Nghị Luận Về Tính Tự Phụ ❤️️ 28+ Bài Văn Ngắn Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Được SCR.VN Chọn Lọc Và Chia Sẻ.
Dàn Ý Nghị Luận Về Tính Tự Phụ
Dàn Ý Nghị Luận Về Tính Tự Phụ được chia sẻ sau đây giúp các em có thể triển khai bài văn mạch lạc và đầy đủ ý.
I. Mở bài:
- Trong thời buổi hiện nay,khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập,thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy.
- Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn. Trong đó có thái độ tự phụ.
II. Thân bài: Giải thích: “Tự phụ”: Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.
- Biểu hiện: Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
- Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.
- Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác => Biểu hiện của căn bệnh “ngôi sao”. (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).
- Nguyên nhân:
- Do chủ nghĩa cá nhân, hay tự đề cao cái “tôi” của bản thân.
- Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người.
- Tác hại: Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị người khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của ngườikhác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn
- Cách khắc phục:
- Mỗi cá nhân cần khiêm tốn để học tập người khác, đồng thời biết tiếp thu những lời phê bình nhận xét từ người khác để có thể hoàn thiện bản thân hơn
- Năng động trong học tập cũng như trong công việc, không né tránh khi có chuyện mà ngược lại phải nổ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc
- Cần biết đánh giá đúng bản thân mình, phát huy được những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu.
- Biết hoà mình cùng với tập thể, sống học tập và làm việc cùng mọi người để xây dựng xã hội phát triển và ngày càng tiến bộ.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
- Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới.
Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí 🍃 15 Bài Văn Ngắn Hay
Đoạn Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ – Bài 1
Đoạn Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ giúp các em có thêm nhiều tư liệu ôn tập thật tốt.
“Con người có trăm tính tốt và muôn vàn thói xấu”. Tự phụ là một trong những thói xấu mà những con người ta thường dễ mắc phải. Tự phụ, hiểu nôm na là thói tự cao tự đại, tự đánh, tự đánh giá cao bản thân của mình, luôn cho bản thân là “cái rốn của vũ trụ”. “Tự phụ” là một “căn bệnh nan y” mà người “mắc bệnh” luôn trong trạng thái ảo tưởng về bản thân, luôn muốn thổi phồng sự thật, huênh hoang, khoác lác, hợm hĩnh đến mức lố bịch. Cái họ nhận được chỉ là sự xanh lánh, cô lập hay thậm chí là thất bại.
Thuở vừa nổi tiếng trên thi đàn “Thơ mới”, Xuân Diệu đã viết: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. Để rồi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, thi sĩ tự phê phán đó là nhận thức ấu trĩ, nông nổi của tuổi trẻ. Quả thực, tuổi trẻ thường hăng hái và xốc nổi, hay ngộ nhận về mình. Có chút tài năng nào đó đã vội cho mình là “trung tâm vũ trụ”.
Bản thân tôi cũng đã từng tự phụ về năng lực của bản thân nhưng kết quả tôi nhận được chỉ là sự thất bại. Vậy, để khắc phục thói tự phụ, ta cần sống khiên nhường, hòa đồng, biết lắng nghe và chia sẻ, không ngừng học hỏi; dám phê bình và tự phê bình bản thân, không nên giấu dốt… Hãy học cách khiêm tốn, vì “khiêm tốn là một loại nhân đức tu chỉnh thói tự phụ”.
Đừng bỏ qua bài 🔥 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí ❤️️15 Mẫu Hay
Viết Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Ngắn Gọn – Bài 2
Viết Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Ngắn Gọn, đây là một trong những chủ đề văn hay được nhiều bạn đọc yêu thích.
Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
Tự phụ cũng hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niềm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập.
Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khác phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân. Chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc.
Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị người khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của người khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.
Khám phá thêm 💕Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống ❤️️ 15 Bài Hay Nhất
Nghị Luận Về Tính Kiêu Căng Tự Phụ Ấn Tượng – Bài 3
Tham khảo bài văn mẫu Nghị Luận Về Tính Kiêu Căng Tự Phụ Ấn Tượng được giới thiệu đến bạn sau đây.
