Nhận Định Về Lặng Lẽ Sa Pa: 38+ Nhận Xét, Lời Bình Hay

Nhận Định Về Lặng Lẽ Sa Pa ❤️ 38+ Nhận Xét, Lời Bình Hay ✅ Những Nhận Định Về Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa Đặc Sắc Nhất.

Vài Nét Về Tác Phẩm Lặng Lẽ Sa Pa

Cùng SCR.VN xem thêm những thông tin chính về tác phẩm truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long nhé!

1. Tóm tắt tác phẩm:

Trong chuyến xe đi Lào Cai, bác lái xe, nhà họa sĩ lão thành, cô kỹ sư trẻ trò chuyện với nhau về Sa Pa, hội họa, hạnh phúc và tình yêu. Khi chuyến xe dừng lại cho hành khách nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu ông họa sĩ và cô kỹ sư về một người “cô độc nhất thế gian”. Đó là anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.

Anh thanh niên biếu vợ bác lái xe một củ tam thất và mời ông họa sĩ cùng cô gái trẻ lên nhà chơi. Cả hai ngỡ ngàng thấy vườn hoa thật đẹp. Nơi ở của anh gọn gàng ngăn nắp. Anh mời mọi người vào nhà chơi, uống trà và nói chuyện.

Anh sống và làm việc tại đây, nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Tuy công việc của anh gian khổ nhưng anh rất yêu nó và luôn hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra anh cũng thích đọc sách, trồng cây thuốc, hoa, nuôi gà.

Nghe anh kể chuyện ông họa sĩ đã phác họa chân dung anh nhưng anh cho rằng mình không xứng đáng, rồi giới thiệu ông họa sĩ về ông kỹ sư vườn rau và đồng chí cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, những người cũng làm việc ở Sa Pa.

Sau ba mươi phút nói chuyện, đến lúc chia tay, anh tặng hai người giỏ trứng để đi đường. Cô kỹ sư từ cuộc nói chuyện với anh thanh niên đã yên tâm, quyết định lên vùng cao công tác, còn ông họa sĩ tìm được nguồn cảm hứng nghệ thuật.

2. Hoàn cảnh sáng tác:

  • Tác phẩm được sáng tác năm 1970 trong chuyến đi thực tế ở Lào Cai của tác giả. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về hình ảnh con người lao động trong cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  • Tác phẩm này được in trong tập Giữa trong xanh (1972) của Nguyễn Thành Long. Truyện ngắn được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 9.

3. Bố cục:

  • Phần 1: từ đầu đến “Tôi vẫn muốn vẽ nó”. hình ảnh của một người đàn ông trẻ qua lời kể của người lái xe.
  • Phần 2: tiếp theo là “đại loại như vậy”. cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa một chàng trai trẻ, một kỹ sư và một họa sĩ.
  • Phần 3. phần còn lại. sự chia tay của ba nhân vật.

4. Giá trị nội dung:

  • Truyện của Sapa đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, điển hình là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. kể từ đó, lịch sử khẳng định vẻ đẹp của những con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

5. Giá trị nghệ thuật:

  • Tình huống truyện được xây dựng hợp lý.
  • Lời kể tự nhiên, kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận,…

Gợi ý mẫu 🌸 Liên Hệ Lặng Lẽ Sa Pa 🌸 nâng cao!

Những Nhận Định Về Bài Lặng Lẽ Sa Pa Hay Nhất

Tổng hợp những nhận định hay về “Lặng lẽ Sa Pa” của các nhà phê bình văn học cho bạn tham khảo và sử dụng trong bài văn nghị luận!

Lí Luận Văn Học Bài Lặng Lẽ Sa Pa Của Châu Hồng Thủy

“Lặng Lẽ Sa Pa” kể về sự hy sinh thầm lặng, về nỗi cô đơn thèm khát tiếng người. Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, đơn giản ấy, với những chàng trai, cô gái miền xuôi lên Tây Bắc công tác, cao xa vời vợi làm sao.

Mười một năm ở Tây Bắc, tôi đã từng lang thang dọc nẻo đường biên giới, gặp những cô giáo miền xuôi một mình một bản, dạy dăm ba đứa trẻ áo chàm chân đất, quanh năm không gặp một bóng người Kinh, khi thấy tôi, đã òa lên khóc. Họ đã để tuổi xuân trôi đi lặng lẽ ẩm mốc ở một góc rừng.

