Giải đáp cho bạn đọc tuyển tập những câu hỏi ” Nỏ là gì, trốc tru là gì, mô tiếng nghệ an là gì, khu mấn là cái gì?” chi tiết.
Nỏ Tiếng Nghệ An Là Gì?
Ở Việt Nam thì mỗi tỉnh thành đều có những đặc trưng về mặt ngôn ngữ khác nhau. Mỗi tỉnh đều có những từ ngữ được sử dụng vô cùng phong phú và đa dạng, gần như nó là nét đặc trưng và là thói quen được hình thành từ lâu đời và không thể nào thay thế được. Đặc biệt là ở những khu vực miền trung như Nghệ An thì được đánh giá là ngôn ngữ nhiều từ khó hiểu.
“Nỏ” trong tiếng Nghệ có nghĩa là “không”, thể hiện thái độ không đồng ý, đồng tình với điều gì đó.
Tuy nhiên, do thói quen nói nhanh và nói ngắn, nên nhiều khi người Nghệ chỉ nói một từ “nỏ” nên khiến người ngoài tỉnh khó hiểu. Ví dụ người Nghệ hay nói “em nỏ”, “eng nỏ” (hoặc đơn giản chỉ nói “nỏ”) thì bạn đọc cần hiểu nghĩa đầy đủ là “em không đồng ý”, “anh không đồng tình”…
Tìm hiểu thêm ➡️ Những Câu Nói Nghệ An Khó Hiểu ➡️
Nỏ Là Gì?
SCR.VN giải đáp ngay với bạn đọc, từ “nỏ” trong tiếng Nghệ có nghĩa là “không”. Trong giao tiếp, từ “nỏ” có thể đứng một mình hoặc kết hợp với các từ khác như: mô, nhởi, nhớ, cần…
Đây là một phương ngữ xuất hiện nhiều ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hầu hết người dân ở hai tỉnh này đều dùng từ nỏ để thể hiện thái độ từ chối hoặc không thích… ai đó, điều gì đó.
Nỏ Nghĩa Là Gì?
Nỏ có nghĩa là gì? Đây là một câu hỏi thú vị về ngôn ngữ địa phương của xứ Nghệ.
Giải thích cho bạn đọc “nỏ” có nghĩa là “không”. Ví dụ bạn hỏi “mày có tiền không cho mượn ít” thì người Nghệ trả lời “nỏ có”.
Điểm qua chùm 🍃 Thơ Về Nghệ An 🍃 về con trai, con gái xứ nghệ
Nỏ Về Là Gì?
Từ điển Nghệ An rất rộng, rất nhiều, rất khác biệt tùy theo từng vùng, thậm chí từng xóm, từng xã. ”Nỏ Về” trong tiếng Nghệ An đó là ”không về”.
Nỏ Mô Là Gì?
Tương tự như các phần giải thích ở trên, nỏ mô có nghĩa là “không đâu”, một cách từ chối. Ví dụ bạn yêu một cô gái Nghệ An, bạn học cách tỏ tình bằng tiếng Nghệ, rồi cô gái ấy trả lời “em nỏ mô” thì hiểu là cô ấy từ chối.
Tổng hợp các câu ✔️ Ca Dao Tục Ngữ Về Nghệ An ✔️ bất hủ
Nỏ Biết Là Gì?
Khi dịch tiếng Nghệ An, bạn đọc có thể dịch từng từ và ghép lại. Như với từ “nỏ biết” thì bạn đọc có thể dịch cụ thể từ ”nỏ” trong tiếng Nghệ có nghĩa là “không”. Như vậy “nỏ biết” có nghĩa là “không biết”.
Lưu ý với bạn đọc, đôi khi người Nghệ An chỉ nói từ “nỏ” mà thôi cũng với nghĩa “không biết”, “không thấy” hoặc phủ nhận điều gì đó.
Nỏ Chộ Là Gì?
Hiện nay, từ ngữ địa phương của mỗi vùng đang thu hút sự quan tâm lớn, bởi tính đặc biệt và sự đa dạng thú vị của những từ này. Trong ngôn ngữ địa phương Nghệ An, “nỏ” là không, “nỏ chộ” là không thấy, chẳng thấy.
Sưu tầm 👉 Chùm Thơ Về Con Gái Xứ Nghệ 👉 nổi tiếng
Nỏ Mồm Là Gì?
Nỏ mồm là gì? Đây là một trong số những câu hỏi hay được nhiều độc giả thắc mắc. Khác với những trường hợp trên. Nỏ mồm ở đây có nghĩa là Nói nhiều và lớn tiếng, khiến người khác khó chịu ví dụ nỏ mồm cãi. Ở địa phương xứ Nghệ còn có ca dao sau đây:
Đồng nát thì về cầu Nôm
Con gái nỏ mồm về ở với cha
Mô Tiếng Nghệ An Là Gì?
Trong tiếng Nghệ, từ “mô” rất phổ biến, nhiều bạn đọc ngoài tỉnh đã từng nghe đâu đó rất nhiều lần nhưng không hiểu ý nghĩa của từ này. Từ mô có đến 3 nghĩa khác nhau trong tiếng Nghệ. Cụ thể như sau:
- Mô: Đâu. Ví dụ hỏi “đi mô đó” thì hiểu “đi đây đó”. Hoặc “ở mô” có nghĩa “ở đâu”
- Mô: Nào. Ví dụ “khi mô đi” có nghĩa “khi nào đi”. Hoặc “khi mô cưới gấy” có nghĩa “lúc nào cưới vợ”.
- Mô: Không, không có, không có gì. Trong một số ngữ cảnh, người Nghệ nói tắt “mô” để từ chối việc gì đó.
