Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang (12+ Bài Văn Hay Nhất)

Tràng Giang là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn, hai câu thơ cuối càng thể hiện rõ nét tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ Huy Cận. Cùng Scr.vn xem ngay top 12+ bài “Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang” dưới đây nhé!

Cách Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang

 SCR.VN gợi ý cho bạn cách phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Trang Giang

  • Bước 1: Giới thiệu hai câu thơ cuối của bài thơ Tràng giang
  • Bước 2: Phân tích hai câu cuối: Nhà thơ có cảm giác nhớ quê hương khi đứng trước cảnh thiên nhiên Nỗi buồn của Huy Cận được thể hiện rất sâu sắc và nổi bật. Khát vọng sự đẹp đẽ, tươi đẹp về quê hương đất nước, góp sức mình cho quê hương, đất nước
  • Bước 3: Nêu cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài Tràng giang

SCR.VN Chia Sẻ Thêm ❤️️Liên Hệ Tràng Giang Của Huy Cận❤️️ Hay Nhất

12+ Bài Văn Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang Hay Nhất

Hai câu thơ cuối của bài thơ Tràng giang giúp người đọc cảm nhận được một cách đầy đủ về nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ, nhớ quê hương khi đang đứng trên quê hương và đây cũng là tâm trạng chung của những nhà thơ lúc bấy giờ. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Phân Tích Hai Câu Cuối Tràng Giang Ngắn Hay

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Tầm mắt trở lại trên dòng nước. Từng đợt sóng nước dập dềnh, nhẹ nhàng uốn lượn nhưng cũng tồn tại rất lâu, lan tỏa rất xa. Đó là hình ảnh miêu tả, nhưng cũng chính là tâm trạng của tác giả – một cảm giác cô đơn,

Người xưa nhìn khói sóng trên dòng sông khi chiều tà mà cảm thấy nhớ nhà. Còn Huy Cận không cần thấy khói hoàng hôn nhưng trong lòng vẫn dâng lên một nỗi nhớ quê hương da diết. Đó như một thứ tình cảm thường trực vẫn luôn chất chứa trong lòng người con xa quê, mà không cần một tác động nào từ bên ngoài, vẫn thấy nhớ quê, thương quê.

Phân tích 2 khổ cuối bài Tràng giang càng thấy rõ hơn bức tranh quê hương đẹp đẽ, nên thơ với những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như bờ sông, cánh bèo, củi khô, áng mây. Đó là tình yêu quê hương đất nước sâu nặng, đã thấm vào từng con chữ. Đồng thời trong đó cũng thể hiện khát khao tìm được sự đồng điệu trong thế giới bao la của một tâm hồn thi sĩ luôn băn khoăn một “nỗi sầu nhân thế”.

Quà VIP 👉 Thẻ Cào Viettel Miễn Phí [Tặng Card 50k 100k 200k 500k Free]

Thơ Chế Em Ăn Cơm Chưa

Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang Ngắn Hay Nhất

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Từ láy “dợn dợn” là sáng tạo đặc biệt của nhà thơ Huy Cận, khi được hô ứng với “vời con nước” đã khắc họa sống động nỗi niềm bâng khuâng, cô quạnh của một con người đang nhớ về quê hương. Khói hoàng hôn trong thơ ca cổ điển thường là dấu hiệu gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, trong thơ Thôi Hiệu có viết: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.

Thế nhưng, nếu những thi nhân xưa nhìn khói trên sông nhớ về quê nhà thì nỗi nhớ của Huy Cận da diết, khắc khoải hơn, nhà thơ không nhìn khói hoàng hôn vẫn nhớ nhà. Có lẽ rằng nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng nhà thơ nên dù không có “chất xúc tác”, nhà thơ vẫn khôn nguôi một tấm lòng quê.

Hai khổ thơ cuối của bài thơ Tràng giang không chỉ mở ra trước mắt chúng ta khung cảnh sông nước mênh mông, rợn ngợp mà còn bộc lộ nỗi lòng sầu muộn của người thi nhân. Hai khổ thơ gieo vào lòng người đọc một nỗi buồn man mác, thế nhưng nỗi buồn ấy cũng thật đẹp bởi đó đều là những cảm xúc quen thuộc, có phần mơ hồ mà chúng ta vẫn thường trải qua, thế nhưng qua ngòi bút của Huy Cận nó lại thật thơ, thật da diết.

Như nhà phê bình Hoài Thanh cũng từng nhận định: “Huy Cận lượm lặt những chút buồn rơi rác để rồi sáng tạo nên những vần thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường thì người lại có thể đúc thành bao châu ngọc”.

Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang Ngắn Gọn

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Lúc này điểm nhìn của nhà thơ đã dịch chuyển từ cao xuống thấp, từ trời mây núi, cánh chim giữa không trung rồi dừng lại trước mặt nước dập dềnh sóng. Từ láy “dợn dợn” mang tính gợi hình, vẽ ra những con sóng đang nhấp nhô trên mặt nước và khiến người nhìn rợn ngợp bởi những lớp sóng cứ dồn gối lên nhau. Còn nhịp 4/3 của dòng thơ lại gợi trạng thái gặp gỡ của những con sóng. Huy Cận đứng và phóng tầm mắt dõi theo những con sóng cứ dập dềnh triền miên, nỗi hoài nhớ quê hương cuối cùng đã dâng lên,

Trong thơ cổ điển,hình ảnh khói sóng trên sông đã trở thành nguyên cớ, thành cái dễ gợi nhắc nỗi niềm hoài hương của người thi sĩ. Còn ở đây, Huy Cận đã không còn bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh, là khói hoàng hôn để nói về nỗi niềm da diết nhớ quê hương. Như vậy, hai khổ thơ cuối bài tràng giang ta thấy, Huy Cận đã không lặp lại người xưa ở cái nguyên cớ nhớ quê nhưng vẫn khiến người đọc thấy bâng khuâng, nao nao thương nhớ.

Nhưng hơn hết, nỗi lòng đối với quê hương không chỉ là nỗi nhớ nhà mà sâu sắc hơn, là nỗi buồn. Nỗi buồn của cả một thế hệ, một lớp người bởi cảnh nước mất nhà tan. Vì vậy, đằng sau nỗi nhớ quê nhà da diết ấy còn ẩn chứa tình yêu đất nước thầm kín mà sâu sắc của Huy Cận.

Có thể nói, hai khổ thơ cuối bài “Tràng giang” là nơi hội tụ những đặc sắc nghệ thuật, nội dung sâu sắc của cả bài thơ. Ở đây ta thấy được phong vị cổ điển kết hợp hài hòa với tinh thần sáng tác hiện đại, và sự hài hòa giữa cảm xúc cá nhân và suy tư thời đại. Chính những sự cộng hưởng này đã khiến tâm trạng, cảm xúc, nỗi u sầu cô đơn và nỗi hoài vọng quê hương của Huy Cận càng thêm da diết, triền miên.

Cho nhiều bạn cần 👉 Tặng Acc Game Miễn Phí VIP

Thơ Chế Em Ăn Cơm Chưa

Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang Hay

“Lòng quê rờn rợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Hơn 1000 năm trước, khi đứng trước nước non, mây trời nhà thơ thời hiệu ở Trung Quốc đã từng chạnh lòng.

“Nhật mộ hương quan hà xứ nhị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

(quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho vừa lòng ai).

Người xưa nhìn thấy khói sóng trên sông mà nhớ tới quê hương, lấy khói sóng làm duyên cơ cho nỗi nhớ nhà. Còn Huy Cận nỗi nhớ nhà luôn thường trực trong tâm, nên ông không cần phải lấy bất cứ khói nào để làm duyên cơ, ông nhớ nhà như để chạy trốn cái cô đơn mà đó ông gọi là lòng quê.

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách cổ điển và hiện đại, kết hợp với thể thơ 7 chữ, cách ngắt nhịp gieo vần đăng đối tả cảnh ngụ tình “Tràng Giang” nói chung và hai khổ thơ cuối nói riêng thực sự là bức tranh thiên nhiên độc đáo, cùng với những tâm trạng, nỗi lòng rất khó để thổ lộ của nhà thơ.

Mời Xem Thêm ❤️️Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang❤️️ Hay Nhất

Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang Điểm 10

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”

Từ láy “dợn dợn” gợi tả nét chuyển động diễn ra liên tục trong tâm khảm nhà thơ, một nỗi nhớ luôn thường trực khôn nguôi, đầy sâu sắc và ám ảnh. Dường như, không giây phút nào là thi nhân không nhớ đến quê hương, đất nước mình, đặc biệt là trong cảnh tổ quốc đang bị xâm lăng, giày xéo bởi quân thù.

Có thể nói, hai khổ cuối bài thơ đã vẽ nên một bức tranh đẹp nhưng buồn sầu. Ẩn sâu trong từng con chữ là cái tôi thi sĩ cô đơn song lại chất chứa tình cảm sâu nặng, tha thiết với quê hương, đất nước.

Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang Hay Ngắn

“Lòng quê rờn rợn vời con nước/Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.” Trong hai câu thơ này thể hiện tâm trạng nhớ nhà nhớ quê hương của tác giả Huy Cận. Người xưa thường nhìn khói lam chiều gợi lên cảnh nhớ nhà, nhớ mùi khói bếp thơm ngai ngái để hướng tới quê hương, gia đình, hướng tới người thân thương nhất của mình.

Nhưng Huy Cận viết “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” thể hiện nỗi nhớ của ông là nỗi nhớ thường trực, nó luôn chứa đựng in sâu trong lòng tác giả, không cần phải có chất xúc tác là khói lam chiều mới nhớ.

Bài thơ “Tràng Giang” là một bài thơ vô cùng hay thể hiện bức tranh quê hương trong cảnh hoàng hôn vô cùng tươi đẹp, sinh động, với hình ảnh thân thuộc như cánh chim, mây trời, sông nước, rồi những cánh bèo trôi.

Phân tích hai khổ cuối bài Tràng giang xong, chúng ta có thể thấy tất cả đều gợi lên một bức tranh chiều tà vô cùng tinh tế, tươi đẹp nhưng thể hiện một nỗi sầu nhân thế vô cùng sâu sắc trong lòng tác giả.

Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang Dài Nhất

“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Người xưa thấy khói sóng trên sông mà nghĩ đến quê hương, lấy khói làm dịp vơi đi nỗi nhớ nhà. Và nỗi nhớ nhà của Huy Cận luôn thường trực trong tâm trí nên chẳng cần cơ hội lấy một điếu thuốc, ông nhớ nhà như muốn thoát khỏi nỗi cô đơn mà ông gọi là lòng quê.

Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách cổ điển và hiện đại, kết hợp với thể thơ 7 chữ, vần có nhịp điệu miêu tả cảnh ngụ ngôn của “Tràng Giang” nói chung và hai khổ thơ cuối nói riêng thật là bức tranh thiên nhiên độc đáo, cùng với những cảm xúc, tình cảm khó diễn tả của nhà thơ. Như nhà phê bình Hoài Thanh cũng nhận xét: “Huy Cận góp nhặt một chút buồn trong sọt rác để làm nên những vần thơ não nùng. Người ta sẽ ngạc nhiên vì không ngờ rằng với một chút bụi đời thường, người ta lại có thể hun đúc được thành ngọc trai.”

Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang Đặc Sắc

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Tầm nhìn trở lại mặt nước. Từng con sóng nước bồng bềnh, uốn lượn nhẹ nhàng nhưng cũng trải dài, lan xa. Đó là hình ảnh gợi nhưng cũng là tâm trạng của tác giả – cảm giác cô đơn,

Người xưa nhìn khói sóng trên sông lúc hoàng hôn mà lòng nhớ nhà da diết. Còn Huy Cận không cần nhìn hoàng hôn mà trong lòng vẫn tràn ngập nỗi nhớ quê hương da diết. Nó như một thứ tình cảm thường trực luôn được lưu giữ trong lòng những người con xa quê, không chịu bất cứ tác động ngoại cảnh nào, vẫn mang trong mình nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ da diết.

