn Bính 🌳 nổi tiếng
Phân Tích Bài Thơ Chân Quê Học Sinh Giỏi
Giới thiệu thêm đến bạn bài văn mẫu phân tích bài thơ chân quê nâng cao sau đây để các em có thể học hỏi và trau dồi thêm kĩ năng viết của mình.
Nguyễn Bính (1918 -1966) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho nghèo ở Nam Định. Nguyễn Bính bắt đầu làm thơ từ năm mười ba tuổi và để lại cho đời một sự nghiệp thơ với nhiều tác phẩm hay, nhất là về tình yêu, mùa xuân và hồn quê.
Hoài Thanh đã nhận xét rằng: “Thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta bỗng thấy vườn cau, bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tỉnh tình đơn giản của dân quê là những tỉnh tình căn bản của ta. Bài thơ “Chân quê” là một “tuyên ngôn thơ” của Nguyễn Bính chống lại xu hướng thơ hoài cổ, bảo thủ hay chạy theo những lối mơi lòe loẹt.
Thơ chính là ước nguyện, là khát vọng của con người Nguyễn Bính. Giữa lúc biết bao nhà Thơ mới đi tìm thi hứng ở động tiên, trường tình… thì Nguyễn Bính lại đi theo một lối riêng, trở về với, tình quê, hồn quê của dân tộc mả vẫn tươi mới, hiện đại. “Chân quê ” hai tiếng thôi mà nói được bao điều, hai tiếng thôi mà thắt chặt bao tình. “Chân quê” gợi bao tình nghĩa và cảnh vật. “Chân quê”, hai từ ấy không bút sách nào tả hết ý nghĩa sâu xa của nó.
Trên thế giới này có biết bao nhiêu ngôn ngữ nhưng có thứ ngôn ngữ nào diễn tả được hai từ “Chân quê” đầy ý nghĩa của Nguyễn Bính. “Chân quê” là chất của người dân Đất Việt, là hồn Việt Nam chân chất mộc mạc, giản dị mà thanh tao, là tình người gắn liền với làng quê yêu dấu. “Chân quê” là những thuần phong mĩ tục ý vị đầy tính nhân văn siêu việt.
“Chân quê” là một phạm trù rộng lớn về tình cảm, về cái đẹp tâm hồn, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam. Mở đầu bài thơ là hình ảnh chờ đợi cho một cuộc gặp gỡ: “Hôm qua em đi tỉnh về/ Đợi em ở mãi con đê đầu làng”. Hai câu thơ đầu là nét vẻ, rất duyên và tình yêu của đôi trai thanh gái tú nơi làng quê Việt.
Ở đó người đọc nhận thấy thấp thoáng một điều gì đó đã đổi mới, ẩn bên trong là tình cảm sâu sắc của chẳng trai dành cho cô gái “đợi em ở mãi”.
Và “Khăn nhung ảo lĩnh rộn ràng/ Ao cài khuy bấm em làm khổ tôi”. Có lẽ rằng em đi tỉnh về và em đã khác. Những trang phục tân thời “khăn nhung áo lĩnh ”, “áo cài khuy bấm ” được em khoác lên người ngay sau khi đi tỉnh về. Lúc này trong xã hội đang có xu hướng đổi thay nhiều trong sinh hoạt. Cuộc sống ở làng quê còn ít giao lưu, tiếp xúc với lối sống thành thị nên cũng ngỡ ngàng, xa lạ với các hiện tượng này:
“Hỡi anh áo trắng cầm ô mây
Có phải nhân tình chớ vội qua ”
Hình thức ăn mặc quen thuộc ở làng quê là giản dị và kín đáo “mớ ba mớ bảy, áo trong áo ngoài ” rồi áo cài kín cổ, khăn thắt ngang lưng. Chiếc khuy bấm tự nó cũng chẳng có tội tình gì, nhưng ở thời điểm ấy lại gây những ái ngại cho chàng trai: em làm khổ tôi” giọng thơ nghe sao mà chua chát, xót xa quá! Một sự thay đổi quá nhanh chóng, đột ngột, bất ngờ, khó mà thích nghi được.
