Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo ❤️️ 34+ Đoạn Văn Mẫu Hay Nhất ✅ SCR.VN Giới Thiệu Tuyển Tập Tư Liệu Tham Khảo Ngữ Văn Hữu Ích Dành Cho Các Em Học Sinh.
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Của Nguyễn Trãi – Mẫu 1
Trong phần mở bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi , các em học sinh cần dẫn dắt giới thiệu tác giả và tác phẩm, tham khảo gợi ý dưới đây:
Nguyễn Trãi danh nhân văn hóa thế giới, ông để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Bên cạnh những tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật, còn có những tác phẩm giàu tính chiến đấu, và một trong những tác phẩm đó không thể không nhắc đến Bình Ngô đại cáo. Tác phẩm là bản tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh đầy gian lao mà cũng vô cùng hào hùng của dân tộc.
Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi huy hoàng, đã tiêu diệt viện binh của giặc. Lúc này, Vương Thông đang cố thủ trong thành Đông Quan để chờ hai đạo viện binh do hai tướng giỏi của nhà Minh chỉ huy là Liễu Thăng và Vạn Thạnh, nhưng hai đạo quân này đã bị quân ta chặn đánh, Vương Thông viết thư xin hàng và rút quân về nước. Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” để tuyên bố với toàn dân về việc dẹp yên giặc Ngô. Đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, được ban bố vào đầu năm 1428.
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Hay Nhất – Mẫu 2
Đoạn văn mở bài Bình Ngô đại cáo hay nhất được chọn lọc dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh những gợi ý đặc sắc.
Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, từ muôn đời vẫn vậy. Dẫu có bị xâm lăng thì dân ta vẫn một lòng đấu tranh chống giặc, tinh thần bất khuất ấy luôn trường tồn. Cảm hứng về chính nghĩa trong ” Bình Ngô đại cáo” là lời khẳng định cho tinh thần ấy. Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi truyền lời, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa vì nước, vì dân mà khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược và chiến thắng vẻ vang.
Tháng 11 năm 1428 không khí hào hùng của ngày vui độc lập bao trùm, quân ta đại thắng, quân giặc thua trận, rút về nước. Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” tuyên bố nền độc lập dân tộc. Đây là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai sau bản “Sông núi nước Nam” tương truyền của Lý Thường Kiệt, tuy có kế thừa nhưng đã bổ sung thêm những phương diện quan trọng để hoàn chỉnh, toàn diện, khẳng định tư cách độc lập, chủ quyền của quốc gia là chân lí thiêng liêng, không kẻ thù nào xâm phạm.
Gửi đến bạn 🍃 Tóm Tắt Đại Cáo Bình Ngô 🍃 15 Bài Mẫu Ngắn Hay Nhất
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Trực Tiếp – Mẫu 3
Tham khảo và vận dụng cách mở bài Bình Ngô đại cáo trực tiếp dưới đây với những ý văn ngắn gọn, súc tích.
Bình Ngô đại cáo được mệnh danh là áng thiên cổ hùng văn nghìn đời còn vang mãi, là áng văn chính luận mẫu mực và hơn tất cả nó còn là bản tuyên ngôn độc lập đầy tự hào của dân tộc. Tác phẩm được Nguyễn Trãi theo lệnh Lê Lợi viết vào năm 1428, là tác phẩm văn học có giá trị to lớn, thể hiện lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, sự kiêu hùng dũng mãnh của nhân dân ta trong cuộc chiến chống quân Minh, đồng thời cũng phản ánh sự tàn bạo của quân thù khi giày xéo lên mảnh đất quê hương.
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Gián Tiếp – Mẫu 4
Sử dụng cách mở bài Bình Ngô đại cáo gián tiếp sẽ giúp bài văn của bạn trở nên sinh động hơn. Tham khảo đoạn văn mẫu như sau:
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận định “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”. Những kiệt tác văn học ra đời không chỉ mang trong mình ý nghĩa văn chương mà còn mang cả tầm vóc lịch sử. “Đại cáo Bình Ngô” chính là một kiệt tác như thế. Không những là áng “thiên cổ hùng văn” của Nguyễn Trãi, “Đại cáo Bình Ngô” còn có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết vào mùa xuân năm 1428, thay lời của vua Lê Lợi tuyên cáo về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt. Bài cáo của Nguyễn Trãi mang đậm giá trị văn chương, không chỉ là tác phẩm văn học có hình tượng sinh động mà còn là văn kiện chính trị quan trọng, chính vì thế, bài cáo được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam (sau bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt).
Mời bạn tham khảo ☀️ Sơ Đồ Tư Duy Bình Ngô Đại Cáo ☀️ 12 Mẫu Hay
Mở Bài Thuyết Minh Bình Ngô Đại Cáo – Mẫu 5
Dưới đây chia sẻ đoạn văn mẫu mở bài thuyết minh Bình Ngô đại cáo để các em học sinh cùng tham khảo.
Sau hai mươi năm của cuộc kháng chiến chống quân Minh và sau hơn mười năm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi (1416 – 1427), bản Đại cáo bình Ngô ra đời là một điều tất yếu. Trên phương diện hành chính quan phương, đây là một văn kiện lịch sử nhằm thông báo, tuyên bố rộng rãi về nền độc lập của dân tộc sau nhiều năm gian truân, khổ cực, “tướng sĩ một lòng”.
Nhưng đây còn là một áng văn yêu nước hùng tráng, kết tinh của biết bao nhiêu trái tim yêu chuộng hòa bình của dân tộc, mà tác giả Nguyễn Trãi là người đã thổi hồn vào đó qua từng con chữ, câu văn. Mạch cảm xúc không vì thế mà khô khan, cứng nhắc như vốn có, ngược lại đầy cháy bỏng, tha thiết… để mỗi chúng ta được ôn lại truyền thống oai hùng của lịch sử đất nước.
Cáo là một thể loại quen thuộc, cũng như chiếu, biểu, hịch,… mà trong chốn cung cấm tôn nghiêm hay dùng để ban những sắc lệnh quan trọng trong một thời điểm của vua hoặc người đứng đầu. Nhưng Bình Ngô đại cáo là một bản đại cáo khác xa với ý nghĩa thông thường, mang tính thời vụ đó. Bởi Nguyễn Trãi đã đưa khát vọng, niềm tự hào, kiêu hùng của nhân dân và của chính bản thân ông để một văn kiện lịch sử nhằm thông báo sự kiện trọng đại có tính chất quốc gia này mang theo một sức sống trường tồn, bất hủ.
Tiếp theo đón đọc 💕 Phân Tích Bình Ngô Đại Cáo 💕 18 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
Mở Bài Phân Tích Bình Ngô Đại Cáo – Mẫu 6
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài phân tích Bình Ngô đại cáo sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những gợi ý hay khi viết bài.
Vua Lê Thánh Tông đã từng đề cao: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê Tảo”. Trong suốt bao năm qua, Nguyễn Trãi được nhớ tới, đánh giá như một nhà văn, nhà thơ vĩ đại của non sông Việt Nam, một nhà tư tưởng, một nhà chính trị đại tài của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV. Các tác phẩm là sự kết hợp hài hoà của tư tưởng chính nghĩa, lòng yêu nước với lập luận sắc sảo, chặt chẽ, giọng văn hùng hồn, đầy tính thuyết phục với tư tưởng lấy dân làm gốc.
Một trong số tác phẩm của ông thể hiện rõ điều này là tác phẩm Bình Ngô đại cáo.Tác phẩm ra đời khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế đặt tên hiệu là Thuận Thiên (hợp lòng trời) và cử Nguyễn Trãi soạn bài cáo để tuyên bố cho toàn dân biết cuộc kháng chiến chống giặc Minh đã thắng lợi rực rỡ, đất nước ta chuyển sang một giai đoạn xây dựng hoà bình.
Bình Ngô đại cáo là một luận văn chính trị tổng kết chặt chẽ, súc tích- về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dựa trên tư tưởng yêu nước thiết tha và sự nhận thức sâu sắc, mới mẻ về nhân dân và dân tộc. Bao trùm bài cáo là niềm tự hào vô biên trước thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến, của khí phách của dân tộc Việt Nam.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thuyết Minh Về Tác Phẩm Bình Ngô Đại Cáo 🍀 15 Bài Hay
Mở Bài Cảm Nhận Bình Ngô Đại Cáo – Mẫu 7
Đoạn văn mẫu mở bài cảm nhận Bình Ngô đại cáo dưới đây sẽ là nội dung tham khảo hữu ích dành cho các em học sinh.
Đọc thơ Nguyễn Trãi, Xuân Diệu cảm nhận: “Trán thi sĩ chạm mây nhưng ruột thơ thì cháy lên một ngọn đời hồng rất ấm”. Cái hay trong những câu thơ của Nguyễn Trãi là dẫu mang tầm vóc của một vị anh hùng dân tộc nhưng vẫn chạm đến trái tim người đọc bởi sự xuyên thấm và chân thực của nó. Một trong những tác phẩm đi vào lòng người đọc bao thế hệ của ông, là một “thiên cổ hùng văn”, đó chính là “Bình Ngô đại cáo”.
Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi “Vua đã bình được giặc Ngô, đại cáo thiên hạ” (trích “Đại Việt sử ký toàn thư”), Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết bài cáo để tổng kết lại một chặng đường lịch sử, ôn lại những năm tháng gian khổ, những chiến công hiển hách và ban cố cho toàn dân được biết.
Tác phẩm được viết theo thể cáo, một thể loại văn chương chính luận có nguồn gốc ở Trung Quốc thời trung cổ ban cố những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Bài cáo là sự kết hợp tuyệt diệu giữa mục đích chính trị với nghệ thuật văn chương, sự giao thoa của hai nguồn cảm hứng: chính trị và sáng tạo nghệ thuật.
Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Ngắn Gọn – Mẫu 8
Tham khảo đoạn văn mẫu mở bài Bình Ngô đại cáo ngắn gọn dưới đây với cách hành văn súc tích và giàu ý nghĩa biểu đạt.
Nguyễn Trãi – một nhân vật lịch sử vĩ đại, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, danh nhân văn hóa dân tộc và có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn hóa văn học dân tộc. Tác phẩm “Đại cáo Bình Ngô” được ông thừa lệnh vua Lê Lợi viết để tuyên cáo về chiến thắng giặc Ngô năm 1428, mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc. Nội dung bài cáo không chỉ tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn mang tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc.
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Ngắn Nhất – Mẫu 9
Đoạn văn mở bài Bình Ngô đại cáo ngắn nhất dưới đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng chuẩn bị cho bài viết trên lớp.
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong công cuộc dẹp giặc Minh đem lại nền thái bình thịnh trị cho nước nhà. Ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó phải kể đến một số tác phẩm như: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập, Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập… Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc.
SCR.VN tặng bạn 💧 Nghị Luận Bình Ngô Đại Cáo 💧 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Học Sinh Giỏi – Mẫu 10
Tham khảo đoạn văn mở bài Bình Ngô đại cáo học sinh giỏi dưới đây để trau dồi cho mình những ý văn hay và đặc sắc.
Nếu bài thơ “Nam quốc sơn hà” có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là “áng thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền thứ hai của đất nước ta. Đây là tác phẩm mang những đặc điểm cơ bản của thể loại cáo nói chung, bên cạnh đó cũng mang những đặc điểm sáng tạo riêng của tác giả.
Sau khi quân ta chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh Lê Lợi viết tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Bài cáo này được công bố vào tháng Chạp năm 1428 nhằm mục đích tổng kết lại quá trình chiến đấu chống giặc Minh xâm lược, bảo vệ đất nước và tuyên bố về nền độc lập của dân tộc ta.
Cáo là một thể loại thuộc văn học chức năng và là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua, chúa, thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp, tuyên ngôn về một sự kiện nào đó để mọi người cùng biết. Đặc trưng cơ bản của thể loại này là được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn cáo được viết bằng văn biền ngẫu, có sử dụng các phép đối, các câu dài ngắn tự do. “Bình Ngô đại cáo” là bài cáo có bố cục chặt chẽ, lí luận sắc bén, giọng điệu, lời lẽ đanh thép, hùng hồn.
Đón đọc tuyển tập 💕 Cảm Nhận Về Bài Bình Ngô Đại Cáo 💕 12 Mẫu Cảm Nghĩ Hay
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Nâng Cao – Mẫu 11
Chia sẻ đoạn văn mở bài Bình Ngô đại cáo nâng cao dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình ý tưởng làm bài ấn tượng.
Nguyễn Trãi (1380-1942), hiệu là Ức Trai, là một nhà chính trị, quân sự tài ba và lỗi lạc, ông tham gia tích cực và đóng góp nhiều nhiều công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của Lê Lợi với vai trò là một quân sư. Với những công trạng vĩ đại của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nguyễn Trãi đã trở thành bậc khai quốc công thần đời đầu của nhà Hậu Lê.
Ngoài là một nhà chính trị, quân sự tài ba, Nguyễn Trãi còn được biết đến là một nhà văn chính luận kiệt xuất, với số lượng tác phẩm tuy ít nhưng bài nào cũng để lại tiếng vang đến muôn đời có thể kể đến hai tác phẩm tiêu biểu là Quân trung từ mệnh tập và Bình ngô đại cáo.
Ông là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền Nho giáo thế nhưng theo như lời của Trần Đình Hựu thì “Về hệ thống, tư tưởng nhân sinh của Nguyễn Trãi vẫn thuộc Nho giáo nhưng là một Nho giáo khoáng đạt, rộng rãi, không câu nệ và vì vậy không chỉ là gần gũi mà còn là phong phú hơn, cao hơn lối sống thuộc dân tộc trước đó”.
Có thể thấy, tư tưởng của Nguyễn Trãi gồm có ba điểm chính thứ nhất là tư tưởng nhân nghĩa, thứ hai là tư tưởng phụng mệnh trời và cuối cùng là tư tưởng nhân dân, tiến bộ hẳn so với các danh nhân, nghĩa sĩ cùng thời. Và hệ thống tư tưởng này ta có thể nhận thấy rõ trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Bình ngô đại cáo, tác phẩm được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc sau Nam quốc sơn hà.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Cảm Nhận Đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo 🌟 12 Bài Cảm Nghĩ Hay
Mở Bài Đại Cáo Bình Ngô Ngắn Hay – Mẫu 12
Với đoạn văn mẫu mở bài Đại cáo bình Ngô ngắn hay dưới đây, các em học sinh có thể tham khảo và linh hoạt vận dụng cho bài viết của mình.
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự tài ba của dân tộc mà ông còn là nhà thơ, nhà văn chính luận kiệt xuất của nền văn học trung đại Việt Nam với nhiều tác phẩm xuất sắc được viết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán.
Đặc biệt, nhắc tới những áng văn chính luận của Nguyễn Trãi chúng ta không thể nào không nhắc tới “Bình Ngô đại cáo” – một tác phẩm được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết sau cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc và được xem là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.
Mở Bài Đại Cáo Bình Ngô Đơn Giản – Mẫu 13
Tham khảo dưới đây đoạn văn mở bài Đại cáo bình Ngô đơn giản với cách viết ngắn gọn và ý văn cơ bản nhất.
Trong dòng văn học yêu nước của dân tộc, có biết bao kiệt tác văn học đáng ngưỡng mộ và tự hào. Ta thêm tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết qua những trang sử vẻ vang viết về cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc. Đó là Nam Quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, là Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh,…Đặc biệt, một trong số đó phải kể đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, một tác phẩm bất hủ được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.
SCR.VN chia sẻ 🍀 Phân Tích Đoạn 1 Bình Ngô Đại Cáo 🍀 18 Bài Văn Hay Nhất
Mở Bài Đại Cáo Bình Ngô Lớp 10 – Mẫu 14
Đoạn văn mẫu mở bài Đại cáo bình Ngô lớp 10 dưới đây sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình những cách bắt đầu bài viết thật ấn tượng.
“Bình ngô đại cáo” là áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta, là bản anh hùng ca bằng thể văn biền ngẫu, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, kể tội quân xâm lược, ngợi ca anh hùng, hào kiệt và võ công trừ bạo của dân tộc ta.
Bài đại cáo còn là khúc trữ tình thiết tha trước nỗi đau mất nước, chứa chan niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng. Cáo là một thể văn cổ có từ thời xưa, hoàng đế thường dùng để bổ nhiệm, phong tặng, bảo ban các quan, toàn dân, được gọi là “cáo mệnh”, “cáo phong”, “cáo giới”… đại cáo vốn là tên một thiên trong Thượng thư do Chu Công làm để tuyên bố việc phò tá Thành Vương., phế bỏ nhà Ân, sau trở thành thể loại văn học công bố sự kiện trọng đại cho thiên hạ biết.
Đặt tên bài văn này là “bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi vừa muốn dùng lại tên Đại cáo để công bố đạo lớn, vừa tỏ ý đi theo truyền thống nhân nghĩa lâu đời. Bình là đánh dẹp, Ngô là tên nước cũ thời Tam quốc. Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương dấy binh ở đất Giang Tô, lúc đầu xưng là Ngô quốc công, do vậy quân nhà Minh được gọi là quân Ngô. Tên bài này có nghĩa là tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Ngô.
Là một thể văn như có tính quan phương, không nhất thiết bài cáo nào cũng có giá trị văn học. Nhưng vì tầm tư tưởng lớn lao, sự kiện trọng đại và lời văn hùng hồn, khảng khái, bài “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi làm thay lời Lê Lợi đã trở thành một thiên anh hùng ca bằng văn tứ lục.
SCR.VN tặng bạn 💧 Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Đoạn 1 💧 20 Đoạn Văn Hay Nhất
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Facebook – Mẫu 15
Chia sẻ dưới đây đoạn văn mở bài Bình Ngô đại cáo Facebook sẽ giúp các em học sinh có thêm cho mình tư liệu tham khảo phong phú hơn.
Nhắc đến những bản tuyên ngôn độc lập đầy hào hùng của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Tác phẩm không chỉ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc mà còn là áng thiên cổ hùng văn vô cùng đặc sắc, giàu giá trị trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại nói riêng. Tác phẩm đã tổng kết lại một cách ngắn gọn nhất cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo, xuyên suốt tác phẩm là niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc.
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Đoạn 1 Hay Nhất – Mẫu 16
Gợi ý cách viết mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 hay nhất dưới đây giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài viết của mình.
Sinh ra trong một gia đình vốn có truyền thống yêu nước và văn học, Nguyễn Trãi đã sớm được tiếp xúc và thấu hiểu những tư tưởng nền tảng của Nho giáo. Nguyễn Trãi không chỉ là nhà Nho, bậc kì tài về chính trị và quân sự mà ông còn là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của thời đại.
Những sáng tác của Nguyễn Trãi luôn lấp lánh chủ nghĩa yêu nước sâu sắc và tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” là một trong số những tác phẩm như thế. Đặc biệt, đoạn mở đầu tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” đã nêu lên một cách rõ nét luận đề chính nghĩa làm tiền đề tư tưởng cho toàn bộ bài cáo.
Giới thiệu cùng bạn 🍀 Cảm Nhận Đoạn 1 2 Bình Ngô Đại Cáo 🍀 10 Bài Văn Hay
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Đoạn 2 – Mẫu 17
Luyện tập viết mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 2 sẽ giúp các em học sinh nắm vững kỹ năng dẫn dắt giới thiệu nội dung nghị luận văn học.
Được mệnh danh là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc, là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 sau Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo là một tác phẩm xuất sắc mà ở đó ta có thể thấy được tinh thần dân tộc của Nguyễn Trãi, đó là tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù quân giặc sâu sắc. Dựa trên việc khẳng định chân lý chủ quyền dân tộc cùng với tư tưởng nhân nghĩa mới mẻ, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, tác phẩm đã mang đến cho người đọc những nhận thức chân thực về cuộc chiến chống quân Minh xâm lược.
Nguyễn Trãi chia bài cáo làm 4 phần với 4 nội dung chính, trong đó phần 2 phản ánh sự tàn ác của giặc Minh những năm tháng đô hộ hộ nước ta là nội dung có vai trò quan trọng trong bài cáo, cần lưu tâm để càng thấm thía hơn nỗi đau mất nước những năm tháng đã qua.
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Đoạn 1 2 – Mẫu 18
Dưới đây là gợi ý viết mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 1 2 để các em học sinh tham khảo và vận dụng trong quá trình làm bài.
Nguyễn Trãi là một vị quan nhưng đồng thời cũng là nhà văn, là danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. Ông đã góp vào kho tàng văn học trung đại nói riêng và kho tàng văn học Việt Nam nói chung nhiều tác phẩm văn học có giá trị và “Bình Ngô đại cáo” là một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài cáo được xem là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc. Đặc biệt, qua đoạn thứ nhất và đoạn hai của bài cáo, người đọc sẽ thấy rõ được luận đề chính nghĩa của dân tộc ta cũng như tội ác man rợ của kẻ thù.
Đón đọc tuyển tập 🌹 Phân Tích Bạch Đằng Giang Phú 🌹 15 Bài Văn Hay Nhất
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Đoạn 3 – Mẫu 19
Chia sẻ dưới đây gợi ý mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 3 sẽ giúp các em học sinh dễ dàng bắt đầu bài viết của mình.
Bình Ngô đại cáo không chỉ là một văn kiện nhằm tuyên ngôn nền độc lập của Đại Việt, tuyên ngôn về quyền quyền sống của con người mà nó còn là khúc thiên anh hùng ca về cuộc kháng chiến của quân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược. Ở đó, ta thấy hiện lên thật chân thực và hào hùng những trận đánh đi vào lịch sử, những trận đánh khiến địch máu chảy đầu rơi cả trăm năm sau vẫn còn kinh hãi, cũng thấy được cái tinh thần nhân nghĩa, nhân đạo của chủ, tướng nhà Lê.
Phần ba của Bình Ngô đại cáo đã tái hiện lại một cách chân thực, sinh động quá trình khởi nghĩa, đánh đuổi quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn.
Mở Bài Bình Ngô Đại Cáo Đoạn 4 – Mẫu 20
Đón đọc cách mở bài Bình Ngô đại cáo đoạn 4 dưới đây với những ý văn dẫn dắt ngắn gọn mà sinh động.
Được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước Việt Nam, “Bình Ngô Đại Cáo” đã thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là tuyên bố một cách hùng hồn về chủ quyền của đất nước ta thời bấy giờ, đồng thời tố cáo tội ác dã man của quân giặc phương Bắc, khẳng chiến công oanh liệt mà dân tộc Đại Việt đã đạt được. Kết thúc bài cáo, thay lời của chủ tướng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã trịnh trọng truyền đi khắp muôn nơi tin vui về sự độc lập của đất nước và niềm tin về một tương lai tương sáng dành cho dân tộc Đại Việt.
Tiếp tục tham khảo 💧 Phân Tích Nhân Vật Bô Lão Phú Sông Bạch Đằng 💧 5 Mẫu Đặc Sắc.