Liên Hệ Chị Em Thúy Kiều: 28+ Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Hay

Liên Hệ Chị Em Thúy Kiều ❤️ 28+ Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Hay ✅ Tìm Hiểu Cách Liên Hệ Chị Em Thúy Kiều Và Bài Văn Mẫu Tham Khảo Đặc Sắc.

Cách Liên Hệ Bài Chị Em Thúy Kiều Của Nguyễn Du

Bài viết này hướng dẫn các bạn liên hệ bài “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du, mời các bạn cùng theo dõi nhé!

  • Bước 1: Tìm hiểu thông tin
    • Đọc hiểu về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
    • Tìm hiểu thêm các tác phẩm cũng miêu tả vẻ đẹp của người con gái trong xã hội phong kiến.
  • Bước 2: Làm bài
    • Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
    • Liên hệ ngữ liệu liên quan (ví dụ: nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương)
    • Điểm giống nhau giữa 2 tác phẩm.
    • Nhận xét, đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

Chị Em Thúy Kiều Liên Hệ Với Bài Nào

Cùng SCR.VN xem ngay những gợi ý tác phẩm có thể liên hệ với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”!

  • Liên hệ “Chị em Thúy Kiều” với bài “Bánh trôi nước”
  • Liên hệ “Chị em Thúy Kiều” với bài “Chuyện người con gái Nam Xương”
  • Liên hệ “Chị em Thúy Kiều” với bài “Lục Vân Tiên”.

Văn mẫu 🌸 Tóm Tắt Chị Em Thúy Kiều 🌸 ngắn gọn!

Những Mẫu Liên Hệ Mở Rộng Bài Chị Em Thúy Kiều Hay Nhất

Bài viết này được SCR.VN sưu tập và biên soạn những bài văn liên hệ với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” hay nhất ở bên dưới, cùng xem nhé!

Liên Hệ Truyện Kiều Đặc Sắc

Nếu đang gặp khó khăn trong việc viết liên hệ đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, mời các bạn xem thêm mẫu sau đây:

Nhà thơ Huy Cận từng viết:

Chị em tôi tỏa nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bi kịch và đáng thương:

Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng “Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi!”, còn chị em miền xuôi lại thân mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, đặc biệt là trong hai tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du và “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận. Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Tục ngữ có câu “Gái có công thì chồng chẳng phụ” thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết.

Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bóng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du. Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận “đoạn trường” như Vương Thuý Kiều trong “Truyện Kiều”. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” đã dự báo cho điều đau đớn này.

Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài bốn trăm lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nỗi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài.

Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều“.

Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà là số phận của bao người phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy, Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:

Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài.

Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành. Đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn. Với chế độ Nam quyền: “Trọng nam khinh nữ”, người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dấu dúm. Họ bị ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt như đạo “tam tòng”, hay các quan niệm lạc hậu như “nữ nhân ngoại tộc”.

Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng. Tàn dư ấy của chế độ cũ vẫn còn rơi rớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn.

Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói “Hồng nhan thì bạc phận” nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vi xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc. Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòng người đọc.

Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng.

Còn riêng “Truyện Kiều” lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt – đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong “Truyện Kiều”. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.

Viết “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.

Những mẫu 🌸 Sơ Đồ Tư Duy Chị Em Thúy Kiều 🌸 dễ nhớ!

Liên Hệ Bản Thân Truyện Kiều Hay Nhất

Cùng SCR.VN viết liên hệ bản thân đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thật hay nhé!

Thời đại Nguyễn Du các em được học là thời đại có nhiều biến động. Ngoài tư tưởng tài mệnh tương đố, chữ tài khuất phục trước chữ mệnh, các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, đáng nói nhất là thế lực của đồng tiền. Đồng tiền đã ngự trị lên cán cân công lí của xã hội. Bao nhiêu lần Nguyễn Du nói đến thế lực đồng tiền

Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dẫu rằng đổi trắng thay đen xá gì
Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong
Tính bài lót đó luồn đây
Có ba trăm lạng việc này mới xong
Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền

Nhà chứa mọc lên nhan nhản. Người con gái ra khỏi nhà là bị đẩy vào nhà chứa. Thật tội nghiệp. Liên hệ tới cuộc sống hiện tại, các em đã thấy rõ. Đất nước chưa giải quyết hết hậu quả dai dẳng của chiến tranh. Nền kinh tế thị trường dẫn đến mọi sự va đập sát phạt. Tình cảm con người cũng lạnh tanh như đồng tiền. Nghị quyết bốn khóa mười một của ban chấp hành trung ương Đảng nhận định: Một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có đảng viên giữ vị trí lãnh đạo quản lí, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau, về sự phai nhạt lí tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỉ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí tùy tiện vô nguyên tắc… Đời sống dân tình thiếu niềm tin vào Đảng. Một bộ phận nhân dân bất chấp cả pháp luật. Con người vô cảm cả với cái ác. Xã hội đứng trước những bất trắc. Một xã hội chúng ta phải trả giá bằng xương máu của nhiều thế hệ mời giành lại được

Tình hình đất nước, cuộc sống con người là vậy. Bảo các em liên hệ với cuộc sống làm sao được. Sinh viên khoa ngữ văn ở đại học Sư phạm và cao đẳng thực chất đang đứng trước bất cập ấy. Các em là những người chuẩn bị ra làm thầy trực tiếp dạy các thế hệ mai sau làm sao không băn khoăn vướng mắc trong tư tưởng của mình. Thực tế hàng ngày đập vào mắt các em. Trái tim nhạy cảm của các em bị tổn thương. Chúng ta không thể đổ cho quá khứ là lỗi thời, lạc hậu. Ta có giải pháp gì để gỡ thế bí cho thế hệ sinh viên học văn ngày nay?

Lấy độc trị độc là giải pháp hữu hiệu nhất đối với chúng ta lúc này. Ta không ngại ngần lo sợ trước những sâu sia của đời thường. Chúng ta không né tránh. Ta hướng dẫn các em liên hệ với cái xấu, cái ác hàng ngày để lên án. Bởi cái xấu, cái ác ngày nay không phải là tất cả. Nó đang bị xã hội tẩy chay. Bên cạnh chúng ta còn biết bao nhiêu người tốt. Nguyễn Du đã lấy những điều tích cực nhất của đạo Phật để rút ra phương châm sống cho con người ở thời đại ông

Những người bạc ác tinh ma
Mình làm mình chịu kêu mà ai thương

Đoạn báo ân, báo oán trong Truyện Kiều tiêu biểu cho tư tưởng nhân văn của cha ông ta. Câu ca dao nhắc nhở mọi người:

Ơn ai một chút chẳng quên
Oán ai một chút để bên dạ này

Quy luật ân oán rạch ròi đã đi vào lối sống của nhân dân bao đời. Tuy nhiên, ta phải chỉ ra nguyên nhân caí xấu, cái ác để giúp con người khuyến thiện, trừng ác. Các cụ ngày xưa từng dăn dạy

Của bụt mất một đền mười
Của làm ra để trong nhà,
của cờ bạc để ngoài sân,
của hồng vân để ngoài ngõ

Mặt khác, ta cần giáo dục sinh viên hiểu rõ giá trị con người. Giá trị con người không phải ở địa vị, ở tiền nhiều, phương tiện anh ta có. Giá trị con người ở khả năng lao động và sự cống hiến cho cộng đồng. Phẩm giá con người gắn liền ý thức trách nhiệm với nhân dân qua thành quả lao động được cộng đồng công nhận. Phẩm giá con người gắn với lòng tự trọng, với tình yêu thương con người.

Truyện Kiều không có buổi trưa đầy nắng, không có giọt giọt mồ hôi thấm trên đồng ruộng, cả thiên truyện vẫn toát lên giá trị con người. Kiều bao nhiêu lần bị đầy đọa về nhân phẩm. Người con gái đáng thương ấy vẫn như bông sen nở giữa đầm lầy tanh tưởi, muốn thoát ra khỏi cuộc đời ô nhục. Đầy đọa Kiều là cả một xã hội. Từ đó chúng ta mong muốn thế hệ học sinh cảm thông chia sẻ với cuộc sống của cha ông trong quá khứ, không ngừng vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân mình

Đặc biệt, ta hướng các em tới triết lý lạc quan. Con người có niềm tin vào cuộc sống sẽ có đầy đủ nghị lực vượt qua tất cả những rào cản cả những gì lo lắng bi quan. Chúng ta chia sẻ với đại thi hào về nhân tình thế thái cũng là đồng cảm với chính mình trong cuộc sống hôm nay.

Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được học Truyện Kiều ở nội dung cơ bản và một số trích đoạn. Ở lứa tuổi lớp chín và lớp mười các em chưa có những nhận thức sâu sắc như sinh viên các trường cao đẳng và đại học. Người thầy dạy cũng bớt nhiều băn khoăn.

Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta làm cho các em tự hào về tài năng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một xã hội không dễ gì chấp nhận khả năng của phái yếu. Từ đó chúng ta khắc sâu niềm tự hào về phụ nữ trong thời đại chúng ta. Bằng những tấm gương tiêu biểu trong tiến trình lịch sử, trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chúng ta giúp các em nhận ra sức mạnh tiềm ẩn của người phụ nữ Việt Nam.

Các em nhận ra một chút về thân phận của người phụ nữ trong xã hội bóc lột qua các trích đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều, Trao duyên, Thề nguyền. Điều cần làm nổi bật ở những trích đoạn này là niềm khát khao về hạnh phúc, nỗi đau đớn khi thân phận bị vùi rập để khắc sâu vẻ đẹp nhân văn của Truyện Kiều.

Tình cảm gia đình, quê hương, đất nước cũng được thể hiện. Kiều ở lầu Ngưng Bích tiêu biểu cho bản chất tốt đẹp của con người. Nỗi nhớ nhà là tâm lý thường gặp đối với người đi xa. Với hoàn cảnh của nàng Kiều nỗi nhớ ấy đáng trân trọng. Điều cần khắc sâu cho các em là tình cảm của mình với cội nguồn. Trong đời sống ngày nay không thiếu những kẻ nhẫn tâm với cha, mẹ. Đây là dịp chúng ta lên án những hành động phi nhân tính ấy

Suy nghĩ về dạy Truyện Kiều cho các thế hệ sinh viên học sinh ngày nay và những giải pháp cần thiết, tôi mạnh dạn góp đôi điều, hy vọng góp phần vào công việc dạy văn và học văn cùng các thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng. Thay cho lời kết, xin dẫn đoạn thơ của Tố Hữu trong bài Kính gửi cụ Nguyễn Du

Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người

Trau dồi kĩ năng viết với 🌸 Phân Tích Chị Em Thuý Kiều 🌸 hay nhất!

Liên Hệ Mở Rộng Bài Chị Em Thúy Kiều Ngắn Gọn

Học cách làm bài văn liên hệ đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ngắn gọn nhưng súc tích cùng mẫu dưới đây!

Có ý kiến cho rằng: “Truyện Kiều là một kiệt tác hàng trăm năm nay đã được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với người đọc”. Thật vậy bằng tài và tâm của mình, Nguyễn Du đã tạo nên một kiệt tác để đời. Trong đó có đoạn trích “chị em Thúy Kiều” tiêu biểu cho cái tài khắc họa, miêu tả nhân vật.

Là một đoạn trích khắc họa rõ nét hai chị em Thúy Kiều, không chỉ vậy, qua những nét khắc họa đó còn thể hiện tính cách và số phận của hai chị em. Mở đầu đoạn trích với bốn câu giới thiệu hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân:

“Đầu lòng hai ả tố nga
Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Hai chị em xuất hiện, được tác giả gọi là “tố nga” tức chỉ một người con gái đẹp ở thời xưa. Thúy Kiều và Thúy Vân, hai người con gái có vóc dáng thanh mảnh như cây mai và có lòng trắng trong như tuyết đầu mùa. Hai người con gái với những nét đẹp khác nhau nhưng đều hoàn hảo và vẹn toàn. Dường như , hai chị em được coi là chuẩn mực của cái đẹp đương thời.

Sau khi tác giả giới thiệu về hai người con gái xinh đẹp nết na, đại thi hào đi vào khắc họa từng nhân vật. Trong đoạn trích Thúy Vân đẹp ngỡ ngàng:

“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Vân với vẻ đẹp đoan trang của thiếu nữ thời xưa. Mặt đầy đặn, tròn như trăng rằm, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, làn da trắng mịn như tuyết, tóc bồng bềnh mượt như mây. Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp so sánh, sử dụng các hình ảnh thiên nhiên như: “trăng, con ngài, hoa, mây, tuyết” làm cho vẻ đẹp của Vân hiện lên sống động chân thật với tất cả những nét đẹp tự nhiên.

Ta cảm nhận được qua những nét khắc họa của tác giả, Vân là một người con gái đoan trang, phúc hậu, thùy mị, nết na. Đặc biệt vẻ đẹp đó tạo sự hài hòa với thiên nhiên đất trời: “mây thua”, “tuyết nhường” biểu thị thái độ nhường nhịn chấp nhận của thiên nhiên trước vẻ đẹp của nàng. Nhìn vào vẻ đẹp của Thúy Vân, cho ta một dự cảm về một tương lai số phận bình yên tốt đẹp sẽ đến với nàng.

Nếu Thúy Vân với những nét đẹp phúc hậu cao quý thì vẻ đẹp của Thúy Kiều càng vượt trội cả sắc lẫn tài qua mười hai câu đặc tả Kiều với bốn câu khắc họa chân dung:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Trong xã hội cũ, người ta luôn quan niệm rằng thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, con người thường được so sánh với thiên nhiên, hoặc hiện lên qua các hình ảnh ước lệ tượng trưng. Tác giả có dụng ý miêu tả Vân trước, khéo léo sử dụng thủ pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều. Nếu Thúy Vân với vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu thì Thúy Kiều lại sắc sảo mặn mà, vẹn toàn cả tài lẫn sắc.

Vẻ đẹp của Kiều được khắc họa một cách chấm phá chứ không miêu ta toàn diện như Vân, đó là cách tạo điểm nhấn rõ rệt. Qua đôi mắt trong trẻo, dịu dàng như hồ nước mùa thu, đôi mày sắc nét tươi mới như nét núi mùa xuân. Một hình ảnh ước lệ quen thuộc kết hợp với so sánh ẩn dụ đã khắc họa chân dung Thúy Kiều đẹp hoàn hảo.

Vẻ đẹp khiến cho “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. “ghen”, “hờn” là các động từ chỉ sự ghen ghét, đố kị, nó mang một sắc thái mạnh biểu thị thái độ ghen tức của thiên nhiên đối với vẻ đẹp của Thúy Kiều, vẻ đẹp làm thành nghiêng nước mất, tiềm tàng tai họa. Và đằng sau sự nổi giận của tạo hóa ấy sẽ là sự trả thù theo quy luật tự nhiên: “trời xanh quen thói, má hồng đánh ghen”.

Nếu như ở Thúy Vân, tác giả chỉ dừng ở việc miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều hội tụ cả sắc lẫn tài:

“Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”

Tác giả ngợi ca Thúy Kiều là một người thiếu nữ đẹp tuyệt trần, không những thế tài năng của nàng xuất sắc đến nỗi trên đời này phải chăng có người thứ hai sánh bằng:

“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương”

Chuẩn mực về sự tài giỏi ngày xưa hội tụ: “cầm, kỳ, thi, họa” thì Thúy Kiều đủ cả, không những biết mà còn đạt đến trình độ khiến người khác phải nể phục. Trong đó, nàng đặc biệt nổi trội về “cầm”. Cung đàn được vang lên bởi một người thiếu nữ đa sầu đa cảm, có lẽ bản nhạc mà nàng Kiều sáng tác ở tuổi thanh xuân lại là một thiên bạc mệnh, dự báo trước một tương lai không chút êm đềm:

“Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

Với tất cả tài năng, phẩm chất của nàng đang có thì chắc chắn rằng, cuộc sống êm đềm hiện tại, sự an nhàn tĩnh tại ngầm chuẩn bị trước cho một trận bão táp cuồng phong. Trong dân gian xưa cũng có câu: “tài tình chi lắm cho trời đất ghen” hay “chữ tài liền với chữ tai một vần”.

Khép lại đoạn trích, Nguyễn Du một lần nữa tái hiện của sống êm ả, ngày qua ngày của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều:

“Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê,
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Sống trong khuôn phép, trong “trướng rủ màn che”, hai chị em đã sắp tới tuổi tìm đấng phu quân cho mình nhưng có lẽ với chữ “mặc” ở câu thơ cuối đã thể hiện thái độ của Kiều và Vân, không tơ tưởng đến những kẻ ngoài kia.

Bằng cả tài và tâm của mình, đại thi hào Nguyễn Du đã khắc họa chân dung hai nhân vật một cách sống động và sắc nét. Với thể thơ lục bát truyền thống mềm mại tinh tế, kết cấu và trình tự thể hiện dụng ý. Song song với đó là bút pháp ước lệ tượng trưng quen thuộc (làn thu thủy, nét xuân sơn, mai cốt cách, tuyết tinh thần…), khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh nhân hóa đặc sắc… Không những thành công trong việc khắc họa chân dung mà còn thông qua đó dự cảm về số phận của hai chị em. Đặc biệt bức chân dung của Thúy Kiều là chân dung mang tính chất số phận hội tụ đủ: “sắc, tài, tình, mệnh”.

Như vậy, đằng sau nét khắc họa và những dự cảm về số phận của Nguyễn Du là tấm lòng của nhà thơ đối với người thiếu nữ trong xã hội xưa. Đó là nét đặc sắc trong đoạn trích “chị em Thúy Kiều” – một đoạn trích tiêu biểu cho biệt tài khắc họa chân dung của đại thi hào.

Tham khảo bài 🌸 Cảm Nhận Chị Em Thúy Kiều Và Thuý Vân 🌸 giúp bạn học tốt!

Liên Hệ Bài Chị Em Thúy Kiều Hay

Một trong những bài văn liên hệ đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” hay nhất ở bên dưới, mời bạn cùng xem:

Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một trong những tác phẩm thành công về chữ Nôm của ông là “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là “Truyện Kiều”.

Truyên không những có nội dung sâu sắc mà còn rất thành công về nghệ thuật. Tiêu biểu cho nghệ thuật khắc họa nhân vật là đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Đoạn trích đã đề cao trân trọng vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ thông qua việc miêu tả tài và sắc của chị em Thúy Kiều. Đây là đoạn trích thể hiện sâu sắc cảm hứng nhân vật của Nguyễn Du.

Bốn dòng thơ đầu tác giả giới thiệu chung về vị thứ và vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều:

“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”

Bằng cách giới thiệu hai “ả tố nga” vừa ngắn gọn vừa giản dị hết sức ấn tượng đầy đủ. Trong gia đình họ Vương có hai cô con gái đầu lòng đẹp như “Hằng Nga”. Và câu thơ “‘Mai cốt cách, tuyết tinh thần” bằng việc sử dụng bút phát ước lệ tượng trưng thông qua hai hình ảnh “mai”, “tuyết”, tác giả gợi lên trước mắt chúng ta vẻ đẹp của hai thiếu nữ với dáng người mảnh dẻ, duyên dáng như cây mai một loài hoa đẹp và cao quý, tâm hồn của họ trong trắng như tuyết, cả hai đều đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ “mười phân vẹn mười”, mỗi người mang một nét đẹp riêng “Mỗi người mỗi vẻ”, đúng là cách nhìn đầy ngợi ca trân trọng của tác giả.

Đến với bốn câu thơ tiếp theo, tác giả ngợi về vẻ đẹp của Thúy Vân.

“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Câu thơ đầu “Vân xem trang trọng khác vời” đã khái quát đặc điểm của nhân vật. Hai chữ “trang trọng” gợi vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thúy Vân, có thể nói có bao nhiêu cái đẹp của tạo vật, thiên nhiên đều được Nguyễn Du mượn để tạo nên chân dung của Thúy Vân. Đó là “trăng, hoa, tuyết, ngọc, mây” – bằng bút pháp ước lệ, thư pháp liệt kê, vẻ đẹp của Vân được tác giả cụ thể hóa bằng khuôn mặt, đôi mày, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói.

Cụ thể trong việc sử dụng từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của đối tượng được miêu tả: “đầy đặn”, “nở nang” và “đoan trang”. Những biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa đều nhằm thể hiện vẻ đẹp phúc hậu mà quý phái của người thiếu nữ. Một Thúy Vân với gương mặt đầy đặn dịu nhẹ như trăng rằm, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc, mái tóc mềm mượt hơn mây, làn da trắng hơn tuyết.

Vẻ đẹp ấy làm cho thiên nhiên ngưỡng mộ “mây thua”, “tuyết nhường”. Hai chữ “thua” và “nhường” biểu hiện sự hài lòng không ghen ghét, điều này dự báo nàng sẽ có một cuộc sống bình lặng, suôn sẻ không gặp sóng gió.

Nếu tả Thúy Vân với bốn câu thơ thì sang Thúy Kiều Nguyễn Du dành cho nàng mười hai câu thơ. Nếu Vân được miêu tả với vẻ đẹp hoàn hảo thì Thúy Kiều còn vượt lên trên cái hoàn hảo đó, nếu Vân Nguyễn Du chỉ nói đến sắc thì Kiều còn đẹp cả sắc lẫn tài, đó là vẻ đẹp của tuyệt thế giai nhân sắc sảo mặn mà.

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Ở đây, Nguyễn Du rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. Miêu tả Vân trước để làm nền cho vẻ đẹp của Kiều. Chỉ bằng một câu thơ với các từ “càng”, “hơn”, tác giả giúp người đọc hình dung rõ vẻ đẹp vượt trội của Kiều. Nàng không những tuyệt đỉnh về nhan sắc mà còn sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Khi miêu tả Thúy Kiều, tác giả vẫn sử dụng bút pháp ước lệ thông qua các hình tượng thiên nhiên “thu thủy”, “xuân sơn”, “hoa ghen”, “liễu hờn”. Chỉ có điều Nguyễn Du không liệt kê nhiều chi tiết như Vân à chỉ tập trung ở đôi mắt.

Hình ảnh ước lệ “thu thủy” gợi tả đôi mắt Kiều đẹp trong như nước mùa thu, “xuân sơn” gợi lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung, đôi mắt ấy của Kiều chính là cửa sổ tâm hồn, thể hiện sự sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Sắc của Kiều làm cho người ta ngưỡng mộ say mê đến lỗi có thể “mất nước, mất thành”, con thiên nhiên thì ganh ghét, đố kỵ “hoa ghen”, “liễu hờn”.

Sắc đã vậy còn tài, tình của Kiều thì sao? Miêu tả Kiều tác giả dành một phần để nói về nhan sắc, còn dành đến hai phần để nói về tài năng. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Du. Ông muốn nhấn mạnh sắc đẹp của Kiều thì không có bút pháp nào tả nổi. Về sắc đẹp của Kiều là số một còn về tài thì trong thiên hạ may ra có người thứ hai:

“Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”

Kiều thông minh bẩm sinh, cái tài do trời phú. Tài năng của nàng đạt tới mức hoàn thiện theo quan niệm thẩm mỹ gồm cả” cầm, kỳ, thi. họa”

“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương”

Đặc biệt tài đàn của nàng là nổi trội hơn cả – là sở trường, tiếng đàn của nàng thật hay, hay đến mức có thể ăn đứt bất cứ nghệ sĩ tài ba nào trong thiên hạ. Kiều không chỉ giỏi đánh đàn mà còn giỏi sáng tác nhạc, đến mức có thể soạn cho mình một bản nhạc về nhan đề ” bạc mệnh” . Mỗi khi nàng gảy bản đàn đó đều khiến cho lòng người âu sầu, ảo não người nghe chau mày rơi lệ. Cung đàn “bạc mệnh” chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Như vậy vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp cả sắc, tài và tình, một vẻ đẹp vượt qua ngoài khuôn khổ khiến cho tạo hóa ghen ghét đố kỵ.

“Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Từ việc khắc họa bức chân dung Thúy Kiều tác giả dự báo về số phận éo le, đau khổ, một tương lai chìm nổi sẽ đến với nàng. Mặc dù tài sắc của Thúy Kiều, Thúy Vân khác nhau dự báo về tương lai cuộc sống khác nhau, nhưng đức hạnh của hai nàng đều đáng trân trọng, điều này thể hiện qua bốn câu thơ cuối:

“Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Mặc dù đã đến tuổi cập kê nhưng “hai ả tố nga” đã và đang sống cuộc đời nề nếp, gia giáo, cuộc sống của các thiếu nữ phong khuê không hề có tình yêu thiếu đúng đắn.

Vẻ đẹp, tài năng và nhân phẩm của những người con gái như Thúy Kiều, Thúy Vân xuất hiện khá nhiều trong văn học trung đại. Ta bắt gặp Kiều Nguyệt Nga trong “Lục Vân Tiên” là một cô gái khuê các gặp bước hiểm nghèo, may được Lục Vân Tiên cứu thoát. Qua lời giãi bày của Lục Vân Tiên ta có thể thấy được những phẩm chất tốt đẹp của cô gái ấy:

Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào tơ.

Những chữ quân tử tạm ngồi đối lập với tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa, chút tôi… không chỉ nói lên thái độ mang ơn, chịu ơn mà còn bộc lộ rõ nét sự thùy mị, nết na của người con gái trước ân nghĩa là một đấng nam tử. Cách xưng hô của nàng vừa trân trọng, vừa khiêm nhường: không vì con nhà quyền quý mà có lời lỗ mãng như bao tiểu thư con nhà quan khác.

Như vậy với hai tư câu thơ trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một trong những đoạn thơ mẫu mực về nghệ thuật tả người. Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, thủ pháp đòn bẩy, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. Tác giả đã khắc họa chân dung hai người thiếu nữ với tất cả sắc, tài, tình, mệnh. Đằng sau bức chân dung chị em Thúy Kiều là tấm lòng ngợi ca trân trọng của tác giả – đó là một biểu hiện của tinh thần nhân văn trong Truyện Kiều, qua đây ta hiểu trân trọng thêm vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.

Tuyển tập bài phân tích 🌸 Giá Trị Hiện Thực Của Truyện Kiều 🌸 xuất sắc!

Liên Hệ Tác Phẩm Chị Em Thúy Kiều Ấn Tượng

Mẫu bài văn liên hệ đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” dưới đây được đánh giá có nội dung ấn tượng nhất, mời bạn xem ngay

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, là danh nhân văn hóa thế giới. “Truyện Kiều” là kiệt tác của Nguyễn Du và là quốc hồn quốc túy của Việt Nam. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu tác phẩm đã giới thiệu và miêu tả vẻ đẹp của hai người con gái.

Bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa chung vẻ đẹp của hai nàng:

“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Hai chị em được Nguyễn Du ví với “hai ả tố nga”, là những người phụ nữ đẹp thời xưa. Tác giả đã giới thiệu vai vế, vị trí của từng người trong gia đình Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Cả hai người đều có dáng vẻ mềm mại, một phong thái tựa như loài hoa mai cao quý, phẩm chất, đức hạnh sáng trong như tuyết. “Mai” và “tuyết” đều là cái đẹp, Vân Kiều là sự kết tinh của những cái đẹp tinh túy ấy. Vẻ đẹp của họ còn được tuyệt đối hóa, lý tưởng hóa “mười phân vẹn mười”.

Bức chân dùng của Thúy Vân hiện ra qua bốn câu thơ tiếp. Vẻ đẹp của Vân là “sang trọng khác vời”, quý phái như những vị tiểu thư đài các nơi lầu son gác tía. “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” là một khuôn mặt phúc hậu, tròn trịa bừng sáng như mặt trăng đêm rằm, đôi lông mày nằm cong còn như con ngài tạo nên nét hài hòa cân xứng.

“Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Miệng nàng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong như ngọc. Nguyễn Du sử dụng từ “thốt” cho thấy Vân là người con gái ăn nói biết suy nghĩ. Tóc nàng mượt mà bồng bềnh hơn cả mây. Da của nàng trắng trẻo mịn màng hơn cả tuyết.

Khác với Vân, dung nhan của nàng Kiều không được miêu tả chi tiết tỉ mỉ và được tác giả chấm phá, qua đó bắt được cái thần, cái hồn nhất:

“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

Nguyễn Du trước đó cũng khẳng định “So bề tài sắc”, Kiều vẫn hơn em. Vẻ đẹp của Kiều là sắc sảo, đằm thắm với đôi mắt như làn nước mùa thu ẩn dưới đôi lông mày cong cong như dáng núi mùa xuân. Đặc biệt, nếu với Vân, nhà thơ dùng từ “thua”, “nhường” thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thì giờ đây sắc đẹp của Kiều còn khiến cho thiên nhiên hờn ghen đố kỵ. Quả là một tuyệt sắc giai nhân. Nhưng dường như nó cũng dự báo trước một cuộc đời ấm êm với Thúy Vân và đầy sóng gió, trắc trở với Thúy Kiều.

Không chỉ miêu tả nhan sắc, Nguyễn Du còn dùng nhiều câu để khắc họa tài năng của nàng Kiều, đặc biệt tài đàn: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”. Cầm kì thi họa, tài nào nàng cũng biết, cũng giỏi. Nhưng giỏi nhất là tài đàn:

“Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”

Nàng còn tự sáng tác cung đàn Bạc mệnh của riêng mình. Bản đàn là sự cất lên của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Nhưng chính cung đàn này cũng như ẩn chứa trong nó một điềm báo về chặng đường truân chuyên của nàng Kiều. Kiều là sự kết hợp hoàn hảo giữa sắc- tài- tình.

Dù đều là những giai nhân, những người con gái xinh đẹp nhưng hai chị em vẫn sống rất mực thước như những bông hoa còn đang phong nhụy, mặc kệ mọi bướm lả ong lơi. Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương cũng tài sắc vẹn toàn, một lòng chùn thủy qua bài “Bánh trôi nước”:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Nhà thơ đã miêu tả hình ảnh chiếc bánh trôi nhưng ngầm chỉ vẻ đẹp của người phụ nữ. Cụm từ “vừa trắng lại vừa tròn” gợi ra một thân hình khá đầy đặn, có nước da trắng hồng. Đây là vẻ đẹp được coi là chuẩn mực của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Dù ngoại hình xinh đẹp, nhưng số phận của họ lại chẳng được hạnh phúc. Nhưng dù có chịu nhiều bất hạnh, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương vẫn gìn giữ được tâm hồn cao quý: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Nhưng dù cuộc đời có khó khăn, khổ cực thì họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc và không thay đổi. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với đầy đủ nét đẹp từ ngoại hình đến tâm hồn.

Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã đưa người được chiêm ngưỡng bức chân dung của hai giai nhân tuyệt sắc trong thơ ca văn học! Đoạn trích cũng thể hiện tài năng và cảm hứng nhân văn của đại thi hào Nguyễn Du.

Liên Hệ So Sánh Chị Em Thúy Kiều Xuất Sắc

Mẫu bài văn liên hệ so sánh đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” xuất sắc nhất ở bên dưới, mời bạn xem ngay:

Nguyễn Du là một trong những tác gia nổi bật nhất trong nền văn học Trung đại. Truyện Kiều chính là thị phẩm xuất sắc nhất của ông, tác phẩm được coi là kiệt tác, tinh hoa của văn học dân tộc. Trong tác phẩm, Nguyễn Du không chỉ thể hiện được tài năng trong ngòi bút mình khi khắc họa nội tâm nhân vật, sử dụng ngôn từ nghệ thuật tinh chọn mà ngòi bút điêu luyện ấy còn được thể hiện qua cách xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo.

Tài sắc của hai chị em Thúy Kiều được khắc họa qua hồn thơ giàu hình ảnh trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều ” đã cho thấy tài năng bậc thầy của tác giả. Mở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu khái quát về hình ảnh của hai người con gái Thúy Kiều và Thúy Vân xinh đẹp:

” Đầu lòng hai ả tố Nga
Thúy kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười’

Thúy Kiều, Thúy Vân là hai chị em gái trong gia đình Vương viên ngoại. Thúy Kiều là chị cả, Thúy Vân là cô em gái của nàng. Hai người đều có vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” dù vẻ đẹp có khác nhau song đều trọn vẹn cả “mười phân vẹn mười”. Đó là vẻ đẹp tròn đầy với tâm hồn trong trắng, thuần khiết, cốt cách thanh cao như mai, tinh thần sáng trong như tuyết, họ không chỉ mang vẻ đẹp về ngoại hình mà còn là những người con gái giàu đức hạnh, chứa chan những vẻ đẹp của một nội tâm thuần khiết, chưa vướng bụi trần.

Sau những điểm chung của Thúy Vân và Thúy Kiều, tác giả tiếp tục khắc hoạ vẻ đẹp riêng của từng người. Trước hết là vẻ thu hút của nàng Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Trước mắt ta như hiện lên hình ảnh của một tiểu thư đài các, dịu dàng, nét đẹp của Thúy Vân là sự hài hoà giữa nét sang trọng và thanh lịch. Nàng có khuôn mặt tròn phúc hậu tựa vầng trăng tròn viên mãn đêm rằm, đôi hàng lông mày kiều diễm, sắc sảo “nét ngài nở nang” . Nụ cười Thúy Vân xinh đẹp như hoa, lời nói ngọc ngà thốt ra đầy ngọt ngào mà ý vị, ở nàng có sự đằm thắm, rất mực đoan trang và đầy thu hút. Làn tóc mượt mà hơn mây, nước da trắng ngần hơn tuyết.

Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của nàng chi tiết và cụ thể. Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹp của con người. Nàng Vân có vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên, hoa mỉm cười hài lòng, mây chịu “thua”, tuyết cũng chịu” nhường” , thiên nhiên đã yêu thương và ưu ái cho vẻ đẹp của nàng, chịu nhún nhường trước sắc vóc và dung nhan ấy. Điều đó như dấu hiệu báo trước một cuộc đời êm đềm, ít sóng gió , bình lặng của Thúy Vân.

Đến với nàng Kiều, tác giả dành trọn 12 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp và tài năng của nàng. Thúy Vân đã có vẻ đẹp hơn người như thế mà sự xinh đẹp của Kiều lại có phần hơn:

” Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”

Kiều không chỉ có nét hiền hậu, đoan trang của Vân mà ở nàng còn có cả sự sắc sảo, mặn mà của một người phụ nữ giàu tình cảm. Cả về sắc đẹp và tài năng, sự thông minh, khôn khéo Kiều đều chiếm phần ưu thế. Đôi mắt nàng tựa làn nước mùa thu êm đềm dịu nhẹ, nét mày ngài xinh đẹp tựa dáng núi mùa xuân.

Vẻ xinh đẹp ấy khiến cho thiên nhiên cũng phải hờn dỗi, ghen tuông vì thua kém “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh“. Hoa tươi thắm, rực rỡ giữa vạn vật cũng chẳng sánh được với dung nhan sắc nước hương trời của nàng, liễu có xanh mượt mà cũng phải ghen tị trước tâm hồn thanh mát, vẻ đẹp mềm mại nơi Kiều. Những trạng thái “ghen”, “hờn” ấy của thiên nhiên như dự báo một cuộc đời gặp nhiều lận đận, ngang trái, khổ đau của Kiều.

Kiều không chỉ hơn Vân về sắc đẹp mà còn có phần hơn em về tài năng. Nguyễn Du chưa nói về tài năng của Vân nhưng dành đến tám câu để khắc họa tài năng của Thúy Kiều:

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”

Thúy Kiều là người tài nữ thông minh, sắc sảo với đủ tài cầm – kì- thi- họa. Nhưng không chỉ thông minh, sáng suốt về học vấn nàng còn là một cô gái tài năng trên nhiều lĩnh vực. Thể hiện qua sự giỏi giang: Cầm, kỳ, thi, hoạ. Sự giỏi giang ấy đạt đến mức điêu luyện, “tay lựa”, “ăn đứt” , “cầm”,..Kiều là một người có vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành” lại tài hoa đến mức vượt đến mức phi thường

“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ man che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”

Không chỉ có tài sắc, Vân và Kiều còn là những thiếu nữ khuê các có phẩm hạnh, cốt cách thanh cao, con gái của một gia đình mẫu mực, khuôn phép.

Ngoài Thúy Kiều, Thúy Vân, chúng ta còn thấy hình ảnh nàng Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”  được tác giả xây dựng là một người phụ nữ tốt đẹp với đầy đủ những phẩm hạnh. Vũ nương “người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nết hạnh của Vũ nương được nhấn mạnh qua nhiều chi tiết trong tác phẩm. Vì hạnh nên nàng mới được Trương sinh “mến vì dung hạnh, xin đem trăm lạng vàng cưới về”.

Cô luôn nói năng ngọt ngào, thiết tha. Trong truyện, có 10 lượt thoại của Vũ nương, lượt thoại nào nàng cũng đằm thắm, dịu hiền. Chẳng hạn: “Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu đường hoa chưa hề bén gót…”. Xa chồng, Vũ nương “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết” sắt son, chung thủy! Dung, ngôn, hạnh của Vũ nương đã chứng tỏ nàng thực là một người đàn bà theo đúng chuẩn mực của Nho gia.

Bằng thủ pháp đòn bẩy ấn tượng, Nguyễn Du đã thể hiện được hình ảnh nàng Thúy Kiều và Thúy Vân gần gũi mà đầy tinh tế. Qua đây, ta thấy được tác giả rất trân trọng những vẻ đẹp của những người phụ nữ xưa và niềm cảm thông, thương xót cho số phận nhiều long đong, đớn đau của họ.

Tìm hiểu 🌸 Giá Trị Nhân Đạo Của Truyện Kiều 🌸 nâng cao!

Liên Hệ Chị Em Thúy Kiều Với Bánh Trôi Nước Học Sinh Giỏi

Dưới đây là mẫu bài văn liên hệ đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” với “Bánh trôi nước” giúp bạn làm bài nhanh và chính xác hơn:

Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hương và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người chung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ xinh đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.

Trong tác phẩm ” Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. 

Từ những cô gái quê bản chất đến tiêu thư đài các con của viên ngoại “gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung” đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du “Truyện Kiều”, là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp “mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như cành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…

Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiêc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”.

Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn!

Với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nỗi nhơ nhục mà chồng nàng áp đặt.

Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ được số phận của chính họ:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Những câu ca dao than thân của người phụ nữ với cụm từ bắt đầu quen thuộc “Thân em…”. Số phận người phụ nữ, lúc thì như “hạt mưa sa”, lúc thi như “tấm lụa đào”…Dù được dân gian ví với điều gì, thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận đau khổ gian nan. Họ không biết sẽ sống ra sao, sẽ bị dòng đời đưa đẩy trôi nổi đến phương trời nào? Sẽ sống sung sướng nơi “đài các” hay lại làm lụng vất vả nơi “ruộng cày”? Đối với họ, quãng đời phía trước vô cùng mịt mù, chẳng biết được điều gì sắp xảy đến, sẽ “vào tay ai”…Có khi lấy phải người chồng vô dụng, người phụ nữ yếu đuối sẽ phải chịu nhiều cực khổ.

Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng:

“Thân lươn bao quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!”.

Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương).

Đặc biệt văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả (Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương..) khi mô tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình):

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hoặc bộc lộ những phản ứng:

“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”…
(Hồ Xuân Hương)

Có thể khẳng định rằng cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam.

Liên Hệ Truyện Kiều Với Người Con Gái Nam Xương Ý Nghĩa

Gửi tặng bạn đọc bài văn liên hệ đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” với “Chuyện người con gái Nam Xương” ý nghĩa nhất!

Có lẽ đề tài người phụ nữ đã không còn xa lạ trong văn học trung đại Việt Nam. Nhưng nổi bật hơn cả phải kể đến “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Trước hết là “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ đã xây dựng hình ảnh nàng Vũ Nương là nạn nhân của xã hội Nam quyền với đầy những bất công. Nàng là một người vợ biết giữ gìn khuôn phép không bao giờ để vợ chồng phải thất hòa. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò:

“Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”.

Vũ Nương không mong muốn chồng trở về với vinh hoa phú quý hay công danh sự nghiệp, mà nàng chỉ mong muốn bình yên”. Một ước mong giản dị nhưng lại thể hiện được tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng. Bởi bước ra nơi chiến trường là đối đầu với hiểm nguy, chết chóc. Nên hy vọng chồng có thể trở về bình yên chính là điều thiết thực nhất.

Năm tháng không có chồng ở nhà, dù phải một mình nuôi con, chăm sóc mẹ chồng nhưng Vũ Nương chẳng mảy may oán thán lấy một lời. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ con, nàng vẫn hết lời khuyên bảo. Đến khi mẹ chồng mất, nàng “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Đứa con thơ còn nhỏ, nàng thương con và mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Vũ Nương đã nói dối con, chỉ vào chiếc bóng và bảo rằng đó là cha Đản. Chính vì một lời nói dối vô hại ấy, sau này lại đem đến lại bi kịch cho cuộc đời nàng.

Trương Sinh đi lính trở về, gia đình đoàn tụ, tưởng rằng giờ đây cuộc sống sẽ được hạnh phúc, nhưng ai ngờ cuộc đời Vũ Nương lại trở nên bất hạnh. Nghe tin mẹ mất, hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Khi thấy đứa trẻ quấy khóc bèn dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi cha: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”.

Lời nói ngây thơ của con trẻ đã khiến chàng nghi ngờ vợ là thất tiết. “Cái bóng” trở thành người cha để an ủi con trẻ, nhưng lại trở thành lý do dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Khi trở về, Trương Sinh liền mắng vợ một bữa cho hả giận. Dù Vũ Nương hết sức tủi thân nhưng nàng vẫn hết lời giải thích cho chồng hiểu.

Họ hàng, làng xóm bênh vực cũng không ăn thua. Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Xót xa thay cho người phụ nữ mang danh là thất tiết, chẳng thể minh oan cho sự trong sạch của bản thân, bị chồng ruồng bỏ và phải tìm đến cái chết để hết tội.

Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn đầy những bất công. Không thể tự mình quyết định tình yêu, hôn nhân và cả cuộc đời. Họ phải cam chịu, nhẫn nhục mà không thể phản kháng lại cái xã hội phong kiến ấy. Họ bị cái xã hội Nam quyền chà đạp mà không thể tự mình quyết định số phận.

Còn trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh Thúy Kiều – Nàng là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều:

Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền.

Xinh đẹp, tài năng là thế nhưng trong xã hội đó, Thúy Kiều chẳng những không được hưởng hạnh phúc mà còn phải chịu nhiều đắng cay, bất hạnh. Nàng đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, cứu em trai thoát khỏi cảnh tù tội. Kiều trở thành món hàng để người ta rao bán, mặc cả. Không chỉ vậy, nàng còn bị lừa bán vào lầu xanh, bị giam lỏng và bắt buộc phải tiếp khách. Cuộc đời nàng chẳng khác nào cánh hoa mỏng manh bị dòng nước cuốn trôi trở nên tan tác.

Trước lầu Ngưng Bích – nơi Kiều bị Tú Bà giam lỏng, nàng bộc lộ nỗi đau đớn xót xa cho thân phận của mình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nỗi buồn như bám lấy cuộc đời nàng thật dai dẳng. Nàng cay đắng chịu đựng những chiêu trò hiểm ác của Tú Bà. Mười lăm năm lưu lạc chịu nhiều tủi nhục, đớn đau. Thân xác nàng héo tàn bởi cảnh ngộ “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Điểm giống nhau của hai nhân vật này là họ đều là những người phụ nữ xinh đẹp, tài năng và đức hạnh. Họ đều là nạn nhân của xã hội phong kiến với đầy rẫy những bất công. Xã hội mà thân phận người phụ nữ luôn bị coi rẻ, khinh thường và vùi dập không thương tiếc. Vũ Nương hay Thúy Kiều đều là những người phụ nữ đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Khi viết về người phụ nữ, cả Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều đứng trên tư tưởng nhân đạo để bênh vực cho họ, lên tiếng tố cáo xã hội đã chà đạp cuộc đời của họ.

Tóm lại, qua phân tích trên, người đọc dường như thấu hiểu hơn cho người phụ nữ. Vũ Nương và Thúy Kiều chính là một trong những nhân vật tiêu biểu đại diện cho người phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Đọc thêm 🌸 Liên Hệ Mở Rộng Kiều Ở Lầu Ngưng Bích 🌸 thú vị!

Viết một bình luận