Nghị Luận Rác Thải Nhựa Gây Ô Nhiễm Môi Trường ❤️️ 36+ Bài ✅ Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất Được SCR.VN Chọn Lọc Và Chia Sẻ.
Dàn Ý Nghị Luận Rác Thải Nhựa
Trước khi bắt đầu viết bài, việc lập dàn ý nghị luận rác thải nhựa sẽ giúp định hướng cho các em học sinh bố cục và những luận điểm chính quan trọng. Tham khảo chi tiết dàn ý nghị luận về rác thải nhựa như sau:
I. Mở bài:
Nêu vấn đề: Nhựa là một trong những chất liệu tiện dụng nhất mà con người từng phát minh. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính thứ chất liệu này gây nên.
II. Thân bài:
a. Giải thích khái niệm rác thải nhựa:
- Là sản phẩm làm từ nhựa đã qua sử dụng và bị bỏ đi
- Một số loại rác thải nhựa: Túi nilon, chai nhựa, ống hút, ca, cốc nhựa,
- Đặc điểm rác thải nhựa: khó phân hủy, phát tán vi nhựa ra ngoài môi trường
b. Hiện trạng rác thải nhựa:
- Lượng tiêu thụ rất lớn.
- Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển, đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường.
- Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.
- Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi.
- Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen.
- Lĩnh vực tái chế rác thải nhựa chưa phát triển công nghệ tái chế chậm tiến bộ: Chủ yếu là chôn lấp nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lỗi thời, không thể xử lý trên quy mô lớn
c. Hậu quả của rác thải nhựa:
- Ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và sinh vật.
- Rác thải từ nhựa đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương.
- Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người.
- Làm nghiêm trọng hơn tình trạng nóng lên của Trái Đất.
- Nhựa rất khó phân hủy và tái chế, dù là đốt hay chôn dưới lòng đất.
d. Giải pháp cho vấn đề rác thải nhựa:
- Thay đổi thói quen sử dụng chế phẩm từ nhựa
- Phân loại và tái chế rác thải nhựa
- Tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nguy hại của rác thải nhựa, lên án những hành vi xử lý rác thải nhựa không đúng cách.
- Tìm kiếm vật liệu thay thế: nhựa sinh học thay thế cho nhựa plastic
III. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề về rác thải nhựa hiện nay, liên hệ thực tế và rút ra bài học nhận thức.
SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Trình Về Môi Trường, Ô Nhiễm Và Bảo Vệ Môi Trường 💧 15 Bài Mẫu Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Rác Thải Nhựa – Mẫu 1
Gợi ý viết đoạn văn nghị luận về rác thải nhựa sẽ giúp các em học sinh nắm được cách diễn đạt ý văn nghị luận xã hội một cách logic và chặt chẽ.
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. Đặc biệt là đối với rác thải nhựa, với đặc tính bền vững trong tự nhiên, rác thải nhựa (chai nhựa, túi ni-lông, hộp đựng đồ ăn, cốc…) cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới.
Túi nilon đã trở thành vật dụng khó có thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Nó gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Hiện nay con người đang quá phụ thuộc vào vật dụng nhựa dùng một lần, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.
Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.
Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…
Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon nguời sử dụng cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thuờng bằng cách sử dụng túi dùng nhiều lần và có khả năng phân huỷ sinh học khi đi mua hàng; không nên dùng túi nilon rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, có vị chua. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định.
Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức tiến bộ, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.
Chia sẻ thêm 🍀 Suy Nghĩ Của Em Về Hiện Tượng Vứt Rác Bừa Bãi 🍀 15 Mẫu Hay Nhất
Viết Đoạn Văn Nghị Luận Ngắn Về Rác Thải – Mẫu 2
Luyện tập viết đoạn văn nghị luận ngắn về rác thải sẽ giúp các em học sinh ôn tập nhanh chóng để chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Hành tinh xanh của chúng ta đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn mà chúng ta đang không thể nào giải quyết được. Rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa đang lại một vấn nạn mà chưa quốc gia nào có cách giải quyết. Chúng ta ngày nào cũng phải nghe những thông tin rất nhiều rác thải nhựa được vứt ngoài bãi biển, khiến cho các loài động vật dưới biển ăn phải.
Hàng ngày chúng ta gặp không biết bao nhiêu người sử dụng những túi ni lông, cốc nhiệt, các chai lọ,… Đất nước càng phát triển khiến cho con người ta luôn tìm đến những thứ gì đó tiện lợi mà những vật dụng khác thì sẽ tìm và không có nhiều như đồ nhựa. Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải.
Rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một.
Những mối hại như vậy, cần cả nhân loại chung tay góp sức để giảm thiểu chúng, đây không phải là trách nhiệm của một ai, một tổ chức nào mà là tất cả mỗi chúng ta. Trả lại một hành tinh xanh, sạch, đẹp.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Nghị Luận Xã Hội Rác Thải Nhựa Hay Nhất – Mẫu 3
Bài văn nghị luận xã hội rác thải nhựa hay nhất được chọn lọc dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Rác thải nhựa hay còn được gọi là “Ô nhiễm trắng” là hiểm họa đang rình rập và sẵn sàng giết chết môi trường toàn cầu. Còn gì đáng sợ hơn khi các đồ nhựa được ưa chuộng, được ưu tiên sử dụng thế nhưng khi không còn sử dụng nữa chúng lại đeo bám trong môi trường sống của chúng ta hàng trăm thậm chí hàng nghìn năm.
Vấn đề rác thải nhựa cho đến bây giờ vẫn chưa thể giải quyết được, và cũng có thể mất rất lâu nữa để có thể giải quyết triệt để. Mỗi người cần phải nhìn nhận thật rõ về bản chất của nhựa và tác hại của chúng đến môi trường, sức khỏe của chính mình.
Rác thải nhựa là gì? Chúng từ đâu mà có? Các sản phẩm làm từ nhựa khi còn đang sử dụng thì được gọi là sản phẩm nhựa nhưng đến khi sản phẩm nhựa đó không còn sử dụng được nữa và phải bỏ đi thì đó chính là rác thải nhựa. Giống như việc bạn uống nước trong chai nhựa, khi bạn uống hết nước và bỏ chai đi thì lúc đó chai nhựa đựng nước lại thành rác thải nhựa.
Việc sử dụng chế phẩm từ nhựa đồng nghĩa với việc thải ra rác nhựa, ngoài chai nhựa còn có nhiều loại như túi nilon, ca cốc nhựa, ống hút nhựa,… đều là những vật dụng quá quen thuộc gần như không thể thiếu của chúng ta. Rác thải nhựa trở thành vấn đề nan giải chính bởi tính chất khó phân hủy, chúng ta dễ dàng tạo ra nhựa nhưng để nhựa tự phân hủy thì phải mất hàng trăm, nghìn năm. Rác thải nhựa còn có khả năng phát tán vi nhựa ra môi trường.
Các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang rất đau đầu về tình trạng gia tăng rác thải nhựa và vấn đề xử lý cũng như tái chế rác thải nhựa. Nhu cầu sử dụng càng lớn, nhựa sản xuất ra càng nhiều dẫn đến không thể kiểm soát rác thải nhựa. Trên thế giới mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ thì ở Việt Nam một gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, hàng năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường.
Bất cứ đâu có hoạt động sống của con người thì đều có rác thải nhựa, rác thải nhựa có mặt ở khắp mọi nơi, rất bừa bãi và không được phân loại rõ ràng. Bởi ở nước ta hiện nay cũng như đa số người dân trên thế giới không có thói quen phân loại rác, rác thải nhựa, có đến 4,8 – 12,7 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm.
Ở Việt Nam lĩnh vực tái chế rác thải nhựa chưa phát triển và công nghệ tái chế chậm tiến bộ, xử lý rác thải nhựa chủ yếu vẫn là chôn lấp nhưng vẫn gây ô nhiễm. Đa số các công ty xử lý rác thải nhựa là công ty nhỏ, công nghệ lỗi thời, không thể xử lý trên quy mô lớn. Hậu quả đến từ rác thải nhựa là rất nghiêm trọng, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến các môi trường khác như môi trường đất, môi trường nước.
Ví dụ như túi nilon trong đất làm cho đất không giữ được nước, ngăn cản quá trình hấp thụ dưỡng chất của cây cối; túi nilon vứt xuống ao hồ làm tắc nghẽn, ứ đọng sinh ra nhiều vi khuẩn. Môi trường đất nước ô nhiễm bởi túi nilon ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nếu đem túi nilon để đốt chúng sẽ sinh ra chất khí độc dioxin và furan rất có hại cho con người khi hít phải như ảnh hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch.
Hàng ngày, hàng giờ rác thải vẫn đang được thải ra, đe dọa đến sinh thái, sức khỏe con người và xa hơn là sự phát triển bền vững trên toàn cầu. Rác thải nhựa tồn tại hàng trăm nghìn năm nếu không xử lý kịp thời Trái Đất sẽ ngập trong rác thải nhựa, mọi môi trường đều bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa và con người không thể sinh sống được.
Để giải quyết được vấn đề rác thải nhựa, chúng ta phải đi từ căn nguyên, khởi đầu của rác thải nhựa, nếu không dùng các sản phẩm từ nhựa nữa thì chắc chắn sẽ không thải ra rác thải nhựa. Vì thế mọi người cần thay đổi thói quen sử dụng chế phẩm từ nhựa đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy dùng sản phẩm từ thủy tinh, sứ, gốm, hợp kim,…
Bên cạnh đó nhất định phải phân loại rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp cho quá trình xử lý rác được tốt hơn. Cần thiết phải tuyên truyền, giáo dục nhận thức về nguy hại của rác thải nhựa, lên án những hành vi xử lý rác thải nhựa không đúng cách, ví dụ như phát động những chiến dịch thu gom rác thải nhựa trên bờ biển. Nhìn ra xa chúng ta cần phải tìm ra được vật liệu thay thế nhựa, có thể là nhựa từ sinh học thay cho nhựa plastic như bây giờ.
Cần chung tay hành động vì một môi trường sống trong lành, bảo vệ môi trường trái đất tránh khỏi những ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Vấn đề rác thải nhựa có thể giải quyết được hay không tùy thuộc vào ý thức, hành vi và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa của bạn. Hãy dừng lại ngay việc sử dụng sản phẩm nhựa một lần, hãy lan tỏa thông điệp này đến bạn bè ở trường lớp, những người xung quanh để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Bài Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Đất, Không Khí 🌟 Những Bài Viết Hay
Văn Nghị Luận Rác Thải Nhựa Ngắn Gọn – Mẫu 4
Tham khảo bài văn nghị luận rác thải nhựa ngắn gọn với cách hành văn súc tích, luận điểm rõ ràng giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả.
Báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy, mỗi năm trên toàn thế giới sử dụng khoảng 500 tỷ chai nhựa, hơn 500 tỷ túi ni-lông. Lượng rác thải nhựa đủ để phủ kín gấp bốn lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó 13 triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương. Việc lạm dụng sử dụng túi ni-lông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả khôn lường với môi trường.
Theo một số nghiên cứu, trung bình để phân hủy hoàn toàn các chất thải từ nhựa và nilon phải mất hàng trăm năm. Chất thải nhựa nilon khi đốt sẽ tạo ra khí thải tồn tại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người; rác thải nhựa nằm rất nhiều dưới đáy đại dương và sẽ trở thành một phần thức ăn đầu độc các sinh vật biển.
Đáng lo ngại, ô nhiễm nhựa gây thiệt hại to lớn cho môi trường và hệ sinh thái như rác thải nhựa bóp nghẹt dòng chảy của các dòng sông, gây phá hủy, hoặc suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loại sinh vật bị chết do vướng vào lưới đánh cá bị mất, hoặc bị bỏ lại trên các đại dương, cũng như ăn nhầm nhựa do nhầm lẫn với thức ăn. Các hạt vi nhựa có lẫn trong nước biển có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có sẵn trong nước biển và trầm tích biển.
Các hạt này theo chuỗi thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý cho các loài sinh vật bậc cao hơn, bao gồm cả con người. Việt Nam đang đứng thứ 17 trong số 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới.
Bên cạnh việc phải giải quyết những vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, thì rác thải nhựa, ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà con người phải đối mặt. Vì vậy, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (tuần thứ ba tháng 9 hằng năm) năm 2019, được Liên hợp quốc tập trung vào vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa bằng việc khuyến khích tất cả các quốc gia và địa phương cùng nhau hành động chống ô nhiễm rác thải nhựa.
Nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của chất thải nhựa, túi ni-lông đối với kinh tế – xã hội, môi trường và sức khỏe con người; xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân.
Các doanh nghiệp, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, từng bước giảm đến mức thấp nhất, hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần, khó phân hủy; tổ chức sản xuất các sản phẩm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường bảo đảm chất lượng, kỹ thuật và quy định của pháp luật…
Mỗi người dân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải nhựa bằng các sáng kiến và hành động cụ thể, thiết thực. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni-lông thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày; sử dụng thay thế bằng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng…
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Trình Về Ô Nhiễm Môi Trường Nước 🍀 15 Bài Mẫu Hay
Nghị Luận Ô Nhiễm Rác Thải Nhựa – Mẫu 5
Nghị luận ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề mang tính thời sự hiện nay, dưới đây là bài văn mẫu với những dẫn chứng cụ thể để các em học sinh tham khảo.
Con người đang phụ thuộc rất lớn vào nhựa. Năm 1950, sản lượng nhựa toàn cầu chỉ khoảng 2 triệu tấn mỗi năm, còn hiện tại, con số ấy đã tăng lên 330 triệu tấn. Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển, đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường. Câu hỏi được đặt ra là, vậy phần lớn rác thải từ nhựa sẽ đi đâu? Theo các số liệu, đến năm 2015, đã có khoảng 6.300 triệu tấn chất thải nhựa được con người tạo ra.
Tuy nhiên, chỉ 9% trong số đó có thể tái chế, 12% bị đốt và 79% nằm trong những bãi rác hoặc bị vứt bừa bãi khắp Trái đất, cả trên đất liền và trên biển. Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, làm thay đổi tính chất vật lí của đất, gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng.
Bên cạnh đó, rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi. Theo các chuyên gia ước tính, hiện nay, 33,5 triệu tấn rác thải nhựa đang lênh đênh trên đại dương, và mỗi một dặm vuông (khoảng 2,6 km vuông) nước biển có khoảng 46.000 phế phẩm từ nhựa trôi nổi. Con số này vẫn đang gia tăng một cách đáng sợ.
Chỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong 40 năm qua, lượng phế thải nhựa gia tăng tới 100 lần. Theo thống kê của Liên hợp quốc, ước tính đến năm 2050, nhựa trong đại dương sẽ nhiều hơn cả cá. Và nếu nối tất cả rác thải từ nhựa được con người vứt bừa bãi trong một năm thành một sợi dây thì độ dài của sợi dây ấy có thể quấn quanh Trái đất tới 4 vòng.
Cũng theo báo cáo của Liên hiệp quốc, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới. Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen.Rác thải từ nhựa cũng đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương. Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa.
Xác một con cá nhà táng vừa được phát hiện tại Indonesia, trong dạ dày nó có chứa: 115 ly nhựa, 25 chiếc túi nhựa, 4 chai nhựa, 4 đôi dép kẹp và hơn 1000 mảnh nhựa. Không khó để tìm kiếm những hình ảnh sinh vật chết do ăn phải nhựa hoặc bị mắc kẹt vào nhựa dẫn đến biến dạng cơ thể trên internet. Ngoài ra, do thời gian phân hủy rất lâu nên khi rơi xuống biển, rác thải nhựa phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô, gây biến dạng hệ sinh thái dưới đáy biển.
Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người. Nhựa phân rã thành vi nhựa, và những vi nhựa này được hấp thụ bởi các loài khác nhau, ví dụ như sinh vật phù du, các loài cá và các loài chim… Con người nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn này. Đại diện thường trực của Na Uy tại Liên Hợp Quốc Mari Skare phát biểu: “Cá ăn nhựa và con người ăn cá, vì vậy chúng ta có một vấn đề”.
Bạn có biết: Nếu bạn ăn cá mỗi bữa cơm thì số lượng hạt vi nhựa bạn ăn vào người là 11.500 hạt / năm; nếu bạn thích ăn nghêu / hàu – thì mỗi con chứa tối thiểu 8 hạt vi nhựa trong phần thịt; ở cấp tế bào, mỗi một tế bào trong lòng đại dương chứa khoảng 8 phân tử nhựa; độc tố từ nhựa được nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hàng ngày, và đương nhiên con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự.
Tuy vậy, làm sao để để xóa sổ toàn bộ số lượng nhựa, túi nilon khổng lồ này lại là điều không hề dễ dàng. Thời gian phân rã của các phế phẩm từ nhựa luôn xếp top đầu trong số các loại rác thải, khoảng 350 – 1.000 năm nếu chôn dưới lòng đất. Cần phân biệt rõ, phân rã và phân hủy là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Phân hủy là quá trình vi sinh vật tiêu hóa và biến nó thành các phân tử hữu cơ, phục vụ cho sự sống mới.
Trong khi đó, phân rã là quá trình chia vật lớn thành những vật nhỏ hơn. Các vi khuẩn rất khó để ăn được nhựa. Cơ bản nhựa không bị tiêu hủy mà chỉ bị cắt nhỏ, những mảnh nhựa lớn sẽ bị rã ra thành vi nhựa theo thời gian.Chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được tác hại của rác thải trên đất liền, ngoài đại dương và khắp mọi nơi.
Con người đang đánh đổi sự tiện lợi trước mắt lấy những thiệt hại lâu dài về môi trường cũng như tương lai Trái đất. Chưa bao giờ, việc loại bỏ vật dụng này khỏi cuộc sống lại cấp thiết như hiện nay. Với những con số đáng báo động, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức và hành động của cả cộng đồng và cá nhân để đối phó với vấn đề này.
Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.
Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilông, năm 2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe con người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường. Đồng thời, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.
Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới
Nghị Luận Nói Không Với Rác Thải Nhựa – Mẫu 6
Để hoàn thành tốt bài văn nghị luận nói không với rác thải nhựa, dưới đây là những gợi ý làm bài và cách hành văn hay, giàu ý nghĩa.
Hiện nay, rác thải nhựa đang là mối đe dọa đến môi trường toàn cầu. Những sản phẩm từ nhựa tuy tiện lợi nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm do rác thải nhựa đã đạt tới những con số đáng báo động. Vậy, chúng ta phải làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh xanh – sạch – đẹp.
Các sản phẩm, dụng cụ làm từ nhựa rất đa dạng. Gồm có ly nhựa, túi nilon, hạt nhựa, chai, hộp nhựa, hộp đựng thức ăn, ống hút … Bởi tính tiện dụng, giá thành rẻ, dễ gia công, dễ sử dụng và khả năng tái chế cao, các sản phẩm từ nhựa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường.
Bên cạnh đó, chất thải nhựa khi đốt bên ngoài môi trường sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan. Đây là những chất kịch độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Sự ra đời của nhựa và các sản phẩm từ nhựa mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nhựa cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường tự nhiên. Lượng rác thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và từ các điểm du lịch ngày càng nhiều. Rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn nạn lớn của xã hội.
Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm. Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi.
Vậy nguyên nhân của vấn đề rác thải nhựa đang ngày càng tăng cao là do đâu? Đâu tiên chính là thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần. Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều này càng làm tăng gánh nặng cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Công tác phân loại rác, xử lý rác thải còn hạn chế. Ý thức người dân còn kém: người dân có ý thức kém, chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều. Trước hết, hãy hạn chế sử dụng những đồ nhựa dùng một lần và túi nilon. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người dân về vấn đề rác thải. Hãy sống theo tinh thần: Mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy môi trường sống mới trở nên xanh – sạch – đẹp và Trái Đất mới thực sự là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
Đón đọc tuyển tập 🌹 Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Quê Hương 🌹 15 Bài Hay
Nghị Luận Về Rác Thải Nhựa Trong Trường Học – Mẫu 7
Bài văn nghị luận về rác thải nhựa trong trường học sẽ mang đến những thông điệp ý nghĩa và có giá trị giáo dục đối với thế hệ trẻ về ý thức bảo vệ môi trường.
Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.
Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Điều đáng lo ngại là phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới phân hủy hết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đe dọa các hệ sinh thái và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Số lượng rác thải nhựa, túi nilon thải ra tăng dần theo từng năm. Đây là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.
Môi trường học tập chính là nơi chúng ta tiếp thu nhiều kiến thức hay trong cuộc sống. Nhưng nó lại là nơi mà nhiều học sinh chúng ta xả rác thải bừa bãi, nơi sản xuất ra nhiều loại vỏ bánh kẹo, hoa quả, các loại giấy tờ giấy nháp bứt bừa bãi. Lượng rác thải trong trường học có một phần lớn là rác thải nhựa khó phân huỷ như vỏ bánh kẹo, vỏ chai dùng một lần cùng các loại đồ dùng học tập hư hỏng bị vứt bỏ. Đây đều là những tác nhân ảnh hưởng lớn đến môi trường sống.
Nhiều cô cậu học trò vẫn khoác trên mình những chiếc áo đồng phục vô cùng trắng tinh, nhưng lại thản nhiên vứt vỏ bánh mình vừa ăn ra sân trường, dù ở đó vài bước chân có rất nhiều thùng rác. Mỗi buổi tan tầm về nhiều bạn học sinh thản nhiên vứt những tờ giấy nháp của mình vương vãi trên lớp học hoặc nơi sân trường một cách thoải mái như một hành động không có gì đáng lên án.
Một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường vậy mà lại biến môi trường của mình trở thành nhếch nhách, ô nhiễm trở nên bẩn thỉu xấu xí điều này thật sự là một hành vi vô cùng đáng lên án với những bạn học sinh thường xuyên xả rác thải bừa bãi trên sân trường, trong trường học.
Nguyên nhân của việc xả rác thải trong trường học do đâu? Nguyên nhân chủ yếu vẫn do ý thức của con người quá kém mỗi chúng ta không tự mình ý thức được việc bảo vệ môi trường là điều vô cùng cần thiết. Bạn đang sống trong một môi trường văn minh, một trường học mà bạn coi như một mái nhà thứ hai của mình gắn bó với nó nhiều năm. Vậy mà bạn lại đi xả rác thải trong ngôi nhà mà mình yêu quý.
Hành động này thật sự vô cùng đáng lên án. Nó là một hành động thể hiện cho việc thiếu ý thức, thiếu văn minh của chính bạn học sinh xả rác trong trường học. Nó khiến cho ngôi trường của bạn đang học trở nên kém văn minh và không được đẹp đẽ trong mắt người khác.
Việc xả rác thải bừa bãi trong trường học gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nó làm mất mỹ quan trường học, gây mất vệ sinh cho trường học, lâu ngày còn biến trường học thành bãi rác lớn có thể xuất hiện những dịch bệnh lạ ảnh hưởng tới sức khỏe của chính các bạn. Khi môi trường học của bạn bị ô nhiễm nó sẽ làm cản trở việc tiếp thu kiến thức của bạn bởi mùi hôi thối của rác thải, của những vật nuôi ký sinh trùng như ruồi muỗi, những con vật có thể gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Hành vi học sinh xả rác thải bừa bãi trong trường học là một hành động vô cùng đáng lên án. Mỗi chúng ta cần phải có ý thức để cho các bạn cảm thấy xấu hổ và từ bỏ hành vi xấu này. Bởi đó là một hành vi vô cùng thiếu văn hóa của một người đang đi tìm kiếm tri thức. Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một trường học sạch đẹp, khang trang, muốn như vậy chúng ta cần loại bỏ những hành vi không được đẹp mắt, văn minh này ra khỏi cuộc sống của chúng ta.
Để loại bỏ tình trạng này cần phải có sự kết hợp giữa các bạn học sinh và nhà trường. Mỗi trường học hãy đề ra những quy định riêng của mình. Nếu bạn nào vi phạm nội quy của trường cần xử lý nghiêm minh để nêu gương cho các bạn khác.
Việc xả rác thải bừa bãi trong trường học là một việc làm vô cùng xấu hổ, chúng ta cần phải tự ý thức được hành động của mình. Các bạn học sinh chính là trụ cột của đất nước trong tương lai. Chính vì vậy, ngay từ hôm nay các bạn cần phải có ý thức bảo vệ quê hương đất nước mình, mà cụ thể ở đây chính là ngôi trường mà các bạn đang theo học.
Chia sẻ 🌼 Nghị Luận Cảm Ơn Đời Mỗi Sớm Mai Thức Dậy Ta Có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương 🌼 12 Bài Hay
Nghị Luận Rác Thải Nhựa Bức Tử Kênh Rạch Tại TP.HCM – Mẫu 8
Dưới đây là bài văn mẫu nghị luận rác thải nhựa bức tử kênh rạch tại TP.HCM với một thực trạng đáng báo động hiện nay.
TP.HCM có khoảng 2.000km kênh rạch, đóng vai trò quan trọng trong việc thoát nước trên địa bàn thành phố. Những năm qua, với sự nỗ lực của thành phố, nhiều kênh đã dần hồi sinh, tạo bộ mặt đẹp đẽ cho thành phố. Nhưng vẫn còn đa số kênh rạch khác vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng ô nhiễm bởi rác, nước thải, đặc biệt là rác thải nhựa. Đi dọc các tuyến kênh rạch, không khó khăn gì để ghi nhận hình ảnh rác thải, bao bì tràn ngập hai bờ, dưới chân cầu và miệng cống.
Theo thống kê, lượng rác thải nhựa vớt lên từ các tuyến kênh mỗi ngày lên đến khoảng 4 tấn, khiến nhiều con kênh dần trở thành con kênh chết. Rác, dép nhựa, chai nhựa, túi nylon trôi dạt trên các tuyến kênh tại TP.HCM như: kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé…; nguồn nước ô nhiễm đen kịt. Rác không những gây tắt nghẽn dòng chảy mà còn gây mất cảnh quan đô thị. Theo chính người người sống ven sông, trước đây mỗi chiều đến, người dân còn ra bờ sông hóng mát nhưng đến nay, không ai dám bén mảng ra bờ sông này.
Theo chuyên gia về môi trường, rác thải nhựa là nguyên nhân “giết chết” những dòng kênh này. Mỗi năm, TP.HCM phải chi hàng ngàn tỷ đồng cho việc xử lý rác, trong đó việc vớt rác và xử lý rác thải nhựa trên các kênh rạch, sông suối chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Tuy nhiên chính việc thiếu ý thức của người dân trong việc vứt rác đã biến nhiều kênh rạch của TP.HCM thành những con kênh chết.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu về nước khu vực châu Á (CARE – thuộc ĐH Bách khoa TP.HCM), thì trung bình một người dân sống ở TP.HCM thải từ 350g đến hơn 7,2 kg rác nhựa ra kênh rạch và các hệ thống sông mỗi năm. Trong 1 m3 nước sông Sài Gòn có 10 đến 233 mảnh nhựa và trong 1 lít nước có khoảng 172 đến 519 sợi nhựa từ các loại vải nhân tạo, vải tổng hợp, hộp xốp…
Đây là chỉ số khá cao vì với cùng mật độ dân số và phương pháp lấy mẫu giống nhau, nhưng trong 1m3 nước sông Seine ở Pháp chỉ có 0,28-0,47 mảnh nhựa và có từ 3-106 sợi vải/lít nước. Điều này cho thấy, với hành vi vô ý thức của mình khi xả thải, nhất là xả thải rác thải nhựa thì mỗi người dân của TPHCM đang góp phần “giết chết” sông Sài Gòn. Nếu rác hữu cơ có thời gian phân hủy chỉ 7-15 ngày thì những vật dụng gắn bó với đời sống con người như bàn chải đánh răng, tã dùng một lần, chai nước nhựa có thời gian phân hủy lên đến 500 năm.
Khi các loại rác thải nhựa này theo dòng nước trôi xuống sông thì một phần sẽ trôi ra biển và một phần sẽ lắng đọng lại, chìm xuống đáy sông. Và quá trình phân hủy không làm cho nhựa biến mất mà chuyển thành những hạt nhựa nhỏ hơn 5 mm mà mắt thường không thể nhìn thấy. Theo quy luật tuần hoàn, khi các hạt vi nhựa được các loài động vật sinh sống ở dưới nước ăn vào, tích tụ trong cơ thể và khi con người sử dụng chúng làm thực phẩm thì con người lại nhiễm hạt vi nhựa.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm sông ngòi, kênh rạch đang diễn ra ngày càng phức tạp hơn, đặc biệt là rác thải nhựa. Và mỗi người dân nên dần hạn chế thói quen sử dụng nhựa một lần, thay vào đó là các loại vật dụng tái sử dụng được nhiều lần, đặc biệt là không xả rác bừa bãi ra kênh rạch hay môi trường, để có thể kịp thời cứu lấy những dòng sông và đồng thời cũng đảm bảo được an ninh nguồn nước cho tương lai.
Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào
Nghị Luận Rác Thải Và Môi Trường Học Sinh Giỏi – Mẫu 9
Tài liệu văn mẫu nghị luận rác thải và môi trường học sinh giỏi sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.
Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc sống của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc tân tiến. Tuy nhiên, kéo theo đó là một số hệ lụy mà chúng ta không thể coi thường. Và một trong số đó là vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường. Có thể nói, hiện nay, đây là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên, không phải ai cũng có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường và hạn chế những vấn đề rác thải.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đang thải ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải. Nếu như tất cả các loại rác thải ấy được để hết vào thùng rác để đưa về nhà máy rác xử lí thì môi trường của chúng ta đã bớt ô nhiễm. Nhưng thực trạng cho thấy, trong rất nhiều tình huống hàng ngày, chúng ta đang vô tình hoặc cố tình xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường.
Rác thải đặc biệt là rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối. Có rất nhiều người có thể vô tình, hoặc cố tình xả rác ngay tại chỗ, đó cũng là những hành động vô ý thức, gây mất mĩ quan và ô nhiễm môi trường. Ngay cả ở các khu du lịch, có rất nhiều các thùng rác, biển cấm xả rác, nhưng vẫn có những người khách du lịch có vẻ vẫn không quan tâm đến việc này cho lắm. Họ vẫn “tiện tay” vứt rác khắp mọi nơi, khiến cho những nơi đang đẹp đẽ lại trở nên xấu đi bởi sự điểm xuyết của túi ni lông, của vỏ chai.
Việt Nam chúng ta có rất nhiều những khu du lịch đẹp, thế nhưng đang bị tàn phá dần dần bởi sự vô ý thức của một số người khách tham quan. Trong các trường học, hiện tượng xả rác bừa bãi cũng rất phổ biến. Các bạn học sinh thản nhiên vứt những tờ giấy không dùng đến hay vỏ hộp đồ ăn vào ngăn bàn mà không chịu đem ra thùng rác vứt. Có nhiều bạn thậm chí còn để đồ ăn thừa vào trong ngăn bàn. Và chỉ một vài ngày sau, đồ ăn đó bị hỏng, mốc, sẽ bốc mùi gây ảnh hưởng đến không khí của cả phòng học.
Bài học vứt rác đúng nơi quy định là một bài học mà mỗi chúng ta đều được học từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, và được thầy cô, người lớn nhắc nhở rất nhiều. Vậy mà vẫn còn rất nhiều bạn làm không đúng, dẫn đến rất nhiều rác thải trong môi trường học tập của lớp.
Ngay cả ở nông thôn, nơi mà vẫn được chúng ta vẫn coi là một nơi có bầu không khí rất trong lành. Tuy nhiên, càng ngày, vùng nông thôn lại càng bị ô nhiễm nặng nề. Một phần do ở nông thôn, mọi người vẫn chưa có nhiều ý thức bảo vệ môi trường. Rác thải thường chỉ được đổ tập trung tại một nơi gần nhà, hoặc vứt bừa ra đường chứ chưa có nhiều thùng rác.
Hơn nữa, ở nông thôn, còn có rất nhiều các loại rác thải hóa học. Người nông dân sau khi sử dụng phân bón hóa học xong không vứt bao bì, chai lọ đựng phân bón ra ngay bờ ruộng chứ không vứt vào thùng rác. Lâu dần, những mảnh chai lọ có thể gây bị thương cho người khác, chất hóa học dư thừa sẽ ngấm vào đất gây ra những tác hại rất lớn như ngấm vào gây ô nhiễm nguồn nước.
Nguyên nhân của tình trạng rác thải bị xả bừa bãi hiện nay là gì? Thứ nhất, đó là do ý thức của người dân chưa tốt. Mọi người thường có tâm lí rằng, vứt một chút rác ra đường thì đâu có sao. Thế nhưng, họ không biết rằng, mỗi người một chút, hơn bảy tỉ người trên thế giới, sẽ khiến Trái đất của chúng ta trở thành hành tinh rác nếu như đống rác thải ấy không được xử lí kịp thời.
Thứ hai, đó là do người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Đây cũng là hậu quả của việc các cơ quan có thẩm quyền chưa tuyên truyền, giáo dục đúng cách. Vì thế, đa số người dân vẫn chưa quan tâm nhiều đến việc bảo vệ môi trường, cũng như chưa quan tâm đến việc bỏ rác vào đúng nơi quy định. Hơn nữa, hệ thống xử lí rác thải của nước ta còn lạc hậu, nên chưa xử lí được triệt để rác thải.
Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể hạn chế được việc thải rác ra môi trường, cũng như hạn chế việc mọi người xả rác vô ý thức? Đầu tiên, phải nâng cao ý thức của mỗi người dân. Người dân có ý thức thì sẽ hạn chế được việc vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Hơn nữa, chúng ta cần khuyến khích việc tái sử dụng túi nilon, sử dụng nhiều các túi hữu cơ để có thể bảo vệ môi trường.
Túi nilon khi không được xử lí trong các nhà máy mà chỉ bị chôn xuống đất thì sẽ rất khó phân hủy, và gây hại cho đất. Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần thắt chặt và xử phạt thật nặng đối với những đối tượng vi phạm. Chỉ có như thế, vấn đề rác thải mới có thể giảm được phần nào.
Rác thải đang càng ngày càng nhiều, việc tuyên truyền và nâng cao ý thức người dân cũng được thực hiện ngày một tốt hơn. Đó là một dấu hiệu rất tốt. Mỗi người chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và bảo vệ chính cuộc sống của mình. Rác thải – một ngày nào đó sẽ trở thành vấn nạn gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Hãy ý thức hơn, để Trái đất trở lại thành hành tinh xanh nhưng cái tên của nó.
Tiếp theo tham khảo 🌹 Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Thương 🌹 16 Bài Hay
Nghị Luận Rác Thải Gây Ô Nhiễm Môi Trường – Mẫu 10
Bài văn nghị luận rác thải gây ô nhiễm môi trường sẽ giúp các em học sinh có những góc nhìn đa chiều và những phân tích sâu sắc để làm sáng tỏ vấn đề.
Mỗi người ai cũng muốn làm đẹp cho mình. Những tòa nhà, thành phố hay đất nước cũng vậy. Nhưng vô hình chung, chúng ta đang làm xấu đi hình ảnh của chính những con đường, khu phố và đất nước mình đang ở bằng những rác thải hằng ngày. Rác thải đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của xã hội hiện nay.
Rác thải có thể hiểu đơn giản là những thứ không còn dùng đến nữa được người ta bỏ đi. Ai cũng có thể định nghĩa được về rác nhưng về những cách phân loại rác thì không phải ai cũng biết. Tùy theo những tiêu chí khác nhau sẽ có các loại rác khác nhau: như chia theo nguồn gốc phát sinh có: rác thải rắn sinh hoạt, dịch vụ, rác xây dựng, rác thải dịch vụ và rác thải y tế; chia theo thành phần có rác thải vô cơ và hữu cơ, tái chế. Đây là những cách phân loại phổ biến trong cuộc sống.
Thực trạng xử lí rác thải đang là vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo những số liệu được công bố năm 1900, đã có khoảng 220 triệu người sống ở các thành phố, phát sinh ra ít nhất 300.000 tấn chất thải rắn, bao gồm rác thực phẩm, bao bì và các vật dụng gia đình khác. Một trăm năm sau, hơn 2,9 tỷ người sống ở các thành phố và tạo ra hơn 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày. Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) báo cáo nêu bật “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” đối với số lượng rác thải ra ảnh hưởng đến cuộc sống.
Trong tình trạng chung của thế giới, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tình trạng rác thải đáng lo ngại nhất. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới trên 109 quốc gia chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 17 trên bảng “thành tích” về rác thải nhựa. Không cần những con số ấy ta vẫn có thể nhận thấy qua hình ảnh rác ở Việt Nam.
Khi bạn ra đường, rất khó để có thể không nhìn thấy bãi rác nào ở trên đường: những bao rác thải ngay cạnh những khu dân cư đông người, những bệnh viện, công trình; những bãi rác ngay bên chợ và cả những nơi ngập rác chưa được xử lí tại một khu xử lí rác cách đó chẳng bao xa. Ở những khu vui chơi, những lon nước ngọt, những vỏ bánh kẹo vứt la liệt ở mọi nơi, ngay cả gần thùng rác. Rồi ở gần Tháp Rùa, chẳng thấy cụ rùa đâu mà chỉ toàn rác ngập nước.
Đó là ở đất liền, ra đến ngoài biển, người ta đã quen với cảnh biển đầy nhựa thay vì cá. Những rác thải sinh hoạt từ người du lịch, dân cư gần đó, những tàu đi đánh bắt cùng với rác thải của những khu công nghiệp xả thẳng ra biển mà chưa qua xử lí giờ không đủ để người dân bất ngờ mà chỉ lắc đầu ngán ngẩm.
Rác tràn lan ở khắp mọi nơi: từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền ra biển. Nó được xử lí hoặc không, nếu được xử lí cũng chỉ là đốt hoặc chôn xuống đất- những cách làm chỉ gia tăng thêm sự ô nhiễm. Có thể thấy người dân hiện nay vẫn chưa nhận thức được việc vứt rác và xử lí rác sao cho hợp lí.
Hậu quả của việc vứt rác không đúng chỗ, xử lí rác không theo quy định, không phải tìm đâu xa, mọi người dân đều nhận thức được. Cảnh quan nhà cửa, đường phố hẳn không thể đẹp khi có những bãi rác bẩn thỉu, hôi thối. Nhất là với một đất nước du lịch như Việt Nam, việc giữ gìn mĩ quan lại càng cần thiết. Ta đã thấy rõ những con số về người du lịch giảm đi vì môi trường ô nhiễm ở những vùng biển Vũng Tàu, Sầm Sơn, …
Việc rác thải lâu ngày không được xử lí sẽ phát sinh ra nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh, dễ gây những bệnh hô hấp cho con người. Thực tế chỉ ra, những nơi không có hệ thống vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh về da, hô hấp cao hơn những nơi còn lại. Và rác thải- một thách thức lớn không kém gì biến đổi khí hậu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm khi rác không được xử lí đúng: những chất không phân hủy được chôn xuống đất gây ô nhiễm đất, nguồn nước, khi đốt lại gây ra khí độc làm ô nhiễm không khí và hại cho sức khỏe.
Biển đã bị biến đổi, sinh vật biển không thể sống bởi hàng tấn rác thải trên mặt nước. Việc thủy, hải sản chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người chăn nuôi, đánh bắt. Việc thu gom và xử lí rác đã chiếm một khoản không nhỏ trong ngân sách địa phương và quốc gia nhưng vẫn không có hiệu quả gì.
Không khó để chúng ta đưa ra những nguyên nhân của vấn đề này. Đầu tiên, phải nói về ý thức của người dân. Sự thiếu ý thức của người dân về việc vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác cũng như chưa ý thức được tác hại của sự việc. Mặt khác, họ rất ít khi được phổ biến hay giáo dục về những cách phân loại rác ở các cơ quan hay nơi mình ở.
Thụy Điển trở thành một quốc gia sạch nhất thế giới, thậm chí phải nhập khẩu … rác là nhờ ngay trong gia đình, họ cũng có ý thức phân loại rác thành các phần: có thể và không thể tái chế để giúp ích cho quá trình xử lí và tái chế rác. Ở nước ta, vẫn chưa có những nhà máy xử lí và tái chế rác, hình thức xử lí vẫn còn đơn sơ vừa gây hại môi trường, vừa rất lãng phí. Những hoạt động tuyên truyền vẫn chưa phổ biến, chưa tác động trực tiếp tới người dân.
Đã đến lúc chúng ta phải giải cứu cho môi trường, cho chính cuộc sống chúng ta! Một vài giây để vứt rác đúng chỗ, một phút để rác đúng phân loại của nó và một lời nhắc nhở dành cho mọi người để vứt rác đúng chỗ. Những thói quen tốt được hình thành từ những điều nhỏ nhặt ấy.
Thay vì phải bỏ ra hàng tỉ đồng để dọn rác và xử lí ô nhiễm, chính phủ có thể tăng mạnh biện pháp tuyên truyền ý thức và xử phạt với những người, tổ chức thiếu ý thức. Một chiếc thùng rác xinh xắn với dòng chữ “Hãy cho tôi rác” đặt thường xuyên trên hè phố, trong các tòa nhà sẽ gây được sự chú ý. Những việc ấy, không có gì là khó cả. Các cụ thường dạy: “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Sống trong một môi trường sạch đẹp, thoáng mát vẫn tốt hơn, phải không nào?
Giới thiệu tuyển tập 🌟 Nghị Luận Về An Toàn Thực Phẩm 🌟 15 Bài Văn Hay Nhất
Nghị Luận Về Rác Thải Ở Địa Phương Em – Mẫu 11
Để làm bài nghị luận về rác thải ở địa phương em, các em học sinh cần luyện tập cho mình một văn phong chặt chẽ với cách lập luận dựa vào những dẫn chứng cụ thể. Tham khảo bài văn mẫu như sau:
Chúng ta vẫn luôn được giáo dục rằng: “Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”. Đúng như vậy, môi trường có trong lành, sạch đẹp thì sức khỏe của con người mới có thể được bảo vệ, cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần; trái lại, khi môi trường ô nhiễm, con người cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề. Mặc dù chúng ta gần như đều biết điều đó, nhưng dường như con người vẫn chưa ý thức được hết sự quan trọng của việc bảo vệ môi trường khi rác thải vẫn đang là một vấn đề gây nhức nhối.
Rác thải hiểu một cách đơn giản là những thứ đã qua sử dụng, không còn nhiều giá trị nên bị bỏ đi. Ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới, vấn đề rác thải vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trung bình một người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải mỗi năm.
Chúng ta có thể bắt gặp rác thải bị vứt bừa bãi ở khắp nơi, đặc biệt là sau các sự kiện, lễ hội, đoàn người ra về thường xuyên để lại một “chiến trường” rác thải, hơn nữa đó thường là các loại rác thải nhựa cần đến hàng nghìn năm để phân hủy hoàn toàn. Ngay cả ở những nơi linh thiêng như đền chùa, miếu mạo, vẫn có những người ngang nhiên xả rác bừa bãi. Nghiêm trọng nhất là rác thải từ các nhà máy, xí nghiệp không qua xử lí mà xả thải trực tiếp ra môi trường.
Tiện tay vứt rác không đúng nơi quy định, vì lợi ích kinh tế mà xả rác ra môi trường, những hành động tưởng chừng nhỏ ấy lại gây ra hậu quả khôn lường. Rác thải làm xấu đi rất nhiều bộ mặt đô thị, gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Môi trường sống không sạch sẽ là nguyên nhân gây ra và lây truyền hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, ung thư,….
Rác không qua xử lí xả trực tiếp vào môi trường làm suy giảm nhanh chóng chất lượng đất, nước, không khí. Thật đau lòng khi thấy cảnh tượng thủy hải sản chết hàng loạt, những cơn mưa axit,… do rác thải gây ra. Vấn đề rác thải cũng tiêu tốn hàng trăm tỉ từ ngân sách nhà nước mỗi năm nhằm xử lí rác, cải tạo môi trường.
Nguyên nhân do đâu mà rác thải lại trở thành một vấn đề lớn? Trước hết, đó là do ý thức của người dân còn kém, nhận thức về môi trường chưa cao. Cùng với đó là do công tác tuyên truyền, giáo dục vẫn chưa diễn ra hiệu quả. Không những thế, không ít những doanh nghiệp, công ti sẵn sàng đánh đổi môi trường lấy kinh tế, trực tiếp xả thải các rác công nghiệp vào môi trường nhằm mục đích tiết kiệm, tăng lời.
Những con người ấy đang làm cho vấn đề rác thải ngày càng trở nên trầm trọng và gây ra những tác động vô cùng tiêu cực lên môi trường sống của chúng ta, không chỉ hủy hoại tự nhiên mà còn là hủy hoại chính sự sống của con người.
Môi trường là nơi cho ta sự sống. Đã đến lúc con người phải thay đổi, chung tay xử lí vấn đề rác thải nói riêng và tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung. Để giải quyết tình trạng này, cần có sự đồng lòng, cùng nhau hành động từ tất cả mọi người, từ những cơ quan chức năng có thẩm quyền đến những người dân bình thường.
Chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra và những hậu quả mà nó để lại, có những biện pháp răn đe, trừng phạt cứng rắn hơn nữa đối với các cá nhân, tổ chức cố tình xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm, tăng cường các hoạt động tái chế rác thải; bản thân mỗi người cũng cần tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, tích cực tham gia các hoạt động tập thể của các tổ chức bảo vệ môi trường,…
Chúng ta mạnh mẽ lên án, phê phán những con người vô tâm, vị kỉ, không biết tôn trọng tự nhiên, xả rác tùy tiện, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả cộng đồng. Hãy rèn cho mình một lối sống đẹp, chan hòa với thiên nhiên. Đừng để rác thải hủy hoại cuộc sống của chúng ta và tương lai con cháu của chúng ta sau này, bạn nhé!
SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free
Văn Nghị Luận Rác Thải Trong Trường Học – Mẫu 12
Đề văn nghị luận rác thải trong trường học là một nội dung thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi và bài kiểm tra. Tham khảo bài nghị luận về rác thải trong trường học dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả.
Trong xã hội không ngừng phát triển như hiện nay thì môi trường trở thành đối tượng được bảo vệ hàng đầu của toàn nhân loại. Ở hầu hết những nước phát triển hiện tượng xả rác bừa bãi hầu như không còn tồn tại do người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, vứt rác bừa bãi vẫn là một vấn nạn đáng lo ngại nhất là trong môi trường giáo dục như trường học. Trường học nơi nuôi dưỡng những mầm non của đất nước, nơi không chỉ dạy ta kiến thức mà còn rèn luyện ý thức, nhân cách mỗi con người. Vậy mà, vấn nạn vứt rác vẫn tồn tại hàng ngày hàng giờ trong các trường học.
Hiện tượng vứt rác bừa bãi là một thực trạng đáng buồn ở trường học. Học sinh có thể vứt rác ở mọi lúc, mọi nơi do theo thói quen, tiện đâu vứt đó. Đây là ý thức không được rèn luyện từ nhỏ của người Việt Nam. Ăn xong một que kem, người ta có thể vứt ngay vỏ dưới chân dù thùng rác chẳng cách đó bao xa hay người vứt rác thường ném, liệng rác vào thùng từ xa, nếu không trúng vào thùng họ cũng chặc lưỡi cho qua. Vậy nên mới có hiện tượng thùng rác ở bên trong trống rỗng nhưng xung quanh lại đầy rác.
Trong lớp học, học sinh khi dùng xong đồ ăn thường bỏ rác vào ngăn bàn học dù bất kì lớp học nào cũng đều có thùng rác. Tuy nhiên, sự thản nhiên xả rác quen thuộc đến nỗi nhiều khi trẻ em cho rằng đó là điều đương nhiên và không có gì đáng chê trách. Một hiện tượng khác cũng rất hay xuất hiện ở trường học đó là học sinh thường vứt rác qua cửa sổ phòng học nếu sát bên cạnh là vườn hoa, sân thể dục. Bạn có thể tìm bất cứ góc khuất cạnh cửa sổ nào đó, vườn hoa hay sân cỏ đầy túi sữa, túi nilon được thả xuống.
Vậy điều gì khiến thực trạng trên trở nên trầm trọng như vậy? Trước hết, về mặt chủ quan thì điểm quan trọng nhất chính là ý thức của mỗi người. Khi được ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn học sinh đã được học tập cũng như rèn luyện về việc không được xả rác lung tung. Tuy nhiên, có tiếp nhận và thực hiện những gì được dạy không lại phụ thuộc vào bản thân người học sinh.
Thứ hai về mặt khách quan, một số trường học không đáp ứng đủ số lượng thùng rác trong khuôn viên trường hay thùng rác không được đặt ở những vị trí hợp lí làm học sinh phải đi cả dãy nhà mới có thể vứt được rác. Một nguyên nhân khác nữa là khi học sinh vi phạm, phụ huynh hay thầy cô nhà trường còn xử phạt quá nhẹ hoặc thậm chí coi đó không phải là lỗi lầm cần phải sửa sai.
Việc vứt rác bừa bãi trong trường học sẽ gây rất nhiều tác hại ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan nhà trường. Trước hết, việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường đất, môi trường nước và không khí của trường học và khu dân cư xung quanh. Việc vứt rác bừa bãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ra nhiều dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm.
Việc vứt rác bừa bãi nếu không được quán triệt sẽ gây nên một thói quen xấu cho thế hệ tương lai. Trường học là nơi nuôi dưỡng những người sẽ xây dựng đất nước trong tương lai, vì vậy điều thiết yếu là phải xây dựng một thói quen tốt về việc vứt rác đúng nơi đúng chỗ cho học sinh, sinh viên.
Để khắc phục cũng như phòng ngừa việc xả rác trong trường học thì việc cần thiết hiện nay là cần tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi học sinh, giáo viên trong nhà trường về việc vứt rác đúng nơi quy định kể cả những thứ nhỏ nhất. Giáo viên trong nhà trường luôn phải là tấm gương cho học sinh của mình, họ có ý thức cao trong việc vứt rác đúng nơi quy định thì học sinh nhất là lứa tuổi tiểu học mới có thể noi theo và học tập.
Bên cạnh đó, nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa nói về tác hại của việc ô nhiểm môi trường sống để học sinh có thể hiểu rõ về sự bức thiết cũng như lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên hiện tại. Ngoài ra, nhà trường cần có những qui định và những hình phạt nghiêm khắc đối với những cá nhân vứt rác bừa bãi trong khuôn viên trường.
Vứt rác bừa bãi là một thói quen xấu cần được cải thiện trong hiện tại để phát triển tương lai. Để một đất nước có thể phát triển thì cần một môi trường xanh. Tuy chỉ bao hẹp trong nhà trường nhưng đây là nơi khởi đầu cho việc nuôi dưỡng những ý thức tốt đẹp về việc vứt rác đúng nơi qui định.
Có thể bạn sẽ thích 🌹 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên 🌹 15 Bài Mẫu Hay
Nghị Luận Về Rác Thải Sinh Hoạt – Mẫu 13
Với đề bài nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống nghị luận về rác thải sinh hoạt, các em học sinh có thể vận dụng hiểu biết của mình cùng với những thông tin tham khảo hữu ích dưới đây để hoàn thiện bài viết.
Nếu ngày xưa khi chiến tranh loạn lạc vấn đề quan tâm duy nhất là giành được độc lập tự do cho đất nước mình, khi hòa bình rồi thì lại có mỗi lo” ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” thì giờ đây khi xã hội phát triển kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh. Một trong số đó là rác thải.
Hằng ngày, con người có vô vàn nhu cầu sinh hoạt. Có đường vào tất có đường ra, có dụng ắt có bỏ. Rác thải là những thứ đồ, vật sau khi được sử dụng hết tác dụng của nó thì đem vất đi ra ngoài môi trường xung quanh. Rác thải là một phần tất yếu của cuộc sống này.
Thế nhưng tình trạng rác thải ngày càng rơi khỏi tầm kiểm soát. Có những bãi rác được chất cao và rộng đến mấy hecta. Mọi máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại nhất cũng không thể xử lý kịp sự thải ra của con người. Chưa kể có vô vàn loại rác như hữu cơ, vô cơ,… Mỗi loại lại có những ảnh hưởng khác nhau và cách thu gom riêng biệt.
Bên cạnh những loại rác như giấy, rau quả, thức ăn thừa có thể tự phân hủy hoặc làm chất dinh dưỡng cho đất đai thì phần lớn là những loại rác khó phân hủy, có sự tồn tại bền bỉ. Một chiếc túi nilon mất vài giờ để sản xuất nhưng lại cần cả ngàn năm để hòa tan trong bùn đất. Những chiếc chai nhựa cứ trôi lênh đênh trên mặt biển cho đến cả trăm năm sau.
Song chúng không tồn tại một cách vô hại, trái lại, những loại rác ấy gây ra những hậu quả khôn lường. Chúng là nguyên nhân góp phần dẫn đến một loạt các hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, băng tan ở hai cực, các sinh vật chết hàng loạt. Nhìn những chú cá voi, những chú rùa trôi dạt vào bờ biển, trong bụng chứa đầy túi nilon, chúng ta sao không thương xót cho được?
Có những bãi biển vốn dĩ rất xinh đẹp đầy ắp khách du lịch nhưng bỗng một ngày hóa thành bãi rác thải không hơn không kém. Chỗ này chai nhựa xanh đỏ, chỗ kia nilon bay trong gió… Cái đẹp đã bị tàn phá bởi chính rác thải. Không chỉ mất đi hình ảnh mà các loại rác còn khiến cho không khí bốc mùi hôi thối, khó chịu. Và hậu quả to lớn nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống của con người, chúng ta phải gồng mình chống chọi những hiện tượng bất thường của bà mẹ thiên nhiên, khiến ta ăn không ngon, ngủ cũng chẳng yên.
Nhưng ta có thể trách ai? Lỗi lớn nhất chính là ở ý thức con người. Chỉ để thỏa mãn mọi nhu cầu, họ không quan tâm mình thải ra môi trường những gì. Chúng ta thường nghĩ rằng rác mình thải ra chỉ là một lượng nhỏ đâu có là gì nhưng hàng triệu con người cùng hành động như thế đã là một chuyện hoàn toàn khác.
Trong khi cả cộng đồng đang sục sôi ra tay chung sức cứu rỗi tình trạng tồi tệ của môi trường thì vẫn còn có những người đứng ngoài cuộc, coi đó không phải chuyện của mình. Vậy là người dọn người thải, vấn đề rác thải vẫn rất nan giải…
Những biện pháp thiết thực vẫn đang được đề ra và thực thi. Chúng ta cần phải phân loại rác thải, vô cơ và hữu cơ để có cách xử lí phù hợp và nhanh chóng. Mỗi người cũng biết hạn chế lượng rác thải hàng ngày của bản thân mình, xây dựng lối sống lành mạnh, nói không với bao bì nilon. Bên cạnh đó khuyến khích người dân tham gia các buổi thu gom rác của một chiến dịch hoặc thường xuyên trong xóm phường.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Nghị Luận An Toàn Giao Thông 🍀 15 Bài Văn Hay Nhất
Nghị Luận Rác Thải Sinh Hoạt Ngắn Hay – Mẫu 14
Tham khảo bài văn mẫu nghị luận rác thải sinh hoạt ngắn hay dưới đây với những ý văn ngắn gọn và cách sử dụng câu chữ gãy gọn mà giàu ý nghĩa biểu đạt.
Trái đất đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn và nạn rác thải chính là một trong những điều nan giải chưa giải quyết được triệt để. Rác thải hiện nay đang khiến cho môi trường ô nhiễm trầm trọng cũng như mất mỹ quan đô thị.
Vấn đề rác thải không còn là vấn đề chung của toàn cầu, mà là vấn đề của mỗi con người, mỗi quốc gia. Rác thải có nguồn gốc từ đâu. Chính là do con người, hoặc do sự tác động của con người vào thiên nhiên. ‘
Khi đất nước ngày càng phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa là điều tất yếu. Chính điều này đã tạo nên nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hiện nay các nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm, tình trạng xả thải bừa bãi, không có quy hoạch đã dẫn đến sự ùn tắc rác thải ở nhiều khu vực. Nạn rác thải trở nên vấn nạn cần phải giải quyết.
Khi rác thải quá tải thì đời sống của nhân dân cũng gặp không ít khó khăn, môi trường ô nhiễm, sức khỏe ảnh hưởng nhiều. Rác thải hiện nay được phân ra thành nhiều loại, nhưng chủ yếu là rác thải khó có thể phân hủy được. Chúng ta đã từng chứng kiến những khu vực chứa rác ở ngoại ô, chất thành từng đống cao và được đốt. Khói từ việc đốt rác này cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí, và ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Có nhiều khu vực, người dân vứt rác bừa bãi, không ai có ý thức giữ gìn môi trường chung. Điều này đã khiến cho môi trường xunh quanh họ trở nên ô nhiễm trầm trọng, và họ là nạn nhân phải hứng chịu cảnh sống chung với rác đó. Hệ lụy mà vấn đề rác thải mang đến là nguồn nước ô nhiễm, đất đai ô nhiễm và ngay cả khí oxi mà chúng ta hít vào hằng ngày cũng không còn trong lành, sạch đẹp nữa.
Hằng năm có rất nhiều chiến dịch tuyên truyền phải ngăn cản sự bùng nổ rác thải, tuy nhiên các chiến dịch đó vẫn chưa phát huy hết tác dụng của mình. Rác thải vẫn chưa bao giờ hết nóng, trái đất chưa có một ngày nào có thể yên bình không có rác. Ý thức của mỗi người sẽ là điều quan trọng hàng đầu có thể hạn chế sự “lây lan” của rác thải. Mỗi người một việc sẽ giúp cho cộng đồng có thể hạn chế việc rác thải tràn lan như vậy.
Công cuộc cách mạng xanh bài trừ rác thải vẫn được vận động, tuyên truyền nhưng dường như chưa đạt được hiệu quả cao. Hậu quả mà rác thải mang lại rất lớn, vì vậy chúng ta cần ý thức được rằng việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Chúng ta không thể hạn chế rác trong ngày một ngày hai nhưng chúng ta có thể tự xây dựng cho mình một thói quen bảo vệ môi trường hằng ngày để ngăn chặn sự bùng nổ rác.
Như vậy, rác thải luôn là vấn nạn cần phải giải quyết ngay từ đầu. Mọi người hãy chung tay xây dựng môi trường xanh sạch đẹp. Mọi người có thể biến suy nghĩ thành hành động, chung ta nói không với rác, như việc hạn chế sử dụng túi nilon cũng là một cách để ngăn ngừa rác thải. Tích cực trồng nhiều cây xanh để mang lại không khí trong lành cho xã hội. Tất cả những hành động đó đều rất đáng quý, đáng trân trọng.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone
Nghị Luận Về Rác Thải Điện Tử – Mẫu 15
Rác thải điện tử rất nguy hại nhưng hiện nay vẫn chưa được cộng đồng nhận thức đầy đủ. Tham khảo bài nghị luận về rác thải điện tử dưới đây để có thêm cho mình những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các thiết bị điện, điện tử được sản xuất ngày càng nhiều, phục vụ đắc lực cho nhu cầu của con người. Tuy nhiên, những sản phẩm điện, điện tử lại đang bị người tiêu dùng thải hồi, thay thế một cách nhanh chóng, trở thành nguồn rác thải khổng lồ với hàng chục triệu tấn mỗi năm, gây ô nhiễm môi trường và là hiểm họa lớn đối với sức khỏe con người.
Rác thải điện tử (e-waste) là một nhóm chất thải đặc thù phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình và các văn phòng, công sở… Đó là các thiết bị điện, điện tử bị hỏng không còn khả năng phục hồi hoặc đã không được sử dụng do lỗi mốt. Rác thải điện tử rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Với tốc độ phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật, rác thải điện tử đang tăng lên một cách nhanh chóng.
Theo báo cáo từ Liên hợp quốc, mỗi năm trái đất gánh thêm khoảng 50 triệu tấn rác thải điện tử, trong đó chỉ có 20% là được đưa vào tái chế. Nếu không có sự can thiệp và hạn chế rác điện tử từ các quốc gia thì tổng lượng rác thải sẽ tăng lên gấp bội vào năm 2050, khoảng 120 triệu tấn/ năm. Theo một số chuyên gia, đồ điện tử nếu tháo dỡ hoặc xử lý không đúng cách thì những chất hóa học có trong chúng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua các con đường ô nhiễm như: Đất, nước, không khí…
Các sản phẩm điện tử thường được chế tạo từ kim loại nặng, bán kim loại và nhiều hợp chất hóa học khác nhau như: Chì, thủy ngân, đồng, niken,… Nhiều hóa chất và kim loại trong số này được biết đến như nguyên nhân của những căn bệnh nghiêm trọng: Ung thư, suy giảm nhận thức hay khiến các cơ quan nội tạng bị hủy hoại.
Khi các thiết bị điện tử vừa mới được sản xuất và trong quá trình sử dụng, các chất trong thiết bị không gây hại cho con người. Việc tích trữ rác điện tử ở các cơ sở thu mua phế liệu không đảm bảo điều kiện bảo quản, dưới tác động của mưa, nắng, bị va đập… ở nơi chứa rác thải, các chất có hại bị phơi ra ngoài không khí, bị phóng thích ra môi trường sống bằng nhiều cách như hòa vào nước mưa, các hạt kim loại nhỏ di chuyển dần trong đất, thấm vào nguồn nước ngầm.
Một số kim loại, hóa chất dễ bay hơi thì có thể bốc hơi dưới tác động của nắng gắt. Mặt khác, các kim loại, hóa chất có sẵn trong các sản phẩm hư hỏng có thể tác động lẫn nhau và kết hợp với không khí, nước, gây ra các phản ứng hóa học tiêu cực, tạo ra các hóa chất khác độc hại hơn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Trong quá trình xử lý rác điện tử không đúng qui cách, các kim loại có thể phân tách thành những phân tử nhỏ hơn, mang hóa chất độc hại hòa vào không khí, nước mưa và nhiễm độc cả khu vực. Đốt cháy rác thải điện tử một cách bừa bãi, làm khí đốt độc hại lẫn vào không khí gây ô nhiễm không khí, trong đó có cả chất thải dioxin rất dễ gây ra quái thai, dị tật đối với thai nhi.
Các lò đốt rác thô sơ cũng thải ra nguồn nước thải công nghiệp có chứa nhiều kim loại nặng. Nước thải công nghiệp và nước rỉ ra từ bãi rác điện tử có thể hòa vào nước ngầm, nước ao, hồ, sông ngòi gây ra ô nhiễm. Nước và không khí cũng dần dần vận chuyển các hóa chất, kim loại nặng từ rác điện tử từ khu vực quanh bãi rác ra môi trường rộng lớn hơn.
Hiện nay có khá nhiều người trực tiếp thu gom rác điện tử, thường là những người dân nghèo và cả trẻ em không có đủ kiến thức về tác hại của các chất có trong rác. Họ sử dụng tay trần hoặc bao tay không đúng quy cách để chia nhỏ thiết bị thành các phần nhỏ. Quá trình này có thể khiến những kim loại, hóa chất độc ngấm vào cơ thể, gây ra các bệnh về da, hô hấp, nhiễm độc cơ thể thậm chí ung thư và suy giảm nhận thức.
Bên cạnh những người trực tiếp làm nghề thu gom, xử lý rác, mỗi người sống quanh khu vực bãi rác điện tử thậm chí là mỗi chúng ta đều có thể trở thành nạn nhân chịu tác động của kim loại nặng và chất độc trong rác thải điện tử. Nguồn đất, nước, không khí quanh khu vực chứa hoặc đốt, xử lý rác thải điện tử có thể ô nhiễm lâu dài và những loài thực vật, động vật sống trong khu vực có thể bị phơi nhiễm, dần dà gây ảnh hưởng lên cả chuỗi thức ăn và sức khỏe con người.
Có thể nói, rác thải điện tử đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với môi trường và sức khỏe, đời sống con người. Loại rác thải này rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng để có thể xử lý một cách triệt để hơn. Mặt khác, mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong phân loại rác; bảo quản và sử dụng hợp lý để kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm điện tử nhằm giảm bớt rác thải điện tử ra môi trường.
Mời bạn tham khảo 🍃 Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Suy Nghĩ Tích Cực 🍃 15 Mẫu Hay