Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng ❤️️ 29+ Bài Hay ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Được SCR.VN Chọn Lọc Và Chia Sẻ.
Dàn Ý Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng
Dàn Ý Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng chi tiết sau đây giúp các em triển khai bài văn logic và mạch lạc nhất.
I, MỞ BÀI: Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề nghị luận đề bài yêu cầu theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ chọn: Nghị luận về câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.”
II, THÂN BÀI:
a. Giải thích câu nói
- “Mực”: Mực ở đây không phải là loại mực mà ta vẫn thường dùng ở đời sống ngày nay mà là mực Tàu của người xưa nên nó mới có màu đen. Đó là thứ mực được đúc thành thỏi, khi dùng thì đem mài với nước, lấy bút lông chấm vào mực và viết lên giấy. Nếu sơ ý để mực dây ra tay hay quần áo thì khó mà tẩy sạch được.
- “Đèn”: Còn đèn, hẳn mỗi chúng ta ai cũng đều biết đó là vật dụng chiếu sáng cho nhân loại.
b. Bàn luận vấn đề
- Môi trường có tác động lớn tới nhân cách mỗi người. Không ai có thể sống mà tách rời với môi trường sống. Trong cuộc sống hàng ngày, ta thường xuyên tiếp xúc với những người xung quan mình. Mối quan hệ ấy diễn ra trong quá trình lâu dài và lặp đi lặp lại. Dù muốn hay không muốn, con người cũng chịu tác động từ môi trường bên ngoài, mà đó có thể là tác động tiêu cực hoặc tích cực.
- Dẫn chứng: Thực tế đã chứng minh có người gần mực thì bị đen. Trong gia đình, cha mẹ thường xuyên cãi vã, đánh nhau, không lo cho con cái; anh chị em không biết bảo ban nhau, những đứa con lớn lên trong gia đình như thế sẽ trở thành con người xấu trong xã hội.
c. Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động
- Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần có bản lĩnh tỉnh táo trong cuộc sống để có thể toả sáng dù ở trong bất cứ môi trường nào. Không chỉ biết lựa chọn môi trường sống mà cần phải tạo môi trường theo chiều hướng tốt đẹp…
III, KẾT BÀI: Khẳng định lại vấn đề nghị luận và nêu khái quát lại ý kiến của bản thân người viết.
Đón Đọc Bài 🌼 Giải Thích Câu Tục Ngữ Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng ❤️️15 Bài
Hãy Nêu Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng – Bài 1
Hãy Nêu Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng, đây là một trong những chủ đề rất hấp dẫn và truyền đạt những thông điệp ý nghĩa.
Từ lâu, nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh.
Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.
Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt.
Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.
Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình.
Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục.
Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em có bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
Tham khảo 🌹 Chứng Minh Câu Tục Ngữ Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng 🌹 15 Bài Hay
Bài Văn Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Đạt Điểm Cao – Bài 2
Bài Văn Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Đạt Điểm Cao để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc sau đây.
Ca dao, tục ngữ là kho tàng văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam. Tục ngữ là nơi đúc kết những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta trong lao động sản xuất, trong đấu tranh và trong cả cách đối nhân xử thế. Nhiều thế kỉ đã trôi qua, có thể có những điều đã bị thời gian đào thải và lãng quên, nhưng rất nhiều những câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị. Câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là một trong số đó.
Trong câu tục ngữ này, cha ông ta đã sử dụng thủ pháp đối lập cùng với nghệ thuật ẩn dụ “mực” – “đèn” và “sáng” – “tối”. Đó là biểu tượng cho cái xấu và cái đẹp, cái dở và cái hay, cái tiêu cực và cái tích cực. Câu tục ngữ mang đến cho ta một bài học quý báu: Môi trường sống có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Sống trong một môi trường xấu, tâm hồn con người dễ bị vấy bẩn bởi “mực” và ngược lại, trong một môi trường tốt, nhân cách sẽ được thắp sáng bởi ánh đèn.
Quả đúng như vậy. Con người vốn dễ bị ảnh hưởng bởi những điều xung quanh. Khi ngày ngày tiếp xúc với một điều gì đó, đặc biệt là khi con nhỏ, chúng ta thường có xu hướng bắt chước và làm theo, lâu dần thành thói quen và cuối cùng hình thành nên tính cách. Sống trong một khu ổ chuột đời sống lạc hậu, nạn trộm cắp, bạo hành thường xuyên diễn ra, thật khó để có thể giữ được bản tính lương thiện.
Trái lại, sống trong một khu dân cư chan hòa, lớn lên trong một gia đình hạnh phúc có bố mẹ hòa thuận, thương yêu, đứa trẻ có khả năng cao sẽ trở thành một người tốt đẹp. Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bị Bá Kiến vì ghen tuông mà bắt đi ở tù. Trở về từ nhà tù thực dân, hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính xã hội phong kiến thối nát, nhà tù thực dân đã đày đọa, làm biến đổi cả nhân hình lẫn nhân tính của một con người.
Trong dân gian cũng có không ít những câu tục ngữ tương tự khẳng định nội dung này: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, “Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”, “Ở gần nhà giàu mỏi răng ăn cốm,/ Sống gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”, “Thói thường gần mực thì đen/ Anh em bạn hữu phải nên chọn người”, …. Tất cả cho thấy một kinh nghiệm sống quý báu về mối quan hệ giữa môi trường sống và tâm hồn con người.
Tuy nhiên, có phải cứ gần mực thì sẽ đen, gần đèn thì sẽ sáng? Không phải lúc nào cũng vậy! Có không ít trường hợp gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Yếu tố môi trường là quan trọng, nhưng lúc nào cũng thế, con người vẫn luôn là yếu tố quyết định. Đen hay sáng còn phụ thuộc vào chính bản lĩnh của chúng ta. Gần mực chưa chắc đã đen nếu ta biết cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng nếu ta cố tình ngồi khuất. Như đóa hoa sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, từ bùn hôi tanh vẫn tỏa ngát mùi hương:
Lại có những kẻ, được sống trong cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, vẫn hư hỏng, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất lương. Những kẻ ấy chính là những con sâu làm chậm sự phát triển của xã hội, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” vẫn luôn là một bài học quý giá cho con người ở mọi thời đại. Nó nhắc nhở chúng ta phải biết chọn bạn mà chơi, biết chọn lựa một môi trường sống phù hợp với bản thân để phát triển toàn diện.
Trong trường hợp may mắn được sống trong một môi trường tốt, cần biết nắm bắt và tiếp thu những tinh túy của xã hội, ngược lại, nếu sống trong một môi trường thiếu lành mạnh, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể làm chủ được cuộc đời, tâm hồn mình nếu ta đủ bản lĩnh, thậm chí chính chúng ta sẽ là người cải tạo môi trường.
Tham Khảo 🌼 Cách Làm Bài Nghị Luận Về Một Sự Việc Hiện Tượng Đời Sống ❤️️ Ngắn
Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Ngắn Gọn – Bài 3
Bài văn Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Ngắn Gọn được nhiều bạn đọc yêu thích và chia sẻ rộng rãi dưới đây.
Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống bởi thế nhân dân ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người là quan trọng hơn cả môi trường sống, bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
Trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Mực” ở đây là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn “đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ.
Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi – bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.
“Gần mực thì đen” ta đã bắt gặp hình ảnh Chí Phèo trong chuyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sao bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế.
Ngược lại gần đèn thì rạng câu chuyện “mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất. Mạnh tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc.
Trong thực tế ta thấy học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt, gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu, trong những trường hợp như vậy ta thấy “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là đúng tuy nhiên không phải ai gần mực cũng đen, ai gần đèn cũng rạng bởi lúc đó ta cẩn thận nên mực không thể gây bẩn, bởi ra cố tình ngồi khuất nên gần đèn chưa chắc đã rạng.
Bởi vậy phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh của con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như thanh thép để lâu ngày không tôi luyện sẽ han rỉ trở nên vô dụng.
Tóm lại câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp ta thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người, đặc biệt là tính cách. Tuy nhiên con người có thể hoàn toàn chủ động đón nhận hoàn cảnh dù sống trong môi trường không tốt – gần mực nhưng nếu bản lĩnh thì ta vẫn như đóa hoa thơm ngát: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Chia Sẻ Bài 💦 Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống ❤️️ 15 Bài Hay Nhất
Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Hay Nhất – Bài 4
Bài mẫu Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Hay Nhất sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý văn hấp dẫn cho bài làm của mình.
Có thể nói, những câu tục ngữ luôn mang đến cho chúng ta những bài học đắt giá về con người, về những mối quan hệ, kinh nghiệm sản xuất và đôi khi là về tình cảm lứa đôi. Chúng ta không thể phủ nhận tính chân thực và đúng đắn của những câu tục ngữ như vậy, vừa ngắn gọn, dễ hiểu mà vô cùng sâu sắc. Và để khuyên răn, nhắc nhở con cháu bài học về lựa chọn môi trường sống và các mối quan hệ, ông cha ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Trước tiên, ta cần hiểu câu tục ngữ có nghĩa là gì?. “mực, đen” là hai từ cùng trường từ vựng mang sắc thái tiêu cực, ẩn dụ cho những thói xấu, những điều sai trái. Còn “đèn, sáng” thì lại ngược lại, nó biểu hiện cho một trường từ vựng về những điều tốt đẹp và tươi sáng, ẩn dụ cho cái thiện trong cuộc sống. Câu tục ngữ ngắn gọn, có cấu trúc đối mang lại cho chúng ta thông điệp: Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của chúng ta.
Ví dụ như khi được học tập và vui chơi cùng những người bạn tốt, ngoan thì chúng ta sẽ được giáo dục và trở thành những người như vậy. Ngược lại, khi sống trong môi trường toàn những tệ nạn, thì con người cũng sẽ trở thành một trong những phần tử vướng mắc phải những tệ nạn đó. Dường như câu nói này đúng đắn bởi chính những trải nghiệm trong cuộc sống của chúng ta đều thể hiện rõ điều này.
Tuy nhiên, câu tục ngữ trên cũng không thể đúng hoàn toàn bởi đôi khi chính nội lực bên trong con người mới là yếu tố quyết định giống như “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có rất nhiều người có nghị lực và quyết tâm sống rất lớn, tuy không được sinh ra trong môi trường, hoàn cảnh tốt vậy mà họ vẫn vươn lên, tỏa sáng khiến ai cũng phải nể phục.
Đã có rất nhiều tấm gương nghèo vượt khó như học sinh thủ khoa đại học Y năm 2013, bố ngủ trong ống cống, vá xe để kiếm tiền cho hai con ăn học, còn mẹ thì đi vặt lông vịt thuê vào mỗi đêm để kiếm mấy chục nghìn đồng cho các con. Câu chuyện đó đã khiến bao người phải thán phục. Và còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương giàu nghị lực sống như vậy nữa quanh ta, đáng để ta học hỏi và noi theo.
Từ ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ, bản thân em đã học được rất nhiều điều từ việc lựa chọn môi trường sống, việc chọn bạn mà chơi, và hơn hết đó là phải có lập trường vững chắc, sống đúng với nguyên tắc và bản thân mình. Với cuộc sống hiện đại và hội nhập như hiện nay, không ít những trào lưu, xu hướng thu hút giới trẻ.
Đôi khi đó là những văn hoá tốt nhưng đâu đó vẫn còn những trò chơi, tiêu khiển khiến giới trẻ sa ngã, sống không có mục tiêu mà chỉ biết hưởng thụ. Chính câu tục ngữ đã khiến chúng em – những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần thận trọng hơn với những tác nhân và yếu tố ở bên ngoài cuộc sống. Và đặc biệt cần trau dồi những kĩ năng, kiến thức để tạo nên bản lĩnh vượt qua những cám dỗ đó.
Đón Đọc Bài 💦 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Hay
Bài Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Điểm 10 – Bài 5
Bài Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Điểm 10 sẽ giúp các em có thể trao đổi và nêu lên những quan điểm cá nhân của mình.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” thể hiện quan điểm sống của ông cha ta thời xưa muốn mượn hình ảnh những sự vật sự việc có liên quan tới đời sống con người để nói lên thái độ sống của mình.
Gần mực thì đen? Bởi mực là loại thường được người xưa dùng trong viết lách, loại mực tài dùng với bút lông mỗi lần viết phải đổ nước và mài mực. Sau đó, chấm lên bút lông viết nét đậm nét thanh vô cùng tinh tế. Tuy nhiên, loại mực này rất bền nếu chẳng may bị dính vào quần áo hoặc tay chân thì rất khó để rửa sạch.
Bên cạnh đó ý nghĩa của từ “mực” trong câu tục ngữ này còn thể hiện sự xấu xa, những điều không tốt. Những thói hư tật xấu trong xã hội. Nếu chúng ta mà bị nó dính vào người, ở gần nó thì sẽ bị dính bẩn bị lây nhiễm những thói xấu, khiến cho thanh danh, và tương lai của chúng ta khó mà rửa sạch được.
Gần đèn thì sáng? Thời xưa ông bà ta chưa có điện, bóng cao áp như bây giờ mà thường sử dụng đèn dầu cháy bằng bấc, khi con người muốn có thật nhiều ánh sáng để đọc sách hoặc thêu thùa may vá thường phải ngồi gần đèn vì xung quanh ánh đèn sẽ sáng hơn những nơi khác, khiến cho con người nhìn rõ mọi vật hơn.
Bên cạnh đó, đèn trong câu tục ngữ này còn có ý nghĩa là cái tốt đẹp, những điều đúng đắn trong cuộc sống. Người xưa đã vô cùng tinh tế khi sử dụng hai vật tương phản nhau là mực và đen để nói lên hai điều đối lập trong cuộc sống đó chính là điều tốt đẹp và điều xấu xa.
Câu nói này nhằm nhắc nhở con cháu chúng ta hôm nay cần phải biết chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. Bởi trong cuộc sống nếu chúng ta biết lựa chọn bạn tốt, chơi với những người tốt, những người lương thiện thì sẽ có điều kiện học hỏi những điều tốt đẹp từ những người đó. Chúng ta có thể trở nên tốt đẹp hơn.
Ngược lại, nếu chúng ta không biết mà chơi với những bạn xấu, những người không có ý chí suốt ngày chỉ chơi bời lêu lổng phá làng, phá xóm, làm đau lòng thầy cô cha mẹ, thì rồi chúng ta cũng sẽ nhiễm những thói hư tật xấu của những người này, và trở thành những con người hư hỏng, đánh mất tương lai tốt đẹp của mình.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” được ông cha ta ngày xưa đúc kết lên từ những kinh nghiệm cuộc sống. Nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh mình. Nếu con người được sống trong một môi trường lành mạnh nhiều điều tích cực thì con người sẽ được học hỏi những điều tốt đẹp, phát huy được sở trường của mình. Còn nếu con người sống trong môi trường toàn những điều xấu con người đó sẽ trì trệ và trở nên xấu tính hơn.
Trong mỗi gia đình, cha mẹ người thân chính là một tấm gương để cho các bạn trẻ, những em bé noi gương theo, bắt chước nếu cha mẹ không gương mẫu thì khó lòng dạy dỗ con cháu nên người. Chính vì vậy, muốn hình thành nhân cách tốt cho trẻ thì chính cha mẹ phải là người làm gương cho con cái trước tiên. Một gia đình luôn hòa thuận yêu thương nhau thì con cái nhất định sẽ hiếu thảo, lễ nghĩa, biết kính trên nhường dưới.
Trong một tập thể lớp cũng vậy, nếu cả lớp tiên tiến, xuất sắc cùng nhau đoàn kết, chia sẻ những kinh nghiệm học tập tốt, cùng giúp đỡ những bạn còn yếu kém vươn lên bằng cả tấm lòng thì nhất định tập thể ấy sẽ vững mạnh.
Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng có nhiều người có bản lĩnh vững vàng không dễ bị lôi kéo vào những điều xấu xa, dù họ sống trong một môi trường bùn lầy hôi tanh nhưng những người đó như những bông hoa sen thơm ngát “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” đó chính là những con người vô cùng bản lĩnh.
Nhiều người sinh ra trong gia đình không hạnh phúc cha mẹ không hòa thuận, nhưng bản thân những người con trong gia đình đó, lại rất nỗ lực vượt khó để có thể thành công, có một tương lai rộng mở hơn. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” muốn khuyên nhủ chúng ta phải biết lựa chọn môi trường sống, lựa chọn bạn tốt để chơi tránh xa những thói hư tật xấu, những điều không hay trong xã hội để trở thành con người có ích, đóng góp sức mình cho xã hội.
Xem Nhiều Hơn Về 🌼 Viết Đoạn Văn Nghị Luận ❤️️ 15 Bài Mẫu Ngắn Gọn Hay Nhất
Văn Nghị Luận Câu Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Ngắn Hay – Bài 6
Văn Nghị Luận Câu Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Ngắn Hay sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý văn hay và đặc sắc.
Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.
“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp.
“Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.
Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt.
Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuộc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thói hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh.
Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.
Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xét một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Điều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên 🌹 15 Bài Mẫu Hay
Nghị Luận Xã Hội Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Sinh Động – Bài 7
Nghị Luận Xã Hội Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Sinh Động giúp các em có thể học hỏi và rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình.
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn.
Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp.
Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án.
Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống.
Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Đừng bỏ qua bài 🔥 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí ❤️️15 Mẫu Hay
Nghị Luận Câu Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Chi Tiết – Bài 8
Bài văn Nghị Luận Câu Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Chi Tiết giúp các em học hỏi được cách diễn đạt bài văn logic và đầy đủ ý.
Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quí báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
“Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội, do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu, dẫn chứng: Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội. Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.
Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:”Ở bầu thì tròn ở ống thì dài” hay “Thói thường gần mực thì đen, anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu, giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.
Chia sẻ 🌹 Nghị Luận Sống Là Chính Mình ❤️️ 12 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Hay
Bài Văn Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Xuất Sắc – Bài 9
Bài Văn Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Xuất Sắc được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ sau đây.
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của cha ông ta; mỗi câu, mỗi lời nói đều đúc rút kinh nghiệm sống quý báu cho thế hệ sau học tập. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa răn dạy rất lớn đối với mỗi người. Câu tục ngữ này có hai vế đối song song đối lập nhau nhưng lại bổ sung để hoàn thiện ý nghĩa cho nhau. Trong cuộc sống câu tục ngữ này được vận dụng rất nhiều nhằm đưa ra lời khuyên răn, dạy bảo, hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn.
“Mực” trong câu tục ngữ này có nghĩa tường minh và nghĩa hàm ngôn. “Mực” theo nghĩa tường minh chính là chỉ màu đen của một loại dung dịch tạo nên nét chữ sau khi viết. Người ta thường dùng mực để hút vào bút và bắt đầu viết. Nhưng hàm ý sâu xa của nó là chỉ những điều đen tối, xấu xa, không nên dây dưa vào.
“Đèn” nghĩa tường minh là vật dụng cần thiết để tạo nên ánh sáng trong mỗi gia đình, nếu thiếu nó thì căn nhà sẽ trở nên tối tăm. Còn hàm ý của ‘đèn” là ám chỉ những việc tốt đẹp, là chân lý, ánh sáng đáng trân trọng trong xã hội. Cha ông ta rất có dụng ý khi đặt “mực” và “đèn” có ý nghĩa đối lập nhau ở cạnh nhau là nhằm thức tỉnh mỗi chúng ta.
Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, cần học tập và phát huy nhưng ngược lại đâu đó vẫn còn những góc khuất, những điều xấu, những con người xấu có thể khiến chúng ta sa vào bùn lầy. Câu tục ngữ vẽ ra hai viễn cảnh, hai con đường đi. Nếu chúng ta ở gần “mực”- gần điều xấu xa thì chắc chắn chúng ta sẽ bị nhiễm, và tồi tệ hơn nữa chúng ta sẽ biến thành những kẻ xấu. Ngược lại nếu được sống trong môi trường gần ‘đèn” thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều tốt đẹp, trở thành người tốt giúp ích cho xã hội.
Câu tục ngữ nhắc nhở, khuyên răn chúng ta cần biết “chọn bạn mà chơi”, chọn nơi tốt đẹp để sinh sống, chọn điều hay để học. Đừng để những thói hư, tật xấu cám dỗ. Xã hội đầy rẫy những điều xấu, nếu chúng ta không biết cách lựa chọn cách sống, không có lập trường thì rất dễ dàng bị lôi kéo vào đó. Bởi vậy làm người cần có chính kiến, cần biết chắt lọc điều tốt đẹp nhất để sống có ích.
Tuy nhiên, có những người rất giàu nghị lực, sống bên cạnh những người xấu xa vẫn giữ vững được lòng son. Đó là những người thực sự đáng ngưỡng mộ và học hỏi. Trong một lớp học, có một số “phần tử” chuyên đi phá hoại lớp, có hành vi không tốt đẹp với thầy cô. Chúng ta vừa nên tránh xa họ, vừa nên khuyên ngăn họ để các bạn ấy có thể thay đổi được bản chất và có ý thức, kỉ luật hơn. Đó là điều mà cha ông ta muốn con cháu sau này làm người cần phải có.
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống nhằm khuyên răn, giáo dục thế hệ trẻ.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Nghị Luận Về Hiện Tượng Sống Ảo ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Ấn Tượng – Bài 10
Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Ấn Tượng được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.
Tục ngữ được coi là “túi khôn” của nhân loại, là kho kinh nghiệm phong phú và quý giá về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội của nhân dân lao động qua các thế hệ. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có thể bắt gặp khá nhiều những câu tục ngữ nói về mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, môi trường sống. Tiêu biểu là câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.
Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò to lớn, có tính chất quyết định của môi trường sống đến con người. Câu tục ngữ gồm hai vế câu có ý nghĩa đối sánh nhau. Mỗi vế thể hiện một mối quan hệ nhân – quả, xuất phát từ thực tế đời sống: nếu ta lỡ bị “mực” dây vào tay chân, quần áo thì sẽ bị bẩn, bị đen quần áo, chân tay; còn nếu ta ngồi gần ngọn đèn thì sẽ được hưởng ánh sáng của nó.
Từ hình ảnh cụ thể, thực tế ấy, câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: nếu ta sống gần cái xấu xa đen tối thì cũng dễ bị xấu xa, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ trở nên lương thiện, tốt đẹp. Suy rộng ra, câu tục ngữ khẳng định rằng môi trường sống, hoàn cảnh sống dễ ảnh hưởng hoặc có khi có vai trò quyết định đến tính cách, phẩm chất của con người.
Trước hết, vì bản chất con người “là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Các – Mác) nên mỗi cá nhân thường xuyên chịu tác động từ các mối quan hệ đó. Trong quán trình tương tác giữa các cá nhân với nhau, tất yếu mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng hoặc sự tác động từ cá nhân khác và từ môi trường hình thành nên mối quan hệ đó. Hơn nữa, con người lại dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí là bắt chước. Do đó, ông cha ta cũng có câu nói về những kẻ đua theo bạn bè, bắt chước để giống nhau: “ngưu tầm ngưu, mã tâm mã”.
Thực tế đã chứng minh tính thực tế của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình mà chamẹ yêu thương nhau, sống hạnh phúc và được giáo dục tốt thường phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc.
Khi đi học, nếu kết bạn với bạn tốt, chúng ta sẽ thường học hỏi được những điều hay; trái lại, nếu kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu… Nhìn rộng ra, sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạó lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí, tinh thần.
Khẳng định câu tục ngữ trên đã nêu lên một thực tế khá phổ biến, tuy nhiên chúng ta cũng không nên hiểucâu tục ngữ một cách phiến diện, cực đoan. Không phải lúc nào cũng “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Trong cuộc sống, có không ít những trường hợp thanh thiếu niên được sinh ra và lớn lên từ một môi trường gia đình có điều kiện kinh tế tốt, được giáo dục từ khi còn nhỏ, nhưng lớn lên, chúng lại trở nên hư hỏng, thậm chí sa vào cờ bạc, may tuý.
Lại có những con người dù sống trong môi trường xấu, hoặc trong hoàn cảnh khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, thậm chí còn vươn lên, thành đạt và giúp đỡ người khác. Như loài hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có những con người dù sống giữa “bùn nhơ” vẫn tỏa sáng vẻ đẹp của phẩm cách, ý chí cao đẹp. Có những con người không bị “cái khó bó cái khôn” mà lại biết tạo ra sự xoay chuyển tình thế trong cảnh gian khó và làm nên thành công.
Trong văn học Việt Nam, ta có thể bắt gặp hình ảnh nàng Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du – một người con gái tài sắc vẹn toàn, mặc dù bị xã hội đen tối đẩy vào cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần ” mà vẫn giữ trọn vẹn lòng hiếu nghĩa, thủy chung.
Như vậy, ở đây, cái quyết định không phải là hoàn cảnh sống mà chính là bản lĩnh cá nhân, là sự rèn luyện của mỗi con người để có cách ứng xử và lối sống tốt nhất. Không phải ta cứ gặp cái xấu, gặp người từng có quá khứ không lương thiện là ta kì thị và phải tránh xa. Một cách ứng xử đúng mực và phù hợp chính là biết dung hòa và bao dung, biết giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.
Giống với câu tục ngữ “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã nêu lên một thực tế khách quan có tính phổ biến trong xã hội.
Câu tục ngữ một mặt giúp chúng ta có cái nhìn thận trọng, tỉnh táo khi “chọn bạn mà chơi” hoặc lựa chọn môi trường sống trong lành để phát triển; mặt khác cũng gợi ra trong mỗi chúng ta những suy nghĩ về bản lĩnh cá nhân trong những hoàn cảnh sống khác nhau, về việc nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân mình ở mỗi con người. Chính vì thế, những câu tục ngữ như thế có giá trị nhận thức và giáo dục sâu sắc, đáng được gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ.
Chia sẻ 🌹 Cách Viết Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ 🌹 Hay Nhất
Nghị Luận Chứng Minh Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng – Bài 11
Nghị Luận Chứng Minh Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng, cùng đón đọc bài văn mẫu hay được SCR.VN gợi ý sau đây nhé!
Đôi khi, con người thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Bởi vậy thế hệ đi trước đã đưa ra một lời khuyên vô cùng quý giá: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Câu tục ngữ sử dụng hai hình ảnh đối lập nhau là “mực” – ý chỉ cái đen tối, xấu xa và “đèn” ý chỉ cái trong sáng, tốt đẹp. Ông cha ta đã nhắn nhủ rằng sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt.
Chắc hẳn bạn đọc yêu thích văn học đều sẽ biết đến truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng vốn là một anh nông dân hiền lành, làm thuê cho nhà bá Kiến. Chỉ vì một chuyện ghen tuông không đâu mà Chí Phèo bị bá Kiến đẩy vào tù. Sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà tù của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người của Chí Phèo.
Môi trường ngục tù đầy chỉ toàn những con người ranh ma, độc ác đã có tác động tiêu cực đến Chí. Thế mới thấy được môi trường xấu có khả năng làm tha hóa con người.
Hay trong câu chuyện “Mẹ hiền dạy con”, mẹ thầy Mạnh Tử đã chọn cho con sống gần trường học nên Mạnh Tử lễ phép chăm chỉ học hành. Còn trong thực tế cuộc sống, chúng ta có thế thấy được rằng học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt. Gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu.
Nhưng cũng có rất nhiều người không chịu ảnh hưởng của môi trường. Họ sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ… Đó là những bậc Nho sĩ đã lựa chọn lối sống ở ẩn để có thể giữ trọn khí tiết, không bon chen công danh với đời.
Còn đối với mỗi học sinh, vai trò của gia đình và nhà trường là vô cc những người có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Bởi vậy mà cha mẹ, thầy cô phải là những tấm gương tốt với những hành vi chuẩn mực. Bản thân học sinh cũng cần tiếp thu những điều tốt, lựa chọn những người bạn tốt để chơi…
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cần ghi nhớ câu tục ngữ này để có thể trở thành những người có ích cho xã hội.
Gợi ý cho bạn 💧 Viết Đoạn Văn Về Cách Ứng Xử Trong Cuộc Sống 💧 15 Bài Hay
Nghị Luận Giải Thích Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng – Bài 12
Nghị Luận Giải Thích Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng giúp các em có thể hiểu thêm về thông điệp, giá trị trong cuộc sống của câu tục ngữ.
Cuộc sống xung quanh ta là một bức tranh muôn màu vạn vẻ, và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến với sự hoàn thiện và phát triển của mỗi con người. Vậy nên, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Trước tiên chúng ta phải hiểu, “mực” ở đây xét về nghĩa đen và một đồ dùng có màu tối, thường để tô hay viết nên những trang giấy trắng, tuy nhiên nó cũng mang nghĩa để chỉ những thói hư tật xấu, những cạm bẫy trong xã hội. “Gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc hoặc sống trong một nơi đầy rẫy những điều, những kẻ xấu xa, ta cũng sẽ dễ dàng bị tha hoá, bị “vấy bẩn” nhân cách.
Ngược lại, “đèn” là một vật dụng dùng để soi sáng, thắp lên ánh sáng ở những nơi tối tăm, hay sâu xa hơn, nó là hình ảnh để chỉ những điều hay lẽ phải, nơi có những con người tốt đẹp. Đồ vật nào ở gần đèn cũng được soi sáng, giống như con người khi được sống ở một nơi tràn đầy những điều đúng đắn, tốt đẹp, ta cũng sẽ tiếp thu được và trở thành một con người sống lương thiện, hoàn thiện về nhân cách.
Lời nhắn nhủ của thế hệ đi trước thật đúng đắn làm sao. Thật vậy, trước tiên cần phải hiểu rằng, con người từ khi sinh ra cũng giống như một tờ giấy trắng vậy, chưa thể có những định hình về nhân phẩm, về cái xấu, cái tốt trong xã hội. Chính môi trường sống xung quanh, chính những người ở bên cạnh ta sẽ tác động rất lớn trong việc hoàn thiện và định hướng tư duy, cách nghĩ của mỗi người.
Dó đó, dù xung quanh chúng đều là những người xấu xa, đầy rẫy những thói hư tật xấu, hay đều là những người lương thiện, với những điều hay lẽ phải, chúng cũng sẽ dễ dàng bị tác động, hình thành nhận thức và hành động theo.
Có thể thấy, môi trường sống có ảnh hưởng lớn thế nào đến cuộc sống của mỗi người, Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu, sẽ có những trường hợp, con người ta không thể tự quyết định được ta sẽ sống ở đâu, ta sẽ tiếp xúc với những ai. Dù vậy, “ta không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng ta có thể chọn cách mình sẽ sống” , điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người, liệu ta có thể giữ cho mình một tâm lý vững vàng trước những cái xấu xa, để bảo toàn trọn vẹn nhân phẩm hay không?
Đó là lý do vì sao trong những trang sử vàng son của dân tộc, vẫn có biết bao người anh hùng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Danh tướng Trần Bình Trọng trước những dụ dỗ của quân giặc đã tuyên bố với một câu nói vang danh muôn đời “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, hay cụ Nguyễn Khuyến vì “lánh đục về trong”, đã quyết từ quan về ở ẩn…và còn rất nhiều những tấm gương sáng nữa.
Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nêu ra một chân lý thật sâu sắc và hoàn toàn đúng đắn, từ đó khuyên nhủ con cháu muôn đời phải biết tỉnh táo, cảnh giác trước những điều xấu xa, những cạm bẫy trong xã hội cũng như luôn hướng mình theo những lẽ lẽ sống tốt đẹp, biết lựa chọn đúng đắn trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ cho mình một nhân cách tinh khiết.
Với mỗi gia đình hay cơ quan, thế hệ đi trước cần là tấm gương sáng để thế hệ sau noi theo. Một xã hội với những con người lương thiện sẽ kéo theo cả một xã hội lương thiện, ngược lại một xã hội mà toàn những cạm bẫy xấu xa thì xã hội ấy cũng sẽ chẳng thể tồn tại được lâu dài, vĩnh cửu. Bức tranh cuộc sống sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian, sẽ có những người tô lên đó những màu sắc rực rỡ, nhưng cũng sẽ có những người tô lên đó gam màu tối sẫm.
Mời Bạn Xem Thêm 💧 Nghị Luận Xã Hội Về Tình Yêu Thương Cuộc Sống ❤️️16 Bài Hay
Văn Mẫu Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Chọn Lọc – Bài 13
Văn Mẫu Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Chọn Lọc sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách diễn đạt ý văn chặt chẽ và mạch lạc.
Nếu ca dao là tiếng nói của tình cảm nồng nàn thì tục ngữ chính là sản phẩm của trí tuệ, kinh nghiệm phong phú của cha ông chúng ta để lại cho con cháu nhằm mục đích khuyên răn lớp người sau gần điều lành, lánh điều dữ để trở thành người tốt. Chẳng hạn, đế khuyên nhủ thanh thiếu niên học sinh phải chọn bạn mà chơi, tục ngữ ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Nghĩa đen của câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng?” thật quá rõ ràng. Người học trò thường xuyên tiếp xúc với mực thì trước sau gì nhất định là mực cũng sẽ dây vào quần áo, chân tay nghĩa là bị lấm lem vì mực, gần mực thì đen là như vậy. Ngược lại, bất cứ ai, khi đến gần ngọn đèn đang thắp sáng thì nhất định ánh đèn sẽ làm rạng rỡ thêm khuôn mặt vì được đèn chiếu sáng.
Thế nhưng, ý nghĩa chủ yếu của câu tục ngữ này là ở nghĩa bóng. Trong sinh hoạt học tập, nếu ta chỉ chung đụng, gần gũi, tiếp xúc với những người xấu thì ta cũng sẽ dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu Trái lại, nêu ta chỉ gần gũi, tiếp xúc với những người tốt thì ta cũng đễ học tập những phẩm chất tốt đẹp.
Suy rộng ra, sống trong xã hội, nếu ta thường xuyên chỉ tiếp xúc với những người xấu, môi trường và hoàn cảnh xấu xa là ta dễ bị tiêm nhiễm những tật xấu thói hư. Trái lại, nếu ta sống gần gũi với những người tốt, môi trường và hoàn cảnh tốt thì ta cũng sẽ dễ học tập được những lề hay lối tốt.
Suy nghiệm lại thì thấy quả đúng như vậy thật. Vì sao? Vì con người nói chung, đặc biệt tuổi thiếu niên học sinh còn non trẻ, chưa có bản lĩnh vững vàng nói riêng, dễ bắt chước lẫn nhau, một cá nhân thường dễ bị đám đông lôi cuốn và cảm hóa. Do đó, sống trong hoàn cảnh xấu như người bên cạnh lúc nào cũng không hay biết. Đã vậy, sống trong hoàn cảnh, môi trường ấy, có điều tốt cũng không ai ủng hộ, làm điều xấu thì cũng không ai chê bai lại còn được khen ngợi và kích thích nữa.
Rốt cùng mình không phân biệt được tốt xấu, nghĩ xấu là tốt, nghĩ tốt là xấu. Thế nhưng, sống với người tốt, giữa môi trường tốt thì chính việc tốt của họ là tấm gương để mình noi theo, những ý kiến hay, lời nói tốt của họ giúp mình biết cái đúng để theo, cái xấu để tránh. Từ đó cái đúng, cái tốt của mình ngày sẽ nhiều thêm, còn cái xấu, cái hư cũng sẽ ngày một ít dần đi để mỗi ngày một thành người tốt hơn.
Người xưa thường nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, tâm hồn các em thiếu niên học sinh không khác gì tờ giấy trắng. Do đó, điều hay điều dở rất dễ tác động vào. Chính vì vậy, mà có câu tục ngữ vừa phân tích.
Thấy rõ ảnh hưởng, tác động vô cùng to lớn và quan trọng của môi trường xung quanh đặc biệt môi trường bè bạn, thanh thiếu niên học sinh chúng ta, hơn ai hết, nên gần gũi, học tập các bạn tốt, không nên a dua, đua đòi theo các bạn xấu. Từ đó, chúng ta càng quan tâm hơn nữa đến việc tự rèn luyện bản thân, tu dưỡng, tạo cho mình một bản lĩnh để phân biệt được đúng sai, tốt xấu để bảo vệ và phê phán khi cần thiết.
Ngoài ra, cũng cần hiểu vấn đề một cách toàn diện hơn. Xưa nay, trong xã hội cũng có những người gần mực nhưng vẫn không đen. Tuy sống trong môi trường xấu, nhưng họ vẫn là người tốt, vẫn là “sen trong bùn” “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chu Văn An, Trần Bình Trọng, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thái Bình… là minh chứng cụ thể. Trái lại, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống… dẫu có gần đèn nhưng vẫn tối om.
Đủ thấy trong đời sống, bản lĩnh của mỗi người là điều hệ trọng, thêm vào đó cần tự chủ và cẩn thận khi tiếp xúc với sự việc, với con người. Xa lánh cái xấu chứ không xa lánh con người, xa lánh các bạn có khuyết điểm. Là học sinh hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ trên, ta phải làm gì? “Chọn bạn mà chơi” ta phải biết gần gũi khiêm tốn để học tập các bạn tốt đồng thời phải chân thành thẳng thắn giúp đỡ bạn chưa tốt để cùng nhau tiến bộ trong học tập và rèn luyện.
Cũng nên lưu ý rằng sách báo, phim ảnh, các trò chơi cũng là người bạn gần gũi với ta trong cuộc sống. Do đó, ta nên thận trọng trong việc tiếp xúc. Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn hiện nay, trong xã hội còn nhiều tệ nạn, thì câu tục ngữ này là phương châm hành động thiết thực cho tuổi trẻ.
Giới thiệu tuyển tập 🌹 Nghị Luận Sống Có Trách Nhiệm ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
Văn Nghị Luận 7 Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng – Bài 14
Văn Nghị Luận 7 Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng, đây là một trong những đề thi hay gặp trong các kì thi quan trọng.
Những câu ca dao, tục ngữ từ ngàn đời nay, dẫu có trải qua bao nhiêu thời gian, biến cố vẫn khẳng định được giá trị và ý nghĩa của nó. Đó chính là những “túi khôn dân gian”, những đúc kết, nhắc nhở về những giá trị, thói quen sống để ta sống đẹp hơn. Trong đó, một trong những câu ý nghĩa và quan trọng trong sự hình thành nhân cách con người chính là câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Ý câu được đúc kết qua những sự thật hiển nhiên trong cuộc sống: ở gần những nơi tối, đen như mực tất sẽ bị vấy cái đen vào mình còn ở những nơi có đèn soi thì sẽ được hưởng ánh sáng của đèn, được soi sáng. Những cái “mực, đèn” chính là ẩn dụ cho những môi trường sống đối lập: môi trường xấu, không được giáo dục và nơi có được sự dạy dỗ, có những tấm gương tốt.
Tùy môi trường đó sẽ ảnh hưởng khác nhau đến mỗi người: con người dễ bị cái xấu lôi kéo mà biến đổi xấu đi, con những người sống trong môi trường tốt lại được tu dưỡng và phát triển. Như vậy, chính hoàn cảnh sống sẽ quyết định đến tương lai và cuộc đời mỗi người.
Mỗi chúng ta đều đang sống trong môi trường tập thể, là một phần của xã hội. Nếu tách ra khỏi cộng đồng, con người khó mà có thể tồn tại và phát triển được. Một sinh vật sẽ tự sinh tự diệt nếu nằm ngoài hệ sinh thái với những chuỗi thức ăn tự nhiên. Con người sẽ sớm chết mòn ở một nơi dù có điều kiện đầy đủ nhưng không có lấy một người nào nữa trong môi trường đó. Và dù có thế nào, chúng ta cũng không tách khỏi môi trường sống của mình. Chính nó sẽ quyết định đến chúng ta.
“Gần mực” thì sẽ “đen”. Sống trong một môi trường không đầy đủ những điều kiện vật chất, thiếu thốn về tình cảm hay sự giáo dục sẽ làm nhân lên một hạt mầm “bệnh”. Không đó điều kiện sống tối thiểu thì sao con người đáp ứng được những yêu cầu cơ bản để phát triển.
Ngược lại, “gần đèn” sẽ “sáng”. Sống trong một môi trường có điều kiện phát triển tốt, có sự quan tâm va giáo dục từ nhỏ sẽ hình thành cho con người ý thức làm theo những điều đó. Nếu đưa một loài cây ra ánh sáng, ngọn của nó luôn hướng tới ánh sáng và cách bộ phận cũng phát triển hơn so với chiếc cây còm cõi, thân lá uể oải tứ phía trong bóng tối. Khi được bố mẹ giáo dục ngay từ nhỏ, trẻ em sẽ có những hành động và suy nghĩ tích cực, đôi khi là vô thức, do thói quen lâu ngày tạo nên.
Sống trong môi trường tốt, có trường học, Mạnh Tử đã trở thành một người có học thức và biết tự rèn đạo đức cho mình. Câu chuyện chính là một ví dụ tiêu biểu cho việc môi trường sống sẽ quyết định đến thái độ, hành động và mức độ hạnh phúc con người có sau này. Những quốc gia có chính sách giáo dục hợp lí, kinh tế phát triển như Hà Lan, Singapore, … luôn có mức thu nhập, chỉ số hạnh phúc cao hơn những nơi vẫn còn xảy ra chiến tranh, bạo lực như những nơi Trung Đông.
Nhưng không có nghĩa là sống trong hoàn cảnh nào, chắc chắn bạn sẽ trở thành người như thế. Trong đói khổ, mất mát, mù chữ nhưng con người Việt Nam vẫn có thể đứng lên, nghị lực, quyết tâm giành lại độc lập và tự do. Đôi khi chính những hoàn cảnh khó khăn, đen tối lại là động lực để cho con người cố gắng, khai phá hết những khả năng tiềm ẩn bên trong. Lại có những người dẫu sống trong điều kiện đầy đủ nhưng lại sinh hư hỏng, hay đòi hỏi và không biết sẻ chia, yêu thương.
Sau tất cả, ý chí và nhận thức của con người mới là yếu tố quyết định. Những điều khác chỉ có thể ảnh hưởng, biến đổi khi ta đồng ý. Ta không được chọn nơi sinh ra, nhưng được quyết định cách mình sẽ sống. Bạn có thể làm chiếc điều hòa, thay đổi không khí xung quanh để phù hợp với chính mình mà.
“Khi quả trứng vỡ bởi một lực bên ngoài, cuộc sống chấm hết. Nhưng khi nó vỡ bởi nội lực bên trong, đó là khi cuộc sống bắt đầu”. Hoàn cảnh sống quan trọng nhưng không phải là tất cả, không ai chịu trách nhiệm với cuộc đời bạn thay bạn được đâu.
Gửi tặng bạn 💕 Nghị Luận Về Sống Đẹp 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Lớp 9 – Bài 15
Nghị Luận Gần Mực Thì Đen Gần Đèn Thì Sáng Lớp 9, đón đọc bài văn sau để có thể chuẩn bị tốt nhất cho kì thi quan trọng sắp đến của mình.
Môi trường sống xung quanh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng và góp phần hình thành nên con người chúng ta. Ông cha ta, bằng kinh nghiệm sống phong phú đã đúc kết nên câu nói đầy triết lý và sâu sắc: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Trước hết, xét về nghĩa đen, mực là chất liệu lỏng có màu đen thường được dùng để viết, khi viết nếu không cẩn thận sẽ bị dây bẩn và rất khó để tẩy xóa. Sâu xa hơn, mực còn tượng trưng cho những gì xấu xa, đen tối dễ tác động tiêu cực đến con người. Ngược lại, đèn lại là một dụng cụ để soi sáng trong bóng tối, soi tỏ mọi vật xung quanh, chính vì vậy nó tượng trưng cho những cái tốt đẹp, tích cực.
Như vậy, bằng cách nói ẩn dụ kết hợp xây dựng hai hình ảnh mang ý nghĩa tương phản, ông cha ta đã gửi gắm một bài học hết sức ý nghĩa về mối quan hệ giữa môi trường sống và nhân cách con người thông qua câu tục ngữ: chúng ta dễ dàng bị ảnh hưởng bới những yếu tố xung quanh, nếu gần những điều xấu xa, tệ nạn thì sớm muộn cũng sẽ trở nên hư hỏng và ngược lại, nếu được sống trong môi trường tốt đẹp, văn minh thì con người cũng thường hướng tới những điều tốt đẹp và làm nhiều điều có ích cho xã hội.
Quả thật vậy, môi trường sống có những tác động nhất định lên lối sống và nhân cách của con người. Con người từ khi sinh ra đều được bố mẹ dạy bảo thông qua bản năng bắt chước, Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, con người đã có thể dễ dàng bị tác động bởi những yếu tố trực tiếp như gia đình, người thân, bạn bè,… Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu đứa trẻ được nuôi dạy trong những gia đình xảy tệ nạn như bạo lực gia đình thì khi lớn lên cũng có ít nhiêu xu hướng bạo lực đối với người khác.
Không chỉ thế con người khi lớn lên lại thông qua việc tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài để rèn luyện và học tập. Bởi vậy, nếu sống trong môi trường chỉ đầy rẫy những điều xấu xa, đạo đức thì đi xuống thì con người cũng dễ trở nên hư hỏng, làm những điều sai trái. Ở những đất nước còn khó khăn, sự quản lí của chính phủ còn lỏng lẻo thì thường tỉ lệ tện nạn xã hội còn cao, con người ta dễ coi thường luật pháp, nhân cách và đạo đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngược lại, câu tục ngữ cũng cho ta thấy rằng, nếu con người được giáo dục trong một môi trường văn minh, tốt đẹp thì cũng trở nên tốt đẹp, cao thượng hơn. Hằng ngày, được nhìn thấy những việc làm tốt đẹp, con người ta sẽ tự biết nhắc nhở bản thân, sống sao cho phù hợp với cộng đồng, biết bênh vực cái tốt, phê phán cái xấu.
Cái tốt được lặp đi lặp lại sẽ góp phần định hình nên nhân cách con người. Chính vì vậy mà việc giáo dục người trẻ trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với đất nước. Các trường học luôn cố gắng xây dựng nên môt môi trường lành mạnh, thân thiện, thầy cô luôn sẵn sàng định hướng và giúp đỡ để các em học sinh có thể rèn luyện và định hình nhân cách tốt đẹp.
Qua đó ta thấy rằng, môi trường xung quanh có ảnh hưởng quan trọng đối với con người. Vì vậy gia đình, thầy cô phải có trách nhiệm làm gương, có cách giáo dục đúng đắn với mỗi cá nhân ngay từ khi còn trẻ để các em có nhận thức rõ ràng. Có câu: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, mỗi người khi sinh ra chỉ như một mảnh vải trằng dễ bị nhuộm bẩn.
Bởi vậy con người ta phải biết rèn luyện bản thân, có bản lĩnh, chính kiến tránh bị ảnh hưởng bới những yếu tố xung quanh. Và trên hết hãy tự lựa chọn cho bản thân những người bạn đồng hành thông minh để có thể học hỏi và tránh xa những kẻ chỉ biết lợi dụng và lôi kéo ta vào con đường phạm tội.
Câu tục ngữ trên đã đưa ra nhiều bài học thấm thía trong cuộc sống. Con người ta trong mọi trường hợp phải biết làm chủ bản thân, làm chủ môi trường sống của mình thì mới có thể vững vàng vượt qua mọi thử thách phía trước.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất