Nhận Định Về Nguyễn Du, Truyện Kiều [24+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất]

Nhận Định Về Nguyễn Du, Truyện Kiều ❤️ 24+ Nhận Xét, Lời Bình Hay Nhất ✅ Đọc Ngay Những Nhận Định Đặc Sắc Về Đại Thi Hào Nguyễn Du.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Vài Nét Về Nguyễn Du Và Tác Phẩm Truyện Kiều

SCR.VN chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều cho bạn đọc tham khảo!

Vài Nét Về Nguyễn Du

1. Tiểu sử:

  • Nguyễn Du (3/1/1766 – 16/9/1820) tại làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ.
  • Ông là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là “Đại thi hào dân tộc” và được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.
  • Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến chức Đại Tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận công. Mẹ là bà Trần Thị Tần (24/8/1740 – 27/8/1778), là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm (kém chồng 32 tuổi, sinh được 5 con, bốn trai và một gái).
  • Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giàu sang phú quý.
  • Năm Giáp Ngọ (1774), cha Nguyễn Du sung chức tể tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Từ thời gian này Nguyễn Du chịu nhiều mất mát liền kề.
  • Năm Ất Mùi 1775, anh trai Nguyễn Trụ (sinh năm 1757) qua đời. Năm Bính Thân 1776 thân phụ ông mất. Năm Mậu Tuất 1778, khi 12 tuổi, thân mẫu Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần mất. Mới 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi).
  • Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Khản là anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Lúc này, Nguyễn Du được một người thân của Nguyễn Nghiễm là Đoàn Nguyễn Tuấn đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học.
  • Năm Quý Mão (1783), Nguyễn Du thi Hương ở trường Sơn Nam, đậu Tam trường (Sinh đồ) lúc 18 tuổi. Ông lấy vợ là con gái của ông Đoàn Nguyễn Thục.
  • Năm 1788, tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Nhậm trọng khí khái, tha chết và cho tùy ý muốn đi đâu thì đi. Nguyễn Đăng Tiến cùng Nguyễn Du, Nguyễn Quýnh sang Vân Nam, Trung Quốc.
  • Đến nơi Nguyễn Du bị bệnh ba tháng xuân, hết bệnh Nguyễn Du muốn thoát vòng trần tục thành nhà sư Chí Hiên đi chu du Trung Quốc theo gương thi hào Lý Bạch.
  • Nguyễn Du đi chu du muôn dặm tại Trung Quốc. Tại Hàng Châu, Nguyễn Du ngụ tại chùa Hổ Bào, nơi nhân vật lịch sử Từ Hải, tức Minh Sơn Hòa thượng, từng tu hành. Nơi đây Nguyễn Du có được quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và quyết chí diễn ca thơ Nôm.
  • Cuối năm 1790, Nguyễn Du trở về Thăng Long. Ông có mối thân tình quen biết với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
  • Mùa đông năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du ra Thăng Long thì Hồ Xuân Hương đã được mẹ gả cho thầy lang xóm Tây làng Nghi Tàm.
  • Năm 1797, Nguyễn Đề thu xếp cùng Đoàn Nguyễn Tuấn cưới cô em út Đoàn Nguyễn Thị Huệ cho Nguyễn Du, chấm dứt cuộc đời mười năm gió bụi.

2. Sự nghiệp văn học:

  • Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc.
  • Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.

a. Tác phẩm bằng chữ Hán:

Theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền thì Nguyễn Du để lại ba tập thơ chữ Hán: Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục.

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn. Tập thơ được sáng tác trong ba giai đoạn:
    • Giai đoạn “Mười năm gió bụi”, từ năm 1786, năm Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà, cho đến năm Nguyễn Du trở về quê nhà ở Hồng Lĩnh, khoảng cuối những năm 1795 đầu năm 1796.
    • Giai đoạn “Dưới chân núi Hồng”, từ năm 1796 đến năm 1802.
    • Giai đoạn “Ra làm quan ở Bắc Hà”, từ năm 1802 đến cuối năm 1804 (trong giai đoạn này có lần nhà thơ được cử đi nghênh tiếp sứ thần nhà Thanh sang phong sắc cho Gia Long).
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các học sĩ vào làm quan ở Kinh (gần 4 năm) cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình (3 năm, 5 tháng). Ông viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

b. Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Về văn thơ Nôm, Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc lục bát và song thất lục bát. Ông đã làm mới ngôn ngữ văn học Tiếng Việt.
  • Những tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du gồm có:
    • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột, tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc.
    • Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh) là một ngâm khúc gồm có 184 câu theo thể song thất lục bát, trong đó chứa đựng tấm lòng từ bi của Phật tử Nguyễn Du đối với cảnh khổ của muôn vạn sinh linh, cũng là một tác phẩm giá trị được nhiều học giả nghiên cứu, trích giảng, hiện chưa rõ thời điểm sáng tác.
    • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
    • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.

