Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang ❤️️ 21+ Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅ SCR.VN Chia Sẻ Tuyển Tập Những Bài Viết Đặc Sắc Chọn Lọc Giúp Bạn Học Tốt Ngữ Văn.
Dàn Ý Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang
Lập dàn ý cảm nhận khổ 1 Tràng giang sẽ giúp các em học sinh tham khảo hệ thống luận điểm cơ bản khi làm bài. Tham khảo mẫu dàn ý chi tiết như sau:
1.Mở bài cảm nhận khổ 1 Tràng giang:
- Giới thiệu về tác giả Huy Cận và tác phẩm Tràng giang
- Khổ thơ đầu mở ra nỗi sầu nhân thế của tác giả với không gian thiên nhiên bất tận.
2.Thân bài cảm nhận khổ 1 Tràng giang:
a. Phân tích chi tiết khổ 1 bài thơ Tràng giang:
-Tác giả đứng trên bờ sông nhìn xuống dòng nước mênh mông của sông Hồng, tạo nên những hình ảnh vừa chân thực lại vô cùng giàu sức gợi:
- Một dòng sông lững lờ trôi với những cơn sóng gợn, với chiếc thuyền nhỏ và một cành củi khô giữa dòng.
- Hình ảnh “sóng gợn”: gợi lên hình ảnh sống nước mênh mang, những con sóng gợn lăn tăn vỗ lên mặt sông. Thể hiện nỗi buồn chập chùng trong lòng người thi sĩ.
- Hai từ “tràng giang”: là từ Hán Việt, với hai âm “ang” tạo nên tiếng vọng cho câu thơ, vừa gợi lên một dòng sông dài rộng và cổ kính.
- Từ láy “điệp điệp”: Những con sóng cứ nối nhau liên tiếp. Nỗi buồn miên man, không nguôi trong lòng tác giả, một nỗi buồn cụ thể.
-Một con thuyền xuất hiện giữa dòng nước mênh mông:
- Con thuyền không đảo chèo, ngược sóng mà buông thõng mái chèo, “xuôi mái”, thụ động, mặc dòng nước đưa đẩy.
- Con thuyền xuất hiện thật nhỏ bé giữa dòng sông, lênh đênh và vô định.
- Nghệ thuật đối “điệp điệp –song song”: gợi lên nỗi buồn nhân thế đang lan trong tâm hồn Huy Cận, chính ông cũng như con thuyền kia, bơ vơ giữa sóng nước cuộc đời, buông xuôi, mặc cho dòng đời xô đẩy.
-Hình ảnh “Thuyền về … ngả”:
- Hình ảnh thường xuất hiện trong thơ văn
- Thuyền và nước tưởng gặp nhau, hứa hẹn cùng nhau nhưng ở đây, sự gặp gỡ chỉ là phút chốc, để rồi lại chia lìa đôi ngả.
- Hình ảnh “thuyền về nước lại”: gợi lên cảnh chia li, xa cách.
- “Sầu trăm ngả”: Mối sầu muôn dặm, to lớn, rộng khắp.
-Hình ảnh “Củi …mấy dòng”:
- Đầu tiên là nghệ thuật đảo ngữ để nhấn mạnh hình ảnh cành củi khô giữa dòng nước.
- Nhấn mạnh sự nhỏ bé, đơn độc của một cành củi nhỏ giữa sóng nước bao la.
- “Cành củi khô”: Gợi lên sự khô héo, không còn sức sống lại ít ỏi
- “Mấy dòng”: Vừa gợi lên cảnh sông nước mênh mông, vừa gợi lên hình ảnh của dòng đời, vô số bước đường đi nhưng không biết chọn hướng nào mà bước tới.
- Một cành củi khô lạc lõng giữa dòng nước mênh mông. Biểu tượng cho con người bơ vơ giữa cuộc đời, mang trong mình nỗi sầu muộn không nguôi.
- Tác giả đã sử dụng hiệu quả những phép đối trong khổ thơ (buồn điệp điệp – nước song song, sầu trăm ngả- lạc mấy dòng) cùng các từ láy, tạo nên sự tương phản lớn giữa cá thể lẻ loi, cô đơn với vũ trụ mênh mông.
b. Đánh giá chung:
- Nội dung: Khổ thơ gợi lên nỗi buồn sâu lắng của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, gợi lên sự chia ly, xa cách giữa những con người, không có sự giao hoa, đặc biệt tác giả muốn nhận mạnh nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, lênh đênh, vô định trước cuộc đời.
- Nghệ thuật: Huy Cận đặc biệt sử dụng thành công các hình ảnh gợi tả, cách gieo vần nhịp nhàng. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. Hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
3.Kết bài cảm nhận khổ 1 Tràng giang:
- Khẳng định lại ý nghĩa của khổ thơ.
- Nêu cảm nhận của bản thân.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Dàn Ý Bài Tràng Giang Chuẩn Nhất 🍀 Mẫu Nghị Luận Hay
Mở Bài Cảm Nhận Về Khổ 1 Tràng Giang
Gợi ý mở bài cảm nhận về khổ 1 Tràng giang dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn hay để giới thiệu vấn đề nghị luận văn học.
Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới, thơ ông có một bản sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lí. Thơ Huy Cận mang một nỗi buồn sâu lắng, miên man, ảo não và thảm đạm; nỗi buồn của “đêm mưa”, của “người lữ thứ”, nỗi buồn của “quán chật đèo cao”, của “trời rộng sông dài”. Tràng Giang là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, sáng tác vào năm 1939, đăng lần đầu trên báo Ngày nay, sau đó in vào tập thơ Lửa thiêng.
Đây là bài thơ được cảnh sông nước mênh mông của sông Hồng gợi tứ. Huy Cận đã có lần tâm sự: “Tôi có thú vui thường chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm để ngoạn cảnh sông Hồng và Hồ Tây. Phong cảnh sông nước đẹp, gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ không chỉ so sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương”. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên trong bài thơ không chỉ miêu tả cảnh sông nước mà qua đó bộc lộ nỗi buồn của người thi sĩ trong khung cảnh thiên nhiên đó.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Mở Bài Tràng Giang 🌹 20 Đoạn Văn Mẫu Hay
Kết Bài Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang
Đoạn văn kết bài cảm nhận khổ 1 Tràng giang dưới đây sẽ giúp các em học sinh vận dụng hoàn thành tốt bài viết.
Khổ thơ đầu trong bài Tràng giang của Huy Cận là đoạn thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại, với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh. Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận.
Dưới hình thức một bài thơ mang đậm phong cách thơ Đường thi, kết cấu mạch lạc và cái tài sáng tạo ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả, bài thơ hiện lên như một bản hòa ca mà ở đó, các nốt nhạc đều hợp sức tấu lên khúc ca yêu thiên nhiên, đất nước. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Tràng giang là một bài thơ ca non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc”.
Có thể nói, khổ thơ đầu và cả bài thơ “tràng giang” là tác phẩm đặc sắc trong cuộc đời thơ ca của Huy Cận. Bài thơ là sự kết hợp bút pháp hiện thực đan xen bút pháp cổ điển đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh, qua đó bộc lộ tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “tràng giang” của Huy Cận đã để lại rất nhiều tình cảm, ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Có thể bạn sẽ thích 🌼 Kết Bài Tràng Giang 🌼 20 Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang Của Huy Cận
Gợi ý viết đoạn văn cảm nhận khổ 1 Tràng giang của Huy Cận dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách triển khai ý văn.
Phong trào Thơ Mới đánh dấu tên tuổi của nhiều thi nhân, trong đó phải kể đến Huy Cận- một hồn thơ “sầu vạn cổ”. Mỗi vần thơ của Huy Cận đều chất chứa những nỗi buồn miên man, sầu bi của nhà thơ trước thời đại, trước xã hội mà ông đang sống. Đằng sau những nỗi sầu ấy là tiếng lòng của một con người yêu nước. Bài thơ Tràng giang là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.
Mở đầu tác phẩm là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, lời đề từ với bảy chữ thôi nhưng đã bao quát toàn bộ nội dung và tư tưởng nghệ thuật mà tác giả gửi gắm. Câu thơ gợi ra nỗi buồn thương, khắc khoải, nhớ nhung của con người trước cảnh bật bao la, sâu rộng. Từ láy “bâng khuâng” càng gợi tâm trạng vương sầu và nỗi nhớ miên man nơi đáy lòng thi sĩ, gợi mở cho những câu thơ sau được giãi bày tự nhiên:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Câu thơ lặp lại nhan đề tác phẩm “tràng giang”, cách điệp vần “ang” được sử dụng đầy tinh tế đã gợi ra một không gian với dòng sông dài rộng. Hai tiếng “tràng giang” cất lên càng gợi âm vang của nỗi buồn tha thiết. Những con sóng gợn nhẹ nơi dòng sông, dòng sông mang màu tâm trạng “buồn điệp điệp”. Nỗi buồn của dòng sông cũng chính là nỗi buồn sâu thẳm trong nhân vật trữ tình, cụm tính từ “buồn điệp điệp” càng làm cho nỗi buồn thêm khắc khoải, tầng tầng lớp lớp, nối tiếp nhau chẳng thể nào dứt.
Tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng lại trĩu nặng vô bờ, thấm đẫm và lan tỏa trong từng thức cảnh. Nổi bật trong không gian dài rộng, mênh mông là hình ảnh “con thuyền xuôi mái”, con thuyền nhỏ bé, đơn độc trôi theo dòng nước, mặc nhiên lênh đênh, phiêu dạt như chính người thi sĩ cũng đang trống vắng, lẻ loi phó mặc dòng đời xô đẩy, chảy trôi.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Hình ảnh đối lập “thuyền về- nước lại” được tả giả vận dụng tinh tế kết hợp cùng thi liệu đầy mới mẻ “củi một cành khô lạc mấy dòng” không chỉ làm cho câu thơ thêm uyển chuyển linh hoạt mà con gợi ra được âm hưởng cổ kính. Nghệ thuật đảo ngữ “củi một cành khô ” được đưa lên đầu câu càng nhấn mạnh sự đơn độc, lẻ loi, vô định, nhỏ bé, tầm thường. Cành củi khô ấy phải chăng là hình ảnh ẩn dụ cho thi nhân với một cái tôi bơ vơ, lạc lõng trong chính đời sống của mình.
Bằng sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, bài thơ đậm chất Đường thi nhưng vẫn rất Việt Nam với những hình ảnh đầy gần gũi như con thuyền xuôi mái, bèo dạt mây trôi, cành củi khô lạc dòng,.. Qua khổ thơ đầu bài Tràng giang, ta thấy được một nỗi buồn vô tận của cái tôi lạc lõng trong cuộc đời.