Đọc thêm bài ❤️️Cảm Nhận Bài Thơ Tràng Giang ❤️️ Hay Nhất

Phân Tích 2 Câu Cuối Tràng Giang Sinh Động

“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”​

Thi nhân xưa tức cảnh mới sinh tình, nỗi buồn được khơi gợi từ ngoại cảnh nhưng các nhà thơ lãng mạn lại khác. Nỗi buồn của họ là cố hữu, nó đã ăn sâu, bén rễ trong tâm trí để rồi bất cứ khi nào cũng có thể trào dâng mãnh liệt. Trong suốt hành trình “Tràng giang”, ta luôn bắt gặp những từ láy: “Điệp điệp”, “song song”, “đìu hiu”, “lớp lớp”.. tựa như một bản hợp ca buồn và kết thúc bởi từ láy “dợn dợn” như gợi lên những nhịp sóng nước, sóng lòng. “Dợn dợn” diễn tả hết sức tinh tế sự trống trải, rợn ngợp của nhà thơ trong khoảnh khắc “cơn nghiện lại lên” và tình quê lại càng căng đầy sung mãn.

Có một nhận xét rằng: “Trong nền văn học mới, Huy Cận đã làm một việc táo bạo: Tìm về cảnh xưa, nơi bao người đã sa lầy – tôi muốn nói là sa vào khuôn sáo. Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật, đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người thứ lữ.” Tôi thấy thật đúng. Bởi Huy Cận cũng buồn và không ai hiểu nổi lòng của “những sầu nhân” hơn là một “sầu nhân”.

Đứng trước sông dài, trời rộng, “tình quê” đã hóa thành “lòng quê” dập dìu và trào lên mãnh liệt. Tấm lòng quê được toát lên trong một câu thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại. Cổ điển ở cảnh xưa, khói sóng, ở kết cấu thơ Đường, còn hiện đại lại ở cách nói trái ngược với ý của Thôi Hiệu – một sự cách tân mới mẻ, độc đáo của một hồn thơ lãng mạn:

Phân Tích Hai Câu Cuối Tràng Giang Chi Tiết Nhất

Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Lòng quê ở đây muốn nói lên nỗi nhớ quê hương của nhà thơ , sự hướng tâm chứ không chỉ đơn thuần là tấm lòng chất phác , quê mùa. hai từ “dợn dợn ” cho ta cảm nhận sóng biển đang ở bên ta, sóng biển cũng biết nhớ thương hay tác giả đang nhớ thương vậy? “Dợn dợn” là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó.

Từ láy này hô ứng cùng cụm từ “vời con nước” cho thấy một nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của “lòng quê”. Hai từ “dợn dợn “còn gợi cho ta thấy được sự lên xuống uốn lượn của sóng biển hay nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một buổi chiều tà. Và nỗi nhớ ấy không chỉ một lần mà là liên tục, nhiều lần nhưng nỗi ấy mới chỉ là “dờn dợn”’ mà chưa phải là cuồng nhiệt. câu thơ muốn nói lên lòng nhớ quê hương khi tác giả sông nước hay trong Truyện Kiều cũng ả nỗi nhớ nhà nhưng lại chưa biết đâu là nhà khi:

“bốn phương mây trắng một màu
trông về cố quốc biết đâu là nhà”

Kiếu nhớ quê nhà nhưng bốn phương đều là một màu làm sao để nhận ra được đâu là nhà hay trong cuộc sống của cô như thế thì sẽ biết về đâu và đâu sẽ là nhà?vâng lòng nhớ quê hương được gợi lên bởi từ “mây trắng”, cánh chim chiều và được tác giả nhấn mạnh ở từ “con nước”, tác giả kết thúc bài thơ một cách nhẹ nhàng nhưng sâu lắng:

“không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Nhà thơ đã mượn từ “khói” trong thơ của nhà thơ thôi hiệu để nói lên nỗi lòng của mình, nếu như nhà thơ Tô Hiệu nói “trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” thì nhà thơ Huy Cận không có “khói ” nhưng vẫn nhớ về nhà hay cái nôi mà mình đã nuôi ta trưởng thành. Nhà thơ tô hiệu mới nói lên nỗi nhớ nhà một cách chung nhưng ở đây nhà thơ huy cận đã khẳng định “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” câu thơ rất mạnh mẽ dứt khoát . Xưa kia nhà thơ thôi hiệu buồn vì cõi tiên mù mịt , quê nhà cách xa, khói sóng trên sông gợi cho tác giả thấy mờ mịt mà sầu.

Nhưng nay Huy Cận buồn trước cảnh không gian hoang vắng ,sóng “gợn tràng giang “khiến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm áp vá là tổ ấm hạnh phúc đối với ông.thôi hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô, đó là lòng khát khao một cõi quê hương thực tại còn Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình, hoang vắng lòng ông lại muốn được trở về với quê hương mang nặng tình thương và mang lại sự ấm áp cho tác giả đó cũng là nỗi khát vọng của ông.

Bằng những biện pháp so sánh và sự tài tình miêu tả của nhà thơ đã thể hiện rõ nỗi buồn, nỗi nhớ nhung quê hương của tác giả. Nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.

Thơ mang đậm nét buồn, buồn ở đây không phải là buồn do cảnh vật tàn phai, không gian chật hẹp, tù túng hay chết chóc mà buồn vì cái đẹp thiếu tình người, từ một sự mất mát các mối liên hệ có tính phổ quát gây nên một cái buồn đậm màu triết lí, nỗi buồn đó cũng phản ánh sự thay đổi đời sống xã hội, khổ thơ cũng muốn nói lên nỗi buồn của những ai khi phải xa quê hương.

Phân Tích Hai Câu Cuối Tràng Giang Dài Nhất

“Lòng quê dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Từ “dợn dợn” thực sự là điểm mấu chốt để ta thấy bút thơ tài hoa của Huy Cận, vừa gợi được cái cồn cào khắc khoải trong lòng người vừa cho thấy sự day dứt khôn nguôi trong tâm can, sự khắc khoải, đau đáu của một kẻ đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê hương.

Câu thơ cuối, là một chỉ dấu để ta hiểu hơn về cảm giác của nhân vật trữ tình. Rằng dẫu không cần một điểm tựa, điểm gợi đến từ khói trắng của chiều tà, của hoàng hôn thì trong lòng nhân vật trữ tình vẫn dấy lên nỗi niềm tha thiết với quê hương. Đây là cảm giác trống vắng, thiếu thốn bất định của cái tôi thơ Mới thời kì bấy giờ. Nhưng đồng thời cũng đặt ra cho ta một câu hỏi, phải chăng giữa con người và cảnh vật, con người và con người nơi đây không còn sự gắn kết, cho nên tôi mới cảm thấy bơ vơ, cô quạnh và lạc lõng đến vậy.

Nó phải chăng là một sự đứt gãy có tính phổ quát và sự gắn kết trong xã hội, cũng đồng thời là sự biến mất của những giá trị truyền thống và thay vào đó là sự chuyển mình của dòng chảy hiện đại.

Phân Tích Hai Câu Cuối Tràng Giang Xuất Sắc Nhất

Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Từ “dợn dợn” gợi nỗi nhớ cồn cào khắc khoải trong lòng người, vừa cho thấy sự day dứt trong thâm tâm của một kẻ đang đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê hương. Câu thơ cuối giúp ta hiểu hơn về cảm giác của nhân vật trữ tình. Nếu như Nguyễn Du viết tâm trạng con người buồn sẽ ảnh hưởng tới cảnh vật:

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Còn trong thơ Huy Cận không cần một sự gợi tả từ cảnh mà nhân vật trữ tình vẫn có thể nhớ quê hương tha thiết. Đó là cảm giác trống vắng thiếu thốn của cái tôi trong thơ mới thời kỳ lúc ấy. Phải chăng giữa thiên nhiên và con người không có sự gắn kết nên nhân vật trữ tình cảm thấy bơ vơ cô quạnh và lạc lõng.

Mời xem đoạn văn mẫu ❤️️Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Tràng Giang ❤️️ Hay Nhất

Viết một bình luận