Xem ngay 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Tác Giả Nguyễn Du 🌸 chi tiết!

Vài Nét Về Truyện Kiều

Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam.

1. Hoàn cảnh ra đời:

  • Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814–1820). Lại có thuyết nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng cuối thời Lê đầu thời Tây Sơn. Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn.
  • Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi. Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức.
  • Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567). Có một số nhân vật như tổng đốc Hồ Tôn Hiến, kỹ nữ Vương, Thúy Kiều, nhân vật Từ Hải là có thật trong lịch sử.
  • Bản in khắc đầu tiên năm 1902 có tựa chính thức là Đoạn trường tân thanh, có nghĩa là ” tiếng kêu mới về nỗi đau lòng đứt ruột”.

2. Bố cục:

  • Tác giả nêu luận đề: Nguyễn Du đem thuyết “tài mệnh tương đố” (tài và mệnh ghét nhau) làm luận đề cuốn truyện.
  • Tả hai chị em: Vào khoảng thời vua Minh Thế Tông, trong một gia đình viên ngoại họ Vương có ba người con là Thuý Kiều (trưởng nữ), Thuý Vân (thứ nữ) và Vương Quan (con trai út). Hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân thì “mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười“, nhưng “so bề tài sắc” thì Thúy Kiều “lại là phần hơn“.
  • Kiều thăm mộ Đạm Tiên: Trong một lần đi tảo mộ vào tết Thanh minh, khi đi qua mộ Đạm Tiên, một “nấm đất bên đường”, Kiều đã khóc thương và không khỏi cảm thấy ái ngại cho một “kiếp hồng nhan”, “nổi danh tài sắc một thì” mà giờ đây “hương khói vắng tanh”.
  • Kiều gặp Kim Trọng: Cũng trong ngày hôm đó, Kiều đã gặp Kim Trọng. Tuy chưa kịp nói với nhau một lời nhưng sau cuộc gặp gỡ này thì “tình trong như đã, mặt ngoài còn e“. Sau đó mấy tuần trăng thì Kim Trọng – Kiều đã gặp nhau, Kiều đã nhận lời Kim Trọng và họ đã trao đổi món kỷ vật cho nhau.
  • Kiều bán mình chuộc cha và em: nhưng nàng không quên lời hẹn ước với Kim Trọng trước khi chàng về Liêu Dương để chịu tang chú. Thuý Kiều đã nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả lời hẹn ước với Kim Trọng.
  • Kiều ở Lầu Ngưng Bích: Mã giám sinh đưa Kiều vào lầu xanh, ở đây nàng đã bị Tú bà bắt phải tiếp khách. Nàng nhất quyết không chịu, tự vẫn bằng dao nhưng không chết. Tú bà hoảng hốt nhượng bộ cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích. Ở nơi này, nỗi nhớ người thân luôn luôn ấp ủ trong lòng đặc biệt là nỗi nhớ mối tình của nàng với Kim Trọng.
  • Kiều mắc lừa Sở Khanh: Sống một mình giữa không gian mênh mông xa vắng đó nên khi gặp Sở Khanh Kiều vội vàng tin. Cô nào ngờ mình đã rơi vào lưới do Tú bà giăng sẵn để giữ cô lại vĩnh viễn ở lầu xanh.
  • Kiều gặp Thúc sinh: Thúc sinh đã chuộc Thuý Kiều ra khỏi lầu xanh. Tuy nhiên, vì là gái lầu xanh Kiều đã không được cha của Thúc sinh thừa nhận. Kiều cam tâm chịu kiếp lẽ mọn để được hưởng hạnh phúc yên bình của gia đình, tuy không được trọn vẹn với Thúc Sinh.
  • Kiều và Hoạn thư: Hoạn thư là vợ cả của Thúc sinh, vì ghen tuông với Thúy Kiều nên Hoạn thư đã bắt Kiều trở thành thị tì nhà Hoạn thư với cái tên là Hoa Nô. Hoạn Thư khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc sinh, làm Kiều ra đi một cách tự nguyện. Kiều trốn khỏi Quan Âm các và đã gặp sư Giác Duyên, sư đã cho Kiều sang ở tạm nhà Bạc bà, ai ngờ “Bạc bà cùng với Tú bà đồng môn”, Bạc bà đã khuyên Kiều lấy cháu mình là Bạc Hạnh. Qua tay Bạc Hạnh, một lần nữa Kiều lại bị bán vào lầu xanh.
  • Kiều gặp Từ Hải:  Từ Hải, một anh hùng lừng danh thời đó, tài năng phi thường “đường đường một đấng anh hào, côn quyền hơn sức lược thao gồm tài“. Hai bên đã phải lòng nhau và Từ Hải chuộc Kiều về chốn lầu riêng. Sống với nhau được nửa năm, Từ Hải lại “động lòng bốn phương“, muốn ra nơi biên thuỳ chinh chiến. Từ Hải sau đó đã chiến thắng trở về, mang binh tướng tới đón Kiều làm lễ vu quy.
  • Kiều báo ân trả oán: Lúc vui mừng cũng là lúc Thúy Kiều nghĩ đến những ngày “hàn vi”, nàng kể hết mọi chuyện cho Từ Hải và muốn có sự “ân đền oán trả”. Bạc bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,… đều bị chịu gia hình, còn những vị sư đã giúp đỡ Kiều trong cơn hoạn nạn đều được thưởng.
  • Kiều tự vẫn: Hồ Tôn Hiến bấy giờ là một quan tổng đốc của triều đình, đến khuyên giải Từ Hải đầu hàng và quy phục triều đình. Đánh vào ham muốn có một cuộc sống “an bình” của phụ nữ, Hồ Tôn Hiến đã mua chuộc Thuý Kiều về thuyết phục Từ Hải ra hàng. Sau đó, Hồ Tôn Hiến đã thừa cơ bao vây, chàng bị mắc mưu và đã “chết đứng giữa đàng”. Thuý Kiều cảm thấy hối tiếc và dằn vặt bản thân. Hồ Tôn Hiến đã gán Kiều cho người thổ quan. Trên con thuyền, Kiều đã quyết định nhảy xuống sông tự trầm.
  • Kim Trọng đi tìm Kiều: Về phần Kim Trọng, sau khi hộ tang chú xong, quay trở lại thì biết tin gia đình Kiều gặp nạn, Kiều đã bán mình chuộc cha. Sau nhiều ngày tháng tìm kiếm thì mới dò la được thông tin của Thuý Kiều là đã trầm mình dưới sông Tiền Đường. Ra đến sông, mọi người gặp sư Giác Duyên được biết là Thuý Kiều đã được sư cứu mạng về cưu mang.
  • Đoàn tụ: Sau mười lăm năm lưu lạc, Thuý Kiều đã trở về đoàn viên với gia đình. Nàng ghi nhận tấm lòng của Kim Trọng nhưng tự thấy mình không còn xứng đáng với chàng nữa. Song Kiều nguyện rằng hai người sẽ trở thành bạn tri kỷ nơi câu thơ tiếng đàn, ” chẳng trong chăn gối, cũng ngoài cầm thơ”.