Gợi ý cho bạn ☔ Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang ☔ 12 Mẫu Tóm Tắt Hay
Bài Văn Mẫu Cảm Nhận Đoạn 1 Tràng Giang – Mẫu 1
Bài văn mẫu cảm nhận đoạn 1 Tràng giang dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những định hướng làm bài cụ thể.
Nhắc tới những sáng tác trước cách mạng của nhà thơ Huy Cận không thể không nói tới bài thơ Tràng Giang. Đây là bài thơ được tác giả viết vào thời điểm năm 1939, khi ông còn đang là sinh viên. Huy cận đứng ở bờ nam để ngắm sông Hồng mênh mông rộng lớn với biết bao nỗi niềm xúc động. Từ những cảm nhận đó tác giả đã viết nên bài thơ này.
Trước tiên người đọc chú ý đến nhan đề của bài thơ. Như chúng ta đã biết thì nhan đề là kết tinh cho toàn bài thơ, là điểm chú ý đầu tiên của người đọc khi tiếp xúc với bài thơ. Nhan đề còn có nhiệm vụ tạo nên hứng thú cho người đọc, người nghe, gợi sự tò mò, tìm hiểu của mọi người.
Huy Cận sử dụng từ “Tràng Giang” trong đó “tràng” có nghĩa giống với từ “trường” tức là dài, còn “giang” là dòng sông. Cả từ “Tràng giang” có nghĩa là sông dài. Huy Cận không sử dụng từ “Trường Giang” để đặt cho bài thơ mà sử dụng “Tràng giang” để diễn tả về một con sông dài, rộng chính là có dụng ý riêng của tác giả. Tràng giang được tạo thành bởi vần “ang” khiến cho nhan đề như truyền tải được sự dài rộng của dòng sông.
Mở đầu bài thơ là lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Chính lời đề từ đã khái quát nên nội dung và cảm hứng, tâm hồn của nhà thơ. Cảm xúc của bài thơ đó chính là nỗi buồn sâu lắng và được thể hiện qua từ “bâng khuâng”. Một nỗi buồn man mác, không rõ nguyên nhân nhưng lại da diết và khôn nguôi. Tâm trạng ấy được hình thành khi nhà thơ đứng trước không gian “trời rộng, sông dài”. Con người khi đứng trước không gian ấy càng trở nên nhỏ bé, lẻ loi.
Ngay ở khổ thơ đầu bài thơ Tràng giang thì nội dung cũng như cái tôi được tác giả thể hiện rất rõ ràng:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Nhắc đến sông nước, đứng trước dòng sông mênh mông, rộng lớn thì người ta không thể nào không nhắc tới những con sóng. Ở ngay câu thơ đầu tiên nhà thơ đã nhắc đến con sóng giống như mang theo tâm trạng, cảm xúc. Từ “Tràng giang” lại một lần nữa được nhắc đến. Nhà thơ dùng từ “Tràng” thay bởi từ “trường” chính là để phân biệt với con sông Trường Giang của Trung Quốc. Giống với ý nghĩa của phần nhan đề thì từ “trường giang” gây cảm giác về một không gian rộng lớn, bất tận.
Giữa những con sóng, đứng trước không gian rộng lớn ấy chính là hình ảnh của nhân vật trữ tình. Mặc dù không được nhắc đến trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự hiện diện của tác giả. Sự lẻ loi nhưng con sóng nhỏ giữa mặt nước mênh mông, nó trở nên cô độc và như mang trong mình nỗi “buồn điệp điệp”. Nỗi buồn như vô tận, kéo dài mãi.
Đến câu thơ thứ hai tác giả đã có sự di chuyển điểm nhìn từ cái nhìn xa, bao quát đến một điểm nhìn cụ thể:
“Con thuyền xuôi mái nước song song”
Vốn tưởng sự xuất hiện của con thuyền sẽ mang đến cảm nhận về sự sống của con người nhưng trái lại càng thêm nỗi buồn thê lương. Con thuyền thì nhỏ nhoi, đơn độc đối lập hẳn với sự mênh mông của “tràng giang”. Càng thêm phảng phất nỗi buồn khi mà con thuyền rơi vào trạng thái “xuôi mái”, xuôi một cách buông bỏ cho dòng nước đẩy đưa. Huy Cận đã dùng nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Con thuyền tưởng như đang chuyển động nhưng thực chất chỉ bất động và chịu ảnh hưởng của con sóng, dòng nước.
Câu thơ thứ ba hai hình ảnh thuyền và dòng sông lại được sóng đôi cùng nhau:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Con thuyền giống như đang phá vỡ quy luật của bình thường, Thuyền “xuôi mái” tức là xuôi theo dòng nước ấy bậy mà lại có sự vận động “về – lại”. Vốn chảy cùng chiều nhau nhưng đến câu ba lại có sự ngược chiều. Sự phi logic trong câu thơ giống như sự lo âu, lạc lõng, trăn trở của chính tác giả. Khổ thơ đầu tiên kết lại bằng một hình ảnh thơ rất lạ:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Nhành củi là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi nhưng nó ít khi được đưa vào trong thơ ca. Nhà thơ Huy Cận đã phá vỡ những quy tắc để lấy hình ảnh nhành củi khô trên nền thiên nhiên rộng lớn, kì vĩ. Cành củi nhỏ bé, đơn độc lạc giữa dòng nước giống như chính nhà thơ đang phải chịu đựng sự cô đơn, lạc lõng. Nó biểu tượng cho kiếp người nhỏ bé, phù du trôi nổi giữa dòng đời vô định.
Có thể nói với những hình ảnh độc đáo, tả cảnh ngụ tình tác giả đã vẽ nên bức tranh thủy mặc về cảnh sông nước. Qua khổ thơ thứ nhất ta có thể cảm nhận được nỗi buồn được thấm đẫm trong từng cảnh vật.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang Hay Nhất – Mẫu 2
Đón đọc bài văn mẫu cảm nhận khổ 1 Tràng giang hay nhất được chọn lọc và chia sẻ dưới đây dành cho các em học sinh.
Huy Cận là một trong những nhà thơ nổi bật trong phong trào thơ mới. Đúng như những nhận xét của Xuân Diệu, trước cách mạng thơ Huy Cận thường mang đậm nỗi buồn sâu thẳm, nỗi buồn nhân thế.
Huy Cận đã có rất nhiều sáng tác thể hiện nỗi buồn. Tràng giang là một trong những tác phẩm hay điển hình cho hồn thơ Huy Cận một thời. Khổ thơ đầu bài thơ đã miêu tả xuất sắc cảnh sông nước mênh mang, heo hút của sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn của người thi sĩ trước không gian vô tận.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Bài thơ Tràng giang được Huy Cận sáng tác vào một chiều thu, ông đứng ở bến nhìn ra cảnh sông Hồng rộng lớn. Mở đầu đoạn thơ, nhà thơ đã mang hình ảnh sóng nước sông Hồng buồn man mác vào tác phẩm:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
Đọc câu thơ người đọc hình dung ra một con sông mênh mang sóng nước. Cụm từ “tràng giang” cho thấy một dòng sông dài vô tận. Nhà thơ không dùng “trường giang” mà dùng từ “tràng giang” khiến cho dòng sông không chỉ có chiều dài mà còn có chiều sâu.
Cụm từ “điệp điệp” cho thấy những đợt sóng cứ dập dồn, liên tiếp xô nhau vào bờ. Qua cái nhìn đa sầu đa cảm của thi nhân, từng đợt sóng được nhân hóa lên như con người, cũng biết “buồn điệp điệp”.
Từng đợt sóng gợn trên sông của hình ảnh thật ấy cũng như những nỗi buồn đang trải dài vô tận. Từ láy “điệp điệp” càng nhấn mạnh nỗi buồn hết lớp này đến lớp khác, nỗi niềm mang nhiều tâm sự của nhà thơ.
Trên con sông dài, không gian rộng lớn ấy, xuất hiện một con thuyền nhỏ bé:
“Con thuyền xuôi mái nước song song”
Hình ảnh đối lập giữa cái bao la, mênh mông của sông nước với con thuyền nhỏ lênh đênh giữa dòng càng gợi lên sự nhỏ bé của con thuyền. “Con thuyền” là hình ảnh tả thực nhưng dưới cái nhìn của cái tôi lãng mạn thì con thuyền cũng chỉ những thân phận nhỏ bé, nổi trôi của kiếp người.
Hình ảnh con thuyền và dòng sông vốn đã xuất hiện nhiều trong thơ ca từ cổ chí kim. Cách sử dụng hình ảnh cổ điển trong thơ cùng điệp từ “song song” càng gợi lên nỗi buồn xa vắng.
Sử dụng nghệ thuật tiểu đối trong ngôn từ “buồn điệp điệp” đối với cụm từ “nước song song” tạo cho hai câu thơ nhịp thơ nhịp nhàng, chậm rãi như những tiếng thở dài não nuột đang trào dâng trong lòng nhà thơ.
Đoạn thơ không chỉ gợi lên nỗi buồn mà còn gợi lên sự chia lìa vô định:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Thuyền và nước thường đi liền với nhau, nhưng ý thơ ở đây lại mang đến một sự xa cách giữa thuyền và nước. Hình ảnh “nước” trong câu thơ được nhân hóa như con người, cũng có cảm xúc, cũng biết “sầu” buồn.
Cụm từ “sầu trăm ngả” gợi cho ta cảm giác một nỗi buồn vô tận, trải dài khắp không gian trăm ngả. Đọc câu thơ, người đọc hình dung được một con thuyền lênh đênh cứ trôi nổi xa tít, để mặc dòng nước mênh mang lặng lẽ và heo hút.
Bên cạnh những hình ảnh thân thuộc trong thơ xưa như sóng nước, con sông, con thuyền thì cuối đoạn thơ, nhà thơ lại mang đến một hình ảnh và ý thơ độc đáo đặc sắc:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”
“Củi khô” là môt hình ảnh hiện đại trong thơ Huy Cận, hiếm khi ta bắt gặp một hình ảnh như thế trong thơ ca. Câu thơ giàu giá trị gợi hình, mang đến một hình ảnh chiếc củi khô nhỏ nhoi đang lạc lõng.
Cành củi vốn đã tạo một cảm giác bé nhỏ, tầm thường lại còn “khô” càng mang đến một ý nghĩa thiếu sức sống. Cụm từ “lạc mấy dòng” mang ý nghĩa có chiều sâu, một cành củi khô đã vốn quá bé nhỏ lại bị quăng quật khắp mấy dòng sông nước.
Nhà thơ đã dùng nghệ thuật đảo ngữ, ông không viết “một cành củi khô” mà lại viết “củi một cành khô” cùng nhịp thơ 1/3/3 khác hẳn với ba câu thơ trên như muốn nhấn mạnh cái hình ảnh của củi cũng như thân phận nhỏ nhoi bị vùi dập lênh đênh trên dòng đời vô định.
Phân tích khổ thơ đầu bài Tràng giang, chúng ta có thể thấy xuyên suốt cả đoạn thơ là nỗi buồn sâu thẳm. Tất cả hình ảnh thơ “sóng”, “thuyền”, “nước”, “củi” hiện lên trong thơ Huy Cận đều buồn sầu không một sức sống. Bởi chính tâm hồn buồn man mác của nhà thơ đã dàn trải lên cảnh vật nên nhìn đâu cũng là nỗi sầu nhân thế. Như thi nhân xưa có viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Bằng việc sử dụng những hình ảnh thơ chuẩn mĩ trong thơ xưa cùng hình ảnh thơ hiên đại qua cái nhìn của nhà thơ, kết hợp với các biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, nghệ thuật đảo ngữ, ngôn từ giàu hình ảnh…
Nhà thơ Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh mênh mang, rộng lớn nhưng buồn man mác trên sông Hồng, đồng thời thể hiện nỗi buồn về sự nhỏ nhoi, vô định của kiếp người. Đoạn thơ nói riêng cùng bài thơ nói chung là những vần thơ tiêu biểu cho hồn thơ sầu nhân thế của Huy Cận một thời.
Tham khảo trọn bộ 💕 Nghị Luận Tràng Giang 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Cảm Nhận Khổ 1 Bài Tràng Giang Ngắn Gọn – Mẫu 3
Tham khảo bài văn cảm nhận khổ 1 bài Tràng giang ngắn gọn dưới đây với cách hành văn súc tích và cô đọng nội dung.
Khác với hồn thơ sôi nổi, nhiệt huyết gắn với công cuộc đổi mới sau cách mạng tháng 8. Thơ Huy Cận những năm trước cách mạng lại mang nét u sầu, buồn bã trước thời cuộc. Chẳng thế mà “Tràng giang” ra đời lại khắc họa nét cô đơn của cá thể trước không gian bao la của thiên nhiên. Điều đó được thể hiện rất rõ qua khổ 1 bài Tràng giang.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Khổ một trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận đã gợi lên bao nỗi niềm của con người trước cảnh sông dài, trời rộng.
Trước mắt ta hiện lên hình ảnh dòng trường giang mênh mông. Huy Cận không gọi đó là trường giang mà gọi là tràng giang. Những âm “ang” đi liền với nhau đã biểu hiện, tạo nên cảm nhận về những lớp sóng cùng những gì là mênh mông, bát ngát,trải dài.Trê dòng trường giang ấgợn lên những lớp sóng nối tiếp bất tận.
Những từ láy: ”điệp điệp, song song” cũng góp phần tạo nên cái trạng thái dập dềnh của sóng nước.Từ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,ta biết dòng tràng giang mà Huy Cận nói đến là dòng sông Hồng. Câu thơ:” Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” đã thể hiện được nỗi sầu khôn tả của thi sĩ. Đó là nỗi buồn trải dài bất tận như những lớp sóng điệp điệp, nối tiếp; là nỗi buồn chồng chất, tầng tầng, lớp lớp . Ngay câu thơ này, tạo vật và tâm tình đã có sự gắn quyện.Điều đó sẽ được thể hiện trong suốt cả tác phẩm.
Trên dòng trường giang hiện lên hình ảnh con thuyền xuôi mái khiến ta có bao cảm nhận khác nhau. Đó chính là con thuyền lênh đênh, trôi dạt, con thuyền buông xuôi mái chèo để măc cho dòng nước cuốn trôi. Ta cũng có thể hiểu câu thơ theo nghĩa: đó là con thuyền bất lực trước dòng nước, trước sức mạnh của thiên nhiên.
Với 2 cách hiểu ấy,ta vẫn có một cảm nhận rất chung:hình tượng thơ đã gợi một cảm xúc buồn thương da diết khi ta nghĩ đến những kiếp người trôi nổi, phiêu dạt trong dòng đời. Trong xã hội cũ, thuyền luôn luôn hướng về bến. Nhưng nếu có một bến đợi nào đó thì với con thuyền đo cũng chỉ là một bến bờ cô liêu mà thôi.
Thuyền và nước vốn gắn bó, thế mà ở đây:”thuyền về nước lại”. Thuyền và nước lại có sự chia li, cách xa. Trong câu thơ trước, tác giả nói đến nỗi buồn điệp điệp,còn ở đây lại là nỗi “sầu trăm ngả”. Như vậy đã có sự tăng tiến trong tâm tư của tác giả.Nỗi buồn không chỉ còn ở chiều sâu, bề sâu mà đã trải rộng đến trăm ngả.
Dòng trường giang, dòng sông Hồng ấy đã trở thành một dòng sầu cuồn cuộn. Lời thơ khiến ta ngỡ như có một dòng sầu thảm trong tâm tư tuôn chảy hòa cùng dòng sông mênh mang. Ta chỉ còn nghe thấy tiếng nước hay là tiếng sầu đang nức nở, triền miên. Tình đã hoaf nhập với cảnh một cách trọn vẹn.
Hình ảnh con thuyền xuôi mái bao quanh là những lớp sóng, là nỗi buồn, nỗi sầu trăm ngả khiến ta nhớ đến những câu thơ của Xuân Diệu:” Tôi là con nai nhỏ bị chiều giăng lưới
Không biết đi đâu đứng sầu bóng tối”
Sự tương đồng của những hình ảnh thơ cho ta một ý niệm khái quát về nỗi niềm của cả một thế hệ trước cách mạng. Đúng như Huy Cận đã khẳng định: chungs tôi lúc đó có cả một nỗi buồn thời đại vì bế tắc không tìm ra lối đi nên nó cứ kéo dài triền miên
Đến câu thơ” Củi một cành khô lạc mấy dòng ” ta lại có thêm những nỗi niềm. Nếu 3 câu thơ đầu có sự đăng đối trong hơi thở cổ điển thì đến câu này ta lại thấy một cành củi khô mà Xuân Diệu Đã từng nhận xét: nét hiện thực, thực tế nôm na đến sống sít. Nhưng Huy Cận đã không viết câu thơ này một cách ngẫu nhiên, đã có sự cân nhắc , lựa chọn vô cùng kĩ lưỡng. Sau khi lược bỏ nhiều câu thơ, tác giả đã chọn câu này. Đây đúng là một câu thơ đã gợi ra những cảm nhận phong phú.
Từ một cành cây xanh tươi nơ núi rừng đầu nguồn đến một cành củi khô bập bềnh trôi nổi, thân phận cỏ cây đã qua nhiều thương đau. Điều đó khiến ta càng nghĩ đến những thân phận trôi nổi, bị vùi dập, càng thêm cảm thương những kiếp người. Hình ảnh cành củi khô giữa dòng trường giang ấy còn tạo nên sự tương quan đối lập đặc sắc. Đó là sự tương quan giữa cành củi với dòng sông mênh mông.Cùng với sự tương phản ấy, ta còn thấy hình tượng thơ gợi một ý niệm về mối quan hệ giữa con người với cả vũ trụ,không gian.
Dòng sông càng mênh mông vời vợi, con người càng nhỏ bé đơn côi. Chính điều này đã khiến ta có cảm giác rờn rợn như chính nỗi lòng của tác giả.
Nhìn chung nỗi buồn là tâm trạng của các nhà thơ lãng mạng lúc bấy giờ, nỗi buồn của cả thế hệ thanh niên lúc bấy giờ chưa giác ngộ được lý tưởng cách mạng, bài thơ này tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận “sầu ảo não”. Bài thơ “Tràng Giang” được đánh giá là bài thơ dọn đường cho thơ về quê hương đất nước. Cách sử dụng ngôn từ thơ cũng như biện pháp tu từ là tạo nên một tác phẩm hay và đặc sắc.
Giới thiệu đến bạn 🌟 Phân Tích Tràng Giang Huy Cận 🌟 Những Bài Hay Nhất
Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang Ngắn Nhất – Mẫu 4
Với bài văn cảm nhận khổ 1 Tràng giang ngắn nhất dưới đây, các em học sinh có thể nhanh chóng ôn tập cho bài viết trên lớp.
Bài thơ “Tràng giang” được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm khó tả.
Tràng Giang không chỉ là một bài thơ hay của Huy Cận mà con là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Đôi khi người ta thường hiểu Tràng Giang là một bài thơ miêu tả phong cảnh quê hương đất nước, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, nhưng đúng hơn đây là bài thơ thể hiện nỗi cô đơn, bơ vơ của con người ngay giữa quê hương mình.
Tràng Giang in trong tập Lửa thiêng của Huy Cận, xuất bản năm 19 Đúng như nhà thơ Huy Cận từng nói, bài thơ này được sông Hồng, quãng Chèm Vẽ và những con sông khác gợi tứ. nhưng nó là bài thơ nói về nỗi buồn thế hệ, nỗi buồn không tìm được lối ra, nên như kéo dài triền miên. Điều đó được thể hiện rất rõ qua khổ thơ đầu.
Trước hết ta chú ý đầu đề bài thơ là Tràng giang chứ không phải “Trường giang”, để ta không lầm với sông Trường Giang (Trung Quốc), hay con sông dài nói chung. Trong Tiếng Việt “tràng giang” thường nằm trong thành ngữ “tràng giang đại hải”, chỉ một hiện tượng mênh mông bất tận mà trống rỗng khiến người ta chán chường.
Mở đầu bài thơ đúng là một cảnh sông nước mênh mông bất tận:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Ngay câu đầu bài thơ không chỉ nói sông, mà nói buồn, nói về một nỗi buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, như nỗi buồn trùng trùng điệp điệp. Giữa tràng giang mà điểm nhìn nhà thơ tụ vào con sóng nhỏ, tuy rất nhiều, nhưng hiện ra rồi tan, muôn thuở.
Con thuyền thường là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định, ở đây con thuyền buông mái chèo xuôi dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ “song song” với nhau chứ không gắn bó với nhau, bởi nước xuôi trăm ngả, thuyền theo ngã nào? Thuyền đi với dòng để rồi chia li với dòng. Câu thứ ba đã nói tới sự chia li.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”. Thuyền buồn vì phải rẽ dòng. Nước buồn như không biết trôi về đâu. Câu cuối đoạn này càng thể hiện tập trung cho kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng, vô định: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Cái nhìn của nhà thơ vẫn tập trung vào các vật nhỏ: sóng, thuyền, củi khô. Tác giả lưu ý, không phải là cây gỗ, mà chỉ là “củi một cành khô”, một mảnh rơi gãy, khô xác của thân cây.
Cả khổ thơ đầu đã vẽ lên một không gian sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững. Những đường nét: nước song song, buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng không hứa hẹn gì về hội tụ, gặp gỡ mà chỉ là chia tan, xa vời. Trên con sông đó một con thuyền, một nhánh củi lênh đênh càng tỏ ra nhỏ nhoi, bất lực. Ở đây không chỉ thuyền buồm, cành củi khô buồn, mà cả sóng gợn, sông nước đều buồn.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Cảm Nhận Bài Thơ Tràng Giang 🌟 10 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Cảm Nhận Về Bài Thơ Tràng Giang Khổ 1 Chi Tiết – Mẫu 5
Tham khảo bài văn cảm nhận về bài thơ Tràng giang khổ 1 chi tiết dưới đây để nắm được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Huy Cận là nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ mới. Thơ của ông thường mang đậm nỗi buồn da diết, sâu thẳm của nhân thế thời bấy giờ. Đoạn 1 bài thơ Tràng Giang thể hiện rõ nhất.
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, buồn trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Bài thơ Tràng Giang được Huy Cận cho ra đời vào chiều thu, khi ông đứng lặng mình bên bờ sông Hồng. Vừa bước vào bài, nhà thơ đã vội vã miêu tả cảnh sông nước vắng lặng, mệnh manh như chính nỗi buồn tác giả cảm được trước không gian vô tận.
“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp”
Chỉ vừa đọc câu thơ, người đọc đã liên tưởng ngay đến con sông rộng lớn mênh mông nước nhưng chẳng có nổi một bóng người tạo vui. Nỗi buồn càng nhân lên khi tác giả dụng ý dùng từ “Tràng giang” thay “trường giang”. Điều đó khiến dòng sông không chỉ có chiều rộng, dài mà còn có chiều sâu.
Cụm từ “buồn điệp điệp” được mô tả cho những con sóng dồn dập, thi nhau liên tiếp xô vào bờ. Những con sóng mang theo nỗi buồn của thi nhân cũng vì vậy được nhân hóa lên thêm nhiều. Nỗi buồn đang trải dài vô tận và chẳng biết trước bao giờ kết thúc, tựa như sóng con này đến con khác xô vào bờ.
Bên cạnh không gian đìu hiu bên dòng sông, con thuyền bé xuất hiện thông qua câu thơ:
“Con thuyền xuôi mái nước song song”
Giữa dòng sông mênh mang, con thuyền bỗng hiện lên bé nhỏ, lênh đênh. Người đọc không thể nhận biết con thuyền xuất hiện là thực hay chỉ trong ý nghĩ của thi ca. Bởi với cái nhìn đượm buồn nhưng đầy lãng mạn Huy Cận đã dệt nên con thuyền để biểu thị thân phận nhỏ bé, trôi nổi của một kíp người.
Con thuyền không còn xa lạ trong làng thơ ca Việt. Tuy nhiên, con thuyền xuôi mái nước song song chỉ có ở Huy Cận. Từ “song song” xuất hiện không chỉ thực hiện nhiệm vụ tạo tiếng thở dài như tiếng lòng đang dâng lên của nhà thơ, bên cạnh đó còn tạo độ nhịp nhàng cho câu thơ.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Sự chia lìa được nhà thơ đưa ra thể hiện cho sự xa cách giữa thuyền và nước. Tính từ nhân hóa “sầu trăm ngả” được sử dụng giúp người đọc cảm nhận được nỗi buồn da diết hơn của nước khi thuyền dần khuất. Điều này cũng giúp người đọc phần nào đó hình dung được sự lặng lẽ và heo hút của không gian này.
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hình ảnh độc đáo được Huy Cận đưa ra. Cành củi nhỏ bé trở nên lạc lõng giữa dòng nước lớn tựa như thân phận nhỏ nhoi của con người bị chiến tranh vùi dập, lênh đênh trên dòng đời vô định.
Chỉ với những hình ảnh của sóng, thuyền, nước và củi đã mang đến cho người đọc một khổ thơ tuyệt vời dưới những vần điệu do Huy Cận tạo nên. Những hình ảnh tuy đơn điều nhưng trở nên ý nghĩa với lối văn hiện đại kết hợp cùng các biện pháp tu từ hấp dẫn. Bức tranh đẹp nhưng buồn đã điểm tô được thân phận con người trong thời đại bấy giờ.
Phân tích khổ đầu bài thơ Tràng Giang đã giúp người đọc nhận ra sự tài tình của nhà thơ Huy Cận. Đồng thời, phản ánh được tình yêu quê hương sâu sắc của ông. Vì vậy, chẳng phải dĩ nhiên Xuân Diệu đã rằng:
“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm
Nỗi nhớ nhung không biết đã vơi chưa
Hay lòng chàng vẫn tủi nắng sau mưa
Cùng đất nước nặng buồn sông núi”
Khám phá thêm 💕 Phân Tích Khổ 1 Tràng Giang 💕 Những Bài Phân Tích Hay
Cảm Nhận Khổ Thơ Đầu Bài Tràng Giang Đầy Đủ – Mẫu 6
Bài văn cảm nhận khổ thơ đầu bài Tràng giang đầy đủ dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Nhắc đến nhà thơ Huy Cận là nhắc đến một hồn thơ cổ điển với nỗi buồn mênh mang, sâu lắng. Bài thơ “Tràng giang” là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của ông. Bài thơ viết về cảnh sông nước nhưng sau bức tranh thiên nhiên rộng lớn, u tịch ấy là một tâm hồn cô đơn, thấm đượm nỗi buồn của người thi sĩ. Đặc biệt, trong khổ thơ đầu tiên, Huy Cận không chỉ mở ra khung cảnh sông nước buồn vắng mà còn hé mở bức tranh tâm trạng thầm kín của bản thân:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hình ảnh “sóng” trong câu đầu gợi ra những con sóng thực trên dòng giang trùng điệp đồng thời gợi cả những cơn sóng lòng đầy ưu tư trong lòng nhà thơ. Sóng trên dòng sông dài rộng kia cũng như lòng người vậy, mãi khắc khoải một nỗi buồn trùng điệp. Từ láy “điệp điệp” càng gợi tả nỗi buồn cứ lặp đi lặp lại của nhân vật trữ tình, từ ngày này qua tháng khác, nỗi buồn vừa rộng lại vừa dài, vừa sâu lại vừa xa.
Con sông thoáng “gợn” đôi bờ mà lòng người khắc khoải, nỗi u sầu cứ giăng mắc mãi khôn nguôi. Giữa dòng trường giang rộng lớn ấy, hình ảnh “con thuyền xuôi mái” xuất hiện như một nét điểm xuyết cho bức tranh thơ. Con thuyền cứ lững lờ nhẹ trôi trong không gian mênh mông của sông nước càng làm nổi bật ấn tượng về sự đơn độc, lẻ loi, vô định.
Thiên nhiên mênh mông quá, lòng sông dài rộng quá, biết tìm đâu bến đỗ cho con thuyền kia? Thuyền cứ thế thả mình xuôi theo những luồng nước song song, đi về mãi tận cuối chân trời. Nhịp thơ 4/3 kết hợp với các từ ngữ vần bằng càng gợi thêm những nét mênh mang của vùng sông nước vừa như gần gũi lại vừa như xa vắng:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Thuyền và nước vốn song hành, gắn bó cùng nhau, nhưng trong cảm nhận của Huy Cận, thuyền và nước lại chẳng cùng chung một điểm đến “thuyền về nước lại”. Bằng biện pháp đối lập tương phản “thuyền về nước lại” đã đặc tả nỗi sầu xa cách, chia lìa. Cụm tính từ “sầu trăm ngả ” làm cho nỗi buồn như lan tỏa, giăng kín cả bức tranh thơ.
Là thiên nhiên đang mang ‘sầu trăm ngả” hay chính lòng người đượm niềm tiếng sầu bi? Sóng nước mênh mông, thuyền không bến đậu ngỡ là tột cùng của nỗi buồn, hình ảnh cành củi khô trơ trọi đang lạc lõng giữa dòng càng làm cho lòng người thêm bâng khuâng, khắc khoải. Nghệ thuật đảo ngữ được tác giả vận dụng đầy tinh tế nhằm nhấn mạnh cái lạc lõng của vật giữa vật, của người giữa người, của cuộc đời giữa vũ trụ bao la.
Số từ “một” gợi lên sự đơn lẻ, cô độc, ít ỏi, danh từ “củi” kết hợp với tính từ “khô” càng gợi sự nhỏ bé, héo khô nhựa sống. Cành củi khô trôi dạt về đâu nơi vùng sóng nước. Không gian mang màu tâm trạng được tác giả vẽ nên bằng những nét vẽ giản dị của ngôn từ mà khiến lòng người không khỏi xót xa, u hoài.
Nhà thơ Huy Cận đã rất tinh tế khi sử dụng những hình ảnh cổ điển: sông, trời, thuyền, nước; lựa chọn thời gian lúc hoàng hôn gợi nỗi buồn kết hợp với những biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để làm nổi bật lên bức tranh cảnh-tình. Khổ thơ đầu với 4 câu thơ vỏn vẹn trong 28 chữ, những mỗi chữ đều mang ý, mang tình trong đó. Khép lại đoạn thơ, người đọc không khỏi vương vấn với những nỗi buồn cùng thi sĩ.
Mời bạn tham khảo 🌠 Phân Tích Khổ 2 Tràng Giang 🌠 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Cảm Nhận Tràng Giang Khổ 1 Nâng Cao – Mẫu 7
Tham khảo bài văn cảm nhận Tràng giang khổ 1 nâng cao dưới đây để trau dồi những ý văn hay và đặc sắc.
Thơ là cây đàn muôn diệu của tâm hồn của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người, niềm vui, nỗi buồn sự cô đơn tuyệt vọng. Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ, vì vậy thơ không chỉ nói hộ lòng mình mà thơ còn thể hiện những băn khoăn suy nghĩ về sự biến đổi của thế sự với cảm xúc dạt dào khi thấy cái tôi nhỏ bé trước vũ trụ bao la Huy Cận đã viết nên tác phẩm “Tràng giang”, đặc biệt qua khổ thơ đầu của đoạn thơ ta cảm nhận rõ được điều đó.
Quả không sai khi nói rằng với người làm thơ, thơ là phương tiện biểu đạt cho cảm xúc, cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính, cảm xúc càng mãnh liệt, thăng hoa thơ càng có sức ám ảnh trái tim bạn đọc.
Mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà thơ khi sáng tạo nghệ thuật cùng với nỗi buồn thế sự đầy sâu sắc Huy Cận đã xây dựng được một phong cách hoàn toàn mới mẻ, khác với những nhà thơ cùng thời.
Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông có thể kể đến “Tràng giang”, theo lời kể của Huy Cận bài thơ được gợi cảm xúc từ một buổi chiều thu năm 1939 khi tác giả đứng ở bờ Nam Bến Chèm. Trước cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước, những cảm xúc thời đại đã dồn về khi thi sĩ thấy cái tôi của mình quá nhỏ bé so với vũ trụ nên ông đã gửi gắm vào trong tác phẩm.
Và cảm xúc của nhà thơ có lẽ thể hiện rõ nhất qua khổ thơ đầu:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Khổ thơ là bức tranh thiên nhiên sông nước hùng vĩ đồng thời ẩn chứa trong đó là một trái tim đa sầu, đa cảm với biết bao cảm xúc chan chứa không nói nên lời. Mở đầu bài thơ, nhà thơ Huy Cận đã sử dụng một loạt các thi liệu trong thơ Đường “thuyền, sóng”. Đây là một bức tranh đẹp nhưng lại buồn đến tê tái, nói về điều này nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét thiên nhiên trong thơ mới đẹp nhưng lại buồn đến da diết bâng khuâng.
Nỗi buồn đó được lý giải trong câu nói của Huy Cận lúc đó chúng tôi mang một nỗi buồn đó là nỗi buồn thế hệ, chưa làm được gì cho đất nước trước cảnh nước mất nhà tan.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song”.
Từ “điệp điệp”, đã diễn tả tinh tế hình tượng của sóng nước. Những con sóng ấy sao hết lớp này đến lớp khác triền miên, vô tận. Ở đây nhà thơ miêu tả cái buồn của thiên nhiên hay cái buồn của con người, có lẽ là cả hai bởi Nguyễn Du từng viết.
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Dường như nỗi buồn của tâm cảnh đã nhuộm vào ngoài cảnh để rồi những nỗi buồn ấy gợi lên theo từng đợt trong lòng thi nhân.
Thuyền và nước là hai sự vật luôn đi cùng với nhau vậy mà ở trong tác phẩm này nó lại trở nên bơ vơ, lạc lõng. Thuyền là hiện diện của sự sống con người, nhưng đó chỉ là sự xuất hiện thoáng qua trong giây lát, “con thuyền xuôi mái” là hình ảnh thực nhưng cũng đầy chất suy tưởng nó gợi cho ta nhớ tới hình ảnh của những kiếp người trôi nổi, lạc lõng không biết đi đâu. Phải chăng chính Huy Cận cũng đã bắt gặp bóng dáng đó trong cuộc đời mình khi “Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước, / Chọn một dòng hay để nước trôi đi”.
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
Con thuyền và cành củi khô là hai hình ảnh được sử dụng hết sức táo bạo, chúng đang cùng xuôi trên dòng tràng giang. Trong thơ của mình Huy Cận đã nhiều lần nhắc đến nỗi sầu buồn thiên thu, đến đây ta lại bắt gặp thêm một nỗi sầu nữa đó là sầu trăm ngả.
Chỉ với 3 từ cùng một cành củi khô đã nói lên được hình ảnh của những kiếp người nhỏ bé trong xã hội cũ, nếu trong thơ trung đại mỗi hình ảnh chất liệu đưa vào thơ đều phải được gọt giũa, chọn lọc như tùng, cúc, trúc, mai thì trong Tràng giang, Huy Cận đã đưa vào một hình ảnh rất đời thường: củi khô.
Phải chăng cành củi khô ấy cũng chính là nỗi cô đơn lạc lõng trong lòng tác giả, chính lúc bắt gặp cành củi khô ấy tác giả đã đối diện với những cái hữu hạn lớn lao của đất trời từ đó nỗi sầu nhân thế ấy đã được nêu lên trở thành nỗi buồn chung của một thế hệ thanh niên yêu nước. Vẫn là bức tranh thủy mặc sông nước ấy nhưng nó đã được vẽ thêm đất, thêm làng vậy mà nỗi buồn tái tê ấy vẫn hiện diện, nó được gợi lên qua sự tiêu điều của những cồn cỏ, sự hiu hắt của gió và sự vắng vẻ của cảnh vật.
Cuộc sống là điểm xuất phát là, đối tượng khám phá, là cái đích cuối cùng của thơ ca. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính luôn bắt rễ từ đời sống hiện thực và có sức lan tỏa mãi trong trái tim bạn đọc.
Đến với Tràng giang của Huy Cận ta như khám phá được những nỗi niềm nhà thơ ký thác, nghe được tiếng thở dài bất lực của thi nhân trước cảnh nước nhà đang chìm trong khói lửa và tan tốc của chiến tranh, sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, sử dụng nhiều thi liệu trong thơ cổ, từ ngữ giản dị giàu hình ảnh, tất cả đã được làm nên thành công cho Tràng giang của Huy Cận.
Tác phẩm đã khép lại nhưng mỗi lần đọc bài thơ nói chung và khổ thơ đầu nói riêng ta như thấy được nỗi sầu nhân thế của tác giả trong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Có lẽ đó chính là lý do tại sao dù ra đời đã lâu nhưng Tràng giang vẫn không bị bụi thời gian phủ mờ nó vẫn còn sáng mãi trong lòng bạn đọc yêu thơ nhiều thế hệ.
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Phân Tích Khổ 3 Tràng Giang 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất
Cảm Nhận Khổ 1 Tràng Giang Học Sinh Giỏi – Mẫu 8
Đón đọc dưới đây bài văn mẫu cảm nhận khổ 1 Tràng giang học sinh giỏi với những nội dung nghị luận văn học chuyên sâu.
Huy Cận là một trong những nhà thơ thành công nhất phong trào thơ Mới. Người ta nhận xét thơ của Huy Cận thường buồn, một nỗi buồn sâu thăm thẳm, da diết, nỗi buồn của nhân thế, cuộc đời. Các tác phẩm thơ của ông thường nghiêng về nỗi buồn và một trong số đó là Tràng Giang.
Bài thơ là điển hình cho nỗi buồn nhân thế mà Huy Cận luôn mang nặng trong lòng. Và ở khổ đầu tiên trong bài thơ, Huy Cận đã miêu tả một cách thật chân thực cái nỗi buồn heo hút, mênh mang trong lòng mình, nỗi buồn trước một không gian thiên nhiên vô cùng vô tận.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Tràng Giang được Huy Cận sáng tác vào một chiều thu năm 1939, khi một mình ông đứng trước dòng sông Hồng hùng vĩ, lúc đó, ông hai mươi tuổi ở bờ Nam, bến Chèm, cùng nỗi buồn vô tận trong tâm hồn.
Bài thơ là hình ảnh của thiên nhiên rộng lớn, đẹp đẽ, hùng vĩ của quê hương, ẩn sau bức tranh đó là một nỗi buồn sâu thăm thẳm của Huy Cận và một tấm lòng nặng tình với quê hương. Hiện lên giữa không gian mênh mông của thiên nhiên là một cái tôi nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn giữa cuộc đời cùng nỗi cô đơn, sầu muộn vô cùng.
Huy Cận, qua bài thơ, muốn thể hiện niềm khao khát được hòa nhập với con người, với thiên nhiên, và kín đáo đặt trong đó là nỗi niềm của một thanh niên yêu nước yêu quê hương vô cùng. Con người ở thế giới của ông, sống giữa quê hương của mình nhưng lại thấy bơ vơ, lạc lõng trên chính quê hương ấy, đây phải chăng là một nỗi niềm, xúc cảm của một người dân mất nước, bơ vơ giữa cuộc đời với tình yêu quê hương tha thiết của mình?
Bài thơ được Huy Cận kết hợp giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, ông đem tinh thần, cái tôi của thơ Mới vào trong một bài thơ thể thất ngôn với chất thơ Đường. Những hình ảnh với thi tứ cổ đầy gợi tả và sinh động. Chất thơ Đường cũng thật đậm đặc, thấm đẫm từ nhan đề thơ, đến thể thơ rồi thi tự, các bút pháp nghệ thuật (đối ngẫu, song đối).
Huy Cận đã sáng tác bài thơ khi đứng trên bến Chèm nhìn xuống dòng sông Hồng đang chầm chậm chảy, vậy nên mở đầu bài thơ, người ta mới thấy mở ra một không gian tràn đầy sóng nước cùng nỗi buồn miên man:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
Một hình ảnh vô cùng chân thực và giàu sức gợi tả. Một dòng sông lững lờ trôi với những con sóng gợn lên mênh mang. Cụm từ “tràng giang” được nhà thơ đặt ngay đầu của câu thơ đầu tiên, với hai âm “ang” tạo nên tiếng vọng cho câu thơ, cũng gợi lên cho người độc chúng ta hình ảnh về một dòng sông dài, rộng, mênh mông sóng nước, lại cổ kính, xa xưa.
Huy Cận đã tinh tế vô cùng khi không đặt ở đây hai từ “trường giang” mà lại là “tràng giang” khiến cho người ta thấy rằng dòng sông không chỉ có chiều dài mà còn có một chiều sâu thật bí ẩn nữa. Hai từ “tràng giang” dường như cũng gợi lên phảng phất một chút gì đó trầm buồn đang rợn ngợp trong tâm hồn nhà thơ. Từng con sóng nối nhau liên tiếp, dồn dập “điệp điệp” tràn lên nhau, xô nhau đẩy vào bờ.
“Điệp điệp”, từ láy mà Huy Cận dùng ở đây để gợi lên sự liên tiếp, tiếp nối nhau không rời, không dứt. Những con sóng “gợn” lên trên mặt nước sông cứ “điệp điệp” nối nhau, vỗ lăn tăn trên mặt sông, trùng trùng như nỗi buồn trong lòng tác giả, miên man, chồng chất, trải dài vô tận, một nỗi buồn thật cụ thế. Từ láy “điệp điệp” càng nhấn mạnh cái nỗi buồn trong lòng nhà thơ.
Dòng sông dài rộng là thế, bao la là thế, đột ngột xuất hiện một chiếc thuyền nhỏ lênh đênh mà lạc lõng vô cùng:
“Con thuyền xuôi mái nước song song”
Một chiếc thuyền nhỏ bé, lững thững chảy trôi theo dòng nước đối lập với cái bao la, mênh mang của dòng sông. Điều ấy lại càng gợi lên sự nhỏ bé, cô liêu đến vô cùng của con thuyền kia. Con thuyền ấy không như con đò trên dòng sông Đà cuồn cuộn chảy của Nguyễn Tuân cố sức vượt thác ghềnh, con thuyền của Huy Cận lại buông thõng mái chèo “xuôi mái”, để dòng nước đẩy trôi một cách thụ động. Dưới con mắt nhìn của cái tôi lãng mạn, con thuyền kia phải chăng chính là những số phận nhỏ bé, những kiếp người lênh đênh giữa cuộc đời.
Và dòng sông chính là dòng chảy của cuộc sống mà con thuyền chỉ là một vật thể quá đỗi nhỏ bé giữa dòng sông ấy? Từ xưa tới nay, con thuyền, dòng sông luôn là những hình ảnh gợi lên những điều xa xôi, những nỗi buồn xa vắng. Ở đây, Huy Cận cũng sử dụng cái hình ảnh cổ điển ấy để gợi lên tâm trạng, nỗi lòng của mình. Cùng với từ láy “song song”, người ta lại cảng cảm nhận được sự bất lực của con thuyền kia, nó chẳng hề biết mình sẽ theo dòng chảy trôi về đâu, nó chỉ biết xuôi mái chèo “song song” cùng dòng nước, bỏ mặc tất cả.
Nghệ thuật tiểu đối được nhà thơ sử dụng trong hai câu thơ đầu tiên “buồn điệp điệp” – “nước song song”, tạo nên sự nhịp nhàng, chậm rãi cho hai câu thơ nhưng làm người ta cảm thấy đó như tiếng thở dài đầy não nề của Huy Cận khi đứng nhìn dòng sông chảy.
Nỗi buồn của Huy Cận dường như thấm vào trong cảnh vật, mỗi hình ảnh ông nhìn đều là nỗi buồn, đều là những cảnh sầu muộn, không hề có chút vui tươi. Hình ảnh con thuyền giữa dòng sông cũng mang lại cho người ta một sự buồn bã, gợi lên cảnh lênh đênh. Và con thuyền ấy còn khiến người ta nghĩ về sự chia ly khi mà ông viết:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Thuyền với nước luôn là hai hình ảnh song hành với nhau, thế mà ở đây, lại mang đến một sự xa cách đầy buồn tủi. Nghệ thuật đối ngẫu “thuyền về nước lại” khiến người ta thấy được sự chia lìa, thuyền một hướng, nước lại một hướng, thật buồn bã biết bao. Thuyền và nước ở đây được nhân hóa như một con người, chúng cũng có cảm xúc “sầu trăm ngả”.
Nỗi sầu ấy dường như lan tỏa ra, tràn ra vô tận, khắp mọi không gian. Đọc câu thơ lên mà người ta như thấy con thuyền cứ lênh đênh, cứ đi xa mãi, còn dòng nước cứ lặng lẽ ở lại, heo hút, mù mịt. Đọc câu thơ mà người đọc như cảm nhận được nỗi buồn ngấm vào trong gan ruột, ngấm vào từng câu chữ, buồn đến vô cùng vô tận.
Thế nhưng, đặc sắc nhất trong thơ Huy Cận, trong tác phẩm Tràng Giang phải kể tới hình ảnh thơ độc đáo:
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Các nhà thơ thường sử dụng những hình ảnh mang biểu tượng với ý nghĩa đẹp đẽ như vầng trăng, con thuyền, dòng sông, mặt nước, … thế nhưng ở đây, Huy Cận lại tận dụng một hình ảnh thơ có lẽ là độc nhất vô nhị trong thi ca Việt – cành củi khô. Hình ảnh cành củi khô giữa dòng nước vừa giản dị, vừa gợi lên bao cảm xúc khác lạ, mới mẻ trong lòng người đọc. Một cành củi khô lạc lõng giữa dòng chảy mênh mang của dòng sông, nó bơ vơ, không biết hướng về đây.
“Cành củi” vốn đã tạo nên một cảm giác thật nhỏ bé, thật tầm thường, vậy mà ở đây lại chỉ là một cành củi “khô”, càng gợi lên sự hoang tàn, héo úa, thiếu sức sống. Cành củi ấy không như con thuyền, nó nhỏ bé hơn, bị quăng quật trong dòng nước bao la đến nỗi “lạc mấy dòng”.
Nghệ thuật đảo ngữ được Huy Cận tận dụng triệt để ở đây, ông nhấn mạnh từ “củi” để gợi lên sự héo úa, thiếu sức sống đồng thời cũng để nhấn mạnh sự lẻ loi của cành củi giữa dòng sông rộng lớn. Một vật thể nhỏ bé, lại chỉ có một “củi một cành khô”, ít ỏi quá đỗi giữa cái mênh mông của sông nước này. Nhịp thơ 1/3/3, chậm rãi như gợi lên cái bé nhỏ quá đỗi của cành củi kia.
Cả câu thơ như muốn gợi lên hình ảnh của một thân phận bé nhỏ, bơ vơ giữa dòng đời. Cành củi lạc giữa dòng nước chảy trôi cũng như con người mang trong mình nỗi sầu vô hạn, bơ vơ giữa dòng đời đang xô tới. “Mấy dòng” nước, mấy dòng đời, vậy mà chẳng thể chọn lấy một con đường đi, con người ấy thật lạc lõng, thật lênh đênh quá. Như Tố Hữu cũng đã từng nói về sự bơ vơ, vô định, không biết hướng đi cuộc đời mình trong bài “Dậy lên thanh niên”:
“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước cuốn trôi”
Huy Cận cũng đang trong tình thế ấy, và Huy Cận còn có một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng hơn cả Tố Hữu nữa.
Khổ thơ đầu bài thơ Tràng Giang đã cho chúng ta thấy được một nỗi buồn xuyên suốt trong từng câu chữ. Tất cả những hình ảnh thơ đều sầu muộn, không có lấy một chút sức sống, chúng đều lênh đênh, bơ vơ, lạc lõng giữa dòng nước trôi. Có lẽ bởi chính tâm hồn của Huy cận cũng đang trong một nỗi buồn nhân thế, chính vì vậy, nỗi buồn ấy đã ngấm sang từng cảnh vật quanh ông. Như Nguyễn Du đã từng khẳng định rằng:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Bằng việc sử dụng cực kì hiệu quả những phép đối, những hình ảnh thơ, những biện pháp tu từ, ẩn dụ, nhân hóa, đã khiến cho chúng ta cảm nhận được một cái tôi thật nhỏ bé giữa cuộc đời, đặc biệt khi nó đứng trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, giữa vũ trụ bao la.
Khổ thơ nói riêng cũng như bài thơ Tràng Giang nói chung đều tiêu biểu cho hồn thơ mang nỗi sầu nhân thế của Huy Cận – một nhà thơ thuộc phong trào thơ Mới vô cùng tài năng.
Gợi ý cho bạn 🌳 Phân Tích Khổ 4 Tràng Giang 🌳 14 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
Cảm Nhận Khổ 1 Bài Thơ Tràng Giang Chọn Lọc – Mẫu 9
Chia sẻ dưới đây bài văn mẫu cảm nhận khổ 1 bài thơ Tràng giang chọn lọc để các em học sinh cùng tham khảo:
Những cung bậc cảm xúc của con người thường được con người ẩn giấu qua những câu hát, giai điệu, câu thơ câu văn. Chính các nhà văn, nhà thơ thường bày tỏ nỗi lòng của mình qua các câu chữ thấm đậm tình. Huy Cận là một trong những nhà thơ như vậy. Độc giả luôn cảm nhận được tâm trạng của ông qua các bài thơ ông sáng tác.
“Tràng giang” – một tác phẩm không thể không kể đến, một tác phẩm kiến người đọc phải bồi hồi trong cảm xúc của tác giả. Chắc hẳn mọi độc giả đều ấn tượng với khổ thơ đầu tiên. tác giả đã vẽ lên khung cảnh thiên nhiên thật đẹp trước sự cô đơn hiu quạnh quặn lòng.
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
Nhan đề bài thơ là từ Hán Việt “Tràng giang”, hai từ này nghĩa là “sông dài”, thật gợi hình gợi cảm tạo nên một không gian cổ kính. Thêm vào đó, điệp vần “ang” đã tạo nên một âm vang xa mà rộng, mà dài, kéo mãi gợi nên một không gian bao la rộng lớn dài thật trang nghiêm.
Cùng với nhan đề, đề tựa của bài thơ cũng rất đặc biệt “Bâng khuâng trời rộng, nhớ sông dài”. Phải chăng “bâng khuâng” chính là cảm xúc chủ đạo của bài thơ để tác giả gửi gắm nỗi buồn vô hình của mình. Hình ảnh con người thật là nhỏ bé cô đơn trước biển “trời rộng, sông dài”.
Mở đầu đoạn thơ, mở ra trước mắt ta là một dải sông dài rộng lớn:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”
Một câu thơ chỉ vẻn vẹn có bảy chữ mà đã miêu tả được bao quát khung cảnh rộng lớn cùng với cảm xúc trong lòng tác giả. “Sóng gợn” – hình ảnh những làn sóng nhỏ li ti di chuyển trên một dòng sông dài và rộng làm cho con người ta khi đứng trước cảnh này không khỏi cảm thấy mơ hồ. Ở đây, tác giả đã sử dụng đến từ láy “điệp điệp” để miêu tả nỗi lòng của mình. Những gợn sóng cho ta cảm giác rất nhẹ nhàng nhưng không, nó cứ xô tiếp, “điệp điệp” kéo dài không ngớt, nó đẩy lòng người vào một nỗi buồn dai dẳng không ngừng.
Hình ảnh chiếc thuyền lại được xuất hiện thật gợi hình gợi cảm trong thơ của Huy Cận:
“Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”
Trước một khung cảnh bao la bát ngát, xuất hiện lên một con thuyền khiến nó trở nên thật cô đơn hiu quạnh lênh đênh trên dòng sông nước rộng lớn. Những tưởng “thuyền” và “nước” là hai vật thể “song song” không thể tách rời, nhưng qua cái nhìn của Huy Cận, chúng lại chia lìa nhau. Một hình ảnh đối lập giữa “thuyền” và “nước”, một nỗi “sầu” của hai vật thể song song mà trải dài đến tận trăm ngả, điều đó càng giúp ta hiểu thêm được nỗi lòng của nhà thơ đó là nỗi buồn chia li, nỗi lòng tiếc nuối.
Nếu như thuyền, sông, sóng và nước quá đỗi quen thuộc với độc giả trong các bài thơ thì chắc chắn độc giả sẽ không khỏi ngạc nhiên với hình ảnh nhà thơ đã mượn để miêu tả ở câu thơ cuối của khổ đầu:
“Củi một cành khô lạc mất dòng”
Có thể nói rằng đây là một câu thơ “đắt” nhất của khổ đầu. “Củi” một thứ mộc mạc đơn sơ giản dị, tưởng chừng không mang một ý nghĩa gì trong thơ văn, nhưng dưới cái nhìn của Huy Cận nó lại trở nên thật gợi hình gợi cảm. Một hình ảnh ẩn dụ mà mang tính hiện đại mới mẻ đến với người đọc. Lối viết đảo ngữ “củi một cành khô” gợi nên một sự cô đơn, lạc lõng nó gần như “khô” quạnh không có sức sống. Đó cũng chính là tâm trạng của tác giả cũng như bao con người đang lạc mình trong thời kỳ mất nước.
Một khổ thơ chỉ có hai mươi tám chữ mà đã vẽ lên cho người đọc bao cảm xúc bồi hồi của một tâm hồn lớn trước tình cảnh đất nước mất chủ quyền. Tác giả đã rất thành công trong việc miêu tả cảnh, sử dụng độc đáo các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ và ẩn dụ. Giữa không gian rộng lớn mênh mông, người nghệ sĩ thấy bơ vơ, nỗi buồn nhân thế giữa dòng đời xô đẩy.
Bài thơ “Tràng giang” nói chung cũng như khổ thơ đầu nói riêng đã đạt đến trình độ cao của văn chương, khiến người đọc không thể nào quên được. Huy Cận thật khéo léo khi kết hợp tả khung cảnh thiên nhiên và nỗi lòng của mình vào trong đó. Dù tác giả không có nhắc trực tiếp đến đất nước những từ tận sâu trong bài thơ đó là tình yêu Tổ quốc, một lòng đau đáu về đất nước, luôn cầu mong cho đất nước “quốc thái dân an”.
SCR.VN tặng bạn 💧 Phân Tích Khổ Cuối Bài Tràng Giang 💧 ay Nhất
Cảm Nhận Đoạn Thơ Đầu Bài Tràng Giang Đơn Giản – Mẫu 10
Bài văn cảm nhận đoạn thơ đầu bài Tràng giang đơn giản dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo những ý văn ngắn gọn và súc tích.
Huy Cận được biết đến với một hồn thơ “cổ điển nhất trong phong trào Thơ mới”. Ông tâm sự “Trước Cách mạng, tôi thường có thú vui vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng đê Chèm để ngoạn cảnh sông Hồng. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc”. Và bài thơ “Tràng giang” được viết ra thể hiện một nỗi buồn, nỗi cô đơn, lạc lõng của con người trước cuộc đời đặc biệt trong khổ đầu bài thơ Tràng giang.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Huy Cận đã sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc: con thuyền, dòng sông để gợi nên cảm xúc:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song”
Âm Hán Việt “tràng giang” đã được tác giả sử dụng bằng việc hiệp vần “ang”. Nó gợi cho người đọc một không gian rợn ngợp, đây là cách thể hiện nổi bật cho phong cách thơ Huy Cận. Tâm trạng nhà thơ được mở ra “buồn điệp điệp”. Đây là nỗi buồn đang được cụ thể hóa, nó được hữu hình giống như từng đợt sóng dâng trào gối vào nhau, cứ thế không ngớt vỗ vào bờ.
Nỗi buồn ấy dai dẳng mà âm ỉ, như có sự tồn tại vĩnh cửu. Từ “song song” như nói đến hai thế giới đứng cạnh nhau mà không bao giờ gặp nhau. Đó là sự gần gũi mà lại chẳng có sự gặp gỡ.
Qua đó, tác giả nhấn mạnh sự đơn lẻ, cô độc của con thuyền trên dòng sông, hay chăng đó cũng chính là sự đơn lẻ của con người bên dòng đời. Nhà thơ Huy Cận đã sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập tạo nét cổ kính cho khổ thơ. Theo quy luật thuyền và nước là hai sự vật gắn bó mật thiết, nhưng trong bài thơ lại có hành động trái chiều, lạc nhịp gợi sự xa cách, gợi cảm giác cô đơn, mất mát:
“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
Hình ảnh cành củi khô táo bạo và độc đáo trong thi ca Việt Nam. Đó là hình ảnh có một không hai. Huay Cận đã thả vào Thơ mới một cành củi khô để nói hộ tấm lòng cả một thế hệ Thơ mới. Bởi vì, xưa nay những vật tầm thường ít được đặt vào thơ, đặc biệt là thơ cổ, hình ảnh củi khô mang vẻ đẹp giản dị, đời thường nhưng lại có giá trị biểu đạt ghê gớm.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng chắt lọc các từ đơn, khiến câu thơ như bị dập gãy, vỡ vụn. 7 tiếng trong một câu thơ mà vỡ thành 6 mảnh cô đơn, sự cô đơn của cành củi khô với sự vô tận của dòng nước.
Khổ thơ đầu bài “Tràng giang”, tác giả Huy Cận đã gợi ra cả không gian rợn ngợp, nhưng tâm trạng của con người lại mang cảm giác sầu buồn, cô đơn, nỗi buồn như trải dài vô tận. Đó là sự cô đơn, lẻ loi của con người trước dòng đời, và không tìm thấy sự giao cảm của bản thân với cuộc đời.
Tiếp tục đón đọc 🌳 Phân Tích Tràng Giang Khổ 3 4 🌳 12 Bài Văn Hay Nhất
Cảm Nhận Khổ Đầu Bài Tràng Giang Lớp 11 – Mẫu 11
Bài văn mẫu cảm nhận khổ đầu bài Tràng giang lớp 11 dưới đây sẽ là tư liệu hay hỗ trợ các em học sinh trong quá trình làm bài.
Huy Cận được mọi người biết đến là nhà thơ của phong trào thơ mới. Các tác phẩm của ông hầu như ca ngợi về vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng lại chất chứa nỗi sầu của thế gian. Trong tất cả các tác phẩm, Tràng Giang được đánh giá cao về nội dung lẫn nghệ thuật.
Bài thơ được ông sáng tác vào năm 1939 khi đứng ở bờ Nam Bến Chèm và ngắm sông Hồng. Có thể nói, chính cảnh vật nơi đây đã khơi gợi nguồn cảm hứng bất tận trong ông.
Khổ 1 tuy chỉ có vài câu ngắn gọn nhưng đã thể hiện rõ được bức tranh sông nước mênh mông cùng với tâm tình của người thi sĩ.
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Bài thơ mở đầu bằng những câu thơ đậm chất cổ thi. Cảnh vật thiên nhiên được khắc họa qua tâm hồn của người thi sĩ trở nên mới lạ và độc đáo hơn. Bức tranh thủy mặc hiện lên vô cùng đẹp với hình ảnh sóng gợn và thuyền xuôi. Con sóng chỉ gợn nhẹ nhưng cứ “điệp điệp” mãi không thôi. Nhờ sóng mà con thuyền cứ mãi xuôi theo dòng nước. Trong 2 câu thơ này, tác giả còn sử dụng từ láy để làm gia tăng nhịp điệu cho lời thơ. Cách dùng từ của nhà thơ khá độc đáo mang đến điểm mới trong văn chương.
Bức tranh sông nước hiện lên vô cùng đẹp qua lời thơ của tác giả. Thế nhưng, tâm hồn con người lại ẩn chứa nỗi buồn sâu lắng. Do sự tác động ấy mà khi đọc hai câu thơ đầu, chúng ta sẽ cảm nhận được nỗi buồn man mác được thể hiện qua từ ngữ. Sông nước mênh mông là thế nhưng con người mãi chỉ là sinh vật nhỏ bé chẳng giữa đất trời.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng
Hình ảnh thuyền và nước sau khi được song song với nhau thì lại bị tách ra. Đây chính là sự xa cách giữa muôn trùng khơi. Hình ảnh ấy đã được nhân hóa khiến để gia tăng cảm xúc. Cụm từ “sầu trăm ngả” đã mang đến cho người đọc cảm giác buồn vô tận. Nỗi buồn ấy dường như đã lan tỏa ra khắp không gian. Đọc câu thơ, chúng ta sẽ hình dung được cảnh con thuyền lênh đênh vô tận giữa dòng nước bao la. Hình ảnh thuyền và sông đối lập nhau đã làm rõ rệt hơn nỗi buồn da diết của người thi sĩ.
Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ còn sử dụng hình ảnh “củi khô” điểm xuyết vào khung cảnh sông nước ấy. Chính yếu tố này đã khiến cho sự lẻ loi của con người giữa trời đất rộng lớn. Cành củi còn bị “khô” thể hiện sự thiếu sức sống của con người. Đặc biệt, tác giả còn sử dụng phép đảo ngữ cho cụm từ “củi một cành khô” cùng với nhịp thơ 1/3/3 để nhấn mạnh thân phận con người bị vùi dập.
Đứng trước khung cảnh ấy, người thi sĩ cảm thấy nỗi buồn man mác. Ông buồn cho thân phận của con người, nghĩ về dòng đời lênh đênh, trôi nổi. Kiếp người vốn có nhiều sự thay đổi nhưng chẳng ai biết trước được điều gì. Con người luôn cô độc, lẻ loi và chơi vơi giữa dòng đời mà chẳng biết đi về đâu.
Qua khổ thơ 1 bài Tràng Giang, chúng ta đã phần nào thấy rõ được sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhà thơ giữa bút pháp hiện đại và cổ điển. Nhờ đó mà lời thơ gần gũi nhưng vẫn tác động mạnh mẽ vào lòng người đọc. Thêm vào đó là cách đặt nhan đề độc đáo theo kiểu tả cảnh ngụ tình.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của những từ láy trong khổ 1 còn mang lại nhiều giá trị biểu cảm. Thông qua đó, chúng ta sẽ cảm nhận được sự heo hút và mênh mông của dòng sông Hồng và sự nhỏ bé của con người trong khung cảnh ấy.
Ngoài ra, Huy Cận còn thành công trong việc sử dụng hình ảnh độc đáo. Có thể bạn chẳng thể bắt gặp được hình ảnh “củi một cành khô” trong thơ văn Việt Nam. Chính sự mới mẻ này đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng nâng cao giá trị của tác phẩm.
Phân tích khổ 1 bài Tràng Giang, chúng ta sẽ cảm nhận được nỗi buồn xuyên suốt cả đoạn. Tất cả các hình ảnh được nhắc đến mặc dù gần gũi nhưng lại hiện lên rất buồn và không có sức sống dưới ngòi bút của Huy cận. Bởi vì, tâm hồn đang ẩn chứa nỗi buồn nên thơ văn và cảnh vật hiện lên trông rất ảm đạm.
Chia sẻ 🌼 Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Tràng Giang 🌼 Văn Mẫu Tuyển Chọn
Cảm Nhận Khổ 1 2 Tràng Giang – Mẫu 12
Tham khảo bài văn cảm nhận khổ 1 2 Tràng giang dưới đây sẽ giúp các em học sinh đi sâu cảm thụ nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Huy Cận – một tiếng thơ man mác nỗi sầu, một tâm hồn hoang hoải, nhạy cảm với từng biến chuyển tinh tế của thiên nhiên. Nhắc đến Huy Cận là nhắc đến thời kì Thơ mới trước năm 1945, khi cái tôi của mỗi cá thể được coi là những vật thể tinh tú nhất, thơ ông luôn thể hiện tinh thần và điểm nhìn cá nhân độc đáo khó hòa lẫn.
Trong “Tràng giang”, từng câu chữ đều được Huy Cận phủ lên nỗi buồn da diết, mênh mông bể sở. Cái nỗi buồn khó nắm bắt, khó định hình của một tâm hồn dễ rung động trước cảnh vật, của trái tim khao khát được yêu thương, được hòa quyện.
Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Thơ mới được coi như “tập sách gối đầu giường” của các nam thanh nữ tú đương thời, viết về tình yêu, về nỗi băn khoăn, trắc trở trong tình cảm đôi lứa. Chính vì thế, tinh thần chủ đạo trong những bài thơ của thời kì này là nỗi buồn, sự cô tịch, quạnh hiu. Nhóm bút “Tự lực văn đoàn” bao gồm những cây bút lão luyện như Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,… đã tạo nên một thời kì thơ ca lãng mạn, tình tự.
“Tràng giang” là một lời tự thuật về cái khắc khoải, buồn đau của một cái tôi nhỏ nhoi giữa mênh mông trời đất. Con người cảm thấy nhỏ bé, cô độc giữa không gian vô tận. Ra đời năm 1940 trong tập “Lửa thiêng”, tác phẩm được coi là tác phẩm đưa Huy Cận lên bậc lão làng trong phong trào Thơ mới. Lấy điểm nhìn từ bờ Nam bến sông Hồng, giữa sông nước bất tận, lòng người gợi lên một nỗi u hoài cho thân phận nhỏ bé, vô định giữa đất trời khắp cùng.
Mở đầu bài thơ là lời tựa:
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Gợi ra một không gian “rộng”, “dài” của trời và sông, tác giả muốn nhấn mạnh sự cô quạnh của chủ thể con người, “bâng khuâng” giữa đất trời bao la. Trời tuy rộng nhưng lại buồn thương, mênh mang, sông tuy dài nhưng lại quạnh hiu đến thê lương. Phải chăng, thời gian lúc ấy đang là buổi xế tà với ráng lam chiều hoang hoải, con người một thân một mình bâng khuâng giữa không gian rộng mở của cả trời và đất. Nỗi niềm nhà thơ trôi cùng dòng nước lặng lờ dưới sông, cùng đám mây chùng chình trên khoảng không vời vợi.
Mang nỗi buồn ấy vào trong từng nhịp thở, mở đầu bài thơ là những nét chấm phá mộc mạc về thiên nhiên:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
“Tràng giang” là con sông dài, con sông bất tận với những gợn sóng lăn tăn. Nhịp thơ 4/3 mang âm hưởng chậm rãi, đìu hiu với từ láy “điệp điệp” tả nỗi buồn. Từng đợt sóng trên mặt nước làm nên một câu thơ động. Con sông như trải rộng ra theo tầm nhìn của tác giả. Câu thơ không hề tĩnh, sự lay động của thiên nhiên được tác giả bắt trọn vào câu chữ. Người xưa có câu: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, con sông không đơn thuần chỉ mang dòng nước, mà còn mang có nỗi u buồn của nhân vật trữ tình.
Con sông rộng dài hay nỗi buồn ngày càng rộng thêm ra. “Con thuyền xuôi mái nước song song”, trong cái không gian cao vời vợi của trời mây, cái miên man của những con sóng, thuyền trở nên đơn côi đến lạ lùng. Thuyền xuôi theo dòng nước, thuyền vô định để mặc sóng xô đi.
Không chỉ là “tràng giang”, con sông dài, mà còn là “song song”, những luồng nước nối đuôi nhau xa mãi tận chân trời. Hai từ láy “điệp điệp” và “song song” tạo âm hưởng vang vọng như âm thanh dội lại giữa núi rừng, khiến câu thơ dài hơn, trầm hơn, dội vào lòng người đọc một nỗi buồn tha thiết.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lấy nỗi sầu làm tinh thần chủ đạo, Huy Cận luôn mượn thiên nhiên, nói thiên nhiên sầu hay là nói ra chính cái sầu trong tâm khảm. “Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”, bóng thuyền chỉ mới vừa xuất hiện đã lại biến mất, nước “sầu”, nước buồn nhớ thương thuyền hay chính tác giả buồn sầu. Thuyền đi rồi, nỗi “sầu trăm ngả” có phần mơ hồ, vô cớ.
Thuyền nào đi mãi rồi chẳng đến bờ, nhưng nước vẫn mang nỗi nhớ nhung, buồn bã. Trên mặt nước lặng lờ ấy, hình ảnh “củi một cành khô” trôi vô định, “lạc mấy dòng” giữa luồng nước mênh mang. Hình ảnh động, biện pháp đảo ngữ “một cành củi khô” thành “củi một cành khô” gợi sự cô tịch đến tang thương.
Sóng cứ lăn tăn, nước cứ hững hờ, chỉ có một cành củi nhỏ bé, khô khốc lạc trôi theo dòng nước, như tiếng lòng kẻ say tình cứ cô độc, man mác trôi. Cả bốn câu thơ đều có những hình ảnh, chi tiết tả sự vận động của nước, của trời, nhưng những âm thanh ấy chẳng đủ để khỏa lấp nỗi chơi vơi trong lòng. Kết cục lại vẫn là sự lạc lõng, cô đơn, hoang hoải trôi theo con nước tới nơi vô định.
Tràng giang là một bức tranh miêu tả đa chiều về cảnh sắc thiên nhiên của vùng ven sông trong một buổi chiều tà hiu quạnh. Mở đầu với tầm nhìn ngút mắt của sông, của trời, Huy Cận bắt đầu những nét chấm phá về cây cối, cảnh vật bên bờ sông:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót,
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
Liên tiếp những từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” để tả những cồn cát nhỏ rải rác bên sông. Những từ ngữ được tác giả lựa chọn rất khéo léo và đắt giá, đặng làm nổi bật cái trống trải, ít ỏi và thưa thớt của cảnh vật. Những cồn cát đã nhỏ bé lại còn “lơ thơ”, từng cơn gió “đìu hiu” mang cảm giác cô liêu, đáng thương. Dưới tầm nhìn của một tâm hồn thi sĩ, vạn vật đều trở nên tịch liêu giữa trời rộng sông dài. Tả cảnh ven sông, tác giả không hề nhắc đến những bãi đất phù sa màu mỡ, cũng chẳng có bóng người sinh sống.
Trong cái nhìn của ông chỉ có những cồn cát, những cơn gió thinh không, một cành củi khô lạc dòng,… Cảnh vật đan xen với nhau, hòa trong nỗi buồn của nhà thơ. Thảng hoặc, âm thanh “tiếng làng xa vãn chợ chiều” xuất hiện. Từ “đâu” gợi sự như có như không, vô hướng không rõ ràng. Thanh sắc cuộc sống mờ nhạt, xa xăm.
Tưởng như cảnh vật đã đủ sầu, đủ thảm, thì ngay cả cuộc sống sinh hoạt của con người nơi đây cũng chẳng hề hoạt náo, rộn ràng. Trong bức tranh ráng lam chiều bên triền sông Hồng màu mỡ,, thời điểm đáng ra là giờ khói cơm với những làn khói đụn lên từng hồi thì ở nơi đây, thời gian và cảnh vật chỉ rặt một nỗi buồn. Buồn của lòng người đượm vào thiên nhiên, buồn của đọt nắng sắp tắt. Từ thị giác “cồn nhỏ” trơ trọi, cây cỏ “đìu hiu”, đến cả âm thanh cũng lúc vô lúc hữu, tiếng tan chợ gợi sự tan rã, kết thúc cho một ngày dài lê thê.
Nỗi buồn được đẩu tới cao trào với hai câu thơ:
Nắng xuống trời lên sâu chót vót,
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
“Nắng xuống”, nắng tắt hẳn, thay thế cho những sự chống chọi yếu ớt của mặt trời là màn trời kĩu kịt, nặng nề. Nỗi buồn lên đến “chót vót” rồi lại tràn trề ra cả “sông dài trời rộng”. Sự vô biên được nới rộng cả về chiều dài, bề ngang. “Nắng xuống trời lên”, động từ đối lập “lên” và “xuống” mang lại chuyển động, không gian như đước kéo giãn. Tác giả không dùng “cao chót vót” như thường lệ, mà lại là “sâu chót vót”.
Điểm nhìn của thi sĩ không chỉ dừng lại ở độ sâu, độ cao, mà còn là cái nhìn hun hút vào bầu trời để tìm thấy đáy giữa màn trời đang từng bước xâm chiếm không gian. Dường như ánh mắt của chủ thể trữ tình đi tới đâu, bầu trời sẽ rộng hơn, sâu hơn tới đó.
Chính vì vậy mà cảm “cô liêu” lẻ bóng mới ngày càng trở nên sâu đậm. Giữa sông dai, trời rộng, chỉ có bến là lưng chừng ở giữa, quạnh hiu không một bóng người. Tâm hồn rung cảm của thi sĩ cũng cảm thấy chơi vơi, buồn bã bởi sự vắng vẻ của bến bờ. Hình ảnh bến đò trước giờ vẫn là biểu tượng của kẻ đi người ở, của sự xa lìa chia cắt. Đứng giữa màu trời chiều này, sự thê lương lại càng được tô đậm thêm rõ nét.
Với hồn thơ trữ tình lãng mạn cùng cái tôi nhạy cảm, thuần khiết, Huy Cận đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, trong thơ có họa, trong thơ có tình. 2 khổ thơ đầu Tràng giang mượn cảnh hoàng hôn bên bờ sông với đất trời mênh mang, tác giả gửi vào đó những rung động của một kẻ si tình. Tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương cùng cái tôi nổi bật, ngòi bút độc đáo với khả năng sử dụng ngôn từ đặc sắc, xúc tích mà bao hàm, Tràng Giang đã đưa Huy Cận lên vị trí lão làng trong nền văn học Việt nói chung và thời kì Thơ mới nói riêng.
Theo đúng tinh thần sâu khổ, buồn thương, bài thơ mang đến cho độc giả một cảm giác thê lương, cô quạnh đến nao lòng. Tràng Giang là lời tâm sự, giãi bày của một người con tha hương xa quê, trước cảnh đẹp động lòng của thiên nhiên xế chiều mà tức cảnh sinh tình, xuất khẩu thành thơ. Giữa cái mênh mông, rộng lớn tột cùng của thiên nhiên là một trái tim khao khát được cảm, được yêu thương, một cái tôi cô tịch, nhạy cảm, mỏng manh.
Mời bạn tham khảo 🌹 Phân Tích 2 Khổ Thơ Đầu Bài Tràng Giang 🌹 Văn Mẫu Hay