Nghị Luận Học, Học Nữa, Học Mãi ❤️ 31+ Dẫn Chứng, Tấm Gương Hiếu Học ✅ Gợi Ý Cho Bạn Những Bài Văn Nghị Luận Về Hiếu Học.
Học Học Nữa Học Mãi Là Gì
Câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lenin chính là chân lí của học tập mà bạn nên biết:
“Học, học nữa, học mãi” đồng nghĩa với “càng học càng biết” hoặc “học không bao giờ đủ”. Câu này thể hiện ý tứ về việc học tập và trau dồi kiến thức là một quá trình liên tục và không bao giờ kết thúc. Nó nhấn mạnh rằng không có giới hạn cho sự học hỏi và luôn có thứ gì mới để khám phá và nắm bắt thông qua việc học tập liên tục.
Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện.
Những Tấm Gương Hiếu Học Ở Việt Nam
Việt Nam cũng có nhiều tấm gương xuất sắc về tinh thần hiếu học. Dưới đây là một số ví dụ:
1. Nguyễn Khuyến
Sử sách nước ta đã lưu danh một cậu học trò nghèo với long hiếu học đã đỗ đầu 3 kỳ thi. Đó chính là cụ Nguyễn Khuyến(1835-1909).
Sinh thời Nguyễn Khuyến là một người cực kỳ hiếu học. Từ khi còn là một cậu bé cậu đã nghe các bài thơ cha dạy cho các anh khóa trên và thuộc làu làu từng bài một. Thấy con có trí nhớ tốt lại hiếu học. Cha của Nguyễn Khuyến đã tạo điều kiện cho con học sớm hơn các bạn. Nguyễn Khuyến học đến quên ăn,quên ngủ,một ngày có thể học thuộc cả mây chục trang.
Nhưng gia cảnh khốn khó khiến việc học gặp khó khăn khi chỉ học được vào ban ngày, còn buổi đêm lại thiếu ánh sáng. Bằng lòng hiếu học cậu bé Nguyễn Khuyến đã nghĩ ra cách đọc sách dưới ánh trăng tỏ. Thế nhưng trăng thì có đêm tỏ đêm mờ. Vậy nên trong một buổi học dưới ánh trăng,giữa trời thu cậu thấy lá vàng rơi lả tả. Từ đó nãy ra ý định đôt lá để dùng ánh lửa đọc sách. Từ lòng hiếu học và ham học hỏi Nguyễn Khuyến đã vượt khó và thành công nhờ học tập,..
2. Nguyễn Quan Quang
Nguyễn Quan Quang là một trong những trạng nguyên đời đầu,những thế hệ tài năng đầu tiên của nước Việt Nam ta. Và để có được thành quả như thế bản thân những con người ây không thể thiếu đi lòng hiếu học.
Trạng nguyên Nguyễn Quan Quang – người Tam Sơn, huyện Từ Sơn, đỗ Trạng năm 1246.Từ nhỏ gia đình ông thuộc diện nghèo khó nhất vùng, nhà còn không đủ gạo để mà ăn thì lấy đâu ra tiền để đi học. Thế nên cứ mỗi buổi mà lũ trẻ trong làng cắp sách đến nhà thầy đồ. Thì cậu bé nghèo lại lân la ngoài cửa lớp để học lỏm chút kiến thức. Tập vở của cậu là nền nhà,còn bút viết là miếng gạch non. Cứ thể ước muốn hiếu học luôn thôi thúc trong người cậu bé Quang từng ngày.
Một ngày nọ thầy đồ tình cờ phát hiện trước sân nhà có những nét chữ rất đẹp. Ấn tượng bởi sự nghiêm túc và lòng hiếu học. Thầy đã nhận Quang vào lớp và biết được rằng đây là một đứa trẻ giỏi,nếu được dạy dỗ sẽ là một bậc hiền tài.
Sau đó quả thật Nguyễn Quan Quang nổi tiếng thông minh học một biết mười. Ông dự kỳ thi Hương, đỗ luôn giải Nguyên. Đến kỳ thi Hội lại đỗ luôn Hội nguyên. Khi vua Trần Thái Tông mở khoa thi Đại tỉ Thủ sĩ, ông trở thành Trạng nguyên.
3. Nguyễn Hiền
Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên và cũng là người trẻ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam. Dù còn nhỏ tuổi, thành công của ông đã gây ấn tượng mạnh và khám phá lòng hiếu học đáng ngưỡng mộ.
Cuộc sống thời thơ ấu của Nguyễn Hiền cũng khá khó khăn khi cha ông qua đời sớm. Ông sống cùng mẹ tại một ngôi chùa. Với vai trò là trụ cột gia đình, mẹ ông phải làm rất nhiều công việc để nuôi sống gia đình. Trong khi đó, Nguyễn Hiền, một cậu bé thông minh, không quan tâm đến việc chơi đùa hay kết bạn nhiều. Thay vào đó, ông luôn dành thời gian để tìm hiểu và học hỏi. Ông thường xuyên tham gia các lớp học trong làng để có cơ hội tiếp xúc với tri thức và sách vở.
Với trí tuệ thiên phú và sự thông minh, Nguyễn Hiền học một điều lại biết nhiều điều khác. Ông nhanh chóng vượt qua kiến thức của những người bạn cùng tuổi và thậm chí vượt trội hơn cả những người lớn hơn ông. Kiến thức uyên bác và rộng lớn của Nguyễn Hiền làm cho mọi người ngạc nhiên vì ông có khả năng đối đáp thông minh vượt xa tuổi đời của mình, và ông được gọi là “thần đồng”.
Vào năm 1247, khi mới 12 tuổi (theo tính tuổi hiện nay là 13), Nguyễn Hiền đã thi đỗ kỳ thi Trạng nguyên, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam.
4. Mạc Đĩnh Chi
Trạng nguyên là danh hiệu cao quý và đáng tự hào được trao cho những người giỏi học, đỗ đạt trong kỳ thi cử. Tuy nhiên, trong lịch sử Việt Nam, có một trạng nguyên được ghi chép và truyền miệng với một tấm gương hiếu học xuất sắc. Mạc Đĩnh Chi không chỉ là trạng nguyên của riêng nước Việt, mà còn là “Lưỡng Quốc Trạng Nguyên” (trạng nguyên của cả Trung Quốc cổ và Đại Việt). Ông được trao danh hiệu này bởi sự thông minh và kiến thức sâu rộng của mình, khi đi sứ sang Trung Quốc và khiến triều đại nhà Thanh phải dành sự kính phục.
Ít ai biết rằng ông đã trải qua tuổi thơ khó khăn, khi cha mất sớm và để lại ông sống với mẹ trong cảnh nghèo khó. Hai mẹ con phải vào rừng hái củi để kiếm sống. Mẹ ông đã hy sinh và tiết kiệm để có tiền cho ông đi học, bởi mẹ nhận thấy lòng hiếu học của con trai.
Mạc Đĩnh Chi không ngừng cố gắng học tập và thậm chí khi đi bán cũi, ông vẫn mang sách theo để đọc và nghiền ngẫm những kiến thức khó khăn. Nếu không có tiền mua sách, ông sẽ mượn sách từ thầy cô và bạn bè. Khi không có ánh sáng vào ban đêm, ông đã sử dụng lá cây và củi để tạo nên ánh sáng để tiếp tục học tập.
Với ý chí học tập phi thường đó, không lâu sau đó Mạc Đĩnh Chi trở thành một thiên tài trong lĩnh vực triết học. Trong kỳ thi Giáp Thìn (1304), ông đỗ Hội nguyên, và trong kỳ thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên.
5. Lương Thế Vinh
Lương Thế Vinh là một danh nhân nổi tiếng trong lịch sử. Với trí tuệ sắc bén cùng lòng ham học, ông đã khám phá và học hỏi được nhiều điều thú vị. Ông cũng là một đứa trẻ năng động. Ông đã sáng tạo ra nhiều trò chơi để giải trí cho các em nhỏ trong làng. Ví dụ như sử dụng quả bưởi làm bóng để chơi đá, hoặc thả diều, câu cá, và bẫy chim. Điều này không chỉ mang lại niềm vui chơi mà còn kết hợp với lòng yêu học của ông.
Vào khi ông 20 tuổi, ông đã tích luỹ kiến thức uyên bác và trở thành một người nổi tiếng trong khu vực. Vào năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ kỳ thi trạng nguyên trong kỳ thi Quý Mùi. Ông được sự tin tưởng của vua và được giao trọng trách soạn thảo văn tự cho việc liên lạc và đón tiếp các sứ thần từ nước ngoài. Tính cách ham học hỏi của ông đã cho phép ông tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau.
Ông có kiến thức sâu rộng và trở thành một nhà học giả toàn diện. Ông đã dạy cho người đương thời về các phép tính toán từ phép nhân đến phép bình phương, cách đo chiều cao của cây bằng cách đo bóng, hệ thống đo lường trong thời gian đó (tiền tệ, vải, lúa, gạo, v.v.), và cả phép đo diện tích ruộng đất.
Đọc thêm bài 🌸 Giải Thích Câu Nói Học Học Nữa Học Mãi🌸 chi tiết!
Những Tấm Gương Hiếu Học Thời Nay
Hiện nay, có nhiều tấm gương xuất sắc về tinh thần hiếu học trên toàn cầu. Dưới đây là một số ví dụ về những tấm gương này:
1. Phan Đăng Nhật Minh kỷ lục gia đường lên đỉnh Olympia
Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) được mệnh danh là “cậu bé Google” nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác. Minh gây ấn tượng với khán giả truyền hình cả nước qua chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 17 khi giành 400 điểm trong vòng thi tuần, san bằng kỷ lục 460 điểm của chương trình trong vòng thi tháng và chiến thắng thuyết phục ở vòng thi quý, trở thành nhà leo núi đầu tiên có mặt trong cuộc thi chung kết năm.
Mẹ Phan Đăng Nhật Minh cho biết “cậu bé Google” nhận biết các con số khi chỉ mới 6 tháng tuổi, đọc chuẩn chữ trên tivi và truyện cổ tích lúc 18 tháng tuổi, giải toán nhanh từ tuổi mầm non. Đó chính là lý do Minh tận dụng tốt 60 giây ở phần thi khởi động, trả lời chính xác ngay khi MC chưa đọc xong câu hỏi. Dù thể hiện xuất sắc trong các phần thi, Phan Đăng Nhật Minh vẫn tiếc nuối vì chưa thể lập kỷ lục mới cho chương trình.
2. Trần Thị Diệu Liên – Con gái người lao công và ước mơ giảng đường
Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó, ở trong căn nhà nhỏ rộng chưa tới 20 m2 vốn là chuồng heo, kho chứa củi. Nguồn sống của gia đình là thu nhập bấp bênh từ nghề thiết kế biển quảng cáo của bố, nghề lao công vất vả sớm hôm của mẹ. Liên từng học lớp chuyên Anh trường chuyên Lê Hồng Phong, là học sinh giỏi suốt 12 năm, có kinh nghiệm dạy thêm tiếng Anh ở các mái ấm tình thương từ ngày cấp ba và các trung tâm ngoại ngữ.
Sau khi đỗ ngành khoa học của một trường đại học ở TP HCM, Liên bảo lưu một hoc kỳ để theo đuổi học bổng du học. Tháng 4, Liên nhận được gói hỗ trợ tài chính suốt 4 năm học trị giá 7 tỷ đồng của Đại học Harvard. Hiện Liên học tập tại ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới này.
3. Chảo Thị Yến – Cô gái người Dao dành học bổng thạc sĩ
Chảo Thị Yến (Bát Xát, Lào Cai) trải qua chặng đường dài đầy chông gai trước khi giành được học bổng đắt giá SUFONAMA kéo dài hai năm do nhóm 5 đại học tốt nhất châu Âu về lâm nghiệp và quản lý tài nguyên cấp.
Yến là người dân tộc Dao, nơi người dân giữ nếp suy nghĩ không ủng hộ con gái học hành. Hết lớp 9, cô phải nghỉ học để đi làm nương. Sau ba năm thuyết phục người nhà, cuối cùng Yến được đi học cấp ba với ước mơ làm cô giáo.
Tuy nhiên, trận lũ lịch sử năm 2008 khiến cô thay đổi suy nghĩ, chọn Đại học Lâm nghiệp là bến đỗ tiếp theo bởi khao khát tìm cách giữ rừng, hạn chế lũ. Yến chật vật vượt qua sự tự ti để học tiếng Anh, làm thêm ở sân golf để trang trải học phí.
Cô gái Dao từng trượt học bổng Nhật vì lý do sức khỏe. Cô vừa đi làm vừa tiếp tục gửi hồ sơ xin học bổng và đến tháng 3 nhận được email thông báo trúng học bổng thạc sĩ ngành Quản lý tài nguyên rừng bền vững tại Đại học Gottingen, Đức.
Dàn Ý Nghị Luận Học Học Nữa Học Mãi
Dưới đây là một dàn ý nghị luận về tầm quan trọng của việc học hỏi liên tục và không ngừng như câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”:
I. Mở bài
- Dẫn dắt để trích dẫn câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.
II. Thân bài
1. Thế nào là “Học, học nữa, học mãi”?
- “Học” là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức để nâng cao kiến thức về mọi mặt.
- “Học nữa” là học thêm nâng cao bổ sung thêm vào những điều đã học.
- “Học mãi” là học không ngừng, học suốt đời.
2. Vì sao phải không ngừng học tập?
- Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn có kiến thức sâu rộng cần học tập, tích lũy thêm kiến thức.
- Tri thức của nhân loại là vô hạn, hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập.
- Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật cũng ngày một phát triển không ngừng, không học tập sẽ trở nên lạc hậu so với mọi người.
3. Làm thế nào để thực hiện được lời khuyên của Lênin?
- Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao.
- Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.
- Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
III. Kết bài
- Một vĩ nhân đã từng nói: “Đường đời là cái thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối”. Mỗi người chúng ta hãy coi học tập là hạnh phúc, niềm vui của đời mình.
Tham khảo bài 🌸 Giải Thích Câu Tục Ngữ Học Học Nữa Học Mãi 🌸 đầy đủ!
11+ Dẫn Chứng Học Học Nữa Học Mãi
Bài viết này tuyển tập và biên soạn 11+ dẫn chứng nghị luận về chủ đề “Học, học nữa, học mãi” hay nhất:
Dẫn Chứng Về Tinh Thần Ham Học Hỏi
Tham khảo mẫu dẫn chứng hay về tinh thần ham học hỏi của Albert Einstein mà SCR.VN chia sẻ bên dưới nhé!
Một dẫn chứng rõ ràng về tinh thần ham học hỏi là Albert Einstein, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ 20.
Einstein được biết đến với lý thuyết tương đối và công trình nghiên cứu sâu sắc về vật lý. Ông không chỉ có khả năng tư duy sáng tạo độc đáo mà còn có niềm đam mê mãnh liệt để hiểu và khám phá bí ẩn của vũ trụ.
Từ khi còn trẻ, Einstein đã tỏ ra xuất sắc trong việc tiếp thu kiến thức và luôn tò mò về các nguyên lý tự nhiên. Ông thường đặt câu hỏi và truyền cảm hứng cho bản thân để tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề phức tạp.
Dẫu vậy, Einstein không chỉ giới hạn sự ham muốn học hỏi của mình trong lĩnh vực vật lý. Ông cũng quan tâm đến triết học, toán học, âm nhạc và nhiều lĩnh vực khác. Việc này cho thấy ông có một tinh thần ham học hỏi đa chiều và khao khát khám phá kiến thức mới.
Tinh thần ham học hỏi của Einstein không chỉ dừng lại ở việc tự học mà còn thể hiện qua việc hợp tác và trao đổi ý tưởng với cộng đồng khoa học. Ông thường tham gia các buổi thảo luận, giao lưu với các nhà khoa học khác để trao đổi kiến thức và tiếp thu những quan điểm mới.