Những người tự phụ thường rất cảm tính. Họ đưa ra những đánh giá hời hợt về sự việc hoặc tình huống chỉ thông qua cảm giác, nhận thức và vẻ bề ngoài. Họ tự cho mình là đúng. Và kết quả cuối cùng thường không như ý.
Chẳng hạn như Lã bố là mẫu người tự phụ điển hình. Khi quân của Tào Tháo tiền gần đến chân thành, trước nguy cơ địch đông ta ít. Nhưng Lã Bố vẫn ngạo nghễ lớn tiếng trước mặt Điều Thuyền: “Nàng không cần phải quá lo lắng. Ta có Họa Kích, Xích Thố Mã, ai dám tới gần ta?”
Những người tự phụ thường có xu hướng tự đánh giá quá cao khả năng của mình. Mà không tự lượng sức, tự mình biết mình. Một số thì tự đánh giá mình quá cao, thích đề cao bản thân và coi thường người khác. Luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác. Một số thì cố chấp, khăng khăng tự cho mình là đúng. Luôn áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Dù biết người khác đúng nhưng cũng không chịu thay đổi bản thân.
Những người tự phụ, kiêu căng thường không quan tâm đến người khác. Và tự xa lánh người khác. Họ thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà bỏ qua người khác. Thiếu nhiệt tình và lạnh nhạt với mọi người. Tóm lại, người kiêu ngạo và tự phụ rất dễ thổi phồng bản thân chỉ vì một vài thành tích nhỏ. Một khi đã như vậy, sẽ nhanh chóng mất đi phương hướng. Khiến khoảng cách giữa bản thân và thất bại ngày càng gần.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Bài Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Hay – Bài 4
Bài Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Hay giúp các em có thể học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều thông tin thú vị.
Cuộc sống luôn là một thế giới kì diệu và có nhiều điều con người cần học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Trong đó, các đức tính như kiên trì, tự tin, tử tế là những phẩm chất tốt đẹp con người cần có. Bàn về những đức tính tốt thì cũng có những thói xấu cần loại bỏ đó là tự phụ. Có người nói:”Chớ nên tự phụ”.
Tự phụ là một trạng thái tâm lí cảm xúc xuất hiện khi con người tự tin, tự mãn thái quá về bản thân mình. Người tự phụ là người luôn cho mình là hoàn hảo nhất, tốt đẹp nhất và không bao giờ có thái độ cầu tiến hay lắng nghe ý kiến của người khác. Tự phụ thường xuất hiện ở những người mới đạt được thành quả nào đó và vượt lên trên những người khác. Và tự phụ có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân mỗi người cũng như những người xung quanh.
Trước tiên, người tự phụ thường có thái độ tự mãn tự kiêu. Họ không bao giờ muốn lắng nghe góp ý của người khác hay tiếp thu những cái mới để tiến bộ hơn. Lâu dần, họ sẽ trở thành người tụt hậu, kém cỏi. Vì cuộc sống là một cuộc đua, nếu ta không nỗ lực chạy thì sẽ bị bỏ lại, thậm chí bị giẫm lên. Như con thỏ trong câu chuyện cổ xưa, vì tự phụ mà sinh chủ quan, để rồi thua cả một chú rùa nhỏ vốn mang danh chậm chạp. Như vậy không phải là tự phụ rất có hại hay sao?
Hơn thế, người tự phụ khi thực sự có khả năng thật sẽ luôn có thái độ coi thường những người xung quanh. Người tự phụ không bao giờ có thể là một người lãnh đạo tốt cả. Vì người biết lãnh đạo, có trí óc phải là người biết che bớt đi ánh sáng của bản thân để cho tất cả mọi người cùng tỏa sáng.
Khi người ta đã tự tin hoàn toàn vào bản thân, con người thường luôn tận dụng mọi cơ hội để tỏa sáng. Đôi khi ánh sáng ấy át đi mọi người, cái tôi quá lớn ảnh hưởng cả tập thể, tập thể ấy sẽ sớm mà lụi dần. Muốn đi nhanh hãy đi một mình nhưng muốn đi xa thì phải đi cùng người khác. Điều này người tự phụ không bao giờ hiểu.
Và khi con người quá đề cao bản thân, những người xung quanh sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng. Từ đó mà nảy sinh cảm xúc ghen ghét, thiếu tôn trọng với chính mình. Bạn muốn được tôn trọng, trước tiên bạn phải tôn trọng người khác. Người mang bệnh ái kỉ, chỉ nghĩ đến mình không bao giờ được mọi người yêu quý vì đơn giản họ không bao giờ cho đi bất kì thứ giờ học có, kể cả sự lắng nghe.
Như vậy, khi con người tự phụ, họ sẽ không có được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, cững không thể tiến xa trong cuộc sống. Hơn thế, khi đã không muốn tiến lên, không muốn lắng nghe sớm hay muộn họ cũng sẽ tự đào thải chính mình trong thế giới biến đổi khônh ngừng này. Vậy nên, chớ nên tự phụ là lời khuyên ngắn gon nhưng có giá trị với mọi người ở mọi thời.
Tham khảo văn mẫu🌼 Nghị Luận Về Lòng Kiên Trì Nhẫn Nại ❤️️15 Bài Văn Hay Nhất
Văn Mẫu Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Chọn Lọc – Bài 5
Văn Mẫu Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Chọn Lọc giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn hay và hấp dẫn.
Người ta thường nói, chiến công hiển hách và khó khăn nhất chính là tự vượt qua và chiến thắng chính mình. Để có được điều đó, điều đầu tiên chúng ta luôn phải khắc ghi đó chính là “Chớ nên tự phụ”.
“Chớ nên tự phụ” là một câu thành ngữ quen thuộc của dân gian. Bằng những câu nói rất giản đơn, ngắn gọn, hình thành từ những nhận thức ban đầu của người nông dân, những câu ca dao, thành ngữ tục ngữ lại thấm thía và có giá trị đến lạ. “Tự phụ”, một từ không còn sử dụng phổ biến trong giao tiếp nhưng lại có biểu hiện thật rộng rãi trong xã hội.
“Tự phụ” có thể hiểu là tự mình nhìn nhận và đề cao thái quá về bản thân, luôn đánh giá bản thân cao hơn người khác. Về điều này, ta có thể thấy xét giống tự cao hay tự đại. Đặt từ “Chớ nên” ở phía đầu câu như một lời nhắn nhủ, cũng là sự khuyên răn với mỗi người: Đừng nên quá tự cao, tự ảo tưởng về bản thân mình quá.
“Tự phụ” từ trong suy nghĩ và thái độ, luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác mà dẫn tới coi thường người. Đó là sự ngộ nhận mà không nhận thức đúng về năng lực bản thân. “Tự phụ” trong hành động là sự bất cần, không tiếp thu và chú ý đến người khác, luôn làm mọi việc theo mình và cho mình. Đó là sự cố chấp không chịu mở lòng để tiếp nhận và phát triển. Tiêu biểu của những câu nói tự phụ là: Tôi là thứ nhất, là giỏi nhất; Tôi không cần phải nghe theo ai cả vì tôi biết điều đó là đúng; Tôi không muốn nghe….
“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ sẽ con người mất đi cơ hội được học hỏi và phát triển thêm. Mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông, chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc tri thức vô cùng,… Chẳng có ai dám khẳng định mình là người biết hết tất cả mọi thứ cả. Mỗi ngày bắt đầu là một ngày mới để chúng ta học tập và học hỏi. Như Lenin đã khẳng định: “Học, học nữa, học mãi”. Thế nhưng sự tự phụ lại trở thành rào cản của điều đó.
Với suy nghĩ: ta đã biết tất đã, đã thông thuộc tất cả. Những người tự phụ không có ý thức phấn đấu để trau dồi và bồi dưỡng thêm cho mình. Cuộc đời là một đường đua trong khi người khác đang chạy mà bạn còn chẳng chịu bước, chắc hẳn bạn biết kiết quả như thế nào rồi! Hơn nữa, cảm giác thức dậy sẽ được học thêm một điều gì đó thú vị và mới mẻ thật kích thích và hạnh phúc biết bao, so với những ngày bình bình chẳng có gì mới mẻ.
Như vậy, tự phụ đã cướp mất ở con người niềm vui được học hỏi, cơ hội trau dồi thêm cho bản thân và cả sự cố gắng hết mình nữa. Có cố gắng mới có được thành quả xứng đáng, có nỗ lực thì mới không hối hận. Sự tự phụ một lần nữa làm mất đi niềm hạnh phúc ấy rồi. Và như thế, tự họ đưa mình tới sự thất bại.