👉 Một số câu sử dụng từ ”mô” phổ biến ở xứ Nghệ được tổng hợp sau đây để giới thiệu cho bạn đọc:
- Đi mô? = Đi đâu?
- Ở lộ mô? = Ở chỗ nào?
- Mần chi ở mô? = Làm gì ở đâu?
- Các câu cảm thán thường dùng từ mô:
- Ngái ngôi mô mà lâu nỏ chộ! = Xa xôi đâu mà lâu chẳng thấy!
- Bầy choa cò chộ mô mồ! = Chúng tôi có thấy đâu nào!
- Bây ở lộ mô mà chộ nỏ về, cha mệ nhớ lử i! = Tụi bay ở chỗ nào mà chẳng thấy về, cha mẹ nhớ da diết!
- Một số câu từ chối dùng từ mô:
- Nỏ mô = Không đâu
- Mô (nói kéo dài) = Không có, làm gì có.
- Nỏ có mô = Không có đâu
- Mô ra hè = Đâu ra/ lấy đâu ra. Ví dụ A nói “nghe đồn mi kiếm được người yêu đẹp lắm”, B trả lời “mô ra hè” (ý nói có đâu, lấy đâu ra người yêu).
Giới thiệu đến bạn top bài 👉 Thuyết Minh Về Nghệ An 👉 ấn tượng
Trốc Tru Là Gì?
”Trốc tru” là một trong những từ Nghệ An mà được nhiều đọc quan tâm biết đến. Đây là từ lóng mà người dân trong vùng hay dùng bao gồm có hai thành phần là 2 từ đơn ghép lại để thành một từ mang ý nghĩa ẩn dụ. Cụ thể:
- Trốc là từ dùng để chỉ cái đầu
- Tru là tiếng mà người dân địa phương hay dùng để gọi con trâu.
-> Như vậy trốc tru chính là dùng để chỉ cái đầu con trâu. Nhằm chỉ đến những cá nhân mang tính cách bướng bỉnh, cứng đầu, không sẵn lòng lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác.
Tuy nhiên từ trốc tru lại không phải là dùng với ý nghĩa mang tính tiêu cực, chỉ trích mà trốc tru được dùng trong những câu trêu đùa với nhau, hoàn toàn không mang những ý nghĩa tiêu cực như chúng ta nghĩ.
Trốc tru là từ ngữ được dùng vô cùng phổ biến ở Nghệ An, mọi tầng lớp đều biết đến từ ngữ này và được sử dụng khá là phổ biến, bởi vậy mà hiện nay thì nhiều người cũng đã biết đến với từ ngữ này.
->Ví dụ một số câu nói có sử dụng từ trốc tru như sau:” Cái thằng trốc tru ni nữa” Hay ” hấn là cái đứa trốc tru”…
-> Lưu ý: Trong nhiều trường hợp thì từ ” trốc ” lại không mang ý nghĩa là cái đầu. Ví dụ như trong từ ” trốc cúi” thì từ trốc cúi muốn chỉ là đầu gối.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 hôm nay
Mấn Là Cái Gì?
Mấn là cái mũ đội đầu của người Nam Bộ, người ta thường đội mấn khi mặc áo dài, nó là trang phục truyền thống của người Việt Nam.
Cái Mấn Là Gì?
Tại vùng đất Nam Bộ, mấn được biết là mũ đội đầu đã được giải thích chi tiết ở trên.
Còn ở Xứ Nghệ hay Nghệ An là mảnh đất thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tại đây ngôn ngữ địa phương vô cùng đặc biệt, có thể nói đặc biệt nhất trên mảnh đất chữ S. Mấn được hiểu là váy, ”cái mấn” đó là cái váy.
Tuyển chọn bài 👉 Thuyết Minh Về Làng Sen Quê Bác 👉 hay nhất
Khu Mấn Là Cái Gì?
Theo thông tin cập nhật, khu mấn được giải thích như sau. Khu ở đây có thể hiểu là mông, mấn có thể hiểu là váy.
Trong những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX tại Nghệ An, phần váy của người lao động thường gặp tình trạng bẩn ở phần mông do họ thường ngồi trực tiếp xuống mặt đất khi tham gia lao động chân tay. Điều này dẫn đến việc phần váy trở nên bẩn và mất màu so với các phần khác, do tiếp xúc trực tiếp với bùn đất và dơ bẩn trong quá trình làm việc.
Do đặc thù công việc của họ là vậy cho nên là họ không có để ý quá nhiều đến chi tiết này thường là sau khi lao động xong sẽ ngồi trực tiếp xuống mặt đất, bùn bẩn,… lâu dần thì phần bẩn càng trở nên nhiều hơn. Khu mấn ở đây cũng chính là chỉ những mông quần vừa xấu, vừa bẩn không được sạch sẽ.
-> Một số ví dụ sử dụng cụm từ ” khu mấn” như:
- Bạn A nói” cậu thấy cái váy này đẹp không?” thì người B mới trả lời là ” Như cái khu mấn” . Thì ý của B nói ở đây là chiếc váy này không đẹp.
- Chị A bảo” nghe bảo nhà mày giàu lắm?” thì anh B liền trả lời ” có cái khu mấn ấy” . Thì từ khu mấn ở đây cũng được dùng để chỉ mang ý nghĩa là nghèo hoặc không có cái gì đó.
-> Tùy thuộc vào từng ngữ cảnh sử dụng mà khu mấn có những ý nghĩa khác nhau, bạn cần dựa vào ngữ cảnh của người nói để có thể hiểu rõ hơn.
SCR.VN dành tặng bạn trọn bộ 🍃 Thẻ Cào Miễn Phí 🍃 các nhà mạng mới nhất