Nhà thơ ngược dòng thời gian, hồi tưởng lại hình ảnh cô gái với những trang phục giản dị, mộc mạc, hết sức “chân quê ” và tự hỏi:
“Nào đâu cải yếm lụa sồi?
Cải dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nguyễn Bính đã sử dụng bốn câu hỏi tu từ làm nổi bật cái khổ tâm của người trọng cuộc, các câu hỏi nhẹ nhàng mà thấm thía, sâu lắng mà xót xa xoáy sâu vào lòng người đọc và vào cả chính cô gái, những nguồn cơn khó mà diễn đạt hết thành lời.
Rõ ràng, thi sĩ “Chân quê” Nguyễn Bính chịu ảnh hưởng của các hình ảnh địa phương nên đã đưa chúng vào thật thân quen, thoảng mùi hương đồng cỏ nội quê nhà, đầy chất Bắc: “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”. Chỉ riêng “cái yếm lụa sồi” đã gợi nhiều phong vị của cách ăn mặc giản dị mà thi vị của “gái quê”: “Năm thương cô yếm đeo bùa/ Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng”.
Nhưng đó chỉ là hình ảnh đẹp của em trong quá khứ, giờ đây, chúng đã “thành truyện cổ tích đi vào trong tranh”, Em của quá khứ, đâu rồi? Em của hiện tại… khác rồi ư?
Tâm sự của chàng trai thực sự rất buồn. Người yêu thay đổi chỉ sau một lần lên tỉnh: nhanh chóng… bất ngờ… hẫng hụt… xót xa. Chàng không muốn làm mất lòng người yêu nhưng thực sự vô cùng cay đắng trong lòng. Người con trai hiểu rằng mình chưa có quyền gì để thay đổi mạnh mẽ người yêu.
Vì thế trong ngôn ngữ đối thoại ở đây, nhân vật nam đã dùng những từ ngữ mềm mỏng như ở thế cầu mong, đề nghị, van nài “sợ mất lòng em”, “van em”, “cho vừa lòng anh”. Mong sao người yêu mãi “giữ nguyên quê mùa”, mãi mãi giữ cái nét mộc mạc, giản dị, “Chân qụê” của ngày xưa.
Chỉ cần em như xưa, cần em vẫn là em, mang nét đẹp giản dị của cô gái Việt, thế đã là vừa lòng anh. Thế nhưng, “vừa lòng anh” thì lại “mất lòng em”. Oái oăm thay! Trớ trêu thày ! Thời gian, không gian, cuộc sống thay đổi thì quan niệm về cái đẹp cũng dần thay đổi ở một số người.
Còn đối với chàng trai: cái đẹp không ở sự hiện đại, tân thời mà chính ở những giá trị đơn giản, mộc mạc, “Chân quê” và hơn nữa là phù hợp với bản thân và mọi người: “hoa chanh nở giữa vườn chanh ” thì mớị đúng thực chất, mới là cái đẹp thực sự.
Có một số ý kiến cho rằng bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính mang tính bảo thủ quá nặng, Nguyễn Bính cứ khư khư ôm lấy hoài cổ, quá khứ, không nhìn nhận vào hiện thực, tương lai, cứ cho quá khứ là nhất. Thế nhưng, nào đâu phải vậy.
Nguyễn Bính chỉ muốn mọi người giữ gìn, trân trọng những nét đặc trưng dân dã của làng quê và quá khứ, không thể phủ nhận, chối bỏ nó. Cái đẹp tân thời, hiện đại, kiểu cách thì không phù hợp với làng quê vất vả, nghèo khổ. Người con gái sau khi lên tỉnh một lần trong một thời gian ngắn đã thay đổi như vậy thì không biết nếu nàng ở tỉnh trong một thời gian dài thì nét “Chân quê” còn đâu? Chắc là sẽ bị lãng quên, chối bỏ.
Bài thơ nói rõ một tâm sự, thủ thỉ nhẹ nhàng, sâu lắng, đầy sức lay động, giọng thơ trong sáng, nhẹ nhàng của một nhà thơ được xem là “lạ nhất trước 1945” cùng những câu hỏi tu từ và những từ ngữ, hình ảnh thân quen, dân dã gây cho người đọc nhiều dư vị và cảm xúc.
Bài thơ của Nguyễn Bính là một thông điệp cảnh tỉnh rất nhẹ nhàng nhưng sâu sắc cho những những cô gái quê đang tự đánh mất nét đẹp chân quê của mình. Bài thơ là lời trách móc nhẹ nhàng nhưng xót xa của chàng trai quê về sự đổi thay từ hình thức đến tâm hồn của người yêu, đó là một sự mất mát lởn: “Đời thơ thôi thế dở dang/ cố nhân ơi, bước sang ngang lỡ rồi”.
Nhưng nhà thơ đã kịp để lại cho đời “Chân quê” vô cùng đắt giá, đó là bản sắc văn hóa dân tộc được chắt lọc, cô đọng “có một không hai” cho người Việt Nam. Bài thơ “Chân quê” đã được phổ nhạc thành một bài hát được rất nhiều người yêu thích; nó sẽ còn mãi, còn mãi và in một dấu ấn không nhỏ trong lòng những người yêu hồn quê Việt.
Quà nhận ngay 👉 Acc VIP Miễn Phí (Nhận Nick Game NGON Free MỚI NHẤT
Phân Tích Bài Thơ Chân Quê Nâng Cao
Khám phá thêm bài văn mẫu phân tích bài thơ chân quê ngắn gọn, súc tích nhất sau đây nhé!
Vùng quê chiêm trũng của châu thổ sông Hồng đã làm nên hồn thơ Nguyễn Bính, một nhà thơ “chân quê” của phong trào Thơ Mới; để rồi mỗi lần đọc thi phẩm Chân quê của ông, cứ thấy một chàng trai khăn xếp đợi ai đầu làng, thấy như lời tỏ tình cứ e ấp mãi, cứ thấy như đau đáu ánh mắt trách móc cô gái nào lỡ bỏ cái Chân quê để làm khổ ai…
Những vần thơ giản dị, mộc mạc mà thấm đượm cả hồn quê và tình quê thắm thiết. Nguyễn Bính đã cất lời của đồng ruộng, của hoa nhài hoa ngâu, của “mưa xuân phơi phới bay”, của “hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy”, của giậu mùng tơi với cánh bướm ngập ngừng… Nguyễn Bính đã hát khúc hát của thôn quê bằng một tình yêu chân thật, nguyên khôi, đằm lắng…
Cái tình quê, hồn quê đã trở thành bản sắc của chất thơ Nguyễn Bính, khiến cái tôi trong Chân quê là hình tượng biểu đạt rõ nét chân dung tác giả. Cả bài thơ Chân quê được làm theo thể lục bát, tưởng như đó là những lời nói chân tình của một chàng trai nơi thôn dã nói với “em”- nhân vật trữ tình trong bài thơ. Cứ thủ thỉ, tâm tình, lời thơ chất chứa bao tâm sự của chàng trai với người con gái anh yêu:
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng.
Biết bao hồi hộp của chàng trai khi đợi người yêu. Nhớ thương, mong đợi khi xa nhau, được gặp lại em là một niềm hạnh phúc, nhưng nào ngờ, em đã đổi thay:
Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi.
Sự thay đổi của “em” chính là tình huống chính trong bài thơ, làm biến đổi dòng cảm xúc của “tôi” từ mong chờ khắc khoải đến buồn, thất vọng. Chiếc áo cài khuy bấm, khăn nhung, quần lĩnh… là dấu ấn của thị thành. “Em” thay đổi và không còn là “em” của thôn quê nữa. Người con gái chốn quê hương từng đẹp trong yếm lụa sồi, áo tứ thân, nay đã không còn nữa. Phải chăng “em” đã đánh rơi hồn quê chân thật dịu dàng?