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhớ câu chuyện rùa và thỏ. Không phải vì bản năng chạy nhanh mà thỏ có quyền tự phụ, ung dung trong bất kì cuộc đua nào, với đối thủ nào. Thất bại chính là kết quả cho những suy nghĩ tự phụ và hành động tự cao ấy.
“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ sẽ khiến con người cách xa với cộng đồng và xung quanh. Khi tự cho mình là số một, là riêng, là tài giỏi nhất, người tự phụ thường có xu hướng tách biệt với người khác vì cho rằng người khác không thể cùng nói chuyện với mình. Một cách vô hình, người tự phụ đã đẩy mình ra xa khỏi thế giới xung quanh, tách mình với cộng đồng. Một mặt khác, chính sự không tôn trọng của người tự phụ khiến cho cộng đồng cũng cảm thấy khó chịu và bị tổn thương.
Khi bàn tay đưa ra đã bị từ chối, đó sẽ là một sự tổn thương. Cộng đồng sẽ không chấp nhận những con người không chịu hòa nhập như thế. Nhưng “Một người đâu phải nhân gian”, chúng ta liệu có thể sống một mình? Có những việc cần mọi người cùng góp sức. Có những lúc cần có một bờ vai bên cạnh khi gục ngã. Lúc ấy, những con người tự phụ sẽ làm thế nào? Họ chỉ có sự đơn độc và cô đơn. Những người thành công và hạnh phúc, họ luôn biết gắn kết với cộng đồng và chẳng bao giờ tự phụ cả.
Một quốc gia muốn giàu mạnh và thịnh vượng thì “Chớ nên tự phụ”. Cần nhìn nhận đúng tiềm lực của đất nước, thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của dân tộc mình, để khắc phục cũng như phát huy. Chỉ có như thế, đất nước mới có thể phát triển một cách vững bền.
Soi chiếu vào lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, biết bao cường quốc hùng mạnh có mưu đồ xâm chiếm nước ta. Cũng bởi sự tự phụ của một đất nước lớn mạnh mà bao âm mưu đã thất bại trước sự nỗ lực không ngừng của dân tộc nhỏ bé mà kiên cường.
Như vậy, làm người “Chớ nên tự phụ”, để có thể học hỏi và hòa nhập và phát triển. Nhưng không tự phụ cũng đừng quá tự tin. Nhận thức đúng bản thân để biết mình đang ở đâu, biết mình muốn gì để có thể tự tin tỏa sáng và khiêm nhường tiếp thu. Như thế có thể là bông hoa tỏa rực dưới ánh mặt trời. Những bài học từ ngàn năm gửi lại qua những con chữ, chưa và không bao giờ là cũ cả.
Chia Sẻ Bài 💦Nghị Luận Về Lòng Tham Lam ❤️️ 10 Bài Văn Hay Nhất
Bài Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Đặc Sắc – Bài 6
Bài Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Đặc Sắc được nhiều bạn đọc chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Cuộc sống phong phú ngoài xã hội là môi trường học hỏi tuyệt vời của mỗi con người. Ở đó, dạy cho chúng ta cách sống, cách yêu thương, trưởng thành,…. Và một bài học đắt giá chính là “Chớ nên tự phụ” bởi năng lực, tài năng của mình quá nhỏ bé giữa đại dương bao la. Nếu chúng ta không được vị trí của mình ở đâu để sống biết mình, biết người thay vì kiêu căng, gạo mạnh thì sớm muộn cũng bị loại bỏ khỏi xã hội này.
Tự phụ là việc tự cho mình là tài giỏi, tỏ ra kiêu căng, hống hách, không coi ai ra gì. Có nghĩa bạn phải nhận ra mình ở vị trí nào của xã hội để đưa ra cách ứng xử đúng mực với xã hội thay vì cố tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn khinh thường người khác. Câu nói có ý nghĩa nhắc nhở bản thân mỗi người hãy biết trân trọng người khác, sâu xa hơn là ý nhắc nhở mỗi người phải thường xuyên bổ sung kiến thức, tài năng cho bản thân.
Tự phụ là là tính cách không nên xuất hiện và tồn tại trong mỗi người. Bởi mỗi người là một cá thể độc lập, tuy có một thái độ sống riêng, nhưng chúng ta không thể tách khỏi tập thể được, nếu tách khỏi tập thể chúng ta sẽ không thể tồn tại được. Chúng ta cũng giống như những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la, chỉ khi hòa mình vào biển cả mới mong tồn tại vững bền. Do đó, chúng ta cần học cách tôn trọng người khác và biết yêu thương mọi người.
Khi ta tự phụ cũng đồng nghĩa với việc ta không trân trọng cộng đồng, không tôn trọng mọi người xung quanh. Trong khi mỗi cá thể là công bằng với nhau về mọi mặt, nếu chúng ta kiêu căng hống hách thì sẽ có người lại đối như với ta như thế. Từ đó, dẫn đến sự chia sẽ, mất đoàn kết của tập thể. Tự phụ xuất phát từ việc chúng ta biết nhìn nhận giá trị của bản thân ta, mong muốn được xã hội công nhận, nhưng chúng ta lại không nhìn nhận và tôn trọng giá trị của người khác.
Tài năng của con người là hữu hạn, mỗi người như một tế bào của xã hội đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong xã hội, tài năng của bạn kết hợp cùng với những tài năng của các cá thể khác mới tạo nên một thể thống nhất, hiệu quả. Vì thế, khi chúng ta không công nhận tài năng của người khác thì sẽ không bao giờ có một hiệu quả cao trong công việc, tài năng của bản thân người đó sẽ không được phát huy đúng cách và được ghi nhận như mong đợi.
Tham khảo văn mẫu🌼 Nghị Luận Về Lòng Biết Ơn ❤️️15 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Hay
Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Chi Tiết – Bài 7
Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Chi Tiết giúp các em có thể nắm bắt được phương pháp làm bài hoàn chỉnh.
“Tự phụ” là gì ? Tự phụ là tự cao, tự đại, tự đắc, đánh giá cao mình trước mặt người khác. “Tự phụ” là không biết lắng nghe, không chịu học hỏi, luôn coi mình là trên hết thiên hạ. Những người có tính tự phụ sẽ tự cho mình “có quyền” không tuân thủ các quy định, chuẩn mực đã có trong gia đình, tổ chức hoặc cộng đồng xã hội. Hai nhà nghiên cứu người Mỹ đã phán rằng: “Nếu những người tự tin sẽ có mức độ hướng ngoại, hòa đồng, tự trọng và ngay thẳng cao hơn thì tính tự phụ thường gắn liền với sự ích kỷ và sự hổ thẹn.
“Một thầy cô giáo luôn tự phụ về tài năng giảng dạy của mình.” Tôi còn nhớ, chú kể với tôi sau khi giao lưu với người Nhật, và người Nhật ấy đã nói rằng: “Khi mười thằng Nhật phải sợ một người Việt Nam thì một ngày nào đó trong thi cử mười thằng Việt Nam sẽ sợ một thằng Nhật.” Tóm lại “tự phụ” là thói xấu luôn làm mọi người thất bại, bị mọi người xa lánh.
Vì sao con người có thói “tự phụ” ? Bởi cái tôi trong mỗi người luôn tồn tại. Thông thường tính “tự phụ” xuất hiện ở những người tài giỏi, thông minh. “Hắn biết mình thông minh, tài giỏi nên rất tự phụ.” Đồng thời do trình độ nhận thức không phù hợp, không chính xác nên dẫn đến hiện tượng tự đánh giá quá cao thành tích của mình trong mối quan hệ tổng hòa của gia đình, tổ chức cộng đồng hay toàn xã hội. Cuộc đời không ai hoàn hảo cả, ai cũng một lần đã tự trải qua trong cuộc đời mình.
Các bạn đã bao giờ hỏi: “Một đất nước mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến như nước Mĩ đã không giành được sự thắng lợi trong cuộc xâm lược Việt Nam ta chưa ?” Một đất nước mạnh mẽ như Mĩ luôn có thói kiêu căng, tự phụ, luôn cho mình là kẻ thắng lợi, không bao giờ thất bại và cứ như thế Mĩ đã chuốc lấy thất bại.