Sự đóng góp của Albert Einstein cho khoa học đã thay đổi cách nhìn về vũ trụ và mang lại những phát triển quan trọng trong lĩnh vực vật lý. Tinh thần ham học hỏi và sự tò mò vô tận của ông là nguồn động lực cho những khám phá và đột phá trong nhiều lĩnh vực.
Tóm lại, Albert Einstein là một dẫn chứng mạnh mẽ về tinh thần ham học hỏi. Ông đã chứng minh rằng lòng tò mò và khát khao học hỏi không chỉ là yếu tố quan trọng trong việc đạt được thành công cá nhân mà còn có thể thúc đẩy sự tiến bộ của cả nhân loại.
Dẫn Chứng Về Việc Không Ngừng Học Hỏi
Gợi ý cho bạn mẫu dẫn chứng hay về việc không ngừng học hỏi của tỉ phú Warren Buffett, xem thêm bên dưới:
Warren Buffett, một trong những nhà đầu tư thành công nhất và tỷ phú hàng đầu thế giới.
Warren Buffett được biết đến với việc áp dụng tri thức và kiến thức của mình vào lĩnh vực đầu tư. Mặc dù ông đã có thành công đáng kể từ sự thông minh và tầm nhìn của mình, nhưng Buffett vẫn duy trì một tinh thần không ngừng học hỏi suốt đời.
Buffett thường xuyên đọc sách và bài viết về các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, tài chính, lịch sử, và công nghệ. Ông luôn tìm cách nắm bắt kiến thức mới và hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp và thị trường tài chính.
Hơn nữa, Buffett thường tham gia các khóa đào tạo, hội thảo và diễn đàn để tiếp thu kiến thức từ các chuyên gia khác và chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác. Ông cũng tạo ra một môi trường học tập trong công ty Berkshire Hathaway, khuyến khích nhân viên của mình tiếp tục học tập và phát triển.
Việc không ngừng học hỏi đã giúp Buffett làm chủ những nguyên tắc đầu tư thành công và đạt được lợi nhuận lớn. Ông có khả năng phân tích và đánh giá một cách sâu sắc các cơ hội đầu tư dựa trên kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ suốt thời gian.
Buffett cũng cho rằng việc không ngừng học hỏi là một yếu tố quan trọng để duy trì sự thành công. Ông đã từng nói: “Hãy đầu tư vào bản thân bạn là cách tốt nhất để đạt được lợi nhuận cao nhất. Sự tiến bộ cá nhân không bao giờ là mất mát.”
Với tinh thần không ngừng học hỏi, Warren Buffett đã xây dựng được một sự nghiệp ấn tượng và trở thành một nguồn cảm hứng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.
Văn mẫu 🌸 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Học Học Nữa Học Mãi 🌸 hay nhất!
Dẫn Chứng Học Tập Suốt Đời
Nếu vẫn chưa tìm được dẫn chứng cho việc học tập suốt đời thì tham khảo mẫu sau đây!
Darwin là một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi kiến thức. Con gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ học tập, ông trả lời: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.
Ông là tác giả của “Sự tiến hóa của các loài”, đây là một điểm mạnh quan trọng trong sự nghiên cứu và thành tựu của ông. Darwin không chỉ là một nhà khoa học kiệt xuất mà còn là một người có lòng tò mò mãnh liệt và sự khát khao hiểu biết về thế giới tự nhiên.
Darwin đã dành hầu hết thời gian và nỗ lực của mình để nghiên cứu và thu thập thông tin về rất nhiều lĩnh vực như động vật học, thực vật học, địa chất học và sinh thái học. Ông du hành trên tàu thăm dò HMS Beagle trong suốt chuyến hải trình 5 năm (1831-1836), nơi ông đã tiến hành nhiều quan sát, ghi chép và thu thập mẫu vật từ các điểm dừng chân trên khắp thế giới.
Sau khi trở về từ chuyến hải trình, Darwin đã dành hàng thập kỷ để phân tích và xem xét dữ liệu mà mình thu thập được. Ông đã viết hàng nghìn trang ghi chú, sàng lọc thông tin và so sánh các quan sát để xây dựng lý thuyết tiến hóa. Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn, sự tập trung và sự cam kết với quá trình học tập liên tục.
Tinh thần học tập của Darwin không chỉ dừng lại sau khi ông công bố “Sự tiến hóa của các loài” vào năm 1859. Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và đóng góp cho nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau trong suốt cuộc đời mình. Ông đã viết nhiều cuốn sách khác và tham gia hoạt động khoa học đến tận cuối đời.
Điều quan trọng là tinh thần học tập của Darwin được thể hiện qua sự sẵn lòng khám phá và khám phá tri thức mới, không ngừng mở rộng kiến thức và sẵn sàng đối mặt với những thách thức và tranh luận khoa học. Điều này cho thấy ông có tư duy mở và linh hoạt, không bị giới hạn bởi những quan điểm cũ hay khái niệm truyền thống.
Tóm lại, tinh thần học tập suốt đời của Darwin được thể hiện qua lòng tò mò không ngừng nghỉ, sự cam kết với quá trình nghiên cứu và khát khao không ngừng cải thiện hiểu biết về thế giới tự nhiên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đã đóng góp vào thành công lớn của ông trong lĩnh vực khoa học.
Ví Dụ Về Học Học Nữa Học Mãi
Dưới đây là ví dụ hay cho câu “học, học nữa, học mãi”:
Ví dụ về tinh thần “học học nữa, học mãi” có thể là cuộc đời và sự nghiệp của Thomas Edison, một nhà phát minh và doanh nhân nổi tiếng người Mỹ.