Nỗi buồn dường như dâng ngập trong đôi mắt của “tôi”, khiến câu chữ như cứ quặn lòng thương những điều thay đổi: Nào đâu cái yếm lụa sồi Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen? Em đổi thay khiến “tôi” phải cuống quýt, thảng thốt tự hỏi một cách ngẩn ngơ, nuối tiếc.
Nhìn thấy ở “em” những điều làm “tôi” xót xa, nhà thơ hốt hoảng lo âu mà cất lên những lời van xin thống thiết: Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa. Chất quê mùa là nét đẹp của “em”, là cái làm cho anh yêu, anh thương nhớ. Chỉ cần em giữ lại chút quê đó thôi là đã đủ làm anh ấm lòng, yên dạ:
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Anh chỉ cảm thấy vừa lòng khi thấy em là em của ngày xưa với áo tứ thân giản dị. Thi sĩ đã đưa ra những lý lẽ giản đơn mà rất đỗi chân quê để thuyết phục người yêu: Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều…
Tác giả nhấn mạnh đến xuất thân của “chúng mình” là “chân quê” hay cũng là cách nhắc nhở “em” giữ lấy vẻ đẹp của chính con người nơi quê hương thanh đạm. Nhắc nhở “em” hay cũng chính là khẳng định sự không thay đổi ở “anh”: Trước sau, dù thế nào đi chăng nữa, tác giả vẫn là người thôn quê hồn hậu.
Chân quê không chỉ là tác phẩm khắc họa “cái tôi” Nguyễn Bính thắm đượm trong hồn quê, tình quê sâu nặng mà còn là tuyên ngôn nghệ thuật của chính cá nhân tác giả. Đọc Chân quê, ta không thấy cái nồng nàn, tha thiết, rạo rực và băn khoăn như Xuân Diệu, không phải là những dòng thơ có cách tân mới lạ, thơ Nguyễn Bính chỉ đơn giản là những câu thơ tưởng đã đọc từ xa xưa, trong lời ru của bà, của mẹ.
Những câu thơ đọc lên mang âm điệu của những câu ca dao đã đi vào lòng bao thế hệ từ những ngày còn thơ ấu. Nó rất gần với đời sống tâm hồn của người thôn quê. Đi tìm cái mới, Thế Lữ đã rời bỏ trần thế để thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư đã chối bỏ thực tại để mơ màng trong quá khứ xa xôi.
Những nẻo phù hoa ấy không thấy dấu chân Nguyễn Bính. Ông gói hồn mình nơi làng quê Việt Nam xanh xanh bờ tre, xanh lúa đồng nàng, đồng anh, tím rặng mồng tơi, trong hồn hậu những con người quê chất phác, thật thà, trong mối tình với cô thôn nữ “chân quê”
Trước làn sóng của văn minh thành thị, Nguyễn Bính đã dũng cảm lựa chọn “giữ nguyên quê mùa” như bông hoa chanh nở giữa vườn chanh, giữ mãi sắc hương bình dị, mộc, mạc, trắng trong, tinh khiết của mình.
Quan niệm nghệ thuật muốn giữ lại nét chân quê ấy đã khiến thế giới nghệ thuật trong Chân quê hiện lên thật gần gũi và mãi mãi là vấn đề thời sự. Nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, thế giới nghệ thuật của “Chân quê” vẫn vẹn nguyên giá trị.
Cả 8 mẫu phân tích trên đều nhấn mạnh đến giá trị văn hóa và tình yêu quê hương sâu sắc mà Nguyễn Bính muốn truyền đạt qua bài thơ “Chân Quê”. Mỗi mẫu đều có cách tiếp cận riêng, nhưng cùng chung mục đích làm nổi bật vẻ đẹp và ý nghĩa của tác phẩm.
Xem thêm bài thơ nổi tiêngs 💧Thơ Tình Nguyễn Bính 💧 siêu hay