Gửi đến bạn 🍃 Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực 🍃 15 Mẫu Hay
Bài Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Xuất Sắc – Bài 8
Cùng tham khảo Bài Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Xuất Sắc được chia sẻ sau đây nhé!
Người kiêu căng, tự tụ tự rút ngắn nhược điểm của mình. Tự thổi phồng ưu điểm của mình. Thiếu hiểu biết và nhận thức về bản thân. Đánh giá quá cao năng lực của bạn thân. Nhưng lại đánh giá quá thấp người khác. Tự nhiên sẽ sản sinh tâm lý kiêu căng. Có được chút thành tích cỏn con bèn tự cho mình là giỏi. Thành công thì quy về là sự nỗ lực của bản thân. Còn thất bạn là đổ cho người khác không hợp tác. Coi mình là người giỏi, là người vượt trội, khác với những người khác.
Con người không phải cái gì cũng biết. Con người không biết không đáng sợ. Đáng sợ là không biết những lại giả vờ là biết. Biết một ít nhưng lại tự nhận rằng cái gì cũng biết. Người như vậy sẽ không bao giờ tiến bộ. Và sẽ chỉ quanh quẩn trong vòng tròn mà tự mình vẽ ra.
Chúng ta phải nhìn nhận sự tự phụ bằng ánh mắt phát triển. Vừa nhìn thấy quá khứ của mình. Cũng vừa nhìn thấy tương lai của mình. Quá khứ huy hoàng chỉ có thể cho thấy bạn đã từng là anh hùng. Nó không đại diện cho hiện tại. Càng không thể báo trước tương lai.
Trong cuộc sống, chúng ta thường tự biến mình thành một chiếc cốc đầy nước trong vô thức. Khiến bản thân không thể chứa được những thứ khác. Bởi vậy, hãy học cách buông bỏ những suy nghĩ của bản thân. Lắng nghe và học hỏi với thái độ khiêm tốn. Thành công chắc chắn đang ở gần bạn.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Nghị Luận Sống Có Trách Nhiệm ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Dẫn Chứng Về Tính Tự Phụ Ngắn Hay – Bài 9
Những Dẫn Chứng Về Tính Tự Phụ Ngắn Hay sau đây giúp các em có thể tham khảo và vận dụng vào bài làm của mình để tăng thêm tính thuyết phục cho bài văn.
Sống ở trên đời phàm là bất cứ vật gì cũng có hai bản tính là tốt và xấu, con người khi sinh ra nếu như Lão Tử cho rằng: “Nhân chi sơ tính bản ác”, thì trái lại Mạnh Tử lại cho rằng: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Nếu suy xét thật kỹ thì ta cũng tự thấy được rằng các tiền bối ai cũng có cái lý riêng của mình, đều đúng, nhưng xét kỹ tính cách của con người là được hình thành nên phần lớn là do môi trường và hoàn cảnh giáo dục.
Phàm là bậc cha mẹ hay nhà trường thì ai cũng luôn hướng thế hệ con, em mình đến với những đức tính tốt đẹp, đáng quý, như lòng tự trọng, sự nhân hậu, lòng yêu nước, tính trung thực, thẳng thắn, lòng biết ơn, lòng yêu nước, yêu đồng bào,…
Nhưng xét cho cùng con người là những chỉnh thể hoàn toàn độc lập, thế nên trong xã hội ta vẫn thấy có một bộ phận những con người có tính cách khá tiêu cực, không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cá nhân mà đôi khi còn làm ảnh hưởng đến cả một tập thể. Ta có thể chỉ ra một trong nhiều những tính cách tiêu cực ấy là tính tự phụ.
Tự phụ lại là một đức tính khiến chúng ta dễ bị ghét bỏ hơn tự ti gấp nhiều lần. Tự phụ là sự tự tin quá mức về bản thân, về năng lực cá nhân, vẻ bề ngoài, các điều kiện tố chất mà bản thân đang nắm giữ, thậm chí đến mức hoang tưởng rằng chúng ta thực sự hoàn hảo đến mức không ai có thể vượt qua.