Văn mẫu 🌸 Tóm Tắt Truyện Kiều Của Nguyễn Du 🌸 ngắn gọn!

Những Nhận Định Về Nguyễn Du Hay Nhất

Những nhận định hay về Nguyễn Du mà bạn cần biết đã được tổng hợp bên dưới!

Nhận Định Về Đại Thi Hào Nguyễn Du Của Tố Hữu

Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”.

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”

Nhận Định Về Nguyễn Du Của GS Nguyễn Lộc

“Nguyễn Du vĩ đại vì Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa”.

Nhận Định Về Nguyễn Du Của Lại Tây Dương

Nhà thơ Lại Tây Dương, thành phố Thái Bình: “Nhờ Đại thi hào Nguyễn Du, ngôn ngữ dân tộc Việt Nam trở lên lấp lánh, có hồn và tạo ra được bản sắc riêng biệt.”

Nhận Định Về Nguyễn Du Của Mộng Liên Đường

“Tố Như dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy…”

Nhận Định Về Nguyễn Du Của Nguyễn Lộc

“Nguyễn Du đã lược bỏ những chi tiết trần thuật dài dòng, miêu tả mang tính chất tự nhiên, đôi khi thô tục, gây bất lợi cho thẩm mỹ của người đọc và không phục vụ cho chủ đề của tác phẩm.”

Đồng thời, nhà thơ nói thêm: “Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những gì mình nhìn thấy, trải nghiệm và thể hiện nó bằng ngòi bút đầy cảm xúc của một nhà thơ chân chính ”

Lời Bình Về Nguyễn Du Của Hoài Thanh

 “Những con người của Thanh Tâm tài nhân chỉ là những bộ xương. Nguyễn Du đã biến những bộ xương thành những con người thực. Nguyễn Du đã biến thành yêu, ghét, giận, hờn cái điều ở Thanh Tâm tài nhân chỉ là ý yêu, ý ghét, ý giận, ý hờn. Nguyễn Du đã truyền sức sống vào trong bức vẽ”.

Lí Luận Văn Học Về Nguyễn Du Của Đào Duy Anh

Nguyễn Du đã “đánh bại cái nôi cải thai” (theo cách nói của Đào Duy Anh – người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này ở Việt Nam).

Đào Duy Anh viết: “Nguyễn Du giữ nguyên truyện tiểu thuyết tàu thủy, hầu như không thêm bớt gì, nhưng lời văn rườm rà, tỉ mỉ và cấu trúc theo cấu trúc của tiểu thuyết, một trật tự đơn giản mà Nguyễn Du bắt chước và sắp xếp lại thành một tổ chức có tổ chức chặt chẽ và gắn kết.

Tự truyện của nguyễn du rất ngắn gọn, gọn gàng, chỉ kể những điều quan trọng, nhưng lại vừa tự nhiên, vừa có tính biện luận khiến cho bài văn luôn thú vị. Mặc dù những đoạn miêu tả hiện thực thô thiển, những đoạn văn lí thuyết sâu rộng, ông đều lược bỏ tất cả, đặc biệt chú ý đến những đoạn miêu tả tình, cảnh … về tính cách của các nhân vật, những con người trên mây vàng, những câu chuyện về kiều là những người gần gũi trong thực tế, những người có thể tin rằng đã sống ở Trung Quốc cùng thời với kim, văn, và kiều.

Nguyễn Du tuy không phải là người theo chủ nghĩa hiện thực nhưng lại là người sành tâm lý nên đã biến những con người này thành những người không chỉ từ Trung Quốc thời bấy giờ mà từ khắp nơi trên thế giới. Có thể nói Nguyễn Du đã lý tưởng hóa các nhân vật thành những nhân vật điển hình. ”

Bài văn 🌸 Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Du 🌸 đầy đủ nhất!

Những Nhận Định Hay Về Truyện Kiều

Tham khảo thêm những nhận định về Truyện Kiều hay nhất của các nhà phê bình sau đây nhé!

Nhận Định Về Truyện Kiều Của GS Đặng Thanh Lê

“Truyện Kiều là một thành tựu đạt đến giá trị mẫu mực cổ điển. Kiệt tác văn học đã trở thành sự kiện văn hoá lớn thành một tổng thể giá trị văn hoá cộng đồng xuất hiện và tái sinh trong nhiều lĩnh vực văn hoá khác của một đất nước”.

Nhận Định Về Truyện Kiều Của Chế Lan Viên

“Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”

“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên…”

Nhận Xét Về Truyện Kiều Của Nguyễn Đình Thi

“Ngôn ngữ Truyện Kiều như được làm bằng ánh sáng vậy.”

Nhận Xét Về Truyện Kiều Của Phạm Quỳnh

“Một nước không thể không có quốc hoa “Truyện Kiều” là quốc hoa của ta một nước không thể không có quốc tuý “Truyện Kiều” là quốc túy của ta một nước không thể không có quốc hồn.

“Truyện Kiều” là quốc hồn của ta… Truyện Kiều còn tiếng ta còn có gì mà lo có gì mà sợ”

Bình Luận Về Truyện Kiều Của Huỳnh Thúc Kháng

“Truyện Kiều về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng những vật có chất độc”

Phê Bình Văn Học Về Truyện Kiều Của Đào Duy Anh

“Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc”

Lời Bình Về Truyện Kiều Của Vũ Văn Pho

Anh Vũ Văn Pho, cán bộ tư pháp phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình: “Được học Truyện Kiều của Nguyễn Du trên ghế nhà trường, tôi thực sự tự hào vì đất nước mình có một kiệt tác văn học mang tầm thế giới. Đọc Truyện Kiều, nhìn về quá khứ, tôi thấy may mắn vì mình được sinh ra và lớn lên trong xã hội quyền dân chủ được đề cao, con người được tôn trọng, được tự do trong tình yêu lứa đôi.”

Lời Bình Về Truyện Kiều Của Xuân Diệu

“Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi”

Hình ảnh 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Đọc Tiểu Thanh Kí Nguyễn Du 🌸 dễ nhớ!

Lí Luận Văn Học Về Truyện Kiều Của Tố Hữu

“Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh.”

Lí Luận Văn Học Về Truyện Kiều Của Chu Mạnh Trinh

Trời sá ghen đâu khách má hồng
Đoạn trường nợ lắm phải đền xong,
Hiếu tình chất nặng đôi vai gánh,
Thân thế xoay quanh một giấc mòng,
Giọt nước sông Tiền oan dễ trắng
Ngắm trăng hiên Thúy vẻ còn trong.

Lí Luận Văn Học Về Truyện Kiều Của Nguyễn Vũ Tiềm

“Tiếc như sông, để thương người như biển
Từ hay Kim đều lận đận phong trần
Lưỡi gươm cường bạo Hồ Tôn Hiến
Có khi nào vắng bên cửa phòng văn!”

Hoài Thanh Nói Gì Về Truyện Kiều

”Truyện Kiều là một tiếng kêu thương, một bản tố cáo, một giấc mơ… một cái nhìn bế tắc”

“Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung.”

“Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường vẫn kín đáo, lặng lẽ nhưng mấy khi không có mặt và luôn luôn thắm đượm tình người.”

“Cái đẹp ở Đoạn trường tân thanh, cái chất thơ bàng bạc trong Truyện Kiều cũng cần phải được cảm thấy một cách hồn nhiên. Cứ phân tích, cứ giảng giải, nó sẽ tan đi. Đến đây phải im hơi, phải nhẹ bước mới hòng nhận thấy cái đẹp khi dịu dàng, thùy mị, khi tráng lệ, huy hoàng.”

Nhận Định Về Thúy Kiều Của Chu Mạnh Trinh

“Thúy Kiều- Người thục nữ đủ đường hiếu nghĩa”

Nhận Định Về Thúy Kiều Của Phạm Quỳnh

Thúy Kiều có cái đức nghiêm của người phụ nữ mà lại có cái vẻ phong tình của khách phong lưu, đức hạnh đủ khiến kính, tài tình đủ khiến yêu, giá trị đủ khiến quý, thân thể đủ khiến thương, vì cảnh ngộ mà nặng kiếp đào hoa, trọng tình ý vẫn người tiết nghĩa, ở nơi ô nhục mà vẫn giữ được tiết hạnh thanh cao, gặp gian nan mà không hề đắm đuối, Kiều nương thật là gồm được bấy nhiêu tư cách nên ai cũng phải kính, phải thương, phải yêu, phải trọng.

Nhận Định Về Thúy Kiều Của Nguyễn Lộc

“Thúy Kiều không còn là con người bình thường mà phải là một nhân cách một thước đo một nguyên lý cuộc sống để mọi giá trị thực hay giả của đời sống đối chiếu với nó hay soi mình vào đó sẽ bộc lộ tất cả những bản chất tuyệt vời cao đẹp hay bỉ ổi xấu xa không thể ngụy trang che dấu được”.

Nhận Định Về Chị Em Thúy Kiều

“Đằng sau bức chân dung xinh đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân là những dự báo về số phận của hai nàng.”

Những Nhận Định Về Đoạn Trích Kiều Ở Lầu Ngưng Bích

Buồn bã, xót xa và thắc thỏm lo sợ, đó là hai mạch chính của nỗi niềm buồn trông. Với gam màu lạnh, nhà thơ-họa sĩ Nguyễn Du đã vẽ và treo liên tiếp bốn bức tứ bình liên hoàn tâm trạng:từ mong đợi đến băn khoăn, day dứt, tiếp tới chán nản, thất vọng và cuối cùng là bàng hoàng ghê sợ.

Đồng thời, dùng giai điệu trầm-nhà thơ-nhạc sĩ Nguyễn Du đã tấu lên tiếng lòng nhân vật. Cho đến từng âm tiết cũng rung động nỗi buồn.

Kết đoạn thơ, hòa tấu phức điệu sóng biển-sóng lòng-sóng đời không chỉ vang lên tiếng gõ cửa định mệnh mà rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm họa muốn hất tung người con gái đơn côi yếu đuối trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh, chông chênh”. (Trần Đồng Minh…trong Tiếng nói tri âm,NXB Trẻ TP HCM,1994)

” … Một tâm hồn cảm nhận được sự diễm lệ phong phú của thiên nhiên, một mối đồng cảm với số phận và tâm tư con người, đó là những yếu tố nhân văn kết hợp với bút lực tài hoa đã sáng tạo nên một trong những đoạn thơ nổi tiếng nhất trong Truyện Kiều”. (Đặng Thanh Lê)

Đọc thêm những 🌸 Nhận Định Về Y Phương 🌸 nhà thơ người dân tộc Tày hay nhất!

Viết một bình luận