“Lặng lẽ Sa Pa” đã nói được tiếng lòng của chúng tôi, tri âm với bao số phận đang bị chìm trong quên lãng. Vì thế, chúng tôi yêu văn Nguyễn Thành Long. Giờ được gặp ông, thấy ông mỗi buổi chiều thường thơ thẩn đi bách bộ dưới hàng cây bạch đàn quanh nhà khách nông trường, lặng ngắm thảo nguyên Châu Mộc mênh mông, xa xa là những dải núi xanh mờ, có cảm tưởng cái lặng lẽ trong văn ông, cũng hệt như con người ông ngoài đời vậy.

Nhận Xét Về Lặng Lẽ Sa Pa Của Tô Hoài

“Một trang đời, một mảng, một nét của cuộc sống chắt ra… những nhận xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc” – Nhà văn Tô Hoài nhận xét về hình tượng thanh niên trong tác phẩm.

Nhận Xét Về Truyện Ngắn Lặng Lẽ Sa Pa Của Đoàn Ánh Dương

Đọng lại khi đọc “Lặng lẽ Sa Pa” là niềm vui đang cựa mình trỗi sống, là khát vọng được cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bằng sự nghiệp giản dị mà cao cả của mình: Hạnh phúc nảy mầm mỗi kho con người ý thức được phận vị của mình và hoạt động tự giác, hăng say với tất cả những khả năng mình có được.

Văn mẫu 🌸Phân Tích Lặng Lẽ Sa Pa 🌸 của Nguyễn Thành Long!

Lời Bình Về Lặng Lẽ Sa Pa Của Hoài Anh

Nguyễn Thành Long là tác giả của truyện ngắn Lặng lẽ Sapa – một tác phẩm nổi tiếng đến mức được nhiều người xem là đã đạt tới trình độ cổ điển. Có lẽ vì thế mà nhà thơ Hoài Anh mới quyết định đặt tên cho bài viết dựng lại chân dung nhà văn của ông là “Lặng lẽ sống, lặng lẽ viết, lặng lẽ ra đi.”

Phê Bình Văn Học Bài Lặng Lẽ Sa Pa Của Phạm Quang Trung

Tôi hiểu vì lẽ gì mà khi viết Lặng lẽ Sapa, Nguyễn Thành Long lại chân tình thổ lộ: “Tôi tìm ra được một nhân vật chính là tôi, cái đó trải qua một quá trình suy nghĩ dài”.

Nhận Định Về Lặng Lẽ Sa Pa Của Ngô Văn Giá

Bàn về tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà phê bình văn học Ngô Văn Giá cho rằng:

“Có thể nói, bao trùm lên toàn bộ câu chuyện là một không khí lặng lẽ, mơ màng sâu lắng. lặng lẽ trong khung cảnh, lặng lẽ trong suy nghĩ. Lặng lẽ trong sự đổi thay của tâm hồn nhân vật. Lặng lẽ trong cái bắt tay tiễn biệt. Lặng lẽ trong ánh nhìn… tất cả đều lặng lẽ.”

(Dẫn theo chân dung văn học, nhiều tác giả, tập một, NXB Giáo Dục, 2008, tr183)

Nhận Định Về Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn Lê Hằng

Lặng lẽ Sa Pa là tác phẩm đã làm nên tên tuổi cho tác giả và cũng trở thành kí ức tươi đẹp tuổi thanh xuân cha tôi có. Lặng lẽ Sa Pa cũng trở thành mạch nguồn tiếp lửa cho chính bản thân tôi, để tôi tình cờ tiếp nối con đường văn chương, báo chí mà cha yêu thích đam mê, góp phần tạo ra một tôi như hiện tại, đang loay hoay giữa những kí tự ngôn ngữ nhiều ẩn số.

Nhận Định Về Lặng Lẽ Sa Pa Của Nguyễn Thành Long

Nhận định về chính tác phẩm của mình, Nguyễn Thành Long chia sẻ: “…Tôi lại thấy cả bộ ba (nhân vật trong truyện) này có nhiều điệu bộ kịch quá mà người quen viết kịch thường hết sức né tránh để cho câu chuyện được tự nhiên hơn”

(Xin xem Chân dung nhà văn – Nxb Hội Nhà văn, 2001, tr. 1421 và tr. 1422).

Các nhà phê bình 🌸 Nhận Định Về Sóng Của Xuân Quỳnh 🌸 như thế nào!

Viết một bình luận