Trong mắt những người có tính tự phụ, ưu điểm của người khác thường không được họ coi trọng, bởi họ yêu bản thân mình hơn tất cả, những người khác trở nên nhỏ bé, tầm thường. Người tự phụ, thường có thái độ khinh khỉnh, phủ nhận những nỗ lực của người khác, hướng sự chú ý của mọi người đến với bản thân, bằng cách dùng những mỹ từ hoa lệ để tự đề cao bản thân.
Hoặc luôn mong muốn, thậm chí ép buộc người khác phải phục vụ, chiều theo thái độ “hơn người” của mình. Biểu hiện rõ nhất của tự phụ đó là căn bệnh “ngôi sao” của những người trong giới nghệ sĩ, dẫu rằng tên tuổi chẳng được đến đâu, fan hâm mộ thì được lèo tèo vài ba người, nhưng họ không biết giữ mình, tiếp tục cố gắng mà đã có thái độ kiêu kỳ, muốn người khác phải săn đón, chăm sóc như ông hoàng bà chúa nào đó, đối xử tệ bạc với nhân viên, với người hâm mộ,…
Tự phụ cũng xảy ra nhiều ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, tỉ như một cậu học sinh là học sinh giỏi nhất của một trường chuyên, thường xuyên nhận được sự ngưỡng mộ của bạn bè, sự khen ngợi, kỳ vọng của thầy cô cha, mẹ. Khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học với điểm số tương đối, cậu ta vẫn giữ thái độ cho rằng mình là người giỏi nhất, xứng đáng được nhận những lời khen ngợi, trầm trồ, sự chú ý của mọi người.
Cậu ta tiếp tục thói kiêu ngạo, không chủ động làm quen bạn mới, coi thường năng lực của những người xung quanh, không tích cực trao đổi kiến thức với bạn học vì nghĩ bản thân đã đủ giỏi, việc trao đổi là vô ích,… Và kết quả kỳ thi cuối kỳ, cậu ta bị shock khi nhận ra vị trí “thứ nhất” mà cậu luôn nghĩ sẽ là của mình lại là của một người bạn không biết tên, còn bản thân thì đứng gần chót lớp.
Như vậy có thể thấy rằng tự phụ, hay cái “tôi” quá lớn chỉ là thứ lợi bất cập hại, nó không những không giúp con người ta tiến bộ mà thậm chí là kéo người ta vào vũng bùn lầy của sự ảo tưởng, khoa trương. Việc quá kiêu căng, tự phụ trước hết là gây mất thiện cảm đối với những người xung quanh, khiến chúng ta khó có những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, sếp, bạn bè,…
Điều này cũng dẫn đến việc khó làm việc tập thể, hợp tác với bạn bè hay đồng nghiệp, thậm chí là sếp trong các công việc cần bàn bạc, họp hành.
Không chỉ vậy sự tự phụ còn khiến chúng ta trở nên chậm tiến, khó phát triển, bởi việc tự tin thái quá vào bản thân mà không biết những khuyết điểm, khiến con người tự động bỏ qua việc khắc phục, cải thiện bản thân mà thay vào đó là việc chìm đắm trong mơ ảo tưởng hỗn độn của mình, tầm nhìn trở nên hạn hẹp, không theo dõi được sự biến đổi của môi trường xung quanh, cuối cùng trở thành người “tối cổ” trong xã hội hiện đại vì cái “tôi” to bự của mình.
Cuối cùng, tự phụ là một kiểu tính cách mà không phải cá nhân nào cũng nhận biết được, bởi đôi lúc chúng ăn sâu vào tâm hồn, và những người xung quanh lựa chọn cách bỏ qua hoặc chấp nhận chúng một cách bao dung hoặc lảng tránh. Bản thân mỗi con người cần phải tự ý thức được những hành động và suy nghĩ của bản thân đang nằm ở mức độ nào bằng cách để ý thái độ của những người xung quanh. Đánh giá đúng đắn về năng lực của cá nhân để đưa ra được lối ứng xử phù hợp.
Đôi khi chúng ta nên nhờ cậy đến sự giúp đỡ của người thân bạn bè để họ có thể khai mở giúp chúng ta nhìn ra những khuyết điểm của bản thân, từ đó khắc phục tính tự phụ và cải thiện để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên 🌹 15 Bài Mẫu Hay
Bài Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Lớp 7 – Bài 10
Bài Văn Nghị Luận Về Tính Tự Phụ Lớp 7 để truyền đạt những thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống.