Thomas Edison được biết đến với việc phát minh bóng đèn điện và ghi âm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ông đã trải qua hàng ngàn lần thất bại trước khi đạt được thành công. Edison đã không chỉ coi những thất bại là kết quả mà còn nhìn vào chúng như là cơ hội học hỏi và phát triển.
Ông đã rất kiên nhẫn và kiệt xuất trong việc thử nghiệm các ý tưởng và thiết bị khác nhau, và đã ghi chép chi tiết về mỗi kết quả và lý do thất bại. Thay vì từ bỏ sau mỗi thất bại, Edison sử dụng những thông tin mới để điều chỉnh, cải tiến và tiếp tục nghiên cứu.
Câu nói nổi tiếng của Edison “Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công” thể hiện tinh thần học tập và kiên nhẫn của ông. Ông không ngừng học hỏi từ những thất bại và không bao giờ dừng lại trong việc theo đuổi tri thức mới.
Bằng sự kiên nhẫn, ông đã phát minh được rất nhiều thiết bị quan trọng khác ngoài bóng đèn điện và ghi âm. Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh và doanh nhân hàng đầu của thế kỷ 19 và là một biểu tượng về tinh thần học hỏi suốt đời và không ngừng cải thiện.
Ví Dụ Về Học, Học Nữa, Học Mãi
Chia sẻ đến bạn đọc ví dụ thú vị nhất để bạn bổ sung vào bài văn nghị luận về “học, học nữa, học mãi”:
Ví dụ của Benjamin Franklin là một minh chứng rõ ràng cho sự cam kết với học tập suốt đời. Ông là một trong những người sáng lập của Hoa Kỳ và được biết đến là một nhà bác học, nhà chính trị, nhà in ấn và nhà phát minh.
Franklin không có một học vấn cao cấp hoặc quá trình học tập chính thức dài. Tuy nhiên, ông đã tự học rất nhiều lĩnh vực và trở thành một trong những người thông thái nhất trong thời đại của mình. Ông đã không ngừng nỗ lực để mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình suốt đời.
Một trong những ví dụ tiêu biểu về tinh thần học tập của Franklin là việc ông thiết lập một kế hoạch hàng ngày gọi là “kế hoạch 13 đặc điểm”. Trong kế hoạch này, ông liệt kê 13 đặc điểm mà ông muốn phát triển trong bản thân, bao gồm việc đọc, viết, học ngoại ngữ và rèn luyện sức khỏe. Mỗi ngày, Franklin theo dõi và đánh giá tiến trình của mình trong việc thực hiện các mục tiêu này.
Ngoài ra, Franklin cũng lập ra một câu lạc bộ học tập gọi là “Junto” cho những người có cùng đam mê học hỏi. “Junto” là một nơi để chia sẻ kiến thức, tranh luận và học hỏi từ nhau.
Tinh thần học hỏi suốt đời của Benjamin Franklin đã giúp ông thành công ở nhiều lĩnh vực, từ việc thiết kế nhiều công cụ hữu ích, như đếm giờ, pin điện và túi xách che mưa, đến việc viết và xuất bản nhiều tác phẩm văn học và khoa học quan trọng.
Giải nghĩa câu 🌸 Học Đi Đôi Với Hành Là Gì 🌸 và ví dụ hay!
Tấm Gương Về Tinh Thần Tự Học Hiện Nay
Gợi ý cho bạn 1 tấm gương sáng về tinh thần tự học nổi tiếng trên thế giới, xem ngay bạn nhé!
Một tấm gương đáng chú ý về tinh thần tự học hiện nay là Elon Musk, doanh nhân và nhà lãnh đạo công nghệ đồng thời là sáng lập viên của các công ty nổi tiếng như Tesla, SpaceX và Neuralink.
Elon Musk được biết đến với tinh thần tự học không ngừng và sự kiên trì trong việc đi sâu vào những lĩnh vực mới mẻ. Dù không có học vấn công nghệ cao, ông đã tự học lập trình, vật lý, kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp để xây dựng những công ty thành công.
Musk luôn đặt mục tiêu cao và không ngừng tìm hiểu những kiến thức mới. Ông thường đọc sách và tài liệu khoa học, theo dõi các sự kiện và diễn đàn công nghệ để cập nhật những xu hướng mới nhất. Thậm chí ông đã tự học tiếng Anh khi mới đến Hoa Kỳ từ Nam Phi.
Không chỉ là người tự học, Elon Musk còn khuyến khích nhân viên của mình và người khác học tập liên tục. Ông thường tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích khám phá kiến thức mới và tư duy sáng tạo.
Tinh thần tự học của Elon Musk đã giúp ông thành công trong nhiều dự án đột phá. Tesla là một ví dụ điển hình, khi ông đã bắt đầu với việc nghiên cứu sâu về ô tô điện và xây dựng từ đầu công ty sản xuất ô tô điện hàng đầu thế giới.
Với những thành công của mình, Elon Musk trở thành một nguồn cảm hứng cho rất nhiều người, khuyến khích họ không ngừng học hỏi, khám phá và theo đuổi đam mê của mình.
Tóm lại, Elon Musk là một tấm gương tuyệt vời về tinh thần tự học hiện nay. Ông chứng minh rằng việc tự học và mở rộng kiến thức có thể dẫn đến sự thành công và đóng góp to lớn cho thế giới công nghệ và khoa học.
Bài Văn Nghị Luận Học Học Nữa Học Mãi Hay Nhất
Mời các bạn cùng xem mẫu bài văn nghị luận về câu “Học, học nữa, học mãi” hay nhất!
Học tập là một việc rất quan trọng và cần thiết đối với con người. Học vấn không tự nhiên mà có. Học vấn do người siêng năng đạt được. Nhờ có học tập con người đã làm nên nhiều điều kỳ diệu. Để nhắc nhở mọi người phải nỗ lực học tập và liên tục học tập không ngừng, Lênin đã nói: “Học, học nữa, học mãi”
Học là quá trình tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội tri thức từ trong sách vở nhà trường và ở thực tế cuộc sống xung quanh. Việc học phải được tiến hành không ngừng, không nghỉ. Học nữa, học mãi, học không giới hạn trong suốt đời của mỗi con người.
Học để hiểu biết, để nhận thức, để có kiến thức mà áp dụng cho cuộc sống. Học để vận dụng sự hiểu biết vào trong công việc, để công việc tiến hành thực hiện và kết quả hơn.
Việc học còn giúp cho ta có khả năng thành thạo công việc hơn. Người không có tri thức sẽ khó hòa nhập với cuộc sống văn minh, tiến bộ, sẽ không theo kịp với nền khoa học kỹ thuật hiện đại đang đà phát triển nhanh chóng của thế giới. Chính việc học cũng giúp ta định hình được nhân cách bản thân và biết cách ứng xử trong cuộc sống.
Kiến thức của nhân loại là vô tận, còn sự hiểu biết của con người lại rất nhỏ bé. Con người dù tài giỏi đến đâu thì sự hiểu biết của cá nhân cũng rất ít ỏi, nhỏ bé so với kiến thức bao la của nhân loại. Không những thế, nền tri thức khổng lồ ấy lại không ngừng tăng tiến. Trên thế giới nền khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, nếu không học liên tục để cập nhật hóa kiến thức thì chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, thấp kém. Vì thế ta cần học nữa, học mãi để ngày càng mở rộng tầm hiểu biết để làm chủ bản thân nâng cao uy tín và khẳng định chính mình.
Việc học liên tục không ngừng giúp ta theo kịp tiến bộ của xã hội. Từ lúc đó có thể làm chủ xã hội, bắc thiên nhiên phục vụ con người. Việc học phải được liên tục tiến hành không ngừng vì ngày nay muốn xây dựng và bảo vệ đất nước phải dựa vào tri thức và nền quốc phòng vững mạnh. Phải căn cứ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật mới làm kinh tế phát triển dân giàu, nước mạnh.
Học tập để sống tốt đẹp, để cảm nhận hạnh phúc và làm cho đời sống có ý nghĩa hơn. Chính khả năng học tập bồi dưỡng tâm hồn ta từng ngày. Những thay đổi giúp ta cảm nhận cuộc sống phong phú. Những niềm vui giúp ta thấy được cuộc sống đáng sống. Từ đó nâng cao hơn nữa trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Chăm chỉ học tập nghĩa là yêu nước.
Học tập để có thể làm việc thành công và khẳng định mình trong cuộc sống. Lê-nin cũng từng nói: “Tri thức là sức mạnh, ai có tri thức người đó có sức mạnh”. Không có tri thức con người sẽ trở nên yếu đuối và vô dụng, sớm bị cuộc sống phủ nhận. Không ngừng học tập để vươn lên đạt lấy các giá trị lớn lao trong cuộc sống để khẳng định địa vị, danh dự và sức mạnh của bản thân mình trong cộng đồng và xã hội.
Trước hết phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Mỗi con người cần phải xác định rõ học để làm gì? Sau đó là học những gì cần thiết nhất? Từ đó mới biết được cần học như thế nào cho thật hiệu quả. Tri thức là vô tân. Ai cũng khao khát chiếm lĩnh hết nguồn tri thức ấy. Thế nhưng, đó là điều không bao giờ làm được. Tham vọng trong học tập đôi lúc lại đưa ta đi quá xa trong thế giới mênh mông ấy mà không còn biết mình học để làm gì nữa.
Học với thái độ nghiêm túc và với một phương pháp học tập có hiệu quả. Phải có một ý chí phấn đấu kiên trì vượt qua mọi trở ngại để đạt được thành tích cao nhất. Ta phải biết kết hợp chặt chẽ phương châm: “học đi đôi với hành”. Lấy học tập tri thức làm nền tảng cho thực hành. Lấy thực hành để củng cố và khắc sâu tri thức. Không nên có thái độ tự mãn, tự cao trong học tập. Nên khiêm tốn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè cùng giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, phải tiếp nối truyền thống hiếu học của ông cha.
Hãy học những gì cần thiết nhất cho cuộc đời bạn, cho đất nước bạn. Đời người ngắn ngủi, đừng học lấy những gì mà suốt đời bạn không hề dùng đến. Vừa học tập tri thức khoa học vừa bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách trở nên tốt đẹp và cao thượng. Tri thức ấy có giá trị chỉ khi nó được chỉ đạo bởi một đạo đức tốt đẹp.
Khi ra trường dù ở cương vị nào, làm việc gì ta vẫn phải tranh thủ học tập. Mỗi độ tuổi khác nhau thì có cách học khác nhau sao cho có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến công việc mình đang làm. Để nâng cao hiểu biết thì phải chọn ngành học hỗ trợ cho công việc của mình nhầm thuận lợi cho sự phát triển của tương lai.
Học tập là vô cùng quan trọng. Học tập giúp con người có nhiều hiểu biết và phát triển tài năng. Vì thế ta phải thấy: “việc học là suốt đời, việc học không có trang sách cuối cùng”. Bản thân học sinh không được lơ là trong học tập. Phải kiên trì, nhẫn nại và bền bỉ học tập. Hãy nhớ rằng nỗi đau khổ trong học tập chỉ là tạm thời. Còn nỗi đau khổ vì không học tập là mãi mãi.
Tổng hợp văn mẫu 🌸 Nghị Luận Về Học Tủ Học Vẹt 🌸 ngắn gọn!
Nghị Luận Học Học Nữa Học Mãi Ngắn Gọn
Gửi tặng bạn đọc mẫu bài văn nghị luận về câu “Học, học nữa, học mãi” ngắn gọn!
Nhà cách mạng Lê-nin luôn đề cao ý nghĩa và giá trị của việc học đối với con người. Vì vậy, ông thường nhắn nhủ tới mọi người rằng “Học, học nữa, học mãi”.
Nhận định của Lê-nin vừa ngắn gọn, súc tích lại truyền tải bài học quý giá. Điệp từ “học” được nhắc lại ba lần liên tiếp, nhằm nhấn mạnh vào tiềm thức của người nghe về hành động học hành. Việc học mà Lê-nin nói đến ở đây không chỉ là học từ sách vở, mà còn là học từ đời sống, học từ những kinh nghiệm, học từ tất cả mọi thứ. Ông cho rằng, dù ở độ tuổi nào, hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng cần phải học tập. Việc học nó cần phải được tiếp diễn và kéo dài mãi.
Thật vậy, kho tàng kiến thức của nhân loại là vô cùng khổng lồ. Không chỉ vậy, kho tàng ấy còn được bồi đắp lên từng ngày. Có thể ngày hôm nay ta đã biết nhiều, nhưng ngày mai lại trở thành ít ỏi. Có thể ở lĩnh vực này chúng ta hiểu rất rõ, nhưng khi sang đến lĩnh vực khác thì ta lại trở thành kẻ thiếu hiểu biết.
Ngoài ra, việc học còn là cả về cách ứng xử, cách giao tiếp, các kĩ năng sống nữa. Ở mỗi độ tuổi, mỗi quá trình sống, chúng ta lại cần học thêm những điều mới để phục vụ cho cuộc sống của mình. Chỉ có người không biết mới phải ngại, còn người dám học hỏi thì không có gì phải ngại cả. Bởi vậy, ngày nay, không có gì lạ khi bắt gặp các bác, các ông lớn tuổi mới đi học đại học vì lúc trẻ gia đình không có điều kiện. Hay các chị, các mẹ đi học nấu ăn, học nhảy, học múa. Chỉ cần có lòng mong muốn học hỏi, thì không có gì là muộn hết.
Từ đó, chúng ta hiểu được tầm nhìn rộng mở và tiến bộ của Lê-nin, cùng sự quan tâm của ông dành cho sự nghiệp học tập. Tất cả được hiện diện qua nhận định “Học, học nữa, học mãi”.
Nghị Luận Học Học Nữa Học Mãi Lớp 7
Tranh mẫu đặc sắc nhất về đề tài MMM ở bên dưới, mời bạn xem ngay:
Việc học từ trước đến nay luôn là việc được tất cả mọi người xem trọng và đề cao. Bởi đó là hoạt động vô cùng quan trọng, đem đến nhiều điều tích cực cho con người. Thế nên, Lê-nin đã khẳng định rằng, chúng ta cần phải “Học, học nữa, học mãi”.
Câu nói này tuy ngắn gọn, nhưng lại có sức nặng to lớn về bài học và ý nghĩa về giáo dục. Từ “học” được lặp lại ba lần trong câu nói, chiếm hơn 50% dung lượng ngôn từ. Qua đó, nhấn mạnh về nội dung chính, sự quan trọng, tiên quyết cần được quan tâm, lưu ý. Đó chính là việc học. Sự ngắt nghỉ tạo ra các vế câu cũng đã truyền tải một cách rõ ràng dụng ý của người nói. Đó là cần phải học, học rồi thì phải học tiếp nữa, đã học thì phải học mãi, không được dừng lại. Nói một cách thông dụng, thì sự học là việc không có giới hạn về khối lượng và cả thời gian.
Lê-nin khẳng định như vậy, bởi ông hiểu được giá trị to lớn, khổng lồ của việc học. Học ở đây không chỉ là học về kiến thức trong các quyển sách giáo khoa, theo các chương trình ở trên ghế nhà trường. Mà còn là học về các kĩ năng sống, học cách yêu thương, cách sẻ chia, học thêm các kiến thức về những điều xung quanh ta, với phạm vi rộng lớn vô tận. Cho dù ở lứa tuổi nào, trình độ nào, chức vụ nào, thì sự học vẫn nên và cần được tiếp tục.
Có thể nói, thế giới kiến thức mà con người ta có thể tiếp nhận được là không bao giờ có thể kết thúc. Biển tri thức sẽ ngày càng dày rộng hơn, khi ngày càng nhiều điều bí ẩn được giải đáp, ngày càng nhiều công trình nghiên cứu đạt thành tựu… Vì vậy, nếu ngừng việc học lại, ta sẽ dễ rơi vào tình huống tụt hậu, khó hòa nhập với cộng đồng.
Khi ta làm được như vậy, thì tự nhiên bản thân sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, hiểu biết hơn. Từ đó gián tiếp giúp chúng ta khẳng định giá trị, vị thế của bản thân trong cộng đồng. Với lượng tri thức dồi dào, phong phú và kĩ năng đa dạng, chúng ta có thể làm được nhiều việc, giải quyết nhiều vấn đề. Khi ấy, bản thân ta không chỉ có thể cống hiến cho đất nước, mà còn có thể giúp đỡ mọi người, đem đến lợi ích cho bản thân. Ngoài ra, sự học bền bỉ còn giúp chúng ta rèn luyện tư duy, giúp trí óc luôn hoạt động và phát triển, không bị ì ạch hay tụt hậu so với các thế hệ sau.
Điều đó được thể hiện từ những trường hợp diễn ra thường ngày quanh chúng ta. Đó là những bác những chú đã quá tứ tuần nhưng vẫn học tập, thi đại học bởi lúc còn trẻ chưa có cơ hội học. Đó là những bạn sinh viên ngoài thời gian học trên giảng đường, đã tìm và học thêm các kĩ năng khác như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sơ cứu người bị đuối nước… Hay là những vị lãnh đạo, vẫn ngồi lắng nghe những người nông dân chia sẻ về kinh nghiệm, quá trình trồng cây để học hỏi thêm. Đó chính là hiện diện của sự học bền bỉ trong cuộc sống của chúng ta.
Tuy lợi ích của việc học nhiều như vậy, nhưng từ trước đến nay vẫn không hề thiếu đi những kẻ lười biếng hay có cách học lệch lạc. Họ cho rằng chỉ cần học ở trường, học trong sách vở là đủ, mà bỏ qua vô vàn kiến thức và kĩ năng rộng lớn ở xung quanh mình. Họ cho rằng chỉ cần học đại học, học thạc sĩ là xong mà không biết rằng bằng cấp chỉ là một loại thước đo kiến thức mà thôi. Hay cả những người chỉ học về hình thức, học tủ học vẹt, chả thu nạp được chút kiến thức gì cho bản thân cả. Thật đáng buồn thay cho họ! Đặc biệt là khi thế giới đang dần chuyển mình sang thời đại mới, thì việc ì ạch, tự lùi mình về phía sau ấy thật là đáng chê trách.
Cũng từ những trường hợp đáng buồn ấy, mà em càng thêm thấu hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình. Em sẽ noi theo lời dạy của Lê-nin để học hỏi không ngừng.
Bài văn 🌸 Nghị Luận Về Bạo Lực Học Đường 🌸 đặc sắc!
Nghị Luận Học Học Nữa Học Mãi Lớp 8 Chọn Lọc
Các bạn học sinh lớp 8 đang tìm kiếm mẫu bài văn nghị luận về câu “Học, học nữa, học mãi” thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
Khái niệm “học” mà Lê-nin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.
Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một không gian xác định: nhà trường.
Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suốt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuộc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khái niệm học của Lê-nin.
Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lê-nin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lê-nin “học làm cách mạng” rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của trường đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời mọi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Với cách hiểu trên, hoạt động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lý giải về sự thành công của mình, nhà bác học Newton đã nói một cách hóm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua những hoạt động học tập của mình.
Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhấn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.
Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quyết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.
Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mỗi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.
Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật giản dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.
Đoạn Văn Nghị Luận Học Học Nữa Học Mãi Đặc Sắc
Nếu bạn đang gặp khó khăn khi viết bài văn nghị luận về câu “Học, học nữa, học mãi” thì hãy dành thời gian tham khảo mẫu đặc sắc dưới đây:
Bàn về học tập, Lênin đã từng nói “Học, học nữa, học mãi”. Vậy học là gì và nó có tầm quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta như thế nào? Trước hết, học là quá trình tích lũy tri thức, kĩ năng, kiến thức. Đó là quá trình rất dài và gian khổ đòi hỏi phải kiên trì, chăm chỉ. Hơn hết, có thể khẳng định rằng, học tập có vai trò rất quan trọng đối với bản thân. Học không chỉ giúp bạn tích lũy kiến thức mà nó còn giúp bạn trau dồi, rèn luyện bản thân.
Hơn thế nữa, học tập còn giúp bạn rút ngắn con đường đến thành công. Bên cạnh đó, học tập không đơn thuần chỉ dừng lại ở những năm tháng bạn học ở trường, lớp mà nó còn kéo dài đến khi bạn già, đến khi bạn không còn khả năng tích lũy kiến thức. Bởi lẽ kiến thức rất sâu, rất rộng, nó không chỉ dừng lại ở trang sách mà nó còn có những thay đổi qua năm tháng, qua cuộc sống.
Thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều bạn học sinh đang không ngừng học tập để đạt nhiều thành tích, không phụ lòng cha mẹ, góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên cạnh đó vẫn có bạn sở hữu quan điểm học tập lệch lạc, cho rằng đây là việc không cần thiết. Thật vậy, câu nói của Lê nin là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ đó, mỗi chúng ta hãy không ngừng học tập, nỗ lực phấn đấu.
Hãy luôn nhớ rằng “Học tập không phải là con đường duy nhất nhưng nó là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”.
Cuối cùng là 🌸 Đoạn Văn Học Đi Đôi Với Hành 🌸 ngắn hay!