Con người chúng ta sinh ra đều có những tính cách khác nhau, nó chính là cơ sở tạo ra sự phát triển, và thành công ở mỗi người là khác nhau. Không ai giống ai trong xã hội cả. Trong những đức tính của con người thì đức tính tự tin là vô cùng quan trọng. Nó giúp con người ta hoàn thiện bản thân mình, tự tin đứng trước đám đông, giao tiếp tạo ra những mối quan hệ có lợi cho công việc, học tập của mình.
Những người tự tin thường dễ dàng gặt hái được thành công hơn những người khác bởi họ dám theo đuổi ước mơ, dám làm việc theo cách riêng của mình và chịu trách nhiệm về công việc. Tuy nhiên tự tin như thế nào cho đúng lại không phải việc làm dễ bởi nhiều khi tự tin thái quá con người lại dễ rơi vào tình trạng tự phụ. Nếu tự tin đưa con người tới sự thành công được người khác kính nể, yêu mến thì tự phụ lại khiến con người gặp thất bại, bị bạn bè đồng nghiệp ghét bỏ, xa lánh, cô độc.
Tự tin là gì? Tự tin chính là một phẩm chất trong tính cách của con người nó thể hiện ra bằng những hành động quyết đoán, thái độ cương quyết, hành động mau lẹ không do dự. Tự tin là sự tin tưởng vào năng lực của bản thân mình, rằng mình có thể làm được một việc gì đó và thuyết phục người khác tin vào mình.
Tự phụ là gì? Tự phụ là việc vỗ ngực tự cho ta đây là tài giỏi, không nghe người khác can ngăn, cứ nhất quyết cho rằng mình đúng. Nói theo một cách nào đó tự phụ chính là mức độ tự tin quá cao, tới mức làm mờ ý chí suy nghĩ, phân tích của bản thân. Người tự phụ thường là những người luôn cho mình là giỏi nhất không ai giỏi hơn mình, nên thường có thái độ hống hách coi thường ý kiến người khác, rồi bảo thủ luôn cho ý kiến của mình là chính xác bắt người khác phải làm theo ý mình.
Người tự phụ thường khiến người khác vô cùng khó chịu nên họ thường bị cô độc, lẻ loi một mình. Nếu như tự tin đưa chúng ta tới thành công thì tự phụ lại dẫn ta tới thất bại. Bởi một người mắc bệnh tự phụ thì không nhìn thấy người khác tài giỏi không mở rộng kiến thức, tích lũy thêm kinh nghiệm mà chỉ nghĩ ta đã giỏi nhất vì vậy việc thất bại là điều dễ hiểu.
Bởi trong cuộc sống muôn màu nếu chúng ta giỏi thì lại có người khác giỏi hơn ta, đòi hỏi con người chúng ta phải không ngừng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để không bị tụt hậu. Những người tự phụ không nhìn ra điều đó nên họ thường bị bỏ lại phía sau một mình đơn độc.
Là một học sinh còn ngồi trong ghế nhà trường mỗi bạn học sinh chúng ta cần phải tự rèn luyện tính cách tự tin cho mình. Tự tin giúp chúng ta có thể trả lời lưu loát các câu hỏi trước đám đông. Tự tin giúp chúng ta năng động hơn trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Tự tin cần một quá trình rèn luyện mới có được chứ không thể nào có trong một hai ngày do đó chúng ta hãy tích lũy kiến thức, kinh nghiệm từ từ để có thể có được sự tự tin.
Tuy nhiên, chúng ta cần đặt cho mình những giới hạn riêng để sự tự tin của mình không thành quá lố bịch, biến thành tự phụ. Trong một cuộc thảo luận nên lắng nghe ý kiến người khác, phân tích tình hình chu đáo tránh việc bảo vệ ý kiến của mình một cách mù quáng, không nhận ra sai lầm của mình.
Một người tự tin đúng lúc đúng chỗ sẽ dễ dàng gặp thành công trong cuộc sống, được bạn bè yêu quý nể phục vì vậy ngay từ hôm nay chúng ta hãy rèn luyện đức tính tự tin để hoàn thiện mình ngày càng tốt hơn.
Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Về Lòng Khiêm Tốn ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay